Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời trần...

Tài liệu Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời trần

.PDF
65
88
115

Mô tả:

Header Page 1 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Với chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng lịch sử năm 938, nước ta thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc và từ đây Đại Việt bắt đầu bước vào một thời kì mới, thời kì độc lập tự chủ. Năm 1010 nhà Lý được thành lập, trong không khí tưng bừng phấn khởi khi đất nước độc lập, tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người dân Đại Việt. Với cảm hứng yêu nước, tinh thần dân tộc, trong văn học đã dấy lên một phong trào sáng tác thơ ca để ngợi ca các bậc anh hùng cũng như công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đáp ứng đời sống tinh thần của con người. Tiếp nối thành tựu của đời trước, bước vào thời đại nhà Trần, tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc cũng là nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ giai đoạn này. Những sắc thái tình cảm thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào về những chiến công chống quân xâm lược, về truyền thống đấu tranh bất khuất, về một nền văn hiến văn hóa lâu đời, về đất nước tươi đẹp phong phú, về con người có bản lĩnh vững vàng, về cuộc sống yên vui,…đã trở thành đề tài chính trong hầu hết các sáng tác của các tác giả thời Trần. Khẳng định quốc gia dân tộc mình, thơ ca thời Trần đã chứa đựng cái hào khí đặc biệt - Hào khí Đông A - Hào khí Đại Việt gắn với một thời đại quật khởi chiến thắng ngoại xâm liên tục và cởi mở đón nhận tinh hoa văn hóa bốn phương. Xuất phát từ những lí do trên tác giả khóa luận chọn đề tài “Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần” nhằm làm sáng rõ cả về nội dung và ý thức nghệ thuật của một thời đại thi ca đi vào lịch sử văn học Nguyễn Thị Ly Footer Page 1 of 95. -1- Khoa Ngữ văn Header Page 2 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp với những trang sử hào hùng, ngợi ca và tự hào khi khẳng định dân tộc Đại Việt. Thơ ca thời Trần cũng có một vị trí thực sự quan trọng trong chương trình Phổ thông, Cao Đẳng, Đại học. Bởi vậy, với đề tài này, tác giả khóa luận hi vọng nó sẽ có những đóng góp đáng kể và thiết thực vào công việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV được coi là giai đoạn đặt nền móng cho Văn học trung đại Việt Nam. Thành tựu văn học của thời kì này tập trung nhiều vào thời nhà Lý và nhà Trần bởi vậy các nhà nghiên cứu gọi chung là Văn học Lý - Trần. Viết riêng về thời Trần đã có nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến thơ ca giai đoạn này như: Đinh Gia Khánh; Nguyễn Phạm Hùng; Nguyễn Đăng Na; Nguyễn Hữu Sơn; Đoàn Thị Thu Vân; Lê Thu Yến,…Tuy nhiên không phải tất cả những vấn đề thuộc mọi lĩnh vực trong nguồn thơ ca ấy đều được họ đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình. Đinh Gia Khánh (chủ biên), (2006), Văn học Việt Nam (Thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII), Nhà xuất bản Giáo dục, trang 101 có viết: “Thơ văn đời Trần khẳng định giá trị của con người, vai trò của nhân dân và do đó có ý nghĩa nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc. Chủ nghĩa nhân đạo ấy gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, bởi vì khi khẳng định giá trị của con người trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thì các tác giả cũng đồng thời thể hiện niềm tin tưởng ở phẩm chất và khả năng của dân tộc mình”. Ở đây tác giả chủ yếu bàn về phẩm chất và khả năng của con người Đại Việt. Đoàn Thị Thu Vân, (2007), Con người nhân văn trong thơ ca Việt Nam sơ kì trung đại, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 26 - 27 cũng bàn về con người trong thơ thời Trần nhưng không phải là con người khí phách mà là con người Nguyễn Thị Ly Footer Page 2 of 95. -2- Khoa Ngữ văn Header Page 3 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp nhân văn với vẻ đẹp mẫn cảm của tâm linh: “con người thường xuyên tự phản tỉnh”. “Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người - nhân loại mang ý nghĩa triết học” và “ sự phản tỉnh ở cấp độ con người - cá thể mang ý nghĩa nhân sinh” Lê Thu Yến (chủ biên), Đoàn Thị Thu Vân - Lê Văn Lực, (2003), Văn học trung đại - Những công trình nghiên cứu, Nhà xuất bản giáo dục, trang 27, lại nói về quan niệm của con người trong thơ Thiền: “Thơ Thiền thời Lý Trần, nhất là thời Trần luôn có xu hướng muốn đạt đến một con người - vũ trụ…Ấy là con người được giải thoát khỏi những ràng buộc hữu hạn của thế giới trần thế ngay chính nơi trần thế”. Nhìn chung các tác giả trên với bài viết của mình chủ yếu khai thác về con người trong nội dung thơ ca thời Trần. Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả đi vào tìm hiểu những khía cạnh trên phương diện nghệ thuật như: Nguyễn Đăng Na (chủ biên) - Lã Nhâm Thìn - Đinh Thị Khang, (2008), Văn học trung đại Việt Nam tập I, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, trang 20 có nhấn mạnh: “Thơ văn Lý Trần đặt nền móng một cách vững chắc cho Văn học trung đại Việt Nam từ chữ viết đến thể loại, từ nội dung đến nghệ thuật, từ phương thức tư duy nghệ thuật đến cách tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo truyền thống nghệ thuật riêng cho dân tộc mình”. Đây gần như là sự đúc kết toàn bộ thơ ca của thời kì Lý – Trần. Trần Ngọc Vương (chủ biên), (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ X đến Thế kỉ XIX – Những vấn đề lí luận và lịch sử, Nhà xuất bản giá dục, trang 540 lại viết riêng về sự tiếp thu thể loại của cả thời Lý - Trần chứ không đi riêng vào thời nhà Trần: “ Hệ thống thể loại Văn học Lý - Trần có thể được xem là một điển hình của quá trình tiếp thu thể loại Văn học Trung Quốc”. Tiếp thu những khía cạnh mà người đi trước đã nghiên cứu, đồng thời bổ sung thêm những thiết hụt, những vấn đề chưa được bàn tới, với đề tài Nguyễn Thị Ly Footer Page 3 of 95. -3- Khoa Ngữ văn Header Page 4 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp “Tinh Thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần” của mình, em tập trung đi sâu vào khai thác những thành tựu của riêng thời nhà Trần đã đạt được trên cả hai phương diện nội dung và ý thức nghệ thuật. Hi vọng rằng với đề tài này có thể góp phần làm hoàn thiện hơn trong việc khẳng định giá trị thơ ca thời Trần. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần. Có được cái nhìn toàn diện về sự nghiệp văn học và sự đóng góp của các tác giả đời Trần vào hệ thống Văn học trung đại nói riêng và Văn học Việt Nam nói chung. Góp phần thiết thực vào công việc giảng dạy Ngữ văn sau này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nêu được những nét khái quát nhất về lịch sử xã hội, tư tưởng và văn học thời Trần. Khẳng định ngợi ca quốc gia Đại Việt trên tinh thần dân tộc ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần. - Phạm vi nghiên cứu: Thơ ca thời Trần. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 7. Đóng góp của khóa luận Nguyễn Thị Ly Footer Page 4 of 95. -4- Khoa Ngữ văn Header Page 5 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp - Về mặt lí luận: Thấy được những nét cơ bản trong “Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần”. Đồng thời nâng cao hiểu biết về nội dung và nghệ thuật thơ ca thời Trần. - Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ là tư liệu cần thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy sau này ở trường Phổ thông. 8. Bố cục của khóa luận Khóa luận gồm: - Mục lục - Mở đầu - Nội dung Chương 1: Những vấn đề chung về lịch sử xã hội, tư tưởng và văn học thời Trần. Chương 2: Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần. - Kết luận - Tài liệu tham khảo Nguyễn Thị Ly Footer Page 5 of 95. -5- Khoa Ngữ văn Header Page 6 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG VÀ VĂN HỌC THỜI TRẦN 1.1. Lịch sử xã hội 1.1.1. Lịch sử Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ, năm 938, với chiến thắng vang dội của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng lịch sử đất nước ta đã bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự chủ. Năm 939, từ khi Ngô Quyền xưng vương dựng nước, đến tháng 12/ 1225 khi nhà Trần được thành lập, nước ta đã trải qua sự hưng vong của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý và chấm dứt khi vua Thiếu Đế bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly. Từ đây vương triều Trần kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Trong triều Trần, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đại Việt được tiếp tục với tất cả sự cố gắng của mọi tầng lớp xã hội. Trong vòng 175 năm, bằng sự nỗ lực hết sức của mình nhà Trần đã làm được những chiến công vang dội đi vào lịch sử dân tộc, đặc biệt với ba lần chiến thắng chống quân Nguyên - Mông để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất vào năm 1258, vua Trần Thái Tông đã đích thân ra chiến trận rồi xuống chiếu ra lệnh cho cả nước khẩn trương đánh giặc cứu nước. Sau mấy tháng trời gian khổ ròng rã, kinh thành Thăng Long sạch bóng quân thù và trả lại sự yên bình cho Đại Việt. Nguyễn Thị Ly Footer Page 6 of 95. -6- Khoa Ngữ văn Header Page 7 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp Từ bài học thất bại nặng nề trên đất Việt năm 1258 và ở Chiêm Thành năm 1283, Hốt Tất Liệt đã huy động một lực lượng quân viễn chinh rất lớn tấn công vào nước ta với mục đích nhanh chóng đánh chiếm Đại Việt. Trước ngòi lửa chiến tranh sắp bùng nổ, tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc của nhân dân ta càng dâng cao. Vua tôi nhà Trần gấp rút chuẩn bị kháng chiến. Để thể hiện lòng quyết tâm chiến thắng giặc, quân dân ta đã chích vào cánh tay của mình hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Thát Đát - chỉ quân Mông Cổ). Đây là lần xâm lược Đại Việt với quy mô lớn nhất của nhà Nguyên và cũng là cuộc kháng chiến gian khổ nhất của quân dân nhà Trần chống phương Bắc, quyết định sự tồn vong của Đại Việt lúc đó. Sau những tháng ngày liên tục phản công quyết liệt bằng những trận quyết chiến, quân dân ta đã lập nên những chiến công vang dội có ý nghĩa chiến lược. Chiến thắng ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, Vạn Kiếp đã tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc. Thắng lợi năm 1285 cơ bản đã xác định sự tồn tại của Đại Việt và củng cố lòng tin của người Việt vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân. Sau hai lần thất bại thảm hại, vua Nguyên Hốt Tất Liệt đã tổ chức ngay cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ ba vào năm 1288. Lần này Trần Quốc Tuấn và triều đình chú trọng đến chiến trường ven biển Đông Bắc. Đó là đường tiến quân của thủy quân và đoàn thuyền tải lương của giặc. Lấy trận địa trên sông Bạch Đằng, thắng lợi cứ nối tiếp thắng lợi “quân ta ngày càng hăng hái diệt địch, địch chết bị thương không kể xiết” [8, 243 ]. Tin đại thắng Bạch Đằng nhanh chóng truyền lan khắp cả nước càng làm nức lòng quân dân Đại Việt. Đến ngày 19/4/1288 quân địch rải xác trên Nguyễn Thị Ly Footer Page 7 of 95. -7- Khoa Ngữ văn Header Page 8 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp đường rút chạy, Thoát Hoan một lần nữa đành phải giải tán quân bại trận ở châu Tư Minh (Quảng Tây, Trung Quốc). Như vậy, trong ba mươi năm liên tiếp, quân dân nhà Trần đã ba lần đại thắng ngoại xâm. Thắng lợi vẻ vang và hào hùng ấy góp phần làm suy yếu quân Nguyên Mông, khẳng định sức mạnh của đội quân yêu nước trước kẻ thù xâm lược. Chính khí thế sục sôi hào hùng của quân đội nhà Trần được mệnh danh là “Hào khí Đông A” đã tác động mạnh mẽ đến tinh thần, tình cảm và tâm lí con người thời đại. Nó góp thêm vào tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc của nhân dân Đại Việt. 1.1.2. Xã hội 1.1.2.1. Kinh tế Một trong những điều kiện có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự khẳng định đất nước Đại Việt giàu đẹp chính là ở lĩnh vực kinh tế. Nhìn chung các triều vua đời Trần đều coi trọng sản xuất nông nghiệp, coi đó là cái gốc của kinh tế đất nước. Dưới triều đại của mình, vua quan nhà Trần chú ý mở rộng thêm diện tích đất canh tác bằng công cuộc khẩn khoang của tư nhân và của triều đình. Tiếp tục chính sách “ngụ binh ư nông” đặt ra từ đời Lý, một mặt lại đảm bảo sức lao động cho sản xuất nông nghiệp, một mặt lại đảm bảo yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của quân dân trước mọi nguy cơ xâm lược của kẻ thù. Bên cạnh đó, công cuộc xây dựng thủy nông cũng được tập trung chú ý: “nhà Trần ý thức được rằng muốn bảo vệ được mùa màng, nhà cửa, tính mạng một cách lâu dài phải có quy hoạch đắp đê quy mô theo cả dòng sông” [8, 204 ]. Từ đó nhà nước trực tiếp tổ chức công việc. Với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp là điều kiện cho việc đẩy mạnh sản xuất thủ công nghiệp để Đại Việt ngày càng phồn thịnh hơn. Nguyễn Thị Ly Footer Page 8 of 95. -8- Khoa Ngữ văn Header Page 9 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp Nhà Trần vẫn tiếp tục xây dựng quan xưởng thủ công nghiệp nhà nước với những ngành nghề khác nhau như nghề sản xuất đồ gốm ở Thiên Trường; nghề dệt được đặt ngay trong cung đình; ngoài ra các xưởng chế tạo vũ khí cũng được xây dựng nhiều. Thêm vào đó thủ công nghiệp nhân dân cũng là bộ phận quan trọng và phổ biến của thủ công nghiệp. Những nghề thiết yếu là gốm (Bát Tràng); nghề rèn sắt (Tùng Lâm, Hoa Chàng); nghề đúc đồng (làng Bưởi); nghề mộc và xây dựng; còn có nghề khai khoáng ở Miền núi phía Tây và Tây Bắc. Sự phát triển của nền nông nghiệp và thủ công nghiệp nước nhà đã tạo điều kiện cho thương nghiệp vươn mình đi theo. Điều này làm cho kinh đô Thăng Long ngày càng mở mang sầm uất. Mạng lưới giao thông mở rộng, nhiều đường thủy, bộ và trạm dịch nối liền kinh đô với các địa phương. Chợ búa mọc lên khắp nơi, việc buôn bán với nước ngoài được tổ chức ở các thương khẩu từ đó hình thành nên các trung tâm thương mại nổi tiếng như Vĩnh Bình; Nghi Hòa Đình (Cao - Lạng); Vân Đồn (Quảng Ninh). Nhìn chung nền kinh tế Đại Việt dưới triều Trần đạt đến trình độ phát triển nhất định. Và trên cơ sở của nền sản xuất khá dồi dào ấy, văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội có điều kiện nảy nở phù hợp với hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ. 1.1.2.2. Chính trị Cuộc thay đổi triều đại chuyển chính quyền từ dòng họ Lý sang họ Trần trong hoàng cung và triều đình diễn ra như một tất yếu của lịch sử dân tộc. Khi bắt đầu sứ mệnh lịch sử của mình, tập đoàn quý tộc họ Trần rất khôn khéo, dần dần từng bước vững chắc và cuối cùng đã nắm giữ chính quyền nhanh gọn để mở ra một thời kỳ tiếp tục phát triển cao hơn của xã hội Đại Việt. Nguyễn Thị Ly Footer Page 9 of 95. -9- Khoa Ngữ văn Header Page 10 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp Nhà Trần đã xây dựng một chính quyền của quý tộc - tổ chức chính quyền của dòng họ Trần. Các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, đặc biệt các chức võ quan cao cấp đều do các hoàng tử, thân vương nắm giữ. Các vua Trần thường sớm truyền ngôi cho con rồi lên làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn tiếp tục trông coi việc nước. Sự liên kết dòng họ nắm chính quyền đó như một nguyên tắc mà các vua Trần cố gắng thực hiện trong suốt 175 năm trị vì. Tổ chức quân đội nhà Trần tạo ra một sức bật mới làm nhanh chóng ổn định trật tự xã hội, sắp xếp chính quyền, đồng thời tăng cường lực lượng quân sự đủ sức đưa đất nước vượt qua các trở ngại, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Bộ phận cấm quân của nhà Trần ngày càng được tăng thêm, phiên chế ngày càng phức tạp và chặt chẽ. Lực lượng vũ trang của các quý tộc cũng là một lực lượng đáng kể. Ngoài ra nhà Trần còn nâng cao chất lượng binh lính bằng các biện pháp tuyển quân, tuyển tướng, huấn luyện binh pháp và rèn luyện tư tưởng. Về phương thức tuyển chọn quan lại ở thời Trần cũng có sự khác biệt. Do nhà nước Trần được xây dựng chủ yếu trên hai cơ sở xã hội là quý tộc và sỹ phu nên phương thức tuyển chọn quan lại bằng “nhiệm tử”, người nắm chính quyền được bổ nhiệm theo họ hàng. Ngoài ra còn lựa chọn qua “khoa cử”, qua “công lao”, “thủ sĩ” và mua bán bằng tiền. Việc tuyển chọn này đã góp phần quy định bản chất thành phần của chính quyền nhà Trần. Cơ quan luật pháp thời Trần cũng được tăng cường và hoàn thiện hơn. Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ “Quốc triều thông chế” gồm 20 quyển quy định về tổ chức chính quyền. Tiếp sau đó nhà Trần lại ban hành quyển “Quốc triều hình luật”. Pháp luật và tổ chức tư pháp đời Trần rất nghiêm minh và chặt chẽ để khẳng định sức mạnh của nhà nước khi đang cai trị. Nguyễn Thị Ly Footer Page 10 of 95. - 10 - Khoa Ngữ văn Header Page 11 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp Như vậy, với một nền chính trị như thế, Đại Việt dưới sự phát triển của triều Trần đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lịch sử Việt Nam. 1.1.2.3. Văn hóa - giáo dục Đất nước đã được độc lập, văn hóa dân tộc có điều kiện phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Nhà Trần đã cố gắng khôi phục và xây dựng một nền văn hóa cởi mở, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là nguồn văn hóa dân gian. Nó không chỉ thể hiện ở lĩnh vực tinh thần qua những điệu hát chèo, những điệu nhảy và cả nghệ thuật múa rối, trò chơi hay những câu chuyện thần thoại về nguồn gốc và công cuộc đấu tranh của người Việt mà còn thể hiện qua văn hóa vật chất với những công trình kiến trúc lớn như “Thành nhà Hồ”, “Lăng mộ nhà Trần ở Thái Đường”, nghệ thuật điêu khắc tinh tế trên các cánh cửa gỗ ở các ngôi chùa hay sự phát triển của các nghề thủ công mỹ nghệ,… Tất cả đã tạo ra cho triều Trần có một nền văn hóa đa dạng mang dấu ấn của thời đại, vừa truyền thống nhưng lại vừa hiện đại trước nền văn hóa nước ngoài. Nền giáo dục cũng có sự điều chỉnh lại. Vương triều Trần đã chính quy hóa, tạo ra quy củ cho việc học hành và thi cử. Thành lập “Quốc học viện” để cho con em quý tộc. Quan lại và nho sĩ vào học. Tại lộ, phủ, châu, chức quan học được đặt ra. Không chỉ có những trường học của vương triều, các nho sĩ còn lập ra trường học của các xóm làng. Thể lệ thi cử, học vị được quy định. Năm 1247 nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi (ba học vị là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) dành cho ba người thi đỗ xuất sắc trong các kì thi Đình, quy định cứ bảy năm mở khoa thi một lần. Và trong 175 năm, nhà Trần đã tổ chức được 14 khoa thi (10 khoa chính và 4 khoa phụ), lấy 238 người đỗ. Bởi vậy tầng lớp nho sĩ ngày càng đông đảo, Nho học dần dần phát triển lấn át Phật giáo tinh thần Khổng giáo đã thấm sâu vào mội ngõ ngách Nguyễn Thị Ly Footer Page 11 of 95. - 11 - Khoa Ngữ văn Header Page 12 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp của đời sống người dân Việt Nam vì nền giáo dục học thuật kéo dài qua hàng trăm thế hệ đã để lại những dấu ấn trong đời sống văn hóa, trong tâm thế ứng xử của người Việt Nam. Các vua Trần cũng đặc biệt trọng đãi Nho sĩ. Sách học cũng được quy định: Ngũ kinh, Tứ thư, Bắc sử,…Từ đó các quan niệm về tam cương ngũ thường, truyền thống tôn sư trọng đạo được hình thành. Có thể thấy được rằng, dưới một nền Văn hóa - giáo dục như thế đã thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi một nền văn học phát triển với sự xuất hiện của các tác giả nổi tiếng từ vua cho đến các bậc quan lại, Nho sĩ. 1.2. Tư tưởng thời đại Nếu như ở thời Lý, Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của người dân Đại Việt thì bước sang thời Trần sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo đã lấn át Phật giáo và nhanh chóng leo lên vị trí đứng đầu. Bên cạnh đó, Đạo giáo cũng có một vị trí đáng kể trong hệ tư tưởng người Việt. Như vậy, trong giai đoạn này Đại Việt có ba tôn giáo cùng song song tồn tại và được gọi là thời kì “Tam giáo đồng nguyên”, tuy nhiên sự ảnh hưởng của Nho giáo vẫn chiếm ưu thế hơn cả. Tư tưởng Nho học bắt nguồn từ Trung Quốc, một hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến. Khi được truyền bá vào Việt Nam, là một thành tố của văn hóa Việt, Nho giáo có một ảnh hưởng rất lớn đối với diện mạo cũng như nội dung các thành tố văn hóa khác. Với tư cách là một học thuyết chính trị, đạo đức, Nho giáo có ảnh hưởng sâu nặng đến tâm tư, tình cảm, tư duy và lối sống của các nhà Nho Việt. Cũng từ đó, bằng nhiều hình thức khác nhau họ đã phả vào tư tưởng của người dân. Nguyễn Thị Ly Footer Page 12 of 95. - 12 - Khoa Ngữ văn Header Page 13 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp 1.3. Tình hình văn học Bước vào thời kì độc lập tự chủ, văn học đời Lý đã bắt đầu có những bước phát triển để khẳng định quốc gia dân tộc mình. Kế thừa những thành tựu từ đời trước, đến đời Trần văn học tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong thơ ca Trung đại nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. 1.3.1. Lực lượng sáng tác Đến thời Trần, tuy Phật giáo vẫn còn được đề cao nhưng dần dần cũng nhường bước cho Nho giáo. Sự thay đổi và phát triển của giáo dục thi cử theo Nho học đã làm xuất hiện ngày càng đông đảo lực lượng trí thức mới trong xã hội. Họ trở thành lực lượng sáng tác chủ yếu trong dòng văn học đời Trần. Chiếm vị trí đông đảo và đáng nói nhất chính là tầng lớp Nho sĩ, họ là những con người có lí tưởng, có tiết tháo. Đứng thứ hai là lực lượng sáng tác thuộc tầng lớp quý tộc, vua quan trong triều. Bên cạnh đó xuất hiện một vài tăng lữ cũng tham gia sáng tác văn học. Như vậy, chính sự xuất hiện của những lực lượng sáng tác này đủ để thấy sự khác biệt so với triều đại nhà Lý. Điều đó dẫn đến sự biến đổi về diện mạo văn học. 1.3.2. Các tác phẩm và thể loại tiêu biểu Đây là thời kì mà thi sĩ là các vị vua, các vương hầu trong triều. - Thơ chữ Hán: Thái Tông ngự tập (Trần Thái Tông) Thánh Tông thi tập (Trần Thái Tông) Nhân Tông thi tập (Trần Nhân Tông) Băng Hồ ngọc hác (Trần Nguyên Đán) Lạc Đạo tập (Trần Quang Khải) Cúc Đường di thảo (Trần Quang Triều)… Nguyễn Thị Ly Footer Page 13 of 95. - 13 - Khoa Ngữ văn Header Page 14 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp - Phú chữ Hán: Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu) Thiên Hưng trấn phú (Nguyễn Bá Thông)… - Phú chữ Nôm: Cư Trần lạc đạo phú (Trần Nhân Tông) Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (Trần Nhân Tông) Hoa Yên tự phú (Huyền Quang) Giáo tử phú (tương truyền của Mạc Đĩnh Chi) Với sức sáng tạo dồi dào, các thi sĩ thời Trần đã tạo ra một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau. Điều này đã khẳng định được sự phát triển rực rỡ của thơ ca thời Trần. 1.3.3. Nội dung chính Bước vào thời nhà Trần, khi tâm lí xã hội bắt đầu thay đổi thì cũng kéo theo sự chuyển biến của thơ ca. Mặc dù vẫn còn những sáng tác của các nhà sư song phần lớn thi sĩ là tầng lớp vua chúa, quan lại, và những nhà Nho. Lý tưởng của con người không chỉ hướng tới Thiền môn mà bắt đầu hướng tới những lí tưởng của Nho gia. Thơ ca thời Trần mang một âm hưởng riêng, một phong cách riêng. Đó là sự phóng khoáng, bay bổng và siêu thoát, sự hoành tráng và rộng mở. Đây là biểu hiện của tâm hồn con người hào hứng phấn khởi trong sự khẳng định dân tộc; khẳng định những chiến công to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; thể hiện tinh thần quật cường; ca ngợi công đức của những vị vua Trần, những con người kì vĩ, phi thường khát khao lập công danh để phò vua giúp nước. Đó còn là sự khẳng định một nền văn hiến và văn hóa Đại Việt; một đất nước có truyền thống anh hùng; có phong tục tập quán lâu đời với bao nét đẹp Nguyễn Thị Ly Footer Page 14 of 95. - 14 - Khoa Ngữ văn Header Page 15 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp được tôn vinh; một đất nước có thiên nhiên giàu đẹp mà thanh bình giản dị. Và dân tộc đó sẽ trường tồn mãi mãi. Mặc dù cuối thời Trần, văn học xuất hiện những con người cá nhân trước sự suy vi của triều đại. Nhưng tựu chung lại, nội dung chính cũng như cảm hứng thơ vẫn thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc, vẫn mang sức mạnh của “Hào khí Đông A” trước thời đại. Nguyễn Thị Ly Footer Page 15 of 95. - 15 - Khoa Ngữ văn Header Page 16 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 TINH THẦN KHẲNG ĐỊNH QUỐC GIA DÂN TỘC TRONG THƠ CA THỜI TRẦN 2.1. Khẳng định quốc gia dân tộc trên phương diện nội dung cảm hứng 2.1.1. Khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Trước đời Trần, vào năm 1076 khi quân Tống một lần nữa kéo sang cướp nước ta. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trên sông Như Nguyệt. Để cổ vũ, khích lệ tinh thần quyết chiến thắng kẻ thù của các tướng sĩ, tương truyền bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt ra đời: Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Dịch thơ: Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định mệnh ở sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Bài thơ là lời tuyên ngôn khẳng định sự tồn tại của nước ta với tính cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, cương giới nước Nam rõ ràng đã được ghi trong sách trời. Mệnh trời là như thế. Ở đó còn là lòng tin sắt đá vào sự thắng lợi, vào ngày mai của dân tộc và đất nước. Đến thời Trần, ý thức về dân tộc của các vua quan, nhân dân Đại Việt ngày càng lên cao để phát huy truyền thống của hàng nghìn năm lịch sử trước kia. Đồng thời tạo lập thêm những truyền thống mới để ngày càng lớn mạnh hơn. Điều này đã được minh chứng cụ thể bằng ba cuộc chiến thắng lừng lẫy, Nguyễn Thị Ly Footer Page 16 of 95. - 16 - Khoa Ngữ văn Header Page 17 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp hào hùng của quân dân nhà Trần khi phá tan ý đồ xâm lược của quân đội Nguyên Mông để bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. Nhà Tống kế thừa được của các triều đại phong kiến trước đó, từ Hán đến Đường quan điểm kì thị Hoa - Di rất phản động. Trời không có hai mặt trời, thiên hạ không có hai hoàng đế. Các dân tộc khác ở xa ngoài đất Hoa Hạ (Trung Quốc) đều là man di, tuy có thể có thủ lĩnh nhưng các thủ lĩnh ấy chỉ là phiên thuộc của Tống đế. Bởi vậy, trước đó Lý Thường Kiệt nêu lên hai chữ “Nam đế” để gọi Vua nhà Lý. Và nếu Bắc quốc có Bắc đế thì Nam quốc có Nam đế. Khẳng định lại một lần nữa, vua Trần Minh Tông cũng tiếp nối quan điểm ấy, bác bỏ lối phân biệt Hoa - Di, khẳng định Đại Việt là quốc gia văn minh, độc lập: Tứ minh tương tiếp giới, Chỉ cách mã ngưu phong. Ngôn ngữ vô đa biệt, Y quan bất khả đồng. Nguyệt sinh giao thất lãnh, Nhật lạc ngạc đàm không. Chẳng hạn Hoa Di ngoại, Tề đăng thọ vực chung. Dịch nghĩa: Châu Tứ Minh tiếp giáp biên giới nước ta, Cách biệt nhau chẳng đáng là bao. Tiếng nói không khác nhau nhiều lắm, Áo mũ thì không giống nhau. Mặt trăng mọc khiến cho nhà giao long lạnh lẽo, Mặt trời lặn khiến cho đầm cá sấu rỗng không. Nguyễn Thị Ly Footer Page 17 of 95. - 17 - Khoa Ngữ văn Header Page 18 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp Đâu có sự ngăn cách giữa Hoa và Di, Đều cùng nhau bước lên cõi thọ. (Việt giới) Bài thơ như một lời khẳng định, rõ ràng không bao giờ có sự ngăn cách giữa Hoa và Di. Và hai đất nước đều có độc lập chủ quyền tách biệt nhau. Bên cạnh đó vua Trần Minh Tông cũng muốn nêu cao tinh thần đoàn kết cùng giúp đỡ nhau giữa hai dân tộc khi cả hai đều có nhiều điểm tương đồng. Lời thơ khéo léo, ý tứ nhưng lại đanh thép, cứng rắn để thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. Một chân lí lịch sử không bao giờ thay đổi là dân tộc ta đã trưởng thành, nước Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, có biên giới rõ ràng, tuy gần gũi với các nước khác, có nhiều điểm tương đồng nhưng điều đó không có nghĩa Đại Việt là nước phụ thuộc. Như vậy, từ đời Lý đến đời Trần, và chắc chắn cả những thế hệ sau này nối tiếp sẽ luôn tự hào về đất nước Đại Việt độc lập, một quốc gia hùng mạnh đã vượt qua biết bao những khó khăn để có một tương lai trường tồn. 2.1.2. Khẳng định văn hiến, văn hóa dân tộc Từ đời Lý, người Việt đã luôn luôn tự hào về một đất nước “văn hiến chi bang”, để rồi hơn 400 năm sau, vào thế kỉ XV, khi nhà Lê khởi nghĩa giành thắng lợi lớn thì Nguyễn Trãi một lần nữa đã khẳng định lại, và thậm chí còn khẳng định cao hơn nữa: “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang” (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến). Vậy “văn hiến” là truyền thống văn hóa tốt đẹp có từ ngàn đời xưa và ngày càng phát triển mạnh hơn trong tương lai. “Văn hiến là sách vở và nhân vật tốt trong một đời” [1, 76 ]. Nói cách khác, văn là văn hóa, còn hiến là hiền tài. Nguyễn Thị Ly Footer Page 18 of 95. - 18 - Khoa Ngữ văn Header Page 19 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp Như vậy ai cũng có thể hiểu “văn hiến” thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài có đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt. Từ đó có thể thấy khái niệm “văn hiến” sẽ hẹp hơn khái niệm “văn hóa”. Khẳng định quốc gia Đại Việt là một dân tộc có nền văn hiến văn hóa ta có thể tìm thấy điều này biểu hiện ở những khía cạnh cụ thể sau: 2.1.2.1. Khẳng định con người Đại Việt tài năng đức độ Trước hết thơ ca thời Trần đã đi sâu vào khẳng định ngợi ca tài kinh bang tế thế của con người Đại Việt. Thơ ca thời Trần đã tốn không ít giấy mực để ngợi ca công lao to lớn của các vị vua, các bậc hiền tài là những trụ cột của triều đình. Họ tài năng trên tất cả các lĩnh vực. Có ai đếm được từ đời Trần Thái Tông đến đời Trần Minh Tông đã xuất hiện bao nhiêu những vị tướng tài bên các vị vua sáng và có ai đếm được họ đã lập bao nhiêu công lao cho sự hưng thịnh của đất nước? Chỉ có thể khẳng định được rằng, những con người ấy, với tài năng của mình họ đã cùng nhau gây dựng nên một dân tộc hùng mạnh và trường tồn. Trước hết, để có một quốc gia vững bền và hùng mạnh thì hơn bao giờ hết bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải ổn định và thống nhất. Đất nước muốn “quốc thái dân an” thì phải có những đường lối chính trị đúng đắn và sáng suốt. Dưới sự lãnh đạo của mình lúc đương thời, nhà Trần đã thể hiện sự đúng đắn, tầm nhìn xa trông rộng trước thời cuộc, đặc biệt trong những lúc đất nước nguy nan, chiến tranh kéo dài khi áp dụng đường lối chính sách “khoan sức cho dân” và tìm ra vai trò của dân trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: Ngọc Hoa dạ chiếu tuyệt quyền kì, Dục bái khiên lai cận xích trì. Nhược sử ái nhân như mã, Nguyễn Thị Ly Footer Page 19 of 95. - 19 - Khoa Ngữ văn Header Page 20 of 95. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp Thương sinh an đắc hữu sang đi. Dịch nghĩa: Con ngựa Ngọc Hoa chiếu dạ chạy giỏi tuyệt vời, Tắm xong dắt đến gần thềm son. Nếu vua yêu người cũng như yêu ngựa, Thì dân đen đâu đến nỗi cơ cực. (Đề Minh Hoàng dục mã đồ - Chu Đường Anh). Sự chê trách vua Đường Minh Hoàng - Trung Quốc trong việc coi trọng con tuấn mã Ngọc Hoa hơn người đã dẫn đến thất bại nặng nề. Đó là một bài học kinh nghiệm như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho việc xác định lại đường lối chính sách của Đại Việt, tìm ra sức mạnh của dân là điều rất quan trọng. Nếu không biết coi trọng và sử dụng sức mạnh ấy một cách hợp lí thì tất yếu sẽ dẫn đến thất bại. Trước đời Trần, Trần Quốc Tuấn trước lúc lâm chung, lời trối trăng của một hiền tài đất nước cũng là “làm thế nào thu hút được binh lính như cha con một nhà” thì mới có thể chiến thắng ngoại xâm được và lại phải “khoan sức cho dân để làm cái kế sâu gốc, kế bền rễ. Đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn”[11, 379]. Lòng yêu nước của các vị vua và tướng ở đây gắn liền với sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân để từ đó nhận ra cần phải làm thế nào để có một đất nước Đại Việt vững mạnh và yếu tố con người được đặt lên hàng đầu. Đây là yếu tố mà thơ ca đời Trần đặc biệt nhấn mạnh. Bên cạnh lĩnh vực chính trị, tài kinh bang tế thế còn thể hiện trên lĩnh vực quân sự, tài điều binh khiển tướng của các vị vua, vị tướng để làm nên những chiến thắng vang dội, lừng lẫy. Trải qua sự hưng thịnh, tồn vong từ hàng nghìn năm trước, lịch sử đã chứng minh rõ ràng về những con người hào kiệt của đất Việt. Theo dòng lịch Nguyễn Thị Ly Footer Page 20 of 95. - 20 - Khoa Ngữ văn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất