Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn i.a.bunin (so sánh với đặc tính ...

Tài liệu Tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn i.a.bunin (so sánh với đặc tính tương ứng trong truyện ngắn g.g.márquez)

.PDF
161
20
131

Mô tả:

5 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ VÂN ANH TÍNH SINH ĐỘNG CỦA SỰ MIÊU TẢ TRONG TRUYỆN NGẮN I. A. BUNIN (SO SÁNH VỚI ĐẶC TÍNH TƯƠNG ỨNG TRONG TRUYỆN NGẮN G. G. MÁRQUEZ) Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60.22.32 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2010 6 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phùng Minh Hiến Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vào hồi giờ ngày tháng năm . CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN VĂN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2. 7 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI [1]. Nguyễn Thị Vân Anh (2010), "Nhân vật trong truyện ngắn I. Bunin", Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (11), tr. 3 - 10. 8 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Phùng Minh Hiến - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Anh 9 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả và số liệu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố và không trùng với công trình nghiên cứu của bất cứ ai. Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Anh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài.................................................................... ............................................................................................................................................... 5 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................ ............................................................................................................................................... 12 3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... ............................................................................................................................................... 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................. ............................................................................................................................................... 13 10 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................... ............................................................................................................................................... 14 6. Dự kiến đóng góp mới.............................................................. ............................................................................................................................................... 14 NỘI DUNG Chương 1: Thuật ngữ tính sinh động trong nghiên cứu lí luận văn học......... ............................................................................................................................................... 15 1.1. Phương diện từ ngữ................................................................ ............................................................................................................................................... 15 1.2. Sự xuất hiện của cụm từ “tính sinh động” trong lịch sử mĩ học và lí luận văn học........................................................................................... ............................................................................................................................................... 15 1.3. Những quan niệm coi tính sinh động như là một yếu tố cấu trúc quan trọng của tính nghệ thuật..................................................... ............................................................................................................................................... 19 1.4. Bản chất của khái niệm tính sinh động..................................... ............................................................................................................................................... 25 Chương 2: Những dấu hiệu biểu hiện tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn I. Bunin.................................................................................... ............................................................................................................................................... 34 2.1. Tính sinh động của sự miêu tả hình tượng nhân vật................. ............................................................................................................................................... 34 2.2. Tính sinh động của sự miêu tả hình tượng thiên nhiên............. ............................................................................................................................................... 63 2.3. Tính sinh động của hình tượng tác giả như là người kể chuyện toàn thông ngôi thứ ba và nhân vật kể chuyện............................................ ............................................................................................................................................... 77 11 Chương 3: Đặc sắc tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn I. Bunin (so sánh với đặc tính tương ứng trong truyện ngắn G. Márquez).......... ............................................................................................................................................... 91 3.1. Một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng........................... ............................................................................................................................................... 92 3.2. I. Bunin - người nghệ sĩ với những “nét vẽ” tài hoa, phóng khoáng đầy mê hoặc về thiên nhiên Nga......................................................... ............................................................................................................................................... 105 3.3. Độc đáo tính sinh động của sự miêu tả hình tượng tác giả qua nghệ thuật kể chuyện................................................................................. ............................................................................................................................................... 108 KẾT LUẬN................................................................................... ............................................................................................................................................... 118 CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..................................... ............................................................................................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. ............................................................................................................................................... 124 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu văn chương từ góc độ tính nghệ thuật, lâu nay đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Cùng với những phân môn khác trong khoa nghiên cứu văn học (Lịch sử văn học, Phê bình văn học, Lí luận văn học, Thi pháp học…), Tính nghệ thuật cũng là một hướng nghiên cứu mà cái đích cuối cùng của nó là nhằm lí giải sự độc đáo, tính chất phong phú và phức tạp của các sáng tác thi ca. Trong số những đặc tính của tính nghệ thuật thì “tính sinh động” được xem là dấu hiệu quan trọng nhất và cũng là yếu tố 12 tổng hợp đặc trưng nhất của chất lượng nghệ thuật tác phẩm. Do thế, tìm hiểu tính sinh động của sự miêu tả trong tác phẩm văn học sẽ giúp ta hiểu sâu hơn bản chất của sự tác động qua lại của tính tư tưởng, tính chân thật, tính hình tượng, tính tạo hình, tính biểu hiện, tính hấp dẫn và những dấu hiệu khác của tác phẩm. Trên cơ sở đó, tác phẩm văn chương được xem xét một cách toàn vẹn, và chính ở đây, nó hiện ra như là một sinh thể nghệ thuật để cho bạn đọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp và những giá trị độc đáo mà mỗi tác phẩm ưu tú có thể mang lại. 1.2. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, I. A. Bunin (1870 – 1953) là một trong những đỉnh cao của nền văn chương Nga cuối thế kỉ XIX - đầu XX. Sự vận dụng khái niệm tính sinh động vào nghiên cứu các sáng tác tiêu biểu của một tác giả tầm cỡ như I. Bunin hẳn là cần thiết. Tìm hiểu truyện ngắn I. Bunin từ việc phân tích những biểu hiện tính sinh động của sự miêu tả sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc hơn về tài năng sáng tạo của ông. Những bình diện giá trị của tác phẩm được khám phá từ một cách tiếp cận mới – tiếp cận toàn vẹn tác phẩm nhằm chỉ ra mặt chất lượng nghệ thuật tổng hợp nhất của nó. Theo đây, một số yếu tố quan trọng của chỉnh thể văn chương như hình tượng tác giả, tài năng và cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn cũng đồng thời được bộc lộ. Điều này, một mặt sẽ tạo thêm cơ sở vững chắc giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò của I. Bunin đối với nền văn học Nga nói riêng và nền văn học thế giới nói chung; một mặt khác, qua đây, người nghiên cứu cũng góp thêm một tiếng nói vào việc củng cố, xác định rõ hơn tính hữu hiệu của thuật ngữ tính sinh động trong nghiên cứu lí luận văn học. Như thế, việc thực hiện đề tài này, theo chúng tôi, có những ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng 1.3. Về phía người giáo viên dạy văn, việc nghiên cứu tính sinh động của sự miêu tả trong tác phẩm văn học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tư duy khoa học và công tác giảng dạy của họ. Từ sự phân tích cái toàn vẹn sinh động của tác phẩm, tác giả luận văn có thêm cơ hội rèn luyện lối tư duy biện 13 chứng trong nghiên cứu khoa học, bồi đắp năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học. Hướng tiếp cận này, do thế, sẽ góp phần không nhỏ giúp cho giáo viên có thể khai thác sâu hơn các bình diện chất lượng nghệ thuật của tác phẩm cùng tính hấp dẫn của nó, đồng thời qua đó cũng nâng cao được chất lượng bài giảng của mình. 1.4. Từ việc tổng hợp, khảo sát các tài liệu, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu tác phẩm văn chương từ góc nhìn tính sinh động đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó, có người giới thuyết thuật ngữ này với tư cách một biểu hiện quan trọng của chất lượng nghệ thuật tác phẩm; một số khác lại tập trung thuyết minh cấu trúc nội hàm của thuật ngữ tính sinh động. Ở nước ngoài, tiêu biểu nhất phải kể tới các nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Aritxtôt, Hêghen [Xem: 1, 31], N.A. Dobroliubov, L.I. Timopheev, G.N. Pospelov, N.K. Gei, N.A. Gulaiev... [Xem trong: 36]… Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã có sự khai thác vấn đề kể trên ở những tầm mức khác nhau. Các công trình của Nam Mộc, Nguyễn Cương là những minh chứng cụ thể [Xem trong: 82]. Trong số các tác giả nghiên cứu văn chương theo hướng tính nghệ thuật, phải kể tới những nỗ lực và đóng góp mới của Phùng Minh Hiến. Trong chuyên luận Tác phẩm văn chương, một sinh thể nghệ thuật [36], ông đã đẩy việc nghiên cứu tính nghệ thuật của văn chương vào một chiều sâu mới bằng việc phân tích nhiều mặt theo hướng lí thuyết ứng dụng thuật ngữ tính sinh động của sự miêu tả. 1.5. Về I. Bunin, đây là nhà văn Nga có một cuộc đời nhiều uẩn khúc và một sự nghiệp văn chương phong phú, độc đáo. Sau Cách mạng tháng Mười, ông ra nước ngoài và sống lưu vong cho đến cuối đời. Chính vì thế, các tác phẩm của I. Bunin luôn thấm đẫm một tâm trạng u hoài, xót xa và nhớ thương cố hương da diết. Là một nhà văn tài năng nhiều mặt, ông sáng tác cả thơ lẫn truyện ngắn và ở thể loại nào cũng gặt hái được những thành công nhất định. Riêng trong lĩnh vực truyện ngắn, I. Bunin được đánh giá rất cao. 14 Năm 1933, ông trở thành nhà văn Nga đầu tiên vinh dự được trao giải Nobel văn chương. Ở Nga và thế giới, việc đánh giá I. Bunin hẳn đã vướng phải những giới hạn lịch sử nhất định. Đương thời, những sáng tác của ông chưa được bạn đọc và giới nghiên cứu quan tâm, dành cho một vị trí thỏa đáng trong nền văn học. Tuy nhiên, theo thời gian, nhận thức về tác phẩm của ông đã có nhiều đổi khác. Giờ đây, công chúng yêu văn chương như bừng tỉnh trước cái đẹp tiềm ẩn của một tâm hồn Nga tỏa rạng trong mỗi trước tác của ông. Vào thập kỉ 60 của thế kỉ XX, người Nga đã xuất bản toàn tập tác phẩm của I. Bunin (9 tập), và đó cũng chính là câu trả lời, đúng hơn, là một sự xác quyết về tài năng và những đóng góp to lớn của I. Bunin đối với nền văn chương Nga nói riêng và văn chương thế giới nói chung. Tác phẩm của ông đã dành được sự mến mộ của rất nhiều người, đồng thời trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Những năm bảy mươi của thế kỉ trước, L. Vưgôtxki cho xuất bản công trình Tâm lí học nghệ thuật. Trong đây, ông đã lấy tên một truyện ngắn của I. Bunin là Hơi thở nhẹ để đặt tên cho một chương (chương 7) của cuốn sách. Nhà nghiên cứu đi sâu phân tích các phương diện nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và ông đã không tiếc lời ngợi ca truyện ngắn này. Ông cho Hơi thở nhẹ “như một mẫu hình của cả truyện ngắn cổ điển lẫn truyện ngắn hiện đại, ở đây mỗi đặc điểm phong cách cơ bản vốn có của ở thể loại này đều bộc lộ hết sức rõ ràng. Xét về phẩm chất nghệ thuật, truyện ngắn này chắc hẳn thuộc số hay nhất trong tất cả những gì được nghệ thuật văn chương tự sự tạo nên, và không phải ngẫu nhiên mà những ai từng viết về nó đều nhất trí thừa nhận nó là mẫu mực của truyện ngắn nghệ thuật” [83, tr.279]. Trong tác phẩm Một mình với mùa thu, nhà văn K. Pauxtôpxki đã cung cấp một cái nhìn, một sự đánh giá quan trọng về văn nghiệp của I. Bunin nói chung và truyện ngắn của ông nói riêng. Ở cuốn sách trên, tiểu luận Ivan Bunin của Pauxtôpxki đã giới thiệu rất kĩ về thân thế, sự nghiệp văn chương 15 đồng thời nêu những nhận xét cụ thể, những cảm nhận rất tinh tế về một số truyện ngắn của I. Bunin. Chẳng hạn, sau khi đọc Hơi thở nhẹ, ông đã rất xúc động về tác phẩm và thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng của mình đối với tài năng nghệ thuật của văn hào. K. Pauxtôpxki tâm sự: “Tôi run lên vì kết cục không sửa được nữa của đời cô (nhân vật Ôlia)… Tôi tự an ủi mình một cách ngây thơ rằng, Ôlia chỉ là nhân vật hư cấu của Bunin… lần đầu tiên tôi hiểu đến tận cùng, hiểu đến từng đường gân mạch máu thế nào là nghệ thuật, là sức mạnh vĩnh cửu, sức nâng cao tâm hồn của nó” [65, tr.95]. Về cuốn tự truyện Cuộc đời Acxênhep (trong đó có truyện ngắn Nàng Lika), K. Pauxtôpxki cho rằng đây là “tác phẩm thuộc thể loại chưa được gọi tên”. Với ngòi bút sáng tạo của I. Bunin, ông nhận xét: “Bunin đã nhìn thấy từng cử chỉ nhỏ, từng biến động nhỏ trong tâm hồn con người và ông đã viết về thiên nhiên thật rõ ràng, nghiêm ngặt và dịu dàng, một thiên nhiên không bao giờ tách biệt với cuộc sống” [65, tr.96]. Một trong những người đặc biệt quan tâm và có những nhận định xác đáng về truyện của I. Bunin, theo chúng tôi đó là M. Gorki. Ông từng nhận xét: “Bunin viết khác nào vẽ nên những bức tranh sinh động” [Dẫn theo 63, tr.483]. Như thế, trong cái nhìn của M. Gorki thì các sáng tác của I. Bunin (gồm cả thơ và truyện ngắn) giống như “những bức tranh sinh động” bằng ngôn từ. Ở đây, từ “sinh động” được dùng chủ yếu với nét nghĩa nhằm ca ngợi khả năng sử dụng ngôn từ uyển chuyển và điêu luyện của tác giả chứ chưa phải sự phân tích cụ thể các dấu hiệu biểu hiện tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn I. Bunin. Ở Việt Nam, sự tiếp cận I. Bunin chưa thật phong phú, nhiều mặt. Năm 1987, sáng tác của I. Bunin lần đầu tiên được dịch và giới thiệu với công chúng nước ta (Tuyển truyện Bunin, Hà Ngọc dịch). Trong Lời giới thiệu, dịch giả Hà Ngọc nhận xét về truyện ngắn của ông: “Các tác phẩm của nghệ sĩ Bunin thường ngắn và tuyệt vời, độc đáo cả về nội dung và hình thức nghệ thuật thể hiện… Người ta cho rằng sau Tsêkhov, Bunin đã mang lại một sự 16 đổi mới cho thể loại truyện ngắn Nga, mỗi truyện ngắn của ông vừa là một áng văn xuôi vừa là một bài thơ” [8, tr.7]. Năm 1996, tạp chí Văn học nước ngoài (số 1) đăng bốn truyện ngắn I. Bunin (Thái Bá Tân dịch và giới thiệu). Dịch giả Thái Bá Tân nhận định: “Di sản Bunin để lại không đồ sộ lắm nhưng được xem là sự đánh dấu một chương mới trong lịch sử phát triển văn học Nga thế kỉ XX bởi sự sâu sắc, tinh tế về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật”. Năm 1997, bài viết Những chuyển biến trong tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX của Phạm Gia Lâm đăng trên tạp chí Văn học số 11 đã có đoạn đề cập đến truyện ngắn của I. Bunin. Theo tác giả, những truyện ngắn của Bunin thường chứa đựng một “tâm trạng u hoài, xót xa được thể hiện dưới những hình thức gián tiếp, thầm kín, đầy biểu cảm…” [50, tr.14]. Cuốn Lịch sử văn học Nga [69] tuy rất dày dặn (880 trang) nhưng cũng chỉ có vỏn vẹn gần hai trang để giới thiệu toàn bộ tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của I. Bunin. Bên cạnh những nhận xét chung về các sáng tác thơ của Bunin, tác giả Nguyễn Kim Đính đã đưa ra một số nhận định có tính chất khái quát về truyện ngắn của Bunin, chẳng hạn: “Trong nhiều truyện giai đoạn đầu như Cùng trời cuối đất, Trên đất lạ, Tanhica, Người thầy giáo…, ngòi bút của Bunin với nỗi niềm ưu ái chân thành viết về số phận của những con người bé nhỏ: những người nông dân nghèo khổ lang thang kiếm sống, người thầy giáo nông thôn… Bước vào thế kỉ XX, do gần gũi Gorki và ảnh hưởng của phong trào đấu tranh, âm điệu trong truyện của ông có phần nào mạnh mẽ, phấn chấn hơn” [69, tr.483-484]. Nghiên cứu truyện ngắn I. Bunin, cần điểm tới các bài giới thiệu của Phan Hồng Giang ở những tuyển tập truyện dịch. Tuy nhiên, những bài giới thiệu này cũng chỉ mang tính chất tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Chẳng hạn, trong I. Bunin - Tuyển tập tác phẩm, ở phần giới thiệu, Phan Hồng Giang cho rằng “phần chính làm nên tên tuổi Bunin là văn 17 xuôi” và ông nhấn mạnh đến tính chất “dang dở, đượm buồn’ trong các truyện tình yêu của Bunin. 1.6. Về văn hào Côlômbia G. G. Márquez (Nobel văn chương 1982), đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tiếp cận các sáng tác của ông từ nhiều phía. Song, nhìn chung những công trình ấy chủ yếu mới tập trung nghiên cứu các tiểu thuyết của ông mà ít đề cập tới lĩnh vực truyện ngắn. Riêng về truyện ngắn G. Márquez, chúng tôi quan tâm đến bài giới thiệu của nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Trung Đức trong cuốn Gabriel Garcia Márquez – Truyện ngắn tuyển chọn [58]. Trong đây, ông đã đưa ra những nhận xét khái quát về truyện ngắn G. Márquez và nêu lên các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Nguyễn Trung Đức viết: “Toàn bộ sáng tác của G. G. Márquez đều xoay quanh chủ đề cái cô đơn. Tác phẩm của ông cái cô đơn được biểu hiện như là mặt trái của sự đoàn kết, như là sự tách mình khỏi cộng đồng xã hội của con người, hay nói khác đi đó là những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ của con người trong xã hội hiện đại. Đó là những típ người đã bị tha hóa xuống dạng người – thú, người – công cụ - những loại người ở dưới mức Người” [58, tr.6-7]. Công trình Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và G. G. Márquez của Lê Huy Bắc [7] có thể xem là sự tiếp cận toàn diện nhất về ông ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy việc nghiên cứu G. G. Márquez chủ yếu tập trung vào cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, trong khi các truyện ngắn của ông lại chưa được quan tâm thỏa đáng. Tác giả của công trình nghiên cứu này chỉ có một bài duy nhất tìm hiểu về nghệ thuật tự sự nhiều điểm nhìn trong truyện ngắn Cụ già với đôi cánh khổng lồ. Ngoài ra, ở các công trình nghiên cứu khác, chẳng hạn như Truyện ngắn: Lí luận tác gia và tác phẩm, tập 1 - 2, Lê Huy Bắc ít nhiều đề cập đến văn học Mĩ Latinh và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Trong đó, tác giả đưa ra một số nhận xét chung về truyện ngắn của G. G. Márquez và dừng lại điểm qua một vài truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn này như sau: “G. G. Márquez 18 lừng danh với Trăm năm cô đơn nhưng truyện ngắn của ông cũng không kém phần nổi tiếng… Chịu ảnh hưởng của các nhà hiện thực huyền ảo lớp trước và như ông đã phát biểu là cũng chịu tác động bởi yếu tố huyền ảo phương Đông (…), G. G. Márquez đã tạo nên một thế giới huyền ảo lung linh đa sắc màu. Từ Đôi mắt chó xanh, Biển của thời đã mất, những cơn mưa máu, những rừng xác chết dập dềnh trong đại dương đến ngón tay của thiếu nữ cứ nhỏ máu đêm tân hôn… tất cả đã trở nên những ẩn dụ về xã hội, về thân phận của con người” [5, tr.188]. Tóm lại, từ việc tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan đến hai nhà văn lớn I. A. Bunin và G. G. Márquez, chúng tôi thấy chưa có công trình nào thực sự tiếp cận truyện ngắn của họ theo hướng tính nghệ thuật và chỉ ra tính sinh động của sự miêu tả như là dấu hiệu tổng hợp và đặc trưng của chất lượng nghệ thuật tác phẩm. Xuất phát từ những lí do vừa nêu, chúng tôi lựa chọn đề tài Tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn của I. A. Bunin (so sánh với đặc tính tương ứng trong truyện ngắn của G. G. Márquez). Chúng tôi nhận thấy, đây là một đề tài nghiên cứu khá phức tạp. Cái khó bắt nguồn từ nhiều phía, bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan. Về mặt khách quan, tính sinh động của sự miêu tả là vấn đề chủ yếu mới chỉ được các nhà nghiên cứu Liên Xô quan tâm. Ở Việt Nam, chưa có nhiều nhà khoa học tập trung theo hướng này. Những công trình tìm hiểu về truyện ngắn Bunin còn khá thưa thớt… Về phía chủ quan, tác giả luận văn là người bước đầu tập nghiên cứu khoa học nên khả năng nhận thức, xử lí vấn đề và kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn và hi vọng sẽ có những đóng góp nhỏ bé đối với công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy văn chương. Thành quả ấy có thể rất nhỏ, song chính nó lại là nguồn động lực thôi thúc và cổ vũ chúng tôi say mê theo đuổi con đường mà mình đã lựa chọn. 2. Mục đích nghiên cứu 19 Thực hiện đề tài Tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn I. A. Bunin (so sánh với đặc tính tương ứng trong truyện ngắn G. G. Márquez), tác giả luận văn hướng tới những mục đích cơ bản và cụ thể sau: 2.1. Xác lập và củng cố vững chắc cho mình hướng nghiên cứu văn chương từ góc nhìn tính nghệ thuật, xem đây như một hướng nghiên cứu khả thủ, có khả năng khám phá sâu và toàn vẹn vào các bình diện chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. 2.2. Góp phần khẳng định tính sinh động là dấu hiệu quan trọng nhất và là yếu tố tổng hợp mang tính đặc trưng nhất của chất lượng nghệ thuật tác phẩm. 2.3. Chỉ ra những dấu hiệu biểu hiện cụ thể tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn Bunin. 2.4. Trên cơ sở đối sánh với truyện ngắn Márquez, luận văn nhằm chỉ ra những nét đặc sắc về tính sinh động của sự miêu tả trong các truyện ngắn của Bunin, và trong chừng mực nào đó, là sự độc đáo của chính Márquez. 2.5. Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận văn tạo thêm cơ sở trong việc đánh giá tài năng, vị trí văn học sử của I. A. Bunin đối với nền văn chương Nga nói riêng và nền văn chương thế giới nói chung. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đặt khái niệm tính sinh động trong mối quan hệ chặt chẽ với thuật ngữ tính nghệ thuật, từ đó thấy được tính sinh động là một trong những yếu tố quan trọng nhất, biểu hiện tập trung nhất mặt chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương. 3.2. Khảo sát có hệ thống kèm theo những nhận xét cụ thể về các ý kiến liên quan đến tính sinh động của sự miêu tả, đồng thời xác lập một quan niệm đúng đắn về vấn đề này. 3.3. Tìm hiểu và xác lập một hệ thống những dấu hiệu cơ bản thể hiện tính sinh động của tác phẩm văn chương, đặc biệt là của thể loại truyện ngắn 20 3.4. Khảo sát và phân tích kĩ một số truyện ngắn tiêu biểu của Bunin để thấy được những biểu hiện tính sinh động trong các sáng tác của ông. 3.5. Khảo sát, phân tích và so sánh các truyện ngắn của Bunin với truyện ngắn của Márquez nhằm chỉ ra những nét độc đáo ở mỗi ngòi bút, đặc biệt là tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn Bunin. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài đã chọn, đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận văn được xác định là: những biểu hiện cụ thể tính sinh động của sự miêu tả nghệ thuật trong truyện ngắn I. A. Bunin so sánh với đặc tính tương ứng trong truyện ngắn G. G. Márquez. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến tính nghệ thuật, đặc biệt là tính sinh động của sự miêu tả nghệ thuật. 4.2.2. Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến loại tác phẩm tự sự. 4.2.3. Những bài viết và công trình nghiên cứu về I. A. Bunin và G. G. Márquez. 4.2.4. Những truyện ngắn tiêu biểu của I. A. Bunin và G. G. Márquez được in trong các tuyển tập sau: - I. Bunin - Nàng Lika (1988), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. - Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel (1999), tập I, II, Nxb Văn học. - I. A. Bunin tuyển tập tác phẩm (2002), Nxb Lao động. - Gabriel Garcia Márquez - Truyện ngắn tuyển chọn (2007), Nxb Văn học. - Truyện ngắn đặc sắc các tác giả được giải thưởng Nobel (2007), Nxb Văn học. 5. Phương pháp nghiên cứu 21 5.1. Phương pháp phát sinh lịch sử 5.2. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống 5.3. Phương pháp so sánh hệ thống 6. Dự kiến đóng góp mới 6.1. Khẳng định thêm tính vững chắc của khái niệm tính sinh động và sự cần thiết của việc nghiên cứu tác phẩm văn chương từ góc nhìn này. 6.2. Chỉ ra những yếu tố thể hiện tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn I. A. Bunin như là những dấu hiệu tổng hợp, đặc trưng nhất của chất lượng nghệ thuật tác phẩm. 6.3. Phát hiện được những nét đặc sắc của tính sinh động trong truyện ngắn I. A. Bunin trên cơ sở đối sánh với truyện ngắn G. G. Márquez. 6.4. Góp phần làm rõ cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, những đóng góp và vị trí của các nhà văn nói trên đối với nền văn học mỗi quốc gia (Nga và Côlômbia) nói riêng và nền văn học thế giới nói chung. NỘI DUNG Chương 1 THUẬT NGỮ TÍNH SINH ĐỘNG TRONG NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN VĂN HỌC 1.1. Phương diện từ ngữ Trong đời sống, ta vẫn thường bắt gặp nhiều câu nói sử dụng từ sinh động, chẳng hạn như: một bức tranh sinh động, một bài văn sinh động hay 22 cách kể chuyện sinh động của một ai đó… Vậy, trong các trường hợp ấy, từ sinh động được hiểu như thế nào? Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý chủ biên, sinh động tức là “gợi ra được hình ảnh cuộc sống như đang hiện ra trước mắt” [84, tr.961]. Với ý nghĩa đó, một đối tượng được xem là sinh động khi nó có khả năng mang đến sự cảm nhận giống như thật và sống động. Tính sinh động của tác phẩm văn chương cũng bắt nguồn từ ý nghĩa vừa nêu của từ này. Có điều, ở những câu nói thông thường thì “sinh động” chủ yếu được dùng để chỉ tính chất của sự vật, hiện tượng còn khi gắn với tác phẩm văn chương thì nó được hiểu là phẩm chất, nghiêng về biểu thị chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Điều này, chúng tôi sẽ trình bày và thuyết minh cụ thể ở phần sau. 1.2. Sự xuất hiện của cụm từ “tính sinh động” trong lịch sử mĩ học và lí luận văn học 1.2.1. Ở nước ngoài Có thể thấy, ngay từ thời kì cổ đại, Aritxtôt đã coi tính sinh động như là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nghệ thuật tác phẩm thi ca. Trong chương XXV của Nghệ thuật thi ca, khi bàn về nhiệm vụ và cách thức mô phỏng của nhà thơ, ông cho rằng: “Nếu nhà thơ không biết rằng con hươu cái không có sừng thì đó là (một sai lầm) không đáng kể bằng việc nhà thơ không miêu tả nó một cách sinh động” [1, tr.120]. Rõ ràng, ở đây, Aritxtôt đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng đặc biệt của việc miêu tả sinh động đối tượng. Theo ông, đối với một nhà văn, sự không trung thành với hiện thực chỉ là loại sai lầm có tính chất ngẫu nhiên và không đáng kể. Điều cốt lõi nhất là anh ta (nhà văn) phải miêu tả sinh động đối tượng như nó cần phải như thế. Sang thế kỉ XVIII, nhà mĩ học Heghen đã sử dụng rất nhiều lần kết hợp từ tính sinh động khi bàn về tính cách nhân vật trong công trình Những bài giảng mĩ học đồ sộ của mình. Ông nhận xét về nhân vật trong anh hùng ca của Hômerơ như sau: “Mỗi anh hùng ca của Hômerơ chẳng hạn làm thành một 23 toàn thể sinh động những đặc tính và những nét của tính cách”. Theo Heghen, các nhân vật ấy, “mỗi người là cả một thế giới độc lập, toàn vẹn, một con người sinh động toàn vẹn, chứ không phải là một thể trừu tượng có tính chất phúng dụ của một nét duy nhất của tính cách” [31, tr.253]. Ông đánh giá cao những nhân vật có tính cách đa diện của Hômerơ và cho rằng “chỉ có một tính đa diện như vậy mới cấp được cho tính cách một hứng thú sinh động” [31, tr.253]. Như thế, trong nhận thức của Heghen, việc miêu tả sinh động tính cách nhân vật là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà văn. Một tính cách sinh động cũng chính là một tính cách đa diện và toàn vẹn. Nó là sản phẩm kết tinh từ năng lực trí tuệ, tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ. Cùng thời với Heghen, G. E. Letxinh đã dùng từ sinh động để chỉ chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn học. Ông chỉ ra sức mạnh của tính sinh động của nghệ thuật ngôn từ là ở chỗ: “Cái đẹp hòa điệu trong thi ca đều tràn ngập sức sống và biến đổi hết sức linh hoạt” [Dẫn theo 36, tr.19]. Vậy là, trong cái nhìn của Letxinh, nghệ thuật ngôn từ là loại hình nghệ thuật có khả năng thể hiện đời sống cực kì sinh động và gợi cảm. Điều này, trái ngược với quan niệm của N. G. Secnưsepxki giai đoạn sau khi ông cho rằng tính sinh động của tác phẩm văn chương “thua kém hơn so với tác phẩm hội họa” [Dẫn theo 36, tr.19]. Đến thế kỉ XIX, một trong những người đưa ra được các lí giải quan trọng về tính sinh động của tác phẩm văn chương đó là Ph. Ăngghen. Trong bức thư gửi nhà văn Latxan, ông đánh giá cao tác phẩm của W. Sêcxpia và đặc biệt chú ý đến hình thức nghệ thuật sinh động trong các kịch bản của nhà văn vĩ đại này. Ăngghen nhận xét về vở Xichkinghen của Latxan và khuyên nhà văn này nên làm cho động cơ hành động của các nhân vật “xuất hiện sinh động hơn, tích cực hơn…” [55, tr.373]. Ông cũng khuyên nhà văn trẻ nên “sử dụng thành phần bình dân hết sức đa dạng trong xã hội lúc bấy giờ, có lẽ sẽ đem lại những chất liệu hoàn toàn mới để cho vở kịch sinh động” [55, tr.376]. 24 Như thế, tính sinh động qua sự lí giải của Ăngghen được xem như là một dấu hiệu quan trọng của hình thức nghệ thuật và chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Văn hào M. Gorki cũng là người rất quan tâm đến tính sinh động của tác phẩm văn chương. Theo ông, cái nhìn của nghệ sĩ về đời sống mà nghèo nàn thì không thể tạo ra một tác phẩm sinh động được. M. Gorki cho rằng: “Chỉ riêng đặc trưng giai cấp thôi chưa đủ để tạo nên một con người sinh động, hoàn chỉnh, một tính cách được hoàn thành qua nghệ thuật” [Dẫn theo 36, tr.20]. Ở đây, nhà văn muốn nhấn mạnh một điều là, dù tính sinh động biểu hiện ở cấp độ toàn tác phẩm hay chỉ ở nhân vật thì cả hai trường hợp đó đều cần đến một sự nhận thức đời sống trong tính phong phú nhiều mặt của nghệ sĩ tài năng. 1.1.2. Ở trong nước Tiếp nối ý kiến của Aritxtôt, Hêghen, Letxinh, Ăngghen…, ở Việt Nam, Trường Chinh là người có những quan điểm khá rõ ràng về tính sinh động. Trong bài Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, ông khẳng định: chất lượng nghệ thuật cao tuyệt đối xa lạ với những “quái thai của tưởng tượng”. Nghệ thuật cao không chấp nhận sự “bế tắc, cầu kì, quanh co, lố bịch” mà là phải “tả thực một cách sinh động”. Qua đây cho thấy, Trường Chinh xem tính sinh động của tác phẩm như là cái có mối liên hệ bên trong với “tả thật” và nó được hình thành trên cơ sở tính chất bao gồm “nhiều khía cạnh” của đời sống được miêu tả. Với quan niệm coi tính sinh động như là một biểu hiện có tính chủ yếu của sinh mệnh nghệ thuật, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai khi bàn về những đặc sắc nghệ thuật kịch Sêcxpia đã cho rằng: kịch Sêcxpia độc đáo ở chỗ biết tiếp thu, sáng tạo những thể loại cổ, sử dụng tổng hợp các thủ pháp viết kịch, đồng thời khéo kết hợp những sắc thái thẩm mĩ trong mỗi vở kịch. Vì thế, công chúng luôn cảm nhận được tính sinh động trong bất cứ tác phẩm nào của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất