Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại việt nam thế kỉ x...

Tài liệu Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại việt nam thế kỉ x xiv

.PDF
63
65
130

Mô tả:

luan van,khoa luan, thac si , su pham1document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Đề tài “Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV” được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam; đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Tính – cô giáo trực tiếp hướng dẫn tác giả khóa luận trong suốt quá trình viết đề tài nghiên cứu khoa học. Tác giả khóa luận trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và riêng Thạc sĩ Nguyễn Thị Tính, cô luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp tác giả khóa luận hoàn thành đề tài nghiên cứu “Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV”. Tác giả khóa luận xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2010 Tác giả khóa luận Trần Thị Thanh 1 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc1bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham2document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Tính và có tham khảo các bài nghiên cứu của những tác giả khác, tác giả khóa luận đã hoàn thành đề tài khoa học “Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV”. Tác giả khóa luận xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả khóa luận, không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai, tác giả khóa luận xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2010 Tác giả khóa luận Trần Thị Thanh 2 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc2bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham3document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4 4. Nhiệm vụ của đề tài .................................................................................... 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 6 8. Bố cục của khóa luận.................................................................................. 6 NỘI DUNG .................................................................................................. 7 Chương 1: Những vấn đề chung về lịch sử xã hội, tư tưởng và văn học thế kỉ X – XIV ............................................................................................. 7 1.1. Những vấn đề chung về lịch sử xã hội, tư tưởng ...................................... 7 1.1.1. Lịch sử xã hội ....................................................................................... 7 1.1.2. Tư tưởng thời đại ................................................................................ 10 1.2. Những vấn đề chung về văn học thế kỉ X – XIV.................................... 11 1.2.1. Lực lượng sáng tác ............................................................................. 11 1.2.2. Tác phẩm văn học............................................................................... 12 Chương 2: Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV ...................................................................... 15 2.1. Khẳng định quốc gia dân tộc trên phương diện nội dung cảm hứng ....... 15 2.1.1. Khẳng định độc lập, chủ quyền ........................................................... 15 2.1.2. Khẳng định văn hiến, văn hóa............................................................. 21 2.1.2.1. Khẳng định con người Đại Việt tài năng, đức độ ............................. 22 2.1.2.2. Khẳng định phong tục tập quán dân tộc ........................................... 33 3 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc3bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham4document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp 2.1.3. Khẳng định non sông, đất nước giàu đẹp ............................................ 36 2.1.4. Khẳng định Đại Việt anh hùng, bất khuất ........................................... 39 2.1.5. Khẳng định tương lai trường tồn của dân tộc ...................................... 43 2.2. Khẳng định quốc gia dân tộc trên phương diện ý thức nghệ thuật .......... 48 2.2.1. Về văn tự ............................................................................................ 49 2.2.2. Về thể loại .......................................................................................... 50 KẾT LUẬN ................................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 58 4 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc4bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham5document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí do khoa học Đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về văn học Việt Nam như: Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, (2006), Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII, Nhà xuất bản Giáo dục; Nguyễn Phạm Hùng, (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên), Lê Trí Viễn, Lê Thu Yến, Lê Văn Lực, Phạm Văn Phúc, (2008), Văn học Trung đại Việt Nam thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục; cùng nhiều đề tài nghiên cứu khác. Tuy nhiên, đề tài “Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV” là đề tài tương đối mới mẻ, chưa có tác giả nào nghiên cứu. Đó là động lực thúc đẩy tác giả khóa luận lựa chọn và nghiên cứu đề tài này. Đề tài đem đến cho người tiếp nhận cách nhìn đi vào chiều sâu về phương diện nội dung của văn xuôi trung đại thế kỉ X – XIV. Mỗi chúng ta thêm tự hào về truyền thống yêu nước của con người Đại Việt tài năng, đức độ. 1.2. Lí do thực tiễn Văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV có nhiều sáng tác thuộc nhiều thể loại được lựa chọn đưa vào giảng dậy trong các cấp học như: “Thiên đô chiếu” (Lí Thái Tổ), “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) và nhiều tác phẩm trong “Lĩnh Nam chích quái lục” (Trần Thế Pháp)… Đề tài “Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV” được lựa chọn nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn đó. 1.3. Lí do cá nhân Văn học thế kỉ X – XIV trải qua sáu triều đại phong kiến tự chủ đầu tiên: Ngô, Đinh, Lê, Lí, Trần, Hồ. Đây là nền văn học viết đầu tiên của Việt 5 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc5bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham6document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp Nam. Nó hình thành và phát triển trong bối cảnh Việt Nam vừa thoát khỏi trên 1000 năm Bắc thuộc. Hoàn cảnh lịch sử đó đã tác động trực tiếp tới văn học. Đó là thời kì “nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển, với những đặc điểm riêng biệt, vừa mô phỏng Trung Quốc, vừa có bản sắc riêng” [5, 15]. Nó có nhiều ưu việt và tích cực. Các triều đại phong kiến này đã có những đóng góp to lớn vào việc “kháng chiến, kiến quốc”. Âm vang của những chiến công chống xâm lược, của những thành tích xây dựng, và của những thành tựu văn hóa to lớn làm cho văn học thời kì này có một dáng vẻ thật huy hoàng, lộng lẫy. Với những lí do trên, tạo nên niềm say mê trong tác giả khóa luận về một thời kì văn học được đánh giá là mở đầu cho nền văn học Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, năm 938 với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở đầu thời kì quốc gia độc lập. Đó là sự kiện lịch sử trọng đại. Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trở thành một nhu cầu của lịch sử thời đại. Đó cũng là nội dung chính của văn học thế kỉ X – XIV. Phần lớn các sáng tác văn học thời kì này có “âm hưởng rất hào hùng, sảng khoái, siêu thoát, bay bổng. Đó là giọng văn của những người anh hùng, của kẻ sĩ quân tử gặp thời và thành đạt, của những người phi thường làm chủ cuộc sống và thời đại. Từ văn học Phật giáo thời Lý đến văn học Nho giáo thời Trần, tất cả đều toát lên cái khí phách và tinh thần của một dân tộc hùng mạnh” [5, 67]. Những thành tựu văn học thế kỉ X – XIV trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học ở bao thế hệ. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân, (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục; đưa ra một quan niệm chung, một số khía cạnh lí luận cơ bản; từ đó tiến hành khảo sát qua các hiện tượng tác 6 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc6bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham7document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp giả, tác phẩm, giai đoạn văn học tiêu biểu và cả những nguyên tắc chủ yếu chi phối cách thức tư duy về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. Công trình nghiên cứu khoa học này dành chương ba viết và luận bàn về “Vấn đề con người trong văn học thời đại Lý – Trần”. Như thế nghĩa là, công trình hướng đến những biểu hiện ở phương diện nội dung của các sáng tác “Văn học cổ Việt Nam”. Nguyễn Phạm Hùng, (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; công trình nghiên cứu được phân tách thành ba phần. Trong chương 1 phần “Văn học Việt Nam cổ Trung đại”, tác giả tập trung khảo sát, phân tích “các loại hình văn học chính” [5,18] của văn học thế kỉ X – XIV. Nghiên cứu hình thức thể loại, tác giả đem đến người tiếp nhận nhiều nhận thức mới về nội dung văn học giai đoạn này. Từ kết luận “Văn học thế kỉ X – XIV chủ yếu mang giọng điệu anh hùng”, tác giả chỉ ra “con người trong văn học thế kỉ X – XIV thường phổ biến là người đàn ông, những công dân lí tưởng, phi thường. Không có con người bình thường, hay tầm thường trong văn học. Không có con người cá nhân trong văn học với nghĩa hiện đại của nó. Đó là những con người có tâm trạng hào hứng, phấn khởi, siêu thoát, bay bổng. Đó là những anh hùng, liệt nữ, những thần, Phật, những vị sư đạo cao đức trọng, những vua chúa, quan lại, nho sĩ,… có dáng vóc kì vĩ, hành động phi thường, chiến công hiển hách. Thường là con người chân dung, con người tấm gương dùng để ngợi ca, khẳng định, giáo huấn. Con người đó là con người nhất thể, nhất dạng, không mấy khi mâu thuẫn và phức tạp. Là con người của tinh thần và ý chí, nguyên tắc và chuẩn mực, có tâm trạng cân đối, hài hòa, thanh cao”[5, 18]. Vậy là tác giả Nguyễn Phạm Hùng nghiên cứu từ góc độ hình thức nghệ thuật đi đến những kết luận về nội dung trong văn học thế kỉ X – XIV. 7 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc7bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham8document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên), Lê Trí Viễn, Lê Thu Yến, Lê Văn Lực, Phạm Văn Phúc, (2003), Văn học Trung đại Việt Nam thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục có triển khai luận điểm “Văn học thế kỉ X – XIV là một nền văn học đậm đà tinh thần dân tộc và chất nhân văn” [12, 36]. Bài viết tập trung phân tích, chứng minh những nội dung nổi bật nhất làm nên những nét cơ bản cho diện mạo của văn học giai đoạn này. Lê Thu Yến (chủ biên), Đoàn Thị Thu Vân, Lê Văn Lực, Phạm Văn Nhu, (2003), Văn học Việt Nam, Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, Nhà xuất bản Giáo dục có lựa chọn “giới thiệu những bài viết được đánh giá tốt và được xem như tiếng nói thẩm định tiêu biểu về một thời kì văn học” [13, 10]. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các bài viết đi sâu vào nhiều khía cạnh như: chủ đề, thể loại, ngôn ngữ, hình tượng nhân vật, thời gian – không gian nghệ thuật… giúp người đọc tìm hiểu, khám phá và thưởng thức trọn vẹn cái hay, cái đẹp về cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật mà người xưa đã gửi gắm cho muôn đời qua các tác phẩm văn học trung đại. Thành quả của những người đi trước là gợi ý cho người viết khóa luận bàn tiếp, chuyên sâu tìm hiểu Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIV. Đề tài nghiên cứu khoa học “Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV” nhằm cung cấp cho người tiếp nhận cách nhìn cụ thể về lịch sử xã hội, tư tưởng và văn học của một giai đoạn khi đất nước vừa có độc lập chủ quyền. Đặc biệt nội dung tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc thể hiện đầy đủ trên mọi phương diện: đất nước có chủ quyền, có lịch sử lâu đời, có văn hiến, văn hóa và có tương lai trường tồn. Dân tộc Đại Việt dù có ảnh hưởng bởi nhiều luồng văn hóa khác nhau trên thế giới nhưng chúng ta luôn tiếp thu có chọn lọc; Việt hóa văn hóa ngoại sinh và sáng tạo, phát triển văn hóa dân tộc. 8 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc8bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham9document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV ở cả phương diện nội dung cảm hứng và ý thức nghệ thuật. Hiểu được những giá trị của các tác phẩm, những đóng góp to lớn mà các tác giả văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV đã đem lại cho nền Văn học Việt Nam nói chung. Nghiên cứu đề tài “Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV” nhằm phục vụ cho việc học tập và giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các cấp học. 4. Nhiệm vụ của đề tài Làm rõ những nét cơ bản nhất về lịch sử xã hội, tư tưởng và văn học thế kỉ X – XIV. Khẳng định, ngợi ca quốc gia Đại Việt trên tinh thần dân tộc ở phương diện nội dung cảm hứng và ý thức nghệ thuật; từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, quyết tâm gìn giữ độc lập nước nhà cho các thế hệ con người Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV. Về tư liệu bao gồm: Thơ văn Lý – Trần tập I; Thơ văn Lý – Trần tập II; Thơ văn Lý ­ Trần tập III; và các bài nghiên cứu về văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: 9 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc9bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham10document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp so sánh đối chiếu. 7. Đóng góp của khóa luận Về mặt lí luận, hiểu kĩ hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X - XIV. Mỗi chúng ta càng thêm tự hào và quyết tâm giữ vững những giá trị của quốc gia dân tộc; phát huy truyền thống yêu nước, kiên quyết chống mọi kẻ thù và khẳng định bản lĩnh dân tộc. Về mặt thực tiễn, đề tài là tư liệu cần thiết cho việc học tập và giảng dạy môn Ngữ văn ở các cấp học. 8. Bố cục của khóa luận Nhằm tạo nên tính thống nhất cho đề tài nghiên cứu khoa học cùng hướng tới một đối tượng cụ thể, tác giả khóa luận chú ý chia thành ba phần. Sau đây là sự phân định cụ thể: Phần thứ nhất: Mở đầu Phần thứ hai: Nội dung, có hai chương Chương 1: Những vấn đề chung về lịch sử xã hội, tư tưởng và văn học thế kỉ X – XIV. Chương 2: Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV. Phần thứ ba: Kết luận. 10 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc10bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham11document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG VÀ VĂN HỌC THẾ KỈ X - XIV 1.1 . Những vấn đề chung về lịch sử xã hội, tư tưởng 1.1.1. Lịch sử xã hội Năm 938, với chiến thắng B¹ch Đằng, đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự chủ; kết thúc sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa hơn một nghìn năm. Thế kỷ X - XIV là chặng đường đầu tiên tính từ năm 939, Ngô Quyền xưng vương dựng nước đến năm 1414, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh. Gần năm thế kỷ cũng là thời gian diễn ra sự hưng vong của sáu triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ. Chế đé phong kiến Việt Nam dần dÇn ổn định dưới triều Ngô, Đinh, Tiền Lê; đến thời Lý Trần, nhà nước phong kiến được xây dựng ngày càng lớn và vững vàng. Vì vậy, các thế kỷ X, XII, XIII, XIV là “giai đoạn đại phục hưng và phát triển của dân tộc về mọi mặt” [12, 34]. Thế kỉ X – XIV, dưới triều đại Lý – Trần, Đại Việt đã diễn ra công cuộc xây dựng quốc gia phong kiến dân tộc độc lập vµ phục hưng văn hóa. Về kinh tế, các triều vua đều khuyến khích phát triển nông nghiệp: Nhà Đinh, TiÒn Lê, Lý và đầu đời Trần; bên cạnh đất công điền, công thổ tức là bộ phận chủ yếu của ruộng đất trong toàn quốc; những đại điền trang của triều đình, quý tộc cùng ruộng đất của nhà chùa cũng chiếm phần quan trọng. Ruộng đất tư hữu của tiểu nông, địa chủ từ đời Lý trở đi tuy chưa nhiều nhưng cũng ngày càng tăng nhanh. Triều Lê Hoàn có lễ cày ruộng tịch điền, thể hiện sự coi trọng nghề nông: cứ đầu năm, vào tháng Giêng, vua đích thân cày đường cày đầu tiên. 11 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc11bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham12document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp Nhà Lý - Trần, chú ý đến vấn đề bảo vệ ruộng đất, chống lũ lụt: Năm 1118, Vua Lý cho đắp đê Cư Xá; từng bước phát triển, củng cố hệ thống các sông, đặc biệt là sông Nhĩ Hà; mở rộng diện tích canh tác, khuyến khích việc khai hoang; ban hành chính sách “ ngụ binh ư nông” nhằm đảm bảo yêu cầu sẵn sàng chiến đấu khi có giặc ngoại xâm, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Cùng với nông nghiệp, các nghành thủ công nghiệp như: nông cụ, vải lụa, vật liệu xây dựng, đồ gốm, đồ sứ… cũng phát triển tạo đà cho thương nghiệp đi lên, các thương khẩu nổi tiếng: Vân Đồn (Quảng Ninh),Vĩnh Bình, Nghi Hòa đình ( Cao – Lạng) là nơi diễn ra việc mua bán giữa dân ta với nước ngoài. Nhìn chung, nền kinh tế nước ta ở thế kỷ X – XIV đã đạt đến trình độ phát triển nhất định, tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi và xây dựng nhà nước vững mạnh. Cuộc sống nhân dân tương đối ổn định. Về chính trị, trong cơ cấu chính quyền, giai cấp phong kiến trước hết bao gồm quý tộc, tăng lữ. Địa chủ thứ dân (tức là không thuộc dòng dõi quý tộc) là tầng lớp dưới của giai cấp đó. Từ thế kỷ X – đầu thế kỉ XIII, triều đình chủ yếu dựa vào quý tộc, tăng lữ để thống trị; đồng thời tìm cách hạn chế bớt thế lực của hai tầng lớp ấy nhằm củng cố chính quyền trung ương. Các đời Đinh, Tiền Lê, Lý và đầu đời Trần, tăng lữ tham gia chính sự; giữ chức chưởng quan trọng ở triều đình bên cạnh quý tộc. Quý tộc, tăng lữ rõ ràng là hai bộ phận khăng khít của giai cấp phong kiến trong thời kỳ này. Từ cuối đời Lý sang đời Trần; địa chủ lại chiếm ưu thế, vì thời kỳ này tính chất trung ương độc quyền cao hơn. Đến cuối đời Trần, giai cấp địa chủ đã giữ được những vị trí quan trọng trong triều đình. Nếu giai cấp phong kiến gồm quý tộc, tăng lữ thì quần chúng nhân dân trước hết là “nông dân tự do” – người lĩnh canh công điền, công thổ (một số 12 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc12bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham13document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp ít có đôi chút ruộng đất) cùng nông nô ở các điền trang của nhà nước, quý tộc, tăng lữ. Ngoài ra còn có thợ thủ công, lái buôn; họ xuất hiện khi nghề thủ công , thương nghiệp buôn bán phát triển. Cùng với cơ cấu chính quyền, nhà nước tiến hành khôi phục lại quốc hiệu, định lại kinh đô. Về mặt tổ chức quân đội, dưới triều đại nhà Lý, quân đội từ trung ương tới địa phương có những nguyên tắc, quy định rất nghiêm ngặt. Ở trung ương có quân đội chính quy thường trực; toàn dân là lính dự bị và toàn thể quân đội đều có chữ “thiên tử quân”; vua chú ý đến việc thưởng người có công, phạt người mang tội. Về luật pháp, triều đình từng bước xây dựng: Ở thời kỳ đầu, chưa có luật pháp cụ thể, vua xử người có tội theo ý muốn của mình; đến thời Lý đã ban hành Bộ luật Hình Thư (1042). Về văn hóa – giáo dục, đất nước độc lập là điều kiện thuận lợi để văn hóa dân tộc phát triển mạnh mẽ. Triều đình có nhiều cố gắng khôi phục phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian và phát huy những giá trị vốn có của văn hóa dân tộc nhằm xây dựng một nền văn hóa cởi mở, đậm đà bản sắc dân tộc. Các triều vua cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, thành lũy, đền thờ (anh hùng dân tộc, thần linh), nhiều nhất là chùa tháp; Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Tượng phật Chùa Quỳnh Lâm, Đỉnh Phổ Minh, Chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), lăng mộ nhà Trần, thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long,… là những công trình kiến trúc có nghệ thuật độc đáo. Trong thời kỳ đầu, giáo dục chưa có quy mô lớn, chưa có những cuộc thi thử nhân tài, chỉ dựa vào việc tiến cử, nhận cử; đến đời Lý - Trần, chính sách giáo dục được tổ chức chặt chẽ và có hệ thống: nội dung giáo dục, học Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử), Ngũ kinh (Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch, Kinh xuân thu, Kinh thi). 13 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc13bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham14document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp Cùng với công cuộc xây dựng quốc gia phong kiến dân tộc độc lập phục hưng văn hóa là công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Đây là giai đoạn rực rỡ của những chiến thắng chống quân xâm lược, hai lần chiến thắng quân Tống và ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông. Hòa bình kéo dài không quá một thế kỷ, khoảng giữa thế kỷ XI; nước Đại Việt có nguy cơ bị phong kiến Trung Hoa xâm lược. Với ý chí kiên quyết, nhà Lý chuẩn bị cuộc kháng chiến với tinh thần chủ động, sẵn sàng. Cuối năm 1076, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Quân dân nhà Lý đã phá tan mộng tưởng xâm lược của nhà Tống trên phòng tuyến sông Cầu (dài khoảng 30m, từ bến đò Như Nguyệt đến núi Nham Biền). Nhà Trần ra đời, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước: Năm 1257, chúa Mông Cổ cho quân ồ ạt tiến công xâm lược nước ta; năm 1258 nhà Trần thắng giặc, cổ vũ cả dân tộc trong cuộc sống mới. Quân dân nhà Trần tiếp tục giành thắng lợi trước hai cuộc xâm lược của nhà Nguyên năm 1285 và 1288. Khi vương triều Trần suy thoái, nhà Hồ thay thế và tiến hành nhiều cải cách có tính chất định hướng cho tương lai đất nước, nhưng giữa lúc đó, nhà Minh kéo quân sang xâm lược nước ta. Gần năm thế kỷ giành và giữ gìn độc lập, đến đây nước ta một lần nữa rơi vào tay phong kiến Trung Hoa đô hộ. Như vậy, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ hết hưng lại phế, họ này thay họ kia làm vua. Xã hội trải qua những phen biến động, khủng hoảng; nhưng nói chung chế độ phong kiến dân tộc còn có vai trò lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. 1.1.2. Tư tưởng thời đại Nhà nước sử dụng Nho - Phật - Đạo để xây dựng thành hệ tư tưởng “đa tôn giáo hòa đồng”. Trong thời kỳ đầu, nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý; tư tưởng Phật giáo gần như độc tôn. Cuối đời Lý, đầu triều Trần; Nho giáo dần thay thế Phật giáo kéo theo đó là sự nhường bước của tăng lữ. Vì vậy, từ thời 14 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc14bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham15document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp Lý, Nho học bắt đầu được đề cao; Năm 1070, Lý Thánh Tông lập Văn Miếu ở Thăng Long; Năm 1075, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi “Nho học tam trường” đầu tiên; Năm 1076, chọn những quan chức biết chữ cho vào học ở Quốc Tử Giám. Nho giáo được chú trọng trong quan hệ dung hòa với Phật giáo và Đạo giáo. Phật giáo ở thời Lý được coi là quốc giáo, nó truyền bá rộng rãi trong đời sống xã hội và in ấn trên mọi lĩnh vực văn hóa dân tộc. Thời Trần vẫn tổ chức các khoa thi Tam giáo. Từ năm 1232, bắt đầu mở khoa thi Nho học. Lực lượng trí thức được đào tạo theo Nho học ngày càng đông. Nho giáo đẩy lùi ảnh hưởng của Phật giáo, chiếm dần địa vị quốc giáo. Như vậy, ba hệ tư tưởng Phật, Đạo, Nho ở mỗi triều đại có những địa vị khác nhau nhưng đều được giai cấp thống trị dùng để hỗ trợ, ủng hộ vương quyền bằng phương pháp dung hòa giữa Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. 1.2. Những vấn đề chung về văn học thế kỷ X - XIV Lịch sử - xã hội giai đoạn thế kỷ X – XIV có nhiều biến động lớn lao. Những thăng trầm tác động mạnh đến văn học. Thời đại đặt ra những yêu cầu mới, làm nên một giai đoạn văn học có diện mạo riêng, đặc điểm riêng. 1.2.1. Lưc lượng sáng tác Đến thời Lý, nước ta thực sự có một nền văn học viết khá đặc sắc. Ngoài một số tác giả thuộc tầng lớp vua quan như: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt, Đoàn Văn Khâm,… lực lượng sáng tác chủ yếu là các nhà sư.“Thiền uyển tập anh ngữ lục” thống kê có khoảng trên 40 nhà sư sáng tác thơ văn thời bấy giờ như: Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Không Lộ, Mãn Giác, Quảng Nghiêm,… Đến thời Trần, Phật giáo tuy vẫn được đề cao nhưng đã dần nhường bước cho Nho giáo. Giáo dục thi cử phát triển theo Nho học làm xuất hiện ngày càng đông đảo lực lượng trí thức mới trong xã hội. Họ trở thành lực lượng chính sáng tác văn học. Tầng lớp nho sĩ chiếm số lượng đông đảo nhất 15 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc15bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham16document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp trong lực lượng sáng tác văn học thế kỷ X – XIV. Ngoài ra, một số tăng lữ cùng số ít thuộc tầng lớp vua quan cũng tham gia sáng tác. Như vậy, so với đời Lý, lực lượng sáng tác của văn học đời Trần có sự khác biệt. Lực lượng sáng tác thay đổi dẫn đến sự biến đổi về diện mạo của văn học thời này. 1.2.2. Tác phẩm văn học Về văn tự, sau thế kỷ X, đất nước độc lập nhưng Hán học vẫn giữ vị trí quan trọng. Chữ Hán dùng làm văn tự chính thức của nhà nước. Văn học chữ Hán được coi là chính thống, là bộ phận chủ yếu. Đến thời Trần đã khởi phát phong trào dùng chữ Nôm sáng tác văn học. Đây là cuộc cách mạng văn tự, là “cái mốc lớn trên con đường tiến lên của lịch sử”[10, 49] thể hiện ý chí tự cường của nước Đại Việt trong việc xây dựng nền văn học dân tộc. Ngôn ngữ văn học thế kỷ X – XIV nói riêng, ngôn ngữ văn học trung đại nói chung là ngôn ngữ đa ngữ nghĩa, đa chức năng, mang tính chất cao nhã. Đó là hình thức ngôn ngữ bác học, trang nhã, mang tính quy phạm, hàm súc. Về thể loại văn học, thế kỷ X – XIV xây dựng được hệ thống thể loại văn học gồm: chiếu, hịch, truyện ký, phú, thơ,… với nhiều sáng tác có giá trị; xứng đáng là giai đoạn mở đầu nền văn học dân tộc, tạo đà cho văn học phát triển ở những giai đoạn tiếp theo. Văn học đời Lý, nổi bật là một số bài văn bia như: “Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn”, “Văn bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh” (Pháp Bảo), “Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh” (Nguyễn Công Bật). Có các văn bản chiếu: “Chiếu dời đô”(Lí Thái Tổ), “Chiếu nhường ngôi”(Lí Chiêu Hoàng). Về văn chép sử, thời Lý có “Ngoại sử ký” của Đỗ Thiện và những bộ “Ngọc điệp” nhưng đã thất truyền. Văn học đời Trần phong phú về thể loại, bao gồm chủ yếu những sáng tác bằng chữ Hán. “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là tác phẩm chính luận mẫu mực, kết tinh tinh thần yêu nước của học phong 16 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc16bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham17document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp Đông A. Về văn chép sử, thời Trần xuất hiện những bộ sử tương đối quy mô như: “Đại Việt sử ký” (Lê Văn Hưu), “Đại Việt sử lược” (Khuyết danh). Truyện văn xuôi chữ Hán đời Trần, gồm các tác phẩm : “Thiền uyển tập anh ngữ lục”, “Tam tổ thực lục” (khuyết danh), “Việt điện u linh tập” (Lí Tế Xuyên), “Lĩnh Nam chính quái lục” (Trần Thế Pháp), “Nam ông mộng lục” (Hồ Nguyên Trừng),… Tác phẩm truyện ký thời Trần còn lại không nhiều, các tác giả tuy chủ yếu làm việc ghi chép lại những truyện vốn lưu truyền trong dân gian nhưng góp phần quan trọng vào sự phát triển của thể loại văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Tóm lại, văn học giai đoạn thế kỷ X – XIV hình thành, phát triển trong bối cảnh phục hưng của đất nước, dân tộc và văn hóa Đại Việt. Số lượng tác phẩm còn lại không nhiều nhưng đã cho thấy diện mạo phong phú về nội dung, nghệ thuật; là bằng chứng về một trong những thời đại huy hoàng của quốc gia Đại Việt và nền văn hóa dân tộc. Về nội dung chính, Văn học thế kỷ X – XIV nổi bật ba nội dung chính: Những sáng tác mang cảm hứng tôn giáo, những sáng tác mang cảm hứng về thiên nhiên và những sáng tác mang cảm hứng yêu nước. Mỗi nội dung có những đặc trưng, thể hiện ở các phương diện khác nhau nhưng tựu chung lại, văn học thế kỷ X – XIV khẳng định độc lập, chủ quyền; văn hiến, văn hóa dân tộc; khẳng định non sông, đất nước giàu đẹp; Đại Việt anh hùng, bất khuất và có tương lai trường tồn. Cảm hứng chủ đạo trong Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIV là cảm hứng ngợi ca, tán dương, khẳng định. Văn học thế kỷ X – XIV thể hiện rõ rệt tính chất “văn ­ sử ­ triết bất phân”. Nhiều văn bản tác phẩm văn học không chỉ có giá trị văn học, mà còn có giá trị sử học và triết học. Văn học gắn bó với cuộc sống, trở thành một bộ phận của cuộc sống; trực tiếp tham gia vào các hoạt động xã hội, phục vụ các 17 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc17bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham18document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp nhiệm vụ mà cuộc sống đòi hỏi trong đấu tranh giành độc lập, xây dựng đất nước. Nó là “văn học chức năng”. Có thể nói, văn học thế kỷ X – XIV là nền văn học cao nhã, trang trọng, phản ánh đời sống tinh thần của tầng lớp trên, miêu tả đời sống bên trên của con người.Văn học không chỉ là sản phẩm của tình cảm, tâm hồn; văn học còn là sản phẩm của tinh thần và ý chí, tư tưởng và giáo lý. Văn học chủ yếu đề cập tới những vấn đề lớn lao của sơn hà, xã tắc, tới đời sống cộng đồng, ít chú ý tới cái cá nhân, cá biệt, riêng tư. “Nó là văn học hướng thượng, văn học hướng tới đời sống sang quý trong tinh thần con người” [5, 66]. 18 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc18bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham19document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 TINH THẦN KHẲNG ĐỊNH QUỐC GIA DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THẾ KỈ X – XIV Văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV nói riêng, thời trung đại nói chung chủ yếu viết bằng chữ Hán; chữ Hán không chỉ là một bộ phận cấu thành văn học dân tộc mà còn là ảnh xạ phản chiếu trình độ tư duy nghệ thuật của nền văn học đã sản sinh ra nó. Với giọng điệu anh hùng là chủ yếu, tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc là một trong những nội dung cơ bản của văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV, toát lên khí phách và tinh thần của một Đại Việt hùng mạnh, trường tồn. 2.1. Khẳng định quốc gia dân tộc trên phương diện nội dung cảm hứng PGS.PTS. Nguyễn Đăng Na nhận xét: Về nội dung, văn xuôi thế kỉ X – XIV chủ yếu tËp trung khẳng định nước Việt là một quốc gia độc lập trên các bình diện: Có lịch sử lâu đời, có chủ, có quyền và có tương lai trường tồn. Hai nội dung đầu thể hiện khá đầy đủ trong “Lĩnh Nam chích quái lục” (Trần Thế Pháp), “Ngoại sử kí” (Đỗ Thiện), phần “Ngoại kỉ” sách “Đại Việt sử kí” (Lê Văn Hưu)… Nội dung thứ ba có trong tất cả các tác phẩm, đặc biệt là “Thiền uyển tập anh ngữ lục”, “Tam tổ thực lục”, “Việt điện u linh tập”… “Đất Việt đâu đâu cũng có anh tài. Nhân kiệt, địa linh, hạo khí của núi sông là những yếu tố đảm bảo cho tương lai dân tộc, là điểm tựa tinh thần để dân tộc vượt qua những cơn hiểm nghèo. Một đất nước như vậy, không một thế lực nào có thể xâm phạm được. Đó là nội dung nổi bật của văn xuôi tự sự Việt Nam thế kỉ X – XIV” [9, 23]. 19 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc19bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn luan van,khoa luan, thac si , su pham20document,pdf,docx,download Khoá luận tốt nghiệp 2.1.1. Khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc Văn xuôi trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIV tuy hầu hết được viết bằng chữ Hán nhưng chúng phản ánh khá chân thật và sinh động đời sống cùng những ước mơ, nguyện vọng, tâm tư tình cảm của người Việt. “Ở đó vừa có những trang thấm đẫm nước mắt với những số phận bi thương, vừa có những trang hoành tráng với khí thế trúc chẻ tro bay đánh tan mọi thế lực xâm lược” [9, 15], khẳng định Đại Việt là quốc gia có độc lập, chủ quyền. Tiêu biểu là truyện Họ Hồng Bàng, trích trong Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp). “Hồng” và “Bàng” ở đây xết về nghĩa đen đều chỉ một cái gì rất to lớn. “Họ Hồng Bàng” có thể hiểu là dòng họ lớn nhất, bao trùm nhất đối với dân tộc Việt Nam thời cổ. Truyện kể về Viêm đế Minh là cháu ba đời của Viêm đế họ Thần Nông. Viêm đế Minh lấy vợ sinh ra Lộc Tục, làm vua phương Nam. Khi lên ngôi, Lộc Tục xưng là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quỷ. Lộc Tục sinh ra Sùng Lãm, lấy tên là Lạc Long Quân. Sùng Lãm lấy vợ là Âu Cơ, đẻ ra một bọc trăm trứng, trăm con. Lạc Long Quân đem năm mươi con xuống biển, Âu Cơ đưa năm mươi con lên non. Người con cả làm vua lấy tên là Hùng Vương. Thủy tổ của nước ta là Kinh Dương Vương (khoảng năm 2879 trước công nguyên). Dân tộc ta có lịch sử từ lâu đời, nước ta là nước có ranh giới, bờ cõi: “Âu Cơ cùng năm mươi người con ở Phong Châu, tự suy tôn người tài giỏi đứng đầu làm chủ, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Nước Văn Lang, phía Đông giáp Nam Hải, phía Tây sát Ba Thục, phía Bắc đến hồ Động Đình, phía Nam tiếp giáp nước Hồ Tôn. Hùng Vương chia nước thành mười lăm bộ là các bộ Giao chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Y Hoan, Cửu Chân, Nhật Tam, Chân Định, Quế Lâm, Tượng Quận; rồi sai các em chia nhau coi giữ, đặt ra tướng võ, tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc hầu, Tướng võ gọi là Lạc 20 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc20bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Trần Thị Thanh - K32EVăn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất