Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TÌM HIỂU HÌNH THÁI, TẬP QUÁN GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ RẦY MỀM TRÊN CẢI BẸ ...

Tài liệu TÌM HIỂU HÌNH THÁI, TẬP QUÁN GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ RẦY MỀM TRÊN CẢI BẸ CÙI

.DOCX
30
396
94

Mô tả:

MỤC LỤC Chương 1. MỞ ĐẦU.........................................................................................................3 1. Đặt vấn đề...................................................................................................................3 1.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................4 1.1.1. Mục tiêu chung..............................................................................................4 1.1.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................4 1.2. Gian, không gian và phương pháp nghiên cứu......................................................4 1.2.1. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................4 1.2.2. Không gian nghiên cứu.................................................................................4 1.2.3. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................4 1.2.4. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4 1.3. Lược khảo tài liệu.................................................................................................5 Chương 2. SƠ LƯỢC VỀ CẢI BẸ XANH VÀ SÂU TƠ GÂY HẠI CẢI BẸ XANH. .8 1. Sơ lược về cải bẹ xanh...............................................................................................8s 2. Đặc điểm thực vật học cây rau cải...............................................................................8 2.1. Điều kiện ngoại cảnh............................................................................................8 2.2. Đất và dinh dưỡng................................................................................................8 2.3. Vai trò kinh tế.......................................................................................................9 2.4. Vai trò dược liệu...................................................................................................9 3. Giới thiệu về sâu tơ.....................................................................................................9 3.1. Đặc điểm gây hại................................................................................................10 3.2. Đặc điểm hình thái..............................................................................................10 3.3. Đặc điểm sinh học..............................................................................................11 Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ THUỐC THẢO MỘC...................................................13 1. Giới thiệu về thuốc sinh học (thuốc thảo mộc)..........................................................13 1.1. Đặc điểm chung của thuốc sinh học (thuốc thảo mộc)........................................13 1.2. Ưu điểm của thuốc sinh học (thuốc thảo mộc)....................................................13 1.3. Nhược điểm của thuốc sinh học (thuốc thảo mộc)..............................................13 2. Tác dụng và cách bào chế các loại thuốc trừ sâu thảo mộc có sẵn ở Trà Vinh..........14 2.1. Gừng, tỏi, ớt........................................................................................................14 2.2. Dây thuốc cá.......................................................................................................14 2.3. Lá xoan đào........................................................................................................14 3. So sánh lợi ích và rủi ro của thuốc trừ sâu thảo mộc và thuốc trừ sâu hóa học..........15 3.1. Lợi ích và rủi ro của thuốc trừ sâu hóa học.........................................................15 3.2. Lợi ích của thuốc sinh học (thuốc thảo mộc)......................................................15 Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾN HÀNH....................17 1. Đất trồng:..................................................................................................................17 2. Giống:.......................................................................................................................17 3. Chuẩn bị gieo hạt giống:...........................................................................................17 4. Chuẩn bị đất:.............................................................................................................17 5. Phân tích, đánh giá số liệu thu thập...........................................................................17 5.1 Bố trí thí nghiệm..................................................................................................17 5.2. Các chỉ tiêu theo dõi...........................................................................................18 5.3. Cấy cải:...............................................................................................................18 6. Chăm sóc:.................................................................................................................. 19 6.1.Tưới nước:...........................................................................................................19 7. Phun thuốc sinh học..................................................................................................19 7.1. Bảng số liệu sâu tơ gây hại trên cải bẹ xanh qua các giai đoạn...........................20 8. Đánh giá hiệu quả kinh tế của thuốc thảo mộc..........................................................26 Chương 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN............................28 9. Đề xuất giải pháp, kiến nghị......................................................................................28 9.1. Đề suất giải pháp:...............................................................................................28 9.2. Kiến nghị:...........................................................................................................28 10. Kết luận...................................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................30 Chương 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tham gia xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nền kinh tế. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nông nghiệp đã gặt hái được nhiều thành tựu. Giữ vững được tốc độ tăng trưởng đồng đều qua các năm, nông nghiệp đã vững bước đi lên sản xuất hàng hóa định hướng xuất khẩu quy mô lớn. Sản xuất lương thực đảm bảo nhu cầu cho toàn xã hội. Vì vậy cần nhận thức rõ những tồn tại trong nông nghiệp để đưa ra phương hướng và giải pháp phù hợp để phát triển nông nghiệp theo hướng ngày càng hợp lý và hoàn thiện. Bên cạnh việc duy trì các loại cây hoa màu truyền thống như: bắp cải, súp lơ, su hào, củ cải, các loại cải không cuốn là một trong những loài rau được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, trong đó cải bẹ xanh được trồng khá phổ biến do nhóm cải này có khả năng thích ứng rộng, hiệu quả kinh tế cao. Vai trò của rau xanh nói chung và rau cải nói riêng đối với sức khỏe con người được ví như “cơm không rau như đau không thuốc”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 2,7 triệu ca tử vong do ăn thiếu rau xanh. Rau là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu của con người, cung cấp nhiều dinh dưỡng mà các thực phẩm khác không thể thay thế như chất xơ, vitamin,… Hiện nay vệ sinh an toàn thực phẩm đang là chủ đề nổi cộm rất được xã hội quan tâm vì có liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng hóa chất trong rau quả là điều cần thiết đối với toàn xã hội, đồng thời là điểm mấu chốt trên con đường hội nhập vào thị trường rau quả thế giới của nông nghiệp Việt Nam. Việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu hại trên rau dễ dẫn đến ngộ độc cho người tiêu dùng, rau kém chất lượng, dẫn đến giá thành thấp, thì những năm gần đây con người đã quay lại dùng thuốc thảo mộc để trừ sâu hại nhưng hiện nay cùng với các tiến bộ về công nghệ, các chất có nguồn gốc thảo mộc trừ sâu ngày càng được phát triển nhanh. 3 Các chất này cũng có hiệu lực diệt sâu nhanh, phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu hại cho nhiều loại cây trồng. Các loại thuốc thảo mộc được dùng hiện nay như cây xoan đào, dây thuốc cá, gừng, tỏi, ớt…Qua thời gian tìm hiểu chúng tôi nhận thấy sử dụng thuốc thảo mộc trong phòng trừ sâu hại trên rau màu cần được phát triển hơn trong nền nông nghiệp của tỉnh nhà. Trước thực trạng đó chúng tôi đã chọn đề tài: “Tận dụng một số loại cây thảo mộc có tại Trà Vinh vào quản lý sâu tơ “ Plutella xylostella” trên cải bẹ xanh tại khu thực nghiệm trồng trọt Trường Đại Học Trà Vinh”. Làm tiểu luâ ̣n nghiên cứu này với mong muốn góp một phần nhỏ để từng bước phát triển hiê ̣u quả canh tác trong phòng trừ sâu hại trên cải bẹ xanh. Qua đó còn góp phần bổ sung những kiến thức thực tiễn vào việc hoàn thiện kiến thức đã được Thầy Cô truyền đạt. 1.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.1.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung là tìm hiểu và tận dụng các loại cây thảo mộc có ở Trà Vinh để phòng trừ sâu tơ trên cải bẹ xanh nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, giúp cho chất lượng rau được đảm bảo hơn. 1.1.2. Mục tiêu cụ thể - Tận dụng nguyên liệu sẵn có để bào chế thuốc thảo mộc và đánh giá tác động của thuốc thảo mộc trong phòng trừ sâu tơ trên cải bẹ xanh qua từng nghiệm thức. - Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của các loại thuốc thảo mộc và so sánh lợi nhuận và chi phí giữa sử dụng thuốc hóa học và thuốc thảo mộc. - Phân tích, đánh giá số liệu thu thập, đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp, kiến nghị. 1.2. Gian, không gian và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 20 tháng 02 đến ngày 02 tháng 04 năm 2017. 1.2.2. Không gian nghiên cứu Các chi phí sản xuất được dùng trong quá trình sản xuất và thu thập số liệu của các nghiệm thức để phân tích các loại thuốc thảo mộc trong phòng trừ sâu tơ trên cải bẹ xanh. 1.2.3. Địa điểm nghiên cứu Trại thực nghiệm Trường Đại Học Trà Vinh. 4 1.2.4. Đối tượng nghiên cứu Sử dụng các loại thảo mộc có ở Trà Vinh để phòng trừ sâu tơ trên cải bẹ xanh. 1.3. Lược khảo tài liệu Trà Vinh là một tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực có diện tích tuy không lớn lắm nhưng với những điều kiện thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi, phù sa quanh năm được bồi đắp bởi hệ thống sông rạch, đất đai màu mỡ. Tuy nhiên, tỉnh Trà Vinh còn có một số vùng đất đai khô cằn, nghèo dinh dưỡng như đất giồng cát, đất gò…không thích hợp cho sản xuất cây lúa, những loại cây cần nhiều chất dinh dưỡng thì người nông dân đã chuyển hướng sang trồng các loại rau màu ngắn ngày, điển hình như Hòa Lợi, Ngũ Lạc,…là một trong những khu vực trồng rau màu với diện tích lớn nhằm cung cấp cho người tiêu dùng trong tỉnh. Ngày nay tình hình sâu hại diễn biến phức tạp làm cho người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong quản lý sâu hại. Việc bón nhiều phân hóa học và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, trừ cỏ đã làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất. Bón phân hóa học liên tục trong nhiều năm, ít bón phân hữu cơ sẽ làm mặn hóa, chua hóa đất, làm giảm hàm lượng bùn trong đất, phá vỡ kết cấu viên của đất, hủy diệt các vi sinh vật đất. Kết cấu viên của đất bị phá vỡ sẽ làm cho đất không còn tơi xốp, mất dần khả năng thấm nước, thấm khí và chai cứng lại. Các sinh vật sống trong đất như giun đất, vi sinh vật đất...có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các tính chất vật lý, hóa học của đất cũng như quá trình phân giải chất hữu cơ và hấp thu dinh dưỡng khoáng của rễ cây. Hơn nữa, khu hệ sinh vật đất, đặc biệt là vi sinh vật còn là thành phần rất quan trọng đối với đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp là một biện pháp có hiệu quả sử dụng và kinh tế trong việc phòng trừ bệnh, tuy nhiên sử dụng biện pháp này thường để lại dư lượng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Người sản xuất thường có xu hướng trồng để thu nhiều lợi nhuận nên sử dụng các loại thuốc hóa học các hóa chất kích thích sinh trưởng và kháng sinh gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Nhất là những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, nhiều phân bón hóa học có 5 chất độc hại giúp làm tăng nhanh năng suất và sản lượng trong sản xuất nông nghiệp, đó như một lời cảnh báo đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, xu hướng quay trở lại với nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của toàn cầu. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2015. “danh mục các loại thuốc Bảo Vệ Thực Vật có nguồn gốc sinh học”. Từ năm 2000 chỉ có 2 sản phẩm trừ sâu sinh học được công nhận cho đăng ký. Đến năm 2005 đã có 57 sản phẩm các loại, đến 6 tháng đầu năm 2007 có 193 sản phẩm được cấp giấy phép đăng ký. Nâng tổng số có 479 sản phẩm sinh học được phép lưu hành, trong đó có 300 loại thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh. Các sản phẩm này đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại, góp phần thay thế và hạn chế dần nguy cơ độc hại do sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Tạ Quí Phiều. 2016, “tài liệu giảng dạy môn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)”. Thuốc trừ sâu thảo mộc là loại thuốc dân gian, nó được điều chế, chiết xuất từ thực vật để trừ các loại sâu hại cây trồng. Có một số đặc điểm nhận biết thuốc thảo mộc. Có thể quan sát chất dịch (nhựa) của cây, ngửi mùi và theo dõi những động vật nhỏ sống quanh cây. Tùy từng loại cây cỏ và các bộ phận chứa chất độc của cây, có loại cây chứa chất độc ở rễ như cây thuốc cá…, có cây chứa chất độc ở hạt như hạt mãng cầu dai, hạt củ sắn…, có cây chứa độc tố ở lá và thân như cây xoan, thuốc lá… Do đó cần căn cứ vào những đặc điểm trên của cây mà có biện pháp thu hái khi các bộ phận của cây có hàm lượng độc tố cao nhất nhằm tăng hiệu quả diệt trừ sâu của thuốc. Và tùy theo từng đối tượng sâu hại trên từng loại cây trồng mà ta sử dụng nồng độ đặc hoặc loãng khác nhau. Khi pha chế các loại thuốc từ cây cỏ ta có thể cho thêm ít xà phòng hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc. Những loại chế biến từ cây cỏ rất phù hợp để tiêu diệt các loại sâu hại rau nhằm tạo ra các sản phẩm rau quả an toàn cho người tiêu dùng, ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hại trên các cây trồng khác như lúa, ngô, đậu… Ngoài sử dụng cây xoan Ấn Độ và dây thuốc cá trong phòng trừ sâu hại cây trồng thì trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành, gừng… có chứa hàm lượng axít có tác động đến bộ phận cơ thể như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng. Nếu chiết xuất thảo mộc 6 này được chế biến với nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ. Thuốc trừ sâu sinh học (thuốc thảo mộc) có thể khống chế cùng lúc nhiều loại bệnh cho một loại cây trồng, có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và đạt hiệu quả chất lượng nông sản phẩm, ngoài ra, thuốc còn có thể ngăn chặn, giảm thiểu tác hại của một số bệnh nguy hiểm mà các loại thuốc hiện hành không thực hiện được, thuốc trừ sâu sinh học còn có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác. Tận dụng các loại thuốc thảo mộc trong phòng trừ sâu hại vừa thân thiện với môi trường, dễ làm, rẻ tiền, tiết kiệm được chi phí, giá trị dinh dưỡng của rau được nâng lên, giúp cho người trồng thu được lợi nhuận cao, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm sạch. 7 Chương 2 SƠ LƯỢC VỀ CẢI BẸ XANH VÀ SÂU TƠ GÂY HẠI CẢI BẸ XANH 1. Sơ lược về cải bẹ xanh Cải bẹ xanh hay cải xanh, cải cay, giới tử là một loài thực vật thuộc họ Cải. Cải bẹ xanh có thân to, nhỏ khác nhau lá có màu xanh đậm hoặc xanh noãn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đắng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh hay muối dưa (dưa cải). Cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, có khả năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông. Thời gian thu hoạch cho cải bẹ xanh trong khoảng từ 40 - 45 ngày. Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh gồm có: vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…nên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật. 2. Đặc điểm thực vật học cây rau cải Cây cải thuộc rễ chùm, phân nhánh. Bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0 - 20cm. Lá cải mọc đơn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hại. Hoa cải có dạng chùm, không có lá bắc. Hoa nhỏ, đều, mẫu 2. Đài hoa và tràng hoa đều 4, xếp xen kẻ nhau, có 6 nhị trong đó 2 nhị ngoài có chỉ nhị ngắn hơn 4 cái trong. Bộ nhị gồm 2 noãn dính bầu trên, một ô về sau có 1 vách ngăn chia bầu thành 2 ô, mỗi ô có 2 hoặc nhiều noãn. Quả thuộc loại quả giác, hạt có phôi lớn và cong, nghèo nội nhủ. 2.1. Điều kiện ngoại cảnh Cải có nguồn gốc ôn đới nên yêu cầu ánh sáng thích hợp với thời gian chiếu sáng ngày dài, cường độ ánh sáng yếu. Nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển là từ 15 - 22 0C. Lượng nước trong cây rất cao chiếm từ 75 - 95% do đó cải cần nhiều nước để sinh trưởn g phát triển. Tuy nhiên, nếu mưa kéo dài hay đất úng nước cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây cải. 2.2. Đất và dinh dưỡng Cây cải không kén đất, nó có thể sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt nặng. Nhưng thích hợp nhất là đất giàu dinh 8 dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt. Cải cần nhiều đạm, lân, kali, trong đó đạm được sử dụng nhiều nhất. Theo số liệu của viện nghiên cứu rau Gross Beerenhe (Đức) thì các chất dinh dưỡng chính mà các cây họ thập tự cần là N, P, K. Phân hữu cơ có tác dụng rất lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, do cải có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại phân dễ tiêu, dễ phân giải, cung cấp dần những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây. 2.3. Vai trò kinh tế Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn, ước tính chiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm cả trồng lúa. Tuy vậy, lợi nhuận trồng rau cao hơn so với trồng lúa hoặc bắp gấp 3 - 5 lần. Ngoài ra rau còn dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất. 2.4. Vai trò dược liệu Về mặt y học các loại rau cải có tác dụng lợi tiểu. Rau cải bắp có thể trị giun, chữa đau dạ dày, ngoài ra rau cải xanh còn làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng cao dáng để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dây thần kinh. Ngoài những lợi ích và giá trị dinh dưỡng thì người sản xuất cần chú ý đến những đối tượng gây hại trên cải bẹ xanh. Cải bẹ xanh thường gặp những dịch hại chủ yếu như bọ nhẩy, sâu ăn tạp, sâu tơ, sâu đục ngọn,…Vì vậy để hạn chế các sâu bệnh chu chuyển và gây hại nặng thì ngoài sử dụng các loại thuốc hóa học có tác dụng diệt sâu nhanh thì ngày nay việc sử dụng các loại thuốc thảo mộc vừa có khả năng diệt sâu lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng lại được nông dân sử dụng phổ biến. 3. Giới thiệu về sâu tơ Sâu tơ (Plutella xylostella): là loài sâu có tính chịu đựng được sự dao động tương đối lớn của nhiệt độ, sâu có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ thay đổi từ 10 – 40 0C, sâu gây hại bằng cách gặm thủng lá tạo nhiều lỗ thủng, khi mật độ sâu cao các lỗ thủng dài đặc giống như mạng lưới lá rau xơ xác. Dương Hoa Xô, Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Thành Phố Hồ Chí Minh. Sâu tơ là loài sâu hại các loại rau thuộc họ cải như su hào, bắp cải, cải xanh, súp lơ ở các vùng trồng rau trên khắp thế giới. Sâu tơ non có 4 tuổi, đẫy sức dài 9 – 10 mm, sâu non màu 9 xanh nhạt, hai đầu nhọn phân đốt rất rõ. Tuổi nhỏ màu trắng đến trắng sữa, đầu đen, sau khi nở chúng gặm lá chui vào bên trong ăn lớp biểu bì của lá. Nhộng màu vàng nhạt được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp nằm dưới mặt lá. Bướm ít bay thường di chuyển theo gió, hoạt động nhiều từ chập tối đến nữa đêm, mỗi con cái đẻ từ 50 – 400 trứng. Trứng được đẻ riêng lẻ trên bề mặt của lá. Khi bị đánh động chúng nhả tơ đưa mình rơi xuống khỏi bề mặt lá lẩn trốn. Sâu tơ phá hại bộ lá của cây, đặc biệt nghiêm trọng khi sâu tấn công ở giai đoạn mới trồng, sâu non mới nở đục lá tạo thành rảnh, ở tuổi lớn sâu non ăn toàn bộ biểu bì khiến lá bị thủng lỗ chỗ. Mật độ cao sâu ăn hết thịt lá chỉ còn trơ lại gân lá làm giảm năng suất rõ rệt. Sâu tơ gây hại quanh năm, tuy nhiên hại nặng trong vụ Đông Xuân. 3.1. Đặc điểm gây hại Sâu tơ chỉ gây hại các cây thuộc họ cải. Sâu non ăn lá, khi mật số sâu tơ cao ăn tạo các lỗ thủng lá, làm lá xơ xác. Hình 1: Sâu tơ gây hại (nguồn: kết quả bố trí thí nghiệm tại trại thực nghiệm) 3.2. Đặc điểm hình thái Bướm dài từ 6 - 7 mm, sải cánh rộng từ 10 - 12 mm, cánh trước màu nâu, giữa lưng có dải gợn sóng, màu trắng trên bướm đực và màu vàng trên bướm cái, chạy dài đến cuối cánh. Hai cạnh của cánh sau có rìa lông rất dài. Khi đậu cánh xếp xuôi theo thân và dựng đứng phía trên thân mình, đuôi cánh hơi nhô lên cao. Râu đầu dài từ 3 - 3.5 mm và luôn đưa tới trước rất linh hoạt. Bướm có thể sống đến 2 tuần và đẻ độ 200 trứng. 10 Hình 2: Bướm sâu tơ (nguồn: http://quangninh.gov.vn) Trứng hình bầu dục, dẹp, màu vàng nhạt, đường kính từ 0.3 - 0.5 mm. Trứng đẻ rời rạc ở mặt dưới lá, gần gân chính và nở trong vòng 3 đến 4 ngày. Sâu non màu xanh lục, mình nở to chính giữa, 2 đầu nhọn, thân chia đốt rõ ràng và có 3 cặp chân giả từ đốt bụng thứ năm, lớn đủ sức mình sâu dài từ 9-12mm. Hình 3: Sâu non (nguồn: http://nongnghiep.vn) Nhộng: mới hình thành màu xanh nhạt, sau 2 ngày thành màu vàng nhạt, chiều dài nhộng từ 5 - 7 mm, có 2 mắt rất rõ, chung quanh nhộng có kén bằng tơ bao phủ. Hình 4. Nhộng (nguồn: http://www.bvtvhcm.gov.vn) 3.3. Đặc điểm sinh học - Sâu non có 4 tuổi, thời gian sâu non khoảng 5 - 19 ngày - Thời gian nhộng 3 - 8 ngày 11 - Tuổi thọ của trưởng thành 4 - 10 ngày - Truởng thành ít bay, thường di chuyển theo chiều gió, hoạt động chủ yếu về đêm, ngày đậu ở mặt dưới lá. Con cái sau khi giao phối đẻ trứng rải rác dọc gân chính và gân phụ, mỗi trưởng thành cái có thể đẻ đến 400 quả trứng. - Sâu non mới nở sống tập trung, ăn nhu mô lá chừa lại biểu bì mặt trên. Tuổi 2 trở đi sâu ăn thịt lá để lại biểu bì tạo thành các đốm trong mờ. Cuối tuổi 2 trở đi sâu bắt đầu ăn mạnh làm thủng lá chỉ chừa lại gân lá. Hình 5: Vòng đời sâu tơ (nguồn: http://www.bvtvhcm.gov.vn) 12 Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ THUỐC THẢO MỘC 1. Giới thiệu về thuốc sinh học (thuốc thảo mộc) 1.1. Đặc điểm chung của thuốc sinh học (thuốc thảo mộc) Đối với sâu tơ hại rau họ hoa thập tự, đã ghi nhận được khoảng 26 loài cây có tính độc (như cây bình bát, cây sở, cây củ đậu, xoan ta). Một số loại cây có hiệu quả gây ngán ăn cho sâu tơ và sâu khoang (như cây dầu giun, hạt củ đậu, cây xoan ta, cây xoan Ấn Độ...). Ngoài ra , trong các loại quả như ớt, tỏi, gừng có hàm lượng a xít có tác động đến cơ thể của những loại sâu bọ hại cây trồng như da làm chúng chết. Nếu chiết xuất thảo mộc được chế biến với nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được cá loài sâu bọ. Khi sử dụng thuốc thảo mộc thì dễ tìm mua, hạn chế chi phí, thuốc có hiệu lực trừ sâu, dịch hại, phân giải nhanh ngoài môi trường, ít độc cho người và động vật máu nóng. 1.2. Ưu điểm của thuốc sinh học (thuốc thảo mộc) - Ít độc cho người sản xuất, người tiêu dùng, động vật máu nóng. - Mau phân hủy trong tự nhiên, ít để lại dư lượng trên đối tượng sử dụng, có thời gian cách ly ngắn. - Hạn chế được tình trạng ngộ độc thực phẩm. - Được khuyến khích sử dụng trong sản xuất rau sạch. - Diệt được nhiều loại sâu hại. - Ít gây ra hiện tượng kháng thuốc. - Do ít độc với các loài thiên địch nên thuốc sinh học bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít gây tình trạng bùng phát sâu hại. 1.3. Nhược điểm của thuốc sinh học (thuốc thảo mộc) - Gây cay mắt cho người khi chế biến. - Phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. - Quy trình chiết xuất phức tạp. - Tính bền lý hóa thấp: dễ bị phá vỡ cấu trúc bởi các tác nhân lí hóa. - Hiệu lực trừ dịch hại thể hiện chậm, thời gian duy trì hiệu lực ngắn làm giảm hiệu quả 13 phòng trừ sâu bệnh. - Điều kiện bảo quản nghiêm ngặt để bảo đảm thuốc không bị hư. 2. Tác dụng và cách bào chế các loại thuốc trừ sâu thảo mộc có sẵn ở Trà Vinh. 2.1. Gừng, tỏi, ớt Công dụng: Gừng, tỏi, ớt là loại gia vị có sẵn, dễ tìm mua được sử dụng trong chế biến thực phẩm, ngoài ra gừng, tỏi, ớt còn được sử dụng trong phòng trừ sâu hại. Trong gừng, tỏi, ớt chứa hàm lượng a xít có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu hại cây trồng và có thể tiêu diệt, xua đuổi chúng Cách bào chế: Để tự tạo thuốc trừ sâu thảo mộc, thì cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 kg gừng, 1 kg tỏi, 1 kg ớt và 3 lít rượu trắng. Trước tiên cần xoay nhuyễn các nguyên liệu sau đó đem ngâm trong thùng kín. Trong quá trình ngâm bà con cần lưu ý không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nóng hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu. Hoặc cũng có thể ngâm riêng từng loại nguyên liệu riêng lẻ hoặc ngâm chung cả 3 loại vào cùng 1 thùng. Nếu ngâm riêng lẻ thì cứ mỗi 1 kg nguyên liệu thì ngâm với 1 lít rượu trắng. Nếu ngâm chung cả 3 loại thì ngâm với 3 lít rượu trắng. Thời gian ngâm nguyên liệu gừng, tỏi, ớt với rượu trắng là 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại. 2.2. Dây thuốc cá Công dụng: Dây duốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá, vì những cây này chỉ độc đối với sâu bọ và động vật máu lạnh, không độc đối với người và súc vật nuôi trong nhà cho nên còn được dùng trong nông nghiệp để diệt trừ sâu bọ Cách bào chế: Dùng rễ thuốc cá giả nát cho vào thùng kín ngâm trong nước, nước sẽ có màu vàng đục và mùi đặc biệt. Ngâm dây thuốc cá trong thời gian 5-7 ngày với mục đích để độc tố trong dây thuốc cá hòa tan hoàn toàn trong nước giúp cho việc phòng trừ sâu hại hiệu quả hơn. Bảo quản dây thuốc cá trong mát tránh ánh nắng trực tiếp sẽ làm giảm đi độc tố trong dây thuốc cá. 2.3. Lá xoan đào Công dụng: Thuốc chế biến từ lá, quả cây xoan đào có tác dụng diệt trừ sâu cuốn lá, 14 rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ. Nó ít độc với côn trùng có ích. Cách bào chế: Lá xoan đào phơi khô ngâm một ngày trong nước với tỷ lệ 1 kg lá khô trên 10 lít nước. Sau khi ngâm để một thời gian thì lọc lấy dung dịch. Hình a: Gừng, tỏi, ớt Hình b: Dây thuốc cá Hình c: Lá xoan đào Hình 6: Các loại thuốc thảo mộc sau khi pha chế (nguồn: kết quả bố trí thí nghiệm) 3. So sánh lợi ích và rủi ro của thuốc trừ sâu thảo mộc và thuốc trừ sâu hóa học. 3.1. Lợi ích và rủi ro của thuốc trừ sâu hóa học. Lợi ích: Cục Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ Quốc Gia, 2015. Trên thế giới có khoảng 9.000 loài côn trùng và nhện, 50.000 loại mầm bệnh thực vật và 8.000 loài cỏ dại gây thiệt hại cho cây trồng. Theo ước tính, côn trùng gây thiệt hại ở mức 14%, mầm bệnh thực vật là 13% và cỏ dại 13%. Thuốc trừ sâu rất cần cho sản xuất nông nghiệp, khoảng 1/3 nông sản được sản xuất nhờ sử dụng thuốc trừ sâu. Nếu không sử dụng thuốc trừ sâu thì tỷ lệ nông sản bị hỏng do dịch hại gây ra là rất lớn. Thiệt hại cho cây trồng do sâu hại gây ra giảm từ 42% xuống còn 35% do sử dụng thuốc trừ sâu. Rủi ro: Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học củng gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng. Hầu hết thuốc trừ sâu hóa học không được sản xuất theo cách tự nhiên. Đa số rất độc hại cho con người và môi trường. Thuốc trừ sâu hóa học và các sản phẩm phân hủy của chúng sẽ thải vào không khí, xuống đất và sông ngòi, dẫn đến sự tích tụ các chất độc hại đe dọa sức khỏe con người và môi trường. Đặc biệt, việc sử dụng bừa bải thuốc trừ sâu hóa học làm ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật không chủ đích, ô nhiễm nước do sự di chuyển hoặc do tích tụ thuốc trừ sâu, ô nhiễm không khí do thuốc trừ sâu dễ bay hơi, thiệt hại cho cây trồng do dư lưu lượng thuốc diệt cỏ trên đồng ruộng, thiệt hại do tỷ lệ phun thuốc ở mức cao, thời điểm phun không đúng hoặc các điều kiện môi trường trong lúc phun và sau khi phun thuốc không thuận lợi. 15 3.2. Lợi ích của thuốc sinh học (thuốc thảo mộc). - Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đã mang lại lợi ích to lớn cho ngành nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng. Thuốc trừ sâu sinh học được quan tâm là vì: - Ích gây hại đến môi trường. - Chỉ tác động đến dịch hại cụ thể hoặc trong một số trường hợp là số ít các sinh vật có chủ đích. - Thường hiệu quả dù chỉ phun một lượng rất nhỏ và phân hủy nhanh, dẫn đến hiện tượng phơi nhiễm thấp và tránh gây ô nhiễm. - Phát huy hiệu quả to lớn khi được sử dụng như một phần của chương trình IPM. 16 Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾN HÀNH Nhằm tìm hiểu tình hình gây hại của sâu tơ trên cải bẹ xanh, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm như sau. 1. Đất trồng: - Diện tích: 250m2 - Loại đất: đất thịt 2. Giống: Giống cải bẹ xanh mỡ của công ty Trang Nông 3. Chuẩn bị gieo hạt giống: Chọn một khu đất nhỏ, tiến hành cày xới cho đất tơi xốp, sau đó lên luống rộng 1m cao 10 – 15cm. Bón lót phân chuồng hoai mục và gieo hạt. Gieo hạt xong thì phủ một lớp rơm mỏng lên mặt luống rồi dùng thùng vòi tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới ba lần. 4. Chuẩn bị đất: - Cải Xanh trồng được trên nhiều loại đất miễn là tưới tiêu thuận lợi. - Đất phải được làm kỹ tơi xốp, dọn sạch tàn dư, san bằng mặt luống, phun thuốc diệt mầm trước khi lên luống và lấp hệ thống tưới. - Lên luống: dài 20m, rộng 1.2m, cao 10 – 15cm, khoảng cách giữa 2 luống là 20cm. - Bón lót: phân chuồng 100kg và 20-20-15 là 8kg. - Tủ rơm: 3 cuộn. 5. Phân tích, đánh giá số liệu thu thập. 5.1 Bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí gồm 4 NT và 3 lần lặp lại. - Mỗi NT dài 20m, rộng 1.2m. - Dây và cây để làm ô lấy số liệu. - Số ô thí nghiệm: 50 ô. - Diện tích 1 ô: 0.5m2. 17 - Bố trí ô theo hình zic zac. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM NT 1 NT 1.1 NT 1.2 NT 2 NT 1.3 NT 2.1 NT 2.2 NT 3 NT 2.3 NT 3.1 NT ĐC NT 3.2 NT 3.3 NT ĐC Sơ đồ 1: Sơ đồ bố trí theo dõi thí nghiệm 5.2. Các chỉ tiêu theo dõi Trứng sâu tơ, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành. Phương pháp theo dõi: quan sát. Lấy số liệu của 5 cây/ô/NT. Và đánh dấu cây trong ô đã theo dõi để tiếp tục lấy số liệu lần sau. Xử lí số liệu bằng tay. 5.3. Cấy cải: Cải sau khi xạ được 3 - 4 lá thật thì tiến hành cấy. Khoảng cách trồng: 10 – 15cm. 18 Nên cấy vào lúc trời mát hay buổi chiều, sau đó tưới đẫm nhiều lần trong ngày hoặc che mát vài ngày cho cây mau hồi phục. Hình 7: Cấy cải (nguồn: kết quả bố trí thí nghiệm tại trại thực nghiệm) 6. Chăm sóc: 6.1.Tưới nước: - Giai đoạn đầu sau khi cấy được 1 tuần thì tưới 8 – 10 lần/ngày - Giai đoạn tiếp theo từ 10 – 20 ngày tưới 4 – 6 lần/ngày - Giai đoạn từ 20 ngày đến thu hoạch tưới 2 – 3 lần/ngày 7. Phun thuốc sinh học  Giai đoạn sau khi cấy đến 10 ngày: Phun thuốc thảo mộc 3 lần, liều lượng 500 ml / 16 lít nước. ( cải mới cấy nên chưa xuất hiện đối tượng gây hại, nên liều lượng thuốc có thể ít)  Lần 1:  NT phun gừng, tỏi, ớt: NT 1, NT 1.1, NT 1.2  NT phun dây thuốc cá: NT 2, NT 2.2, NT 2.3  NT phun lá xoan đào: NT 3, NT 3.1, NT 3.2  NT đối chứng không phun thuốc thảo mộc, chỉ phun thuốc hóa học  Lần 2, lần 3 phun như lần 1  Giai đoạn 10 ngày đến 15 ngày: Phun thuốc thảo mộc 2 lần, liều lượng 600 ml / 16 lít nước. (cải đã bén rễ, cứng cáp, sâu bệnh xuất hiện, nên tăng liều lượng thuốc)  Lần 1:  NT phun gừng, tỏi, ớt: NT 1, NT 1.1, NT 1.2 19  NT phun dây thuốc cá: NT 2, NT 2.2, NT 2.3  NT phun lá xoan đào: NT 3, NT 3.1, NT 3.2  NT đối chứng không phun thuốc thảo mộc, chỉ phun thuốc hóa học  Lần 2: Phun như lần 1  Giai đoạn 15 ngày đến thu hoạch: Phun thuốc thảo mộc 3 ngày một lần, liều lượng 650 ml / 16 lít nước.  Lần 1:  NT phun gừng, tỏi, ớt: NT 1, NT 1.1, NT 1.2  NT phun dây thuốc cá: NT 2, NT 2.2, NT 2.3  NT phun lá xoan đào: NT 3, NT 3.1, NT 3.2  NT đối chứng không phun thuốc thảo mộc, chỉ phun thuốc hóa học  Lần 2, 3, 4....phun như lần 1 7.1. Bảng số liệu sâu tơ gây hại trên cải bẹ xanh qua các giai đoạn Ghi chú: “ô trống” không bị thiệt hại  Giai đoạn sau khi cấy đến 10 ngày 7.1.1: Gừng, tỏi, ớt Số liệu Luống Luống 1.1 Luống 1.2 Luống 1.3 Bảng 7.1.2: Dây thuốc cá Số lá bị hại Số cây bị hại Số sâu gây hại 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Số liệu Số lá bị hại Số cây bị hại Số sâu gây hại Luống Luống 2.1 Luống 2.2 Luống 2.3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Số lá bị hại Số cây bị hại Số sâu gây hại Bảng 7.1.3: Lá xoan đào Số liệu Bảng Luống Luống 3.1 Luống 3.2 Luống 3.3 7.1.4: 0 0 0 20 0 0 0 0 0 0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng