Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn na...

Tài liệu Tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn nam cao

.PDF
168
23
148

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tính nghệ thuật là hướng nghiên cứu các loại hình nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng xuất hiện ở Nga và ở Việt Nam mới từ nửa thế kỷ trước đếnnay. Tính nghệ thuật đặc trưng bởi sự thuyết phục, chiều sâu nhận thức, sức hấp dẫn lôi cuốn. Tiêu chuẩn cuối cùng của nó là sự thống nhất hoàn mĩ của nội dung và hình thức nghệ thuật, là sức gây ấn tượng mang tính tư tưởng của hình tượng đời sống, phản ánh được hiện thực nhiều mặt và vận động biến hóa không ngừng. Khi nghiên cứu cấu trúc tính nghệ thuật, nhiều nhà lý luận thường xuyên nhắc đến tính sinh động, xem đó như là dấu hiệu tổng hợp và đặc trưng nhất thuộc chất lượng nghệ thuật tác phẩm.“ Sự nghiên cứu tính sinh động đem lại khả năng hiểu sâu hơn bản chất của sự tác động qua lại của tính tư tưởng, tính chân thật, tính tạo hình, tính biểu hiện, tính hấp dẫn và những dấu hiệu khác của tác phẩm, do đó khai thác đầy đủ chínhbản chất của tính nghệ thuật [25,8]. Theo đó, ta có thể xem tính sinh động là phẩm chất tiêu biểu của văn nghệ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ. 1.2. Với tính chất như thế, chúng tôi nhận thấy sự nghiên cứu tính nghệ thuật nhất là tính sinh động ở một nhà văn hiện thực xuất sắc như Nam Cao là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài, chỉ gói gọn trong 15 năm (1936 - 1951) nhưng “giá trị văn chương của nhà văn luôn tỏa sáng và không vơi cạn” [69,11]. Xuất phát từ quan điểm tính sinh động của sự miêu tả, vận dụng vào tìm hiểu những truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao chắc hẳn sẽ giúp người tiếp nhận khám phá được sự độc đáo trong cấu thành sự sống nghệ thuật từ chất liệu, trong sự nhìn nhận khai thác tạo nên giá trị nghệ thuật riêng và do đó tạo nên sức hấp dẫn nghệ thuật riêng. 2 Trên cơ sở ấy, ta có thể hướng tới “nhận thức mối liên hệ chặt chẽ của tính sinh động với sự khám phá, sự đánh giá, sự giải thích và sự miêu tả hiện thực trong tác phẩm” [25, 8].Từ đó, khẳng định vai trò tích cực của tính sinh động đặt trong cấu trúc tính nghệ thuật. Như vậy, việc thực hiện đề tài này, theo chúng tôi có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng. 1.3. Hơn nữa, Nam Cao là một trong các tác gia quan trọng trong chương trình văn học ở các cấp đại học, cao đẳng, nhiều tác phẩm của Nam Cao được dạy- học trong nhà trường phổ thông. Việc nắm vững bản chất khái niệm tính sinh động, ứng dụng vào phân tích tác phẩm một cách khoa học sẽ góp phần giúp người giáo viên khai thác sâu hơn mặt chất lượng nghệ thuật của văn bản ngôn từ qua đó gợi lên những cảm xúc mới mẻ cho người học. 1.4. Trong quá trình tìm hiểu, tổng hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy kết hợp từ tính sinh động đã xuất hiện trong nhận xét của những nhà nghiên cứu phê bình nổi tiếng thế giới như Aristoteles, G.E Lessing, F. Hegel, F. Engels, M.Gorki [xem 25, 7] và được một số nhà nghiên cứu người Nga đề cập đến khi bàn về cấu trúc tính nghệ thuật như N.A Dobroliubov, L.I. Timopheev, N.K Gei, P.Nicolaev [xem 25, 7]. Ở một số công trình của các tác giả kể trên, kết hợp từ “tính sinh động của hành động”, “tính sinh động của sự miêu tả”...được sử dụng và tính sinh động được thừa nhận như là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất thuộc tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương nhưng lại chưa có một công trình nào luận giải thực xác đáng, rõ ràng về riêng vấn đề này. Ở Việt Nam,trong một số bài viết của các nhà nghiên cứu như Đặng Thai Mai, Trường Chinh, Thành Duy, Hà Minh Đức, Nam Mộc, Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Namtuy có nhắc đến kết hợp từ tính sinh động nhưng nhìn chung vẫn còn mờ nhạt, thậm chí chung chung, chưa thống nhất. Trong bối cảnh ấy, chuyên luận “Tác phẩm văn chương, một sinh thể nghệ thuật” 3 [25] của PGS.TS Phùng Minh Hiến có thể coi là một bước ngoặt trong việc phân tích tính nghệ thuật của tác phẩm từ quan điểm tính sinh động của sự miêu tả. Trong chuyên luận này, vấn đề tính sinh độngtrong văn chương đã giành được sự quan tâm xác đáng.Nhà nghiên cứu không những thuyết minh nguồn gốc vấn đề, lý giải bản chất khái niệm tính sinh động của sự miêu tả trên các phương diện cụ thể mà còn xác định những dấu hiệu của tính sinh động trong loại tác phẩm tự sự.Theo hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng này, quan điểm về tính sinh động thực sự đã trở thành một lý thuyết có giá trị khoa học - thực tiễn, mang đến chiều sâu mới cho sự thụ cảm tác phẩm văn chương. 1.5. Về Nam Cao, đây là nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 1945, là một tên tuổi lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đến với làng văn từ năm 1936, cái tên Nam Cao thật khiêm nhường bên cạnh những tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng… Trải qua nhiều năm, sáng tác của Nam Cao dần được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm. Đến nửa cuối thế kỉ XX, ông trở thành “một trong những nhà văn lớn của thế kỷ được nghiên cứu nhiều nhất, liên tục nhất”. Cho đến nay, đã có hơn hai trăm công trình, bài báo nghiên cứu sáng tác của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám, tập trung trên nhiều phương diện. Riêng về nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao cũng đã có nhiều ý kiến. Có thể khái quát những nét chung trong các bài nghiên cứu ấy trên hai khía cạnh cơ bản. 1.5.1. Làm rõ nội dung xã hội, ý nghĩa phản ánh hiện thực, giá trị nhân đạo của những tác phẩm Nam Cao viết về đề tài trí thức tiểu tư sản. Ngay từ đầu những năm 1960, trong bài Đọc truyện ngắn của NamCao, tác giả Nguyên Hồng có đề cập đến sức chứa và sức mở của thế giới nhân vật truyện Nam Cao như những điển hình sống động phản ánh đời sống con 4 người, gắn bó với tư tưởng nghệ thuật tác giả. “Nguyên Hồng có nói tới hai loại nhân vật của truyện Nam Cao, trong đó có nhân vật trí thức tiểu tư sản như những thành tựu tạo nên sức sống bền lâu cho tác phẩm của nhà văn hiện thực nổi tiếng này” [69, 77]. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Đoàn trong bài viết Cách mạng tháng Tám và chặng đường phát triển mới của Nam Cao, ông cho rằng: “Nam Cao là cây bút xuất sắc viết về tiểu tư sản trí thức, đã miêu tả thành công những người tiểu tư sản trí thức có hoài bão nhưng bị dìm xuống bùn đen của cuộc sống nhỏ nhen, đê tiện” [69, 69]. Tìm hiểu Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương thiện, xứng đáng, GS Nguyễn Văn Hạnh cho rằng: “Nam Cao dành nhiều suy nghĩ, tình cảm cho những trí thức nghèo. Qua họ, Nam Cao đã đề cập tới một tấn bi kịch của con người và xã hội mà càng từng trải, càng có ý thức về nhân phẩm, về cống hiến, về ý nghĩa xây dựng cuộc sống, người ta càng thấy ghê rợn, đó là bi kịch sống mòn. Giáo sư cũng đề cập đến cách Nam Cao phân tích tâm lý cá nhân trong đó có sự khác nhau giữa miêu tả tâm lý người nông dân và miêu tả tâm lý người trí thức” [69, 130]. Trong bài viết Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạocủa Nam Cao, tác giả Đinh Trí Dũng khẳng định: “Một trong những đặc điểm độc đáo của bút pháp hiện thực đồng thời cũng là cơ sở cho cảm hứng nhân đạo của Nam Cao là việc đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong đầy phong phú, phức tạp của con người. Trong vũng lầy của xã hội cũ, các nhân vật Nam Cao không có gì khác hơn là vũ khí tính thần – sự tự ý thức – để chống lại sự tha hóa, để bảo vệ lấy bản chất nhân đạo con người. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong các tác phẩm viết về đề tài trí thức tiểu tư sản” [69,152]. Người có quá trình nghiên cứu công phu, tâm huyết về nhà văn Nam Cao là GS Hà Minh Đức. Giáo sư đã đề xuất khái niệm “nhân vật trí thức kiểu 5 Nam Cao’’ và đặc biệt quan tâm đến tính chân thực của hình tượng này. “Nhân vật trí thức của Nam Cao được phản ánh tập trung một số nét điển hình và chân thật về tâm lý và sinh hoạt của các tầng lớp thành thị trong thời kỳ đại chiến thế giới thứ hai. Đó là thời kỳ bản thân họ đang phải phấn đấu tìm đường thoát khỏi tư tưởng bế tắc của đời sống để vươn tới lý tưởng tốt đẹp hơn” [69, 85]. GS.TS Trần Đăng Xuyền trong công trình nghiên cứu Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao cho rằng: “Đề tài người trí thức tiểu tư sản khá quen thuộc với văn học Việt Nam 1930 – 1945. Nhưng đến Nam Cao, với ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, hình ảnh những nhân vật trí thức tiểu tư sản mới hiện lên cụ thể và sinh động qua những tấn bi kịch và bi hài kịch cùng với những cuộc đấu tranh tư tưởng đầy căng thẳng nhưng bế tắc” [78,152]. Ngoài những ý kiến đã điểm trên, còn nhiều người nghiên cứu khác cho rằng nhân vật trí thức tiểu tư sản là một trong hai nguồn đề tài lớn trong sáng tác của Nam Cao. Nhiều ý kiến đặc biệt nhấn mạnh sức nặng biểu hiện giá trj hiện thực của mảng đề tài này.Có thể nói, đây là hướng nghiên cứu chú ý khai thác nội dung xã hội của mảng đề tài trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao. 1.5.2. Xác định đặc sắc phong cách Nam Cao qua truyện ngắn nói chung và truyện về người trí thức tiểu tư sản nói riêng Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80, GS Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Nhớ Nam Cao và những bài học của ông đã nhận định: sức hấp dẫn của truyện ngắn Nam Cao còn ở những trang phân tích tâm lý sắc sảo của ông [69, 92]. Sau này, khi tìm hiểu Phong cách truyện ngắn Nam Cao, tác giả Vũ Tuấn Anh cho rằng: Nam Cao được coi là đại diện cuối của văn học hiện thực phê phán và chính ông là người đặt những mảng màu hoàn chỉnh bức tranh 6 văn học hiện thực cả về mặt phản ánh xã hội cũng như khả năng biểu hiện nghệ thuật. “Ông góp vào một phong cách riêng, một chất giọng riêng khó có thể xác định bằng một vài định ngữ gần nghĩa. Thực sự có thể nói về một loại hình nhân vật kiểu Nam Cao, kiểu cấu trúc Nam Cao, thi pháp Nam Cao, giọng văn Nam Cao” [69,363]. Cùng quan điểm này, trong bài Đôi lứa xứng đôi – tập truyện sớm xácđịnh một phong cách, GS Hà Minh Đức đã khẳng định: “Khi thể hiện hai chủ đề cơ bản trong truyện ngắn, Nam Cao đã bộc lộ và định hình một phong cách sáng tạo độc đáo, đã xây dựng được những nhân vật sinh động, diễn tả ấn tượng những tư tưởng nghệ thuật” [69,254]. Ở bài viết Nam Cao và nghệ thuật sáng tạo tâm lý, nhà nghiên cứu cũng cho rằng: Với phong cách độc đáo, Nam Cao đã thể hiện một nghệ thuật miêu tả tâm lý già dặn. “Với các nhân vật trí thức tiểu tư sản, Nam Cao đã biểu hiện được nhiều trạng thái tâm lý được xem như cái chất tâm lý tiêu biểu của người tiểu tư sản nghèo” [69, 407]. Trong một số bài nghiên cứu khác như Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách Mạng của Bùi Công Thuấn và Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao của Phạm Quang Long, các tác giả cũng khẳng định: truyện Nam Cao là loại truyện tâm lý, chất triết lý ẩn trong các tác phẩm là một biểu hiện đặc trưng của phong cách Nam Cao. Những trang viết về người trí thức tiểu tư sản của Nam Cao thực sự hấp dẫn, lôi cuốn, giàu sức khám phá, sáng tạo một cách độc đáo.” Chính bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là những sáng tạo trong miêu tả độc thoại nội tâm, Nam Cao đã trở thành bậc thầy của truyện ngắn – loại truyện miêu tả tâm lý trong chiều sâu của sự vận động và phát triển của nhân vật” [69,381]. Tóm lại, từ việc tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan đến nhà văn Nam Cao, có thể thấy các tác giả đã khai thác vấn đề nhân 7 vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao từ nhiều phía, đã nói đến loại hình nhân vật kiểu Nam Cao, đã gắn loại hình nhân vật với phong cách tác giả. Nhưng góc độ nhìn nhận, đánh giá còn thiên về nội dung xã hội, ít thành tựu nghiên cứu loại nhân vật này từ góc độ tính sinh động áp dụng vào đặc điểm thể loại. Đó là những tiền đề phong phú để từ đó chúng tôi có thể tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn về phương diện tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao (so sánh với đặc tính tương ứng trong truyện ngắn viết về người nông dân của ông). 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Khóa luận nhằm mục đích xác lập và củng cố vững chắc thêm hướng nghiên cứu văn chương từ góc độ tính nghệ thuật là hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng, có khả năng đi sâu khám phá bản chất và các quy luật của nghệ thuật ngôn từ. 2.2. Khẳng định tính sinh động là dấu hiệu quan trọng nhất và là yếu tố tổng hợp mang tính đặc trưng nhất của chất lượng, nghệ thuật tác phẩm. 2.3. Chỉ ra những dấu hiệu cụ thể biểu hiện tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao. 2.4. Qua sự đối sánh với đặc tính tương ứng trong truyện ngắn viết về người nông dân, luận văn muốn chỉ ra những nét độc đáo về tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao. 2.5. Trên cơ sở đó, luận văn tạo thêm cơ sở vững chắc trong việc đưa ra những nhận định xác đáng về tài năng, vị trí và những đóng góp quan trọng của Nam Cao đối với văn học hiện thực 1930 - 1945 nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xem xét bản chất khái niệm tính sinh động đặt trong cấu trúc tính nghệ thuật để thấy được tính sinh động là một trong những yếu tố quan trọng nhất biểu hiện mặt chất lượng của văn chương nghệ thuật. 8 3.2. Xác lập quan niệm đúng đắn về tính sinh động của sự miêu tả dựa trên sự nghiên cứu, tìm hiểu những tư liệu có liên quan đến vấn đề này. 3.3. Xác lập hệ thống những dấu hiệu cụ thể của tính sinh động trong tác phẩm văn chương nói chung và tác phẩm tự sự nói riêng. 3.4. Qua sự tìm hiểu và phân tích cụ thể một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao, thấy được những biểu hiện tính sinh động trong các sáng tác của ông. 3.5. Khảo sát, phân tích và so sánh truyện ngắn viết về đề tài trí thức tiểu tư sản với truyện ngắn viết về người nông dân để chỉ ra nét đặc sắc của tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn Nam Cao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những dấu hiệu biểu hiện tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Những tư liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến tính nghệ thuật và đặc biệt là tính sinh động của sự miêu tả. 4.2.2. Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến loại tác phẩn tự sự. 4.2.3. Những bài viết và công trình nghiên cứu về Nam Cao và các truyện ngắn của ông. 4.2.4. Những truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao được in trong các tuyển tập sau: - Nam Cao (1977), tập I, II, Nxb Văn học, Hà Nội. - Tuyển tập Nam Cao (1987), tập I, II, Nxb Văn học, Hà Nội. - Tuyển tập Nam Cao (2005), Nxb Văn học, Hà Nội. 9 4.2.5. Những truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao viết về đề tài trí thức tiểu tư sản được tác giả luận văn lựa chọn là: Cái chết của con mực Nhỏ nhen Trăng sáng Mua nhà Một chuyện Xú - vơ - nia Lão Hạc Đời thừa Cười Quên điều độ Nước mắt Xem bói 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phát sinh lịch sử 5.2. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống 5.3. Phương pháp so sánh hệ thống 6. Dự kiến đóng góp mới 6.1. Khẳng định bản chất khái niệm tính sinh động và tính khả thi của việc nghiên cứu tác phẩm văn chương từ góc độ này. 6.2. Chỉ ra những yếu tố thể hiện tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn Nam Cao. 6.3. Phát hiện và phân tích những nét độc đáo của tính sinh động trong miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao trên cơ sở đối sánh với truyện ngắn viết về người nông dân. 6.4. Góp phần làm sáng tỏ tài năng và phong cách nghệ thuật Nam Cao cũng như những cống hiến to lớn của ông cho văn học nước nhà nói chung và cho sự phát triển của thể loại truyện ngắn nói riêng. 10 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH SINH ĐỘNG 1.1. Vấn đề thuật ngữ Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Nxb Văn hoá thông tin ấn hành năm 1999, tác giả Nguyễn Văn Đạm giải thích: sinh động là thể hiện được sức sống và có khả năng truyền cảm. Với cách hiểu như vậy, từ sinh động chủ yếu gắn với tính chất của sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng được xem là sinh động khi sự vật, hiện tượng ấy biểu thị được sức sống nội tại, mang đến cảm nhận giống như thật và sống động. Chẳng hạn, trong đời sống, người ta vẫn nói: một phong cảnh sinh động, một bức tranh sinh động, một điệu múa sinh động... Thuật ngữ tính sinh động trong văn chương nghệ thuật cũng bắt nguồn từ nghĩa gốc đó. Ban đầu, từ sinh động được dùng phổ biến đối với các tác phẩm hội họa có lẽ bởi so với tác phẩm văn chương, tính sinh động của tác phẩm hội hoạ dễ nhận ra hơn. Sau này, tính sinh động đã trở thành một thuật ngữ chuyên ngành, áp dụng cả với tác phẩm văn chương. Trong văn chương, tính sinh động được hiểu là bình diện chất lượng nghệ thuật tác phẩm, là thước đo giá trị của những tác phẩm ưu tú. 1.2. Kết hợp từ “tính sinh động” trong nhận xét của những nhà nghiên cứu phê bình nổi tiếng 1.2.1. Ở nước ngoài 1.2.1.1. Nhận xét của Aristôt Trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca- cuốn lý luận văn học đầu tiên của Châu Âu ra đời vào thế kỷ III trước Công nguyên, Aristôt đã nói đến tính sinh động như một tiêu chí xác định chất lượng tác phẩm thi ca. Ông viết: “Nếu 11 nhà thơ không biết rằng con hươu cái không có sừng thì đó là (một sai lầm) không đáng kể bằng việc nhà thơ không miêu tả nó một cách sinh động” [1,120]. Nghĩa là, với Aristôt, nhà thơ là người “mô phỏng” nhưng nếu chỉ dừng lại ở mô phỏng đối tượng như thực tế vốn có thì chưa đủ để tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Nghệ sĩ có thể không trung thành với hiện thực nhưng phải biết cách miêu tả đối tượng một cách sinh động, làm cho đối tượng tác động mạnh mẽ đến các giác quan và cảm xúc thẩm mĩ của người tiếp nhận. Tuy không luận giải gì thêm về vấn đề này nhưng ý kiến của Aristôt có thể coi như viên gạch đặt nền móng đầu tiên cho một hướng tiếp cận nghệ thuật mới cần khám phá. 1.2.1.2. Nhận xét của G.E. Lessing Bước sang thế kỷ XVIII, Lessing- đại biểu xuất sắc nhất của phong trào Ánh sáng Đức cũng dùng từ sinh động để chỉ chất lượng nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm văn chương. Theo Lessing, văn chương là loại hình nghệ thuật ngôn từ có khả năng đi sâu miêu tả, thể hiện đời sống sinh động và gợi cảm hơn cả. Lessing khẳng định: “Cái đẹp hoà điệu trong thi ca đều tràn ngập sức sống và sự biến đổi rất linh hoạt” [Dẫn theo 25, tr.19]. Quan niệm này trái với quan niệm của Secnưsepxki, coi tính sinh động của tác phẩm văn chương “thua kém xa tác phẩm hội hoạ” [Dẫn theo 25, tr.19]. 1.2.1.3. Nhận xét của F. Hêghen Cùng thời với Lessing, Hêghen - nhà triết học cổ điển Đức khi xây dựng cơ sở triết học cho hệ thống các nghệ thuật trong công trình Những bài giảng mĩ học đồ sộ đã rất nhiều lần nhắc đến kết hợp từ tính sinh động. Tính sinh động, theo quan niệm của Hêghen gắn liền với tính cách nhân vật. Bàn về tính cách nhân vật, Hêghen chú ý nhiều đến các nhân vật trong anh hùng ca của Hôme.Ông cho rằng: “Mỗi anh hùng ca của Hômerơ làm thành một toàn thể sinh động những đặc tính và những nét của tính cách [18,253]. Mỗi 12 nhân vật ấy là “cả một thế giới độc lập, toàn vẹn, một con người sinh động toàn vẹn chứ không phải là một thể trừu tượng có tính chất phúng dụ một nét duy nhất của tính cách” [18,253]. Hêghen cũng tỏ ra rất sắc sảo khi chỉ ra rằng các nhân vật trong anh hùng ca của Hômerơ gây được ấn tượng sâu sắc bởi lẽ đó là những nhân vật mang sắc thái thẩm mỹ đa dạng mà ông gọi đó là tính đa diện và khẳng đinh: “Chỉ có một tính đa diện như vậy mới cấp được cho tính cách một hứng thú sinh động” [18,253]. Qua đó, có thể thấy rằng Hêghen rất chú trọng đến tài năng xây dựng những nhân vật có tính cách trong tác phẩm, quan trọng hơn, tính cách những nhân vật ấy cần phải được miêu tả một cách sinh động, vẹn toàn “chứ không phải là một sự tập hợp ngẫu nhiên những phẩm chất tản mạn, hời hợt, chỉ đơn thuần đa dạng như chúng ta vẫn thấy ở trẻ con” [18,253]. Ý kiến đó của Hêghen cũng có thể coi như một nguyên tắc sáng tạo của nhà văn: nhà văn phải sống hết mình, giành trọn tài năng và tâm huyết để tạo ra tính sinh động đúng nghĩa cho mỗi tính cách nhân vật. 1.2.1.4 .Nhận xét của F.Engels Tiếp thu những tiền đề quan trọng mà Lessing và Hêghen xây dựng ở thế kỉ XVIII, ở thế kỉ XIX, F.Engels tiếp tục đưa ra những lý giải nghệ thuật quan trọng về tính sinh động. Trong một bức thư gửi Latxan, Engels tỏ rõ niềm ngưỡng mộ với thiên tài kịch W.Sêchxpia trong đó ông đặc biệt chú ý và đề cao hình thức nghệ thuật kịch sinh động của kịch gia tài năng này. Engels cảm nhận sức hấp dẫn ấy từ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bề sâu về mặt tư tưởng, nội dung lịch sử đã được nhận thức với “tính sinh động và sự hữu hiệu theo kiểu Sêchxpia” [44,373] và ông thấy “tương lai của ngành kịch chính là ở trong sự thống nhất đó” [44,373]. Về vở kịch Xich- kinghen của Latxan, Engels khuyên Latxan nên học hỏi nghệ thuật viết kịch của W. Sêchxpia, lược bỏ bớt những đoạn độc thoại nội tâm quá dài để “lối đối 13 thoại trở nên linh hoạt và sinh động” [44,376]. Mặt khác, cần tạo cho động cơ hành động của nhân vật được “đẩy lên hàng đầu một cách sinh động, linh hoạt, có thể nói là một cách tự nhiên cũng như phải gia tăng thêm thành phần bình dân, nâng cao nghệ thuật đặc trưng hoá các nhân vật” [44,376] để vở kịch thêm sinh động. Qua những lý giải sâu sắc ấy, Engels cũng đã cho thấy nhận thức nghệ thuật của mình về vấn đề tính sinh động: Với Engels, tính sinh động được xác định như một dấu hiệu quan trọng của hình thức nghệ thuật và chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương. 1.2.1.5. Nhận xét của M. Gorki Đại văn hào Nga M.Gorki cũng rất chú ý đến tính sinh động của tác phẩm văn chương nhưng ở một khía cạnh khác. Do những đỉnh cao nghệ thuật trong bất kỳ một nền văn học nào cũng đều được xây cất trên nền tảng vững chắc của thực tại đời sống nên theo Gorki, nếu vốn sống của nhà văn quá đơn giản, nghèo nàn thì không thể tạo ra hình thức nghệ thuật sinh động. M.Gorki quan niệm: “Chỉ riêng đặc trưng giai cấp thôi chưa đủ để tạo nên một con người sinh động, hoàn chỉnh, một tính cách được hoàn thành qua nghệ thuật” [Dẫn theo 25, tr.20]. Ý kiến ấy của nhà văn đã chỉ ra rằng, tính sinh động, dù biểu hiện dưới dạng thức nào, của bức tranh chung toàn tác phẩm hay từng nhân vật thì cũng đều liên quan mật thiết đến sự nhận thức phong phú, nhiều mặt của người nghệ sĩ về cuộc sống. 1.2.2. Ở trong nước 1.2.2.1. Ý kiến của Trường Chinh Ở Việt Nam, một trong những người đưa ra quan niệm khá rõ ràng, xác định về tính sinh động của tác phẩm là nhà nghiên cứu Trường Chinh. Trong sách Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam, ông đã chỉ ra rằng: chất lượng nghệ thuật cao xa lạ với những “quái thai của tưởng tượng”. Nghệ thuật cao là phải “tả thực một cách sinh động” chứ không chấp nhận sự “bế tắc, cầu 14 kỳ, quanh co, lố bịch” [Xem 25, tr.20]. Trường Chinh cũng nhấn mạnh tính sinh động của tác phẩm được hình thành trên cơ sở tính chất bao gồm “nhiều khía cạnh của đời sống được miêu tả”, “trình độ nhà văn nhìn thấu các mâu thuẫn phức tạp” và có mối liên hệ chặt chẽ bên trong với khuynh hướng “tả thật”. 1.2.2.2. Ý kiến của Đặng Thai Mai Với quan niệm coi tính sinh động như một biểu hiện chính của sinh mệnh nghệ thuật, khi nhận xét về kịch W.Sêchxpia, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai khẳng định: kịch Sêchxpia đặc sắc ở sự tiếp thu, cải tạo những thể loại cổ, ở sự sử dụng tổng hợp mọi thủ pháp viết kịch và khéo léo kết hợp các sắc thái thẩm mỹ trong mỗi vở kịch. Vì vậy, kịch Sêchxpia lúc nào cũng “sinh động”, mang đến cho người thưởng thức xúc cảm thư giãn tự nhiên, “khoan khoái như đứng trước những hình thức huyền diệu của sự sống (...), của sinh mệnh (...), sinh mệnh của nghệ thuật” [Dẫn theo 25, tr.22]. 1.2.2.3. Ý kiến của Nguyễn Đình Thi Dường như có sự gặp gỡ với nhà tiểu thuyết Đặng Thai Mai, nhà tiểu thuyết Nguyễn Đình Thi cũng ví tác phẩm văn học như một sinh mệnh nghệ thuật và trung tâm của cái sinh mệnh nghệ thuật ấy là hình ảnh sống của con người. Theo ông, hình ảnh sống động của con người là biểu hiện cao nhất kết tinh tài năng nghệ sĩ bởi: “cái kết quả tiến hoá cao nhất của sự sống là con người. Vì vậy, miêu tả con người, sáng tạo ra hình ảnh sống của con người, việc ấy làm mãi cũng không hết được và nội dung của việc ấy cũng phong phú hơn hết thảy mọi sự kể chuyện ly kỳ khác” [Dẫn theo 25, tr.23]. Qua đó, có thể thấy rằng Nguyễn Đình Thi rất quan tâm đến việc miêu tả nhân vật sao cho sinh động, mỗi nhân vật là hiện thân “hình ảnh sống” của con người thực ngoài đời. 15 1.2.2.4. Ý kiến của Nguyễn Lương Ngọc Trước vấn đề xây dựng những hình tượng con người sống động trong tác phẩm, GS. Nguyễn Lương Ngọc đặc biệt chú ý đến cách thức thể hiện sinh động những con người sống đó. Tác giả cho rằng: “Văn học nhất định phải miêu tả con người sống. Mà miêu tả con người sống là xuyên qua những sự kiện xung đột nhất định. Nói cách khác, trong quá trình quan hệ lẫn nhau và phát triển tuần tự của những sự kiện, hành động, xung đột, tính cách của những nhân vật tham dự được biểu hiện một cách sinh động” [56, 55]. Như thế, điều GS. Nguyễn Lương Ngọc muốn nhấn mạnh ở đây là để sáng tạo được những nhân vật sinh động thì cần đặt chúng trong sự phát triển tuần tự của sự kiện, xung đột, hành động, tính cách và nhìn nhận tất cả các yếu tố đó trong mối liên hệ hữu cơ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Như vậy, xét về nguồn gốc, kết hợp từ tính sinh động đã xuất hiện từ khá sớm và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước mà phần phân tích trên đây mới chỉ điểm qua được những ý kiến được xem là tiêu biểu nhất. Tuy rằng, với mỗi tác giả, từ sinh động còn được dùng theo kinh nghiệm riêng của mỗi cá nhân nhưng nhìn chung cách hiểu về thuật ngữ tính sinh động lại khá thống nhất. Với tư cách là một bình diện nghệ thuật, vấn đề tính sinh động của tác phẩm văn chương đã được các nhà nghiên cứu đánh giá, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh: từ sự miêu tả sinh động đối tượng đến sự miêu tả sinh động tính cách nhân vật, xây dựng những hình tượng nhân vật sống động... Sâu hơn nữa, các tác giả cũng đã thấy được “mối liên hệ của tính sinh động với tư tưởng tác phẩm, với kinh nghiệm nghệ thuật quá khứ để lại và với các yếu tố hình thức thể hiện” [25, 25]. Trên cơ sở đó, tính sinh động được coi như thước đo trình độ nghệ thuật cao của tác phẩm văn chương. Nhưng xét một cách một cách tổng quát, kết hợp từ tính sinh động được nhắc đến trong các ý kiến đã dẫn ở trên ít nhiều còn mang màu sắc cảm 16 tính, theo kinh nghiệm cá nhân, chưa được khai thác đến tận cùng bản chất. Bởi thế, mối liên hệ giữa tính sinh động với các yếu tố khác trong tác phẩm chưa được phân tích, lý giải cặn kẽ. 1.3. Phẩm chất “tính sinh động” trong một số quan niệm về cấu trúc tính nghệ thuật 1.3.1. Ở nước ngoài Về vấn đề tính nghệ thuật và cấu trúc các yếu tố của nó, trước hết phải kể đến sự đóng góp của những nhà nghiên cứu người Nga sống trong thế kỷ XIX như N.A Đobroliubov và ở thế kỷ XX như L.I. Timôfêev, N.K. Gei, P. Nicolaev. Trong lịch sử nghiên cứu văn học, có thể vấn đề này đã được quan tâm khám phá từ sớm hơn nữa nhưng phải trong thế kỷ XIX-XX, qua một loạt công trình nghiên cứu của các học giả kể trên, nó mới được biết đến rộng rãi với hệ thống lí thuyết cụ thể. Trong phần trình bày dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua những lý thuyết đáng chú ý nhất. 1.3.1.1. Quan niệm của N.A. Dobroliubov Trong số các nhà mĩ học dân chủ Cách mạng Nga thế kỷ XIX, Dobroliubov là người có những cống hiến nổi bật cho khuynh hướng nghiên cứu văn chương từ góc độ tính nghệ thuật. Bên cạnh đó, ông còn đề xuất hàng loạt tiêu chuẩn đánh giá nghệ thuật có giá trị. Thực tế, quan niệm về tính nghệ thuật của Dobroliubov có phần gắn bó chặt chẽ với lý thuyết về hình tượng của Biêlinxki và xa hơn nữa là của Hêghel. Theo Dobroliubov, có ba tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tác phẩm nghệ thuật là: tính tư tưởng tiên tiến, tính nghệ thuật và tính nhân dân. Trong đó, tính nghệ thuật được nhà phê bình tách ra thành hai yếu tố “tính xác thực và tính sinh động trong miêu tả” [25, 27]. Như vậy, theo quan điểm của Dobroliubov, tính tư tưởng tiên tiến và tính nhân dân tuy cùng là những mặt giá trị của tác phẩm nhưng là những giá 17 trị khác do tính nghệ thuật đem lại. Còn tính sinh động - một trong hai yếu tố của tính nghệ thuật như Dobroliubov đã xác định, được nhìn nhận trong tư cách độc lập với tính hình tượng của tác phẩm. Điều đáng ghi nhận ở đây là Dobroliubov đã có sự phân biệt rõ ràng giữa chất lượng nghệ thuật với đặc trưng nghệ thuật. Sự phân biệt này là hoàn toàn cần thiết vì sẽ giúp người tìm hiểu phân tích được những khía cạnh khác nhau của tính nghệ thuật đích thực. 1.3.1.2. Quan niệm của L.I. Timôphêev Tiếp nhận những yếu tố tích cực trong quan niệm của Dobroliubov, cuối những năm 50 của thế kỷ XIX, nhà nghiên cứu L.I. Timôphêev đã giành hẳn một chương sách (chương III) trong công trình Nguyên lý lý luận văn học để bàn về tính nghệ thuật. Theo Timôphêev, vấn đề tính nghệ thuật không chỉ là vấn đề phân biệt tác phẩm văn học có nghệ thuật tính với tác phẩm văn học không có nghệ thuật tính mà còn là vấn đề chất lượng của nó và ông khẳng định: “khái niệm tính nghệ thuật là khái niệm chất lượng” [64,221]. Trên cơ sở đó, Timôphêev chỉ ra những điều kiện quyết định tính nghệ thuật của tác phẩm là: tính trung thực của sự khái quát hoá, tính sinh động của sự thể hiện, tính khuynh hướng thẫm mỹ và tính nhân dân. Như thế, so với Dobroliubov, quan niệm tính nghệ thuật của Timôphêev được mở rộng hơn, bao quát tất cả các mặt của giá trị phản ánh cuộc sống bằng hình tượng tạo nên. Ngoài tính khái quát hoá (tính sinh động của sự miêu tả) giống như Dobroliubov đã xác định, Timôphêev đưa thêm tiêu chuẩn “tính khuynh hướng thẩm mỹ và mối liên hệ của tác phẩm với cuộc sống con người” vào cấu trúc tính nghệ thuật. Quan niệm đó được ông nhấn mạnh như sau: “Những biểu hiện căn bản của tính nghệ thuật không phải là cái gì khác mà chính là sự thực hiện trong tác phẩm nghệ thuật cụ thể những đặc tính chủ yếu của sự phản ánh cuộc sống bằng hình tượng: tính cá thể hoá, tính khái quát hoá, khuynh hướng thẩm mỹ, mối liên hệ của tác phẩm với cuộc sống con người” [64,223]. 18 Điều đáng ghi nhận ở Timôphêev là ông đã có ý thức tách khái niệm tính hình tượng ra khỏi quan niệm tính nghệ thuật và xem khái niệm tính nghệ thuật như là khái niệm nói về chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Song do sự mở rộng quan niệm tính nghệ thuật bao quát tất cả các mặt chất lượng cơ bản của tác phẩm đã dẫn đến khó khăn. “Đó là những mâu thuẫn logic của hệ thống khái niệm như: khái niệm tính tư tưởng mất chỗ đứng, các yếu tố của cấu trúc tính nghệ thuật vẫn chưa vượt thoát được hàng rào tính hình tượng. Và, tính sinh động, do quan niệm tính nghệ thuật đó chi phối chưa phát triển được ra những gì khác hơn là “tính cách - hoàn cảnh”, “khuynh hướng toát ra từ tình thế và hành động” [25,30]. Tuy chưa giải quyết triệt để vấn đề nhưng quan niệm của Timôphêev đã góp phần quan trọng trong việc mang đến cái nhìn khái quát hơn về cấu trúc các yếu tố của tính nghệ thuật. 1.3.1.3. Quan niệm của N.K. Gei Có thể nói, sự nghiên cứu tính nghệ thuật, đến Gei đã có một bước ngoặt đáng kể. Trong công trình Nghệ thuật ngôn từ, Gei tỏ ra không tán thành với các loại quan niệm còn lẫn tính nghệ thuật với nhiều biểu hiện đặc trưng của nghệ thuật. Quan niệm tính nghệ thuật của Gei cũng gắn bó chặt chẽ với vấn đề chất lượng nghệ thuật của tác phẩm song khác với Timôphêev, Gei không đi tìm chất lượng nghệ thuật ở tính trung thực của sự khái quát hoá hay tính khuynh hướng thẩm mỹ mà ở tính tổ chức cao của tổ chức nghệ thuật. Gei quan niệm: “Sự xem xét tác phẩm dưới dạng sinh mệnh toàn vẹn có tiền đề là sự xem xét cấu trúc của nó, không phải như những nguyên tắc hình thức và nội dung, mà như những nguyên tắc thống nhất trong cơ sở của mình” [25,30]. Và theo Gei, nguyên tắc thống nhất trong cơ sở chính là tổ chức nghệ thuật của tác phẩm, các nguyên tắc tổ chức nghệ thuật cũng chính là các yếu tố cơ bản của cấu trúc tính nghệ thuật. Theo đó, Gei chỉ ra ba nguyên tắc của tổ chức tác phẩm như ba thước đo giá trị thẩm mỹ và sự hoàn thiện nghệ thuật 19 là: tính tổ chức của tổ chức, tính chất mô hình hoá nghệ thuật về đời sống của tổ chức, tính mục đích thống nhất của tổ chức. Không dừng lại ở đó, Gei tiếp tục phát triển quan niệm của mình về tính nghệ thuật trong công trình Tính nghệ thuật của văn chương ra đời gần mười năm sau. Trong nhận thức của Gei lúc này, tính nghệ thuật không phải chỉ là “vấn đề chất lượng của tổ chức nghệ thuật phần nào tách rời đặc trưng nghệ thuật” mà còn là “vấn đề bản chất, đặc trưng và tính tích cực thẩm mỹ của nó nữa” [25, 31]. Nghĩa là: Gei muốn tìm hiểu sâu hơn về bản chất đặc trưng của tính nghệ thuật và hiệu quả thẩm mỹ của nó đối với người tiếp nhận. Mở rộng hơn, Gei xác định ba đặc tính thẩm mỹ của tính nghệ thuật là “tính không lặp lại”, “tính toàn vẹn” và “tính hàm súc”. Gei gọi chúng là các “đặc tính thẩm mỹ của thực tế thẩm mỹ đã được thực hiện” [25, 31]. Vậy là, với công trình Tính nghệ thuật của văn chương, quan niệm về tính nghệ thuật của Gei đã có sự điều chỉnh lại so với mười năm trước đó. Gei có uốn lại quan niệm chất lượng phần nào tách rời đặc trưng của mình nhưng ông vẫn khác Dobroliubov và Timôfêev. Hầu hết các yếu tố cơ bản trong cấu trúc tính nghệ thuật của họ nằm ngoài cấu trúc các thước đo nghệ thuật của ông. Riêng thước đo tính sinh động được giữ lại nhưng bị ông hạ xuống xếp vào loại “các yếu tố riêng biệt”. Qua đó, có thể thấy, Gei có quan điểm khác với những người đi trước ở chỗ ông đi tìm tính nghệ thuật chủ yếu ở các nguyên tắc cơ bản của tổ chức nghệ thuật tác phẩm. 1.3.1.4. Quan niệm của P.Nicolaev Trong cuốn Từ điển thuật ngữ nghiên cứu văn học, P.Nicolaev cũng đưa ra quan niệm về tính nghệ thuật của mình có phần gần gũi với quan niệm của N.K.Gei. Nicolaev chỉ rõ: “tính nghệ thuật là chất lượng đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật, là hình thức của cái đẹp trong nghệ thuật” [25, 32]. Về cấu trúc tính nghệ thuật, Nicolaev xác định nó bao gồm một tiêu chuẩn cơ sở là 20 tính chân thật về tư tưởng của nội dung tác phẩm và hai yếu tố cơ bản là: tính hợp lý về tư tưởng- nghệ thuật của tất cả các yếu tố trong tác phẩm và sự hoàn thiện của ngôn ngữ thi ca. 1.3.2. Ở trong nước Ở Việt Nam, cho đến nay, sự nghiên cứu tính nghệ thuật và cấu trúc các yếu tố của nó nhìn chung vẫn chưa nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Rải rác trong một số bài viết, vấn đề này có được nói đến song vẫn ở mức độ sơ lược và tản mạn. Tuy nhiên cũng có thể kể đến sự đóng góp tích cực của một số ít tác giả như Nam Mộc, Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Nam, Phùng Minh Hiến. 1.3.2.1. Quan niệm của Nam Mộc Trong cuốn Văn học- cuộc sống- nhà văn, khi bàn về tính nhân dân của văn học, Nam Mộc cho rằng tính nhân dân là thuộc tính thẩm mỹ thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật của văn học. Về tính nghệ thuật, Nam Mộc cũng chưa bàn bạc gì nhiều, ông chỉ gián giếp đưa ra cách hiểu của mình về vấn đề này thông qua vịêc xác định những biểu hiện chất lượng của hình thức nghệ thuật có tính nhân dân. Đó là “trong sáng”, “sinh động”, “hấp dẫn”, “dễ tiếp thu [70, 368]. Gắn tính nghệ thuật với chất lượng của hình thức nghệ thuật, quan niệm của Nam Mộc có sự gần gũi với quan niệm của nhà lý luận Xô-viết P.Nicoloaev. Với Nicolaev, tính nghệ thuật được định nghĩa là hình thức của cái đẹp trong nghệ thuật thì với Nam Mộc, tính sinh động chính là khía cạnh biểu hiện chất lượng cơ bản của hình thức nghệ thuật đó. 1.3.2.2. Quan niệm của Nguyễn Cương Là đồng tác giả cuốn Văn học- cuộc sống- nhà văn và viết chung với Nam Mộc phần Tính tư tưởng và tính nghệ thuật trong văn học nhưng quan niệm về tính nghệ thuật của Nguyễn Cương có những điểm rất khác so với Nam Mộc. Xuất phát từ đặc trưng: văn học phản ánh cuộc sống và tác động
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất