Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình bệnh newcastle tại các hộ chăn nuôi gà thả vườn tỉnh hậu giang...

Tài liệu Tình hình bệnh newcastle tại các hộ chăn nuôi gà thả vườn tỉnh hậu giang

.PDF
56
209
101

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y Tên đề tài: TÌNH HÌNH BỆNH NEWCASTLE TẠI CÁC HỘ CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn: TS. HỒ THỊ VIỆT THU Sinh viên thực hiện: HỒ THIỆU KHÔI MSSV: 3072601 Lớp:Chăn Nuôi K33 Cần Thơ, 2011 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Đề tài: “Tình hình bệnh Newcastle tại các hộ chăn nuôi gà thả vườn tỉnh Hậu Giang” do sinh viên Hồ Thiệu Khôi thực hiện tại các hộ chăn nuôi gà ở tỉnh Hậu Giang và phòng thí nghiệm virus và miễn dịch học, Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2010. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011 Duyệt bộ môn Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011 Duyệt giáo viên hướng dẫn HỒ THỊ VIỆT THU Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011 Duyệt khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng ii LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Hồ Thị Việt Thu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Bộ Môn Chăn nuôi, Bộ Môn Thú Y đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Chị Huỳnh Ngọc Trang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp. Các Bạn Nguyễn Khoa Nam, Lê Thanh Vũ, Trần Minh Châu, Trần Văn Tinl và anh Thái Thanh Dương Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình tiến hành đề tài cũng như trong cuộc sống. Đồng thời, xin cảm ơn các bạn lớp Chăn nuôi – Thú Y K33 đã đồng hành cùng tôi trong suốt 4 năm học qua. Xin kính gởi đến quý Thầy, Cô, Ba Mẹ, các anh chị và bạn bè tôi lời chúc sức khỏe, thành công và nhận nơi tôi lòng biết ơn sâu sắc. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến Hội Đồng Giám Khảo đã dành thời gian đọc, xem xét và đóng góp những ý kiến quý báu cho đề tài tốt nghiệp của tôi. Hồ Thiệu Khôi iii MỤC LỤC Trang phụ bìa....................................................................................................... i Trang duyệt.........................................................................................................ii Lời cảm ơn.........................................................................................................iii Mục lục.............................................................................................................. iv Danh mục bảng ................................................................................................. vii Danh mục hình.................................................................................................viii Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ ix Tóm lược ............................................................................................................ x Chương 1: Đặt Vấn Đề ....................................................................................... 1 Chương 2: Cơ Sở Lý Luận .................................................................................. 2 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 2 2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle trong nước ..................................... 3 2.3 Căn bệnh học............................................................................................. 4 2.3.1 Phân loại ............................................................................................. 4 2.3.2 Đặc điểm hình thái và cấu trúc của virus Newcastle ............................ 4 2.3.3 Tính chất sinh học ............................................................................... 6 2.3.4 Đặc tính gây bệnh ............................................................................... 6 2.3.5 Độc lực ............................................................................................... 6 2.3.6 Sức đề kháng....................................................................................... 7 2.4 Truyền nhiễm học...................................................................................... 7 2.4.1 Loài mắc bệnh..................................................................................... 7 2.4.2 Chất có mầm bệnh............................................................................... 8 2.4.3 Đường lây lan...................................................................................... 8 2.5 Cơ chế sinh bệnh ....................................................................................... 8 2.6 Triệu chứng và bệnh tích ........................................................................... 9 2.6.1 Triệu chứng......................................................................................... 9 2.6.2 Bệnh tích............................................................................................. 9 2.7 Chẩn đoán................................................................................................ 10 2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng .......................................................................... 10 2.7.2 Chẩn đoán virus học.......................................................................... 11 iv 2.7.3 Chẩn đoán huyết thanh học ............................................................... 12 2.8 Phòng bệnh.............................................................................................. 12 2.8.1 Khi dịch chưa xảy ra ......................................................................... 12 2.8.2 Khi có dịch xảy ra ............................................................................. 12 Chương 3: Phương Tiện Và Phương Pháp Nghiên Cứu..................................... 14 3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 14 3.2 Phương tiện nghiên cứu ........................................................................... 14 3.2.1 Thời gian và địa điểm........................................................................ 14 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 14 3.2.3 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................. 14 3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 14 3.3.1 Điều tra một số đặc điểm dịch tễ cơ bản trên những đàn gà khảo sát . 14 3.3.2 Phương pháp chẩn đoán qua mổ khám.................................................. 15 3.3.3 Phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm và chiết huyễn dịch bệnh phẩm..... 15 3.4 Phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm............................................... 16 3.4.1 Phân lập virus trên phôi gà ................................................................ 16 3.4.2 Quy trình thực hiện phản ứng HA (Hemagglutination)...................... 17 3.4.3 Quy trình thực hiện phản ứng HI (Heamagglutination Inhibition) ..... 19 3.5 Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 21 3.6 Phương pháp xử lý thống kê .................................................................... 22 Chương 4: Kết Quả Thảo Luận ......................................................................... 23 4.1 Một số đặc điểm chăn nuôi gà thả vườn ở tỉnh Hậu Giang ....................... 23 4.2 Kết quả chẩn đoán virus Newcastle bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu và phân lập virus trên phôi ................................................................................. 24 4.2.1 Kết quả phản ứng ngưng kết hồng cầu............................................... 24 4.2.2 Kết quả phân lập virus Newcastle trên phôi gà .................................. 27 4.2.3 Kết quả xét nghiệm tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle trên đàn gà khảo sát ở tỉnh Hậu Giang........................................................................................... 28 4.3 Tình hình nhiễm Newcastle trên đàn gà ở tỉnh Hậu Giang ....................... 28 4.3.1 Tỷ lệ gà chết ở đàn gà bệnh Newcastle ở tỉnh Hậu Giang .................. 28 4.3.2 Tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle giữa các đàn gà có và không tiêm phòng vaccine Newcastle...................................................................................... 29 4.3.3 Tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle giữa các hình thức nuôi ........................ 30 v 4.3.4 Tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle giữa các giống gà ................................. 31 4.3.5 Tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle giữa các lứa tuổi................................... 31 4.4 Kết quả khảo sát triệu chứng và bệnh tích trên đàn gà ở tỉnh Hậu Giang.. 32 Chương 5: Kết Luận – Đề Nghị ........................................................................ 36 5.1 Kết luận ................................................................................................... 36 5.2 Đề nghị.................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 37 PHỤ CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 41 PHỤ CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 43 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Trình tự thực hiện phản ứng HA ........................................................ 18 Bảng 3.2 Trình tự thực hiện phản ứng HI .......................................................... 20 Bảng 4.1 Tình trạng vệ sinh thú y và tiêm phòng vaccine (n= 47 đàn)............... 23 Bảng 4.2 Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm và bằng phản ứng HA ....................... 24 Bảng 4.3 Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm và huyết thanh bằng phản ứng HI ..... 25 Bảng 4.4 Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm và huyết thanh bằng phản ứng HA và phản ứng HI ...................................................................................................... 26 Bảng 4.5 Kết quả xác định virus Newcastle trong dịch niệu mô bằng phản ứng HA và HI .......................................................................................................... 27 Bảng 4.6 Kết quả tỷ lệ đàn gà bệnh Newcastle ở tỉnh Hậu Giang ...................... 28 Bảng 4.7 Tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle so với các bệnh khác....................... 28 Bảng 4.8 Tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle giữa các đàn có và không tiêm vaccine Newcastle ......................................................................................................... 29 Bảng 4.9 Tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle giữa các hình thức nuôi ......................... 30 Bảng 4.10 Tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle giữa các giống gà ................................ 31 Bảng 4.11 Tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle giữa các lứa tuổi.................................. 31 Bảng 4.12 Tần suất xuất hiện triệu chứng trên đàn (n= 23 đàn) ......................... 32 Bảng 4.13 Tần suất xuất hiện bệnh tích (n=46 gà)............................................. 34 vii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Cấu trúc virus Newcastle ...................................................................... 5 Hình 2.2 Gà thở khó............................................................................................ 9 Hình 2.3 Gà ủ rũ ................................................................................................. 9 Hình 2.4 Hạch manh tràng xuất huyết ............................................................... 10 Hình 2.5 Gà bị vỡ trứng trong xoang bụng ........................................................ 10 Hình 2.6 Ruột non xuất huyết ........................................................................... 10 Hình 2.7 Khí quản xuất huyết ........................................................................... 10 Hình 2.8 Kháng thể K.T.G ................................................................................ 13 Hình 4.1 Kết quả phản ứng HI .......................................................................... 26 Hình 4.2 Phôi bị xuất huyết............................................................................... 27 Hình 4.3 Đàn gà ủ rũ, bỏ ăn .............................................................................. 33 Hình 4.4 Mắt xưng............................................................................................ 33 Hình 4.5 Mũi miệng có dịch nhầy ..................................................................... 33 Hình 4.6 Phân gà có màu trắng xanh ................................................................. 33 Hình 4.7 Lách xưng to, xuất huyết có những điễm trắng hoại tữ ....................... 35 Hình 4.8 Dạ dày tuyến xuất............................................................................... 35 Hình 4.9 Não xuất huyết ................................................................................... 35 Hình 4.10 Khí quản xuất huyết.......................................................................... 35 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên chữ ACIAR Australian center international agricultural research CE agent Competitive exclusion agent CEF Chicken embryo fibrolast EID Egg infective dose ELD Embryo lethal dose FDA Food and drug administration GMT Geometric mean titer HA Hemagglutination HI Hemagglutination inhibition HN Haemagglutinin-neuraminidase IBR Infectious bovine rhinotracheitis ICPI Intracerebral pathogenicity index IgA Immunoglobulin A IgG Immunoglobulin G IVPI Intravenous pathogenicity index K.T.G Kháng thể Gumboro MDT Mean dead time MHC Major histocompatibilty complex NDV Newcastle disease virus OIE Office international des épizooties PBS Phosphate buffered saline PPMV-1 Pigeon paramyxovirus type 1 RNA Ribonucleic acid VVND Viscerotropic velogenic Newcastle disease ix TÓM LƯỢC Đề tài “Tình hình bệnh Newcastle tại các hộ chăn nuôi gà thả vườn tỉnh Hậu Giang” được tiến hành từ tháng 8/2010 đến tháng 11/2010. Nhằm điều tra thực tế tình hình dịch tễ bệnh Newcastle tại các ổ dịch và khảo sát tỷ lệ gà nhiễm bệnh Newcastle bằng phương pháp chẩn đoán lâm sàng, kết hợp chẩn đoán bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu và phân lập virus trên phôi gà. Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: Bệnh Newcastle chiếm tỷ lệ 48,91% trên tổng số các đàn gà được khảo sát tại tỉnh Hậu Giang. Bệnh xảy ở tất cả các giống gà và không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ bệnh giữa các giống (P=0,081). Giống gà Tam Hoàng có tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle là 60,00%, giống gà Tàu chân lùn là 57,14%, giống gà Nòi Bến Tre là 42,86%. Bệnh Newcastle cũng xảy ra ở mọi lứa tuổi, thế nhưng tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ bệnh càng cao. Gà 17 – 30 ngày tuổi có tỷ lệ bệnh là 75,00%, gà từ 30 – 45 ngày tuổi có tỷ lệ bệnh là 61,54 %, gà lớn hơn 45 ngày tuổi là 34,62%. So sánh tỷ lệ gà mắc bệnh theo lứa tuổi giữa gà 17 – 30 ngày và lớn hơn 45 ngày nhận thấy sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P=0,044). Đối với hình thức nuôi thì qua điều tra chúng tôi thấy có ba hình thức nuôi phổ biến là nuôi thả hoàn toàn, bán chăn thả và nhốt hoàn toàn. Hình thức nuôi thả hoàn toàn có tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle là 75,00%, cao hơn hai hình thức còn lại, với hình thức bán chăn thả là 69,23%, hình thức nhốt hoàn toàn là 36,57%. So sánh tỷ lệ mắc bệnh theo hình thức nuôi giữa gà nuôi theo hình thức bán chăn thả (69,23%) và nhốt hoàn toàn (36,57%) nhận thấy sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P=0,049). Tỷ lệ nhiễm bệnh Newcastle ở đàn gà không tiêm phòng chiếm tỷ lệ cao nhất với 75,00%, đàn gà có tiêm phòng vaccine Newcastle 1 lần có tỷ lệ 62,50%, đàn gà có tiêm nhắc lại lần 2 có tỷ lệ thấp hơn là 42,85%. Nhưng trong khảo sát này vẫn chưa thấy có sự khác biệt lớn về tỷ lệ nhiễm Newcastle giữa các đàn được tiêm phòng và không tiêm phòng vaccine (P= 0,334). Virus Newcastle tập trung chủ yếu ở gan là 37,14%, thận là 31,43%, lách là 12,86% và não là 2,86 %. x Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, chăn nuôi gia cầm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi giúp người dân phát triển kinh tế và qua đó góp phần cung cấp lương thực thực phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội. Ở tỉnh Hậu Giang, chăn nuôi gà được nhiều người dân chọn để phát triển kinh tế, ngoài chăn nuôi tập trung qui mô lớn thì chăn nuôi gà thả vườn cũng là một hình thức chăn nuôi phổ biến ở Hậu Giang. Tuy vậy, cũng như những tỉnh thành khác trong cả nước Hậu Giang vẫn luôn tồn tại những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong chăn nuôi. Trong đó bệnh Newcastle là một trong những bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi gà hiện nay. Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus thuộc nhóm Paramyxovirus gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi. Bệnh lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% (Nguyễn Như Thanh et al., 1997) và được tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với gia cầm. Bệnh này rất phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm ở nhiều nước trên thế giới. Do vậy, từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu phát triển nhiều loại vaccine để phòng bệnh (Trần Đình Từ, 2005) nhưng bệnh vẫn xảy ra, ngay cả ở những nước có chương trình kiểm soát bệnh này (Tran Đinh Nguyen, 1992). Qua đó chúng tôi nhận thấy bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi gà ở Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung. Chính vì thế việc hiểu rõ tình hình dịch tễ bệnh Newcastle tại tỉnh Hậu Giang và phương pháp chẩn đoán nhanh, chính xác là hết sức cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình bệnh Newcastle tại các hộ chăn nuôi gà thả vườn tỉnh Hậu Giang”. Mục tiêu đề tài Điều tra một số yếu tố dịch tễ cơ bản liên quan đến bệnh Newcastle ở tỉnh Hậu Giang. Chẩn đoán bệnh Newcastle qua bệnh tích đại thể và phương pháp miễn dịch học. 1 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Năm 1833 lần đầu tiên Petemi mô tả tỉ mỉ về một trận dịch gà ở Hungari. Năm 1880 Denprato ở Ý bắt đầu phân biệt bệnh dịch tả với tụ huyết trùng gà và gọi tên là Typhus exudavitus gallinarum. Năm 1901, Xentani tìm ra căn bệnh là một virus. (trích dẫn Nguyễn Trường Giỏi, 1999). Bệnh Newcastle xảy ra lần đầu tiên vào năm 1926 tại Java, Indonesia (Kraneveld, 1926) và ở Newcastle – ON - tyne, Anh (Doyle,1927). Từ đó, Doyle đã đặt tên bệnh là Newcastle để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác. Sau đó, có nhiều báo cáo về sự bùng phát bệnh ở Châu Âu giống như những gì người ta đã viết về bệnh Newcastle đã từng xảy ra trước đó vào năm 1926 (Halasz, 1912). Ochi và Hashimoto cho rằng bệnh có thể xảy ra sớm hơn ở Hàn Quốc vào năm 1924 (trích dẫn Levine, 1964). Ở Mỹ vào những năm 1930, bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính kèm theo rối loạn hệ hô hấp và thần kinh trung ương vì vậy bệnh có tên Pneumoencephalitis (Beach, 1942). Năm 1935, Doyle mô tả căn bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các bệnh tích chủ yếu là xuất huyết ở đường tiêu hóa. Đặc trưng của bệnh là virus gây bệnh có tính hướng nội tạng do chủng velogenic gây ra. Bệnh còn được gọi tên là Viscerotropic velogenic Newcastle disease (VVND). Bệnh Newcastle còn được mô tả ở thể cấp tính với bệnh tích đặc trưng ở đường hô hấp và thần kinh nên được gọi là neurotropic Newcastle. Bệnh cũng do chủng velogenic gây ra (Beach, 1944). Năm 1946, Beaudette và Black mô tả bệnh là bệnh cấp tính xuất huyết ở đường hô hấp và thần kinh. Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà con, gà lớn có tỷ lệ chết thấp, bệnh do chủng mesogenic gây ra. Hitchner và Johnson (1948) mô tả bệnh xảy ra ở thể nhẹ và triệu chứng hô hấp, có tỷ lệ chết thấp. Bệnh do chủng lentogenic gây ra. Đầu những năm 1960, có nhiều báo cáo về việc sử dụng vaccine để chống lại chủng virus có độc lực cao ở Trung Đông (Chu và Rizk, 1971). Theo ghi nhận của Walker và ctv (1973), ở Mỹ đã áp dụng thành công chương trình phòng bệnh ở Nam California. Bệnh đã được khống chế thông qua việc tiêu hủy những gia cầm bệnh và quản lý chặt chẽ việc tiêm phòng những loài gia cầm mẫn cảm bệnh. 2 Trong những năm gần đây, người ta phân lập được virus Newcastle từ những gia cầm bệnh và cả gia cầm khỏe ở nhiều nơi trên thế giới (McFerran và Nelson, 1971), ở Malaysia là 70% (Ani et al., 1990) và ở Nigeria là 62,9-72% (Ezeokoli, 1984). Người ta phát hiện bệnh xảy ra ở bồ câu vào năm 1980 và virus gây bệnh Newcastle được đặt tên là pigeon paramyxovirus type 1 (PPMV – 1). Mặc dù, trên thực tế thì chủng virus gây bệnh được xác định là chủng virus gây bệnh trên gia cầm. Những năm 1986, người ta phân lập được virus Newcastle từ trận dịch gây chết toàn bộ gà, ở đảo Western của Scotland (Saif, 2008). Từ những thập niên 80, các nhà khoa học Úc đã nghiên cứu phát triển thành công một vaccine mới để phòng bệnh Newcastle từ chủng V4 được phân lập từ đàn gà khỏe mạnh ở bang Queensland (Úc) có khả năng chịu nhiệt cao hơn các loại vaccine Newcastle chịu nhiệt khác. (Trần Đình Từ, 2005). Siddique et al (2005) đã nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà công nghiệp khi tiêm phòng vaccine Newcastle ở các độ tuổi khác nhau bằng kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu (haemagglutination inhibition-HI). Tổng cộng có 312 mẫu huyết thanh đã được thu thập từ các trang trại gà được chia thành ba nhóm tuổi từ 0-3 tuần, 3-5 tuần, 5-7 tuần. Hiệu giá kháng thể trung bình tương ứng theo các nhóm tuổi lần lượt là 11,91, 10,01 và 15,85. Từ các kết quả trên, các tác giả cho rằng gà có đáp ứng kháng thể không cao khi tiêm phòng. 2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle trong nước Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở cả hai miền Nam và Bắc. Trong thời kỳ thuộc Pháp, bệnh được gọi là bệnh dịch tả gà. Năm 1933, Phạm Văn Huyến đã mô tả một bệnh dịch tả gà mà tác giả gọi là dịch tả gà giả (trích dẫn Dương Nghĩa Quốc, 1997). Nhưng bệnh được ghi nhận chính thức qua chẩn đoán ở phòng thí nghiệm vào năm 1949. Từ đó, bệnh được xem là bệnh gây tổn thất chủ yếu đối với nền chăn nuôi gà Việt Nam (Trần Đình Từ, 2005). Năm 1956 Neter và Nguyen Ba Luong đã chẩn đoán bệnh này ở miền Nam và nghiên cứu vaccine phòng bệnh. Cũng trong thời gian này ở miền Bắc, Tran Quang Nhien và Nguyen Ba Luong (1956) đã xác định bệnh Newcastle rất phổ biến ở nhiều tỉnh và đã nghiên cứu vaccine phòng bệnh này.(trích dẫn Dương Nghĩa Quốc, 1997). Năm 1997, Dương Nghĩa Quốc khảo sát bệnh Newcastle trên đàn gà thả vườn tỉnh Đồng Tháp, kết quả điều tra cho thấy gà mọi lứa tuổi điều mắc bệnh, tỷ lệ gà chết do virus Newcastle là 90% và khi phân lập virus đã xác định là virus gây bệnh thuộc nhóm độc lực cao. Ngoài ra, khi tiến hành phòng bệnh Newcastle bằng vaccine 3 chủng I2 cho thấy vaccine chủng I2 có hiệu quả phòng bệnh cao hơn các chủng khác. Nghiên cứu của Tran Quang Vui et al (2002), về sự lưu hành của virus gây bệnh Newcastle ở hai xã thuộc huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế cho thấy trên những đàn gà được tiêm phòng vaccine thì gà có kháng thể bảo hộ rất cao. Đồng thời, những đàn gà không được tiêm phòng cũng có kháng thể kháng virus Newcastle nhưng hàm lượng kháng thể thấp hơn so với đàn gà được tiêm phòng. Việc sử dụng vaccine để khống chế bệnh được thực hiện vào những năm 1960 và nhất là thập niên 80. Trong thời gian này, gia cầm được chủng ngừa bằng vaccine virus sống, nhược độc, đông khô. Từ năm 1994, được sự hỗ trợ của tổ chức ACIAR và giáo sư Spradbrow của trường đại học Queensland (Úc), công ty thuốc thú y trung ương 2 đã triển khai nghiên cứu phát triển loại vaccine chủng V4 và I2. Từ 19962003, mỗi năm công ty sản xuất chục triệu liều vaccine virus chịu nhiệt cung cấp trên thị trường (Trần Đình Từ, 2005). Nguyen Dinh Quat et al (2004) đã thử hiệu lực của vaccine chịu nhiệt chủng I2 trên cút nuôi thịt. Kết quả cho thấy chim cút có đáp ứng kháng thể thấp hơn so với gà được chủng vaccine này. Nghiên cứu của Phạm Văn Tự et al (2006) về ảnh hưởng của aflatoxin B1 có trong thức ăn đến đáp ứng miễn dịch của gà công nghiệp đối với bệnh Newcastle, kết quả cho thấy aflatoxin B1 làm giảm đáp ứng miễn dịch của gà đối với bệnh Newcastle. (trích dẫn Nguyễn Hải Ngân, 2010). 2.3 Căn bệnh học 2.3.1 Phân loại Virus thuộc họ Paramyxoridae, giống Avulavirus, loài Paramyxovirus. Virus gây bệnh Newcastle là một Paramyxovirus và trong thời gian dài được coi là một Avian Paramyxovirus duy nhất. Tuy nhiên gần đây, một loại Avian Paramyxovirus khác được phát hiện. Có 9 serotype đã được xác định ký hiệu từ PMV1 đến PMV9. Virus gây bệnh Newcastle ( Newcastle disease virus-NDV) thuộc PMV1. 2.3.2 Đặc điểm hình thái và cấu trúc của virus Newcastle Virus Newcastle là loại virus đa hình thái, ở dạng hình cầu có kích thước khoảng 100 – 500 nm, ở dạng hình sợi chiều ngang khoảng 100 nm với chiều dài thay đổi. Hình thái của virus biến đổi theo nồng độ muối của môi trường sống. 4 Bộ gen là một phân tử RNA, một chuỗi âm có trọng lượng phân tử khoảng 5.106 Dalton, chiếm 5% trọng lượng của tiểu thể virus. Nucleocapsid có dạng đối xứng xoắn với đường kính 18 nm và khoảng cách vòng xoắn 5-6 nm. Được bao bọc bởi một lớp áo ngoài. Virus Newcastle chứa ít nhất 6 protein đặc hiệu. Trong đó, có 2 kháng nguyên bề mặt là haemagglutinin-neuraminidase (HN) protein và fusion (F) protein, 4 kháng nguyên nằm bên trong là polymetase (L) protein, nucleoprotein (NP), phosphoprotein (P) và matrix (M) protein. - Haemagglutinin-neuraminidase (HN): có đặc tính ngưng kết hồng cầu và có hoạt tính của men neuraminidase có tác dụng cắt đứt các thụ thể của hồng cầu. - Fusion protein (F): có tác dụng liên hợp các tế bào bị nhiễm virus với nhau để tạo thành tế bào khổng lồ đa nhân. - Large protein (L): chưa rõ chức năng. - Matrix protein (M): có tác dụng gắn RNA của virus với vỏ bọc. - Phosphoprotein (P): hình ống dài và xoắn ốc nhiều vòng, chức năng của protein này cũng chưa được biết rõ nhưng nó có vai trò quan trọng trong sự nhân lên của virus. - Nucleoprotein (NP): là một protein kiềm có tác dụng bảo vệ RNA của virus. Hình 2.1 Cấu trúc virus Newcastle (Nguồn: http://www.federica.unina.it) 5 2.3.3 Tính chất sinh học Virus Newcastle có khả năng ngưng kết hồng cầu. Đặc tính gây ngưng kết hồng cầu là do sự liên kết giữa protein với các thụ thể có trên bề mặt hồng cầu. Hồng cầu gà thường được dùng trong phản ứng HA (Hemagglutination) nhưng virus có thể gây ngưng kết hồng cầu của các loài lưỡng thê, bò sát và chim. 2.3.4 Đặc tính gây bệnh Các chủng virus Newcastle khá đồng nhất về tính kháng nguyên nhưng lại rất khác nhau về khả năng gây bệnh. Khả năng này thay đổi tùy theo độc lực của chủng virus gây bệnh. Có những chủng gây ra thể quá cấp với tỷ lệ chết 100% đàn gà đến những chủng hoàn toàn không gây bệnh. Các chủng virus Newcastle có thể chia thành các nhóm velogenic (chủng độc lực cao-gây bệnh thể quá cấp, gây chết với tỷ lệ rất cao gần 100%), mesogenic (chủng độc lực trung bình và có thể gây chết 50%) và lentogenic (chủng độc lực yếu-làm giảm đẻ trứng nhưng ít gây chết trừ khi gà con mới nở không có kháng thể hoặc đàn gà đang giảm sức đề kháng do mắc bệnh khác). Bên cạnh đó, các yếu tố khác như tuổi, tình hình sức khỏe, trạng thái miễn dịch cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết hoặc triệu chứng lâm sàng của gà (OIE, 2009). 2.3.5 Độc lực Hiện nay, người ta đã phân loại được nhiều chủng Newcastle, các chủng khác nhau về độc lực nhưng giống nhau về tính kháng nguyên. Có 3 nhóm độc lực: - Nhóm cường độc (velogenic): được chia thành 2 nhóm phụ + Viscerotropic velogenic: thường gây ra dạng bệnh quá cấp tính, gây chết 100% gà với bệnh tích xuất huyết đường tiêu hóa. Chủng này gây ra nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi gà của Châu Á. + Neurotropic velogenic: dạng bệnh quá cấp tính, cũng gây chết 100% gà với triệu chứng thần kinh và hô hấp. - Nhóm độc lực vừa (mesogenic): gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính và đôi khi có triệu chứng thần kinh, có thể gây chết 50% đàn gà, làm giảm nghiêm trọng tỷ lệ đẻ trứng. Những virus gây bệnh nhẹ cho gà trên 6 tuần tuổi như chủng H (Herforshire), chủng M (Mukteswar), hai chủng này khi tiêm cho phôi gà 10 – 11 ngày, làm chết phôi và xuất huyết toàn phôi thai. - Nhóm độc lực yếu (lentogenic): là các chủng có độc lực thấp như B1, lasota và F, có thể làm giảm đẻ trứng nhưng ít gây chết trừ gà con mới nở không có kháng thể hoặc gà đang mắc bệnh khác, gây nhiễm trùng nhẹ ở gà con với triệu chứng chủ yếu 6 ở đường hô hấp. Ngoài ra, còn có chủng V4 và Ulster khi gây nhiễm cho gà thì không có triệu chứng bệnh. Theo OIE (2000), để đánh giá độc lực của virus Newcastle ta có thể căn cứ vào các chỉ số sau đây: MDT (Mean Dead Time): chỉ số thời gian gây chết phôi trung bình. ELD50 (Embryo lethal dose): chỉ số liều gây chết 50% phôi gà. ICPI (Intracerebral pathogenicity index): chỉ số gây chết khi tiêm vào não gà con một ngày tuổi. IVPI (Intravenous pathogenicity index): chỉ số gây chết khi tiêm vào tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi. 2.3.6 Sức đề kháng Virus có sức đề kháng tương đối yếu. Virus không thể tồn tại quá 24 giờ trong thịt thối rữa, trong phân, xác chết. Trong ổ rơm, nền chuồng, virus bị tiêu diệt mạnh. Trong điều kiện khô ráo virus có thể sống trong vài tháng. Nhiệt độ thấp có thể bảo quản virus trong thời gian dài, ở 1-20C virus có thể tồn tại trong 3 tháng, ở - 200C virus có thể tồn tại trong 1 năm. Virus trong phôi gà bệnh được bảo quản ở trạng thái khô, lạnh có thể giữ được tính gây bệnh trong 2 năm. Trong tủy xương, thịt giữ lạnh, virus còn độc lực trong 6 tháng. Ở 1000C virus bị diệt trong 1 phút, ở 600C trong 30 phút, ở 560C độc lực của virus bị phá hủy trong 5 phút đến 6 giờ, ở 80C đến 200C phải nhiều tháng mới phá hủy được virus. Ở nhiệt độ bình thường, trong nước sinh lý, virus còn sống sau 3 tháng. Virus dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như crezyl 5%, NaOH 2%. Một số hóa chất như formol, propiolactone làm vô hoạt virus nhưng không làm thay đổi tính kháng nguyên của virus. 2.4 Truyền nhiễm học 2.4.1 Loài mắc bệnh Trong tự nhiên, gà, gà tây, chim công dễ mắc bệnh. Trong đó gà mẫn cảm nhất. Tất cả các giống gà và gà ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh nhưng gà ở các giai đoạn còn non mẫn cảm nhất, ngỗng, vịt có thể mắc bệnh nhưng ít và nhẹ hơn gà (Brandy, 1950). Các loài chim hoang dã, bồ câu, chim sẻ cũng mẫn cảm với bệnh, chúng là nguồn mang virus có độc lực cao (Arshad et al., 1988). Người và một số động vật như chuột, chó… cũng có thể mắc bệnh. Người nhiễm bệnh do các chủng virus có độc lực cao và thường dẫn đến viêm kết mạc mắt, thời gian ủ bệnh từ 1 đến 2 ngày, thông thường chỉ có một bên mắt bị bệnh. Đôi khi bệnh gây ra giống như bệnh cúm nên người ta dễ bỏ qua (Bùi Quý Huy, 2002). 7 2.4.2 Chất có mầm bệnh Theo Traub (1956), khi virus vào cơ thể, nó nhân lên tại chỗ nhiễm chưa đầy 24 giờ sau khi nhiễm và cả trong bạch cầu (trích dẫn Nguyễn Trường Giỏi, 1999). Nhiễm trùng huyết đạt mức cao nhất sau 36 giờ, sau đó virus xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Từ ngày thứ ba đã có virus trong phân, nếu con vật không chết thì sẽ hình thành kháng thể và đến ngày thứ sáu tại nơi virus xâm nhập và trong máu không còn virus. Phần lớn các trường hợp virus còn tồn tại một vài ngày trong phân. Tất cả các phủ tạng đều có virus, đặc biệt là lách, gan, các chất bài tiết. Virus hiện diện cả buồng trứng, các noãn ở các thời kỳ phát triển gây viêm hoại tử (Beaudette, 1946). Theo Heinig và Schmith (1954), đã tìm ra virus trong não, phổi, lách, thận từ ngày thứ hai đến ngày thứ tám sau khi nhiễm bệnh. Ngoài ra có thể thu virus trong dịch của mắt (Clark và Johns, 1955) (trích dẫn Nguyễn Trường Giỏi, 1999). 2.4.3 Đường lây lan Bệnh Newcastle có khắp thế giới, nhưng lưu hành rộng rãi nhất ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ. Ở Châu Á và Châu Phi, bệnh thường ở thể nặng còn ở Bắc Mỹ bệnh thường ở thể nhẹ, bệnh thường xảy ra quanh năm. Sự lây lan bệnh giữa các nước ở Đông Nam Á thường qua vận chuyển gia cầm. Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa do hít phải không khí có mang mầm bệnh hay do thức ăn, nước uống nhiễm virus. Gia cầm nhiễm bệnh bài thải mầm bệnh qua không khí, dịch mũi, phân. Virus bài thải suốt thời kỳ nung bệnh, phát bệnh và đầu thời kỳ hồi phục. Sự lây lan bệnh thường là do sự di chuyển gia cầm hoặc các loài chim hoang dã. Trên lông gà và các dụng cụ chăn nuôi đều có mang virus, do virus có nhiều trong các chất tiết của bộ máy hô hấp nên đây là một nguồn bệnh trong đàn. Ngoài ra, virus còn gây nhiễm cho trứng trong ống dẫn trứng và thường làm chết phôi trong lúc ấp, sự lây nhiễm trong máy ấp sẽ diễn ra khi trứng này vỡ ra và lây nhiễm cho gà con mới nở. Gia cầm bị stress, thời tiết thay đổi sang lạnh và ẩm ướt có thể mở đường cho sự bùng nổ bệnh. 2.5 Cơ chế sinh bệnh Virus xâm nhiễm qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu. Khi vào cơ thể virus nhân lên tại chỗ nhiễm và trong bạch cầu. Virus gây nhiễm trùng huyết, bại huyết và đi đến hầu hết các cơ quan của cơ thể đặc biệt là lách, gan, có ở buồng trứng, các noãn ở thời kỳ phát triển gây viêm hoại tử (Beaudette, 1946). Sau đó virus xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Nội mô thành huyết quản bị phá hủy gây xuất huyết và thâm 8 nhiễm dịch thẩm xuất vào các xoang trong cơ thể (Nguyễn Bá Hiên và Nguyễn Minh Tâm, 2007). Phần lớn bệnh ở thể cấp tính, gà thường chết trong thời kỳ nhiễm trùng huyết. Trong trường hợp bệnh kéo dài (thể mãn tính), virus xâm nhiễm vào hệ thần kinh trung ương. 2.6 Triệu chứng và bệnh tích 2.6.1 Triệu chứng Thời gian ủ bệnh từ 2 – 15 ngày, trung bình 5 – 6 ngày. Gà có các kiểu biểu hiện chủ yếu ở đường hô hấp và tiêu hóa. Lúc đầu gà ủ rủ, bỏ ăn, mào tím tái, há mỏ ra để thở, mắt sưng, phân lỏng màu trắng, xanh đôi khi có máu. Một số gà có triệu chứng liệt chân, liệt cánh, vặn xoắn đầu, mổ thóc không trúng. Thông thường triệu chứng thần kinh chỉ có ở những ổ dịch kéo dài đến 10 – 14 ngày. Hình 2.2 Gà thở khó Hình 2.3 Gà ủ rũ (Nguồn: http://www. partnersah.vet.cornell.edu) 2.6.2 Bệnh tích + Bệnh tích đại thể Bệnh tích điển hình thường tập trung ở đường tiêu hóa. Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, lấm tấm màu đỏ tròn bằng đầu đinh ghim, điểm xuất huyết tương ứng với các lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa, các điểm xuất huyết này có thể tập trung thành từng vệt. Dạ dày cơ xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất kiểu gelatin. Ruột non xuất huyết, viêm, trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, cúc áo. Hạch manh tràng viêm, xuất huyết, hoại tử. Xuất huyết hậu môn, gan xuất huyết có đám thoái hóa mỡ, thận sưng màu nâu xám. Trên gà đẻ có thể thấy một số con bị vỡ trứng trong xoang bụng (Hồ Thị Việt Thu, 2006). 9 Hình 2.4 Hạch manh tràng xuất huyết Hình 2.5 Gà bị vỡ trứng trong xoang bụng (Nguồn: http://www.partnersah.vet.cornell.edu) Hình 2.6 Ruột non xuất huyết Hình 2.7 Khí quản xuất huyết (Nguồn: http://www.partnersah.vet.cornell.edu) + Bệnh tích vi thể Thoái hóa và viêm không có mủ của nơron thần kinh với sự thâm nhiễm các tế bào lympho quanh mạch quản (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). 2.7 Chẩn đoán 2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng Dựa trên các dữ liệu về dịch tễ học như tỷ lệ mắc bệnh cao, lây lan nhanh, cảm thụ với mọi lứa tuổi của gà và tỷ lệ chết cao. Triệu chứng lâm sàng thể hiện chủ yếu ở sự rối loạn cơ năng đường tiêu hóa, hô hấp. Bệnh tích điển hình là xuất huyết và viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa. Trường hợp mãn tính thì bệnh có tỷ lệ chết thấp, kéo dài, có triệu chứng thần kinh. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng