Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tình huống về trường hợp tuyên bố cá nhân mất tích...

Tài liệu Tình huống về trường hợp tuyên bố cá nhân mất tích

.DOC
20
237
64

Mô tả:

MỤC LỤC Trường hợp tuyên bố cá nhân mất tích BÀI LÀM  Các điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích trong trường hợp trên? Nhận xét về các điều kiện được áp dụng trong trường hợp trên ? ……………………………………………………………....  Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích………………………… 1.1.1 Thời gian biệt tích…………………………………………... 1.1.2 Không gian biệt tích ………………………………………. 1.1.3 Chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích. 1.1.4 Thủ tục thông báo tìm kiếm. …………………………… 1.1.5 Quyết định của Tòa án. …………………………………… 1.2 Nhận xét về các điều kiện được áp dụng trong trường hợp trên  Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của cá nhân bị tuyên bố mất tích ? Những ai bị ảnh hưởng đến lợi ích và bị ảnh hưởng như thế nào khi cá nhân bị tuyên bố là mất tích?................................................................................................... 2.1 Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của cá nhân bi tuyên bố mất tích…………………………………………………………………... Trang 1 3 3 3 3 4 5 5 7 7 7 2.1.1 Về quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố mất tích……. 8 8 2.1.2 Về quan hệ tài sản của cá nhân bị tuyên bố mất tích …….. 10 2.2. Những ai bị ảnh hưởng đến lợi ích và bị ảnh hưởng như thế nào khi cá nhân bị tuyên bố là mất tích trong trường hợp trên ?................  Giả sử cá nhân bị tuyên bố mất tích là bên thế chấp đồng thời là người vay tiền của Ngân hàng thì Ngân hàng có đòi nợ khi đến hạn được không? Chỉ rõ các căn cứ pháp lý làm cơ sở cho lập luận của mình ?......................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….. Trường hợp tuyên bố cá nhân mất tích 12 14 18 Chị Trần Thị Liên (SN 1978), trú tại xã Hợp Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An mồ côi cha mẹ, nên sống với bà ngoại từ nhỏ. Đầu năm 1997 bà ngoại qua đời chị sống một mình tại xã Hợp Thành vì không còn anh em họ hàng cho tới cuối năm 1998 thì chị và anh Nguyễn Văn Bình (SN 1974), cùng trú tại xã Hợp Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An tổ chức đám cưới và lên xã Hợp Thành đăng ký kết hôn. Sau khi kết hôn Anh Bình và chị Liên mua một mảnh đất ở xã Hợp Thành và xây dựng tổ ấp gia đình, anh chị chung sống tới tháng 10 năm 2001 thì chị Liên sinh được bé trai đầu lòng. Do cuộc sống gia đình khó khăn lại có thêm con nhỏ nên anh Bình quyết định vào thành phố Hồ Chí Minh làm thuê để có thêm thu nhập còn chị Liên ở nhà (xã Hợp Thành) chăm con và lo toan cho gia đình. Do đường xá đi lại xa xôi lại tốn kém nên anh Bình ít khi về thăm vợ con mà chỉ gửi tiền và gọi điện về. Tới giữa tháng 8 năm 2003 thì anh Bình không còn liên lạc được với chị Liên bằng điện thoại. Quá lo lắng cho vợ con ở nhà nên anh Bình đã thu xếp chuyện làm ăn và về nhà vào ngày 20 tháng 8 năm 2003. Về tới nhà tại xã Hợp Thành nhưng anh Bình không gặp được vợ con, anh vội vã tìm kiếm và hỏi thăm hàng xóm xung quyanh thì mọi người cho biết chị Liên và con trai có nói là vào thành phố Hồ Chí Minh để tìm anh. Anh vội vã quay trở lại thành phố Hồ Chí Minh để tìm vợ và con nhưng hoàn toàn không có bất kì thông tin gì cả. Anh đã cố gắng dùng đủ mọi cách, nhờ bạn bè và người quen giúp đỡ, rải tờ rơi và thông báo tìm kiếm ở khắp thành phố Hồ Chí Minh hay đăng báo… để tìm hai mẹ con chị nhưng vẫn không nhận được thông tin gì. Quá đau buồn và chán nản với việc tìm vợ con tới tháng 12 năm 2006 anh Bình trở về nhà tại xã Hợp Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An tiếp tục sinh sống và làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Yên Thành ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt ở nơi cư trú là chị Liên. Sau khoảng thời gian xét đơn yêu cầu của anh Bình cùng những chứng cứ anh Bình cung cấp chứng minh chị Liên và con trai đã biệt tích trong khoảng thời gian là 3 năm 5 tháng. Tháng 2 năm 2007 Tòa án nhân dân huyện Yên Thành đã ra quyết định thông báo tìm kiếm chị Liên với đầy đủ các nội dung quy định tại điều 327 BLTTDS. Thông báo này được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp nhưng vẫn không nhận được bất kỳ một tin tức xác thực nào về việc chị Liên và con trai anh còn sống hay đã chết. Không còn chút hy vọng nào về khả năng tìm thấy vợ và con trai nữa, anh Bình quyết tâm xây dựng cuộc sống mới nên đã làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Yên Thành ra quyết định tuyên bố chị Liên mất tích vào tháng 4 năm 2007. Gửi kèm theo đơn là những chứng cứ chứng minh chị Liên đã mất tịch gần 4 năm và việc anh Bình đã sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm theo quy định của pháp luật. Tháng 6 năm 2007 Tòa án nhân dân huyện Yên Thành đã chấp nhận đơn yêu cầu của anh Bình và ra quyết định tuyên bố chị Liên mất tích. Câu hỏi :  Các điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích trong trường hợp trên? Nhận xét về các điều kiện được áp dụng trong trường hợp trên ?  Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của cá nhân bị tuyên bố mất tích? Những ai bị ảnh hưởng đến lợi ích và bị ảnh hưởng như thế nào khi cá nhân bị tuyên bố mất tích trong trường hợp trên?  Giả sử cá nhân bị tuyên bố mất tích là bên thế chấp đồng thời là người vay tiền của Ngân hàng thì Ngân hàng có đòi nợ khi đến hạn được không? Chỉ rõ các căn cứ pháp lý làm cơ sở cho lập luận của mình BÀI LÀM  Các điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích trong trường hợp trên? Nhận xét về các điều kiện được áp dụng trong trường hợp trên ?  Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 78 BLDS quy định về tuyên bố một người mất tích: “1. Khi một người biệt tích từ hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.” Căn cứ vào quy định này, ta có thể phân tích về các điều kiện đề tuyên bố cá nhân mất tích, cụ thể là chị Liên trong trường hợp trên như sau: 1.1.1 Thời gian biệt tích. Theo quy định trên thì tòa án chỉ có thể tuyên bố một người mất tích khi người ấy đã biệt tích ít nhất là hai năm mà không có bất cứ một tin túc nào của người đó là còn sống hay đã chết. Thời hạn hai năm được tính theo quy định của đoạn 2 khoản 1 Điều 78 BLDS: “Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”. Xét trường hợp của chị Liên trong tình huống trên ta thấy, “Tới giữa tháng 8 năm 2003 thì anh Bình không còn liên lạc được với chị Liên bằng điện thoại nên đã thu xếp chuyện làm ăn để về nhà vào ngày 20 tháng 8 năm 2003. Về tới nhà tại xã Hợp Thành anh liền tìm chị Liên và con trai nhưng không thấy họ đâu”. Như vậy, ngày anh Bình biết được tin tức cuối cùng của chị Liên là ngày 20 tháng 8 năm 2003 tính tới ngày anh làm đơn đề nghị Tòa án tuyên bố chị Liên mất tích là tháng 4 năm 2007. Khoảng thời gian này là 3 năm 8 tháng, đây là khoảng thời gian chị Liên biệt tích mà anh Bình và mọi người không hề biết được thông tin gì. Xét về mặt thời gian thì điều kiện này hoàn toàn đáp ứng đúng theo quy định tại khoản Khoản 1 Điều 78 BLDS để tuyên bố chị Liên mất tích. 1.1.2 Không gian biệt tích Hệ thống pháp luật nước ta nói chung và bộ Luật dân sự nói riêng không hề có một quy định cụ thể nào về phạm vi không gian là căn cứ xác định một người biệt tích nhưng căn cứ vào Điều 74 BLDS chúng ta có thể xác định mặt không gian là tại nơi cư trú cuối cùng của người đó. Nơi cư trú của cá nhân được xác định tại mục 3- chương III phần thứ nhất của BLDS và theo khoản 1 Điều 52 BLDS thì nơi cứ trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Với trường hợp của chị Liên thì nơi cư trú cuối cùng được xác định là xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Đây là nơi anh và chị đã sinh sống sau khi kết hôn và chị sinh con. Trong quá trình theo dõi sự biệt tích và yêu cầu tuyên bố chị Liên mất tích của anh Bình Tòa án hoàn toàn có thể căn cứ vào nơi cư trú của chị Liên là tại huyện Yên Thành – nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là căn cứ xác định khoảng không gian biệt tích. 1.1.3 Chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 78 BLDS quy định chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố mất tích là “ ...người có quyền và lợi ích liên quan...”. Đây là những người có mối liên hệ nào đó với cá nhân vắng mặt, có thể là theo quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự hoặc là một loại quan hệ khác nào đó mà quyền và lợi ích của họ có thể bị ảnh hưởng do sự vắng mặt của chủ thể. Với nguyên tắc: “người nào có quyền về tài sản liên quan tới người biệt tích sẽ bị thiệt hại nếu không tuyên bố người đó mất tích” thì họ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích. Cụ thể, với trường hợp của anh Bình và chị Liên, giữa hai người tồn tại mối quan hệ hôn nhân và gia đình, vậy nên việc chị Liên biệt tích suốt khoảng thời gian 3 năm 8 tháng đó đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống cũng như công việc của anh. Do đó, việc anh Bình làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố chị Liên mất tích như trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. 1.1.4 Thủ tục thông báo tìm kiếm. Khoản 1, Điều 78 quy định về thủ tục thông bào tìm kiếm như sau: “...mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo,tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết..”. Những người có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án thông báo, tìm kiếm người vắn mặt. Tòa án có thể tự mình thông báo hoặc yêu cầu những người này thông báo. Cách thức, biện pháp thông báo được quy định trong Luật tố tụng dân sự, như phạm vi thông báo , phương tiện thông báo.... Sau khi đã thông báo với thời hạn luật định mà vẫn không có tin tức gì về người đó còn sống hay đã chết thì Tòa án xem xét ra quyết định tuyên bố cá nhân mất tích. Áp dụng quy định này vào trường hợp của anh Bình và chị Liên ta có thể thấy anh Bình đã áp dụng đầy đủ các biện pháp tìm kiếm người vắng mặt như: Làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cứ trú với tất cả các thông tin cần thiết theo quy định tại Điều 327 BLTTDS: “Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có các nội dung chính sau đây: 1. Ngày, tháng, năm ra thông báo; 2. Tên Toà án ra thông báo; 3. Số và ngày, tháng, năm của quyết định Toà án chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú; 4. Tên, địa chỉ của người yêu cầu Toà án thông báo; 5. Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi của người cần tìm kiếm và địa chỉ cư trú của người đó trước khi biệt tích; 6. Địa chỉ liên hệ của cá nhân, cơ quan, tổ chức, nếu người cần tìm kiếm biết được thông báo hoặc người khác có được tin tức về người cần tìm kiếm”. Nộp cùng với đơn yêu cầu của mình anh Bình cũng đã gửi kèm theo chứng cứ để chứng minh là chị Liên đã biệt tích hơn 6 tháng đó là chữ kí chứng nhận của bà con hàng xóm với gia đình anh và xác nhận sự vắng mặt tại nơi cứ trú của Ủy ban nhân dân xã Hợp Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An. Theo đó thì yêu cầu của anh đã được Tòa án nhân dân huện Yên Thành chấp nhận và công bố thông báo tìm kiếm chị Liên vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định tại Khoản 1 Điều 328 BLTTDS: “1. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp” Sau khi thông báo tìm kiếm chị Liên vắng mặt của Tòa án nhân dân huyện Yên Thành công bố thì anh Bình vẫn không nhận được bất cứ một thông tin xác thực nào về việc chị Liên còn sống hay đã chết. Như vậy, việc áp dụng thủ tục thông báo tìm kiếm trong trường hợp này của anh Bình là hoàn toàn đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật. 1.1.5 Quyết định của Tòa án. Theo quy định của Khoản 1 Điều 78 BLDS thì sau khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện nêu trên về thời gian biệt tích, không gian biệt tích, yêu cầu của chủ thể có quyền và lợi ích liên quan cũng như thủ tục tìm kiếm thì “ Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích”. Bởi vậy, khi xem xét yêu cầu của đương sự, Tòa án phải kiểm tra các điều kiện cần thiết và nếu thấy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định, Tòa án ra quyết định tuyên bố người biệt tích đó mất tích. Xét ở trường hợp trên, ta thấy với đơn yêu cầu của anh Bình cùng các điều kiện khác như đã phân tích ở trên thì Tòa án huyện Yên Thành hoàn toàn có đủ điều kiện để ra quyết định tuyên bố chị Liên mất tích vì mọi yếu tố đều đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật. 1.2 Nhận xét về các điều kiện được áp dụng trong trường hợp trên. Với những phân tích ở trên có thể khẳng định các điều kiện được áp dụng trong trường hợp tuyên bố chị Liên mất tích của Tòa án nhân dân huyện Yên Thành là hoàn toàn hợp pháp. Đáp ứng tuyệt đối các yêu cầu của BLDS và BLTTDS đã quy định. Có thể thấy các điều kiện này đều có tầm quan trọng ngang nhau trong quá trình xem xét và đưa ra quyết định chị Liên mất tích của Tòa án. Nếu thiếu dù chỉ là một điều kiện nhỏ theo quy định của BLDS thì Tòa án cũng không thể ra quyết định tuyên bố cá nhân mất tích. Vì việc tuyên bố một cá nhân mất tích có ảnh hưởng rất nhiều tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người mất tích cũng như những người chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ quyết định đó của Tòa án. Vậy nên việc xem xét các điều kiện thực tiến đã sảy ra để áp dụng vào các quy định cụ thể của pháp luật cần được các cơ quan thi hành pháp luật thực hiện thật chính xác. Tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra như tuyên bố cá nhân mất tích nhưng trên thực tế họ vẫn có sự liên hệ với gia đình. Đối tượng này thường rơi vào các trường hợp cá nhân trốn tránh tránh nhiệm dân sự hoặc những người phạm tội. Ngược lại, các cơ quan tòa án khi xem xét đơn đề nghị cũng như các điều kiện thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cũng như hướng dẫn cụ thể cho người làm đơn đề nghị về các yêu cầu cần thiết giúp họ sớm nhận được quyết định tránh làm ảnh hưởng tới các quyền lợi hợp pháp của họ. 2. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của cá nhân bị tuyên bố mất tích ? Những ai bị ảnh hưởng đến lợi ích và bị ảnh hưởng như thế nào khi cá nhân bị tuyên bố là mất tích? 2.1 Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của cá nhân bi tuyên bố mất tích. Việc Tòa án ra quyết định tuyên bố cá nhân mất tích kéo theo rất nhiều những hậu quả pháp lí nhất định như: “Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích; tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quy định tại các điều 75, 76, 77, 79 bộ luật dân sự 2005 về quản lí tài sản của người vắng mặt, người bị tuyên bố là mất tích; quyền và nghĩa vụ của người quản lí tài sản của người vắng mặt, người bị tuyên bố là mất tích; về quan hệ nhân thân, tòa sẽ giải quyết li hôn nếu có yêu cầu của vợ hoặc chồng người bị tuyên bố là mất tích theo khoản 2 điều 78 bộ luật dân sự” 2.1.1 Về quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố mất tích. Quan hệ nhân thân là những quan hệ giữa người với người về những lợi ích nhân thân thuộc về con người có nội dung phi kinh tế. Quan hệ nhân thân gồm các quan hệ liên quan đến lợi ích tinh thần thuần túy của con người (như danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người) và các quan hệ nhân thân có liên quan tới lợi ích vật chất (như quan hệ quyền tác giả và quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp). Đối với cá nhân bị tuyên bố mất tích thì quan hệ nhân thân của họ có thể bị thay đổi. Cụ thể, Khoản 2 Điều 78 BLDS quy định: “2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Cũng theo hướng dẫn tại điểm b1 mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì: “Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Tòa án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Tòa án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng”. Dựa vào những quy định này thì anh Bình hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho anh ly hôn với chị Liên nếu anh có nhu cầu xây dựng cuộc sống mới. Tuy nhiên trên thực tế thì anh Bình không có yêu cầu xin ly hôn với chị Liên. Vì vậy quan hệ vợ chồng giữa anh và chị Liên đương nhiên vẫn tồn tại mặc dù chị đã mất tích cho tới khi có tuyên bố chị đã chết hoặc sự xác nhận thực tế chị Liên đã chết thì quan hệ hôn nhân của anh chị mới mặc nhiên chấm dứt. Quy định này là cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ hoặc chồng người mất tích, họ có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn với người mất tích để có thể bước tiếp và xây dựng hạnh phúc mới cho mình. Pháp luật cũng đã dự liệu trước những quy định cụ thể cho từng trường hợp khác nhau trong thực tiễn có thể sảy ra để đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng. Theo đó, trong trường hợp người xin ly hôn với lí do vợ hoặc chồng của mình bị tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người người có quyền lợi liên quan đến tài sản thì phải xuất trình trước Tòa bản quyết định của Tòa về việc tuyên bố người vợ hoặc chồng của người đó đã mất tích. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu Toàn án quyết định tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người chồng hoặc vợ với mục đính để xin ly hôn vắng mặt, thì hợp lí nhất là Tòa án giải quyết cả hai yêu cầu một lúc mà không mở hai phiên tòa khác nhau để giải quyết hai việc này. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng việc giải quyết hai yêu cầu như trên của vợ hoặc chồng trong một phiên tòa là không đúng. Mà trong trường hợp người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích(theo thủ tục giải quyết việc dân sự) và yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn(theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự), thì Tòa án phải giải quyết đối với yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của người có yêu cầu mất tích trước và căn cứ vào kết quả của việc giải quyết yêu cầu nêu trên để giải quyết yêu cầu cho ly hôn trong vụ án khác. 2.1.2 Về quan hệ tài sản của cá nhân bị tuyên bố mất tích Là một trong những đối tượng điều chỉnh sâu rộng nhất của BLDS, vì vậy mà quan hệ tài sản xuất hiện ở hầu hết các hoạt động của cuộc sống. Tuy nhiên, pháp luật cũng chưa có một quy định cụ thể nào khái quát về quan hệ tài sản. Xác định một cạch đơn giản thì quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người về các lợi ích vật chất, là các quan hệ xã hội có nội dung kinh tế. Ví dụ: quan hệ thừa kế, quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng mua bán tài sản… Dựa vào khái niệm trên có thể xác định quan hệ tài sản của cá nhân bị tuyên bố mất tích được quy định tại Điều 79 BLDS 2005: “Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Toà án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật này. Trong trường hợp Toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lý tài sản.” Việc quản lí tài sản của người bị tuyên bố mất tích được thực hiện theo nguyên tắc người đang quản lí tài sản ( theo quy định tại khoản 1 điều 75 bộ luật dân sự 2005) tiếp tục quản lí tài sản của người bị Tòa tuyên bố mất tích và có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại điều 76, 77 BLDS. Xoay quanh nội dung này có một số vấn đề được đặt ra: Trong một số trường hợp nhất định thì có thể thay đổi người quản lí tài sản của người mất tích được hay không? Về vấn đề này trong BLDS tuy không có quy định cụ thể, nhưng trong thực tế, trường hợp thay đổi người quản lí tài sản rất có thể sẽ đặt ra và Tòa cũng cần xem xét và quyết định. Việc thay đổi người quản lí tài sản của người mất tích có thể được đặt ra khi người quản lí tài sản của người mất tích yêu cầu Tòa án cử người khác thay mình quản lí tài sản cho người mất tích, nếu người quản lí tài sản không thể tiếp tục thực hiện việc quản lí tài sản vì những lí do chính đáng như họ không còn điều kiện, hoặc khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ của người quản lí tài sản hoặc trong trường hợp người thân thích, có quyền lới ích liên quan của người mất tích yêu cầu Tòa thay đổi người quản lí tài sản vì lí do người đó không thực hiện đúng nghĩa vụ của người quản lí tài sản theo quy định của pháp luật, có các hành vi tẩu tán, phá tán tài sản của người mất tích hoặc có các hành vi khác gây thiệt hại đến tài sản của người mất tích…Ngoài ra, việc thay đổi người quản lí tài sản của người bị tuyên bố mất tích cũng có thể đặt ra khi người quản lí tài sản bị Toà tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự , hạn chế hành vi dân sự hoặc bị chết… Trong trường hơp hợp của chị Liên, có thể xác định người quản lý tài sản là anh Bình theo Khoản 1 Điều 79 BLDS. Vì anh là người đang trực tiếp quản lý tài sản của chị Liên được quy định tại Khoản b và c Điều 75 BLDS. Trừ các trường hợp khác có thể sảy ra sau này. Bên cạnh đó, Điều 79 BLDS có đề cập đến trường hợp nếu Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn, thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lí; nếu không có những người này thì phải giao cho một trong số những người thân thích của người mất tích quản lí. Trong trường hợp không có người thân thích đó thì Tòa sẽ chỉ định người khác quản lí tài sản cho người mất tích. Có thể thấy đây là quy định cần thiết nhằm đảm bảo việc quản lí tài sản của người mất tích vì quyền lợi của người đó sau khi vợ hoặc chồng của người đó đã được Tòa án giải quyết cho li hôn. 2.2. Những ai bị ảnh hưởng đến lợi ích và bị ảnh hưởng như thế nào khi cá nhân bị tuyên bố là mất tích trong trường hợp trên ? Quay lại với nội dung của đề bài: “Chị Trần Thị Liên (SN 1978), trú tại xã Hợp Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An mồ côi cha mẹ, chị sống với bà ngoại từ nhỏ. Đầu năm 1997, bà ngoại qua đời chị sống một mình vì không còn anh em họ hàng nào nữa, tới giữa năm 1998 chị và anh Nguyễn Văn Bình (SN 1974), cùng trú tại xã Hợp Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An có tổ chức đám cưới và lên xã Hợp Thành đăng ký kết hôn”. Như vậy chị Liên hoàn toàn không còn người thân nào khác ngoại trừ anh Bình và con trai mình. Tuy nhiên, con trai chị cũng đã biệt tích cùng chị, vậy nếu xét trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình thì người bị ảnh hưởng tới lợi ích chỉ có duy nhất anh Bình là chồng hợp pháp của chị. Việc chị Liên mất tích cùng với con trai đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hợp pháp của anh. Đầu tiền đó là các lợi ích liên quan tới quan hệ hôn nhân giữa anh và chị, tới quyền làm chồng và làm cha của anh và hơn hết là quyền được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Thứ hai, việc chị Liên bị tuyên bố mất tích cũng ảnh hưởng tới các quan hệ tài sản chung của vợ chồng anh. Tạo ra khó khăn cho anh Bình trong việc thực hiện các quyền với tài sản như “chiếm hữu, sử dụng và định đoạt” Nếu đặt trong các mối quan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự thì việc chị Liên bị tuyên bố mất tích có thể sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều đối tượng khác nhau. Mặc dù nội dung trường hợp chị Liên bị tuyên bố mất tích không tồn tại những mối quan hệ này tuy nhiên chúng ta có thể giả sử : “Chị Liên là công nhân của một phân xưởng chuyên sản xuất bánh trung thu gia truyền, do làm việc lâu năm lại được gia đình chủ quý mến và tin tưởng nên họ đã để chị đi giao hàng, sổ sách ghi chép đều do chị cất giữ cùng với số tiền giao hàng chưa kịp hoàn trả lại cho gia đình chủ thì chị biệt tích cùng với con trai”. Như vậy, việc chị Liên bị Tòa án nhân dân huyện Yên Thành tuyên bố mất tích sẽ tác động trực tiếp tới quan hệ tài sản giữa gia đình nhà chủ và chị Liên. Vì tư cách pháp lý của chị tạm thời đã bị chấm dứt vì vậy khả năng đòi lại được số tiền chị Liên đi giao hàng và sổ sách ghi chép chị giữ của gia đình nhà chủ là rất ít. Trên thực tế, khi cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích sẽ tác động tới nhiều chủ thể khác nhau theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy việc xem xét và ra quyết định tuyên bố ca nhân mất tích của các cấp Tòa án cần được thực hiện một cách nghiêm túc.  Giả sử cá nhân bị tuyên bố mất tích là bên thế chấp đồng thời là người vay tiền của Ngân hàng thì Ngân hàng có đòi nợ khi đến hạn được không? Chỉ rõ các căn cứ pháp lý làm cơ sở cho lập luận của mình ? Từ những tình tiết trong trường hợp của chị Liên nhóm em xin đưa ra giả sử như sau: “Trong khoảng thời gian anh Bình vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc, chị Trần Thị Liên đã thế chấp căn nhà và quyền sử dung đất là tài sản chung của vợ chồng trị giá 200 triệu để vay ngân hàng số tiền là 100 triệu đồng với thời hạn là 4 năm, lãi suất phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành để chữa bệnh cho con, giao dịch này có giấy tờ chứng minh cụ thể. Tuy nhiên, việc chị Liên vay ngân hàng số tiền 100 triệu đồng này anh Bình lại không hề hay biết. Sau khi chị Liên bị tòa án tuyên bố mất tích 1 tháng thì đến hạn trả nợ và ngân hàng yêu cầu xử lí tài sản để thanh toán khoản nợ trên. Vậy ngân hàng có quyền đòi nợ khi đến hạn được không ? Sau đây là phần trình bày của nhóm em đối với trường hợp này: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 76 BLDS về nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú thì: “Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các nghĩa vụ sau đây:  Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà án;” Áp dụng quy định này vào trường hợp trên của chị Liên là cá nhân bị tuyên bố mất tích đồng thời là chủ thể thế chấp tài sản và vay tiền của Ngân hàng thì Ngân hàng thì chúng ta có thể xác định là Ngân hàng vẫn có thể đòi được khoản tiền mà chị Liên đã vay khi đến hạn được. Vì khi đến hạn phải trả nợ nhưng chủ thể vay tiền lại bị tuyên bố mất tích thì Ngân hàng có thể khởi kiện ra Tòa án và đợi khi có quyết định của Tòa án về việc thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt thì Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có nghĩa vụ “Thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà án”. Trong trường hợp này người quản lý tài sản hợp pháp của chị Liên là anh Bình. Mặt khác, theo quy định tại Điều 351 BLDS về Quyền của bên nhận thế chấp tài sản thì: Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 349 của Bộ luật này phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó; 2. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp; 3. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; 4. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng; 5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; 6. Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai; 7. Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 355 hoặc khoản 3 Điều 324 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán. Như vậy, Ngân hàng là bên nhận thế chấp tài sản của chị Liên vậy nên Ngân hàng có đầy đủ các quyền nêu trên. Cụ thể, khi cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích là bên thế chấp đồng thời là người vay tiền của Ngân hàng thì Ngân hàng có quyền: “Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” theo quy định tại Khoản 5 Điều 351 BLDS; hoặc Ngân hàng có thể yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 355 hoặc khoản 3 Điều 324 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán. Từ các cơ sở pháp lí trên, nhóm em xin khẳng định lại rằng trong trường hợp chị Liên bị tòa án tuyên bố mất tích bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật thì Ngân hàng vẫn có quyền đòi nợ khi đến hạn. Cụ thể trường hợp của chị Liên sẽ được giải quyết như sau: Theo quy định tại khoản 5 Điều 351 thì Ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; vậy anh Bình là người thứ ba hiện đang quản lý tài sản của chị Liên phải giao tài sản mà chị Liên thế chấp là căn nhà và đất ở cho Ngân hàng xử lí nợ khi đến hạn. Cũng theo quy định tại Khoản 3 Điều 76 BLDS về Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú thì: anh Bình phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của chị Liên bằng tài sản là căn nhà và đất ở của chị theo quyết định của Toà án. Tuy nhiên trong trường hợp này tài sản mà chị Liên dùng để thế chấp Ngân hàng lại là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Giả sử trong trường hợp này công sức đóng góp của anh Bình và chị Liên đối với khối tài sản này(căn nhà và đất ở) là bằng nhau thì số tài sản của chị Liên sẽ bị ngân hàng xử lí khi nợ đến hạn là một nửa giá trị của căn nhà và mảnh đất ở đó. Nhưng theo quy định tại Điều 25 của Luật hôn nhân và gia đình về Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện thì: “ Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Vậy nên anh Bình vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản nợ mà chị Liên đã vay Ngân hàng. Tuy rằng khoản vay nay nợ này của chị Liên anh Bình không được biết khi nó xảy ra nhưng việc vay nợ và thế chấp cho Ngân hàng này của chị là nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình lúc đó là chữa bệnh cho con trai. Trên thực tế có thể sảy ra trường hợp anh Bình cho rằng khối tài sản mà chị Liên mang đi thế chấp với Ngân hàng(căn nhà và đất ở) là công sức đóng góp của một mình anh. Chị Liên không có quyền dùng nó để thế chấp và vay tiền Ngân hàng. Lại còn không có sự đồng ý của anh, vậy nên anh không chấp nhận việc Ngân hàng dùng nó để xử lý khoản nợ của chị Liên. Tuy nhiên Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “ quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng”, vậy ngôi nhà và quyền sử dụng đất đó được xác định là tài sản chung của vợ chồng anh chị tức là chị Liên vẫn có công sức đóng góp vào khối tài sản chung đó và chị hoàn toàn có quyền sử dụng nó làm tài sản thế chấp với Ngân hàng. Nếu anh Bình không chấp nhận quyết định đó của Tòa án thì anh có thể đưa ra các bằng chứng chứng mình được nguồn gốc của khối tài sản đó thuộc sở hữu riêng của anh, anh tự mình tạo ra. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn.  Bộ luật tố tụng dân sự  Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.  Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I và II, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.  Nguyễn Mạnh Bách, Luật dân sự Việt Nam lược khảo, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2004.  Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.  Trần Thị Huệ, “Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng theo Điều 25 Luật hôn nhân gia đình”, Tạp chí luật học, số 6/2000, tr. 22 – 24
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan