Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết những cuộc phiêu lưu của hukle b...

Tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết những cuộc phiêu lưu của hukle berry finn (theo quan niệm về cốt truyện của iu.m.lotman)

.PDF
126
137
115

Mô tả:

( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô TS. LÊ TRÀ MY, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo, Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ Văn, các giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, Ban giám hiệu và các thầy cô trong tổ Văn, trong trường trường THPT Gia Bình số 1 (Gia Bình – Bắc Ninh), đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng động viên, khuyến khích tôi trong học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Xuân Hoà, ngày 05 tháng 06 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Nhu ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự trợ giúp cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ NHU ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Đóng góp của luận văn 11 NỘI DUNG…………………………………………… ………….12 Chương 1: Vấn đề cốt truyện và cốt truyện phiêu lưu…… .12 1.1 Các quan niệm về cốt truyện……………………………………… 12 ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com 1.1.1 Quan niệm cốt truyện truyền thống……………… ..12 1.1.2 Quan niệm cốt truyện hiện đại………………… ……..18 1.1.3 Quan niệm cốt truyện của IU. M.Lotman………………… .21 1.2 Quan niệm của Lotman và vấn đề cốt truyện trong truyện phiêu lưu 28 1.2.1 Các quan niệm về cốt truyện phiêu lưu ………… …...28 1.2.2 Cốt truyện của truyện phiêu lưu theo cách nhìn về cốt truyện của Lotman……… ………..……..….32 Chương 2: Trường ngữ nghĩa – biến cố và không gian phiêu lưu trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”……… 38 2.1 Không gian phiêu lưu… .38 2.1.1 Quan niệm về không gian…… .38 2.1.2 Trường ngữ nghĩa - không gian phiêu lưu trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”……… 40 2.1.2.1 Không gian gia đình… 41 2.1.2.2 Không gian đảo hoang….…… …..42 ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com 2.1.2.3 Không gian đồn điền………… ..44 2.1.2.4 Không gian thị trấn…… .46 2.1.2.5 Không gian dòng sông……… ………49 2.2 Biến cố…… ...55 2.2.1 Các quan niệm về biến cố…………………………… 55 2.2.2 Biến cố trong truyện phiêu lưu “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” …… ..60 2.2.2.1 Biến cố ngẫu nhiên – tất nhiên…… ……….61 2.2.2.1 Biến cố chủ động – bị động……… 66 Chương 3: Nhân vật phiêu lưu trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”… 72 3.1 Hệ thống nhân vật 72 3.1.1 Hệ thống nhân vật theo quan niệm của Lotman 72 3.1.2 Hệ thống nhân vật trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” 74 ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com 3.1.2.1 Nhân vật hành động 74 3.1.2.2 Nhân vật không hành động 82 3.1.2.3 Nhân vật là vật cản… .84 3.1.2.4 Nhân vật bị dối lừa 88 3.2 Nhân vật phiêu lưu 91 3.2.1 Lý tưởng phiêu lưu 92 3.2.2 Hành động hướng tới lý tưởng phiêu lưu 98 3.2.2.1 Nhân vật phiêu lưu luôn xung đột với hoàn cảnh 98 3.2.2.2 Hành động vi phạm những cấm kỵ của nhân vật 102 KẾT LUẬN .113 Danh mục công trình của tác giả 115 Tµi liÖu tham kh¶o 116 ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com 1.1 Truyện phiêu lưu kể về những cuộc phiêu lưu, những cuộc tìm kiếm, khám phá ly kỳ, mạo hiểm,…Đến với truyện phiêu lưu, người đọc sẽ được tham gia, nhập vào những chuyến đi đầy bất ngờ, thú vị, gây cấn và nguy hiểm; những hoạt động sôi nổi, táo bạo nhưng vô cùng dũng cảm, bình tĩnh và mưu trí trước những khó khăn trở ngại tưởng như không vượt qua nổi của những nhân vật phiêu lưu. Để cuối cùng, người đọc được chia sẻ những lo âu, sự hồi hộp và niềm hứng thú trước những chiến thắng của nhân vật. Khó khăn càng nhiều, mạo hiểm càng lớn, thắng lợi càng rực rỡ. Chính những điều đó đã xây lên những ước mơ, khát vọng được bay nhảy, ra đi để được thấy nhiều, nghe nhiều, mở rộng tầm hiểu biết và làm phong phú những cảm xúc về thiên nhiên, xã hội mọi miền. Như vậy, đến với mỗi truyện phiêu lưu, chúng ta được trải nghiệm qua những khó khăn, nếm trải những gian khổ và hưởng thụ những thành công. Vì thế, cùng một lúc, ta được thoả mãn nhiều giá trị tinh thần. 1.2 Mark Twain, bút danh của Samuel Langhorne Clemens (1835 – 1910), được coi là người đã khai sinh ra nền văn học Mỹ hiện đại theo cách nhìn của Ernest Hemingway; là Lincoln của văn học Mĩ như cách gọi của William Dean Howells. Cùng với nhiều tác giả khác ở thế kỉ XIX, ông đã góp phần tạo nên bản sắc Mĩ cho nền văn học non trẻ vốn chịu ảnh hưởng văn học Anh quốc. Sự nghiệp văn chương của ông để lại cho đời đã thực sự trở thành di sản văn hoá lớn không chỉ với nền văn học Mỹ mà cả với nền văn chương nhân loại. Mark Twain có duyên kỳ lạ với thể loại tiểu thuyết phiêu lưu. Những tác phẩm xuất sắc của ông như: “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”, “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” đều thuộc thể loại này. Nếu như “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” được xem như “bản thánh ca” ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com của tuổi thơ với sự thể hiện “khát vọng sâu sắc của trái tim” thì “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” chính là tác phẩm kết tinh tài năng, phong cách ở độ chín nhất của Mark Twain. Tác phẩm được các nhà văn Mỹ đánh giá cao. E. Hemingway khẳng định “Nó là một tác phẩm tốt nhất trong số sách cho tới nay mà chúng ta có. Tất cả các tác phẩm văn học hiện đại của nước Mỹ đều bắt nguồn từ quyển sách này. Trước kia chưa có một tác phẩm nào, đến nay cũng chưa có một tác phẩm nào ưu tú như nó”. “Nhữg cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” “sống trong lòng công chúng Mỹ một cách chắc chắn chẳng kém gì kinh thánh”. 1.3 Chủ nghĩa cấu trúc ra đời đầu thế kỷ XX đã mở ra một con đường mới cho sự phát triển của nghiên cứu lý luận văn học. Cũng từ đây, tự sự học phát triển mạnh mẽ. Hình thức tự sự là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm. Đi tìm mô hình hình thức tự sự, các nhà cấu trúc học hướng tới khám phá giá trị văn chương trong chính tổ chức nội tại của văn bản nghệ thuật. Trong số các nhà cấu trúc có ảnh hưởng tới nghiên cứu văn học thế kỷ XX, IU.M.Lotman là một đại diện tiêu biểu cho trường phái cấu trúc Nga. Trong công trình “Cấu trúc văn bản nghệ thuật” (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007), Lotman đã đề đến cập nhiều vấn đề của văn bản văn học, trong đó vấn đề cốt truyện được ông đặc biệt quan tâm. Vận dụng lý thuyết cốt truyện của chủ nghĩa cấu trúc cho phép ta khám phá tác phẩm ở chiều sâu mới, hứa hẹn những kết quả nghiên cứu thuyết phục. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” của Mark Twain (theo quan điểm cốt truyện của IU.M.Lotman)” để nghiên cứu. ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com 2. Lịch sử vấn đề Thế giới vừa kỷ niệm 100 năm ngày mất của Mark Twain, ký giả Phạm Mini (theo Eva) trong bài “Mark Twain, tôi không phải người Mỹ, tôi là nước Mỹ” (nguồn www.sachhay.com) khẳng định “Tương tự như C.Dicken ở Anh, Mark Twain là nhà văn được yêu thích nhất ở Mỹ. Sau 100 năm ông vẫn nổi tiếng như ngày xưa, vẫn hiện hữu trong đời sống văn học”. Khi người ta công sẽ phát hành Hồi ký Mark Twain, có người bình luận “cuối cùng Mark Twain đã được công nhận là đã chết”. Điều này cho thấy sức sống mạnh mẽ và lâu bền của nhà văn trong lòng độc giả, công chúng. Cùng với những tên tuổi vĩ đại: E.A.Poe, W.Whitman, H.Jack London, E.Hemingway,…Mark Twain luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà phê bình, nghiên cứu văn chương. Ở Việt Nam, Mark Twain có mặt trong nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học như: giáo trình văn học, từ điển văn học, các chuyên luận, bài báo, luận văn, luận án, bài giới thiệu,… 2.1 Nghiên cứu về Mark Twain “Kafka, Hemingway là sự tiếp nối của những tên tuổi vĩ đại như E.A.Poe, Mark Twain,…của thế kỷ XIX”. Đây là lời khẳng định vai trò đặc biệt của Mark Twain trong lịch sử truyền thống văn học Mỹ của Giáo trình “Văn học phương Tây” (Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ sáu, 1998). Sau khi giới thiệu với độc giả Việt Nam vài nét tiểu sử và sự nghiệp Mark Twain, các học giả đưa ra nhận định, đánh giá khái quát về vị trí, nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Mỹ này: “Ông là nhà văn Mỹ lớn nhất của thế kỷ XIX với những tác phẩm có giá trị phong phú. Tính hiện thực và ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com yếu tố hài hước quyện vào nhau tạo nên một phong cách độc nhất vô nhị” [57,tr52]. Lê Huy Bắc trong chuyên luận “Văn học Mỹ” tập trung làm nổi bật “Vinh quang sự nghiệp” và “gian truân cuộc đời” của Mark Twain. Lê Đình Cúc trong “Lịch sử văn học Mỹ” giới thiệu với chúng ta “Nghệ thuật hài hước và thái độ phủ nhận xã hội của Mark Twain” qua hai tác phẩm tiêu biểu “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” và “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn”. Trong bài báo “Ngòi bút hiện thực phê phán và nghệ thuật hài hước của Mark Twain” (TCVH, số 3, 1986), ông cho rằng “Đằng sau tiếng cười hài hước là thế giới hiện thực được phản ánh và nhìn nhận thông qua thế giới trẻ thơ”. “Truyện thiếu nhi của Mark Twain” (TCVH, số 6, 1997), ông dành sự quan tâm của mình tới phương diện đề tài trong sự nghiệp văn chương của nhà văn miền Tây này. “Mảng truyện thiếu nhi của Mark Twain là một trong những mảng cực kỳ quan trọng trong hệ đề tài văn học phong phú của Mark Twain”. Trong công trình “Hồ sơ văn học Mỹ”, Hữu Ngọc chú trọng phân tích tiếng cười đa cung bậc của Mark Twain. “Trong cái cười cợt của Mark Twain có cái lo lắng u buồn của một tâm hồn còn tin vào lý tưởng, ngay cả ở những tác phẩm cuối đời rất bi quan”. Cũng bàn về tiếng cười trong sáng tác của Mark Twain, Dương Ánh Tuyết góp thêm một phát hiện về nghệ thuật thể hiện tiếng cười trong sáng tác của Mark Twain. Trong bài “Tính chất Canaval trong tiếng cười của Mark Twain” (NCVH, số 4, 2008), tác giả khẳng định: “Mark Twain đã lựa chọn tiếng cười làm kênh giao tiếp đến với độc giả”. “Tiếng cười của Mark Twain có mối quan hệ đặc biệt với tiếng cười dân gian”, chính điều này góp phần ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com tạo nên tiếng cười của riêng Mark Twain không lẫn với ai được. Mark Twain là nghệ sỹ tiếp thu, sáng tạo và làm mới nguồn mạch văn hoá dân gian. Phùng Văn Tửu trong sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 11 (sách chỉnh lý 2000) gọi Mark Twain là “nhà văn miền Tây”, nhấn mạnh “Tinh thần phiêu lưu mạo hiểm, thái độ phân biệt chủng tộc, phê phán nền văn minh tư sản,…là những nét nổi bật tính chất Mỹ trong các tiểu thuyết Mỹ của ông” [55, tr.70] 2.2 Nghiên cứu về truyện phiêu lưu và cốt truyện phiêu lưu của Mark Twain Bách khoa tri thức (theo nguồn www.nhantai.com) khẳng định Mark Twain là một cây bút bậc thầy trong thể loại truyện phiêu lưu hài hước mang đến cho độc giả những tiếng cười và cả những nhận thức bình dị về cuộc sống. Từ điển các nền văn học sau khi đưa ra khái niệm về tiểu thuyết phiêu lưu và những yếu tố đặc trưng của thể loại, đã có những nhận định xác đáng về đặc điểm riêng biệt, dấu ấn đặc trưng trong truyện phiêu lưu của Mark Twain “Sự trưởng thành của nhân vật trở nên có vấn đề do không thể nào có một kết luận”. Theo Tạ Đức Trí trong bài “Mark Twain, nhà văn phiêu lưu của Hoa Kỳ” (nguồn www.vietidemagazine.net), trong những nhà văn Hoa Kỳ nổi tiếng thế giới, Mark Twain là nhà văn được nhiều người biết đến với các truyện phiêu lưu mạo hiểm. Bằng chứng là ngay từ tác phẩm gây tiếng vang đầu tiên của Mark Twain, “Con ếch nhảy trứ danh quận Calaveras” thuộc thể loại tiểu thuyết phiêu lưu. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gần như lôi cuốn toàn bộ giới trẻ Hoa Kỳ và thế giới: “Những cuộc phiêu lưu của Tom ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com Sawyer”, “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” cũng thuộc loại này. Chi Mai – “Những năm cuối đời của Mark Twain” (nguồn http:// tapchisonghuong.com.vn) cho rằng “Không chịu được cảnh gia đình yên ấm và dậm chân quanh bốn bức tường nhà, Mark Twain là một nhà văn sẵn sàng lên đường đến những miền đất lạ. Ông là nhà văn nổi tiếng với những trang viết về các cuộc phiêu lưu”. Đặng Anh Đào trong sách giáo khoa 12 (phần văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục, 1993) sau khi phân tích chương XXVI của tác phẩm Tom Sawyer đã có những nhận định “truyện phiêu lưu đồng thời tái hiện một xung đột lớn, các xung đột đều quy vào đó. Xung đột làm nảy sinh hai phe, và ở đây, phe thiện và phe ác rõ rệt”; “tình tiết thường có những pha gây cấn, căng thẳng, sau đó được tạm hoãn treo lại để cuốn hút bạn đọc theo dõi những chương sau. Ở đây, truyện phiêu lưu thường kết hợp với đề tài miền Tây tăng thêm màu sắc hồi hộp hấp dẫn”. Có thể nói, với nhận định trên, Đặng Anh Đào đã chỉ ra đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết phiêu lưu của Mark Twain nói riêng và truyện phiêu lưu nói chung về mặt kết cấu ở những phương diện: tình tiết, xung đột, hành động và các tuyến nhân vật. Lê Huy Bắc trong Văn học Mỹ khẳng định “Ký ức tuổi thơ của Mark Twain ở làng Hanibal cùng với những người bạn tinh nghịch là chất liệu cơ bản cho ngững cuốn tiểu thuyết phiêu lưu của ông sau này”. Thể loại tiểu thuyết phiêu lưu của ông độc đáo ở chỗ “phiêu lưu của các nhà cổ điển trước Mark Twain như Xecvantec, Xuyt,…là phiêu lưu trong thế giới tưởng tượng, dùng ảo để nói thực, còn phiêu lưu của Mark Twain hoàn toàn là phiêu lưu hiện thực, dùng thực để nói ảo” [6, tr.165]. Trong “Vấn đề cách dịch thuật cốt truyện tự sự”, ông quan tâm và nhấn mạnh “bản chất của phiêu lưu là luôn ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com tuân thủ hai nguyên tắc ngẫu nhiên và tất nhiên”. “Cốt truyện phiêu lưu là nơi lưu giữ hiệu quả nhất, hoặc có thể nói là nơi tạo được hiệu quả cân bằng nhất giữa hai phạm trù ngẫu nhiên và tất nhiên” [8, tr.82]. Có thể nói, nếu trong nhận thức khoa học, cái ngẫu nhiên được xem như quan niệm chủ quan phản ánh trình độ hiểu biết non kém của con người, nên nó bị gạt bỏ cái ngẫu nhiên thì trong sáng tạo nghệ thuật, cái ngẫu nhiên không hề bị coi thường, không bị gạt bỏ. Trong cốt truyện phiêu lưu, cái ngẫu nhiên được nhấn mạnh, đề cao. Nhà nghiên cứu khẳng định “Ngẫu nhiên là cái xảy ra tình cờ, không có quan hệ nhân quả, là sự kiện xảy ra không lý giải được nguyên nhân”, là “cái quy luật chưa được hiểu thấu” (Banzac). Được dung nạp trong nghệ thuật, cái ngẫu nhiên lại có những đặc tính nghệ thuật mới. Một mặt nó rất gần với cái kỳ lạ, kỳ ảo, đượm một sắc thái thần bí, siêu nhiên, nhưng mặt khác nó lại hiện diện ra hình thức rất cụ thể. Cái ngẫu nhiên vừa có cái vẻ siêu nhiên vừa có cái vẻ tự nhiên; vừa hiện thực lại vừa tượng trưng. Bởi thế nó tạo nên trong độc giả sự khó hiểu, mơ hồ buộc họ phải ức đoán cả lý trí lẫn tâm linh, logic lẫn phi logic, kích thích trí tò mò, khêu gợi niềm say mê khám phá. Phải chăng chính đặc điểm này đã tạo nên sự hứng thú, tính hấp dẫn, vẻ sinh động, và những cảm xúc, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm truyện phiêu lưu. Như vậy, trong quan điểm của Lê Huy Bắc, ngẫu nhiên và tất nhiên được đề cập trong cốt truyện phiêu lưu như một phạm trù mỹ học, là cái chủ yếu làm nên đặc trưng của cốt truyện phiêu lưu. Không chỉ nhấn mạnh cái làm nên sự hấp dẫn của cốt truyện phiêu lưu, nhà nghiên cứu này còn nhấn mạnh đặc điểm kết cấu cốt truyện phiêu lưu: một là rất lỏng lẻo, có thể mở rộng vô biên với những cuộc phiêu lưu tiếp nối nhau của nhân vật. Hai là rất chặt chẽ trong sự liên kết nội tại của chính cuộc phiêu lưu, có như thế thì nó mới tạo nên xung đột nội tại, kết thúc cuộc phiêu lưu này, nhân vật ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com bước vào cuộc phiêu lưu khác mà thường xuyên là chẳng có mối quan hệ nhân quả nào với cuộc phiêu lưu trước đó. Nguyễn Kim Thành trong luận văn thạc sỹ “Hình thức tiểu thuyết phiêu lưu trong truyện của Mark Twain” sau khi đưa ra các quan niệm về tiểu thuyết phiêu lưu đã chỉ ra một trong những đặc điểm chung nhất của thể loại phiêu lưu nói chung và của Mark Twain nói riêng là đặc điểm về cốt truyện. Cốt truyện phiêu lưu là sự xâu chuỗi của các sự kiện, tình tiết ly kỳ, hồi hộp; đầy ắp những biến cố biến cố bất ngờ kịch tính. Cốt truyện phiêu lưu chứa đựng xung đột giữa những tuyến nhân vật đối lập. 2.3 Nghiên cứu về “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” Sáng tác của Mark Twain muốn đến được với độc giả Việt Nam phải trải qua khâu trung gian quan trọng: dịch. Trong các văn bản dịch, lời giới thiệu của người dịch là những chỉ dẫn quan trọng giúp người đọc thâm nhập vào thế giới của nhà văn, nắm bắt được những vấn đề cơ bản về cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Với bản dịch “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” của mình, dịch giả Xuân Oanh trong lời giới thiệu nhấn mạnh đây là tác phẩm ưu tú nhất của Mark Twain. Giá trị của nó được thể hiện ở “những chi tiết lạ lùng của câu chuyện phiêu lưu cũng như nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ trào phúng khéo léo, kỳ diệu của tác giả mà không làm giảm bớt chút nào nội dung và tính chất nhân đạo của nó”[37]. Dịch giả Vân Đình chỉ cho độc giả hướng tới “Đặc sắc nhất của tác phẩm là sự diễn tả diễn biến tâm lý qua cuộc đấu tranh trong con người cua Huck, giữa một bên là bản chất thuần hậu đầy tính nhân đạo của Huck và bên kia là cái mà người ta gọi là lương tâm – một lương tâm đã bị bóp méo bởi thứ giáo dục trưởng giả và giáo dục nhà thờ”[39] ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com Từ điển văn học (bộ mới) sau khi tóm tắt tác phẩm Huck Finn đưa ra nhận định “Cuộc phiêu lưu kỳ thú của chú bé mồ côi da trắng và nô lệ da đen thực chất là cuộc chạy trốn của hai con người với những địa vị khác nhau trong xã hội”. Theo Bách khoa tri thức, cuốn tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” là một tác phẩm kinh điển trong văn học Mỹ. Sự ra đời của nó đã thể hiện những thay đổi lớn trong phog cách của Mark Twain. Lối châm biếm sâu cay hơn, những chi tiết hài hước nhuần nhị hơn, chiều sâu hiện thực của tác phẩm cũng đa dạng hơn: từ vấn đề trẻ em đến giáo dục chúng, từ tự do của con người, tự do của đứa trẻ đến tự do của những người nô lệ và việc giải phóng nô lệ. Chính vì vậy, người đọc không những tìm thấy sức lôi cuốn hấp dẫn của cuộc phiêu lưu trẻ thơ mà còn thấm thía ý nghĩa xã hội sâu sắc toát lên từ một thứ ngôn từ giản dị, hóm hỉnh, giàu lòng nhân ái [46]. Lê Đình Cúc cho rằng “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” là một trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi tuyệt diệu, “sống mãi trong lòng người đọc bao thế hệ” và là tất cả những thành tựu mà Mark Twain dành cho văn học thiếu nhi Mỹ nói riêng, văn học thiếu nhi nhân loại nói chung. Phân tích, điểm qua tính cách nhân vật, nhà nghiên cứu đi đến kết luận “Truyện thiếu nhi của Mark Twain đậm đà tư tưởng nhân văn. Thế giới tâm hồn trẻ thơ vô cùng hồn nhiên trong trẻo nhưng đầy lôi cuốn”[15]. Tác giả Huy Liên trong “Nghệ thuật châm biếm hài hước của Mark Twain trong “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” (TC Châu Mỹ ngày nay, số 5.1997) khai thác giá trị tác phẩm ở phương diện tiếng cười. Tác giả khẳng định “Tiếng cười của Mark Twain trong tác phẩm được tạo nên từ sự đối lập thế giới trẻ thơ hồn nhiên và thế giới người lớn xấu xa” . ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com Bằng cái nhìn tự sự, Dương Ánh Tuyết tìm hiểu tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” ở tính liên kết văn bản. Vận dụng lý thuyết liên văn bản, nhà nghiên cứu chỉ ra tính đối thoại đa thanh qua các dấu hiệu thẩm mỹ của văn bản tiểu thuyết này là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức cuốn hút phi thường cho tác phẩm của Mark Twain. Với đề tài luận văn thạc sỹ “Nghệ thuật hài hước – châm biếm trong “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn”, Phan Thị Kim Oanh đã tiến hành khảo sát, khai thác tiếng cười của Mark Twain qua ba phương diện: điểm nhìn, tình huống và nhân vật. Trên đây là các ý kiến, kiến giải của các nhà nghiên cứu, học giả ở Việt Nam về các phương diện mà chúng tôi quan tâm trong sáng tác truyện phiêu lưu của Mark Twain nói chung và “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” nói riêng. Tất nhiên việc tổng thuật không thể nào đầy đủ nhưng chắc rằng đã phác hoạ được những nét chính của các vấn đề một cách trung thực và nghiêm túc. Điều rõ ràng là có rất nhiều hướng tiếp cận sáng tác của Mark Twain mà hướng nào cũng nhằm khám phá thế giới nghệ thuật của ông. Nhiều vấn đề, nhiều phương diện về cả nội dung và nghệ thuật đều đã được đưa ra bàn luận và khẳng định. Tuy nhiên, vấn đề cốt truyện trong truyện phiêu lưu của ông, đặc biệt là cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết lừng danh “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn”, soi chiếu dưới ánh sáng lý thuyết cốt truyện của IU.M.Lotman thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ. Đây thực sự là một gợi ý lớn, có giá trị để chúng tôi triển khai đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1 Trên cơ sở đúc kết lý thuyết cốt truyện từ truyền thống đến hiện đại, tiếp thu lý thuyết cốt truyện của IU.M.Lotman, luận văn mong muốn đưa ra một ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com cách nhìn để nghiên cứu cốt truyện phiêu lưu, cụ thể là cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” của Mark Twain. 3.2 Trong quá trình phân tích, luận văn hướng tới chỉ ra những sáng tạo, cách tân độc đáo của Mark Twain trên cơ sở tiếp thu các yếu tố truyền thống về phương diện cốt truyện của tiểu thuyết phiêu lưu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là một số vấn đề cốt truyện và cốt truyện phiêu lưu trong tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” – Mark Twain. Vấn đề cốt truyện theo quan điểm của Lotman sẽ được nêu ra như là cơ sở lý luận chung cho sự triển khai của luận văn. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” của Mark Twain (bản dịch của Xuân Oanh), Nxb Văn hoá thông tin, 2004. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thống kê – phân loại: luận văn gồm ba chương, trong đó hai chương khảo sát các vấn đề về biến cố, không gian và nhân vật trên cơ sở lý thuyết của Lotman. Khi đi vào từng vấn đề cụ thể, luận văn sẽ tiến hành phân loại để thấy được sự đa dạng và phức tạp của các vấn đề trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện phiêu lưu của Mark Twain. Trong quá trình khảo sát, để thấy được tần số xuất hiện và lý giải ý nghĩa của các loại biến cố, không gian, nhân vật trong tác phẩm của Mark Twain, luận văn có sử dụng thao tác thống kê khi cần thiết. ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com 5.2 Phương pháp so sánh: trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng rộng rãi phương pháp so sánh cả đồng đại và lịch đại nhằm làm rõ những yếu tố truyền thống và nhất là những cách tân, sáng tạo riêng biệt và đặc sắc về cốt truyện phiêu lưu của Mark Twain. 5.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp: thông qua phân tích – tổng hợp các chi tiết nghệ thuật nhằm tiếp cận giá trị nghệ thuật cốt truyện của tác phẩm một cách hệ thống. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi cũng sử dụng kết hợp các phương pháp hỗ trợ khác để phát huy hiệu quả việc xem xét, nghiên cứu vấn đề. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu theo tinh thần tổng quan vấn đề cốt truyện phiêu lưu của Mark Twain, từ hệ thống quan điểm đến việc áp dụng lý thuyết của Lotman trong việc phân tích tiểu thuyết phiêu lưu cụ thể “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn”. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” của Mark Twain. *Lưu ý: - Trong luận văn, tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn” chúng tôi gọi tắt là Huck Finn; “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” là Tom Sawyer. - Số trong dấu ( ) là số trang của tác phẩm Huck Finn (bản dịch của Xuân Oanh), Nxb Văn hoá thông tin, 2004. NỘI DUNG ( Word Reader - Unregistered ) www.word-reader.com Chương 1: Vấn đề cốt truyện và cốt truyện phiêu lưu 1.1 Các quan niệm về cốt truyện Trong các tác phẩm văn học, cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của thể loại tự sự và kịch. Đó là một phương diện thuộc kết cấu tác phẩm tự sự. Từ xưa tới nay đã có nhiều quan niệm khác nhau bàn về cốt truyện. 1.1.1 Quan niệm cốt truyện truyền thống Ngay từ thời kì cổ đại Hy Lạp, cốt truyện đã được Aistote đề cập trong công trình Nghệ thuật thi ca. Theo ông, thành phần của truyện (vào thời của ông, ông gọi là bi kịch) bao gồm cốt truyện, tính cách, tư tưởng, văn từ, bài trí sân khấu và bố cục âm nhạc. Ông quan niệm nghệ thuật là sự mô phỏng, nhưng không phải là sự mô phỏng con người, mà là sự mô phỏng hành động và cuộc sống, niềm hạnh phúc và điều bất hạnh. Cái chủ yếu mà bi kịch lôi cuốn lòng người là diễn biến và nhận biết những yếu tố của cốt truyện. Như vậy, cốt truyện là yếu tố không thể không tồn tại trong các tác phẩm tự sự. Hơn thế Aistote còn nhấn mạnh rằng “cốt truyện là cơ sở, là linh hồn của bi kịch, là cái quan trọng nhất làm thành mục đích của bi kịch” [1, tr.36]. Cốt truyện là hệ thống các sự kiện xung đột hoặc sự phát triển của những sự kiện ấy theo trình tự tự nhiên của thời gian. Cốt truyện được tạo bởi sự sắp xếp các hoạt động. Rõ ràng, theo quan niệm của ông đưa ra, cốt truyện sẽ được tạo bởi các sự kiện và hành động. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn quan tâm đến việc sắp xếp bài trí các sự kiện như thế nào để đạt những hiệu quả thẩm mỹ nhất định. Cốt truyện phải được sắp xếp theo trình tự phát triển của các sự kiện – tức là cấu trúc nghệ thuật của truyện. Các sự kiện này có thể tiếp diễn đồng thời theo quy luật xác xuất (ngẫu nhiên) hoặc theo quy luật tất nhiên, để có thể chuyển từ nghịch cảnh sang thuận cảnh hoặc ngược lại. Không chỉ dừng lại ở những vấn đề trên, ông còn cho rằng cốt truyện có các thành phần là “mâu thuẫn” và “khám phá”, tương ứng với các phần mở đầu, phát triển và kết thúc. Với lý thuyết cốt truyện như trên, Aistote là người đặt nền móng cơ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất