Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tình hình vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên việt nam hiện nay và các biện ...

Tài liệu Tình hình vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên việt nam hiện nay và các biện pháp phòng chống

.DOC
7
15
138

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội nước ta không ngừng phát triển vượt bậc, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung đó đã kéo theo những mặt trái của cơ chế thị trường, vi phạm pháp luật trở nên phổ biến. Đây là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan tâm nhiều nhất. Trong đó tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trong cả nước ngày càng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng ngừa hưu hiệu nhất. Mặt khác, vi phạm pháp luật luôn là một khái niệm bao quát xảy ra trong mọi mặt đời sống. Hơn thế nữa, bản thân em cũng là một thanh niên rất trẻ, khỏe lại là sinh viên luật rất muốn tìm hiểu những mặt trái đang tồn tại trong thanh, thiếu niên hiện nay. Chính vì thế em xin chọn đề tài: “Tình hình vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống” làm bài tập lớn học kì của mình. Trong quá trình làm bài tập có những thiếu xót mong thầy, cô sửa chữa, đánh giá để em có thể rút kinh nghiệm cho bài tập lần sau. Nguyễn Thanh Hương - 371328 Page5 Em xin trân trọng vảm ơn! PHẦN I: NỘI DUNG CƠ BẢN Trước khi đi vào nội dung chính ta cần phải hiểu thế nào là vi phạm pháp luật? *Vi phạp pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động), trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. *Dấu hiệu nhận biết:  Là hành vi xác định của con người  Trái pháp luật  Có lỗi  Do của thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiên *Cấu thành Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi:  Mặt khách quan: là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm: Hành vi trái pháp luật ( bất kì vi phạm pháp luật nào cũng được cấu thành bởi hành vi trái pháp luật), hậu quả (thiệt hại), mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra.  Mặt chủ quan: là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Nó bao gồm:  Lỗi: là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả của hành vi đó. Lỗi bao gồm: lỗi cố ý (gồm: cố trực tiếp, cố ý gián tiếp), lỗi vô ý ( vố ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả). Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp vi phạm và có ý nghĩa Nguyễn Thanh Hương - 371328 Page5 cực kì quan trọng trong việc xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.  Động cơ: thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi (không luôn là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp).  Mục đích: là kết quả (trong tưởng tượng) của chủ thể khi thực hiện hành vi.  Chủ thể: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi. Những người không có khả năng nhận thức, điều khiển được hoạt động của bản thân thì không được coi là chủ thể vi phạm pháp luật.  Khách thể: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. *Phân loại vi phạm pháp luật Có nhiều cách để phân loại vi phạm pháp luật:  Căn cứ vào đối tượng: như vi phạm pháp luật về tài chính, vi phạm pháp luật về đất đai…  Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội: Tội phạm, các hành vi không phải tội phạm.  Căn cứ vào tính chất: vi phạm hình sự (tội phạm), vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỉ luật nhà nước. Trong đó tội phạm là nguy hiểm nhất. PHẦN II: TÌNH HÌNH VI PHẠM CỦA THANH, THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Theo bản thân em, vấn đề vi phạm pháp luật xảy ra rất rộng. Tuy nhiên ở thanh, thiếu niên hiện nay thì vi phạm pháp luật xảy ra chủ yếu ở hình thức Nguyễn Thanh Hương - 371328 Page5 tội phạm. I.TÌNH TRẠNG: Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên gia tăng khiến nhiều người rất quan tâm. Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 60% người phạm tội trong độ tuổi từ 15-30. Thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy, số người vi phạm pháp luật hình sự bị khởi tố, truy tố, xét xử trong 5 năm (từ năm 2003 đến 2007), như sau: - Năm 2003 khởi tố 4.578 người, truy tố 3.260 người, xét xử 2.940 người. - Năm 2004 khởi tố 5.138 người, truy tố 3.421 người, xét xử 2.930 người. - Năm 2005 khởi tố 6.420 người, truy tố 4.172 người, xét xử 3.404 người. - Năm 2006 khởi tố 7.818 người, truy tố 5700 người, xét xử 5.171 người. - Năm 2007 khởi tố 8.394 người, truy tố 5.889 người, xét xử 5.247 người. Số người chưa thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.581 người. Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) thì trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với khoảng 9.000người người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự. Về độ thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, Nguyễn Thanh Hương - 371328 Page5 một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Riêng ở Hà Nội có khoảng hai triệu thanh niên, chiếm 30% dân số thành phố, trong đó có hơn 500 nghìn thanh niên, sinh viên đang học tập tại 64 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố. Theo thống kê của các cơ quan tư pháp năm 2012, tỷ lệ thanh, thiếu niên phạm pháp chiếm khoảng 50% trong tổng số các vụ việc vi phạm pháp luật, trong đó có nhiều sinh viên. Nghiên cứu nguyên nhân của sự hình thành các loại tội phạm trong thanh, thiếu niên, đại diện Thành đoàn Hà Nội cho rằng, phần lớn xuất phát từ việc không hiểu biết pháp luật, không biết hoặc cố tình làm trái những quy định của Nhà nước. Đây là điều đáng báo động cho tương lai nếu như sinh viên, học sinh nói riêng và thanh niên nói chung không được giáo dục pháp luật đầy đủ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường... Theo thống kê của công an Đông nai tính từ năm 1998 đến năm 2010 phát hiện 3474 vụ - 4561 đối tượng tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như: Giết người, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, hiếp dâm, cưỡng dâm do cố ý chiếm tỷ lệ 12,57%. Đáng chú ý là lứa tuổi thanh, thiếu niên đã phạm vào các tội như hiếp dâm, cưỡng dâm, cố ý gây thương tích gây bức xúc cho xã hội. Ở Nghệ An từ đầu năm 2012 đến nay, tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh gia tăng nhanh với các nhóm tội nghiêm trọng như hiếp dâm, giết người, cướp tài sản, trộm cắp, lừa đảo, chống người thi hành công vụ…Ví dụ như: đối tượng Phan Văn Quang (16 tuổi), trú tại xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu đã dùng liềm cắt cỏ cứa cổ tài xế taxi Nguyễn Văn L. (20 tuổi), trú tại xã Quỳnh Châu, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Từ thực tế này cho thấy cần có phải có những biện pháp đúng đắn để giảm Nguyễn Thanh Hương - 371328 Page5 thiểu tình trạng vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên Việt Nam hiện nay. II. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Dưới đây là những biện pháp củ thể:  Tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên. Tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt động hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức cần thiết.  Tuy nhiên cần có những cách giám sát thích hợp tránh để tình trạng chống đối cha mẹ. Bởi vốn dĩ theo bản thân em mà nói thì sự giám sát quá khắc khe sẽ khiến nhiều bạn trẻ lâm vào tình trạng phản đối, mặc kệ những lời khuyên ngăn cũng như những bài học cần thiết từ bạn bè, gia đình. Cần tạo một không gian không gò bó và thật sự thoải mái.  Chú trọng phát triển kinh tế phải gắn liền với xây dựng cơ sở vật chất chăm sóc, giáo dục trẻ em nhất là cơ sở giáo giục mầm non. Vì đây là lứa tuổi cần được giáo dục cả về thể chất và tinh thần tạo tiền đề cho các em có tâm lý, thói quen tích cực sau này. (dạy con từ thủa con non).  Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây:  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật trong xã hội cũng như trong các trường học.  Thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản.  Cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật Nguyễn Thanh Hương - 371328 Page5 tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách.  Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng.  Cấp uỷ, chính quyền địa phương, nhất là cấp xã, phường, thị trấn phải gắn kết các chương trình tạo việc làm, chương tình xóa đói, giảm nghèo để giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn vươn lên làm giàu, có điều kiện chăm sóc giáo dục con cái được tốt hơn.  Đoàn thanh niên, Hội đồng đội, Hội phụ nữ phải là chỗ dựa tinh thần cho thanh, thiếu niên, tổ chức các phong trào có ý nghĩa xã hội thiết thực để thanh, thiếu niên cống hiến, phấn đấu và là nơi sinh hoạt lành mạnh bổ ích tại cơ sở. KẾT LUẬN Từ những thông tin trên ta thấy vi phạm pháp luật luôn là mối lo ngại của toàn xã hội. Theo bản thân em việc hiểu luật, làm theo luật là điều cần thiết. Bởi vậy cần nâng cao ý thức, trình độ của thanh, thiếu niên hiện nay. Có như thế thì tình trạng vi phạm pháp luật mới có thể được cải thiện, xã hội mới văn minh và Nguyễn Thanh Hương - 371328 Page5 ngày một phát triển hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan