Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu và lập trình ứng dụng từ điển trên hệ điều hành windows phone 7...

Tài liệu Tìm hiểu và lập trình ứng dụng từ điển trên hệ điều hành windows phone 7

.PDF
50
337
52

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ---o0o--- ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGÀNH TIN HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG TỪ ĐIỂN TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS PHONE 7 Giảng viên hướng dẫn: Th.S HỒ QUANG KHẢI Sinh viên thực hiện: NGÔ ĐỨC HUY - 0851010105 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 a.1 Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy Trưởng Khoa và quý thầy cô khoa Tin Học Trường Đại Học Mở TP.HCM, thời gian qua quý thầy cô đã dày công giảng dạy và hướng dẫn chúng em nhiều điều quý báu, để em có thể thực hiện được Đồ Án Tốt Nghiệp này. Đặc biệt, chúng em xin trân trọng biết ơn giảng viên hướng dẫn, thạc sĩ Hồ Quang Khải, đã tận tình chỉ dẫn, động viên và giúp chúng em thực hiện hoàn tất Đồ Án Tốt Nghiệp này. Chúng em xin bày tỏ tấm lòng tri ân và tình thương mến của em đối với thầy. Xin kính chúc thầy mọi sự tốt lành trong cuộc sống. Đối với các bạn của tôi. Cảm ơn các bạn luôn ủng hộ và khích lệ tôi trong thởi gian vửa qua kể từ khi tôi bước vào giảng đường đại học này. Tôi xin ghi nhớ và nhận lấy những ân tình của các bạn, xin chân thành cảm ơn. 1 2 MỤC LỤC I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: ............................................................................................ 4 1 - Hiện trạng về các smartphone hiện nay: ............................................................ 4 2 - Đôi nét về các hệ điều hành trên các smartphone hiện nay: .............................. 4 a - Android: .......................................................................................................... 4 b - Apple iOS: ...................................................................................................... 5 c - BlackBerry:..................................................................................................... 6 d - Symbian:......................................................................................................... 7 e - WebOS: ......................................................................................................... 8 f- Windows phone 7: .......................................................................................... 9 II – XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI .......................................................................................... 10 1 - Mục tiêu cần đạt được của ứng dụng: .............................................................. 10 a - Tra cứu từ: .................................................................................................... 10 b- Tra cứu từ gần đúng: ..................................................................................... 10 c - Tra chéo từ: ................................................................................................... 11 d - Lịch sử tra từ: .............................................................................................. 11 e - Đa ngôn ngữ: ................................................................................................ 11 III – CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN ..................................................................... 12 1 - Giới thiệu về hệ điều hành windows phone 7: ................................................. 12 a- Phần cứng : .................................................................................................... 13 b - Phần mềm: .................................................................................................... 15 2 - Kiến trúc của Windows phone 7: ..................................................................... 22 a - Runtimes: ...................................................................................................... 22 b - Tools: ............................................................................................................ 26 c - Cloud: ........................................................................................................... 27 d- Portal services : ............................................................................................. 27 3 - Môi trường lập trình: ........................................................................................ 27 a - Cấu hình yêu cầu: ......................................................................................... 28 b - Nguồn dữ liệu: ............................................................................................. 28 c - Panaroma Control: ........................................................................................ 31 III – HIỆN THỰC CHƯƠNG TRÌNH ..................................................................... 33 1 - Nội dung chương trình: ................................................................................... 33 2 - Cài đặt chương trình: ....................................................................................... 33 3 - Dữ liệu: ......................................................................................................... 36 4 - Các chức năng trong ứng dụng: ................................................................... 40 a - Tra cứu:......................................................................................................... 41 b- Gợi ý từ: ........................................................................................................ 43 c - Tra chéo : ...................................................................................................... 45 d- Lịch sử: .......................................................................................................... 46 e - Đa ngôn ngữ: ................................................................................................ 47 IV – KẾT LUẬN ...................................................................................................... 48 3 I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: 1 - Hiện trạng về các smartphone hiện nay: Trong khoảng những năm gần đây (từ năm 2000), điện thoại di động ngày càng trở nên quen thuộc với cuộc sống của con người (thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng). Tại Việt Nam, với sự đa dạng các nhà cung cấp, sóng điện thoại được phủ sóng toàn quốc, việc sử dụng điện thoại di động để liên lạc trong kinh doanh, hoạt động hằng ngày đã trở nên phổ biến. Điện thoại di động với ưu điểm gọn nhẹ, dễ sử dụng đã trở thành công cụ thiết yếu của mọi người, nhất là giới trẻ và danh nhân. Theo thống kê của trang wikipedia vào tháng 10 năm 2009 thì Việt Nam là nước có dân số vào khoảng 90.549.390 người và số điện thoại được sử dụng là xấp xỉ 72.300.000 cái. Như vậy trung bình số người sử dụng điện thoại di động là 79%. Với số lượng điện thoại được sử dụng tại thị trường việt nam là khá lớn. Trước năm 2007, tỉ lệ sử dụng smartphone (điện thoại di động thông minh) tại Việt Nam hầu như rất thấp và smartphone được sử dụng hầu hết bởi danh nhân và được coi là sản phẩm cao cấp. Nhưng cho đến năm 2010 số lượng smartphone được tung ra thị trường là 1 con số khá ấn tượng đối với các nhà sản xuất. 2 - Đôi nét về các hệ điều hành trên các smartphone hiện nay: a - Android: Trong danh sách liệt kê 6 hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh thì Android là phiên bản phổ biến nhất hiện nay, chạy khá ổn định và giao diện dễ dùng. Hiện nay Android còn được tích hợp trên một đầu phát HD, HD Player, phát triển bởi Google từ năm 2005 và dựa trên nền tảng Linux với rất nhiều dòng mã ngôn ngữ khác nhau như XML, C, C++ và Java, Version mới nhất là 3.2 (HoneyComb) có nhiều tính năng mới đa dụng hơn và số lượng ứng dụng dành cho nó khoảng 70.000 ứng dụng. Với nhiều nhà sản xuất thiết bị khác nhau thì cũng tương ứng với nhiều phiên bản khác nhau của Android. Tuy nhiên với số lượng ứng dụng khổng lồ như vậy thì không thể nào tránh khỏi những vấn đề trong quá trình sử dụng hệ điều hành này. 4 b - Apple iOS: Lần đầu tiên sử dụng chiếc iPhone với hệ điều hành iOS của Apple bạn sẽ cảm thấy bất ngờ bởi tốc độ duyệt và tính năng lưu động của nó, đặc biệt là khi so sánh với các dòng điện thoại Windows Mobile trước đây. iOS là nền tảng có giao diện thân thiện và cũng tương đối ổn định, phiên bản mới nhất là iOS 5.0 với hứa hẹn sẽ tăng thêm sức mạnh cho iPad 2, nhưng đây chỉ là kế hoạch bởi phiên bản hiện tại mà iPad 2 sử dụng là iOS 4.3. Số lượng ứng dụng cung cấp cho iPhone trong kho lưu trữ Apple Store là khá đa dạng, tuy nhiên một điều khiến người dùng đắn đo chính là việc cài đặt ứng dụng phải thông qua trình quản lý iTunes và đôi khi quá trình khởi động không suôn sẻ của một số chương trình trên iPhone và ngay cả trên iPad 2 khiến bạn cảm thấy bực bội, thậm chí khi nâng cấp lên phiên bản mới hơn còn gặp hiện tượng đứng hoặc treo màn hình khi sử dụng. Việc sở hữu một thiết bị iPhone hoặc iPad 2 là không phải quá khó với người dùng hiện nay nhưng điều bất tiện với dòng máy sử dụng iOS này là việc thay thế, tháo lắp Pin và linh kiện là không hề dễ dàng 5 c - BlackBerry: Bên cạnh những thiết bị nồi đồng cối đá vững chắc mang tên BlackBerry trong quá khứ thì lại dần dần hiện rõ những thất vọng trong vài năm trở lại đây trên một số Model hiện có mà chủ yếu là liên quan đến sự ổn định của nó. Một kinh nghiệm của người dùng BlackBerry là khi gặp những rắc rồi như treo chương trình, bị đóng băng hoặc khởi động chậm thì chắc chắn người ta phải khởi động lại hệ thống bằng cách thảo Pin rồi sau đó lắp trở lại, mặc dù vấn đề này được khắc phục bằng cách tiện ích tương ứng nhưng vẫn không thể triệt để hoàn toàn. Điều này khá bất tiện vì có thể dễ làm hư hỏng phần cứng, ngoài ra với những chiếc BlackBerry có cấu hình không cao bạn sẽ cảm giác chán ngán với sự chậm chạp của nó. 6 d - Symbian: Symbian là cái tên khá quen thuộc với người dùng điện thoại Nokia trong nhiều năm qua, một hệ điều hành với giao diện Series 60 được viết và sử dụng cho một số điện thoại di động cao cấp mang nhãn hiệu Nokia trên thị trường. Đây chính là một nền tảng khá ổn định trong thời gian gần 10 năm trở lại đây, thế nhưng hiện tại Nokia đã bắt đầu rối tung về vấn đề phần cứng mà chủ yếu liên quan đến bộ nhớ trong quá thấp. Symbin đã bị tụt hậu khi mà đa số các sản phẩm sử dụng Android hoặc iOS có trang bộ chíp xử lý cao hơn, đa năng hơn. Ngay cả trên dòng điện thoại Nokia N8 hiện đại có sử dụng Symbian 3 OS cũng không khiến cho người dùng tận hưởng được thú vị mà chỉ có các thiết bị khác mới có. Phần lớn Symbian 3 không được hoan nghênh do phải chịu sự vươn lên của Android khi số lượng phần mềm trong nó không thể sánh kịp với hàng ngàn ứng dụng độc đáo của Android. 7 e - WebOS: Với kế hoạch làm mới sản phẩm của mình, Palm đã cho ra mắt hệ điều hành webOS chạy trên một số sản phẩm hiện đại của HP. Tuy khá ổn định trong một thời gian nhưng vẫn không hoàn hảo cho lắm chủ yếu do một vài thiết lập ngẫu nhiên trên thiết bị không khiến cho người dùng vừa ý, mặt khác do sức hút của iPhone khi đó là quá lớn. Bạn sẽ phải chờ đợi một khoảng thời gian khá lâu cho việc đồng bộ thiết lập quá nhiều dịch vụ, hơn nữa quá trình sao lưu và phục hồi hệ thống đôi khi còn gặp thất bại, đây chính là điều bất ổn của hệ điều hành này. 8 f- Windows phone 7: Tuy số lượng thiết bị chạy Windows Phone 7 chưa nhiều so với Android, nhưng hiện nay các hãng sản xuất đã bắt tay vào việc phát hành sản phẩm của mình có sử dụng Windows Phone 7 như Dell, Samsung, LG, Nokia và nhất là HTC, hãng này đã cho ra thị trường nhiều thiết bị với cấu hình phần cứng cực khủng chạy phiên bản RTM mới nhất của Mango, điển hình tại thị trường Việt Nam hiện đã có HTC DH7 với giá khoảng trên 15 triệu đồng, qua một số đánh giá thì chiếc điện thoại này chạy khá mượt mà và ít gặp lỗi. Với bản cập nhật mới nhất của Windows Phone mang tên Mango, hầu như người dùng luôn cảm nhận được sự mượt mà của nó, trong khi xử lý nhiều ứng dụng hoặc tải cùng lúc nhiều chương trình thì Windows Phone 7 ít bị treo nên bạn sẽ không phải gặp trường hợp reset hệ thống hoặc thảo pin ra. Tóm lại, các thiết bị chạy hệ điều hành này có yêu cầu phần cứng cao nhưng Microsoft tin rằng sản phẩm của họ là hệ điều hành ổn định nhất dành cho điện thoại di động và sẽ còn tốt hơn trong tương lai. 9 II – XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI Từ điển là 1 công cụ rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của chúng ta, giúp cho chúng ta có thể tìm kiếm những từ mà chúng ta muốn. Trên các hệ điều hành smartphone khác thì từ điển đã được xây dựng từ rất nhiều lập trình viên. Do hệ điều hành windows phone 7 ra đời không lâu nên các ứng dụng còn rất ít so với các hệ điều hành khác (Android, iOS, Symbian… ). Theo tôi được biết thì ứng dụng từ điển đã được 1 nhóm lập trình viên có tên là Tom Soft xây dựng trên hệ điều hành windows phone 7 và đó cũng là ứng dụng từ điển đầu tiên được thiết kế tại Việt Nam, Nó được gọi là Vdict. Sau hai tuần nghiên cứu về hệ điều hành windows phone 7 và biết ứng dụng từ điển là ứng dụng còn khá mới mẻ được thiết kế tại Việt Nam. Vì vậy tôi quyết định tim hiểu và xây dựng ứng dụng từ điển trên nền windows phone 7 và đặt tên cho ứng dụng này là VietDict. 1 - Mục tiêu cần đạt được của ứng dụng: a - Tra cứu từ: Tra cứu từ là một công dụng cơ bản nhất của bất kỳ ứng dụng từ điển nào. Đối với VietDict cũng vậy, khi người sử dụng nhập một từ cần tra cứu và VietDict sẽ cho ra kết quả là định nghĩa hay nghĩa của từ đó. Người sử dụng còn có thể tra cứu từ bằng cách chọn vào những từ cần tra cứu được hiển thị trên một danh sách có sẵn trên ứng dụng. b- Tra cứu từ gần đúng: Trường hợp tra cứu từ gần đúng cũng đã được tích hợp vào ứng dụng. Trường hợp này thường xảy ra khi người dùng quên những từ mà mình muốn tra cứu. Người dùng chỉ cần nhập bất cứ từ nào mà có khả năng gần đúng với từ cần tra cứu thì ngay lập tức ứng dụng sẽ trả ra một danh sách dọc trên màn hình, kết quả những từ nào mà gần giống với từ được nhập vào. Sáu đó người dùng có thể chọn từ mà mình cần tra cứu. 10 c - Tra chéo từ: Khi người dùng đã tra cứu thành công thì nghĩa hoặc định nghĩa của từ đó sẽ được hiển thị ở phần nghĩa của từ. Nếu như họ muốn tra bất cứ từ nào được hiển thị bên phần nghĩa cũa từ thì chỉ cần bôi đen từ muốn tra và ấn vào nút tra cứu thì nghĩa của từ đó sẽ hiển thị trên màn hình d - Lịch sử tra từ: Khi người dùng tra cứu một từ thành công thì tự động từ đó sẽ được lưu lại bộ nhớ và được hiển thị ở phần lịch sử tra từ. Nếu người dùng quên một từ mà mình cần muốn tra và từ đó đã được tra trong quá khứ thì người dùng có thể sang phần lịch sử tra từ để có thể chọn từ mình muốn tra. Trong phần lịch sử tra từ này có tích hợp thêm một công dụng là xóa tất cả từ mà người dùng đã tra nếu họ muốn. e - Đa ngôn ngữ: Ứng dụng VietDict không chỉ riêng về bộ ngôn ngữ Anh – Việt và Việt – Anh. Nó còn được tích hợp thêm một số bộ ngôn ngữ khác làm phong phú về ngôn ngữ trong ứng dụng và hỗ trợ cho người dùng về từ ngữ khác. 11 III – CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN 1 - Giới thiệu về hệ điều hành windows phone 7: Windows Phone 7 là thế hệ kế tiếp của dòng điện thoại chạy hệ điều hành Microsoft Windows Mobile. WP7 được phát triển dựa trên phần lõi là Windows CE 7 giống Zune HD, trong khi các phiên bản trước lại dựa trên Windows CE 5. Như đã nói ở trên, WP7 hoàn toàn khác WM, khác cả về phần cứng lẫn phần mềm: Giao diện sử dụng dạng lật mở hoàn toàn mới lạ, chú trọng tính năng nhập liệu bằng ngón tay, kết hợp và mở rộng đầy đủ với các thành phần của Zune và Xbox, đòi hỏi cấu hình phần cứng rất khắc khe đối với các đối tác sản xuất. Ngoài ra, WP7 được hỗ trợ cả Outlook lẫn Office và Microsoft sẽ cấp giấy phép cho một số lượng lớn các nhà sản xuất phần cứng thứ 3. Tuy nhiên, Microsoft vẫn không tự mình sản xuất một thiết bị WP7 nào. Đích nhắm của Microsoft là một nền tảng có khả năng "tối ưu hóa cuộc sống", WP7 được lấy ý tưởng hư cấu từ một cặp đôi 38 tuổi tên Anna và Miles vốn tượng trưng cho những người dùng tiềm năng: những người cần phải hòan tất công việc của mình trên điện thoại nhưng vẫn muốn giải trí bằng cách chơi game và không muốn lãng phí thời gian với các điều chỉnh rườm rà. 12 Phiên bản Windows Phone 7 đầu tiên có tên mã là NoDo. Hiện nay đã xuất hiện phiên bản Windows Phone 7.5 với tên mã là Mango. Dự đoán phiên bản tiếp theo mang tên Tango sẽ ra mắt trong thời gian tới. a- Phần cứng : Một phần tạo nên sự khác biệt của WP7 chính là Microsoft đang muốn chiếm một vai trò lớn hơn trong việc quyết định phần cứng nào được cho phép để chạy hệ điều hành này. Trước đây, các máy sử dụng Windows Mobile được các nhà sản xuất tự do thiết lập phần cứng. Vì vậy cấu hình máy rất đa dạng nhưng đây cũng là lí do nảy sinh những bất cập về phần cứng. Sự thiếu hụt về RAM, bộ nhớ ROM hay tốc độ xử lý của CPU kèm theo sự thiếu tương thích về phần mềm đã khiến nhiều sản phẩm thất bại. Cho nên Microsoft đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản cũng như những yêu cầu khắc khe đối với các thiết bị chạy WP7, nhưng điều này không có nghĩa sản phẩm sẽ thiếu đi sự đa đạng. Những thiết bị khác nhau sẽ có những tính năng khác nhau chẳng hạn như bàn phím vật lý, camera trước, v.v... tất cả đều góp phần tạo nên một nền tảng WP7 vững chắc. Sau đây là cấu hình của chiếc điện thoại theo yêu cầu của Microsoft : Màn hình phải có độ phân giải 800 x 480 (WVGA), tuy nhiên theo dự đoán thì độ phân giải 480 x 320 (HVGA) cũng sẽ được cho phép. 5 phím cứng yêu cầu: Start (bắt đầu), back (trở lại), search (tìm kiếm - kết hợp với dịch vụ tìm kiếm Bing), camera (máy ảnh) và power (phím nguồn). Một số thiết bị sẽ có thể có nhiều phím hơn nhưng bắt buộc phải có 5 phím trên. Các ứng dụng không được phép chỉnh sửa hay giành quyền điều khiển các phím này và nếu vi phạm, ứng dụng đó sẽ bị loại khỏi Marketplace. Cảm ứng điện dung đa điểm hỗ trợ ít nhất 4 điểm chạm. 13 Bộ xử lý Qualcomm Snapdragon với hỗ trợ đồ họa DirectX 9. Theo Microsoft thì WP7 đủ linh hoạt để mở rộng khai thác các loại chip khác trong tương lai, nhưng hiện giờ thì tất cả CPU đều do Qualcomm cung cấp. Bộ nhớ RAM phải từ 256MB trở lên. Bộ nhớ Flash có dung lượng ít nhất là 8GB. Không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài microSD nhưng bù lại, bộ nhớ trong lại có dung lượng lớn. Một số thiết bị có thể bổ sung thêm bộ nhớ trong trên thẻ microSD. Tuy nhiên người dùng không thể tháo nóng và nếu rút thẻ ra, điện thoại sẽ được thiết lập lại và tất cả dữ liệu sẽ bị mất. Nhưng người dùng vẫn có thể lấy lại dữ liệu khi đồng bộ hóa với dịch vụ đám mây do Microsoft cung cấp. Hỗ trợ kết nối Wi-Fi. Hỗ trợ chức năng định vị toàn cầu với A-GPS. Hỗ trợ gia tốc kế. Hỗ trợ FM Radio. Máy ảnh số 5 MP hoặc cao hơn với đèn flash. 14 b - Phần mềm:  Về giao diện: Về cơ bản, có thể nói giao diện Metro UI trên WP7 là giao diện biến hóa nhất từ trước đến nay. Những nét đặc trưng của hệ điều hành WM cũ như Start Menu sổ xuống cùng các hộp chọn, các cửa sổ, danh sách biểu tượng v.v... đã bị xóa sạch và thay bởi một thiết kế khác. Với WP7, bạn chỉ cần nhấn tiếp tục và tiếp tục, đặc điểm này đủ để nói lên tính khác biệt giữa WP7 và các hệ điều hành khác không chỉ riêng WM. Microsoft đã cố gắng phát triển những phương thức mới để điều khiển một thiết bị WP7 khiến nó không giống với những thiết bị khác có mặt trên thị trường: Không có hệ thống biểu tượng, không có danh mục đổ xuống. Giao diện trên Zune HD Theo Microsoft, WP7 được thiết kế dựa trên Zune và giao diện Windows Media Center cùng một số thành phần khác gọi là Metro - một loại giao diện typeand-motion dựa trên các màu cơ bản và rất nhiều khoảng trống tương phản xen kẽ. Nếu bạn từng nhìn qua Zune HD, bạn sẽ cảm thấy WP7 rất quen thuộc bởi WP7 kết hợp tất cả những đặc điểm giao diện của Zune HD và điều này khiến WP7 khác biệt. Những dòng chữ có font lớn, in đậm chạy dọc màn hình, các bảng chọn thì di 15 chuyển theo hướng vào trong hoặc ra ngoài thay vì từ bên này sang bên kia và thông tin hiển thị sẽ nằm trên cùng một trang từ trên xuống dưới, từ trái qua phải thay vì hàng loạt các bảng riêng rẽ. Microsoft đã quy tất cả những đặc điểm này vào một khái niệm gọi là "Chromeless", những "tấm lát" (hình vuông hay chữ nhật) hiển thị thông tin thật rõ ràng và sắc cạnh chiếm hữu toàn bộ màn hình chủ thay vì những đường cong trên các giao diện thường thấy khác. Có 2 theme cho WP7, chúng cơ bản chỉ là 2 dạng hiển thị: 1 là chữ màu sáng trên nền đen (mặc định) và chữ màu đen trên nền trắng. Ngoài ra, bạn có thể chọn 4 màu làm điểm nhấn là đỏ, cam, xanh và lục. Màn hình khởi động (Start Screen) hiển thị giao diện người dùng và những tấm lát chuyển động trong một dải hẹp từ trên xuống dưới màn hình. Những tấm lát này được liên kết với 1 ứng dụng nào đó chẳng hạn như Internet Explorer, 1 địa chỉ liên lạc cụ thể hay 1 trang web, 1 thư viện ảnh, danh sách bài hát và có chức năng như một công cụ độc lập. Ngoài ra, chúng còn liên kết với các Hub chứa những chức năng chủ đạo của điện thoại. Thật vậy, khả năng liên kết của các tấm lát có thể nói là vô tận. Chúng mang tính "sống" và sinh động bởi nếu như bạn bè của bạn trong danh sách cập nhật những thông tin trạng thái (Status), hình ảnh, tin nhắn, những sự kiện theo lịch thì chúng sẽ được thể hiện trực tiếp lên những tấm lát này. Những tấm lát nào được ưa thích có thể được xếp lên trên cùng để tiện theo dõi và thao tác. Màn hình Start Screen rất dài, bạn phải kéo lên kéo xuống liên tục do đó, việc sắp xếp các tấm lát là điều cần thiết. 16  Về nhập liệu: WP7 được trang bị một bàn phím trên màn hình cảm ứng với một số nét giống Zune HD, chức năng tự động sửa lỗi (Auto-correction) đã được cải tiến với khả năng đoán từ tốt hơn. Không giống với những phiên bản WM trước đây, Microsoft hoàn toàn làm chủ tính năng nhập liêu qua bàn phím cảm ứng. Điều này có nghĩa bạn sẽ không thể cài đặt thêm một bàn phím nào khác trên WP7. Nhưng có thể nói, bàn phím ảo của WP7 khá tốt và thậm chí còn có một nút riêng (bên cạnh nút Space) để hiển thị một bảng chứa các khuông mặt biểu lộ cảm xúc (Emoticon) khi bạn cập nhật trạng thái trên mạng xã hội.  Hub: Hub là một chức năng rất thú vị trong WP7. Thay vì hàng loạt các biểu tượng trên màn hình với chức năng riêng, Hub trong WP7 được coi là một sân giữa và tại đây, những thao tác kế tiếp sẽ được thực hiện. Với các Hub, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với một tổ hợp chức năng hay ứng dụng. Khi bạn chọn một Hub, một khu vực với giao diện kéo sang ngang sẽ mở ra, thông tin sẽ được hiển thị liền kề nhau từ trái sang phải. Một lần nữa, đây là nét mà WP7 rất giống Zune. Những nội dung bên trong Hub bao gồm những dữ liệu được lưu trong máy và dữ liệu lưu trữ trên đám mây như hình ảnh, địa chỉ liên lạc, v.v... Khả năng kết nối vào đám mây cho phép bạn duyệt qua dữ liệu cục bộ lẫn trực tuyến mà không bị gián đoạn hay đòi hỏi những thao tác khác nhau. Tuy nhiên, Microsoft cho biết người dùng không thể sắp xếp các dữ liệu này theo tùy chọn ưu tiên.  People Hub: Một điểm đặc biệt trên WP7 là nó không có ứng dụng Contact như trên Windows Mobile. Toàn bộ danh bạ được tích hợp vào People hub. Không chỉ có danh bạ, người dùng còn có thể truy cập được nhiều liên kết khác như Gmail, Exchange, Facebook, Twitter, Windows Live v.v... ngay tại People hub. Phần hiển thị chính tại People hub là các địa chỉ liên lạc thường sử dụng nhất và nếu thiết lập một tài khoản Facebook, danh sách bạn bè sẽ được cập nhật tại People hub (chọn tất cả bạn bè hoặc chỉ 1 vài người). Về cá nhân, People hub có một phân mục được gọi 17 là "me", tại đây người dùng có thể xem và chỉnh sửa các trạng thái của mình trong mạng xã hội.  Picture Hub: Đây là một hub tập họp toàn bộ các hình ảnh được lưu trữ trên mạng xã hội Facebook, Windows Live, các dịch vụ chia sẻ hình ảnh và trong máy. Picture hub cũng cho phép người dùng theo dõi những hình ảnh vừa được cập nhật từ danh sách bạn bè. Với Picture hub, người dùng có thể tải lên và bình luận trực tiếp các hình ảnh theo dịch vụ như Facebook. Các ứng dụng về hình ảnh sẽ được tích hợp vào People hub để thực hiện các chức năng như chỉnh sửa hay chia sẻ ngay tại đây.  Games Hub: 18 Tích hợp với Xbox Live, Game hub là nơi chứa một hình tượng avatar thu nhỏ của cá nhân (thiết kế 3D), các game Xbox Live và thành tích chơi game, tin nhanh, v.v... Phần collection sẽ bao gồm danh sách các trò chơi trong khi mục requests sẽ là nơi chứa các lời mời chơi game trực tuyến. Spotlight là một kênh tin tức cập nhật về game.  Music + Video Hub: WP7 tích hợp Zune HD và đương nhiên mục giải trí đa phương tiện này không khác Zune HD là mấy. Tại đây, người dùng có thể truy cập vào dịch vụ Zune Pass, tìm kiếm và tải về các bài hát, các đoạn phim qua kết nối WiFi hay 3G. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết cách thức tương thích của Zune với máy tính, Xbox hay thiết lập Media Center. Microsoft ban đầu cho biết công ty sẽ hợp tác với các đối tác như Pandora để tương thích với Music + video hub, sử dụng Zune để truy cập vào dịch vụ đa phương tiện dạng luồng của Pandora nhưng vẫn chưa chắc rằng tính năng này sẽ có mặt trên phiên bản đầu tiên của WP7. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan