Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tri thức bản địa trong việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc của đồn...

Tài liệu Tìm hiểu tri thức bản địa trong việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc của đồng bào dân tộc mông tại xã cán tỷ huyện quản bạ tỉnh hà giang

.PDF
77
287
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- DƢƠNG MINH XUÂN Tên đề tài: TÌM HIỂU TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOÀI THỰC VẬT LÀM THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MÔNG TẠI XÃ CÁN TỶ - HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- DƢƠNG MINH XUÂN Tên đề tài: TÌM HIỂU TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOÀI THỰC VẬT LÀM THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MÔNG TẠI XÃ CÁN TỶ - HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Lớp : K43 - NLKH Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Việt Hƣng Khoa Lâm nghiệp - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 2015 i LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sự phân công của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự đồng ý của thầy giáo hƣớng dẫn Th.S Nguyễn Việt Hƣng tôi đã thực hiện đề tài “Tìm hiểu tri thức bản địa trong việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc của đồng bào dân tộc Mông tại xã Cán Tỷ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang”. Để hoàn thành khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới nhà trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trƣờng. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Việt Hƣng đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện thành công khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND xã Cán Tỷ và toàn thể nhân dân trong xã đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi thu thập số liệu cũng nhƣ các tài liệu liên quan đến đề tài tốt nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng nhƣ hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân không thể nhìn thấy đƣợc. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý kiến, phê bình của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này đƣợc hoàn chỉnh hơn nữa. Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp cao quý. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày…..tháng…...năm 2015 Sinh viên Dƣơng Minh Xuân ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Kết quả điều tra các hộ sử dụng và thu hái cây thuốc tại khu vực nghiên cứu .........................................................................................23 Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái phân bố một số cây thuốc tiêu biểu đƣợc sử dụng làm thuốc tại xã Cán Tỷ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang .....24 Bảng 4.3. Các bài thuốc chủ yếu của ngƣời Mông tại xã Cán Tỷ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang ...................................................................53 iii DANH MỤC MẪU BIỂU Trang Mẫu biểu 01. Đặc điểm các loài cây đƣợc sử dụng làm thuốc trên tuyến điều tra .......................................................................................20 Mẫu biểu 02. Thông tin về các loài cây sử dụng làm thuốc trên tuyến điều tra ...............................................................................................21 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BTTN : Bảo tồn thiên nhiên GT : Giới tính HĐND : Hội đồng nhân dân IUCN : Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế NXB : Nhà xuất bản PRA : Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia Stt : Số thứ tự TCN : Trƣớc công nguyên UBND : Ủy ban nhân dân VQG : Vƣờn quốc gia WHO : Tổ chức y tế thế giới YHHĐ : Y học hiện đại YHCT : Y học cổ truyền v MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4. Ý nghĩa của khóa luận ............................................................................. 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn và sản xuất....................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................ 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thực vật làm thuốc trên Thế giới và ở Việt Nam ........................................................................................................ 5 2.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 5 2.2.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 9 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 13 2.3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 13 2.3.2. Điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội....................................................... 15 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 18 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề .................................. 18 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành ................................................................. 18 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 18 3.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin .......................................................... 18 3.4.2. Phƣơng pháp ngoại nghiệp ................................................................. 19 vi 3.4.3. Phƣơng pháp nội nghiệp ..................................................................... 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 22 4.1. Tình hình sử dụng và khai thác các loài thực vật làm thuốc tại xã Cán Tỷ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang ........................................... 22 4.1.1. Tình hình chung.................................................................................. 22 4.1.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng và chế biến cây thuốc.......................... 23 4.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái một số cây thuốc tiêu biểu đƣợc ngƣời Mông sử dụng làm thuốc tại xã Cán Tỷ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang ... 24 4.3. Một số bài thuốc của ngƣời Mông tại xã Cán Tỷ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang ...................................................................................................... 53 4.4. Nguồn gốc của những loài thực vật rừng làm thuốc ............................... 58 4.5. Nguyên nhân suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển............................................................................................ 58 4.5.1. Nguyên nhân suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc ........................... 58 4.5.2. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển ................................... 59 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 61 5.1. Kết luận ................................................................................................. 61 5.2. Đề nghị .................................................................................................. 62 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tri thức bản địa là một trong những thành tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của tộc ngƣời, là tài sản trong quá trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của mỗi cộng đồng với môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Kinh nghiệm phát triển của nhiều quốc gia đã chỉ ra một thực tế, tri thức khoa học hiện đại chƣa đáp ứng đủ những thách thức về kinh tế - văn hóa - môi trƣờng - xã hội. Trong khi đó, với những ƣu điểm đã đƣợc chọn lọc và bảo tồn trong một thời gian lâu dài, tri thức bản địa đã đem lại những hiệu ứng tích cực trong quá trình phát triển của xã hội. Trong thời gian gần đây, thực vật là đối tƣợng đặc biệt đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm và cố gắng đánh giá đúng vị trí, vai trò, chức năng sử dụng của nó trong nhiều lĩnh vực nhƣ thức ăn, thuốc chữa bệnh, trang phục, dụng cụ, các nghi lễ tôn giáo, môi trƣờng… ở từng vùng từng địa phƣơng khác trên thế giới. Trong đó, cây thuốc đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu nhiều nhất. Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa dạng sinh vật, trong đó độ đa dạng về cây cỏ khoảng 10.386 loài thực vật có mạch đã đƣợc xác định, dự đoán có thể tới 12.000 loài, trong số này, nguồn tài nguyên cây thuốc chiếm khoảng 30%. Nằm tại khu vực giao lƣu các nền văn hóa ở các nƣớc Đông Nam Á, Việt Nam còn là quốc gia đa dạng về các nền văn hóa của 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Với mức độ đa dạng về hệ thực vật và văn hóa nhƣ vậy, chúng ta đang đƣợc kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý giá của các cộng đồng dân tộc khác nhau sử dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. 2 Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhƣ vậy nhƣng đến nay các loài cây làm thuốc vẫn chƣa đƣợc quan tâm khai thác, bảo tồn và phát triển một cách bền vững. Mặt khác, các loài thực vật đƣợc thu hái trong tự nhiên ít khi đƣợc gây trồng tại vƣờn nhà nên ngƣời dân đã khai thác một cách quá mức một số loài không còn khả năng tái sinh. Vì vậy chúng ta cần phải có những phƣơng pháp bảo tồn và phát triển các thực vật làm thuốc có giá trị trong tự nhiên. Cán Tỷ là một xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, nhƣng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cho hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú trên núi đá vôi. Tuy nhiên do diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng và chƣa có rừng chiếm một tỷ lệ rất cao không đáp ứng đủ nhu cầu về lƣơng thực thực phẩm nên ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên rừng đặc biệt là các loài thực vật làm thuốc. Cùng với sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng thì nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị khai thác bừa bãi dẫn đến suy giảm hệ thực vật và nguy cơ nhiều loài cây thuốc quý hiếm sẽ bị tuyệt chủng. Để phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp cũng nhƣ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng nguồn gen,bảo tồn những tri thức bản địa quý báu đƣợc tích góp từ hằng ngàn năm thì việc thống kê, hệ thống hóa nguồn tài nguyên cây thuốc là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nhằm sử dụng một cách khoa học và hiệu quả trong tƣơng lai. Xuất phát từ yêu cầu trên, đƣợc sự đồng ý của khoa Lâm nghiệp – Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi tiến hành thực hiện khóa luận: “Tìm hiểu tri thức bản địa trong việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc của đồng bào dân tộc Mông tại xã Cán Tỷ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang” nhằm khai thác tiềm năng, thống kê thêm một số loài thực vật rừng đƣợc sử dụng trong các bài thuốc, tìm ra phƣơng án phù hợp để bảo tồn và phát triển các cây thuốc có giá trị của ngƣời Mông. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu kiến thức bản địa và kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Mông trong việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc góp phần bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây thuốc tại xã Cán Tỷ - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích của nghiên cứu thì các mục tiêu sau đây đƣợc thực hiện: - Đánh giá đƣợc thực trạng và mức độ sử dụng các loài thực vật làm thuốc của cộng đồng ngƣời Mông. - Xây dựng đƣợc danh lục các loài thực vật rừng đƣợc ngƣời dân sử dụng để làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiêm truyền thống. - Lựa chọn đƣợc một số bài thuốc, cây thuốc hay và quan trọng để nhân rộng và bảo tồn trên cơ sở lựa chọn có sự tham gia của ngƣời dân. - Tìm hiểu đƣợc một số bài thuốc dân gian, công dụng chữa bệnh từ rễ, thân, lá, hoa, quả hay hạt một cách an toàn và có hiệu quả cao. 1.4. Ý nghĩa của khóa luận 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng những kiến thức trong quá trình học tập ở trƣờng vào thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. - Rèn luyện phƣơng pháp tiếp cận và thu thập thông tin từ cộng đồng. Biết cách phân tích, xử lý thông tin thu đƣợc và kỹ năng làm việc với cộng đồng. - Bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, đồng thời sau khi hoàn thành khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sâu hơn trong sử dụng bền vững các loài thực vật làm thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn và sản xuất - Đánh giá đƣợc hiện trạng khai thác và sử dụng các loài thực vật làm thuốc trong cộng đồng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khách quan nhất trong việc đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững. - Làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển các cây thuốc quý hiếm có giá trị kinh tế cao. - Góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lợi từ rừng. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Trong giai đoạn hiện nay vấn đề đặt ra để phát triển bền vững luôn cần phải kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, kết hợp giữa tri thức bản địa của cộng đồng và tri thức khoa học. Tri thức bản địa đã và đang góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống cộng đồng, do đó cần thiết phải nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị tri thức bản địa. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ rất lâu đời. Thời nguyên thủy tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc nôn mửa, hôn mê, thậm chí chết ngƣời hoặc tích tụ trong cơ thể đến một lúc nào đó phát bệnh. Dần dần họ nhận thức đƣợc cây nào ăn đƣợc, cây nào không ăn đƣợc và họ biết lợi dụng tính chất này để làm thức ăn hay thuốc chữa bệnh. Với diện tích rừng tƣơng đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị với 2.000 loài lâm sản ngoài gỗ là cây thân gỗ; 3000 loài cho dƣợc liệu; 400 loài cho lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn gia súc; 500 loài cho tinh dầu, lâm sản ngoài gỗ đƣợc coi là lĩnh vực có vị trí quan trọng trong ngành lâm nghiệp. Lâm sản ngoài gỗ gắn liền với cuộc sống của 24 triệu đồng bào miền núi sống trong và gần rừng, có nơi nguồn thu từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 10-20% trong thu nhập kinh tế hộ gia đình. Gây trồng lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp đƣợc giao hoặc khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên và chế biến lâm sản ngoài gỗ đã thu hút hàng vạn lao động khu vực nông thôn. Theo thống kê chƣa đầy đủ, tính đến năm 2014, có khoảng 36/63 tỉnh gây trồng, thu hái lâm sản ngoài gỗ với diện tích 1,6 triệu ha, chiếm 13% diện tích đất có rừng trong phạm vi toàn quốc, trong đó diện tích lâm sản ngoài gỗ có khả năng khai thác, thu hái từ rừng tự nhiên là 1,1 triệu ha, diện tích lâm sản ngoài gỗ đƣợc trồng là 469.794ha. 5 Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng nhƣ bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này. Đến nay ngƣời ta đã thu thập đƣợc 40.000 bài thuốc kinh nghiệm của đồng bào trên khắp các miền, nhƣng khi con ngƣời phát hiện đƣợc giá trị của các hợp chất thiên nhiên thì cũng là lúc môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm trọng, cân bằng sinh thái bị phá vỡ và các tài nguyên thiên nhiên đã bị cạn kiệt đây không chỉ là thách thức đối với một vùng miền mà là vấn đề đang đặt ra đối với toàn cầu. Trong sách đỏ Việt Nam ghi nhận 325 loài thực vật quý hiếm đã ở tình trạng cần bảo vệ thì cây thuốc có 128 loài (chiếm 38,2%) chắc chắn con số này sẽ tăng nhanh và danh sách các loài thuốc quý hiếm đang cạn kiệt dần còn nhiều hơn. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cây thuốc đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại và cả trong tƣơng lai thì cần chú ý song song giữa việc khai thác trong tự nhiên đảm bảo tái sinh với việc nghiên cứu gây trồng các loài cây con làm thuốc. 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thực vật làm thuốc trên Thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Trên thế giới Tri thức bản địa đóng góp cho khoa học trong nhiều lĩnh vực liên quan đến việc quản lý tài nguyên thiên nhiên qua các nghiên cứu về thực vật - dân tộc học hiện đại. Cụ thể là tri thức bản địa đã giúp các nhà khoa học nắm đƣợc những vấn đề về đa dạng sinh học và quản lý rừng tự nhiên. Tri thức bản địa cũng đóng góp vào khoa học những hiểu biết sâu sắc về thuần hoá cây trồng, gây giống, quản lý và giúp các nhà khoa học nhận thức đúng đắn về nguyên tắc, thói quen đốt nƣơng làm rẫy, nông nghiệp sinh thái - nông lâm kết hợp, luân canh cây 6 trồng, quản lý sâu bệnh hại, đất đai và nhiều kiến thức khác về khoa học nông nghiệp. Từ thời cổ xƣa, loài ngƣời đã biết khai thác và sử dụng cây thuốc vào công tác chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cuộc sống của mình. Theo Aristote (384322 TCN) đã tổng kết trên 4000 năm trƣớc, các dân tộc vùng Trung Cận Đông đã biết đến cả ngàn cây thuốc, sau này ngƣời Ai Cập đã biết cách chế biến và sử dụng chúng (dẫn theo Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999) [1]. Charles Pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc rút lại cho biết ngƣời Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để trị bệnh và ƣớp xác các vua chúa hoặc làm nƣớc thơm từ khoảng 4.000 năm TCN. Ngƣời Trung Quốc đã biết sử dụng tinh dầu làm thuốc chữa bệnh từ lâu. Tại Đông Á, ngƣời Nhật Bản đã biết sử dụng cây Bạc hà làm thuốc trị bệnh từ 2.000 năm trƣớc đây (dẫn theo Lã Đình Mỡi và các tác giả, 2001) [13].Theo Ahmad, U.& M.N.Nabi (1967) đã nghiên cứu và tổng kết rằng: Nền y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ đều đƣợc ghi nhận trong lịch sử sử dụng cây cỏ làm thuốc cách đây 3.000 - 5.000 năm (dẫn theo Trần Văn Ơn, 2003) [14]. Qua các nghiên cứu về lịch sử sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên thế giới cho thấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có tri thức sử dụng cây thuốc để chữa bệnh từ lâu đời và đặc sắc tùy thuộc vào từng nền văn hóa. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952 các tác giả A.l.Ermakov, V.V.Arsimovich… đã nghiên cứu thành công công trình “Phương pháp nghiên cứu hóa sinh - sinh lý cây thuốc”. Công trình này là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ƣu nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loại cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammemen, M.D.Choupinxkaia và A.A. Yatsenko đã đƣa ra giá trị của từng loài cây thuốc (cả về giá trị dƣợc liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G.Kovalena đã công bố trên cả nƣớc Liên Xô cũ việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao và không gây hại cho sức khỏe của con ngƣời. Qua cuốn sách “chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp ngƣời đọc tìm đƣợc 7 loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lƣợng đã đƣợc định sẵn (dẫn theo Trần Thị Lan, 2005) [10]. Trên thế giới, nghiên cứu về cây thuốc có nhiều thành công và quy mô rộng phải kể đến Trung Quốc. Có thể khẳng định Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ 16 Lý Thời Trân đƣa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này đã đƣợc in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đƣa tới cho ngƣời cách sử dụng các loài cây cỏ để chữa bệnh. Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học”. Cuốn sách này giới thiệu tới ngƣời cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, sinh hóa của chúng, công dụng, cách phối hợp các loài cây thuốc theo từng địa phƣơng nhƣ “Giang Tô tỉnh thực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ khảo”, “Quảng Tây trung dược trí”……(dẫn theo Trần Hồng Hạnh, 1996) [5]. Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Việt Nam, Trung Quốc đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc”. Cuốn sách đã đề cập đến cây Thảo quả với một số nội dung nhƣ sau: - Phân loại Thảo quả: gồm có tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevost Lemaire), tên họ (Zingiberceae) - Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, lá, hoa, quả. - Vùng phân bố ở Trung Quốc. - Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai. - Kỹ thuật trồng: nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. - Thu hoạch và chế biến, phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản. - Công dụng: dùng làm thuốc trị các bệnh đƣờng ruột. Đây là cuốn sách tƣơng đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến và bảo quản (dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [17]. Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì sức khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng ngƣời trên khắp thế giới. Các kinh nghiệm 8 dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh đƣợc nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia. Và từ đó, mỗi châu lục mỗi dân tộc hình thành nên nền dƣợc thảo mang những nét đặc trƣng riêng. - Dƣợc thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y học truyền thống cổ điển. Thầy thuốc ngƣời Hy Lạp có tên là Dioscorides đã viết một cuốn sách thống kê 600 loại thảo mộc; Nicholas Culpeper xuất bản cuốn dƣợc thảo “The English Physitian”… - Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời. Ở Trung Quốc, Lý Thời Trân (thế kỷ 16) đã thống kê đƣợc 12.000 vị thuốc trong tập "Bản thảo cương mục". Năm 1977 trong cuốn “Từ điển bách khoa về các phương thuốc cổ truyền Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc. Cuốn sách "Cây thuốc Trung Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc từ trƣớc tới nay. Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền - y học Ayurveda đã phát triển mạnh, nhiều tri thức bản địa đã đƣợc nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng có hiệu quả, theo thống kê có khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm thuốc… Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến năm 1985, trên toàn thế giới đã biết tới 20.000 loài thực vật bậc thấp cũng nhƣ bậc cao (trong tổng số hơn 250.000 loài thực vật đã biết) đƣợc sử dụng trực tiếp làm thuốc hay có xuất xứ cung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R.Farnsworth $ D.D.Soejarto,1985). Theo Napralert năm 1990 con số này đƣợc ƣớc tính từ 30.000 - 70.000 loài cây thuốc. Trong đó, ở Trung Quốc đã có tới trên 10.000 loài thực vật đƣợc coi là cây thuốc; Ấn Độ hơn 6.000 loài; vùng nhiệt đới Đông - Nam Á khoảng 6.500 loài…(N.R.Farnsworth, 1985; S.K.Alok, 1991; P.G. Xiao, 2006), (dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2007) [15]. Theo Lewington (1993) đã thống kê trên thế giới có hơn 35.000 loài thực vật đang đƣợc sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau vào mục đích chữa bệnh. Nhiều loài trong số chúng là đối tƣợng không thể kiểm soát đƣợc trong các hoạt động buôn bán ở 9 quy mô địa phƣơng hoặc quốc tế (dẫn theo Phạm Minh Toại và Phạm Văn Điển, 2005) [19]. Tƣ liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết, hiên nay trong tổng số 43.000 loài thực vật mà tổ chức này có thông tin thì có tới 30.000 loài đƣợc coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong tập tài liệu “các loài thực vật bị đe dọa ở Ấn Độ” xuất bản từ năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần lớn là các loài cây thuốc hay trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư” (Sách đỏ về thực vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu tới gần 200 loài đƣợc sử dụng làm thuốc cần bảo vệ (dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2007) [15]. 2.2.2. Ở Việt Nam Phần lớn cây thuốc Việt Nam mọc hoang dại ở vùng rừng núi, một vùng chiếm 3/4 diện tích toàn lãnh thổ, và là nơi cƣ trú của các dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu ngƣời, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia. Chính sự đa dạng về tộc ngƣời cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh. Hiện nay đã thống kê đƣợc gần 300 loài cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng thƣờng xuyên đƣợc khai thác với khối lƣợng từ 10.000 - 20.000 tấn mỗi năm, cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Các cây thuốc đang đƣợc khai thác với khối lƣợng lớn nhƣ: Vằng đắng (Coscinium fenestratum), Thiên niên kiện (Homalomena spp.), Cẩu tích (Cibotium barometz), Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis)… phần lớn các cây thuốc trên đƣợc đƣa vào sử dụng trực tiếp trong nền YHCT. Một số loài đƣợc đƣa vào chiết xuất hoạt chất để dùng làm thuốc nhƣ: Thanh hao (Artemisia annua) chiết artemisinin làm thuốc chữa sốt rét, Bình vôi (Stephania spp.) chiết xuất L. tetrahydro palmatin làm thuốc an thần, giảm đau; Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) chiết saponin làm thuốc chữa sỏi thận…(dẫn theo Nguyễn Tập, 2007) [15]. 10 Ở Việt Nam, những nghiên cứu về cây thuốc đã đƣợc tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của các danh y nổi tiếng nhƣ: Tuệ Tĩnh hay Nguyễn Bá Tĩnh (thế kỷ XIV), Hải Thƣợng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1721 - 1792), hay các nhà nghiên cứu hàng đầu về cây thuốc: Vũ Văn Chuyên, Đỗ Tất Lợi, Phạm Hoàng Hộ, Võ Văn Chi, Trần Đình Lý, Nguyễn Nghĩa Thìn, … Trong nền văn minh Đại Việt đã có 155 vị danh y với 497 tập sách y học cổ truyền dân tộc đƣợc viết bằng tiếng Hán và tiếng Nôm. Trong thế kỷ 20 các vị danh y Việt Nam cũng đã biên soạn trên 200 tập sách có giá trị về Đông y bằng chữ Quốc ngữ. Nền y học dân gian của 54 dân tộc trong cộng đồng Việt Nam gắn liền với sự sinh sống từng vùng địa dƣ sinh thái và xã hội. Từng dân tộc trong quá trình sinh tồn và phát triển đều tích lũy đƣợc những kinh nghiệm về sử dụng cây con thuốc có ở từng địa phƣơng. Đông y Việt Nam với hệ thống lý luận chặt chẽ, với các phƣơng pháp phòng và chữa bệnh có hiệu quả, đã phục vụ đắc lực cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân từ xƣa tới nay. Nƣớc ta đã có những công trình nghiên cứu về cây thuốc và các phƣơng pháp chữa bệnh bằng cây thuốc đồ sộ nhƣ: “Nam dược thần hiệu”, “Hồng nghĩa giác tư y thư” của Đại y thiền sƣ Tuệ Tĩnh và tác phẩm “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Các tác phẩm này có ý nghĩa to lớn cho nền YHCT dân tộc. Bộ “Nam dược thần hiệu” do Hòa Thƣợng Bản Lai ở chùa Hồng Phúc ở Trung Đô biên tập, bổ sung in lại năm 1761 gồm bản thảo dƣợc tính 499 vị (bằng thơ) và 10 khoa chữa bệnh, với 3.932 phƣơng thuốc nam ứng trị 184 loại bệnh, kèm theo môn thuốc chữa bệnh gia súc. “Nam dược chính bản” do vua Vĩnh Thịnh năm thứ 13 (1705- 1719) sai các quan nội thị phủ chúa Trịnh, các quan y viện duyệt lại và bổ sung sắp xếp thành chƣơng mục thứ tự và đổi tên thành “Hồng nghĩa giác tư y thư” in lại năm 1717 gồm quyển thƣợng và quyển hạ. - Quyển thƣợng gồm: “Nam dược quốc ngữ phú” (Danh từ dƣợc học 50 vị thuốc nam), “Trực giải chỉ nam dược tính phú” (220 vị thuốc nam) và một thiên Y luận về lý luận cơ bản, âm dƣơng ngũ hành, tảng phủ, kinh mạch. 11 - Quyển hạ gồm “Thập tam phương gia giảm” và “Bổ âm đơn” đã đƣợc đời sau diễn dịch ra ca nôm và in năm 1723 (dẫn theo Nguyễn Bá Tĩnh, 1998) [16]. Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác có công to lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong giai đoạn này, đồng thời các ông đã thống kê ghi chép lại các kinh nghiệm chữa bệnh dân gian quý báu và đúc rút ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm để viết thành sách lƣu truyền cho hậu thế. Tuy nhiên, các tác phẩm chỉ tập trung nghiên cứu về công dụng chữa bệnh của các cây thuốc, các phƣơng pháp chữa bệnh… mà chƣa có điều kiện nghiên cứu về phân bố, trữ lƣợng của các loài cây thuốc trên lãnh thổ Việt Nam. Dƣới thời Pháp thuộc có một sự canh tranh chia rẽ sâu sắc giữa YHCT và YHHĐ. Giai đoạn này, không có một công trình nghiên cứu nào về cây thuốc của Việt Nam đƣợc thực hiện do nền y học bị chính quyền thực dân Pháp đàn áp và bóp nghẹt không cho phát triển. Một số nhà khoa học ngƣời Pháp đã có những cố gắng tìm hiểu những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam và đã biên soạn thành tài liệu để lại bao gồm có hai bộ: - Bộ thứ nhất “Dược liệu và dược điển Trung Việt” của hai tác giả E. M.Perrot và Paul Hurrier xuất bản tại Pari năm 1907. Trong bộ sách này các tác giả chia thành hai phần lớn. phần một có sự nhận xét chung về nền Y học Á Đông, việc hành nghề y ở Trung Quốc và Việt Nam; phần hai kiểm kê các danh mục thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng học dùng trong y học Trung Quốc và Việt Nam. Tài liệu có tính chất toàn diện nhƣng bộ sách xuất bản đã lâu nên so với sự tiến bộ của khoa học hiện nay thì có nhiều thiếu sót, cần phải đƣợc sửa lại và bổ sung thêm. Nội dung giới thiệu từng vị thuốc nhƣng còn quá sơ lƣợc so với sự đòi hỏi thực tế hiện nay. - Bộ thứ hai “Danh mục những sản phẩm ở Đông Dương” phần cây thuốc do hai tác giả Ch. Crevest và A. Pestelot biên soạn thành hai tập: Tập 1 in năm 1928, tập 2 in năm 1935 với 1.430 vị thuốc thảo mộc của 3 nƣớc Đông Dƣơng. Đến năm 1952, A. Pesterot có sửa chữa lại và bổ sung thêm, đặt cho bộ sách cái 12 tên mới là “Những cây thuốc của Campuchia và Việt Nam” với 1.428 vị thuốc thảo mộc và đƣợc in thành 4 tập: Tập I (1925), tập II (1953), tập III (1954), tập IV in năm 1954 dành riêng cho các mục lục và bảng tra cứu (dẫn theo Đỗ Tất Lợi, 2006) [12]. Các tác phẩm nghiên cứu về cây thuốc của các tác giả ngƣời pháp tuy chƣa đầy đủ và tỉ mỉ nhƣng các bộ sách biên soạn khá công phu và giúp ích nhiều cho những nghiên cứu về cây thuốc của Việt Nam sau này. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc sƣu tầm, nghiên cứu các cây cỏ đƣợc sử dụng làm thuốc trên cả nƣớc. Trong thời kì kháng chiến các nhà khoa học Việt Nam đã bƣớc đầu thống kê, hệ thống lại, tìm hiểu số lƣợng, khu phân bố các loại cây thuốc. Công việc này đƣợc tiến hành trong suốt một thời gian dài với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành: Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Võ Văn Chi… Trong các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam có một công trình nghiên cứu điển hình nhƣ: - Cuốn sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi gồm 6 tập đƣợc in từ năm 1962 - 1965. Tác giả đã trình bày khoảng 430 loài cây thuốc thuộc 116 họ, đã thống kê các cây thuốc, ông đã ghi chép một cách tỉ mỉ các thông tin: Đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh thái học, phân bố địa lí, công dụng, cách dùng của các dân tộc có sử dụng vị thuốc này, các công trình khoa học trên thế giới đã công bố có liên quan đến cây thuốc. “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” có một ý nghĩa quan trọng trong nền y dƣợc học Việt Nam. Cuốn sách đƣợc các nhà khoa học và nhân dân đón nhận rất lớn. Từ khi xuất bản đầu tiên năm 1962 - 1965 đến năm 2006 cuốn sách đã đƣợc tái bản 14 lần, trong quá trình tái bản cuốn sách có chỉnh sửa bổ sung ngày càng hoàn thiện các thông tin cập nhật và hình ảnh minh họa về cây thuốc. - Cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” của Vũ Văn Chuyên, xuất bản năm 1966. cuốn sách đã tóm tắt đƣợc hầu hết các đặc điểm của các họ có cây thuốc ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả đầy đủ các thông tin về: Tên khoa học, tên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng