Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tìm hiểu cuộc sống ở các khu trọ của sinh viên k.37 đại học luật hà nội. (báo cá...

Tài liệu Tìm hiểu cuộc sống ở các khu trọ của sinh viên k.37 đại học luật hà nội. (báo cáo bài tập nhóm).

.DOC
23
144
111

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Mục lục I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3. Giả thuyết nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Chọn mẫu điều tra II. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lý luận 2. Thực trạng về cuộc ở các khu nhà trọ của sinh viên K.37 Đại học 1 2 2 2 3 3 5 5 5 Luật Hà Nội 3. Nguyên nhân của thực trạng trên 4. Một số giải pháp III. KẾT LUẬN IV. PHỤ LỤC A. Bảng hỏi B. Kết quả xử lí thông tin 7 11 13 15 17 17 20 BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 Trường đại học luật Hà Nội trong đợt tuyển sinh năm 2012 đã tuyển sinh hơn 2000 sinh viên. Trong số đó có cả sinh viên ở Hà Nội và các sinh viên ở nhiều tỉnh khác. Những sinh viên ở Hà Nội và có người quen ở Hà Nội chắc không phải lo nghĩ gì nhiều về cuộc sống trọ xa nhà nhưng đây lại là một trong những lo nghĩ, quan tâm hàng đầu của các sinh viên tỉnh khác. Do trường nằm ngay trong nội đô thành phố Hà Nội, diện tích quá chật hẹp nên lượng sinh viên được ưu tiên ở trong kí túc xá của trường rất hạn chế. Đặc biệt khi phần lớn sinh viên của trường đều từ tỉnh khác đổ về Hà Nội. Nhà trọ mà các sinh viên Luật Hà Nội thuê chủ yêu tập trung ở khu vực quần Cầu Giấy, Đống Đa. Đây là những khu vực có nhiều trường đại học nên được coi là khá đắt đỏ cả về tiền thuê nhà lẫn chí phí sinh hoạt. Sức ép đang đè nặng lên cuộc sống của các sinh viên, đặc biệt là sinh viên K.37 - những sinh viên mới bắt đầu cuộc sống xa nhà. Để hiểu rõ hơn về cuộc sống tại các khu trọ của sinh viên K.37 - Trường đại học Luật Hà Nội, nhóm chúng em xin chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu cuộc sống ở các khu trọ của sinh viên K.37 Đại học Luật Hà Nội”. Vì kiến thức còn hạn chế nên có gì thiếu sót mong thầy cô góp ý để chúng em hoàn thiện bài báo cáo này hơn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống của sinh viên tại các khu nhà trọ, đặc biệt là nắm được thực trạng cuộc sống ở các khu nhà trọ của sinh viên K.37 Đại học Luật Hà Nội. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu là xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của sinh viên tại các khu nhà trọ và đánh giá thực trạng cuộc sống ở các khu nhà trọ của sinh viên K.37 Đại học Luật Hà Nội hiện nay; phân tích các nguyên nhân cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Bên cạnh đó cũng đề xuất ra một số giải pháp nhằm cải thiện các vấn đề gặp phải 2 khi đi ở trọ của sinh viên nói chung và sinh viên K.37 Đại học Luật Hà Nội nói riêng. 3. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra ở đây là cuộc sống của sinh viên K.37 Đại học Luật Hà Nội tại các khu nhà trọ đầy đủ, được quan tâm, đầu tư đúng mức, thì họ có thể yên tâm học tập, phát triển khả năng của mình. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chung: Phương pháp chung được sử dụng: Phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và logic, phương pháp mô hình hóa… - Phương pháp thu thập thông tin: Chọn phương pháp anket. Thực chất của phương pháp anket: Anket là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sử dụng rộng rãi trong điều tra xã hội học. Phương pháp anket về thực chất, là hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến) được soạn thảo trước. Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời câu hỏi; người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rùi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều tra viên. Đặc trưng của phương pháp anket là người ta chỉ sử dụng bảng hỏi đã được quy chuẩn, dùng để hỏi chung cho tất cả những người nằm trong mẫu điều tra. Thông thường người hỏi và người trả lời không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà thông qua cộng tác viên. Phân loại anket: + Theo nội dung và cấu tạo các câu hỏi đặt ra trong phiếu anket: Chọn phiếu anket đóng: là loại phiếu mà tất cả các phương án trả lời đã được xác định từ trước theo từng câu hỏi. 3 + Theo phương thức phát – thu phiếu anket: phát phiếu anket tại chỗ qua đội ngũ cộng tác viên. + Theo cách thức tiếp cận và số lượng người trả lời tham gia: sử dụng bảng anket theo từng cá nhân( phát phiếu cho từng người riêng lẻ). Các nguyên tắc xây dựng bảng anket: không nhầm lẫn logic của các câu hỏi với logic của việc xây dựng phiếu anket; khi xây dựng phiếu anket chú ý tới những đặc điểm về văn hóa, phong tục tập quán hoặc tâm lí xã hội của cộng đồng người trả lời. Nhìn chung những câu hỏi bộ phận, có tính tiểu tiết nên đặt lên trước, sau đó mới đến những câu hỏi có tính khái quát, đánh giá sự kiện.. Trình tự, nội dung của phiếu anket: nội dung của phiếu anket được phân bố theo trình tự: phần mở đầu; phần những câu hỏi có tính tiếp xúc, nhập cuộc; phần những câu hỏi chính theo nội dung đề tài; phần câu hỏi về nhân khẩu – xã hội; phần kết luận. Đánh giá về phương pháp anket: + Ưu điểm: anket cho phép triển khai nghiên cứu trên quy mô rộng nên thu được ý kiến của nhiều người cùng một thời điểm, các chỉ báo trong phiếu anket thông thường đã được mã hóa, được quy chuẩn chung cho tất cả những người tham gia nên rất tiện cho khâu xử lí bằng máy tính. + Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian để soạn thảo ra một bảng câu hỏi thực sự công phu, khoa học, phù hợp với đối tượng. Vì vậy nó đòi hỏi người tổ chức nghiên cứu phải là chuyên gia có học vấn cao, nhiều kinh nghiệm lí luận cũng như thực tiễn. Yêu cầu về chọn mẫu đại diện cũng hết sức nghiêm ngặt 5. Chọn mẫu điều tra - Phương pháp chọn mẫu: chọn cách lấy ngẫu nhiên đơn giản. - Những người tham gia trả lời bảng hỏi: là sinh viên K.37 trường Đại học Luật Hà Nội. 4 - Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu. – Số lượng phiếu thu về: 100 phiếu. - Cách sử lí thông tin thu được: thu thập những câu trả lời giống nhau nhận được để xử lí. Lập bảng tần suất, số lượng các câu trả lời giống nhau rồi phân tích, nhận định, đánh giá kết quả. II. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lý luận Trải qua quá trình 12 năm học tập từ bậc tiểu học cho đến bậc trung học phổ thông, với biết bao gian nan và vất vả, thành quả mà tất cả những người học sinh mong muốn có được sau khi kết thúc cuộc đời học sinh của mình chính là đỗ đại học, cuộc đời của một sinh viên. Đại học là một bậc học cao hơn khi tất cả các bạn học sinh sau khi tốt nghiệp hệ THPT và trải qua một kì thi tuyển sinh đầy cam go và gay gắt với tất cả mọi nỗ lực, kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập ngồi trên ghế nhà trường. Hay nói cách khác đại học là một quá trình chuyển giao giai đoạn từ hệ học sinh lên hệ sinh viên. Nó không những là một quá trình chuyển đổi sự phát triển của tư duy, trí tuệ mà còn là một quá trình chuyển từ đời sống phụ thuộc vào cha, mẹ sang đời sống tự lập, tự chủ bản thân. Nếu trước kia các bạn học sinh đang quen ở nhà chung với cha, mẹ thì nay khi lên Hà Nội học, trốn để các tân sinh viên ăn ở đồng hành cùng gắn bó với khoảng thời gian 4 - 7 năm đại học chính là nhà trọ, kí túc xá,… Mà đa số nhất tất cả các sinh viên đều lựa chọn chính là nhà trọ. Nhà trọ, là một khu nhà lớn hoặc là một phòng ở riêng biệt trong một tổng thể nhà nhất định của một chủ thể có điều kiện về vật chất nhưng điều kiện về tài chính đang thiếu thốn mà không sử dụng hết tài sản đó. Nhằm nâng cao hiệu quả về tài chính cũng như nhằm sử dụng được hết không gian mình hiện có không để lãng phí mà đáp ứng được tốt nhu cầu cho thị trường thì chủ thể đó sẽ sử dụng 5 biện pháp là cho người khác thuê lại. Vấn đề cho thuê ở đây chính là nhà chủ sẽ cho các sinh viên thuê để đảm bảo được lợi ích của hai bên đều mong muốn đạt được. Nhà trọ bình thường sẽ có hai dạng chính: Dạng 1, cả một tòa nhà hay khu nhà gồm nhiều phòng được xây dành riêng cho các sinh viên ở, tự quản và không có nhà chủ ở cùng. Dạng 2, cả một tòa nhà hay khu nhà gồm nhiều phòng nhưng có một không gian dành riêng cho sinh viên thuê ở, một không gian khác là nhà chủ và sẽ có sự kiểm soát đi lại của nhà chủ và có sự kiểm soát của cả nhà chủ cho thuê và sinh viên tự quản lẫn nhau. Kí túc xá sinh viên, là nơi ở của sinh viên được nhà trường xây dựng, nơi đây vẫn có sự tự do của mọi hoạt động, tuy nhiên sẽ có sự giám sát trực tiếp thường xuyên hơn so với ở trọ bên ngoài. Tùy trường đại học mà có những quy định quản chặt, quản lỏng hơn. Tuy nhiên, với số lượng sinh viên quá đông, hiện nay đa số kí túc xá các trường không thể đáp ứng được hết nhu cầu của sinh viên, chính vì thế có những kí túc xá chỉ dành cho con em của gia đình có công với cách mạng, dân tộc thiểu số… Với tình hình tâm lý chung, cũng như sự lựa chọn đa số của sinh viên thì nhà trọ vẫn là lựa chọn hơn cả. Tuy có thể về giá cả nó cao hơn so với ở kí túc xá, nhưng nó vẫn đáp ứng được cuộc sống của các sinh viên, mặt khác đa số hiện nay các nhà trọ của sinh viên đều được nhà chủ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, lắp đặt hệ thống vệ sinh tắm giặt sạch sẽ, hệ thống internet phục vụ cho học tập và giải trí. Tuy nhiên không phải khu nhà trọ nào cũng đáp ứng được hết nhu cầu của thời đại bây giờ. Có những nhà trọ giá cao mà không bằng chất lượng giá nhà thấp hơn, đa số các sinh viên đều lựa chọn khu mình ở gần trường học nhất để tiện cho việc đi lại đỡ vất vả. Theo sự quan sát và tình hình chung, thì đa số các nhà trọ gần các trường đại học đều có giá cao hơn cả so với các nhà trọ ở khu vực xa. Các nhà trọ gần 6 trường tiện cho việc đi lại, tuy nhiên không gian ở lại chật vì do nằm trong nội đô nơi có mật độ dân cư nhiều hơn, mặt khác cũng là được xây dựng từ khá lâu nên tất nhiên không gian diện tích sẽ không bằng những nhà mới được xây. Ngược lại với những nhà trọ gần trường, các nhà trọ xa trường thường có giá rẻ hơn đáng kể, không gian cũng rộng và thoáng hơn vì ở nơi có mật độ dân cư thưa thớt xa khu vực giao thông cao điểm. Tuy nhiên ở những nhà trọ xa như thế thì sinh viên vấp phải khó khăn trong việc đi lại, ngoại trừ những sinh viên có các phương tiện đi lại của riêng mình như xe đạp, xe máy. Còn lại lựa chọn đa số của tất cả các sinh viên vẫn là xe buýt. Vì là sinh viên, là một thế hệ năng động, sáng tạo, nơi của sự ươm mầm và gặt hái thành quả của ước mơ ấp ủ 12 năm học sinh. Với suy nghĩ tự do, tự lập, tự chủ bản thân. Tất cả sinh viên chúng ta đều muốn mình trở thành một người lớn thục sự, có thể tự chăm sóc bản thân và cũng có thể giúp đỡ được người khác xung quanh mình. Lựa chọn ở nhà trọ là một lựa chọn không hề tồi chút nào. Tuy nhiên, ở môi trường nào cũng có những cám dỗ và rủi do nhất định, tất cả đều phụ thuộc vào lý trí bản thân của mọi sinh viên để có thể vượt qua khó khăn hoàn thiện bản thân nâng cao từ điển sống của mình. 2. Thực trạng về cuộc ở các khu nhà trọ của sinh viên K.37 Đại học Luật Hà Nội Cuộc sống ở các khu nhà trọ là vấn đề mà các bạn sinh viên xa nhà luôn phải đối mặt. Ba năm phấn đấu và nỗ lực để vào ngôi trường đại học mà mình mơ ước, song khi nhận được giấy báo trong tay, áp lực tìm nhà trọ, áp lực sống xa nhà đã ảnh hưởng không nhỏ vào tâm lí của mỗi người. Ở đâu cho thuận tiện, ở đâu cho hợp lí với số tiền bố mẹ chu cấp làm vấn đề tìm nhà trọ luôn được quan tâm bởi các bạn sinh viên, hay nói cách khác, nó luôn “nóng” lên từng ngày. Xét về vấn đề thực tế, hầu hết các trường đại học lớn đều tập trung ở Hà Nội, do vậy sức ép về nhà trọ là vô cùng lớn. Ví như ở địa bàn quận Đống Đa có 7 các trường như: Đại học Luật Hà Nội, Học viện Hành chính, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, Học viện Ngân hàng, Đại học Thủy lợi v.v…, đất chật, số ngưới đổ về thì càng đông nên nhu cầu nhà trọ của sinh viên luôn đạt ở mức cao. Thêm vào đó, tìm được một nhà trọ đâu phải là chuyện dễ, với những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tiền bố mẹ gửi lên không đủ để tìm một nhà trọ ưng ý hay phục vụ tích cực nhất tới việc học tập của mình. Chúng em đã có cuộc tìm hiểu về cuộc sống ở các khu nhà trọ của các bạn sinh viên K.37 ĐH Luật Hà Nội qua đó thấy được phần nào cuộc sống cũng như điều kiện của nhiều bạn là khác nhau. Điều đó thể hiện ở chất lượng các khu nhà trọ. Theo đánh giá và sự tìm hiểu của nhóm thì hầu hết các bạn sinh viên đều muốn tìm những phòng trọ theo các tiêu chí như: chất lượng (diện tích, tiện nghi) chiếm 20%, giá cả ở mức trung bình như từ 1 triệu đến 2 triệu chiếm 57%, an ninh phải tốt, không có các tệ nạn xã hội và một số tiện ích khác. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng tìm được một nhà trọ theo các tiêu chí mà mình đã đặt ra, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Xét trên đánh giá thực tế thì có thể nhận thấy rằng, có không ít bạn phải ở xa trường (theo điều là chiếm khoảng 21%) và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học và sinh hoạt của các bạn. Theo lối học tín chỉ, có bạn phải đi từ sáng sớm rồi đến tối mới về nhà vì phòng trọ xa, học thì theo tiết, nên không ít bạn trọn giải pháp là “thư viện” hoặc “căng tin”. Mặt khác có một số bạn trọ ở nhà người quen nên cuộc sống khá tốt và ổn định, không phải lo cơm nước, trộm cắp hay tệ nạn xã hội phát sinh. Cuộc sống của các bạn đó khá đảm bảo, có điều kiện để học tập tốt hơn. Nhiều bạn do có anh, chị, em đã từng ở trọ hay cũng đang học tập ở Hà Nội nên được giới thiệu tới các khu tập thể sinh viên hay những khu nhà khép kín khá thoải mái, lại có chỗ để xe máy, xe đạp hoặc là được ở cùng luôn với anh chị mình. Đó là một thuận lợi cho các bạn mới bước vào thời gian sinh viên tự lập. 8 Cũng có một số lượng không nhỏ các bạn lại tìm được các phòng trọ mà ở với chủ. Nhìn về mặt khách quan, ở với gia chủ, bạn sẽ yên tâm hơn về an ninh, bố mẹ bạn sẽ không phải lo lắng con cái của mìn đi “sớm về muộn”. Thế nhưng, nhiều khi ở trọ liền với nhà chủ cũng gặp không ít khó khăn, phải chịu cảnh “khuôn phép”, gặp khó khăn trong thời gian sinh hoạt, đôi khi phải phụ thuộc nhiều thứ, không được thoải mái. Nhìn chung trong số các bạn được điều tra theo tổng hợp của nhóm chúng em thì có đến 41% các bạn ở cùng với chủ và 19% trong số đó là cảm thấy không thích hay là không thoải mái. Bên cạnh đó cũng có những bạn ở chung cư, tuy không tốt lắm nhưng so với những khu trọ khác cũng đã khá hơn rất nhiều rồi, đối với cuộc sống của sinh viên như thế là tạm chấp nhận được. Có không ít bạn lựa chọn đến chung cư mini. Đây là một giải pháp khá tốt nếu bạn có những người bạn đến ở chung. Nó rất thuận tiện, thoải mái, rộng rãi và an ninh tốt (chiếm 36%). Trong khi đó, số bạn lựa chọn nhà trọ là kí túc xá của trường là khá ít (4%). Lí do bởi, kí túc xá là môi trường khá đông, một phòng có thể lên tới 9 - 10 người, nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập và sinh hoạt và phải đi ăn ngoài khá tốn kém. Bên cạnh đó, có những bạn phải ở những nhà trọ không đáp ứng đươc yêu cầu cơ bản cho sinh hoạt và học tập của sinh viên. Có những khu trọ cấp bốn đã xuống cấp, rất tồi tàn. Sinh viên có nhiều bạn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đã phải chấp nhận ở tạm và cố gắng tìm một công việc làm thêm để chuyển tới chỗ trọ mới song vẫn vô cùng khó khăn. Đây là một trở ngại lớn cho sinh hoạt cũng như học tập của các bạn. Có thể nhà trọ hay mất nước, mất điện, đi lại quá xa trường hay môi trường nhà trọ không tốt, có sự xuất hiện của các tệ nạn xã hội như chiếm 5% là có và 27% là có nhưng không nhiều. Ma túy, mại dâm, cờ bạc hay là sự xuất hiện của những kẻ xấu đã ảnh hưởng đến tâm lí của các bạn rất nhiều. Những hôm đi học về muộn, tâm lí đó là vô cùng nặng nề. Một số người còn quyết định nghỉ học ca tối để 9 không phải về muộn, tránh đi nỗi sợ hãi. Hay có nhiều điều phải kể đến như phòng quá nhiều muỗi, chuột có khi đêm đang ngủ lại bị chuột rơi vào người hay đang tắm thì mất nước, đang học thì mất điện… Tất cả những điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của các bạn và nó cũng chứng tỏ một điều rằng chất lượng cuộc sống của sinh viên không được đảm bảo. Cũng không thể không nhắc đến “nhà trọ” trong thời kì “bão giá”. Giá phòng tăng, điện nước cũng tăng theo. Có đến 36% các bạn được hỏi giá điện nước đều chọn là ĐẮT còn chọn là RẺ chiếm có 15%. Giá cứ tăng dần lên, khiến người đi thuê lại phải nghĩ đến các đợt tăng giá mới. Nỗi lo lắng về tiền bạc cứ đeo bám, và nó luôn là chủ đề để mọi người bàn tán và chia sẻ với nhau. Trong khi đó, giá cả sinh hoạt tại những nơi gần các khu nhà trọ cũng không phải là thấp. Mỗi bạn đều phải dành một khoản tiền không nhỏ vào chi tiêu cá nhân. Tuy nhiên, mức giá dành cho sinh viên vẫn là cao với không ít bạn, vì số tiền mà gia đình chu cấp còn phải chi khá nhiều thứ trong khi giá cả thì cứ leo thang không ngừng. Một vấn đề khác cần được đề cập là việc chọn người ở cùng, có 43% các bạn chọn là đang ở hai người, một con số cũng không nhỏ. Xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau: có thể là bạn chung cấp 3, có thể là do hợp tính, có thể là phòng trọ chỉ có diện tích cho hai người ở.... Ở hai người vừa giảm được giá tiền (chia đôi) lại vừa có môi trường yên tĩnh để học tập. Tuy nhiên, có một vài trường hợp các bạn ở cùng nhau nhưng không có mối quan hệ tốt, hay ghen ghét, đố kị, và đây là một tác động khá xấu tới việc học tập (học sẽ không tập trung, tâm lí sống luôn không thoái mái). Bên cạnh đó, có những bạn lựa chọn sống một mình. Điều này khá có lợi đến việc học song về chi phí thì sẽ đắt đỏ và không phải ai cũng xoay sở được. Số các bạn sống một mình theo tìm hiểu của chúng tôi, chiếm 14%. 10 Là sinh viên năm nhất, bạn bỡ ngỡ và luôn muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, đặc biệt với nhà chủ và những người cùng thuê trọ. Có 58% các bạn muốn giao lưu cùng mọi người ở khu trọ. Sở dĩ, đó có thể đều là các anh chị sinh viên giống bạn. Việc làm quen, tạo được mối quan hệ tốt sẽ có lợi cho bạn và cuộc sống của bạn ở khu nhà trọ sẽ vui vẻ, náo nhiệt hơn chứ không buồn tẻ và nhàm chán. Khi được hỏi, có tới 85% các bạn sinh viên trả lời rằng cuộc sống của họ ở khu nhà trọ là ổn. Tuy nhiên nếu xét trên thực tế thì đã thực sự ổn hay chưa??? Bởi lẽ, nhu cầu của sinh viên về phòng trọ của mình còn khá cao: 47% cho biết an ninh ở khu trọ “Không tốt chút nào”; 46% muốn thay đổi hệ thống điện, nước, mạng; 17% muốn an ninh tốt hơn; 37% còn lại là muốn đưa ra những ý kiến khác. Các con số nêu trên để thấy rằng, cuộc sống của sinh viên còn có nhiều yêu cầu cần được đáp ứng. Đa số tâm lí thường chấp nhận là “ổn” để không phải lo nghĩ đến chuyện nhà cửa để có thể tập chung vào việc học tập. Việc đáp ứng nhu cầu nhà trọ cho sinh viên sao cho tốt nhất và hợp lí nhất vẫn là một vấn đề nan giải. Số lượng sinh viên thì đông, nhu cầu của cá nhân mỗi người lại khác nhau. Do vậy, cần nhìn nhận thực tế một cách khách quan nhất để nhìn nhận sự việc một cách chuẩn xác. Trên đây là thực trạng mà nhóm chúng em điều tra đươc, về cuộc sống khu nhà trọ của sinh viên K.37 ĐH Luật Hà Nội có kèm theo phân tích, bình luận và đánh giá! 3. Nguyên nhân của thực trạng trên Việc dẫn đến thực trạng trên bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhóm chúng em đã tìm ra được một số nguyên nhân được cho là tiêu biểu dẫn đến thực trạng trên như sau: Về gia đình: Đa số những sinh viên thuê nhà trọ để học tập, sinh hoạt hầu hết đều là những sinh viên thuộc các tỉnh thành khác ngoài Hà Nội. Vì vậy, việc 11 muốn tìm kiếm được phòng trọ phù hợp với hoàn cảnh, sở thích và đảm bảo là điều tương đối khó khăn. Những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì việc tìm nhà trọ lại càng khó khăn hơn bao giờ hết, nhiều gia đình buộc lòng phải để con em ở xa trường để giảm giá mức trọ, số sinh viên đó chiếm số lượng không nhỏ, khoảng 21%. Những sinh viên trọ gần trường có người tìm được chỗ ở hợp lý, đảm bảo, có người do bất đắc dĩ đành lòng phải ở những phòng kém chất lượng, ở nhiều người trong cùng một phòng…cuộc sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, an ninh không đảm bảo… Về địa điểm: Những khu vực được nhiều sinh viên ưu tiên lựa chọn với tiêu chí gần trường học là phố Pháo Đài Láng, Chùa Láng, Kim Mã… thì giá phòng trọ thường rất đắt đỏ, khó tìm được phòng trọ ưng ý vì đây là khu vực nội thành, lại tập trung rất nhiều trường đại học như đại học Ngoại Thương, học viện Hành Chính, đại học Luật Hà Nội… Những phòng trọ ở xa thường rẻ và rộng rãi hơn nhưng việc tới trường lại gặp khá nhiều khó khăn.. Về phòng trọ: Hầu hết các phòng trọ chất lượng tốt, đảm bảo và sạch đẹp thường có giá khá cao. Một số lượng không nhỏ các phòng trọ chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thu hút nhiều sinh viên nhưng hầu hết đã được thuê nên việc tìm kiếm được những phòng trọ như vậy là rất khó khăn. Ngược lại, các phòng có giá mềm hơn nhưng thường vệ sinh, an ninh và diện tích phòng trọ không đảm bảo, không khí ngột ngạt, khó chịu. Việc chất lượng, giá cả và quản lý phòng trọ được các bạn sinh viên và gia đình quan tâm nhất vì đây là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều tới việc học tập, an toàn cũng như cuộc sống. Rất nhiều bạn cảm thấy không ổn với cuộc sống của mình vì phải chịu áp lực rất lớn từ tiền phòng, tiền điện, tiền nước cũng như nhiều vấn đề khác. Điện, nước, mạng, an ninh phòng trọ là tiêu chí đầu tiên mà gần như tất cả các bạn sinh viên năm nhất đều mong muốn vì điều đó sẽ làm cho họ có một cuộc sống ổn định và thoải mái hơn đồng thời việc học tập cũng được đảm bảo hơn. 12 Về kinh tế: Thực tế giá tiền phòng, điện. nước cũng ngày càng tăng nên việc lựa chọn phòng ở phù hợp cũng là một điều khá khó khăn và đáng phải cân nhắc. Trong khi cuộc sống của các sinh viên thì còn khó khăn, khó mà đáp ứng được các yêu cầu về tiền bạc và nỗi lo về giá cả leo thang cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của sinh viên. Về bạn bè: Các mối quan hệ bạn bè cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thực trạng trên. Việc tìm được cho mình một người bạn cùng phòng thực sự hiểu nhau, biết quan tâm chăm sóc cho nhau thì chắc thì việc ở chung sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn, giúp đỡ nhau được rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong học tập. Đồng thời, những người bạn cùng xóm trọ cũng vậy, chính họ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của sinh viên. Sống ở một môi trường mà mọi người quan tâm, giúp đỡ nhau cùng học tập và sinh sống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của sinh viên và ngược lại. Phần lớn các ban lựa chọn hai người ở cùng một phòng vì đây là con số lý tưởng để mỗi người có một không gian thoải mái để học tập và sinh hoạt. Nhưng một số sinh viên cũng lựa chọn việc ở nhiều người để tiết kiệm song việc học tập cũng như sinh hoạt gặp rất nhiều hó khăn. Về ký túc xá: Số lượng phòng ở ký túc xá của trường là không nhiều, hầu hết những xuất ở kí túc đều được dành cho con em gia đình chính sách và người nước ngoài. Do vậy có rất nhiều sinh viên và gia đình mong muốn được ở ký túc xá xong không được đáp ứng. 4. Một số giải pháp Từ thực trạng và nguyên nhân đã phân tích ở trên nhóm chũng em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhà trọ của sinh viên K.37 như sau: Đối với kí túc xá sinh viên, cần cải tạo và xây mới thêm hệ thống kí túc xá của trường. Do chỉ tiêu tuyển sinh của trường là rất lớn năm 2012 có hơn 2000 13 sinh viên nhập học, với số lượng sinh viên lớn như vậy nhà trường cần có chính sách đầu tư xây dựng các khu kí túc mới nhằm giải quyết nhu cầu chính đáng về vấn đề chỗ ở cho những sinh viên mới nhập trường. Đối với khu ký túc cũ thì cần cải tạo, nâng cao sự tiện nghi cho các phòng nhằm đảm bảo chất lượng sống cho các sinh viên. Các sinh viên ở ký túc hầu hết là ăn uống ở căng tin hoặc bên ngoài trong khi giá cả ở căng tin cao hơn bên ngoài rất nhiều cho nên đa số các sinh viên chọn cách ăn ngoài để có thể đủ tiền sống trong cả tháng. Do đó khu ký túc xây dựng hệ thống nhà ăn sạch sẽ với giá cả hợp lí và có những không gian vui chơi thể thao để nâng cao chất lượng cuộc sống cho sinh viên. Đối với các xóm trọ trong các khu dân cư thì chính quyền địa phương quận Đống Đa cần phối hợp với các chủ nhà trọ để quản lí tốt vấn đề thuê trọ của sinh viên. Cần xây dựng các quy định, các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, điều kiện vệ sinh bắt buộc với các xóm trọ. Chính quyền quận cũng có những chính sách động viên khuyến khích các chủ nhà trọ cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt, đặc biệt cần có những biện pháp nhằm ổn định giá các nhà trọ một cách hợp lí phù hợp với cuộc sống của sinh viên. Các chủ nhà trọ cần nâng cao chất lượng các dịch vụ điện, nước, mạng và an ninh ở các khu trọ tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên yên tâm học tập. Về vấn đề chọn người ở thì tốt nhất là nên ở 2 người. Vì ở 2 người sẽ có nhiều thuận tiện có thể giảm được giá phòng trọ, có thể giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và học tập và bù đắp được sự thiếu thốn tình cảm khi phải sống xa nhà. Cần chọn người ở cùng phù hợp, có thể là bạn cùng quê, cùng lớp cùng trường nhưng điều quan trọng là phải hiểu nhau mới có thể ở được lâu dài. Các sinh viên ở trọ xa trường thì nên chọn cho mình một địa điểm phù hợp, không quá xa trường gần các bến xe buýt để thuận tiện cho việc đi lại, tránh được những điều không mong muốn như muộn học hay an ninh khi đi lại… 14 Khuyến khích sinh viên tại các khu trọ cũng như trong kí túc tham gia xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh. Nâng cao vai trò của đoàn, hội, câu lạc bộ trong việc xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong sinh viên. Các cơ quan an ninh ở khu trọ để kiểm soát, xóa bỏ các tệ nạn xã hội trong các khu trọ và kí túc. Cần lắng nghe và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của sinh viên để cuộc sống của họ được lành mạnh và thuận lợi hơn. III. KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu của nhóm chúng em về đề tài: ‘Tìm hiểu cuộc sống ở các khu nhà trọ của sinh viên K.37 trường đại học luật Hà Nội”. Một đề tài thu hút khá nhiều sự quan tâm, chú ý không chỉ của riêng cá nhân sinh viên mà còn là sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Con cái xa nhà, bắt đầu cuộc sống tự lập cha mẹ nào cũng lo lắng… Qua thực tế cuộc điều tra, nhóm chúng em thu thập được nhiều thông tin mà trong đó có những điều hấp dẫn mà nếu nhìn từ khách quan không phải ai cũng nhận ra được như: An ninh nhà trọ, giá cả, cuộc sống trọ của các sinh viên .v.v…Thực tế có tới 85% sinh viên có cuộc sống ổn định. Đây là điều đáng vui mừng cho các sinh viên và cả gia đình của các bạn ấy. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại còn nhiều điểm bất cập, khó khăn mà có khá nhiều sinh viên phải đối mặt. Vấn đề nổi cộm lên là nhu cầu cần được nần cấp, đảm bảo về điện nước. Theo điều tra có tới 46% ý kiến yêu cầu thay đổi hệ thống điện nước. Bởi thực tế, hiện tượng mất nước sinh hoạt xảy ra thường xuyên, giá điện tăng cao cũng là phổ biến… Sau đó là các vấn đề khác về an ninh, chọn người ở cùng v.v…hay cả vấn đề sống thử của sinh viên… Từ thực tế điều tra, yêu cầu về việc thay đổi, nâng cao chất lượng các khu trọ cho sinh viên là cần thiết và cần có thời gian đầu tư, thực hiện khắc phục theo chiều sâu… Đặc biệt thông qua cuộc điều tra này, chúng ta cũng biết được phần nào cuộc sống của bạn bè chúng ta nói riêng, cuộc sống của các sinh viên trường Đại 15 học Luật nói chung. Và chúng ta càng thấy khâm phục hơn, tự hào hơn khả năng vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để nỗ lực hơn trong học tập của đa số sinh viên Luật chúng ta… Việc nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô, các bạn đóng góp ý kiến cho nhóm 6 chúng em. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong việc giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu đề tài; cảm ơn các bạn sinh viên hỗ trợ tham gia trả lời bảng hỏi để nhóm 6 hoàn thành bài nghiên cứu tốt nhất ! IV. PHỤ LỤC A. Bảng hỏi Cuộc sống ở các khu nhà trọ của sinh viên K37 Đại học luật Hà Nội: 1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn phòng trọ của bạn? □ Có bạn bè, người thân ở gần 16 □ Gần trường □ Chất lượng phòng trọ (diện tích, tiện nghi, an ninh,…) □ Giá cả □ Việc quản lí nhà trọ (khó hay dễ) □ Ý kiến khác 2. Giá nhà trọ hiện tại của bạn khoảng bao nhiêu 1 tháng? □ 500k – 1 triệu □ 1 triệu – 1,5 triệu □ 1,5 – 2 triệu □ Trên 2 triệu 3. Theo bạn, giá nhà trọ của bạn có phù hợp với hoàn cảnh gia đình và cuộc sống sinh viên của bạn hiện tại không? □ Có □ Không □ Tạm được 4. Giá điện, nước nhà trọ của bạn như thế nào? □ Đắt □ Rẻ □ Bình thường □ Ý kiến khác 5. An ninh ở khu nhà trọ của bạn như thế nào? □ Tốt □ Cũng tạm ổn □ Không tốt chút nào 6. Tại khu trọ của bạn có phải ở cùng gia đình nhà chủ không? Bạn thích hay không thích điều đó? □ Có ở cùng nhà chủ (Thích/ Không thích) 17 □ Không ở cùng nhà chủ (Thích/ Không thích) 7. Khu nhà trọ của bạn có hay xảy ra các tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, cờ bạc, rượu chè…) không? □ Có □ Cũng có nhưng không nhiều □ Hoàn toàn không có 8. Nhà trọ của bạn có gần trường không? □ Gần □ Bình thường □ Xa □ Rất xa 9. Hệ thống điện, nước, Internet ở phòng trọ của bạn có đầy đủ và an toàn không? □ Rất tốt □ Tốt □ Bình thường □ Không ra gì □ Ý kiến khác 10. Nhà trọ của bạn hiện tại là…? □ Chung cư mini □ Nhà trọ cấp 4 □ Kí túc xá □ Ý kiến khác 11. Phòng trọ của bạn có bao nhiêu người? □1 □2 □3 18 □4 □ Ý kiến khác 12. Quan hệ của bạn với người cùng phòng thế nào? □ Tốt □ Bình thường □ Thân thiết □ Ý kiến khác 13. Bạn thấy cuộc sống hiện tại của bạn ở khu nhà trọ có ổn không? □ Có □ Không □ Ý kiến khác 14. Bạn có muốn thường xuyên giao lưu với những người ở khu trọ? □ Có □ Không □ Có cũng được mà không cũng chả sao □ Ý kiến khác 15. Bạn muốn thay đổi điều gì để nâng cao chất lượng phòng trọ? □ Hệ thống điện, nước, mạng □ An ninh khu trọ □ Ý kiến khác Giới tính (nam/nữ): ………..... Tuổi: …………….. Lớp: ……………… Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………… B. Kết quả xử lí thông tin 1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn phòng trọ của bạn? STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ 19 Tỷ lệ cộng dồn 1 2 3 4 5 6 Có bạn bè, người thân ở gần Gần trường Chất lượng phòng trọ Giá cả Việc quản lý nhà trọ Ý kiến khác Tổng cộng: 13 14 20 8 5 40 100 13 14 20 8 5 40 100 13 27 47 55 60 100 2. Giá nhà trọ hiện tại của bạn khoảng bao nhiêu 1 tháng? STT 1 2 3 4 Phương án trả lời 500k – 1 triệu 1 – 1,5 triệu 1,5 – 2 triệu Trên 2 triệu Tổng cộng: Số lượng Tỷ lệ 14 14 23 23 34 34 29 29 100 100 Tỷ lệ cộng dồn 14 37 71 100 3. Theo bạn, giá nhà trọ của bạn có phù hợp với hoàn cảnh gia đình và cuộc sống sinh viên của bạn hiện tại không? Phương án trả lời 1 2 3 Số lượng Tỷ lệ 39 39 14 14 47 47 100 100 Có Không Tạm được Tổng cộng: Tỷ lệ cộng dồn 39 53 100 4. Giá điện, nước của nhà trọ của bạn như thế nào? STT 1 2 3 4 Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ 36 36 15 15 49 49 0 0 100 100 Đắt Rẻ Bình thường Ý kiến khác Tổng cộng: 20 Tỷ lệ cộng dồn 36 51 100 100
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan