Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Triết học duy vật nhân bản phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triế...

Tài liệu Triết học duy vật nhân bản phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học mác

.PDF
19
660
84

Mô tả:

SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN NGHIÊN CỨU SAU ĐẠI HỌC BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI 11: “Triết học duy vật nhân bản P hoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác” GVHD: TS. Bùi Văn Mưa SVTH: Phan Thanh Trí Tâm Lớp : Đêm 3 Nhóm: 9 Khóa: 22 TPHCM, tháng 12 năm 2012 NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang i SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa MỤC LỤC TRIẾT HỌC DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC CHƯƠN G I: NỘI DUNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠB ẮC ................................................................................................................... 1 1.1 Vài nét sơ lược về Phoiơbắc ............................................................................ 1 1.2 Nội dung cơ bản triết học Phoiơbắc .............................................................. 1 1.2.1. Quan niệm về giới tự nhiên và con người .................................................... 2 1.2.2. Quan niệm về nhận thức ............................................................................... 5 1.2.3 Quan điểm về tôn giáo .................................................................................... 6 CHƯƠN G II : NHỮNG GIÁ TRỊ,HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CHỦ NGHĨA MAC .................................................................................................... 11 2.1 Những gi á trị và hạn chế của chủ nghĩ a duy vật nhân bản Phoiơbắc . 11 2.1.1Những giá t rị .................................................................................................. 11 2.1.2Những hạ n chế............................................................................................... 11 2.2.Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đến sự ra đời chủ nghĩa Mác................................................................................................................. 13 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 14 TÀI LIỆU TH AM KHẢO ............................................................................................ 15 NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang ii SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa LỜI MỞ ĐẦU Bất cứ khoa học nào cũng vì con người, hướng tới cuộc sống con người. Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội loài người và tư duy. Do đó, con người là đối tượng nghiên cứu của triết học trong tính phổ quát. Lutvich Phoiơbắc(1804-1872) với tham vọng xây dựng một triết học thoát li khỏi tính tư biện, Phoiơbắc xem con người là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Ông xem triết học của mình như sự khắc phục học thuyết của Hegel và các bậc tiền bối khác. Nếu như Hegel khách quan hoá lý tính, bản thể luận hoá tư duy, tách khỏi họat động cảm tính và những nhu cầu của họ, thì triết học mới của Phoiơbắc xuất phát từ con người và chỉ có con người mới là chủ thể hiện thực của lý tính.Phoiơbắc viết: “Phương pháp của tôi ở chỗ nào? Ở chỗ thông qua con người đưa tất cả những cái siêu nhiên về tự nhiên và thông qua tự nhiên đưa những cái siêu nhiên về con người…” Chính vì vậy tôi thực hiện bài báo cáo này với 3 mục đích Thứ nhất là nêu lên một cách cơ bản có hệ thống về nội dung chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Thứ hai là khái quát về những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Cuối cùng là vai trò của chủ nghĩa Phoiơbắc đến sự ra đời của triết học Mac NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang iii SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠN G I: NỘI DUNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 1.1 Vài nét sơ lược về Phoiơbắc Lutvích Phoiơbắc (1804-1872) - đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, sự kết thúc đầy vinh quang của nó, nhà cải cách kiên cường của nền triết học Đức - nhà duy vật và khai sáng. L.Phoiơbắc sinh trưởng trong một gia đình trí thức có tên tuổi. Người cha là một luật sư, muốn con trở thành người hữu ích cho chế độ đương thời, vì thế đã khuyên Phoiơbắc chọn một nghề có khả năng thành đạt trong cuộc sống. Năm 1823 với mục đích nghiên cứu tôn giáo, Phoiơbắc vào học tại khoa thần học của trường đại học Heidelberg, nhưng sau một năm lại rời khoa thần học và chuyển đến Berlin, nơi Hegel đang giảng triết học. Chẳng mấy chốc Phoiơbắc trở thành người học trò nghiêm túc của Hegel. Năm 1928 Phoiơbắc gởi cho Hegel bản luận án của mình mang tên “ Về một tính đơn nhất, phổ biến và vô hạn” trong đó ông nói thẳng tâm nguyện triển khai tiếp tục chủ nghĩa duy tâm khách quan. Năm 1829 Phoiơbắc lúc đó 25 tuổi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình tại trường đại học Erlangen. Tại đây Phoiơbắc trình bày logic học và siêu hình học, đồng thời nhen nhóm tư tưởng nhân bản mà về sau trở thành nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật đặc trưng - chủ nghĩa duy vật nhân bản với khái niệm trung tâm là tình yêu. Năm 1841 Phoiơbắc cho ra mắt tác phẩm chính “Bản chất đạo Cơ đốc”, ấn tượng mà nó đem lại thật to lớn. Những năm tiếp theo ông viết “Luận cương khởi đầu về cái cách triết học” (1842), “Các luận điểm triết học cơ bản của tương lai”(1843), Phoiơbắc đứng bên lề của diễn biến cách mạng 1848 tỏ ra là người thu động về chính trị mặc dù hoan nghênh tinh thần dân chủ tư sản của cuộc cách mạng đó. Ông mất năm 1872 1.2 Nội dung cơ bản triết học Phoiơbắc Phoiơbắc cho rằng ông có sứ mạng phải xây dựng nền triết học mới xuất phát từ quan điểm coi triết học mới phải là triết học về con người, mang lại cho con người sự hạnh phúc thật sự trên trần gian. Chính vì vậy Phoiơbắc xem con người NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 1 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa là đối tượng nghiên cứu của triết học. Chính vì việc cho rằng triết học xưa nay nghiên cứu về vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, mà mối quan hệ này lại thuộc về bản chất con người; bởi chỉ con người đang sống đang hiện hữu tồn tại mới có tư duy. Chính vì vậy muốn giải quyết đúng đắn được mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại thì phải xuất phát từ con người. Do đó con người là đối tượng của triết học mới mà phoiơbắc xây dựng nên- triết học duy vật nhân bản. Nội dung của nó bao gồm những quan niệm chủ yếu sau: 1.2.1. Quan niệm về giới tự nhiên và con người Phoiơbắc quan tâm đến các mặt tự nhiên và sinh học của con người. Về mặt tự nhiên, con người được Phoiơbắc xem xét từ hai góc độ. Trước hết, con người không phải là sản phẩm của Thượng đế như các nhà thần học quan niệm, nó cũng không phải là sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối như Hegel nói, mà là sản phẩm của giới tự nhiên, ông viết: “Giới tự nhiên là ánh sáng, điện từ, từ tính, không khí, nước, lửa, đất, động vật, thực vật, con người… Bởi vì con người là thực thể hoạt động thiếu tự chủ và vô thức”. Như vậy sự phát sinh và tồn tại của con người cũng giống như của các hiện tượng tự nhiên khác, chỉ có điều khác là: con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của giới tự nhiên, là một sinh vật bậc cao có tính vượt trội so với các loài động vật khác ở đời sống tinh thần của nó: “Sự khác biệt cơ bản giữa loài người và loài vật là gì? Câu trả lời chung rất đơn giản là: Đó là sự khác nhau trong ý thức đúng với nghĩa chân chính của từ này… Bởi ý thức theo nghĩa chính xác chỉ có ở chỗ, khi chủ thể có khả năng nhận thức được loài của mình, bản chất của mình. Động vật nhận thức mình như một cá thể, nó chỉ làm chủ được quá trình tự cảm giác mà thôi, chứ không phải như một loài… Bởi vậy, động vật sống đơn giản một mình còn con người sống có bạn. Đời sống nội tâm của con vật hoà đồng với thế giới bên ngoài, còn con người sống với cả hai chiều: nội tâm và thế giới bên ngoài. Đời sống nội tâm của con người liên quan mật thiết với loài và bản chất của loài. Con người suy nghĩ, bàn luận và nói với chính mình”. Do là sản phẩm của tự nhiên, con người không tách khỏi tự nhiên, vì thế tinh thần cũng không cần đối lập với tự nhiên như thực tiễn đặt trên nó. “Triết học NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 2 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa mới - Phoiơbắc viết - biến con người kể cả tự nhiên như cơ sở hạ tầng của con người, thành đối tượng duy nhất, toàn diện và cao nhất của triết học, biến thuyết nhân bản, kể cả sinh lý học, thành một khoa học toàn diện”. Như vậy trong khi xuất phát từ con người Phoiơbắc không tách rời và đối lập con người với tự nhiên. Theo ông, để vận dụng đúng đắn nguyên lý nhân bản chúng ta cần nhất thiết phải thừa nhận rằng vật chất là thực thể duy nhất, là chân lý, tồn tại bên ngoài con người và sinh ra con người. Cơ sở của sự thống nhất của con người là tính vật chất, tức cơ thể của nó. Về mặt sinh học, ông cho rằng mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt có lý trí, có ý chí, có trái tim… của riêng mình. Từ đó, con người có thể nhận thức, khát vọng, đam mê, rung động cảm xúc. Phoiơbắc viết: “Trong ý chí, tư duy và tình cảm hàm chứa bản chất tối cao, tuyệt đối của con người và mục đích tồn tại của nó. Con người sống để nhận thức, để yêu và để muốn. Nhưng mục đích của lý trí là gì? lý trí là lý trí; của tình yêu là gì? tình yêu; của ý chí là gì? là tự do ý chí. Chúng ta nhận thức để nhận thức, yêu để yêu, muốn để muốn, nghĩa là muốn tự do… Cái tồn tại vì chính mình là cái hoàn toàn đúng đắn”. Con người là thực, chứ không phải con người trong ý tưởng, con người trừu tượng. Do đó, mỗi con người đều có một năng lực to lớn. Và năng lực này bắt nguồn từ trong cá tính cá nhân của mỗi con người, chứ không phải do Thượng đế nào tạo ra cả. Ngoài ra, do sống trong một cộng đồng, nên mỗi con người đều có những ràng buộc với những người khác. Do tiếp xúc với xã hội mà “từ một tồn tại thuần tuý vật lý, con người trở thành một tồn tại chính trị, nói chung trở thành một cái gì đó khác với tự nhiên, tồn tại đó chỉ quan tâm đến bản thân mình”. Mỗi cảm xúc của một người không phải là của riêng người đó, mà là trong sự hoà hợp với cảm xúc với mọi người trong cộng đồng. Từ đó, tình yêu cũng tiềm tàng trong mỗi một con người. Và nó xuất phát từ bản chất cộng đồng của con người, chứ không phải từ Thượng đế. Đây chính là một ý trong quan điểm vô thần của Phoiơbắc. Về tính ích kỷ, ông cho rằng tính ích kỷ không chỉ mang tính cá nhân như các nhà tư tưởng, các nhà đạo đức học trước ông (đặc biệt là những người theo chủ nghĩa duy hạnh) tuyên bố, mà nó còn mang tính xã hội. Phoiơbắc viết: “Không NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 3 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa chỉ có một tính ích kỷ đơn độc hay là tính ích kỷ cá nhân mà còn có một tính ích kỷ xã hội, một tính ích kỷ của gia đình, của tập thể, của cộng đồng, một tính ích kỷ yêu nước. Tất nhiên, tính ích kỷ là nguyên nhân của mọi điều ác, nhưng cũng là nguyên nhân của mọi điều thiện, bởi vì không cái gì khác ngoài tính ích kỷ đã tạo nên sự chiếm hữu ruộng đất, nên thương nghiệp, cũng vì tính ích kỷ mà có nghệ thuật, có khoa học… Tính ích kỷ ngăn cấm sự trộm cướp, dối trá, làm hạn chế sự ngoại tình”. Phoiơbắc cũng cho rằng, tỉnh yêu giữa con người với nhau vừa là phương tiện, vừa là mục đích của sự hoà hợp xã hội. N goài ra, nó còn là động lực của tiến bộ xã hội. Ông nói: “Chúng ta không thể là con người nếu không biết yêu, và một đứa trẻ trở thành người lớn khi nó đã biết yêu; tình yêu phụ nữ là tình yêu phổ quát, ai không yêu phụ nữ người đó không yêu con người. Tuy nhiên trong “biển trời” mênh mông của tình yêu thì tình yêu của người đàn ông dành cho người phụ nữ là tình yêu đích thực”. Với ông, “con người và tình yêu chỉ là một Phoiơbắc công nhận một cách dứt khoát rằng, tồn tại là chủ thể, tư duy là thuộc tính, ý thức là sản phẩm của bộ óc con người, Phoiơbắc đi đến việc tìm hiểu sâu hơn bản chất tự nhiên - sinh học của con người. “Bản chất chung của con người là gì? Những nhân tính cơ bản trong con người là gì? Đó là lý tính, ý chí và trái tim. Con người hoàn thiện có năng lực tư duy, sức mạnh ý chí và nguồn lực tình cảm. Năng lực tư duy chính là ánh sáng của nhận thức, sức mạnh của ý chí chính là năng lượng của tính cách, nguồn lực tình cảm chính là tình yêu… Trong ý chí, tư duy và tình cảm luôn chứa đựng bản chất tối cao, tuyệt đối của con người và mục đích tồn tại của nó… Con người tồn tại để nhận thức, yêu thương và mong muốn. Nhưng mục đích của lý tính, của ý chí, của tình yêu là gì? Là để làm cho con người trở thành người tự do”. Đoạn trích này là một văn bản điển hình thuộc Chương I với nhan đề “Bản chất chung của con người” trong tác phẩm “Bản chất Kitô giáo”, do Phoiơbắc viết vào năm 1841. Qua những lời lẽ đó, nhà triết học cổ điển Đức muốn chứng minh rằng, bản chất chung của con người là tổng hoà mọi khát vọng chính trị, mọi năng lực nhận thức và nhu cầu tự nhiên - sinh học đã trầm tích trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nó. NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 4 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa 1.2.2. Quan niệm về nhận thức Phoiơbắc cho rằng, giới tự nhiên và con người chứ không phải lý tính logic trừu tượng hay Thượng đế là khách thể của nhận thức. Chủ thể nhận thức cũng không phải là lý tính logic trừu tượng mà là con người sống động, đang tồn tại trong thực tế, có cảm giác, và có lý trí. Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy lý luận, còn tư duy lý luận xử lý tài liệu cảm tính thu được để khám phá ra chân lý. Chân lý là sự phù hợp giữa tư tưởng trong chủ thể với đối tượng được tư tưởng đó là khách thể. Nhờ vào năng lực của cảm giác và lý trí, con người có khả năng nhận thức đầy đủ giới tự nhiên. Ông cho rằng thế giới hiện thực là thực tiễn được tri giác, do đó chỉ nhờ có trực quan cảm tính mới có thể nhận thức đươc nó. Khôi phục và nâng cao vai trò cảm giác, trực quan cảm tính là nhiệm vụ của “triết học mới”. “Lập trường khởi đầu của triết học cũ như sau: tôi - cái trừu tượng, thực thể tư duy; thể xác không có quan hệ với bản chất của tôi, ngược lại triết học mới xuất phát từ luận điểm: tôi - thực thể cảm tính thực sự; thể xác đi vào bản chất của tôi; thể xác trong tính hoàn hảo của mình là cái tôi của tôi, là bản chất của tôi”. Nhưng quá trình nhân thức này là một quá trình lâu dài, phải thông qua nhiều cá nhân, và nhiều thế hệ khác nhau. Ông tin nếu một người không thể nhận thức được thế giới, thì mọi thế hệ nối tiếp sau đó có thể nhận thức được thế giới khách quan vô tận. Phoiơbắc chống lại sự phê phán bất khả tri đối vối tri giác cảm tính, ông khẳng định rằng tri giác do liên hệ trực tiếp với các sự vật nên không đánh lừa chúng ta. Nếu như hoài nghi năng lực trực quan thì có nghĩa là hoài nghi tính chân lý của hiểu biết chúng ta về thế giới. Nếu như đặt ra ranh giới của nhận thức, thì có nghĩa là hạn chế nhận thức. “Lịch sử nhận thức đã cho thấy, ranh giới của nhận thức thường xuyên được mở rộng, lý tính con người trong sự phát triển của mình có khả năng mở ra cho chúng ta những bí mật sâu kín của tự nhiên. Lịch sử nhân loại là sự chiến thắng thường xuyên trước nhận thức bị hạn chế bởi hoàn cảnh. Ở con người có bao nhiêu cơ quan cảm giác thì có bấy nhiêu sự cần NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 5 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa thiết để nhận biết trong tính toàn vẹn của nó”. Ông kết luận: “Cái gì chúng ta còn chưa nhận thức được, con cháu chúng ta sẽ nhận thức được”. Ông phủ nhận về nguyên tắc sự tồn tại của khách thể không cảm giác được. Tri giác cảm tính, xét về bản chất, là có tính trực tiếp, nhưng đồng thời có thể trở thành gián tiếp, nghĩa là đem đến bằng chứng gián tiếp của cái gì mà chúng ta chưa nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy. Ông cho rằng: “Như vậy không những cái bên ngoài, mà cả cái bên trong, không những thể xác mà cả tinh thần, không những sự vật mà cả tôi cũng là đối tượng của cảm giác, nếu không trực tiếp thì gián tiếp, nếu không bằng những cảm giác bình thường, thô thiển, thì bằng những cảm giác tinh tế, nếu không bằng đôi mắt của nhà giải phẫu và nhà hoá học, thì bằng đôi mắt của nhà triết học, do đó chủ nghĩa kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, hợp qui luật khi xem xét nguồn gốc của ý niệm chúng ta trong cảm giác”. 1.2.3 Quan điểm về tôn giáo Triết học tôn giáo là phần chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thống triết học của Phoiơbắc. Trong cuộc đời hoạt động khoa học của mình, ông đã dành phần lớn thời gian cho việc nghiên cứu và phê phán tôn giáo. Phoiơbắc viết: “Tư tưởng đầu tiên của tôi là Thượng đế, thứ hai - lý tính, thứ ba và cuối cùng là con người”. Điều đó cũng đã được chứng thực bằng việc ra đời của các tác phẩm nổi tiếng của ông về đề tài tôn giáo: Bàn về cái chết và sự bất tử của linh hồn (1830); Bản chất của Kitô giáo (1841); Bản chất của tôn giáo (1845). Có thể nói, tư tưởng cơ bản bao quát toàn bộ triết học tôn giáo của Phoiơbắc là chủ nghĩa vô thần được xây dựng trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa duy vật nhân bản. Phoiơbắc cho rằng tôn giáo không đơn giản là những ảo tưởng phi lý, hoang đường, mà còn là những mơ ước, khát vọng đời thường của con người. Ông tin tôn giáo chỉ là sự tha hoá bản chất của con người. Phoiơbắc cho rằng yếu tố quan trọng hàng đầu tạo tiền đề cho sự xuất hiện tôn giáo đó là trạng thái tâm lý của con người. Sự bất lực, sợ hãi, đau khổ, khó khăn triền miên, cùng với niềm mơ ước có thể vươn lên trong cuộc sống đầy bất hạnh, bế tắc của con người đã sản sinh ra các tôn giáo. Ông viết: “Thượng đế không phải là thực thể sinh lý hay thực thể vũ trụ mà là thực thể tâm lý”. Chính sự xúc cảm mạnh, sự chiêm nghiệm NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 6 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa hay trạng thái đau khổ của con người là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. “Tôn giáo thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa con người và loài vật, ở loài vật không có tôn giáo… Sự khác biệt cơ bản giữa loài người và loài vật là gì? Câu trả lời chung rất đơn giản là: đó là sự khác nhau trong ý thức đúng với nghĩa chân chính của từ này… Bởi ý thức theo nghĩa chính xác chỉ có ở chỗ, khi chủ thể có khả năng nhận thức được loài của mình, bản chất của mình. Động vật nhận biết mình như một cá thể, bởi vậy nó chỉ làm chủ được quá trình tự cảm giác mà thôi chứ không phải như một loài… Động vật sống đơn giản một mình, còn con người sống có bầu có bạn. Đời sống nội tâm của con vật hoà đồng với bên ngoài, còn con người sống với cả hai chiều: nội tâm và bên ngoài. Đời sống nội tâm của con người liên quan mật thiết với loài và bản chất của nó. Con người suy nghĩ, bàn luận và nói với chính mình… Bản chất của con người trong sự khác biệt với động vật tạo nên nền tảng và đối tượng của tôn giáo”. Từ đó, Phoiơbắc cho rằng yếu tố quan trọng hàng đầu tạo tiền để cho sự xuất hiện của tôn giáo là yếu tố tâm lý. Nhưng sự chiêm nghiệm hay trạng thái đau khổ, trạng thái xúc cảm không phải là hiện tượng có tính chủ quan như chủ nghĩa duy tâm chủ quan quan niệm, mà chúng có tính khách quan, nghĩa là gắn liền với các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội. Phoiơbắc viết “Tôn giáo là giấc mơ của tinh thần con người nhưng trong giấc mơ đó chúng ta không phải ở trên bầu trời mà ở trên mặt đất trong vương quốc của hiện thực, chúng ta nhìn thấy các đối tượng của hiện thực không phải trong thế giới thực tế của tính tất yếu mà là trong thế giới say mê của trí tưởng tượng và sự kỳ quặc. Nhiệm vụ của tôi là bóc trần bản chất đích thực của tôn giáo và triết học tư biện hay thần học, chuyển thế giới nội tâm ra thế giới bên ngoài, nghĩa là biến đối tượng tưởng tượng thành đối tượng hiện thực”. Trên tinh thần như vậy, ông phê phán các quan điểm cho rằng, tôn giáo là hiện tượng có tính ngẫu nhiên hoặc có tính bẩm sinh. Từ chỗ phân tích một cách toàn diện về nguồn gốc phát sinh của tôn giáo, Phoiơbắc có cơ sở khoa học để đi đến kết luận: “Bản chất thần thánh không là cái gì khác như là bản chất con người, bản chất đó được giải phóng khỏi những giới NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 7 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa hạn cá nhân, được khách quan hoá, được nhìn nhận như một bản chất độc lập xa lạ. Bởi vậy, mọi sự xác định về thần thánh có liên quan đến việc xác định bản chất con người”. và “không phải Thượng đế đã sáng tạo nên con người theo hình đáng của mình như đã miêu tả trong Kinh thánh, mà chính con người đã sáng tạo nên Thượng đế theo hình dáng của mình… mọi Thượng đế đều là tồn tại và được sáng tạo nên bằng tư tưởng tượng… chính sức mạnh của tư tưởng tượng đã hướng vào những tính chất cơ bản của con người. Con người u sầu, ốm yếu phản ánh tâm trạng của mình trong hình ảnh một Thượng đế tương tư, con người vui vẻ thì ngược lại, họ miêu tả Thượng đế với bộ mặt tươi tỉnh, sáng ngời. Tính đa dạng của con người quy định tính đa dạng của Thượng đế”. Như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn rằng, Phoiơbắc đã truy tìm bản chất của tôn giáo trong bản chất của con người, ông viết. “Bản chất thần thánh không là cái gì khác như là bản chất con người, bản chất đó đã được gột rửa, được giải phóng khỏi những giới hạn cá nhân, nghĩa là khỏi những con người vật lý hiện thực, được khách quan hoá, được nhìn nhận như một bản chất độc lập xa lạ. Bởi vậy, mọi sự xác đinh về bản chất thần thánh đều có liên quan đến việc xác định bản chất con người. Ông kết luận Thượng đế thì chỉ là tập hợp những giá trị, mơ ước, khát vọng mà con người muốn đạt được. Thượng đế chỉ là sự thần thánh hoá từ nhân cách cá nhân. Theo Phoiơbắc, không phải Thượng đế sinh ra con người mà chính con người đã sinh ra Thượng đế. Đây là một tư tưởng nhân bản của ông. Dựa trên những khảo cứu lịch sử hiện thực của nhân loại, Phoiơbắc cũng thấy rằng do niềm tin có tính đảng nên trong lịch sử thường diễn ra cuộc đấu tranh giữa những người theo tôn giáo và những người dị giáo, cuộc đấu tranh đó diễn ra một cách quyết liệt, không khoan nhượng và có khi phải trả bằng máu: “Người Islam giáo tiêu diệt những kẻ dị giáo bằng lửa và thanh kiếm, người Kitô giáo cũng tiêu diệt những kẻ dị giáo của mình bằng ngọn lửa”. Ông còn chỉ ra được yếu tố chính trị trong tôn giáo. Nó thể hiện trong việc mọi thần thánh ban đầu đều sinh ra một cách tự phát nhưng dần dần chúng được con người lợi dụng. Ban đầu thần thánh là một thực thể tự nhiên, nhưng dần dần trở thành một chiêu bài chính trị. “Từ một tồn tại thuần tuý vật ly, con người trở NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 8 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa thành một tồn tại chính trị, nói chung trở thành một cái gì đó khác với tự nhiên… Tương tự như vậy, Thượng đế của con người cũng từ một tồn tại thuần tuý vật lý trở thành một tồn tại chính trị, tách biệt khỏi tự nhiên”.Nó thể hiện một tư tưởng hoàn toàn mới của Phoiơbắc so với các bậc tiền bối, bởi vì ông đã nhìn thấy mối quan hệ hiện thực giữa tự do của con người với hoàn cảnh mà nó đang sống. Điều mà trước đó Kant và Hegel chỉ đặt ra và giải quyết trên phương diện lý luận, để rồi cuối cùng phải nương nhờ vào sự tồn tại của Thượng đế (Kant) và của yếu tố tinh thần (Hegel) như những phương tiện để đạt tới tự do đích thực. Trái với Kant và Hegel, Phoiơbắc cho rằng, Thượng đế mới là lực lượng cản trở tự do thực sự của con người, và để đạt tới tự do thì cần loại bỏ Thượng đế. Một tư tưởng rất giá trị của Phoiơbắc. Về mặt đạo đức, có những người có chức sắc tôn giáo cao trong giáo hội, song họ vẫn có những hành vi phi đạo đức. Từ đó ông lên tiếng phản đối quan điểm của các nhà thần học cho rằng dường như phủ định Thượng đế là một bước dẫn tới sự tiêu diệt quan hệ đạo đức. Phoiơbắc chứng minh hoàn toàn ngược lại, ông cho rằng, tôn giáo đã xoá nhòa ranh giới quan hệ giữa người với người, đưa con người thoát khỏi hạnh phúc trần gian. Ông viết: “Đạo đức và tôn giáo, niềm tin và tình yêu là những cái đối lập nhau. Kẻ nào kính Chúa, người đó không thể yêu thương con người hơn người khác, vì anh ta đã đánh mất sự am hiểu con người, và ngược lại, người nào yêu thương con người một cách đích thực, chân thật, thì người đó không thể kính Chúa”. Như vậy, theo Phoiơbắc, tình yêu đồng loại có thể loại trừ sự kính Chúa và ngược lại. Bởi vậy, để có một xã hội tốt đẹp thì phải tiến hành cải cách tôn giáo: “Tình yêu hiện thực đối với con người cần phải là quy luật đầu tiên cao quý của con người. Con người đối với con người là Thượng đế - đó chính là nền tảng thực tiễn cao nhất, là xuất phát điểm của lịch sử toàn cầu. Quan hệ của đứa bé đối với cha mẹ mình, của chồng đối với vợ, của anh đối với em, của bạn bè đối với nhau, nói chung là quan hệ của con người đối với con người. Nói tóm lại, các quan hệ đạo đức thuần tuý chính là các quan hệ tôn giáo”. Cơ đốc giáo là tôn giáo mà ông đặc biệt phê phán. Cơ đốc giáo cũng nói về tình yêu, nên theo Phoiơbắc, cần phân biệt tình yêu chân chính với tình yêu Thượng NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 9 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa đế. Công thức của Cơ đốc giáo “Thượng đế là tình yêu” được Phoiơbắc thay bằng tình yêu chân chính, tình yêu không cần Thượng đế. Tình yêu hạn chế bởi tín ngưỡng không phải là tình yêu đích thực của nó. Tình yêu của Cơ đốc giáo không khắc phục được tội ác, không khắc phục được những vấn đề của chính con người. Tình yêu tự nó nằm ngoài môi trường tín ngưỡng, và tín ngưỡng nằm ngoài môi trường tình yêu. Dù phê phán rất mạnh mẽ tôn giáo, nhưng từ chỗ phê phán ông đã nhận thức được rằng nếu không có tôn giáo, con người sẽ khó sống, vì con người cần có niềm tin để hướng về, để an ủi mình (dù cho là giả tạo) trong cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh. Ông thấy rằng tôn giáo là sinh hoạt tinh thần cần thiết và quan trọng của con người ở mọi thời đại. Từ suy nghĩ đó, ông đã ra sức xây dựng một thứ tôn giáo mới thay cho Cơ đốc giáo. Đó là tôn giáo của tình yêu vĩnh cửu phổ quát giữa con người (trước hết là tình yêu nam nữ) dựa trên tính nhân bản mà trong đó vai trò Thượng đế được giao cho chính con người đảm trách. Trong tôn giáo mới này, tình yêu sẽ vừa là cơ sở, cũng vừa cứu cánh của con người để con người có thể thật sự sống đúng như bản tính của mình - chính là quan điểm ông đưa ra để có thể có được cuộc sống hạnh phúc. Giúp biến trần gian thành thiên đàng trên mặt đất. Quan điểm về cải cách tôn giáo này được Phoiơbắc trình bày khá rõ trong đoạn kết của Tập bài giảng về bản chất của tôn giáo của mình: “Thưa các bạn, bằng những lời này, tôi kết thúc các bài giảng của mình, tôi mong muốn rằng sẽ đạt được nhiệm vụ đã đặt ra trong các bài giảng này, mà chính là: Từ bạn của Thượng đế, trở thành bạn của con người, từ những tín đồ trở thành người duy lý, từ những người luôn cầu nguyện Thượng đế rủ lòng thương trở thành người lao động, từ những nghiên cứu sinh ở thế giới bên kia trở thành những người nghiên cứu viên ở thế giới trần gian, từ những tín đồ Kitô giáo theo sự thừa nhận, theo ý thức của chính họ, “là nửa súc vật, nửa thiên thần” trở thành những con người hoàn thiện”. NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 10 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠN G II : NHỮNG GIÁ TRỊ,HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHO IƠBẮC VÀ VAI TRÒ ĐỐ I VỚI SỰ RA ĐỜI CHỦ NGHĨA MAC 2.1 Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 2.1.1Những giá trị Quan điểm về “ tính ích kỉ ” hoàn toàn mới so với lịch sử đương thời. Khi đọc những lời này của Phoiơbắc. Nó là phôi thai của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Xa hơn nữa, nhà triết học mang nặng tinh thần nhân đạo coi tính ích kỷ của con người như là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. “Trong lịch sử, một thời đại mới bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ chỗ, đông đảo quần chúng bị áp bức đưa ra tính ích kỷ chính đáng của mình chống lại tính ích kỷ cực đoan của thiểu số người khác… Tính ích kỷ của đa số nhân loại đang bị áp bức phải và sẽ thực hiện quyền của mình và mở ra một thời đại lịch sử mới… Không thể để cho thiểu số người là cao thượng, có tài sản, còn số khác là thấp hèn, là chẳng có gì. Tài sản phải có ở tất cả mọi người”. Trong quan niệm về con người Phoiơbắc tiếp nối xứng đáng truyền thống nhân văn trong lịch sử triết học, nhất là triết học thời Phục hưng và chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII, ông thể hiện quan điểm của giai cấp tư sản muốn khẳng định cá tính sáng tạo của mỗi con người Trong quan điểm về nhận thức chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc đã có những lý giải về vai trò của các cảm giác. Con người cùng với các cảm giác của mình đủ để nhận thức hiện tượng xung quanh 2.1.2Những hạn chế Mặc dù có nói đến “con người cộng đồng” với tính cách là thực thể xã hội, ông có điểm hạn chế đó là hiểu cộng đồng hết sức trừu tượng, và thực ra chẳng khác mấy cộng đồng tôn giáo theo sự lý giải của Kant. Phoiơbắc đã không làm nổi bật được các đặc trưng của con người, quan hệ tích cực, thực tế của nó với giới tự nhiên. Phoiơbắc chưa hiểu trọn vẹn quá trình sản xuất thực chất, nền công NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 11 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa nghiệp, nghĩa là chưa hiểu rằng: “Xã hội là sự thống nhất hoàn chỉnh căn bản của con người với giới tự nhiên”. Do xem xét con người một cách rất trừu tượng “về mặt xã hội” nên con người trong triết học Phoiơbắc xét cho cùng chỉ là thực thể tự nhiên. Nó không mang tính lịch sử, giai cấp, dân tộc. Ông đã tuyệt đối hoá quá mức tình yêu, coi nó là bản chất của con người mà chưa chú ý đến các mặt khác như chính trị, lịch sử, xã hội mà con người đang phải sống trong đó. Nếu F.Bacon nhấn mạnh “quyền lực của con người trước tự nhiên” thì Phoiơbắc lại xuất phát từ quan hệ hài hoà. Khi con người đặt mình trong mối quan hệ hài hoà với giới tự nhiên, thì mâu thuẫn không trở nên gay gắt nữa. Ông quan niệm, đời sống hạnh phúc chỉ có được khi hành động tự do của con người thống nhất với những điều kiện sống của họ. Vì vậy, muốn sống hạnh phúc, con người cần phải cài tạo điều kiện sống sao cho phù hợp với bản tính của mình. Phoiơbắc chứng minh thiếu sức thuyết phục luận cảm giác, bởi vì ông không hiểu rằng năng lực phản ánh đúng đắn và toàn diện của các cơ quan cảm giác đối với thực tiễn là kết quả phát triển của chúng trong chiều dài lịch sử hàng ngàn năm. Hạn chế của Phoiơbắc còn ở chỗ, ông gắn các biểu tượng cảm giác với hoạt động thực tiễn, vật chất. Phoiơbắc không khắc phục được hạn chế muôn thuở chứa đựng trong chủ nghĩa duy vật trước Mác nói chung. Phoiơbắc chưa vươn đến quan điểm duy vật triệt để về quan hệ xã hội và thực tiễn của con người. Ở ông con người đối lập với giới tự nhiên với tính cách là “con đẻ”, là “loài”. Phoiơbắc không tách con người như một “loài” ra khỏi tự nhiên; con người tuân theo các qui luật tự nhiên, sống bên trong và nhờ tự nhiên. Thực tiễn của con người theo Phoiơbắc là thực tiễn tiêu dùng, chứ không phải của sản suất, của các hoạt động tích cực; đó là chưa nói đến hoạt động cách mạng. Quan niệm về thực tiễn của Phoiơbắc là bản sao nặng nề của chủ nghĩa nhân bản và chủ nghĩa tự nhiên. Phoiơbắc coi nhận thức là một quá trình tĩnh lại, thụ động của chủ thể tiếp nhận hình ảnh của khách thể, chứ không phải là quá trình mang tính thực tiễn năng động, sáng tạo thế giới của chủ thể - là con người. Ông đã bỏ qua hoạt động NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 12 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa thực tiễn. Đây là điểm hạn chế trong quan niệm của Phoiơbắc. Với ông, thực tiễn là hoạt động bản năng mang tính thấp hèn. Do đó, thực tiễn cần được loại bỏ khỏi nhận thức, trục xuất ra khỏi hệ thống triết học. M ặc dù, chính bản thân ông cũng không hiểu chính xác hoạt động thực tiễn. Ông không hiểu chính hoạt động khoa học cũng là hoạt động thực tiễn, ông không thấy được vai trò quan trọng của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức và đời sống xã hội. Chính vì không nhín thấy thực tiễn chính là động lực phát triển xã hội, nên ông đã cố tìm kiếm nó trong tình yêu. Ông lại một lần nữa tuyệt đối hoá tình yêu, coi nó là bản chất của con người. Tình yêu được ông tuyên bố như là bản chất chân lý của tôn giáo. Chủ nghĩa vô thần hiện ra ở đây với tính cách là tôn giáo chân chính, tôn giáo không có Thượng đế. Quan niệm mở rộng về tôn giáo là điểm yếu nhất của chủ nghĩa nhân bản của Phoiơbắc. Nó xoá mờ vai trò của tôn giáo (cả tích cực lẫn tiêu cực) đối với quần chúng, chỉ chú trọng đến sự biện hộ cho ý thức tôn giáo, đưa đến sự đánh giá lại vai trò lịch sử của tôn giáo như hình thức chủ yếu của đời sống tinh thần của con người. Nhà vô thần Phoiơbắc đã tự tuyên bố là nhà cải cách tôn giáo đặc trưng. Trong thái độ chung đối với tôn giáo, ông quan niệm về tính cấp thiết thay đổi sinh hoạt tôn giáo nhằm giải quyết mối quan hệ xã hội theo hướng nhân văn. Phoiơbắc cho rằng chừng nào còn xã hội loài người, thì tôn giáo vẫn còn tồn tại. Đây là quan niệm đầy tính nhân bản của Phoiơbắc. Nhưng cũng đồng thơi là thái độ không nhất quán của ông đối với tôn giáo 2.2.Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đến sự ra đời chủ nghĩa Mác - Quan điểm về “tính ích kỉ” của Phoiơbắc theo Lê Nin thì nó chính là phôi thai của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó là chìa khóa gợi mở cho Mác về quan điểm duy vật lịch sử - Luận điểm của Phoiơbắc “ "Trong một cung ðiện, ngýời ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh.Nếu nhý vì ðói, vì nghèo, mà trong cõ thể không có chất dinh dýỡng, thì trong ðầu óc anh, trong tình cảm và trong trái tim anh cũng không có chất nuôi ðạo ðức" ðã ðýợc Ãngghen ðánh giá rất cao bởi vì theo quan NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 13 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa ðiểm ðó thì ðiều kiện quy ðịnh suy nghĩ và tý týởng của nó là tiền ðề cho lý luận về cách mạng trong triết học Mác Quan niệm về con ngýời trong triết học Phoiõbắc theo ðánh giá của A.G.Spirkin "chính là ðiểm xuất phát cho những lập luận của Mác về con ngýời và bản chất con ngýời". Bởi vì, bằng những quan niệm ðó, ngýời khai mở con ðýờng cho chủ nghĩa duy vật nhân bản ðã giáng một ðòn phá tan mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chỉ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen, "ðýa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua", ông ðã khẳng ðịnh một cách dứt khoát rằng "tự nhiên tồn tại ðộc lập ðối với mọi triết học. Nó là cõ sở trên ðó con ngýời chúng ta bản thân chúng ta cũng là một sản phẩm của tự nhiên ðã sinh trýởng”. Mác và Ãngghen luôn ðánh giá cao triết học của Phoiõbắc nói chung, chủ nghĩa duy vật nhân bản của ông nói riêng Chính triết học tôn giáo của Phoiơbắc đã có ảnh hưởng khá sâu sắc đến sự hình thành chủ nghĩa vô thần của Mác. Cần phải đánh giá một cách khách quan rằng, chính Phoiơbắc chứ không ai khác đã giúp M ác thoát khỏi triết học duy tâm huyền bí của Hegel để đến với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần. Điều đó được khẳng định qua những lời nhận xét sau đây của Engels: “Tác phẩm của Phoiơbắc “Bản chất của đạo Cơ Đốc” ra đời… đã giáng một đòn phá tan ngay mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm khách quan của H egel, đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua… Lúc bấy giờ ai nấy đều phấn khởi: tất cả chúng tôi lập tức trở thành môn đồ của Phoiơbắc. Đọc “Gia đình thần thánh” có thể thấy Mác đã đón chào quan điểm mới một cách nhiệt liệt như thế nào, và quan điểm đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mác như thế nào, mặc dù Mác vẫn có những ý kiến bảo lưu có tính chất phê phán nhưng phải thừa nhận đầy đủ rằng trong thời kì bão táp và lấn tới của chúng tôi, Phoiơbắc đã ảnh hưởng đến chúng tôi nhiều hơn bất cứ một nhà triết học nào khác sau Hegel NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 14 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa KẾT LUẬN Nhìn chung, triết học Phoiơbắc đã khôi phục được truyền thống duy vật thế kỷ XVIII, và phát triển nó thêm một bước. Ông biết đặt con người vào đúng tâm điểm phân tích triết học. Triết học của ông chất chứa đầy tính duy vật khả tri và nhân bản, nó chính là một cội nguồn tư tưởng của triết học M ác. Bên cạnh những giá trị đó, triết học Phoiơbắc có một số hạn chế như không sâu, còn nhiều quan niệm siêu hình, phiến diện trong lý giải đối tượng triết học, phân tích bản chất con người, tỉm hiểu thực tiễn,… Nhất là trong việc xác định nguồn gốc, động lực phát triển, và phương tiện cải tạo xã hội, quan điểm của Phoiơbắc còn đầy tính duy tâm. Tóm lại, triết học cổ điển Đức nói chung, triết học Phoiơbắc nói riêng không chỉ là thành tựu to lớn của nhân loại, mà nó còn là tiền đề lý luận của triết học M ác, cũng như chủ nghĩa M ác. Phương pháp biện chứng duy vật - linh hồn của chủ nghĩa Mác - chính là kết quả cải biến chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc và phát triền phép biện chứng của Hegel. NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 15 SVTH : Phan Thanh Trí Tâm G VH D: TS. Bùi Văn Mưa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Mưa & ctg (2010), Triết học phần I: Đại cương về lịch sử triết học, Đại học Kinh tế Hồ Chí M inh 2. Lê Công Sự, Nghiên cứu tôn giáo. Số 1 -2006, 3. Nguyễn Huy Hoàng ( 2006), Quan điểm Phoiơbắc về quan điểm tôn giáo và con người tại website http://ww w.vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=543&cat=48&pc at= 4. Lương Mỹ Vân, Xuất phát điểm nghiên cứu của C.Mác và Ph.Ăngghen trong “ hệ tư tưởng Đức” tại website http://ww w.vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=505&cat=48&pc at= 5. Cao Thu Hằng, Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người, giải phóng con người trong hệ tư tưởng Đức và sự vận dụng của Đảng ta tại website http://ww w.vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=604&cat=48&pc at= NHÓ M 9– ĐÊM 3 – KH Ó A 22 Trang 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Mau 5 datn...
14
666
69