Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu địa lí châu á để dạy học chủ đề địa lí lớp 5...

Tài liệu Tìm hiểu địa lí châu á để dạy học chủ đề địa lí lớp 5

.PDF
84
738
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HOÀNG THỊ TÙNG LÂM TÌM HIỂU ĐỊA LÍ CHÂU Á ĐỂ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HOÀNG THỊ TÙNG LÂM TÌM HIỂU ĐỊA LÍ CHÂU Á ĐỂ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5 Chuyên ngành: Phƣơng pháp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đỗ Thúy Mùi SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên TS. Đỗ Thúy Mùi đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non, phòng Đào tạo, phòng Khảo thí, thư viện trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài này. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thọ - Thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực tế và thực nghiệm tại trường. Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp K51 Đại học Giáo dục Tiểu học B đã quan tâm, động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Tùng Lâm DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt STT Đọc là 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 SGK Sách giáo khoa 5 TN Thực nghiệm DANH MỤC LƢỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ Tên lƣợc đồ - biểu đồ STT Trang 1 Lược đồ tự nhiên châu Á. 9 2 Biểu đồ so sánh kết quả học tập của 2 lớp TN và ĐC tại trường 57 Tiểu học Hoàng Văn Thọ - Thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái. 3 Biểu đồ so sánh kết quả học tập của 2 lớp TN và ĐC tại trường 59 Tiểu học Hoàng Văn Thọ - Thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái. 4 Biểu đồ so sánh kết quả học tập của 2 lớp TN và ĐC tại trường 61 Tiểu học Hoàng Văn Thọ - Thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT Số bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC. 56 2 Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC. 58 3 Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC. 60 4 Bảng 3.4 Bảng thống kê điểm TN. 62 5 Bảng 3.5 Tỉ lệ điểm của các lớp TN và ĐC qua 3 bài Kiểm 62 tra. 6 Bảng 3.6 Bảng tổng hợp phiếu điều tra. 63 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................... 2 2.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ ......................................................................................................... 2 2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 4.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 3 4.2. Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh .......................... 4 4.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................... 4 4.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................. 4 5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5 6. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5 CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ CHÂU Á LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5 ............................................................... 6 1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ..................................................................... 6 1.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................... 6 1.1.2. Phạm vi lãnh thổ ......................................................................................... 6 1.2. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 8 1.2.1. Đặc điểm địa hình ....................................................................................... 8 1.2.2. Đặc điểm khí hậu....................................................................................... 11 1.2.3. Đặc điểm về sông ngòi .............................................................................. 19 1.2.4. Đặc điểm khoáng sản ................................................................................ 20 1.2.5. Một số cảnh quan thiên nhiên, đồng bằng, dãy núi nổi bật ở châu Á ...... 21 1.3. Đặc điểm dân cư ........................................................................................... 25 1.3.1. Dân cư và sự phân bố dân cư ................................................................... 25 1.3.2. Thành phần chủng tộc ............................................................................... 26 1.4. Kinh tế châu Á.............................................................................................. 27 1.4.1. Đặc điểm kinh tế châu Á ........................................................................... 27 1.5. Khu vực Đông Nam Á ................................................................................. 31 1.6. Tìm hiểu về một số nước láng giềng của Việt Nam..................................... 33 1.6.1. Cam-pu-chia .............................................................................................. 33 1.6.2. Lào ............................................................................................................. 34 1.6.3. Trung Quố c................................................................................................ 36 CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ CHÂU Á ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN VÀO GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5 .................................................................................................................. 39 Bài 1: Châu Á ...................................................................................................... 39 Bài 2: Châu Á (tiếp theo) .................................................................................... 44 Bài 3: Các nước láng giềng của Việt Nam ......................................................... 49 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM ....................................................................... 53 3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 53 3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm............................................................... 53 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................. 53 3.4. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................... 54 3.5. Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 54 3.6. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................. 54 3.7. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................. 54 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học đóng vai trò là tiền đề, nền tảng cho việc hình thành và phát triển tư duy, nhân cách cho học sinh (HS). Vì vậy, phải chú trọng chăm lo hình thành cho các em những tri thức ban đầu đúng đắn, vững chắc để làm cơ sở cho những bậc học cao hơn, góp phần phát triển đạo đức, trí tuệ, hình thành nhân cách con người xã hội mới. Cùng với hai môn Toán và Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội được xem là một môn học quan trọng trong việc cung cấp kiến thức sự hiểu biết về tự nhiên và xã hội cho các em. Trong đó, chủ đề địa lí được giới thiệu với tư cách là một phân môn riêng của bộ môn Tự nhiên - Xã hội trong chương trình lớp 4 và lớp 5. Chủ đề này cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, ban đầu về tự nhiên - xã hội của Việt Nam cũng như các châu lục trên thế giới; phát triển ở HS các năng lực tư duy, sáng tạo, óc quan sát và khả năng vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, làm nền tảng để các em học tập tiếp môn Địa lí của những bậc học cao hơn. Có thể thấy nội dung địa lí châu Á trong chủ đề địa lí thế giới chiếm một phần quan trọng của địa lí tiểu học hiện nay với lượng kiến thức tương đối rộng và phong phú. Nhưng thời lượng của học phần chỉ có 3 tín chỉ cho tất cả các châu và địa lí Việt Nam nên chúng ta không thể có đủ thời gian để nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu các vấn đề được nói đến trong chương trình, đặc biệt với mảng kiến thức rộng như địa lí châu Á. Bên cạnh đó, sách giáo khoa địa lí lớp 5 chỉ cung cấp một lượng kiến thức tương đối ít. Vì vậy, để giảng dạy tốt nội dung này đối với giáo viên tiểu học là vô cùng khó khăn. Thực tế hiện nay nền giáo dục đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập nhằm khắc phục cách học thụ động trước đây, thay vào đó rèn luyện tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học. Việc dạy của người giáo viên (GV) không chỉ đơn giản là đem kiến thức sẵn có đến cho học trò mà việc dạy chính là việc tìm và khơi dạy trong lòng học trò những khả năng tiềm ẩn vốn có trong tâm hồn chúng, đúng như lời của 1 Galile vẫn nói: “Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ”. Người giáo viên phải nắm chắc kiến thức, tổ chức tốt giờ học thì việc đổi mới phương pháp dạy học mới thành công và đạt hiệu quả như mong muốn. Bởi vậy, việc tìm hiểu địa lí thế giới nói chung và địa lí châu Á nói riêng để cung cấp những kiến thức sâu hơn nhằm phục vụ giảng dạy tốt hơn là việc làm cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi xin lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu địa lí châu Á để dạy học chủ đề địa lí lớp 5”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu Đề tài tổng hợp những vấn đề cơ bản nhất về địa lí châu Á có liên quan đến chủ đề địa lí lớp 5. Trên cơ sở đó vận dụng để dạy học phần địa lí châu Á lớp 5. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ là: - Tổng hợp những kiến thức về địa lí châu Á như vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu lục này. - Vận dụng những kiến thức đó, đề tài thiết kế một số giáo án và đưa ra các phương pháp để vận dụng những kiến thức đó vào giảng dạy phần địa lí lớp 5. 2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về điều kiện và phạm vi nghiên cứu nên chúng tôi chỉ nghiên cứu những vấn đề địa lí châu Á có liên quan đến chương trình địa lí lớp 5 và vận dụng chúng vào giảng dạy phần địa lí châu Á trong chủ đề địa lí lớp 5, SGK hiện hành. Những số liệu, tư liệu nghiên cứu trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2012. Địa bàn chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Hoàng Văn Thọ - Thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhu cầu hiểu biết và khám phá thế giới là nhu cầu rất lớn của con người. 2 Vì vậy, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về địa lí châu Á. Từ thời cổ đại đã có nhiều nhà thám hiểm nghiên cứu về địa lí châu Á tuy còn sơ khai và chủ yếu nghiên cứu về vấn đề địa lí tự nhiên của các châu lục. Càng về sau này càng có nhiều nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu địa lí châu Á nên đối tượng nghiên cứu cũng được mở rộng hơn, cả về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế. Những năm gần đây, quan điểm và cách tiếp cận của khoa học địa lí đã có nhiều thay đổi. Trong dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở, tác giả Nguyễn Phi Hạnh đã biên soạn lại một số vấn đề địa lí tự nhiên châu Á. Cuốn tài liệu này giúp cho người nghiên cứu tiếp cận được quan điểm và kiến thức mới. Tiến sĩ Ông Thị Đan Thanh trong bộ sách "Địa lí kinh tế thế giới" đã đề cập đến sự phát triển kinh tế của các châu lục. Trong cuốn sách này tác giả đã đánh giá, phân tích nguồn lực phát triển kinh tế, sự phát triển kinh tế của các châu lục. Gần đây là công trình nghiên cứu của thạc sĩ Bùi Thị Hải Yến với cuốn "Địa lí châu Á, địa lí châu Âu" cũng đã giúp cho người nghiên cứu có thêm tư liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu, bổ sung thành tư liệu địa lí châu Á để dạy học địa lí lớp 5 sau này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin Hiện nay, có rất nhiều quyển sách viết về châu Á ở nhiều mặt khác nhau. Vì vậy, người nghiên cứu phải có một lượng kiến thức nhất định và có tư duy lôgíc để lựa chọn được những tài liệu thực sự hữu ích phục vụ cho đề tài và phục vụ cho việc giảng dạy sau này. Có thể thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau như: sách giáo khoa, sách chuyên ngành, báo chí, internet, qua các phương tiện thông tin đại chúng… những thông tin thu được sẽ là tư liệu để giúp ta hiểu sâu sắc hơn về địa lí châu Á. Thu thập tài liệu, đọc và phân tích nội dung có liên quan một cách đầy đủ, chi tiết để tổng hợp thành tài liệu tham khảo, sau đó tiến hành chọn lọc và tổng hợp theo từng nội dung cụ thể. Hệ thống hóa, sắp xếp các tài liệu, thông tin thu được có liên quan đến nội dung nghiên cứu theo hệ thống cấu trúc khoa học. Các nguồn tài liệu, thông tin 3 thu được được chọn lọc theo từng nội dung, cung cấp kiến thức giúp ta hiểu hơn về địa lí châu Á. 4.2. Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh Bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh là nguồn tài liệu vô cùng phong phú và quan trọng trong việc khai thác thông tin về địa lí thế giới và các vấn đề về địa lí châu Á nói riêng. Đây là nguồn tài liệu quan trọng đối với sinh viên sư phạm, với giáo viên giảng dạy môn Địa lí và với những ai quan tâm đến vấn đề địa lí. Thông qua bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh ta có thể rút ra được những nội dung kiến thức cơ bản. Các bản đồ như: bản đồ địa lí thế giới, bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ dân cư thế giới… Các lược đồ như: lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế, lược đồ dân cư… của châu Á. Các tranh ảnh có liên quan như: tranh ảnh về con người, cảnh quan thiên nhiên, hoạt động kinh tế… Thông qua nghiên cứu bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh sẽ giúp người nghiên cứu tìm hiểu được những nội dung kiến thức về đặc điểm địa lí châu Á. Từ đó vận dụng vào trong giảng dạy để đạt hiệu quả cao hơn. Trong phần thực nghiệm, những kết quả xử lí, tính toán trong khi kiểm tra được tác giả xây dựng thành các biểu đồ cột. Các biểu đồ thể hiện được chính xác và mang tính trực quan hơn. 4.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Đề tài được thực nghiệm ở trường Tiểu học Hoàng Văn Thọ - Thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái, trước khi thực nghiệm, người nghiên cứu trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Bích Liên – Hiệu trưởng nhà trường về đặc điểm tâm lý, nhận thức của các em HS, những em HS học tốt, những em học không tốt để có thể chuẩn bị tâm lí vững vàng khi lên lớp. Người nghiên cứu xin ý kiến giáo viên chỉ đạo góp ý cho giáo án để phù hợp với đối tượng HS tại trường. 4.4. Phương pháp thực nghiệm Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài. Để kiểm nghiệm các giáo án đã soạn xem có thực sự phù hợp, chúng tôi tiến hành 4 thực nghiệm tại trường Tiểu học Hoàng Văn Thọ. Trên cơ sở những kết quả thu được sẽ khẳng định kết quả của đề tài. Phương pháp này được tiến hành qua việc kiểm tra đánh giá sau khi học và qua việc thăm dò qua phiếu điều tra. 5. Đóng góp của đề tài - Đề tài hoàn thành là tư liệu tham khảo cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về địa lí châu Á có liên quan đến nội dung chủ đề địa lí lớp 5 - sách giáo khoa (SGK) hiện hành cho người nghiên cứu, cho sinh viên sư phạm tiểu học, giáo viên tiểu học. - Đề tài còn cung cấp cho sinh viên sư phạm phương pháp, cách vận dụng chúng vào giảng dạy ở trường tiểu học. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương: Chương 1: Tìm hiểu kiến thức địa lí châu Á có liên quan đến chủ đề địa lí lớp 5; Chương 2: Vận dụng những kiến thức địa lí châu Á để thiết kế một số giáo án vào giảng dạy chủ đề địa lí lớp 5; Chương 3: Thực nghiệm. 5 CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ CHÂU Á LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 5 1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 1.1.1. Vị trí địa lí Châu Á là châu lục rộng lớn nhất trong số 6 châu lục trên thế giới. Diện tích lục địa cùng các đảo xung quanh rộng khoảng 53,3 triệu km2, chiếm 37% diện tích đất nổi trên thế giới. Châu Á là khối lục địa khổng lồ nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam), trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương và chiếm một không gian rất rộng. Điểm cực Bắc là mũi Sêliuxkin trên bán đảo Taimir thuộc Nga ở vĩ tuyến 7°44' B. Điểm cực Nam là mũi Piai phía nam bán đảo Malắcca, ở vĩ tuyến 1°16' B. Từ Bắc xuống Nam của châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến, tức là khoảng 8500 km. Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kì nằm trên kinh tuyến 26°10' Đ, và điểm cực Đông là mũi Điêgiơnép trên bán đảo Trucốt thuộc Nga ở kinh tuyến 169°40' Đ. Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Bắc của châu Á lên tới tận 81°13' trên đảo Cômsômôlét thuộc Liên Bang Nga, còn điểm cực Nam xuống tới tận đảo Dana thuộc Inđônêsia. Chiều rộng từ bờ Tây đến bờ Đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km. 1.1.2. Phạm vi lãnh thổ Về mặt giới hạn, châu Á kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với 2 châu lục và ba đại dương, châu Á nằm giữa 4 châu lục và 3 đại dương rộng lớn. Các châu lục đó là châu Phi ở phía Tây Nam, châu Âu ở phía Tây Bắc, châu Úc ở phía Đông Nam và Bắc Mĩ thuộc châu Mĩ ở phía Đông Bắc. Trong 4 châu trên thì châu Phi được nối liền với châu Á bởi eo đất Xuyê (đã bị cắt đứt bởi kênh đào Xuyê), còn các mặt Bắc, Đông và Nam đều tiếp giáp với các đại dương, theo thứ tự là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 6 Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương. Dọc theo bờ có các biển như Laptev, Chuckchi. Hầu hết đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không quá 300 m. Bắc Băng Dương nằm trên các vĩ độ cực và cận cực nên thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi một lớp băng rất dày, tựa như một sân trượt băng khổng lồ. Điều kiện đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên cũng như đời sống và hoạt động kinh tế của con người ở phần phía Bắc châu lục. Phía Đông, châu Á giáp với Thái Bình Dương. Dọc theo bờ Tây Thái Bình Dương, đáy biển có cấu trúc rất phức tạp, tạo thành nhiều biển, phân cách với đại dương bởi nhiều đảo, chuỗi đảo hình vòng cung. Các biển quan trọng nhất là Bering, Ô Khốt, Nhật Bản, Hoàng Hải và biển Hoa Đông. Các biển này phân cách với nhau và đại dương bởi các bán đảo Camsatca, Triều Tiên, các quần đảo Cômanđô - Aleut, Nhật Bản, cùng các đảo Xakhalin và Đài Loan. Dọc theo bờ Đông các vòng cung đảo của Đông Á là các vực biển hẹp và rất sâu như Curin (10.549 m), Nhật Bản (9764 m), Marian (11.034 m), Riukiu (7507 m) và Philipin (10.497 m)... Tính chất phức tạp của bờ Tây Thái Bình Dương có liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển dịch, xô húc của các mảng Thái Bình Dương với mảng Á - Âu và các mảng khác. Phía Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có một hệ thống gồm các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ với nhau rất phức tạp, đó là khu vực Đông Nam Á. Thuộc khu vực này gồm các bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. Quần đảo Mã Lai rất rộng, có số lượng đảo lớn nhất thế giới. Trong số hơn 2 vạn hòn đảo lớn nhỏ có 6 đảo lớn nhất, đó là: Calimantan (trước đây gọi là Boónêô), Xumatơra, Giava, Xulavêdi, Luxôn và Minđanao. Nằm giữa các đảo nói trên có nhiều biển lớn và quan trọng, trong đó, đáng chú ý nhất là biển Đông (tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa), biển Giva, biển Sulu, biển Sulawesi, biển Banda... Biển Đông là biển lớn nhất, cấu tạo của đáy biển khá phức tạp: vùng biển phía Đông đường kinh tuyến 1100 Đông nhìn chung là vùng biển sâu hơn 4000 m, đáy biển 7 có nhiều đảo ngầm và đảo san hô. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là những đảo san hô nằm trong vùng biển này. Phía Nam, châu Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Bờ biển ở đây bị chia cắt mạnh, tạo thành 3 bán đảo lớn là Trung Ấn, Inđôxtan (Ấn Độ) và Ả Rập. Nằm giữa các bán đảo đó là các biển và vịnh biển lớn như biển Anđaman, vịnh Bengan, biển Arap và vịnh Pécxích. Phía Tây châu Á tiếp giáp với phần phía Đông Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương. Đây là con đường biển quốc tế nối liền Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương nên có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tế và chính trị. Tóm lại, các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm ranh giới tự nhiên cho châu lục mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với điều kiện tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Đặc biệt, sự có mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn bên cạnh châu Á khổng lồ đã tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền, là một trong những nguyên nhân làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng trên châu Á hơn bất kì một châu lục nào khác trên thế giới. 1.2. Đặc điểm tự nhiên 1.2.1. Đặc điểm địa hình Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á - Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng và phức tạp. Với 3/4 diện tích bề mặt châu lục là các núi, sơn nguyên và cao nguyên cao, chỉ có 1/4 diện tích là các đồng bằng thấp và bằng phẳng. Nhìn chung, các miền đồng bằng, các sơn nguyên rộng và bằng phẳng được hình thành trên các vùng nền hoặc các nền bị lún xuống, được bao phủ trầm tích và có chế độ kiến tạo tương đối yên tĩnh. Các vùng núi được hình thành trong các đới uốn nếp và được nâng lên mạnh nhất vào giai đoạn cuối Tân sinh. 8 Hình 1.1. Lược đồ tự nhiên châu Á Về cấu tạo bề mặt, địa hình châu Á có những đặc điểm chính sau: Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. Tính chất chia cắt đó được thể hiện ở chỗ: - Bên cạnh các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng có các hệ thống núi cao và đồ sộ như: các dãy Côpiết Đắc, Pamia, Thiên Sơn, nằm cạnh đồng bằng Trung Á. Các dãy Mêcran, Xulâyman, Himalaya và sơn nguyên Đêcan nằm cạnh đồng bằng Ấn - Hằng; các dãy Aracan - Ioma, cao nguyên San - dãy Tênátxêrim và Trường Sơn kẹp lấy các đồng bằng Iarauđi, Mê Nam, Co Rạt và Mê Công. - Trong các vùng núi, sơn nguyên và cao nguyên cao lại có các cao nguyên, bồn địa thấp nằm xen kẽ vào giữa làm cho tính chất chia cắt càng rõ nét hơn. Điển hình như sơn nguyên Anatôni cao trung bình 2000m - 3000m, sơn nguyên Iran cao 800m - 1000m nằm giữa các dãy Enbuốc, Hinđu Cúc, Dagrốt, Xulâyman cao 2500m trở lên. Đặc biệt ở vùng trung tâm của lục địa, giữa các dãy núi cao có rất nhiều bồn địa thấp và hẹp xen kẽ tạo nên kiểu địa hình "cấu trúc tổ ong" vô cùng độc đáo. Ví dụ như bồn địa Tarim cao trung bình 800m 9 nằm giữa Côn Luân và Thiên Sơn cao 500m - 700m, bồn địa Dungari cao 400m - 600m nằm giữa các dãy Thiên Sơn và Antai cao 3000m - 5000m. Đặc biệt, bồn địa Tuốc Phan là bồn địa hẹp nhất châu Á, có đáy thấp hơn mực nước biển 154m nằm kẹp giữa các nhánh núi phía đông của dãy Thiên Sơn. Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông - Tây và Bắc - Nam. - Hướng Đông - Tây (hoặc gần Đông -Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. - Hướng Bắc - Nam (hoặc gần Bắc - Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gát, Tây Gát của Ấn Độ, Ural và Camsátca của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... Sự phân bố các dạng địa hình không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm lục địa tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất trên thế giới. Ở đây có khối núi Pamia cao hơn 7000m được coi là nóc nhà thế giới, từ đây tỏa ra ba cánh núi chính lớn gồm có: - Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Antai, Sayan cho đến đông bắc Xibia. - Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Cúc và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu. - Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: + Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Xibêri và cao nguyên Trung Xibêri. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. + Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả 10 được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. + Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. 1.2.2. Đặc điểm khí hậu Châu Á kéo dài từ Bắc Cực cho đến xích đạo nên lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều, giảm dần từ Nam lên Bắc. Ở các vĩ độ phía Nam, tổng lượng bức xạ hàng năm cao, thay đổi từ 120-180 kcal/cm², trong đó vùng Tây Nam Á đạt cao nhất, từ 180-220 kcal/cm². Ở các vĩ độ trung bình từ 100-120 kcal/cm², còn các vùng từ vòng cực trở lên phía Bắc thì không quá 80 kcal/cm². Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt nói riêng và khí hậu nói chung thay đổi từ Nam lên Bắc. Châu Á rộng, với dạng hình khối vĩ đại đã làm cho các vùng nội địa quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa. Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp. Mặt khác, điều kiện nhiệt và khí áp đó lại tương phản với các đại dương xung quanh theo mùa, làm cho gió mùa phát triển rộng khắp châu lục. Có thể nói châu Á là châu lục duy nhất trên thế giới có đầy đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Cấu tạo bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh có ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt, lượng mưa và sự phân hóa khí hậu rất phức tạp. Trước hết, các mạch núi hướng Tây - Đông có tác dụng ngăn các khối khí lạnh từ phía Bắc xuống và các khối khí nóng ẩm từ phía Nam lên, do đó các 11 vùng ở phía Nam mạch núi bao giờ cũng ấm hơn các vùng ở phía Bắc mạch núi trên cùng vĩ độ. Ví dụ các vùng Địa Trung Hải, Trung Á, Nội Á tuy nằm trên cùng vĩ độ nhưng Địa Trung Hải nhờ có các dãy núi chắn ở phía Bắc và ảnh hưởng của biển nên mùa đông ấm, trong khi hai vùng sau không có núi chắn nên nhiệt độ trung bình thấp hơn rất nhiều. Tương tự, các vùng Bắc Ấn Độ nằm trên cùng vĩ độ với Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam nhưng ở Bắc Ấn Độ nhờ dãy Himalaya chắn nên nhiệt độ trung bình về mùa đông bao giờ cũng cao hơn hai vùng nói trên. Ngoài ra, các bồn địa nằm giữa các vùng núi và sơn nguyên cao về mùa đông không khí bị hóa lạnh mạnh nên có nhiệt độ thấp hơn các vùng xung quanh. Về mùa hạ, không khí trong bồn địa lại bị sưởi nóng nên lại có nhiệt độ cao hơn. Các vùng núi cao ở Thiên Sơn, Tây Tạng, Hindu Cúc, Himalaya càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Đến độ cao 3000m - 4000m trở lên, nhiệt độ xuống còn 0°C và bắt đầu đới tuyết vĩnh viễn. Địa hình còn làm lượng mưa trên châu Á phân bố không đồng đều. Các mạch núi hướng Đông - Tây hoặc Bắc - Nam có tác dụng chắn gió từ đại dương vào sâu trong lục địa. Kết quả là các sườn đón gió mưa nhiều, còn các sườn khuất gió mưa ít. Ví dụ, các vùng thuộc sườn Nam dãy Himalaya có lượng mưa trung bình năm từ 3000mm - 4000mm trong khi Tây Tạng nằm ở phía Bắc dãy núi thì mưa ít, không quá 300mm một năm. Các dòng biển cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khí hậu các vùng tiếp cận. Trong số các dòng chảy gần bờ, quan trọng nhất là dòng lạnh Curin-Camsata chảy từ phía Bắc xuống làm cho miền duyên hải Đông Bắc Á về mùa đông rất lạnh, mùa hè hơi lạnh, thời tiết âm u và thường có mưa cùng dòng nóng CurôSivô từ phía Nam dọc theo bờ Đông Bắc Philippin và Đông Nam Nhật Bản. Về mùa đông: Không khí vùng trung tâm, nhất là vùng Đông Bắc Xibia bị hóa lạnh mạnh. Nhiệt độ trung bình tháng 1 các vùng Trung Á và Nội Á thay đổi từ -10°C đến -40°C, còn ở vùng Đông Xibia xuống tới từ -40°C đến -50°C. Do sự hóa lạnh đó, trên lục địa hình thành một áp cao được gọi là áp cao Xibia. Áp cao này có trị số trung bình nhiều năm đạt tới 1040 mb (hoặc 780 mm/Hg). Áp 12 cao Xibia là một xoáy nghịch lớn nhất thế giới, không khí trong vùng áp cao lạnh và rất khô, tạo nên thời tiết trong sáng và yên tĩnh. Vào giữa mùa đông, áp cao Xibia gần như bao phủ toàn bộ châu Á, còn ở phía Tây thu hẹp thành một dải chạy dọc vĩ tuyến 60° Bắc và nối liền với áp cao Axo. Ở phía Bắc lục địa có gió Tây Nam thổi từ nội địa lên phía Bắc, gây nên thời tiết rất khô và lạnh. Ở phía Đông, áp thấp Aleut cũng phát triển mạnh, bao phủ gần như toàn bộ Bắc Thái Bình Dương làm cho Đông Á về mùa này cũng có gió thổi từ lục địa ra biển theo hướng Tây hoặc Tây Bắc - Đông Nam. Đây là gió mùa mùa đông khô và rất lạnh, nhiệt độ thấp nhưng lượng tuyết rơi không đáng kể. Phần phía Nam lục địa, trị số khí áp giảm dần từ Bắc xuống Nam và sau đó chuyển sang đới áp thấp xích đạo. Tuy nhiên, trên các sơn nguyên Tây Tạng và Quý Châu vẫn tồn tại các áp cao địa phương, còn trên Thái Bình Dương có áp cao Haoai thường tác động đến Đông Nam Trung Quốc và bán đảo Trung Ấn. Do sự tương phản khí áp như vậy, toàn bộ phần Nam lục địa kể cả Tây Nam Á về mùa đông có gió Đông Bắc từ lục địa thổi xuống. Tuy nhiên do ảnh hưởng của các dãy núi cao theo hướng Đông - Tây, gió Đông Bắc từ áp cao Xibia không thể xâm nhập tới bán đảo phía Nam được. Bởi vậy, gió Đông Bắc ở khu vực này thực chất là gió mậu dịch Đông Bắc từ các áp cao cận nhiệt đới thổi về xích đạo. Gió mậu dịch mang theo khối khí nhiệt đới lục địa nên không có mưa, thời tiết ổn định, trong sáng và tương đối nóng. Riêng khu vực Nam Trung Hoa và Đông Bắc bán đảo Trung Ấn, gió Đông Bắc xuất phát từ vùng Nội Á thổi xuống, còn phần Bắc bán đảo Inđôxtan lại có gió Tây Bắc từ Trung Á thổi xuống nên thời tiết nói chung khô và hơi lạnh. Như vậy, về mùa đông, trên toàn bộ châu Á đều có gió thổi từ lục địa ra biển. Thời tiết khắp nơi khô và lạnh. Nhiệt độ giảm dần từ Nam lên Bắc và phần lớn lãnh thổ dưới 0°C, chỉ có phần Hoa Nam, các bán đảo Trung Ấn, Ấn Độ, Arabia và Tiểu Á có nhiệt độ trên 0°C. Các phần nội địa, nhất là Đông Xibia là nơi có nhiệt độ trung bình thấp nhất, từ -30°C trở xuống. Về mùa hạ: Không khí trong lục địa nóng dần lên, áp cao Xibia suy yếu dần rồi biến mất, còn ở phía Nam, trên sơn nguyên Iran hình thành một áp thấp, 13 được gọi là áp thấp Iran (áp thấp Nam Á). Áp thấp Iran có trị số trung bình nhiều năm ở vùng trung tâm là 994 mb (hoặc 745,5 mm/Hg). Vào giữa mùa hạ, áp thấp này cùng với áp thấp Bắc Phi và áp thấp Xích đạo phối hợp với nhau thành một đai áp thấp bao phủ phần lớn châu Á và gần như toàn bộ Bắc Phi. Cũng trong thời gian này, ở phía Đông áp thấp Aleut biến mất và áp cao Haoai phát triển, chiếm toàn bộ phần Bắc Thái Bình Dương và lan sang phần bờ Đông Á. Ở bán cầu Nam, các khu áp cao Nam Phi, Nam Ấn Độ Dương và Úc cũng phát triển thành một đới áp cao liên tục. Sự phân bố khí áp như vậy làm cho hoàn lưu không khí trên lục địa về mùa hạ khá phức tạp. Ở vùng Bắc Á và Nội Á có gió Bắc hoặc Đông Bắc. Sự thống trị của gió thành phần Bắc ở khu vực nói trên dẫn tới kết quả là không khí cực và ôn đới khi xuống phía Nam bị nóng dần lên, độ ẩm giảm xuống nên mưa rất ít. Về mùa hạ, các vùng Bắc Á có thời tiết ẩm và mát, còn ở Trung Á và Nội Á thì trái lại, rất khô và nóng. Ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á về mùa này có gió Tây Nam và Đông Nam thổi từ biển vào được gọi là gió mùa mùa hạ. Ở Nam Á, Đông Nam Á có gió mùa mùa hạ mang theo khối khí xích đạo nóng ẩm từ Ấn Độ Dương tới, gây mưa lớn, nhất tại các sườn đón gió như Gát Tây ở Ấn Độ, Nam Himalaya, Tây Myanma, Tây Nam Campuchia... Khối khí xích đạo có thể xâm nhập xa về phía Bắc cho tới dãy Tần Lĩnh. Do ảnh hưởng của không khí xích đạo, tất cả khu vực nằm ở phía Nam frong nhiệt đới đều có thời tiết nóng, ẩm ướt và có mưa nhiều. Ở Đông Á, nơi có gió mùa Đông Nam cũng mang theo khối khí nhiệt đới và ôn đới hải dương từ Thái Bình Dương vào, cũng có mưa nhiều. Tuy nhiên, do các dãy núi theo hướng Bắc - Nam nên gió mùa chỉ hạn chế trong một dải không rộng, dọc theo phía Đông lục địa. Ngoài ra, ở các vùng duyên hải Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á về mùa hạ thường chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới. Các áp thấp nhiệt đới và bão này thường được hình thành trong vịnh Bengan, vùng biển phía Đông Việt Nam hoặc phía Đông Philippin, sau đó di chuyển sang phía Tây, đổ bộ vào Đông Nam Ấn Độ, Băng La Đét, một số vượt sang biển Ả Rập, đổ bộ sang bờ Tây Ấn Độ và có thể sang tận bán đảo Arabia. Ở Đông Á, áp thấp nhiệt đới và bão thường đi qua Philippin đến bờ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Mau 5 datn...
14
666
69