Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu thuyết nguyễn bắc sơn...

Tài liệu Tiểu thuyết nguyễn bắc sơn

.PDF
108
30
133

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn khởi nghiệp từ nghề giáo, một người lính, một nhà quản lí báo chí. Ông viết nhiều thể loại như bút kí, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và đã giành một số giải thưởng cao. Nhưng có lẽ bạn đọc biết đến nhà văn Nguyễn Bắc Sơn nhiều hơn ở thể loại tiểu thuyết, khi đã chín về tuổi đời tuy vẫn trẻ về tuổi nghề. Trong một bài phỏng vấn nhỏ, Nguyễn Bắc Sơn tâm sự: “Sau vài tập truyện ngắn, đến một tập truyện vừa được tặng thưởng của nhà xuất bản thanh niên, được tái bản, tôi thấy phải dấn lên bằng một cuốn tiểu thuyết mới có chỗ cho những bức xúc giải toả”. “Dấn mình” vào thể loại tiểu thuyết, đòi hỏi nhà văn trình độ cao hơn, sức khái quát rộng hơn, quan trọng nhất là vấn đề phải có định hướng. Cũng chính từ thể loại này, Nguyễn Bắc Sơn đã gặt hái được những thành công ngay sau khi cuốn tiểu thuyết đầu tay Luật đời và cha con ra mắt bạn đọc cả nước (năm 2005) và gây được tiếng vang trong dư luận . Tiểu thuyết Luật đời và cha con được độc giả đón nhận như một hiện tượng trong văn học đương đại bởi sự mới mẻ ở đề tài, cách đặt vấn đề của nhà văn. Đó là những bất cập trong cơ chế, quản lí xã hội hiện hành,bất cập giữa lí luận và thực tiễn. Đặc biệt tính thời sự cao của tác phẩm : cần thay đổi phương thức Đảng lãnh đạo sao cho hiệu quả cao và nhiều vấn đề “nóng” trong cuộc sống hiện đại hôm nay như: chuyện gia đình, chuyện hôn nhân, chuyện tình dục trong cuộc sống hiện đại… . Chính vì điểm mới lạ đó, tác phẩm Luật đời và cha con được xuất bản và tái bản ba lần trong sáu tháng (Nxb hội nhà văn 8/ 2005, Nxb văn học tái bản 10/ 2005, 3/ 2006). Được tổ chức toạ đàm tại báo văn nghệ, nhiều bài giới thiệu và phỏng vấn trên hầu khắp các đầu báo (hơn 20 bài). Được giải thưởng uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn hoá nghệ thuật 2 Việt Nam. Tác giả còn được đạo diễn Mai Hồng Phong chuyển thể thành phim truyền hình dài hai mươi sáu tập, được bình chọn là phim truyền hình hay nhất năm 2007. Những thành công ban đầu trên thể loại tiểu thuyết đó đã khích lệ Bắc Sơn viết Lửa đắng.Với Luật đời và cha con vấn đề cơ chế mới là sự manh nha nhưng đến Lửa đắng là sự mổ xẻ, phân tích, là sự đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới. Hàng loạt những vấn đề chính trị được bàn luận sâu sắc, quyết liệt hơn. Với nội dung chính trị được phản ánh qua hai cuốn tiểu thuyết, cho thấy Nguyễn Bắc Sơn đã tiếp nối nguồn mạch của tiểu thuyết thế sự; tiểu thuyết luận đề của Nguyễn Mạnh Tuấn vào những năm đầu của thập niên 80, thế kỷ XX như : Đứng trước biển, Cù lao Tràm… khuynh hướng này cho thấy sự dấn thân của Nguyễn Bắc Sơn đối với những vấn đề thời cuộc. Ông là người có ý thức công dân cao khi nung nấu và đề cập đến một loạt vấn đề chính trị “nóng” mà dường như mọi người có biết nhưng ngại bàn, ngại đụng chạm đến vì nhiều lý do tế nhị. Đó là những vấn đề như sự bất cập trong cơ chế, việc cải cách hành chính mà cụ thể là cải cách phương thức lãnh đạo của đảng. 1.2. Đến nay tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn được nhiều người đề cập đến với nhiều phương diện khác nhau nhưng chưa có công trình chuyên sâu về nội dung và nghệ thuật. Vì vậy mục đích của đề tài là từ những tri thức lí luận về tiểu thuyết, tìm hiểu, khám phá nghệ thuật tự sự, đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn, qua đó chỉ rõ những đóng góp của ông về phương diện tiểu thuyết cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đặc biệt những đóng góp lớn trên lĩnh vực tư tưởng-chính trị bởi tính chất dự báo của tác phẩm. Vì những lí do đó, đề tài luận văn sẽ góp phần giải quyết vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu một tác giả mới của nền văn học đương đại, phát hiện những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết 3 Nguyễn Bắc Sơn, từ đó góp phần đánh giá một cách đầy đủ và thấu đáo hơn về nhà văn. Vì vậy mục đích của đề tài, mong muốn là tiếng nói tri ân , khích lệ nhà văn “khơi nguồn sáng tạo” hơn nữa trên con đường sáng tác văn chương. Đồng thời giúp bạn đọc hiểu hơn nữa về một cây bút trẻ ở tuổi nghề nhưng đã chín về tuổi đời và kinh nghiệm sống. Cũng nhằm chỉ rõ các đóng góp của ông về phương diện tiểu thuyết cho nền văn xuôi Vịêt Nam đương đại Bên cạnh đó đề tài luận văn sẽ góp phần giải quyết vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu một tác giả mới của nền văn xuôi đương đại, rèn luyện khả năng nghiên cứu một tác giả văn học. 2. Lịch sử vấn đề Sau khi hai tiểu thuyết Luật đời và cha con và Lửa đắng lần lượt xuất hiện trên văn đàn văn học đương đại, nó được bạn đọc, khán giả đón nhận như một “hiện tượng mới”. Đã có rất nhiều bài nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình văn học, đạo diễn điện ảnh và cả những bạn đọc yêu thích văn chương. Đặc biệt là đã có rất nhiều bài báo phỏng vấn trực tiếp nhà văn Nguyễn Bắc Sơn như: báo Văn nghệ, An ninh thủ đô, Nhà báo và công luận, Người lao động….Mỗi tác giả đánh giá ở những khía cạnh khác nhau của tác phẩm. 2.1 Về tác phẩm Luật đời và cha con : Hầu hết các nhà nghiên cứu phê bình tác phẩm đều thống nhất đánh giá cao thành công nổi bật của tác giả trong việc lựa chọn đề tài sáng tác theo hướng đổi mới, đối diện trực tiếp với những vấn đề cấp thiết có tính chính trị trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay. Chúng tôi xin giới thiệu một số bài viết đó: Nhà thơ đạo diễn Đỗ Minh Tuấn trên báo văn nghệ trẻ số 40 ngày 2/10/2005 đã không ngần ngại khẳng định: “Luật đời và cha con là cuốn 4 tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên mổ xẻ sự vận động của toàn xã hội. Trong quá trình đổi thay cơ chế, một sự vận động đụng chạm đến từng gia đình, từng số phận” Trong bài viết tác giả cũng thẳng thắn chỉ ra một vài nhược điểm của Luật đời và cha con là nhiều chương còn lan mam, xô bồ, mượn mồm nhân vật để kể chuyện đời. Nhưng kết luận cuối cùng cũng là lời khen ngợi nhiều hơn: “Luật đời và cha con là cuốn tiểu thuyết tình ái và chính trị- gai góc và sinh động, một bước cố gắng thể hiện những vấn đề của cuộc sống và con người hiện đại ở góc nhìn mới mang tính luận đề, một cái nhìn trực diện về những diễn biến theo hướng suy đồi của xã hội hôm nay và chia sẻ những khó khăn của những người lãnh đạo có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và năng lực mới.” Trên báo văn nghệ số 49 ngày3/12/2005 có bài Luật đời và cha con của nhà văn Hoàng Minh Tường. Bài viết nhận định tác phẩm nói chuyện của một gia đình cũng là chuyện của xã hội, những vấn đề tồn tại trong mối quan hệ gia đình cũng chính là vấn đề phản ánh xã hội, cách nhìn nhận cuộc sống thực tại của hai Đảng viên cha-con, những mối quan hệ nhằng nhịt trong hôn nhân, những vấn đề tham nhũng, những tệ nạn xã hôi…. Từ đấy khẳng định: “Ở lĩnh vực nào, ngòi bút của Nguyễn Bắc Sơn cũng tỏ ra hoạt náo và giầu chi tiết sống động.” [55, tr. 549] PGS.TS, nhà văn Bích Thu với bài “cái nhìn hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn” đã nhận xét về một số thành công của tác phẩm: Biết cách khai thác nhân vật “đặt nhân vật trong sự soi sáng từ nhiều điểm nhìn”, “con người không trùng khít với địa vị xã hội, thành công khi phân tích nội tâm nhân vật. Kết cấu trong tiểu thuyết thể hiện rõ cái nhìn mới của tác giả về cuộc đời và con người thông qua hai mảng chính: chuyện gia đình với bao phức tạp do sự tác động của xã hội, chuyện 5 xã hội với bao đề tài, nhức nhối về tham nhũng, cơ chế, tổ chức, về báo chí, giáo dục, buôn bán với nước ngoài…Nhà văn đã tạo được những tình tiết bất ngờ gây hấp dẫn người đọc. Tác giả cũng chỉ ra nhược điểm của nhà văn như: văn viết có lúc thô, chưa uyển chuyển còn nói hộ nhân vật. Gần đây nhất trong chương trình Tác giả và tác phẩm do Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội 1 giới thiệu nhà văn Bắc Sơn, phát sóng 8/8/2009, Bích Thu phát biểu về tiểu thuyết Luật đời: “Với cuốn tiểu thuyết này nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã đem lại cho người đọc sự hấp dẫn và mang được những vấn đề mà tiểu thuyết đương đại mặc dù không có những cách tân lớn lao, tác phẩm được viết theo lối tiểu thuyết truyền thống nhưng tính hấp dẫn, hiện đại của đề tài, những thủ pháp nghệ thuật rất chừng mực của anh làm cho tiểu thuyết đến được bạn đọc”. Trên báo Văn nghệ 1/4/2006 có bài Đi qua ranh giới đề tồn tại của PGS.TS nhà văn Nguyễn Đăng Điệp. Và gần đây nhất 8/8/2009 chương trình Tác phẩm và tác giả của Đài phát thanh truyền hình Hà Nội phát sóng, cùng nhà văn Nguyễn Đăng Điệp đã khẳng định sự đổi mới của đề tài tiểu thuyết, khen tác phẩm có ý nghĩa thực tiễn và những thành công ban đầu của Nguyễn Bắc Sơn: “Vấn đề anh đặt ra trong tác phẩm này gai góc hơn nhiều: Cần có sự chuyển đổi phương thức lãnh đạo đất nước trong đội ngũ Đảng viên sao cho phù hợp với những thay đổi của đời sống, phải nhanh chóng xem lại văn hoá Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường. Đây là vấn đề nóng. Nóng đến mức nhiều người chỉ bàn mà ngại đụng bút…đọc Luật đời và cha con, vì thế ta như được tiếp xúc trực tiếp với những luồng điện nằm sẵn trong đời, được thấy phù sa đời sống chạm vào xúc giác của mình, được hít thở vị mặn của cuộc sống đang diễn ra trước mắt ta từng phút giây”[55, tr.563- 5]. Tác giả cũng có ý kiến phát biểu trực tiếp, đánh giá thoả đáng những thành công của nhà văn: Về mặt tư duy tiểu thuyết, tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn là tiểu thuyết mang tính luận đề, thông thường những tiểu thuyết luận 6 đề thì khô khan nhưng Nguyễn Bắc Sơn đã biết mềm mại hoá, biết làm cho nó có khả năng chinh phục người đọc. Bởi lẽ cách tổ chức các tuyến sự kiện, tuyến nhân vật, ngôn ngữ rất gần gũi đời sống. Chính điều đó mang lại sự tươi mới cho tác phẩm Nguyễn Bắc Sơn. Về Lửa Đắng: Các nhà văn, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Khắc Trường, Bích Thu … và hầu hết các ý kiến nhận xét, phê bình Lửa đắng đều thống nhất đánh giá cao thành công nổi bật của tác giả ở sự tìm tòi, sáng tạo, phản ánh hàng loạt những vấn đề bất cập trong cơ chế hành chính nước ta và nhiều vấn đề xã hội đã triển khai ở Luật đời và cha con lại được tiếp tục khai thác ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn. Ý kiến của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Đây là một đề tài nhà văn Nguyễn Bắc Sơn nung nấu, suy nghĩ từ thực tiễn cuộc sống của mình, anh muốn văn học góp một phần nói lên điều đó, nói lên bằng cách của văn học.” Nhà văn Nguyễn Khắc Trường có ý kiến: “Lời đầu tiên là tôi nhận lỗi đã không in quyển này. Quyển Luật đời và cha con chỗ chúng tôi cấp giấy phép xuất bản. Quyển này… bàn vấn đề xem ra gay cấn gì đấy”. Tiếp tới là những lời nhận xét có tính chất khích lệ, biểu dương của Bích Thu: “Nguyễn Khoa Điềm có tập thơ tên “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” nhưng đây lại là Lửa đắng. Nó đặt ra trước mắt chúng ta rất nhiều vấn đề nóng, nhiều vấn đề bức xúc về cơ chế, về đổi mới tư duy, về cải cách hành chính mà anh Nguyễn Bắc Sơn đã đưa tất cả vào trong tác phẩm của mình. Nói là tiểu thuyết chính trị, có thể nói là tiểu thuyết luận đề, ngay tên Lửa đắng đã là tiểu thuyết luận đề, hoặc những vấn đề đặt ra đã mang tính luận đề. Cái điều đáng nói ở đây là những nhân vật trong Lửa đắng không phải là cái loa phát ngôn của tác giả. Những nhân vật hiện lên rất sống động, là những hình tượng nghệ thuật đều nói lên điều mà nhà văn tâm huyết”. Còn về nghệ thuật, bà cũng khẳng định những thành công bước đầu của nhà 7 văn: tạo được những chi tiết, tình huống, tiểu thuyết có sự xâm nhập thể loại, ngồn ngộn vốn sống. Trên các báo cũng có nhiều bài của các nhà nghiên cứu, bạn đọc, những bài phỏng vấn trực tiếp nhà văn về bộ tiểu thuyết của ông. Bài “Lửa đắng và tiểu thuyết chính trị” trên Nhà báo và công luận số 17 (ngày 24 đến 30/4/2009) Phạm Xuân Nguyên đã đánh giá cao Lửa đắng ở phương diện đề tài chính trị, xây dựng được những nhân vật trung tâm là cán bộ Đảng, hình tượng người tổng bí thư Đảng. Đặc biệt, Nguyễn Lê Bách nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ai cập trong chương trình giới thiệu tiểu thuyết Lửa đắng tại Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây đã nhận xét, tiểu thuyết này trên hai phương diện: thích và không thích.. Thích Lửa đắng vì Lửa đắng xông thẳng vào những vấn đề bức xúc, nóng bỏng. Tác phẩm xây dựng hình tượng những nhân vật lãnh đạo cao cấp lần đầu tiên xuất hiện trong tiểu thuyết Việt Nam. Tác phẩm có tính hiện thực cao và cuốn tiểu thuyết có tính chất dự báo. Còn ông không thích là lời cuối sách không cần thiết, có vẻ rào đón, che chắn. Cũng với tư cách bạn đọc trong cuộc thảo luận trên báo Nhà báo và Công luận hai tác giả Công Minh với “tiểu thuyết Lửa đắng- bức tranh tha hoá quyền lực” và Trần Mạnh Thử với “Lửa đắng dưới góc nhìn chính trị” đều có những nhận xét xác đáng về đề tài, nội dung của Lửa đắng. Công Minh chỉ ra nội dung chính của Lửa đắng là vấn đề tham nhũng và tha hoá quyền lực của một số cán bộ lãnh đạo. Từ đó phơi bày mặt trái của xã hội, những ung nhọt cần phải loại bỏ trong quá trình đổi mới đất nước. Trần Mạnh Thử cũng đồng quan điểm: “Lửa đắng thẳng tay mổ xẻ những nhân vật thuộc các cơ quan công quyền và đoàn thể, những người nằm trong cơ chế, đang vận hành cơ chế. Do đó vừa là nguyên nhân, vừa là nạn nhân của chính cơ chế đó”. 8 Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài phỏng vấn nhà văn Bắc Sơn trên một số đầu báo như: Người lao động với bài “Lửa đắng sẽ bùng cháy”, Pháp luật là “Cơ chế là đề tài tôi quan tâm nhất khi sáng tạo tác phẩm”, An ninh thủ đô với bài “Sau Luật đời và cha con là Lửa đắng”, hay Sài Gòn giải phóng là bài “Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn tiếp tục viết cho… mai sau”… và còn rất nhiều bài viết khác. Các bài phỏng vấn đó đều có sự động viên khích lệ nhà văn với những thành công ban đầu. Đồng thời thông qua những lời tâm sự của nhà văn để làm rõ nội dung tác phẩm từ phương diện đề tài, nhân vật, ý đồ sáng tác của tác giả. Gần đây nhất trên báo Văn nghệ số 39 (26/9/2009) có bài “Cuộc trở dạ đau đớn” của tác giả Đào Thị Mĩ Dung. Bài viết đề cập tới một số khía cạnh chính của tác phẩm: Đó là vị đắng của cuộc sống được phản ánh qua Lửa đắng. Vị đắng của cơ chế mua bán càng ngày càng ngấm sâu vào lòng độc giả, chà sát bao nhiêu tấc lòng còn nặng trĩu ưu tư về tương lai đất nước. Đó là trận chiến cải cách xã hội được thể hiện qua hình tượng nhân vật Trần Kiên - một đảng viên tiểu biểu. Người đã thực hiện: “nhất thể hoá hai vai trò trong một cương vị trở thành một giải pháp tránh những bất cập trong công tác quản lí, lãnh đạo; đồng thời bắt buộc người lãnh đạo phải luôn ý thức vai trò của mình trước Đảng và chính quyền.” Điểm lại những bài nghiên cứu, phê bình những ý kiến phát biểu về hai tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn, chúng tôi nhận thấy, tuy còn đôi chỗ khác biệt, nhưng về cơ bản là thống nhất. Toàn bộ các bài viết cơ bản vẫn mang tính chất đơn lẻ về từng tác phẩm, hoặc đánh giá một cách khái quát về tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. Và các phương diện thành công của tiểu thuyết đều ít nhiều được đề cập đến. Tuy nhiên trong phạm vi các bài báo lẻ, các tác giả chưa có điều kiện đi sâu vào lí giải một cách cặn kẽ, toàn diện về đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn và những đóng góp của ông 9 cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trong luận văn này, chúng tôi xin tiếp thu tất cả ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà văn, bạn đọc. Trên cơ sở đó đi sâu phân tích một cách hệ thống, toàn diện về tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. 3. Mục đích nghiên cứu. Luận văn muốn có một cái nhìn tương đối đầy đủ và toàn diện về tiểu thuyết nguyễn Bắc Sơn. Trên cơ sở đó khẳng định những thành công và những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đánh giá được những thành công của Nguyễn Bắc Sơn qua bộ tiểu thuyết liên hoàn này. Thấy được những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn trong nền văn học đương đại. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng khảo sát chính là bộ tiểu thuyết hai tập: Luật đời và cha con, Lửa đắng của Nguyễn Bắc Sơn. Khảo sát một số tiểu thuyết thời kỳ đương đại để so sánh với tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống: Giúp cho việc nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn và cái nhìn toàn diện của bộ tiểu thuyết liên hoàn. Việc sử dụng phương pháp hệ thống giúp ta nhìn thấy sự vận động của ngòi bút tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn và sự vận động của tiểu thuyết đương đại. 10 Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này nhằm nêu nên những điểm độc đáo, đặc sắc của tiểu thuyết luận đề chính trị Nguyễn Bắc Sơn trong tương quan với các cây bút tiểu thuyết đương đại. Phương pháp phân tích, tổng hợp: được vận dụng vào việc tìm hiểu, nhìn nhận các vấn đề, các quan hệ giữa các chi tiết nghệ thuật…để thấy được một cách cụ thể, sâu sắc, toàn diện những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn qua thế giới nghệ thuật của họ. 7. Đóng góp của luận văn Nguyễn Bắc Sơn là một trong những tác giả viết tiểu thuyết luận đề chính trị đầu tiên trong văn xuôi Việt Nam nhưng đã đạt được những thành công nhất định. Thấy được những đóng góp của Nguyễn Bắc Sơn trong việc đổi mới đề tài, tư duy của tiểu thuyết đương đại. Nguyễn Bắc Sơn đã mở ra cho bạn được một hướng nhìn mới trong văn học đương đại. 8. Cấu trúc của luận văn Chương 1: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN BẮC SƠN Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN Chương 3: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC TRẦN THUẬT 11 Chương 1 TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN BẮC SƠN 1.1. Phác thảo về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 1.1.1. Quá trình đổi mới đất nước và đổi mới văn học Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc. Thắng lợi to lớn nhưng những thách thức mới cũng không kém phần nặng nề khi chúng ta phải dồn sức khôi phục cuộc sống sau chiến tranh. Tuy cuộc chiến đã lùi xa, tiếng súng đã thực sự chấm dứt nhưng hậu quả nặng nề của ngót nửa thế kỷ chiến tranh vẫn tiếp tục để lại, những ảnh hưởng của nó làm cho đời sống thời kỳ hậu chiến càng khó khăn hơn. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết cả trong nhận thức và trong thực tiễn. Bên cạnh đó là cả một thời kỳ bao cấp kéo dài, kinh tế không phát triển được dẫn tới đời sống nhân dân nghèo nàn, lạc hậu. Chiến tranh đã qua đi nhưng sau hậu chiến chúng ta phải đối diện với bao nhiêu khó nhăn bộn bề. Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, nghèo nàn lạc hậu, chủ động đi tiếp con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, phục hưng và phát triển đất nước, Đảng ta đã lựa chon con đường đổi mới. “Có thể nói đổi mới là con đường tất yếu, duy nhất có ý nghĩa sống còn, là cái đảm bảo cho sự phát triển của đất nước” [ 24, tr.7]. Chủ chương đổi mới được thể hiện trong văn kiện đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI : “Đối với đất nước ta, đổi mới có ý nghĩa sống còn”, “phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn, thực hiện được những mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra”( Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VI ). 12 Bên cạnh sự đổi mới của đất nước thì văn học cũng có sự chuyển mình rõ rệt. Bởi khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi, khi mục tiêu lớn nhất của cách mạng là chuyển đổi từ đấu tranh giải phóng dân tộc chuyển sang xây dựng và phát triển đất nước thì văn học cũng không thể đứng ngoài những thay đổi ấy. Có thể thấy công cuộc đổi mới văn học được đặt ra như một nhu cầu bức xúc do đòi hỏi của cả hai phía tức là đòi hỏi khách quan của hoàn cảnh lịch sử và đòi hỏi chủ quan mang tính quy luật trong sáng tạo nghệ thuật của chính bản thân văn học. Đúng như GS. Phong Lê có nói : ‘‘ Văn chương cần tự đổi mới, và đổi mới trở thành nhu cầu tự thân. Nó không hoàn toàn chỉ vì một đòi hỏi, một sức ép từ ngoài. Hoặc nếu có sức ép thì cũng phải tìm thấy sự thống nhất hoặc thông qua đòi hỏi bên trong. Và như vậy với công cuộc đổi mới đất nước, văn học đang đứng trước nhu cầu mạnh mẽ của sự biến đổi ’’[32, tr.198]. Những dấu hiệu đổi mới của văn học được khởi động từ đầu những năm 80 và chuyển động mạnh mẽ từ đại hội VI của Đảng và tiếp theo đó là nghị quyết 05 của bộ chính trị, cuộc gặp của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật trong tinh thần đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, đã tạo cơ sở tư tưởng cho xu hướng dân chủ hóa trong văn học được khơi dòng và phát triển mạnh mẽ. Dân chủ bình diện của đời sống văn học. Văn học trong giai đoạn trước chủ yếu phục vụ cho mục tiêu chung của cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Văn học thời nay vẫn bám sát quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhưng nó được nhấn mạnh trước hết ở sức mạnh khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức về sự thật ở vai trò dự báo, dự cảm. Văn học không chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng mà cần phải là phát ngôn của mỗi cá nhân. Bên 13 cạnh đó vấn đề phản ánh hiện thực được mở rộng và mang tính toàn diện, hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự, phức tạp chằng chịt, đan dệt lên những mạch nổi, mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó chính là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vẫn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, hạnh phúc và bi kịch. Hiện thực đời sống như mảnh đất phù sa mở ra những không gian vô tận cho văn học. Trong thời bình cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt đời thường, phải đối diện với rất nhiều vấn đề xã hội tồn đọng qua nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc như vấn đề phụ nữ, hôn nhân, gia đình, dòng họ, tôn giáo, sự thức tỉnh ý thức cá nhân… Văn học phải có trách nhiệm giải quyết thỏa đáng những vấn đề xã hội này. Có thể nói văn học đã bắt kịp quá trình đổi mới của đất nước, chính vì vậy nó đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tòi về thủ pháp nghệ thuật, đa dạng về những nhu cầu nội tại của đời sống văn hóa tinh thần trong nước, văn học ngày càng gia tăng tính hiện đại. Văn xuôi có nhiều đổi mới về nghệ thuật tự sự, từ sự thay đổi điểm nhìn trần thuật đến xây dựng nhân vật độc thoại nội tâm và dòng ý thức, tính đa thanh và đa giọng điệu… Như vậy, văn học đã có sự đổi mới đồng đều trên cả 2 phương diện, nội dung và hình thức. Nhưng quan trọng hơn cả là công cuộc đổi mới tư duy của văn học. Đổi mới tư duy trên tinh thần tôn trọng hiện thực và nhìn thẳng vào sự thật khách quan, khuyến khích khám phá và sáng tạo đã tạo điều kiện phát triển văn học. Rõ ràng công cuộc đổi mới văn học đã đáp ứng được những đòi hỏi khách quan của hoàn cảnh lịch sử, cả đòi hỏi chủ quan mang tính quy luật trong sáng tạo nghệ thuật của chính bản thân văn học. Song xung quanh 14 công cuộc đổi mới văn học vẫn có những ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược. Chẳng hạn, Nguyễn Mạnh Tuấn cho rằng: “Sau đại hội VI, văn học đổi mà không mới, có khuynh hướng rối loạn, ngày càng lệch lạc, có nhiều sai lầm nghiêm trọng, đó là văn học vô đạo, trong đó có những hiện tượng lưu manh hóa văn chương’’[24, tr.12]. Nhưng nhà văn Nguyễn Khắc Trường lại khẳng định “đến đầu những năm 80, văn học ta vẫn thiếu một không khí ấm nóng, sôi động bởi nhà văn cứ rón rén đi bên lề cuộc sống. Vậy mà chỉ mấy năm sau đại hội VI đời sống văn học như náo động hẳn lên ’’ [24, tr.12]. Nói như nhà lí luận Hà Xuân Trường: Đổi mới văn học, điều quan trọng nhất, là cái nhìn và cái tâm của nhà văn. Đề tài, nhân vật, phong cách, cá tính chỉ là một phương diện, nhà văn phải có cái nhìn mang tính thời đại sâu sắc, thấu suốt nhân tình, cái tâm trong sáng, nhân ái với ý thức đầy đủ về chức trách cao cả của văn học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân dân mình. Đó mới thực sự là đổi mới.Vì đổi mới văn học đồng nghĩa với sự phát triển văn hóa mới của dân tộc. Điều đó cho thấy, quá trình đổi mới văn học chủ yếu là do ý thức của người cầm bút, kết hợp với trình độ nhận thức nắm bắt quá trình phát triển của xã hội. Để văn học chuyển lên một đường ray mới, có lúc ngập ngừng, rụt rè, có lúc bạo dạn, sấn sổ, vì nó không chấp thuận sự bình ổn, bình yên kiểu cũ. 1.1.2. Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Sau năm 1986, văn xuôi đã có sự khởi sắc rõ rệt, trong đó tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo, bộc lộ ưu thế trong cách nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội. “Cùng với sự đổi mới của các thể loại khác, không thể không nhắc đến vai trò của tiểu thuyết, phải được đánh dấu bằng những tiểu thuyết hay’’ [17, tr.200] và “văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng sẽ là ngọn lửa thắp sáng nền văn hóa của mỗi dân tộc [17, tr.204]. Không chỉ 15 từ những ý kiến đó, mà trong quá trình phát triển của văn học cho thấy vai trò không thể thiếu của thể loại này. Qua sự phát triển của tiểu thuyết, người ta có thể đánh giá sự phát triển của một nền văn học. Bởi vì sự phản ánh, sức truyền tải của thể loại tiểu thuyết rất sâu rộng. Nếu ví truyện ngắn là một lát cắt thì tiểu thuyết là một dòng sông ào ạt. Vì tiểu thuyết chính là cuộc đời ở tầng sâu nhất của nó, là thể loại văn học, có biên độ miêu tả vừa rộng vừa sâu, có sức chứa đựng, sức chuyển tải đồ sộ những sự kiện, những tư tưởng về tình cảm của cả thời đại, với những vấn đề có ý nghĩa với toàn xã hội và nhân loại. Tiểu thuyết là sản phẩm của tư duy nghệ thuật tổng hợp, là nơi mà nhà văn có thể nhìn và biểu đạt đến tột cùng mọi suy nghĩ sáng tạo của mình đến bạn đọc với cách viết mới, đặc biệt đối với các nhà văn “hậu đổi mới” vấn đề quan tâm lớn nhất là “viết về cái gì và viết như thế nào”. Trên văn đàn lần lượt xuất hiện những tiểu thuyết gia mới, với những đóng góp của họ đã làm thay đổi nhiều hệ thống tiêu chí thẩm mĩ cũ, từ đó một loạt các giá trị mới đã được hình thành và xác lập. Đó là những cuốn tiểu thuyết đã gây được sự chú ý của người đọc như : Cù lao Tràm, Đứng trước biển (Nguyễn Mạnh Tuấn), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong vườn, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng),Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thân phận tình yêu (Bảo Ninh), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh) , Cuộc đời dài lắm, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai). Nháp (Nguyễn Đình Tú), Cõi người rung chuông tận thế, Người và xe chạy dưới ánh trăng (Hồ Anh Thái). Có thể nói mỗi cây bút tiểu thuyết này đã có những nỗ lực thể nghiệm, tìm tòi, cách tân và khám phá mới lạ. Các sáng tác của họ trở nên năng động, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của độc giả. Thời hiện đại, văn học đứng trước những thử thách khắc nhiệt của văn hóa nghe nhìn và các loại hình nghệ thuật khác. Thị hiếu công chúng 16 biến đổi không ngừng, nếu văn chương không tự đổi mới mình sẽ bị lạc hậu, không có độc giả. Vì thế, nỗ lực sáng tạo những giá trị mới là sự lựa chọn tất yếu của người cầm bút. Những “cú vặn mình” đổi mới không ngừng của văn học thực sự từ năm 1986 đã mang lại một khởi sắc mới. Cũng trong dòng chảy đó, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có sự cách tân sâu sắc trên cả hai phương diện nội dung và hình thức biểu đạt. Những mạch nguồn truyền thống đã được thay thế bằng nhưng cảm hứng mới. Nhưng với tất cả sự phức tạp và bề bộn đã xuất hiện, thay thế những quy phạm và cảm hứng sử thi truyền thống trước đó. Một đặc điểm lớn của văn học thời kỳ này là sự chuyển đổi cảm hứng, từ cảm hứng sử thi của văn học những năm trong chiến tranh sang cảm hứng thế sự đời tư, từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Điều đó là tất yếu, bởi chiến tranh đã kết thúc, con người dần trở lại cuộc sống hằng ngày; phải đối diện với bao vấn đề của cuộc sống thời hậu chiến, của quá trình xây dựng và phát triển đất nước và hơn nữa là đối diện với chính mình với những đòi hỏi của nhu cầu cá nhân. Vì thế tiểu thuyết khai thác đề tài thế sự đời tư không chỉ bộc lộ những nếm trải, suy tư, nghiền ngẫm còn phơi bày, phanh phui các sự vật, hiện tượng để đi đến tận cùng hiện thực là vấn đề con người, vấn đề cái riêng là mối quan tâm hàng đầu của người viết. Bên cạnh đó đối tượng sáng tác được mở rộng, khai thác đến các tầng vỉa của hiện thực đời sống và con người. Song nhà văn không coi việc miêu tả hiện thực đời sống là mục đích của nghệ thuật mà coi trọng hiện thực con người, với thân phận và cuộc đời. So với thời kỳ văn học trước 1975, văn học sau đổi mới thực hơn, các nhà văn nhập cuộc vào thực trạng của thời hậu chiến, thời khủng hoảng, thời xây dựng, văn học bước vào một hiện thực khác dẫu bình lặng, yên ả, nhưng cũng ngổn ngang với nhiều thách thức mới. Vì vậy sự khác biệt là rõ ràng như La Khắc Hoà nhận xét: 17 “Tiếng nói của văn học thế sự trở về với hiện thực trong muôn vàn những sinh học đời thường đang bày ra trước mắt. Nó vùng vẫy, tìm cách thoát khỏi logic nhận thức để đến với logic sự vật. Nó nói thật to những gì văn học sử thi thường giấu kín, chưa có điều kiện nói ra… Cho nên, dù viết về cái méo mó nghịch dị, tà ngụy ma quái, hay cái đẹp, cái xinh, thì văn học thế sự sau 1975 vẫn là tiếng nói thể hiện khát vọng đổi mới xã hội của nhân dân” [33, tr62-64]. Điều đó cho thấy văn học có sự đổi mới rõ rệt, đổi mới ngay cả trong tư duy của người cầm bút, như ý kiến của Nguyễn Khải về văn học cũ-mới trước đây. “Viết về cái thường ngày là văn học cũ , viết về cái phi thường là văn học mới-viết về hi sinh, day dứt, nhiều day dứt về những nỗi khổ đau của cá nhân là văn học cũ-viết về những chiến công của tập thể là văn học mới” (Nghề văn cũng lắm công phu). Nguyễn Khải thích cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảng đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ. Như vậy, đổi mới ngay cả trong cách tìm tòi, tiếp cận đề tài, thực tế cuộc sống, các nhà văn đã không nhìn dòng sông cuộc sống cuộn chảy để quan sát, miêu tả nó. Nhà văn đã ở trong lòng cuộc sống, ở dưới đáy sông, ở góc tăm tối cuối cùng, đang ngược dòng nước lũ thành người trong cuộc, thành nhân vật, tự mổ xẻ, tự chiêm nghiệm, tự rút ra bài học nhân sinh từ chính sự trải nghiệm của họ. Những điều đó văn học giai đoạn trước chưa xuất hiện một cách phổ biến như hiện nay. Sau nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, các nhà văn mạnh dạn sáng tạo trong bầu không khí dân chủ mới của văn học. Họ được khuyến khích viết về những vấn đề còn trăn trở bấy lâu nay. Và hiện thực trong tiểu thuyết được nhìn thấy như một nguồn sự kiện mang tính đa tầng, đa phương, ẩn khuất, bất ngờ. Tiểu thuyết từ đổi mới đến nay đã phản ánh nhiều vấn đề 18 như: cuộc sống thời hậu chiến, cuộc sống đổi mới, đời tư, chuyện gia đình, khát vọng sống về hạnh phúc cá nhân, về tình yêu đôi lứa và bao nhiêu mối quan hệ phức tạp, chồng chất. Xuất phát từ cảm hứng mới, tiểu thuyết thời kỳ đổi mới có những thay đổi cơ bản về thi pháp. Từ chỗ lấy sự kiện làm đối tượng hàng đầu để miêu tả hiện thực xã hội, tiểu thuyết hướng vào tâm hồn, tính cách, số phận con người. Quan niệm nghệ thuật về con người có những chuyển biến rõ rệt. Mấy năm gần đây, tiểu thuyết đương đại có những cách tân về thi pháp: Hình thức, cốt truyện lỏng lẻo, nhân vật như một ẩn dụ, phi tính cách, nghệ thuật đồng hiện, các kỹ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức, lắp ghép, nghệ thuật gián cách, ngôn ngữ đa giọng diệu cùng với nghệ thuật trần thuật sáng tạo, kết hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn trần thuật. Về nội dung, các nhà văn đã đứng trước nhu cầu “đổi mới tư duy tiểu thuyết”. Điều này chứng tỏ sự nghiêm khắc nghề nghiệp và sự tâm đắc với thể loại của đội ngũ của nhà văn. Cuộc hội thảo được thực hiện vào ngày 7 tháng 11 năm 2002 tại nhà sáng tác Đại Lải thu hút đông đảo các nhà văn, nhà phê bình, nhà báo tham gia. Xung quanh vấn đề “đổi mới tư duy tiểu thuyết” các tác giả đã đưa ra rất nhiều ý kiến xác đáng. Trong bài “Đi tìm bí quyết viết tiểu thuyết” tác giả Hoàng Công Khanh có ý kiến: “Đổi mới là khơi chỗ tắc giúp mở lối thoát để tự nó chảy tự nhiên mỗi dòng mỗi kiểu dáng, một thế chảy thuận, mỹ lệ, đa dạng. Chỉ cần tất cả đều hướng về Đông” [17, tr.70]. Tác giả Hoàng Quốc Hải với “Lại bàn về đổi mới tư duy” chỉ rõ: “Đối tượng của nhà văn tới nay vẫn là con người, nhưng tư duy của con người hiện đại đã thay đổi. Vậy thời nhà văn cũng phải đổi mới tư duy, trên cơ sở cấu trúc xã hội đã thay đổi. tức là phải đổi mới tư duy, của chính nhà văn chứ không phải đổi mới tư duy của tiểu thuyết” [17, tr.99]. Qua hàng 19 loạt ý kiến cho thấy vấn đề “Đổi mới tư duy tiểu thuyết” chính là sự đổi mới trong tư duy của người cầm bút. Để có tiểu thuyết hay vai trò của nhà văn mang tính quyết định. Nhà văn là hạt giống tốt tạo ra những vườn cây xanh tươi. Cùng với sự nỗ lực “làm mới mình” của thể loại tiểu thuyết, trên văn đàn xuất hiện nhiều cây bút tiểu thuyết mới: Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Đình Tú, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bắc Sơn… Trong đó, Nguyễn Bắc Sơn là một cây bút tiểu thuyết đương thời gây được sự chú ý của nhiều độc giả. Bộ tiểu thuyết Luật đời và cha con và Lửa đắng đã gây xôn xao dư luận bởi có nhiều đầu báo phỏng vấn, nhiều nhà phê bình quan tâm. Có được điều đó bởi cái nhìn cuộc sống của nhà văn rất đời thường, rất chân thực, rất mạnh dạn thẳng thắn và có tính dự báo cao. Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã có những thay đổi từ tư duy đến thi pháp. Nó đã tạo đà cho tiểu thuyết đương đại vươn mình lên, có lúc chìm khuất để một ngày mai sánh vai với tiểu thuyết thế giới. Kết lại vấn đề này xin lấy ý kiến của Hồ Phương : “Nhìn chung tiểu thuyết Việt Nam hôm nay quả là đã có sự đa dạng hơn khoảng mười năm về trước mà hồi đó đề tài chiến tranh gần như bao trùm… Để thể hiện những đề tài phong phú ấy, bút pháp của nhiều cây bút hôm nay, nhất là những cây bút trẻ có nhiều dáng vẻ khác nhau, cũng khác với lớp nhà văn thời chiến tranh. Trẻ trung hơn, tri thức hơn và cũng dịu dàng, duyên dáng hơn. Cấu trúc tác phẩm cũng ra dáng đã có tay nghề, với lớp lang bố cục lắm khi độc đáo, mới lạ để tạo nên cảm giác về chiều sâu của tác phẩm. Có anh còn muốn như Nam Mỹ mở ra dòng huyền thoại hiện thực có thể là lạ với một số bạn đọc”[20, tr.27]. 1.2.Sự xuất hiện của Nguyễn Bắc Sơn 1.2.1.Khuynh hướng tiểu thuyết luận đề chính trị - xã hội 20 Tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [2, tr.328]. Là thể loại chủ đạo, tiểu thuyết bộc lộ ưu thế của mình trong cách “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự vận động và phát triển, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của công chúng đương đại. Trong nghiên cứu phê bình văn học, người ta thường nhắc đến “khoảng lùi thời gian” đối với tiểu thuyết. Có nghĩa là người viết tiểu thuyết phải đứng lùi lại phía sau các sự kiện của hiện thực để các ý đồ nghệ thuật được nghiền ngẫm chín muồi. Nếu truyện ngắn và kí như những đội xung kích trong một trận đánh nhỏ, có thể tổ chức kịp thời và linh hoạt thì trái lại tiểu thuyết là cả một chiến dịch lớn, huy động hàng ngàn người, cần phải có thời gian bài binh bố trận. Tuy nhiên, do yêu cầu cụ thể của cuộc sống, do mục đích cụ thể của người cầm bút, tiểu thuyết vẫn có thể xuất hiện kịp thời, trực tiếp nêu ra và lí giải các vấn đề thời sự cấp bách. Nếu ví cuộc sống bề bộn hôm nay là một dòng sông đang cuồn cuộn chảy thì có thể nói rằng tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn đã hòa nhập vào dòng sông ấy một cách ấn tượng bằng cảm hứng chính trị - xã hội. Tiểu thuyết luận đề (Problem novel ) là “loại hình tiểu thuyết thông qua nhân vật và sự kiện trình bày một vấn đề chủ yếu, hầu như qua mỗi tình tiết đều nêu ra một vấn đề [65, tr.319]. Soi chiếu vào hai tác phẩm Luật đời và cha con và Lửa đắng thấy rõ tính luận đề của tác phẩm, nhà văn đã đề cấp đến nhiều vấn đề như: Chuyện gia đình, chuyện thế hệ, chuyện tình yêu và chuyện cơ chế. Trong chuyện thay đổi cơ chế là nội dung đáng bàn nhất. Và màu sắc chính trị - xã hội của tác phẩm được xác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất