Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính tự sự trong thơ chữ hán cao bá quát...

Tài liệu Tính tự sự trong thơ chữ hán cao bá quát

.PDF
58
139
102

Mô tả:

luan van,khoa luan, thac si , su pham1document,pdf,docx,download MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cao Bá Quát là nhà thơ lỗi lạc của dân tộc. Sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với cuộc đời sóng gió, bi kịch nhưng bản lĩnh kiên cường không khuất phục trước cường quyền. Tâm hồn phóng khoáng khao khát vươn tới tự do, tình thơ chân thành dào dạt những xúc cảm cao đẹp là giá trị tinh thần vô giá mà Cao Bá Quát để lại cho di sản văn hóa truyền thống dân tộc. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát là mảng sáng tác có vị trí quan trọng, thể hiện giá trị nghệ thuật và nội dung nhân đạo sâu sắc. 1.2. Xưa nay việc nghiên cứu “Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” khá nhiều, xong “yếu tố tự sự” trong tác phẩm chưa được xem xét như một đề tài riêng biệt. Tìm hiểu “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” không chỉ giúp ta hiểu thêm tâm tư, tình cảm của nhà thơ mà còn bộc lộ nét nghệ thuật độc đáo của tác giả. Đề tài khóa luận góp phần khẳng định vị trí, vai trò to lớn của tác giả đối với nền văn học. 1.3. Mặt khác, Cao Bá Quát là tác gia khá phức tạp, có khối lượng sáng tác lớn chủ yếu bằng chữ Hán. Những vấn đề trong thơ văn ông rất phong phú. Tác phẩm của Cao Bá Quát được giới thiệu ở nhiều bậc học từ đại học, cao đẳng đến trung học phổ thông, trung học cơ sở. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát”. Thực hiện đề tài này giúp tác giả khóa luận tìm hiểu sâu sắc hơn con người, sự nghiệp văn chương của một nghệ sĩ lớn. Kết quả thu được sẽ phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, giảng dạy sau này của mình. 1 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc1bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham2document,pdf,docx,download 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong sáng tác văn học, tính tự sự thường được biết đến như là một yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn xuôi. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thi ca cũng đã có nhiều bài viết nghiên cứu về tính tự sự hoặc dưới dạng thức yếu tố kể hay một vài dạng thức khác. Từ trước Cách mạng tháng Tám, Cao Bá Quát đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu khá sớm. Khảo sát những công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy vấn đề “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” xuất hiện rải rác ở một số công trình. Thứ nhất là những lời giới thiệu. Thứ hai là một số tiểu luận trên các tạp chí. Thứ ba là các công trình văn học sử. Trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, phần lịch sử vấn đề này, tác giả khóa luận xin trích một số tài liệu tiêu biểu: - Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Lộc dành chương 11 viết về Cao Bá Quát, ông đưa ra nhận định: “Trong các bài miêu tả những cảnh khổ của con người, hay những bài viết về quê hương Phú Thị của ông, ngòi bút của Cao Bá Quát lại có tính chất hiện thực. Trong những bài viết về con người đau khổ, để đảm bảo tính chất khách quan trong việc thể hiện, Cao Bá Quát thường cho nhân vật tự nói lên cảnh ngộ của họ… Trong những bài viết về quê hương, nhà thơ trực tiếp miêu tả thì ông cũng miêu tả hết sức tỉ mỉ, chi tiết” (tr.583, 584). - Trong cuốn Thơ văn Cao Bá Quát, Vũ Khiêu đã phần nào đề cập đến “tính tự sự” trong Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát với những “hoàn cảnh riêng” in bóng trong tác phẩm. Đồng thời ông cũng chỉ ra đối tượng mà nhà thơ hướng tới để kể, tả khá nhiều trong tập thơ. Họ là người dân nghèo khổ, các nhân vật lịch sử… và đôi khi là chính bản thân người nghệ sĩ. Tác giả có những nhận xét về biểu hiện tính tự sự trong thơ ca chữ Hán Cao Bá Quát thông qua một số bài thơ cụ thể: 2 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc2bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham3document,pdf,docx,download + “Trong bài thơ Cái roi song, Cao tả lại một cảnh ông bị tra tấn. Bài thơ rất sinh động, lôi cuốn và có một sắc thái hiện thực phê phán rất đậm đà” (tr.25). + “Trong 12 bài vịnh cảnh thôn quê, ông đã nêu lên đời sống nghèo khổ, vất vả của nhân dân. Ông tả cảnh những người tát nước trên đồng cao buổi sáng. Trời rét, sương mù còn dày đặc mà người tát nước bụng đói, môi run cầm cập, lưng chỉ khoác một manh áo tơi ngắn mà cứ phải luôn tay thoăn thoắt kéo dây gầu. Trong bài Người đội hòm, ông kể cảnh khổ của một người bị đẩy vào cảnh đói rét do sưu cao, thuế nặng” (tr.36). + “Trong bài Đêm 17 dưới ánh trăng, Cao mô tả một người con gái đẹp đứng dưới ánh trăng trong như nước, người con gái ấy tựa lan can buồn không nói…”(tr.51). - Cuốn “Cao Bá Quát về tác gia và tác phẩm” (Nguyễn Hữu Sơn, Đặng Thị Hảo chủ biên, Nxb Giáo dục, 2006), là công trình tập hợp khá nhiều bài nghiên cứu. Ở đó vấn đề “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” cũng được lưu tâm. Tiêu biểu là một số ý kiến sau đây: + Nguyễn Huệ Chi trong bài viết “Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát” đưa ra nhận xét: “Cao Bá Quát là một tài thơ trác việt ở nửa đầu thế kỷ XIX. Thơ ông có những cách tân nghệ thuật táo bạo, không còn là loại thơ “kỷ sự” của thế kỷ XVIII mà đã chuyển sang giọng điệu mới, kết hợp tự sự với độc thoại, cho nên lời thơ hàm súc đa nghĩa và mạch thơ hướng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng” (tr.457). + Trương Chính qua bài viết “Cao Bá Quát – những khoảng đời và thơ” nhận định rằng: “Trong thơ Cao Bá Quát ngoài chuyện mây, gió, trăng, sao ta còn thấy có chuyện về cảnh sống đời hiện thực. Đó là những bài phỏng theo nhạc phủ cổ, tức là những bài làm theo tinh thần phong nhã ông nói 3 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc3bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham4document,pdf,docx,download trong bài tựa viết cho Thương sơn thi tập. Toàn là thơ kể khổ, chủ yếu là khổ của nhân dân: đói kém, thuế má, lính tráng, phu phen…” (tr.278). Ngoài ra, còn những bài viết khác như: “Cao Bá Quát trên văn đàn thế kỷ XIX” của Nguyễn Đổng Chi; “Đọc thơ Cao Bá Quát” của Xuân Diệu; “Cao Bá Quát và những suy tưởng trong thơ” của Nguyễn Hữu Sơn; “Nội dung tư tưởng và đặc sắc văn chương Cao Bá Quát” của Phạm Thế Ngũ;… cũng đề cập đến một số khía cạnh thuộc “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát”. Từ những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” đã được đề cập đến ở những góc độ khác nhau, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chưa đặt thành vấn đề riêng biệt, chưa khảo sát toàn diện, hệ thống còn mang tính tản mạn. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu kết quả của những người đi trước, tác giả khóa luận này mong muốn ở mức độ nhất định sẽ lí giải cụ thể, hệ thống “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát”. Qua đó, người viết góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm và hiểu sâu hơn tâm sự cuộc đời tác giả, tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài khóa luận nhằm hướng tới những mục đích sau: Góp phần tìm hiểu một cách có hệ thống, sâu sắc và cụ thể hơn vấn đề “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát”. Qua đó hiểu thêm nét độc đáo nghệ thuật thể hiện của ngòi bút thi nhân, sự bứt phá bút pháp ước lệ tượng trưng của Cao Bá Quát; thấy rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống hiện thực đã ảnh hưởng, chi phối tư duy thơ ca của Chu Thần, giúp ta nhận ra thái độ chính trị, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ đối với bản thân và đồng loại, tấm lòng nhân đạo sâu sắc, khẳng định vị trí của ông trong nền văn học nước nhà. 4 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc4bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham5document,pdf,docx,download Tìm hiểu đề tài, chúng tôi mong muốn tập dượt nghiên cứu khoa học, đóng góp một phần nhỏ bé cho việc giảng dạy về tác giả, tác phẩm Cao Bá Quát trong trường phổ thông sau này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận “Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát’ có nhiệm vụ sau: Nêu được khái niệm tự sự, quan niệm về tính tự sự trong sáng tác thơ ca, làm rõ “tính tự sự” trong sáng tác thơ ca dân gian và thơ ca trung đại; chỉ ra được giá trị hiện thực và nội dung nhân đạo sâu sắc trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5.1.Về đối tượng và phạm vi tư liệu Do hạn chế về tư liệu, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những sáng tác thơ ca chữ Hán trong cuốn “Thơ văn Cao Bá Quát” do Vũ Khiêu và nhóm tác giả tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo thêm một số sáng tác khác của nhà thơ như phú, thơ Nôm trong quá trình thực hiện đề tài để có sự so sánh khi cần thiết. Tuy nhiên, để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về “Thơ chữ Hán Cao Bá Quát”, trong khi phân tích, đánh giá, ở một chừng mực có thể, bài viết đặt vấn đề nghiên cứu trong tương quan so sánh với một số sáng tác dân gian và một số tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại. 5.2.Phạm vi nghiên cứu Giới hạn phạm vi nghiên cứu của khóa luận là chỉ tập trung tìm hiểu tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát qua việc tác giả tự thuật về bản thân, về gia đình, về thế giới cảnh vật và con người mà nhà thơ gặp, chứng kiến trong cuộc đời. 5 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc5bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham6document,pdf,docx,download Đó là những nhân vật, những sự việc vừa cụ thể vừa có tính khái quát được nhà thơ đề cập nhiều lần và gắn liền với tư tưởng, tình cảm cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả. 6. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, khóa luận sử dụng những phương pháp chính sau đây: - Phương pháp so sánh - Phương pháp hệ thống - Phương pháp loại hình - Một số phương pháp khác và các thao tác như: phân tích, bình giảng... 7. Đóng góp của khóa luận Về mặt lý luận: Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung nhân đạo sâu sắc của thơ ca chữ Hán Cao Bá Quát. Về mặt thực tiễn: góp phần vào việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của Cao Bá Quát trong nhà trường phổ thông và tác phẩm thuộc thể loại trữ tình nói chung. 8. Bố cục khóa luận Khóa luận được bố cục như sau: Mở đầu: 6 trang Nội dung: 45 trang Chương 1: Tính tự sự trong sáng tác thơ ca dân gian và sáng tác thơ ca trung đại: 11 trang Chương 2: Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát: 34 trang Kết luận: 2 trang Tài liệu tham khảo: 1 trang 6 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc6bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham7document,pdf,docx,download NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TÍNH TỰ SỰ TRONG SÁNG TÁC THƠ CA DÂN GIAN VÀ SÁNG TÁC THƠ CA TRUNG ĐẠI 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm tự sự Khái niệm tự sự thuộc một phương thức phản ánh cuộc sống của văn học nghệ thuật. Ngoài loại hình tự sự, nghệ thuật còn lựa chọn phương thức trữ tình và kịch để phản ánh cuộc sống. Trong loại hình tự sự bao gồm nhiều thể loại khác nhau: truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ Nôm, truyện ngắn, tiểu thuyết… Đặc điểm chung nhất của tác phẩm tự sự là kể chuyện đời. Thông qua cách trần thuật, nghệ sĩ bày tỏ thái độ, tư tưởng, tình cảm trước hiện thực cuộc sống. Nếu tác phẩm trữ tình lấy hướng nội là chính để khai thác thế giới nội tâm thì trong sáng tác tự sự lại lấy thế giới bên ngoài – thế giới khách quan làm điểm tựa cho sáng tạo. Tác phẩm tự sự theo quan niệm truyền thống đó là kiểu sáng tác có cốt truyện. Với tác phẩm tự sự, tính chất tự sự biểu hiện rõ qua tính kể; tính miêu tả lại những gì mà người nghệ sĩ chứng kiến ngoài cuộc đời. Theo GS. Trần Đình Sử: “Tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan như có một cái gì tách biệt ở bên ngoài đối với tác giả thành một câu chuyện có diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh có sự phát triển của tâm trạng, tính cách, hành động của con người. Đó là thể loại văn học phản ánh hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật… có đầu có cuối thông qua cốt 7 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc7bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham8document,pdf,docx,download truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bằng một người kể nào đó.” [14, tr.250]. Từ điển thuật ngữ văn học phân biệt rằng: “Tự sự là phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học”[2, tr.385]. Từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa: “Tự sự là thể loại văn học trong đó nhà văn phản ánh thế giới bên ngoài bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh” [9, tr.1332]. Như vậy, dù là các cách định nghĩa diễn đạt khác nhau nhưng có một yếu tố chung là: Tự sự là phương thức nhà văn tái hiện đời sống bằng cách nhà văn kể lại các sự việc, con người, hiện tượng xã hội… Tìm hiểu tính tự sự trong các sáng tác thi ca cũng là một trong những con đường giúp ta hiểu sâu sắc hơn chân dung cuộc sống qua hình thức diễn đạt trữ tình, tư tưởng của tác phẩm và tâm tư, tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. 1.1.2. Quan niệm về tính tự sự trong sáng tác thơ ca Tự sự không chỉ là một phương thức phản ánh cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật. Tự sự có thể xuất hiện trong cuộc sống, người ta có thể kể cho nhau nghe những câu chuyện về gia đình, con cái, bè bạn, hay những câu chuyện về làm ăn, sản xuất, ứng xử, kinh nghiệm của bản thân,… những câu chuyện vui buồn, may rủi, chuyện riêng tư, chuyện của xóm làng, của phố phường… nhiều vô kể. Cốt lõi của những câu chuyện như vậy là có một nội dung – “cốt truyện” được kể lại. Trong sáng tác văn chương, đối với bản thân các tác phẩm tự sự thì “tính tự sự” là thuộc tính. Còn đối với các tác phẩm phi tự sự (ví như các tác phẩm trữ tình) thì “tính tự sự” được quan niệm như sau: Tính tự sự bao gồm: Tính có cốt truyện (dù là cốt truyện mờ hay đơn giản) và tính kể, tả. Tính có cốt truyện xét về phương diện nội dung còn tính 8 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc8bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham9document,pdf,docx,download kể, tả thuộc về hình thức nghệ thuật. Tính “kể” và “tả” là cách để trình bày nội dung tự sự đó trong tác phẩm trữ tình. Khóa luận của chúng tôi tìm hiểu Tính tự sự trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát vừa bao hàm yếu tố thuộc về nội dung được tự sự. Những đối tượng ngòi bút nghệ sĩ có thể là con người, sự vật, thiên nhiên, xã hội… Song, nội dung ấy lại được biểu hiện qua hình thức “kể”, “tả” lại như thế nào. Thơ ca thuộc sáng tác trữ tình. Tính tự sự trong sáng tác thơ ca được hiểu là tính kể và tả là chính, cũng có thể tác phẩm nào đó có “cốt truyện”. Có nghĩa là qua sáng tác thơ ca của mình, nghệ sĩ thuật lại cho bạn đọc những điều bản thân đã được chứng kiến hoặc nghe đến. Cũng có những sáng tác thơ ca xuất hiện dưới hình thức gần như một câu chuyện nào đó. Thậm chí có một “cốt truyện” nho nhỏ đem kể lại được cho người khác nghe. Dĩ nhiên là cốt truyện thật đơn giản, có thể chỉ là một tình huống, một sự kiện nào đó, chẳng hạn như những bài thơ sau: Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả của Nguyễn Du; Phúc Lâm lão, Phụ tương tử của Cao Bá Quát… Sở kiến hành kể về câu chuyện Nguyễn Du gặp bốn mẹ con người đi hành khất trên đường đi sứ ở Trung Hoa. Thái Bình mại ca giả là câu chuyện của hai bố con ông lão hát rong kiếm sống ở đất Thái Bình (Trung Hoa) mà Nguyễn Du đã chứng kiến và kể lại. Có những điều xảy ra với chính bản thân, nhà thơ cảm nhận và ghi lại. Đó có thể là “tự tình” hay tự thuật – tự kể về mình. Qua đó, nhà thơ bộc lộ thế giới quan, tư tưởng, tình cảm của mình. Như vây, tìm hiểu “tính tự sự” trong sáng tác thơ ca nghĩa là tìm hiểu về “hiện thực” cuộc sống và thế giới xã hội hay tâm tình con người trong các tác phẩm thơ ca đó. Những yếu tố này được biểu đạt qua hình thức “thuật lại – kể lại”. Qua đó, phần nào ta hiểu được thế giới quan, tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ gửi gắm qua nghệ thuật. 9 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc9bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham10document,pdf,docx,download Tính tự sự trong sáng tác trữ tình không phục vụ mục đích để tự sự (kể chuyện đời) mà tự sự với mục đích khắc họa thế giới tâm trạng người cầm bút thông qua sáng tác đó. Nó tự sự là để trữ tình. Quan niệm về tính tự sự như trên, giúp tác giả khóa luận có cơ sở và hướng triển khai đề tài. 1.2. Tính tự sự trong sáng tác thơ ca dân gian và sáng tác thơ ca trung đại 1.2.1. Tính tự sự trong sáng tác thơ ca dân gian Thơ ca dân gian là tiếng nói trữ tình xuất phát từ trái tim người diễn xướng. Người nghệ sĩ dân gian có nhu cầu hướng nội. “Thơ ca là tiếng vang tự nhiên của tâm hồn” ( Hêghen). Tuy nhiên, thơ cũng chính là nhu cầu giãi bày tâm trạng của nhân vật trữ tình, khơi sâu thế giới tình cảm của bản thân và muốn được sẻ chia với đời, điều đó cũng làm nên đặc điểm của thi ca xưa nay. Thông qua những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, gương mặt cuộc sống được phản ánh khá phong phú rõ nét. Những đề tài tình yêu nam nữ, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, chuyện lao động như đi cấy đi cày, trồng dâu nuôi nuôi tằm, đi sông nước… chuyện nghi lễ cưới xin, tang ma… đều có thể đi vào lời ca dân gian. Thơ ca dân gian luôn được diễn xướng trong một “hoàn cảnh” nào đó của nhân vật trữ tình. Người ta có thể than thở về sự vất vả; một chuyện tình không thành; một câu chuyện làm dâu khổ cực… Tính “tự tình” của thơ ca dân gian được bộc lộ khá rõ trong nhiều lời diễn xướng. Đặc biệt khi nhân vật trữ tình gặp những “mắc mớ” – những hoàn cảnh có vấn đề không bình thường trong nhịp sống thường nhật. Cũng có thể là một câu chuyện nho nhỏ nào đó họ gặp trong cuộc sống. Dĩ nhiên có câu chuyện buồn và có cả chuyện vui hay băn khoăn khó nói nên lời… 10 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc10bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham11document,pdf,docx,download Với những lời ca như vậy, tính tự sự được bộc lộ khá rõ. Nhân vật tự sự tình cảnh của mình. Có một cốt truyện đơn giản từ bài ca mà nhân vật “kể lại”. Chẳng hạn bài ca dao sau: Ngày đi trúc chửa mọc măng Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre Ngày đi lúa chửa chia vè Ngày về lúa đã đỏ hoe đầy đồng Ngày đi em chửa có chồng Ngày về em đã con bồng con mang Bài ca dao là lời của chàng trai xa quê lâu ngày khi trở về ngỡ ngàng trước sự thay đổi quá nhiều của cảnh vật và con người, đặc biệt là sự đổi thay của con người – của cô gái. Bài ca giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian, theo hành trình thời gian “ra đi” và “trở về” của chàng trai. Cảnh vật xung quanh và con người cũng “chuyển hóa”, trong khoảng thời gian ấy. Những cặp song hành trong câu chuyện vừa như một ẩn dụ, vừa là những so sánh trực tiếp thú vị: Trúc chửa mọc măng = Em còn nhỏ Trúc thành tre = Em có chồng, có con Lúa chửa chia vè = Em còn bé Lúa đỏ hoe đầy đồng = Em có chồng, có con Ta có thể hình dung ra logic câu chuyện và tóm lược như sau: Một chàng trai đi xa quê; khi ra đi có một cô bé (có thể là hàng xóm) mà anh quen biết còn nhỏ, anh chẳng để ý. Khi chàng quay về quê thì cô bé ấy không chỉ đã là thiếu nữ mà đã là thiếu phụ. Thế là chàng trai quá hẫng hụt, quá ngạc nhiên; một tâm trạng nuối tiếc, một sự muộn màng; sự trở về quá muộn của chàng trai. 11 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc11bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham12document,pdf,docx,download Cũng có thể thấy một tình huống truyện ở một lời ca khác: Anh nói em cũng nghe anh Bát cơm đã trót chan canh mất rồi Nuốt vào đắng lắm anh ơi Nhổ ra thì để tội trời ai mang? Đấy là lời của một người phụ nữ đã có chồng (bát cơm đã trót chan canh) đang giãi bày với một chàng trai nào đó về tình cảnh hiện tại của mình. Lời ca cho thấy chàng trai đã ngỏ lời, có tâm tình với người phụ nữ (Anh nói) mà cô cảm động đáp lại. Sự đáp lại cũng là sự chối từ và cũng là “kể lại” nỗi khổ tâm (nuốt vào đắng lắm… nhổ ra tội trời) của nhân vật trữ tình. Nói gọn lại, bốn câu thơ kể lại một câu chuyện nhỏ về nỗi buồn tình yêu và duyên phận: một người phụ nữ đã có chồng gặp một chàng trai chưa có gia thất, chàng trai ngỏ lời, người phụ nữ thành thật giãi bày hoàn cảnh rằng nàng đã có chồng. Mặc dù cuộc sống gia đình bất hạnh nhưng nàng không thể dứt bỏ nó để làm lại với chàng trai. Bài ca diễn tả một nỗi ngậm ngùi, trớ trêu ta gặp trong cuộc sống hôn nhân tình yêu. Những câu chuyện có thể “kể lại” như thế ta gặp thật nhiều trong sáng tác thơ ca dân gian: Hôm qua tát nước đầu đình, Trèo lên cây bưởi hái hoa, Mình nói dối ta mình hãy còn son, Sáng ngày em đi hái dâu, Con cò mà đi ăn đêm… Đặc biệt là những bài đồng dao cho con trẻ diễn xướng: Con cò chết tối hôm qua, Con mèo mà trèo cây cau, Bà còng đi chợ trời mưa…thì tính tự sự biểu hiện khá rõ. Tóm lại, tính tự sự trong những sáng tác thơ ca dân gian khiến cho đời sống tâm hồn của nhân vật trữ tình được khắc họa sâu sắc hơn dưới hình thức thể hiện “trần tình tự sự”. Ở đó người nghệ sĩ dân gian thường tìm đến sự sẻ chia đồng vọng với cuộc đời. Thơ ca là tiếng nói nội tâm sâu lắng của muôn vàn “hoàn cảnh” bắt nguồn từ đời sống. 12 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc12bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham13document,pdf,docx,download 1.2.2. Tính tự sự trong sáng tác thơ ca trung đại Văn học trung đại tồn tại trong khoảng thời gian diễn ra nhiều biến cố lịch sử trọng đại. Vì thế văn học luôn bám sát lịch sử dân tộc, phản ánh những sự kiện liên quan đến vận mệnh đất nước và luôn gắn bó với số phận con người. Đặc biệt vào giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX khi xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng, chiến tranh phong kiến diễn ra liên miên thì những hiện tượng của đời sống đã được các tác giả ghi lại khá sinh động và cụ thể trong các tác phẩm của mình. Thơ ca giảm chất lãng mạn bay bổng, ngòi bút nghệ sĩ hướng về hiện thực đang diễn ra, ghi lại những sự thật đau lòng, những điều “sở kiến, sở văn”. Nhiều tác giả đã tái hiện bức tranh về con người, cảnh vật và cả không khí thời đại. Dù là các sáng tác thơ ca trữ tình nhưng tính tự sự thể hiện rất rõ nét. Tiêu biểu là các sáng tác thơ ca của các tác giả như: Phạm Nguyễn Du (1740 – 1786); Bùi Huy Bích (1744 – 1818); Nguyễn Du (1765 – 1820); Nguyễn Công Trứ (1788 – 1858); Cao Bá Quát (1808 – 1954)… Trong bài “Phó kinh Bắc” (Đi sang kinh Bắc), Phạm Qúy Thích đã phản ánh khá rõ nét tình hình đời sống nhân dân lúc bấy giờ. Qua lời một ông già, nhà thơ kể lại: “Can qua nhất kinh niên, Trữ trục mị hữu di. Phú giả kim dĩ bần, Bần giả tồn cơ hy. Hoang ốc mại vi tân, Khang tỷ cam như di. Lại lai tróc nhân khứ, Thôn thôn như nhiên my. Tán loạn vị hữu định, 13 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc13bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham14document,pdf,docx,download Quân hưng phí bất xi.” “Rằng: Nạn can qua kể đã hàng năm, Đồ canh cửi không còn chút gì. Người giàu nay hóa nghèo, Người nghèo chẳng còn mấy. Nhà bỏ hoang đem bán làm củi, Ăn tấm ăn cám coi ngọt như đường. Thế mà nha lệ còn đến bắt người đi, Thôn nào thôn nấy cấp bách như lửa sém lông mày. Cuộc loạn lạc biết bao giờ yên ổn? Đã động đến việc quân, thì tốn phí kể bao tiền của!” Ngòi bút nhà thơ đã vẽ lên tình cảnh cùng khốn của nhân dân: Đã hàng năm nay rồi nhân dân phải chịu nạn “can qua”, phải sống trong loạn lạc, nhà thì bỏ hoang, thức ăn thì chẳng có gì ngoài tấm cám. Vì chiến tranh loạn lạc mà cuộc sống của nhân dân đói khổ “người giàu nay hóa nghèo”, cấp bách như “lửa sém lông mày”. Vậy mà cuộc loạn lạc không biết đến bao giờ mới chấm dứt, cuộc sống của nhân dân không biết đến bao giờ mới yên ổn. Phạm Nguyễn Du đã thuật lại khá cụ thể cảnh xin ăn thậm chí cả cảnh chết đói của dân tình qua nhiều bài thơ: Điếu ngã tử (Viếng người chết đói); Cảm dân cư tán lạc (Cảm xúc thấy dân cư bị tán lạc); Văn cùng dương mẫu tử tương thực hữu cảm (Cảm xúc khi nghe nói dân đói mẹ con ăn thịt lẫn nhau); Điếu hành khất (Thương những người đi ăn xin); Kiến bị hình (Thấy người bị hình phạt)… Còn tác giả Bùi Huy Bích đã tả và kể lại rất xúc động cảnh dân tình đói khổ nhân dịp ông phụng mệnh đi phát chẩn cho họ qua bài Phụng mệnh chẩn cấp cơ dân (Vâng mệnh đi phát chẩn cho dân đói), và xót xa khi nghĩ đến những người chết đường chết chợ không có mảnh chiếu để chôn. 14 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc14bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham15document,pdf,docx,download Sự thật lịch sử, những cơn binh biến phong kiến đã khiến cho cuộc sống nhân dân đói khổ lầm than. Hình ảnh nhân dân trở thành nhân vật chính cho các sáng tác. Thơ ca gia tăng yếu tố tự sự để khắc họa bức tranh dân tình khốn đốn. Chính yếu tố thuật kể - tính tự sự đã làm nên giá trị hiện thực của tác phẩm. Trong thơ Nguyễn Du, chúng ta nhiều lần chứng kiến tình cảnh tương tự của người dân khốn cùng, của những người dưới đáy xã hội. Bài thơ Thái Bình mại ca giả (Người hát rong ở thành Thái Bình), Nguyễn Du kể về hai bố con ông lão hát rong: “Thái Bình có người mù áo vải, Con dắt tay ra bãi bến sông. Bấy giờ chập tối không đèn. Hơn chục người ngồi quanh im lặng, Gió hiu hiu nước phẳng trăng soi. Ông già tay nhủn miệng sùi, Đàn xong ngồi khép cáo lui quay mình. Ngót trống canh mồm khô cổ ráo, Được quăng cho năm sáu đồng tiền, Đứa con lại dắt lên thuyền, Vẫn còn quay lại cân quyền cảm ơn.” Nguyễn Du theo dõi vừa kể lại câu chuyện xảy ra vừa tả tỷ mỉ từng chi tiết cảnh ông già từ lúc xuất hiện đến lúc được đứa nhỏ dắt xuống thuyền; cảnh ông sờ soạng ra sao; cảnh ông ngồi vào một xó thuyền; cảnh ông già hát thật tội nghiệp,… đã diễn ra: Ông được con dắt xuống thuyền, ông sờ soạng ngồi vào một góc, tay ông nắn dây đàn và ông cất tiếng hát. Tất cả trong thuyền đều lặng im, bị thu hút bởi tiếng đàn. Ông già vừa đàn vừa hát từ “chập tối” cho đến “trăng soi” tay mỏi nhừ và miệng sùi bọt. Cuối cùng được 15 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc15bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham16document,pdf,docx,download người ta quẳng cho năm, sáu đồng tiền! Ấy thế mà lúc con dắt đi, ông vẫn còn quay lại tạ ơn rất chu đáo. Ngòi bút giàu tính tự sự, “tả” và “kể” như thế, Nguyễn Du khiến ta hiểu thêm tâm tình xót thương của thi nhân đối với con người. Sự quan sát thế giới nhân tình tỷ mỉ không thể có được bởi con người vô tình và dưng lạnh. Nghệ thuật bắt nguồn từ tài và tâm của người nghệ sĩ. Những bài thơ: Sở kiến hành (Những điều trông thấy), Trở binh hành (Bài hành về việc binh đao làm nghẽn đường),… đều có đặc điểm tự sự rõ nét. Thơ ca văn học trung đại không chỉ nói đến cuộc sống nghèo khổ của nhân dân mà còn viết về thiên nhiên, phong cảnh. Viết về đề tài này, “tính tự sự” cũng được thể hiện khá rõ nét thông qua nghệ thuật miêu tả là chính. Chẳng hạn như bài “Mạn thành, ký Đãn Trai Hy Thạc” (Thơ làm gửi cho ông Đãn Trai Hy Thạc), Bùi Huy Bích tả về phong cảnh và thời tiết vùng “Châu Hoan, Châu Diễn”: “Hạ lai phong tự hỏa, Thu khứ vũ như ma. Thập nguyệt giang hoàn lạo, Trùng dương cúc vị hoa Liên không duy điệp chướng Mãn địa tận hàn sa. Mễ tính cương ngoan thạch Trào lam cấp mộ nha” “Mùa hạ gió nóng tựa lửa đốt, Mùa thu mưa sa như hạt vừng. Tháng mười sông còn lụt lội, Tiết trùng dương cúc chưa nở hoa Liền trời nhan nhản những núi bao bọc 16 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc16bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham17document,pdf,docx,download Khắp đất chi chít những bãi cát. Hạt gạo rắn như đá sỏi, Hơi thủy triều mạnh hơn quạ bay…” Nhà thơ tả thời tiết nơi đây với những hình ảnh so sánh rất độc đáo: gió mùa hạ nóng như lửa đốt, mưa mùa thu lất phất như hạt vừng… Ta cũng không thể phủ nhận vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh nơi đây: những dãy núi “nhan nhản” nối tiếp nhau như liền với trời, dưới mặt đất chi chít những bãi cát, thủy triều lên mạnh hơn quạ bay… Những chi tiết về cảnh vật được nhà thơ tái hiện với những từ ngữ giàu tính tạo hình, tượng thanh đã dựng lên phong cảnh tuyệt đẹp vùng “Châu Hoan, Châu Diễn”. Như vậy, biểu hiện của “tính tự sự” trong thơ ca khá đa dạng, phong phú. Nó không chỉ bị chi phối bởi thời đại, hoàn cảnh lịch sử xã hội mà còn gắn liền với tâm tư, tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ. Nó phản ánh thế giới quan, quá trình nhận thức cũng như tư duy nghệ thuật của nhà thơ văn học luôn gắn bó với cuộc đời. Cao Bá Quát cũng là một trong số đó. 17 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc17bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham18document,pdf,docx,download CHƯƠNG 2 TÍNH TỰ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT 2.1. Tự sự về bản thân 2.1.1. Tự thuật về hoàn cảnh và đời sống sinh hoạt 2.1.1.1. Tự thuật về hoàn cảnh sống Cao Bá Quát sinh trưởng trong một gia đình nhà nho. Họ Cao vốn là một dòng họ lớn ở Phú Thị, trong bài “Tự tình khúc” Cao Bá Nhạ viết: “Dõi đời khoa bảng xuất thân, Trăm năm lấy chữ thanh cần làm bia” Dòng họ có dòng dõi khoa bảng nhưng đến đời thân sinh của Cao Bá Quát thì nghèo và không đậu đạt gì. Ông từng phải đi dạy học để kiếm sống, cũng vì nghèo mà gia đình phải dời về phố Đình Ngang để làm ăn. Nhà thơ phải sống trong hoàn cảnh long đong cùng khốn nhất: “Lều nho nhỏ kéo tấm chăn lướp tướp Ngày thê lương nặng dội hạt mưa sa Đèn cỏn con, gon chiếc chiếu lôi thôi Đêm tịch mịch soi chung vầng trăng tỏ” (Tài tử đa cùng phú – Khóa luận có sử dụng tác phẩm Tài tử đa cùng phú để liên hệ so sánh) Có thể tạt một chút sang bài phú nổi tiếng của Cao Bá Quát – Tài tử đa cùng phú để hiểu thêm gia cảnh của nhà thơ. Phú là để phô bày, Cao Bá Quát đang phô bày và tả thực tình trạng sống của mình. Đó là một căn lều nho nhỏ không có gì ngoài “tấm chăn lướp tướp, đèn cỏn con, chiếu lôi thôi”. Nhà thơ kể về chỗ ở của mình như sau: chỗ ông ở rất hẻo lánh, ngõ đi chật hẹp, nhà thì lụp xụp, đằng trước là trại lính, đằng sau sát nhà người khác, không có rào giậu. Khi dời đi nơi khác, không bán được đồng tiền nào, chỉ vài 18 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc18bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham19document,pdf,docx,download tháng sau, nhà thơ trở về, đã thấy “phên tàn giậu đổ tan nát tơi bời, không còn cái gì nguyên vẹn nữa”. Như vậy, đủ để biết gia cảnh ông nghèo như thế nào. Và cảnh nghèo đói còn theo đuổi ông kể cả khi ông vào kinh làm quan. Có nhiều lúc, ông rơi vào cảnh không có cơm ăn, ông kể lại: “Chiều nay không có cơm Ruột quắt cồn cào như kiến bò” (Mộ phạn bất cấp hý bút kí sự Bữa chiều không cơm viết đùa ghi việc) Ta thấy được cảnh sống chật vật của nhà thơ qua những vần thơ tự sự. Ông tự sự về thời gian: tối về; kể về bữa ăn: không có cơm ăn – Nhà thơ đã đứt bữa! Ông tả cảm giác của mình, trạng thái con người của mình khi bị đứt bữa đói “ruột cồn cào như kiến đốt”. Đó còn là cái nghèo, cái khổ không có áo mặc. Ông không đủ áo mặc, lúc nào nhà thơ cũng phải đeo một manh áo vải, vì mặc lâu không thay đến nỗi có rận, ông phải than: “Thả tình xa xăm, gửi hứng u ẩn trong những lúc quờ quạng bắt rận Vũ trụ mênh mông thế này, vậy mà mình chỉ có một manh áo vải” (Nhật mộ - Ngày chiều) Rồi có những lúc vì túng thiếu quá, ông kể lại mình thường phải đi cầm áo ở bên cầu sông Hương: “Không biết bên cầu sông Hương ngày mấy lần cố áo” (Được tha lại bổ vào viện Hàn Lâm, sắp khởi hành các học trò đi tiễn, theo vần cũ viết để từ biệt) Những dòng thơ đọc đến xót xa và rơi nước mắt! Cảnh khốn cùng được Cao Bá Quát diễn tả lại khá chân thực. 19 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc19bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan luan van,khoa luan, thac si , su pham20document,pdf,docx,download Cao Bá Quát cũng thuật lại câu chuyện khoa cử và công danh trong đời mình. Ông thật lận đận trong khoa cử và công danh sự nghiệp. Mãi đến năm 22 tuổi, Cao Bá Quát mới đậu cử nhân, thi đỗ hạng nhì chẳng hiểu vì cơn cớ gì bài của ông bị giáng xuống hạng gần cuối. Thi xong, triều đình “bỏ quên” ông, mười năm sau, 33 tuổi mới được làm một chức quan nhỏ - chức Hành tẩu bộ Lễ. Sau đó, được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, vì sửa bài cho thí sinh, ông bị kết tội và được giảm từ tội trảm quyết xuống tội giảm giam hậu. Thế là bị đẩy vào lao tù, tù tội khiến nhịp sống bình thường của con người bị biến đổi, con người bị tước đoạt quyền tối thiểu “làm người”: Ở đó họ bị đối xử tàn tệ nhất; họ bị gạt ra ngoài đồng loại; họ bị đồng loại trà đạp, rẻ khinh. Câu chuyện xoay quanh nhà tù, đòn roi tra khảo trở đi trở lại chiếm nhiều câu chữ trong sáng tác của Cao Bá Quát tạo nên những ám ảnh nghệ thuật gây ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Hàng loạt bài thơ như: Đằng tiên ca, Trường giang thiên, Tội định,… là những đám mây u ám trong tâm hồn thi nhân. Đoạn đời tăm tối tù ngục được Cao Bá Quát thuật lại trong thi ca bằng một sự trải nghiệm đầy cay đắng, uất hận và đau đớn. Tù đày là một nghịch lý trong đời Cao Bá Quát. Hơn thế nó đã bóp chết một tâm hồn phóng khoáng, một khát vọng sống để được bay cao, bay xa như nhà thơ của chúng ta. Nhà tù là thế giới của chết chóc, tàn bạo. Dưới ngòi bút diễn tả của người tù nhân – người nghệ sĩ Cao Bá Quát, độc giả có thể hình dung khá rõ cái “địa ngục ở miền trần gian” ấy. Ở đó, con người phải sống chung với gông cùm, roi vọt,… chúng thân thiết và làm bạn với họ. Đòn roi tra khảo là những nỗi đau hành hạ họ thường xuyên. Đối với họ Cao, nghiên bút không thể thăng hoa để hát ca hoài bão của nam nhi. Nó khóc thương cho một kiếp nổi chìm của kẻ sĩ mang thân tội với thể chế đương thời, không còn đâu hào quang ngạo nghễ của kẻ tài tử “khổ dạng trâm anh”. Thay vào đó là tình cảnh 20 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc20bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất