Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tìm hiểu 03 vụ việc liên quan đến việc tranh chấp về quyền hiến xác và bộ phận c...

Tài liệu Tìm hiểu 03 vụ việc liên quan đến việc tranh chấp về quyền hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết (2)

.DOC
18
16
107

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể là một quyền nhân thân vô cùng quan trọng. Nó thể hiện được tính nhân đạo nhân văn sâu sắc của pháp luật nước ta. Đây là một quyền năng đặc biệt lần đầu tiên được quy định chính thức tại điều 34 bộ luật dân sự Việt Nam 2005. Đó là một bổ sung quan trọng nhằm mục đích phục vụ việc nghiên cứu khoa học đặc biệt là ngành y phục vụ giảng dạy và chữa bệnh cứu người. Tuy nhiên việc áp dụng luật hiến xác trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn và gây nhiều tranh cãi. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên nhóm em đã chọn nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu 03 vụ việc liên quan đến việc tranh chấp về quyền hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết” nhằm làm sáng tỏ một phần vấn đề đó trong thực tế. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận chung về quyền hiến xác,bộ phận cơ thể sau khi chết. Trên thực tế ta đã chứng kiến nhiều ca ghép nội tạng thành công đã cứu giúp rất nhiều người dành lại sự sống. Tuy nhiên trước đây do trình độ khoa học chưa phát triển nên vấn đề hiến xác chưa được quan tâm. Mãi đến năm 1989 luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ra đời có đề cập đến vấn đề hiến xác nhưng chỉ dừng lại ở việc quy định các trường hợp bác sĩ sẽ tiến hành lấy mô và bộ phận cơ thể người mà chưa quy định rõ quyền và thủ tục cho chủ thể hiến. Hiến xác, bộ phận cơ thể được chính thức trở thành một quyền nhân than quan trọng khi được quy định rõ ràng tại điều 33, 34 Bộ luật dân sự Việt năm 2005. Để tăng cường hành lang pháp lí nhằm bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật cũng như quyền lợi tối đa của chủ thể hiến. Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006, trong đó có quy định cụ thể về điều kiện hiến xác; bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. 1. Một số khái niệm. - Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định. 1 - Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết. 2. Các quy định về chủ thể hiến. Theo quy định tại Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác “ Người từ đủ mười tám trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể mình khi còn sống, sau khi hiến xác”. Các quy định của pháp luật về điều kiện cho chủ thể hiến tập trung vào hai tiêu chí là điều kiện tuổi và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Điều kiện sức khỏe của chủ thể hiến không được quy định một cách rõ ràng vì trên thực tế điều đó cũng không cần thiết vì thường khi người đó gặp vấn đề về sức khỏe thì họ mới nghĩ đến việc hiến xác. Nếu với mục đích là dùng cho nghiên cứu khoa học thì điều kiện sức khỏe của chủ thể hiến là không quan trọng, chỉ khi nào mục đích là chữa bệnh cứu người thì người hiến không được mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B,… Điều kiện về tuổi và năng lực hành vi, pháp luật quy định hai trường hợp: - Nếu một người đăng kí hiến sau khi chết khi họ phải thỏa mãn yêu cầu về độ tuổi và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật ( theo điều 5 luật 75/2006). - Nếu một người không đăng kí hiến bộ phận cơ thể sau khi chết thì cơ bản sẽ không có cuộc phẫu thuật nào để lấy bộ phận cơ thể họ. Tuy nhiên, ngoại lệ vẫn có thể được áp dụng đối với những chủ thể này nếu có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ hoặc chồng, hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó. Bất kì ai cũng có thể trở thành chủ thể hiến nếu thuộc các trường hợp trên mà không chịu bất kì một áp lực nào. 3. Quy định về trình tự thủ tục hiến. Do hiến xác và các bộ phận là một quyền nhân thân quan trọng nên việc hiến các chủ thể phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của pháp luật. Theo khoản 1, Điều 12 luật hiến xác 2006 quy định:“ Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế”. 2 Sau khi được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 luật này để tiến hành các thủ tục đăng kí cho người hiến. Khi nhận thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 luật 75/2006 này có trách nhiệm như sau: - Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người. - Hướng dẫn việc đăng kí hiến theo mẫu đơn, thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến. - Cấp thẻ đăng kí hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết. Như vậy, việc đăng kí hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ người đăng kí được cấp thẻ đăng kí hiến. trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng kí hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết hoặc hiến xác thì người đã đăng kí hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tiếp nhận đơn đăng kí hiến. 4. Các nguyên tắc về việc hiến mô, bộ phận cơ thể và xác sau khi chết (Điều 4 luật 75/2006) a) Nguyên tắc tự nguyện. Đây là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu và là điều kiện cần thiết cho hoạt động hiến xác và các bộ phận cơ thể. Xuất phát từ việc hiến xác,bộ phận cơ thể là một quyền nhân thân quan trọng gắn liền với con người nên trong hoạt động này nhất thiết phải có sự đồng ý của các chủ thể hiến trên cơ sở tự nguyện một cách hoàn toàn. Có nghĩa là: quyết định hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân phải được đưa ra trong tình trạng hoàn toàn bình thường, minh mẫn, sáng suốt không chịu bất cứ một áp lực bên ngoài tác động vào. b) Nguyên tắc vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. 3 Do hoạt động hiến xác, bộ phận cơ thể người là một hoạt động xuất phát trên tinh thần tự nguyện nhằm hướng tới mục đích nhân đạo cao cả là phục vụ cho nghiên cứu khoa học và chữa bệnh cứu người nên bên cạnh pháp luật căn cứ vào sự tự nguyện của chủ thể hiến thì phải có những quy định khắt khe trong việc tiến hành nhận xác và các bộ phận cơ thể. Tức là không thể tự ý xâm hại đến cơ thể một người một cách tùy tiện mặc dù họ đã đồng ý hiến. Sự can thiệp này chỉ hợp pháp khi mục đích của nó mang tính nhân đạo, phục vụ cho lợi ích cộng đồng và được tiến hành trên tinh thần phi lợi nhuận. c) Nguyên tắc phi lợi nhuận (không nhằm mục đích thương mại) Nội dung của nguyên tắc này là không trả tiền cho việc hiến bộ phận cơ thể người. Chủ thể hiến không có quyền đòi hỏi bất kì sự trả giá nào cũng như phép nhận thù lao dưới bất kì hình thức nào từ hành vi hiến xác, các bộ phận cơ thể của mình. Người được nhận để được cấy ghép, sử dụng trong nghiên cứu giảng dạy không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào cho chủ thể hiến. Có thể lí giải cho nguyên tắc này dựa trên hai điểm. Thứ nhât, xác và bộ phận cơ thể là các yếu tố gắn liền với con người, nên quyền hiến xác, bộ phận cơ thể là một quyền nhân thân quan trọng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Chính vì vậy xác người và bộ phận cơ thể không phải là tải sản có thể đem trao đổi trong giao dịch dân sự để định đoạt giá cả. Thứ hai, chủ thể hiến dự trên tinh thần tự nguyện hoàn toàn không đòi hỏi bất cứ một lợi ích nào cho nghĩa cử của mình. Việc pháp luật quy định nguyên tắc này đã tạo một thành trì chống lại mọi hành vi vi phạm có tổ chức đối với xác và bộ phận cơ thể người đặc biệt là hoạt động buôn bán nội tạng người xuyên quốc gia. Đây là một nguyên tắc cơ bản bao trùm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. d) Nguyên tắc vô danh Nội dung của nguyên tắc này là mọi thông tin về người hiến nhận, đều phải được tuyệt đối giữ bí mật, trừ trường hợp có sự thỏa thuận giữa hai bên theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự ổn định các mối quan hệ xã hội, tránh mọi hoạt động thương mại trao đổi giữa các chủ thể đồng thời bảo vệ tuyệt đối đời sống riêng tư cá nhân. Mặc dù nhà nước đã cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này nhưng trên thực tế đời sống việc áp dụng các quy định lại có những bất cập, tranh chấp xung 4 quanh việc hiến xác và các bộ phận cơ thể. Dưới đây là 03 vụ việc xảy ra có liên quan đến việc tranh chấp về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể con người sau khi chết mà nhóm em tìm hiểu để làm rõ hơn về các quy định của pháp luật đối với thực tế xã hội. II. Ba vụ việc liên quan đến việc tranh chấp về quyền hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết. 1. Vụ việc thứ nhất: a, Tóm tắt vụ việc: Ông Nguyễn Văn Phong, sinh năm 1947, từng sinh sống tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Ông là cán bộ về hưu, sống một mình tại Việt Nam. Ông có một người con trai tên Nguyền Văn Minh sinh năm 1970 hiện đang cùng vợ định cư bên nước Nga. Do điều kiện làm việc ở xa nên mỗi năm anh Minh chỉ về thăm ông Phong được 1 lần. Ngày 23 tháng 6 năm 2009 ông có đến tại bệnh viện Chợ Rẫy, 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5 để xin được hiến xác cho y bệnh viện sau khi chết. Và sau đó ông đã làm các bước thủ tục cần thiết theo quy định và đã được cấp thẻ hiến xác. Ngày 4/09/2010, ông Phong bị phát hiện ung thư giai đoạn cuối và chuyển vào đang tại bệnh viện Chợ Rẫy. Trước khi ông Phong chết, Bệnh viện Chợ Rẫy đã gửi giấy về cho gia đình ông Phong đồng thời tìm cách liên lạc với con trai ông Phong là anh Nguyễn Văn Minh để nói về việc hiến xác của ông Nguyễn Văn Phong. Ngày 23/11/2010 do bệnh tình quá nặng nên ông Phong đã mất tại bệnh viện Chợ Rẫy. Để thực hiện di nguyện hiến xác của ông Phong bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên khi nghe tin ông Nguyễn Văn Phong mất, anh Nguyễn Văn Minh đã cùng gia đình về chịu tang bố. Anh Nguyễn Văn Minh muốn đem tử thi của ông Phong đi hỏa thiêu để mang sang Nga thờ cúng. Tại thời điểm hiện tại, bệnh viện Chợ Rẫy đã làm xong thủ tục hiến xác cho ông Phong và chuẩn bị nhận xác ông để bảo quản phục vụ nghiên cứu nên không chấp nhận yêu cầu của anh Minh. Vì muốn nhận lại tử thi của ông Nguyễn Văn Phong, ngày 30/11/2011 anh Nguyễn Văn Minh đã làm đơn khởi kiện bệnh viện Chợ Rẫy lên tòa án quận Phú Nhuận Với lí do, theo anh lúc bố anh còn sống anh chưa từng biết bố anh(tức ông Phong) có ý định hiến xác. Anh vô cùng bức xúc và mong muốn cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này để anh có thể tiến hành ma chay, phúng viếng cho người cha theo đúng nghi thức cổ truyền dân tộc. 5 b, Nội dung giải quyết: Như vậy nơi xảy ra vụ tranh chấp là tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Bên nguyên đơn là anh Nguyễn Văn Minh con trai của ông Nguyễn Văn Phong, hiện đang công tác tại nước ngoài Bên bị đơn là bệnh viện Chợ Rẫy (địa chỉ 201B, Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) nơi tiếp nhận thủ tục hiến xác của ông Nguyễn Văn Phong. Người có quyền lợi và nghĩa vụ trực tiếp liên quan: ông Nguyễn Văn Phong, sinh năm 1947, từng sống tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định của tòa án: Sau một thời gian xem xét và tiến hành điều tra vụ tranh chấp tòa án nhân dân quận Phú Nhuận đã ra quyết định đối với vụ việc trên như sau: Thứ nhất, tòa chấp nhận đơn kiện của anh Nguyễn Văn Minh với bệnh viện Chợ Rẫy. Và giải quyết vụ án theo di nguyện của ông Nguyễn Văn Phong. Thứ hai, tòa quyết định bệnh viện Chợ Rẫy vẫn có quyền tiếp tục hoàn thành thủ tục hiến xác cho ông Phong đồng thời nhanh chóng tiếp nhận xác ông Nguyễn Văn Phong để làm công tác bảo quản xác theo đúng quy trình của khoa học. Thứ ba, bệnh viện Chợ Rẫy phải kết hợp với gia đình anh Nguyễn Văn Minh tổ chức lễ truy điệu cho ông Phong theo khoản 2 điều 24: “Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chính” . Mặt khác ông Phong được truy tặng kỉ niệm chương về sức khỏe cộng đồng của Bộ trưởng bộ Y Tế theo điều 25 luật 75/2006. c, Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh: Nhóm chúng em đồng ý với cách giải quyết của tòa án quận Phú Nhuận. Phân tích vụ việc ta nhận thấy phán quyết của tòa án Phú Nhuận là hoàn toàn chính xác khi đồng ý cho bệnh viện Chợ Rẫy có quyền sử dụng tử thi của ông Nguyễn Văn Phong phục vụ cho việc chữa bệnh cứu người và nghiên cứu khoa học vì đã thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật. Theo quy định tại Điều 5 luật số 75/2006 về việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết quy định “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.” Việc ông Nguyễn Văn Phong đăng kí thủ tục hiến xác đáp ứng mọi điều kiện do pháp luật đặt ra đối với chủ thể hiến xác và các bộ phận 6 cơ thể. Thời điểm ông Phong đăng kí hiến xác với bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 23/6/2009 tức là trước thời điểm ông mắc bệnh ung thư và chết là hơn một năm. Điều đó chứng tỏ rằng lúc ông đề đạt trình bày nguyện vọng hiến xác của mình trên cơ sở tự nguyện với đủ điều kiện về tuổi và năng lực hành vi dân sự, đặc biệt khi kí các thủ tục đăng kí hiến xác ông Phong không chịu bất cứ một áp lực từ phía bên ngoài tác động vào. Tại Điều 34 bộ luật Dân sự 2005 quy định “ Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chưa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.” Như vậy theo quy định của bộ Luật Dân sự đã nhấn mạnh hiến xác sau khi chết là một quyền nhân thân quan trọng. Chính vì vậy quyết định hiến xác dựa trên tinh thần tự nguyện của mỗi chủ thể. Tham chiếu vào sự việc trên ta thấy ông Nguyễn Văn Phong đã chủ động đến bệnh viện Chợ Rẫy xin làm thủ tục hiến xác. Điều đó chứng tỏ trước khi quyết định hiến xác ông Phong đã có sự tìm hiểu về quy định về hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Ông Phong đã có một sụ chuẩn bị khá kĩ càng về tâm lí trước khi quyết định hiến xác. Mặt khác giữa ông Nguyễn Văn Phong và bệnh viện Chợ Rẫy đã có những thỏa thuận về mặt thủ tục pháp lí thông qua tình tiết ông Phong đã hoàn thành tất cả thủ tục hiến xác của mình sau khi chết. Từ thời điểm ngày 23/6/2009 đến ngày 23/11/2011 ông Nguyễn Văn Phong không làm thủ tục thay đổi, hủy bỏ việc hiến mô bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết. Điều đó chứng tỏ ông Phong đã quyết tâm hiến xác cho bệnh viện Chợ Rẫy nhằm mục đích phục vụ chữa bệnh cứu người và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, trước thời điểm ông Phong chết bệnh viện Chợ Rẫy đã gửi mẫu đơn đăng kí hiến xác của ông Phong về gia đình và tìm cách liên lạc với anh Nguyễn Văn Minh – con trai của ông Phong biết về tình trạng sức khỏe của ông Phong. Tuy nhiên anh Minh và gia đình không hề có một hành động phản hồi phúc đáp lại bệnh viện Chợ Rẫy. Việc anh Minh đòi xin lại tử thi của ông Phong xuất phát từ truyền thống gia đình người Việt từ lâu đời nhưng lại không phù hợp với quy định của pháp luật và di nguyện người của người chết là ông Phong. Xuất phát từ việc hiến xác sau khi chết là một quyền nhân thân gắn liền với con người, do chính cá nhân đó xác lập và không thể chuyển giao quyền đó cho bất kì ai và không hề bị lệ thuộc vào một chủ thể hoặc một yếu tố bên ngoài tác động vào. Việc đăng kí hiến xác sau khi chết của ông Nguyễn Văn Phong được xác lập hoàn toàn trên sự tự nguyện mà không liên quan đến ý chí của bệnh viện. Bệnh viện một mặt đã hoàn thành thủ tục cần thiết cho ông 7 Phong theo quy định của luật định măt khác còn liên lạc với người nhà của ông Phong để giải trình về trường hợp của ông phong đẻ tránh sự tranh chấp về sau. Từ những phân tích trên nhóm chúng em hoàn toàn đồng ý với phán quyết của tòa vì bên cạnh quyết định tính đúng đắn của pháp luật cũng như nêu cao sự cống hiến từ nghĩa cử cao đẹp của ông Phong. 2. Vụ việc thứ hai: a, Tóm tắt vụ việc: Nữ y tá Nguyễn Thị Phương Thanh sinh năm 1960, công tác tại bệnh viện Việt Nam- Ba Lan, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Y tá Nguyễn Thị Phương Thanh có nguyện vọng được hiến xác cho bệnh viện Việt Nam- Ba Lan sau khi chết nhằm mục đích cứu chữa cho các bệnh nhân đang cần ghép mô và nội tạng. Tuy nhiên ngày 23/09/2009 do bị nhồi máu cơ tim nên y tá Nguyễn Thị Phương Thanh đã chết tại Khoa hồi sức cấp cứu tại bệnh viện. Trước khi chết, y tá Nguyễn Thị Phương Thanh không kịp hoàn tất thủ tục hiến xác của mình với bệnh viện VN-BL mà chỉ kịp trăn trối về nguyện vọng hiến xác với các đồng nghiệp tai phòng cấp cứu bệnh viện VNBL. Ngày 25/09/2009 bệnh viện VN-BL tiến hành nhận xác bà Nguyễn Thị Phương Thanh để làm thủ tục hiến xác và bảo quản tử thi. Tuy nhiên gia đình bà Nguyễn Thị Phương Thanh phản đối kịch liệt, không cho bệnh viện đem xác bà Thanh đi. Theo gia đình bà Thanh, họ không hề biết ý định hiến xác của bà Thanh cũng như không thấy một giấy tờ chứng nhận cho việc bà Thanh đăng kí hiến xác sau khi chết. Vì muốn giữ lại thi thể của bà Thanh để tiến hành thủ tục mai táng, gia đình bà Thanh đã viết đơn kiện bệnh viện VN-BL lên tòa án Nhân dân thành phố Vinh. b, Nội dung giải quyết: Như vậy vụ tranh chấp diễn ra tai thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết Bên nguyên đơn là gia đình bà Nguyễn Thi Phương Thanh. Bên bị đơn là bệnh viện Việt Nam- Ba Lan – đơn vị trực tiếp tiếp nhận xác của bà Thanh sau khi chết. Chủ thể liên quan trực tiếp tới vụ việc là bà Nguyễn Thi Phương Thanh, sinh năm 1960. từng là y tá công tác tại Bệnh viện VN-BL. Quyết định của tòa án: 8 Tòa án nhân dân thành phố Vinh chấp nhận đơn kiện của gia đình bà Nguyễn Thị Phương Thanh với bệnh viện Việt Nam- Ba Lan về vụ việc tranh chấp di hài của bà Thanh. Thứ hai, căn cứ vào điểm c khoản 2 điều 20 luật số 75/2006:” Trường hợp không có thể hiến mô, bộ phận cơ thể, người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó”, tòa quyết định cho gia đình bà Nguyễn Thị Phương Thanh nhận lại xác của bà Thanh để tiến hành ma chay, chôn cất theo đúng lễ nghi truyền thống. c, Ý kiến của nhóm về cách giải quyết của tòa án thành phố Vinh: Mặc dù tòa án thành phố Vinh đã giải quyết hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật, nhưng theo nhóm chúng em tòa án nên đồng ý cho y tá Nguyễn Thị Phương Thanh thực hiện được nguyện vọng của mình là sau khi chết được hiến xác cho y học. Bởi vì: Thứ nhất, theo quy định tại điều 5, luật số 75/2006 về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể, và hiến xác sau khi chết đã quy định “ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”. Y tá Nguyễn Thị Phương Thanh có đủ điều kiện về độ tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tại điều 33 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.” Hơn nữa theo quy định tại Điều 34, bộ luật Dân sự đã nhấn mạnh quyền hiến xác là một quyền nhân thân gắn liền với chủ thể được xác lập phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của chủ thể, quyền này không bao giờ được chuyển nhượng hoặc được xác lập theo sự điều khiển sắp đạt của người khác. Ở đây, nữ y tá Nguyễn Thị Phương Thanh có nguyện vọng hiến xác trong điều kiện hoàn toàn khỏe mạnh, minh mẫn không chịu bất kì một tác động nào từ bên ngoài tác động vào. Ý định hiến xác sau khi chết của bà Thanh là hoàn toàn tự nguyện nhằm mục đích nhân đạo cứu người. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều người đang cần ghép bộ phận cơ thể để được cứu sống. Theo con số thống kê của Vụ pháp chế, Bộ Y tế cho biết: Nhu cầu được ghép mô, bộ phận cơ thể người rất lớn và ngày càng tăng. Cả nước hiện có 5000-6000 người suy thận mãn cần được ghép thận. Thứ hai, xét về điều kiện ngoại cảnh tác động lên vụ việc là việc bà Thanh qua đời đột ngột do nhồi máu cơ tim nên không kịp hoàn tất thủ tục pháp lí liên quan đến việc 9 hiến xác của bà Thanh. Trên thực tế bệnh viện Việt Nam- Ba Lan không thể đưa ra bất cứ một giấy tờ pháp lí nào có thể chứng minh cho việc bà Thanh đã đăng kí hiến xác sau khi chết. Bởi theo quy định tại điều 19 luật số 75/2006 quy định về trình tự thủ tục hiến xác “Điều 19. Thủ tục đăng ký hiến xác.” 1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến xác với cơ sở y tế. 2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 của Luật này. 3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây: a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác; b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; c) Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến. 4. Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến. 5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến xác; việc tư vấn cho người hiến xác. Pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ về thủ tục trình tự cho việc hiến xác nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người tham gia hiến xác đồng thời tạo một hành lang pháp lí an toàn ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Điều bất lợi trong vụ việc này là bà Thanh chưa kí xác nhận một thủ tục hiến xác nào với bệnh viện Việt Nam- Ba Lan, cũng như bà Thanh chưa bao giờ nói cho gia đình mình về ý định hiến xác của mình. Chính chi tiết này đã làm phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên bên cạnh nhìn nhận vấn đề theo cách trên ta có thể nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan hơn. Hiến xác là một di nguyện trước khi chết của bà Thanh tuy nhiên do hoàn cảnh điều kiện khách quan mà bà Thanh đã không cụ thể hóa được ý nguyện của mình thành các căn cứ pháp lí thực tế như đơn xin hiến xác sau khi chết... Vấn đề 10 đặt ra ở đây liệu nên chăng cách giải quyết của tòa còn chưa thỏa đáng được một số vấn đề nêu trên. Vẫn biết phải căn cứ vào các chứng cứ pháp lí, những quy định của pháp luật để dẫn tới quyết định một vụ việc. Trong khi còn rất nhiều người cần được cứu sống, nhiều trường Đại học Y thiếu xác người để phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, vậy tại sao chúng ta lại bỏ phí những cơ hội có thể mang lại sự sống, và việc nghiên cứu giảng dạy sẽ tốt hơn. 3. Vụ việc thứ ba. a) Tóm tắt vụ việc: Em Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1989, trú tại xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), sinh ra lành lặn như những đứa trẻ cùng trang lứa. Tuy nhiên, khi em lên lớp 5, một sáng kia thức dậy, toàn thân em đau buốt, không thể đi lại được. Bố mẹ đưa em vào bệnh viện huyện để khám thì phát hiện em bị giãn dây chằng vùng xương chậu. Mặc dù, đã hết sức chạy chữa, nhưng bệnh tình của Đức ngày càng nặng. Sau đó, em được bố mẹ đưa đến một bệnh viện ở Hà Nội và được chuẩn đoán lao xương. Càng chữa trị, bệnh tình của Đức càng nặng hơn. Từ những cơn đau vùng xương chậu đã bắt đầu lan xuống đầu gối, rồi đến cổ chân và toàn thân. Đức được chuyển xuống bệnh viện Lao- phổi Nghệ An điều trị từ năm 2008. Tại đây, Đức được các bác sĩ chuẩn đoán: Viêm đa khớp, viêm xương. Hơn mười năm nay nằm bất động tại chỗ, tất cả các công việc vệ sinh cá nhân, ăn uống đều từ bàn tay của mẹ. Nhưng may mắn là đầu óc của Đức vẫn tỉnh táo. Trong thời gian điều trị, em có đưa ra nguyện vọng và bàn bạc với mẹ về vấn đề hiến các bộ phận khỏe mạnh của cơ thể mình cho bệnh viện để giúp đỡ những người khác. Mẹ em đồng ý và bệnh viện Lao-phổi Nghệ An đã tiến hành các thủ tục cho em. Đến ngày 9/4/2009, Đức hoàn thành các thủ tục hiến các bộ phận cơ thể và nhận được thẻ. Một năm sau, khi sức khỏe ngày càng yếu, Đức thay đổi ý định, em muốn mình khi chết đi vẫn lành lặn, được hỏa táng và trở về ngôi nhà của mình với bố mẹ. Ngày 10/9/2010, Đức cùng mẹ viết đơn hủy bỏ việc hiến bộ phận cơ thể gửi cho bệnh viện Lao- phổi Nghệ An. Hơn một tuần sau, ngày 21/9/2010, Đức qua đời; trong khi đó, bệnh viện Lao- phổi Nghệ An vẫn chưa thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc hủy bỏ đơn đăng ký bộ phận cơ thể ở người sau khi chết của Đức. Bố mẹ Đức định đưa di hài em về chôn cất thì không được sự đồng ý của bệnh viện Laophổi Nghệ An với lí do: Đức chưa hoàn thành thủ tục hủy hiến bộ phận cơ thể. 11 Bố mẹ Đức vì muốn mai táng em nên viết đơn kiện bệnh viện Lao- phổi Nghệ An rồi gửi lên Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. b) Nội dung giải quyết. Như vậy, vụ tranh chấp diễn ra tai tỉnh Nghệ An liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Bên nguyên đơn là gia đình em Nguyễn Văn Đức Bên bị đơn là bệnh viện Lao – phổi Nghệ An. Chủ thể liên quan trực tiếp tới vụ việc là em Nguyễn Văn Đức, sinh năm 1989. Quyết định của tòa án: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An chấp nhận đơn kiện của gia đình em Nguyễn Văn Đức với bệnh viện Lao- phổi Nghệ An về việc tranh chấp di hài em Đức. Thứ hai, căn cứ theo khoản 3 điều 20 Luật số 75/2006/QH11: “Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký.”, tòa quyết định cho gia đình em Nguyễn Văn Đức nhận lại di hài của em để tiến hành ma chay, chôn cất theo đúng lễ nghi truyền thống. Thứ ba, tòa yêu cầu bệnh viện Lao- phổi Nghệ An kiểm điểm về hành vi của mình, có hành động xin lỗi và bồi thường cho gia đình em Nguyễn Văn Đức. c, Ý kiến của nhóm về cách giải quyết của tòa án tỉnh Nghệ An: Nhóm chúng em đồng ý với cách giải quyết của tòa án tỉnh Nghệ An. Phân tích vụ việc ta nhận thấy phán quyết của tòa án là hoàn toàn chính xác khi đồng ý cho gia đình em Nguyễn Văn Đức nhận lại thi thể của em. Thứ nhất, việc em Đức gửi đơn đăng kí hiến bộ phận cơ thể là phù hợp với pháp luật. Điều 5 Luật số 75/2006/QH11 quy định :” Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.” Ở đây, em Đức đã 19 tuổi (tính theo ngày đăng kí), và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tại điều 34 bộ luật Dân sự 2005 quy định “ Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chưa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể được thực hiện theo quy định của 12 pháp luật.” Như vậy theo quy định của bộ Luật Dân sự đã nhấn mạnh hiến bộ phận cơ thể sau khi chết là một quyền nhân thân quan trọng. Chính vì vậy quyết định hiến xác dựa trên tinh thần tự nguyện của mỗi chủ thể. Tương tự như việc hủy bỏ việc hiến bộ phận cơ thể của Đức. Thứ hai, theo khoản 1 điều 20 của Luật, “Trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết hoặc hiến xác thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.” Ngày 10/9/2010, Đức cùng mẹ đã gửi đơn tới bệnh viện Lao- phổi Nghệ An. Khi nhận được đơn này, theo khoản 2 điều 20 quy định: “Cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau đây: a) Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác của người đã đăng ký hiến; b) Cấp lại thẻ hoặc thu hồi thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác cho người đăng ký hiến nếu người đó đã được cấp thẻ; c) Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.” Trên thực tế, sau 11 ngày kể từ ngày nhận được đơn, bệnh viện vẫn chưa có thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia. Việc làm của bệnh viện là chậm trễ và không theo đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa, khi người nhà em Đức có yêu cầu xin đưa thi thể em về mai táng thì bị bệnh viện từ chối với lí do: em Đức chưa hoàn thành việc hủy thủ tục hiến bộ phận cơ thể. Nhưng theo khoản 3 điều 20, “Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký.” Như vậy, tại vụ việc này, bệnh viện Lao – phổi Nghệ An đã không thi hành đúng luật, gây thiệt hại về tinh thần cho gia đình em Nguyễn Văn Đức. Chính vì thế, quyết định trả di hài cho người nhà em Đức là hoàn toàn đúng và việc bệnh viện phải có sự bồi thường cho gia đình em là xác đáng. Từ vụ việc này, phải thừa nhận rằng, luật số 13 75/2006/QH11 chưa có hệ thống chế tài xử lí khi các cơ quan y tế tiếp nhận việc hiến xác, bộ phận cơ thể làm sai. Đây thực sự là vấn đề đáng lưu tâm hiện nay. III. Những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền hiến xác bộ phận cơ thể sau khi chết. Từ việc tìm hiểu ba vụ việc trên, nhóm chúng em nhận thấy trên thực tế, luật pháp chưa thể giải quyết được xác đáng các vụ việc liên quan đến vấn đề tranh chấp quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể. Để khắc phục những hạn chế, bổ sung những thiếu sót những quy định của pháp luật về vấn đề này, nhóm chúng em xin đưa ra những ý kiến như sau: 1. Về chủ thể hiến: - Về độ tuổi: Để mở rộng chủ thể có quyền đăng ký hiến bộ phận cơ thể sau khi chết, pháp luật nên cho phép người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể đăng ký hiến sau chết nếu được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ; hoặc được đăng ký những văn bản chỉ có giá trị tham khảo, nó sẽ thực sự có hiệu lực khi người hiến tròn 18 tuổi. 2. Về trình tự, thủ tục: - Cần sớm có quy định về trình tự, thủ tục đối với việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người cho mục đích nghiên cứu khoa học cũng như đối với tổ chức nhận xác bộ phận cơ thể người để nghiên cứu khoa học. - Về thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sống; thủ tục đăng ký hiến bộ phận cơ thể người hiến xác sau khi chết, theo chúng em, ở khoản 4 điều 12 cũng như khoản 4 điều 18 Luật về trách nhiệm của cơ sở y tế là trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan là không khả thi, bởi số nhân viên của cơ sở y tế là rất hạn chế. - Điều a khoản 2 điều 17 của Luật có quy định:” Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí” nhưng lại không có tiêu chuẩn của mức sức khỏe cần đạt, vì vậy cần làm rõ hơn quy định về khám sức khỏe định kỳ bởi quy định này quá chung chung, khó có thể thực hiện trên thực tiễn. 14 - Ngoài việc tôn vinh những người hiến xác, bộ phận cơ thể nên có sự động viên tinh thần với những gia đình người hiến. Do vậy, điều 25 của Luật nên thay đổi. - Điều 11 có quy định những điều cấm nhưng lại chưa có các chế tài đi kèm vì thế cần có sự sửa đổi để chặt chẽ hơn. - Việc xử lí các cơ quan y tế, cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc hiến xác, bộ phận cơ thể khi làm sai luật cũng chưa được nhắc đến trong các bộ Luật. Chính vì thế, chế tài xử phạt đối với các cơ sở y tế khi làm sai cũng cần nhanh chóng được công bố. - Hướng dẫn các bệnh viện không được phép lấy, ghép bộ phận cơ thể người người tham gia vào hệ thống hiến như những vệ tinh với các hoạt động chủ yếu: tuyên truyền về việc hiến bộ phận cơ thể, cấp nhận đơn đăng ký hiến, chuyển đến đơn vị có thẩm quyền. - Trường hợp xác định chết não nên hướng dẫn cho phép người đứng đầu cơ sở y tế, ghép bộ phận cơ thể được ủy quyền trong việc chỉ định nhóm chuyên gia xác định chết não và công bố. KẾT LUẬN Ngày nay, việc hiến xác cho y học nghiên cứu là chuyện không còn hiếm. Người tình nguyện làm đơn hiến thân mình cho khoa học sau khi chết ngày càng nhiều. Đây là việc làm có ý nghĩa xã hội sâu sắc, đóng góp cho sự phát triển của y khoa, phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng, không phải tất cả các vụ hiến xác đều diễn ra theo quy luật chung của nó mà bên cạnh đó còn nhiều vướng mắc cần phải giải quyết. Qua ba vụ việc mà chúng tôi đề cập ở bài viết này cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Tuy là còn nhiều rào cản từ phía gia đình và còn nhiều khó khăn khác nhưng những quy định mà pháp luật đề ra cùng với ước nguyện của người hiến xác, đã mang lại mầm sống cho đời, cho những người được sống có được niềm vui và hạnh phúc. 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I và II, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009. Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 và các văn bản hướng dẫn. 16 MỤC LỤC DANH MỤC TRANG LỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận chung về quyền hiến xác,bộ phận cơ thể sau khi chết. 1 1 1. 2. 3. 4. Một số khái niệm Các quy định về chủ thể hiến Các quy định về trình tự thủ tục hiến Các nguyên tắc về việc hiến mô, bộ phận cơ thể và xác sau khi chết II. Ba vụ việc liên quan đến việc tranh chấp về quyền hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết. 1. Vụ việc thứ nhất a, Tóm tắt vụ việc b, Nội dung giải quyết c, Đánh giá của nhóm 2. Vụ việc thứ hai a, Tóm tắt vụ việc b, Nội dung giải quyết c, Đánh giá của nhóm 3. Vụ việc thứ ba a, Tóm tắt vụ việc b, Nội dung giải quyết c, Đánh giá của nhóm III. Những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền hiến xác bộ phận cơ thể sau khi chết. 1. Về chủ thế hiến 2. Về trình tự, thủ tục hiến KẾT LUẬN 17 1 2 2 3 5 5 5 6 6 8 8 8 9 11 11 12 12 14 14 14 15 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan