Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tình huống luật hình sự

.DOC
9
15
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  PHẢN BIỆN NHÓM TÌNH HUỐNG SỐ 2 Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Tuyết Hằng 2. Bùi Thị Hồng Tiếm 3. Trần Thị Cẩm Tú 4. Võ Đức Trí 5. Bùi Trung Hiếu 6. Văn Ngọc Thống Nhất 7. Hồ Thanh Hải 8. Lê Khải Hoàn 9. Nguyễn Hồ Ái Vy S1200245 S1200348 S1200291 S1200287 S1200246 S1200329 S1200243 S1200314 S1200293 Nhóm tình huống 2 Vụ án 12: Khoảng 19 giờ ngày 20/9/2006, Tạ Văn Mạnh mang theo chai thuốc trừ sâu hiệu Mort đã sử dụng gần hết và một gói cơm đến nhà cha mẹ vợ. Khi đến cầu Rỗng Tượng, Mạnh dừng lại đổ toàn bộ số thuốc trừ sâu trong chai vào gói cơm và vứt bỏ chai không xuống sông. Sau đó, Mạnh cất gói cơm vào túi quần và đạp xe đến nhà ông Hai Hoàng, bỏ ở đó và đi bộ đến nhà cha mẹ vợ. Do gia đình đã nhiều lần bị đầu độc thuốc trừ sâu vào lu, giếng nước, nồi cơm…nên ông Lê Văn Mong (cha vợ Mạnh) đã dùng dây kẽm bao quanh giếng, lu nước, nhà bếp…và gắn dây kẽm vào nguồn điện nhà ông đang sử dụng, có gắn hệ thống đèn tín hiệu. Khi Tạ Văn Mạnh đi đến gần lu nước thì bị vướng vào dây điện, giật bất tỉnh. Ông Mong thấy đèn tín hiệu cùng con trai là Chung ra thấy Mạnh nằm bất tỉnh liền khiêng vào. Sau khi kiểm tra phát hiện gói cơm có tẩm thuốc trừ sâu. Một lúc sau, Mạnh tỉnh dậy xin đi tiểu định đập đầu tự tử nhưng được can ngăn. Khi trở vào định ăn chỗ cơm có tẩm thuốc độc nhưng cũng bị ngăn lại. Sau đó, ông Mong đi báo công an. Tại cơ quan điều tra, Mạnh khai: Đây là lần đầu tiên tôi có ý định bỏ thuốc trừ sâu để giết vợ tôi vì vợ tôi đã bỏ tôi nuôi đứa con mới vừa hơn 1 tuổi để về nhà ông bà già vợ tôi, định lấy chồng Đài Loan. Những lần trước ai có ý định thuốc nhà ông Mong tôi không biết. Theo anh (chị), Mạnh, ông Mong có phạm tội không? Trả lời: 1. Tóm tắt và phân tích hành vi: - Do vợ Mạnh đã bỏ Mạnh, để cho Mạnh nuôi đứa con mới vừa hơn 1 tuổi để về nhà ông bà già vợ và định lấy chồng Đài Loan nên ngày 20/9/2006, Tạ Văn Mạnh đổ thuốc trừ sâu vào gói cơm và đi đến nhà cha mẹ vợ. Khi đến gần lu nước thì bị vướng vào dây điện, giật bất tỉnh. - Do gia đình Ông Mong đã nhiều lần bị đầu độc thuốc trừ sâu vào lu, giếng nước, nồi cơm… nên ông Mong đã dùng dây kẽm bao quanh giếng, lu nước, nhà bếp … và gắn dây kẽm vào nguồn điện, có gắn đèn tín hiệu. Sau đó, đã làm Mạnh bị điện giật bất tỉnh. - Ông Mong phát hiện Mạnh bị điện giật, đã cùng người con tên Chung khiêng Mạnh vào nhà và kiểm tra phát hiện gói cơm có tẩm thuốc trừ sâu. - Mạnh tỉnh dậy xin đi tiểu rồi định đập đầu tự tử nhưng được can ngăn, rồi lại tiếp tục định ăn chỗ cơm có tẩm thuốc độc để tự tử nhưng cũng được can ngăn. 2. Khách thể loại: - Hành vi của Mạnh xâm hại đến tính mạng của người khác. Trang 1 Nhóm tình huống 2 - Hành vi của Mong xâm hại đến tính mạng của người khác. 3. Kiểm tra Cấu thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liên hệ với hành vi của các bị can: a) Đối với Tạ Văn Mạnh - Khách thể của tội phạm: Khách thể trực tiếp của tội phạm này là tính mạng của người khác được Điều 93 của Bộ luật hình sự năm 1999 bảo vệ. - Mặt khách quan của tội phạm: Mạnh có ý định giết vợ do tức giận, đã chuẩn bị công cụ gây án, có thể liên quan đến cả những người khác trong gia đình bên vợ. Cụ thể là Mạnh đã đem theo gói cơm có tẩm thuốc sâu đến nhà cha mẹ vợ. Hành vi này có thể khiến cả nhà cha mẹ vợ Mạnh bị ngộ độc nếu ăn phải gói cơm này. Tuy nhiên, hậu quả do hành vi này của Mạnh chưa xảy ra do Mạnh bị điện giật – sự kiện này là yếu tố ngoài ý muốn của Mạnh. Vì vậy, Mạnh không thể thực hiện được đến cùng ý định đầu độc vợ mình - đây là hành vi phạm tội chưa đạt theo Điều 18 Bộ Luật hình sự năm 1999. - Chủ thể của tội phạm: Mạnh là một người bình thường, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan của tội phạm: Mạnh nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho vợ và những người khác trong gia đình vợ. Nếu ai ăn phải cơm có tẩm thuốc sâu thì chắc chắn sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Biết được điều đó nhưng Mạnh vẫn muốn thực hiện hành vi này, biểu hiện bằng hành vi mang gói cơm có tẩm thuốc sâu đi thẳng đến nhà cha mẹ vợ. Hành vi của Mạnh đối với vợ mình là lỗi cố ý trực tiếp do có ý định giết người, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và đã thực hiện hành vi. Đối với những người khác trong gia đình bên vợ là cố ý gián tiếp. Mạnh có đủ điều kiện về chủ thể, về mặt chủ quan cũng đã xác định được là lỗi cố ý. Ở đây hậu quả vợ của Mạnh chưa chết người chưa chết: Mạnh phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng ở giai đoạn chưa đạt. Riêng đối với những người khác trong gia đình bên vợ thì Mạnh không phải cố ý trực tiếp mà chỉ là gián tiếp và ở đây hậu quả chết người cũng chưa xảy ra. Hơn nữa, cả nhà vợ Mạnh không ai bị thương tích gì. Từ những phân tích nêu trên, đủ cơ sở để kết luận Mạnh phạm tội giết người (vợ Mạnh) nhưng phạm tội chưa đạt. Riêng đối với những người khác trong gia đình bên vợ thì hành vi của Mạnh không đủ cơ sở để định tội cố ý gây thương tích, dù rằng đó là lỗi cố ý gián tiếp nhưng không có bất cứ hậu quả gì xảy ra, nên Mạnh không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Trang 2 Nhóm tình huống 2 - Xác định khung hình phạt: cần kiểm tra các Điều 52, 93 BLHS Mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người (vợ Mạnh) nhưng phạm tội chưa đạt. Căn cứ theo khoản 2 - Điều 93 “Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” Mạnh phạm tội giết người nhưng không thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 93 nên bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 52 “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”. Vì vậy, Mạnh chỉ bị phạt tù có thời hạn không quá ba phần tư mức quy định tại khoản 2 - Điều 93 Bộ Luật hình sự năm 1999. b) Đối với Lê Văn Mong: - Khách thể của tội phạm: Khách thể trực tiếp của tội phạm này là tính mạng của người khác được Điều 93 của Bộ luật hình sự năm 1999 bảo vệ. - Mặt khách quan của tội phạm: Do gia đình Ông Mong đã nhiều lần bị đầu độc thuốc trừ sâu vào lu, giếng nước, nồi cơm … nên Ông gài bẫy điện để bắt người đã nhiều lần bỏ thuốc độc hại gia đình ông. Việc gài bẫy điện có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Nhưng Ông Mong có ý định ngăn cản hậu quả chết người xảy ra nếu có người dính bẫy (có gắn hệ thống đèn tín hiệu). - Chủ thể của tội phạm: Ông Mong là người bình thường, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan của tội phạm: Ông Mong nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm, nhưng ông không mong muốn giết ai cả và thậm chí cũng không để mặc cho hậu quả có thể có ai chết vì ông đã có gắn hệ thống đèn tín hiệu nhằm phát hiện có ai bị điện giật để kịp thời bắt lấy chứ không để cho hậu quả chết người xảy ra. Đây là lỗi cố ý gián tiếp. Nếu có hậu quả chết người xảy ra thì việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội. Nhưng trong trường hợp này, chưa xảy ra hậu quả chết người xảy ra. Do đó, nếu là lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội phạm chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người ở giai đoạn chưa đạt; nhưng ở đây là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Mặt khác, ở đây không có kết luận về giám định thương tật của Mạnh - Mạnh vẫn khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, Ông Mong cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Từ những phân tích nêu trên, đủ cơ sở để kết luận ông Mong không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì không đủ cơ sở để cấu thành tội phạm giết người và cố ý gây thương tích. Trang 3 Nhóm tình huống 2 - Xác định khung hình phạt: không có. 4. Kết luận: - Ông Mạnh chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người ở giai đoạn chưa đạt: Tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 93, khoản 3 Điều 52 và Điều 18 Bộ Luật hình sự năm 1999. - Ông Mong không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vụ án 13 Trang 4 Nhóm tình huống 2 Quách Bảo Sơn là tên lưu manh sống lang thang nay đây mai đó. Ngày 10/8/2000, khi thấy cháu bé tên Kiều (4 tuổi) đang đứng trước cổng rạp chiếu bóng vì lạc mẹ, Sơn đã cho Kiều một viên kẹo tẩm thuốc mê. Khi Kiều đã mê man, Sơn đã bế Kiều và đưa vào thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, Sơn bắt Kiều phải đi ăn xin. Để có thể gạt được thiên hạ, Sơn đã đánh Kiều đến chảy máu đầu rồi đưa vào bệnh viện cấp cứu.Bệnh viện Chợ Rẫy đã xác định Kiều bị chấn thương sọ não, băng bó và cấp thuốc. Sau đó, Sơn đã bế Kiều ra khỏi bệnh viện đi ăn xin trên các phố. Ngày 19/9/2000, Sơn lại bẽ gãy một chân của Kiều và đưa vào bệnh viện Nhi đồng I để bó bột và sau đó tiếp tục bế Kiều đi ăn xin. Ngày 13/10/2000, Sơn lại bẽ gãy một tay của Kiều, rạch nhiều nhát lên mặt, cắt đứt môi trên của Kiều và đưa Kiều vào bệnh viện Nhi đồng II bó bột rồi tiếp tục dẫn Kiều đi ăn xin. Ngày 15/11/2000, khi Sơn đang đánh đập Kiều dã man trên đường, nhân dân đã báo công an. Công an đã có mặt bắt giữ Sơn. Qua giám định pháp y cho kết quả: Kiều bị gãy kín các xương đọan 1/3 dưới xương cánh tay phải và trái, bị di chứng, lệch trục chi phải, vỡ đầu trên xương chày trái, di chứng cứng gối trái, mặt bị dị dạng. Tỷ lệ thương tật Kiều phải gánh chịu là 65%. Anh (chị) hãy định tội cho Sơn. Trả lời: 1. Tóm tắt và phân tích hành vi: - Ngày 10/8/2000, Sơn đánh thuốc mê, bắt cóc Kiều (trẻ em - 4 tuổi) đưa vào TP. Hồ Chí Minh, đánh đập Kiều đến bị chấn thương sọ não, bắt phải đi ăn xin. - Vào các ngày: 19/9, 13/10, 15/10/2000 đánh Kiều gãy chân, tay, mặt bị biến dạng. Tỉ lệ thương tật Kiều phải gánh chịu là 65%. 2. Khách thể loại: Hành vi của Sơn đã xâm hại đến các loại khách thể như sau: - Quyền tự do dân chủ của công dân: Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật, Điều 123 - Sức khỏe người khác: các điều luật cần kiểm tra là Điều 104, Điều 110, Điều 120 3. Kiểm tra Cấu thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liên hệ với hành vi của bị can: - Đây là hành vi gây nguy hiểm cho người khác Trang 5 Nhóm tình huống 2 + Điều 123: Tội giữ người trái pháp luật. + Điều 104: Cố ý gây thương tích cho người khác hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. + Điều 110: Tội hành hạ người khác + Điều 120: Tội chiếm đoạt trẻ em - Khách thể của tội phạm: Khách thể trực tiếp của tội phạm của Sơn là sự tự do, sức khỏe của người khác được Điều 123, Điều 104, Điều 110, Điều 120 của Bộ luật hình sự bảo vệ. - Mặt khách quan của tội phạm: Sơn đã dùng thủ đoạn để bắt giữ, dùng bạo lực về thể chất tác động vào cơ thể người khác, gây thương tích cho Kiều với mức tỉ lệ thương tật là 65%. Giữa hành vi khách quan và hậu quả thương tích có mối quan hệ nhân quả, các dấu hiệu khác về công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm (điều 104 BLHS). - Chủ thể của tội phạm: Trong dữ liệu vụ án không đề cập đến tuổi của Sơn, cũng như các thông tin khác mà chỉ nói “Sơn là tên lưu manh sống lang thang nay đây mai đó”. Vì vây, nhận định Sơn là một người bình thường, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan của tội phạm: Sơn đã đủ điều kiện về chủ thể, khi thực hiện các hành vi giữ người trái phép, hành hạ, gây thương tích đối với Kiều, Sơn ý thức được hậu quả xảy ra và mong muốn hậu quả xảy ra nhằm thỏa mãn yêu cầu kiếm tiền của mình. Đây là lỗi cố ý trực tiếp. Hành vi của Sơn theo quy định tại các điều 123, 104, 110, 120 BLHS được thực hiện với lỗi cố ý hoặc gián tiếp, động cơ và mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc. Từ những phân tích nêu trên, đủ cơ sở để kết luật Sơn phạm các tội tội bắt giữ trái pháp luật, cố ý gây thương tích, hành hạ người khác, chiếm đoạt trẻ em. - Xác định khung hình phạt: cần kiểm tra các điều 104, 110, 120, 123 BLHS + Kết luận tỉ lệ thương tật của Kiều là 65%. Khoản 3 điều 104 phạt tù từ 5 năm đến 15 năm + Khi Sơn bắt giữ Kiều thì Kiều là người phụ thuộc vào Sơn, vào các ngày sau đó Sơn đánh đập, gây thương tích cho Kiều. Khoản 1 điều 110: Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. + Hành vi dùng thủ đoạn để cuối cùng chiếm đoạt trẻ em của Sơn và hành hạ người khác nhằm mục tiêu lợi dụng lòng thương người của người khác để trục lợi. Căn cứ điểm g, khoản 2, Điều 120 về chiếm đoạt trẻ em để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc chung thân. Trang 6 Nhóm tình huống 2 + Hành vi giữ người trái phép của Sơn đối với Kiều không đúng với quy định của pháp luật. Căn cứ khoản 3 Điều 123- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 4. Kết luận: Sơn phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội giữ người trái phép , cố ý gây thương tích, hành hạ người khác và chiếm đoạt trẻ em vì mục đích vô nhân đạo theo các Điều 123, 104, 110, 120 Bộ luật hình sự năm 1999. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Luật hình sự 1999 (được SĐ, BS năm 2009). 2. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Quyển 1 (Phần chung) của Tiến sĩ Phạm Văn Beo. 3. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Quyển 2 (Phần các tội phạm) của Tiến sĩ Phạm Văn Beo Trang 7 Nhóm tình huống 2 Trang 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan