Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieu luan qlnn ve ton giao tuan (1)...

Tài liệu Tieu luan qlnn ve ton giao tuan (1)

.DOC
29
390
128

Mô tả:

Quản lý nhà nước về tôn giáo
1 PHẦN MỞ ĐẦU Trong lịch sử cũng như thực tiễn cho thấy, quá trình tồn tại và phát triển tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Tôn giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội như chức năng thế giới quan (chức năng nhận thức thế giới), chức năng liên kết cộng đồng, chức năng điều chỉnh hành vi của con người…Thực hiện các chức năng này, tôn giáo vừa mang những ưu điểm: đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, đoàn kết những con người bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống lại những bất công của xã hội, khuyên răn con người hướng thiện, làm việc tốt, bỏ điều ác,… nhưng đồng thời cũng mang nhiều hạn chế, tiêu cực: hạn chế trong việc nhận thức thế giới khách quan, bị lợi dụng vì mục đích chính trị… Để đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy những mặt tích cực, khắc phục, hạn chế những mặt tiêu cực, Đảng và nhà nước cần thiết phải quan tâm quản lý các hoạt động này, đảm bảo cho các hoạt động diễn ra phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Cùng với cả nước, thị xã Thuận An đang trong thời kì thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập mở cửa nền kinh tế, do nhu cầu về nhân lực nên một số lượng lớn lao động nhập cư khắp các tỉnh, thành của tổ quốc đổ về Thuận An sinh sống và làm việc. Và họ đã mang theo nhiều phong tục, văn hoá vùng miền cũng như niềm tin tín ngưỡng tôn giáo vào vùng đất nhập cư. Bên cạnh đó, các thế lực phản động lợi dụng hội nhập, mở cửa tiếp tục chống phá sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và Tôn giáo là một trong những con bài quan trọng để chúng thực hiện các thủ đoạn chia rẽ dân tộc, chống phá chế độ. Xác định Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội, đồng thời cũng là vấn đề nhạy cảm, nếu không quản lý một cách hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chung về kinh tế cũng như các vấn đề xã hội của thị xã. Do vậy, trong thời điểm GVHD: Ths Phan Văn Bằng 2 hiện nay để giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội, thị xã rất chú trọng và quan tâm đặc biệt đến công tác Tôn giáo. Thực hiện Nghị quyết trung ương 7 Khoá IX về công tác tôn giáo, pháp lệnh tín nguỡng tôn giáo và các văn bản quản lý nhà nước về tôn giáo. Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh và Thị ủy, hoạt động tôn giáo trong thời gian qua trên địa bàn thị xã được UBND thị xã chú trọng quan tâm, xem đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, từ đó công tác này đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần vào ổn định an ninh, chính trị, phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù công tác Tôn giáo của thị xã đã đạt được một số thành tựu nhưng nhận thấy số lượng dân nhập cư trên địa bàn thị xã rất lớn, việc quản lý an ninh trật tự, đảm bảo an toàn xã hội phải được đặt lên hàng đầu, nên lãnh đạo UBND thị xã, các ban, ngành liên quan và UBND các xã – phường xác định cần phải tăng cường hơn nửa trong công tác quản lý tôn giáo trên địa bàn. Xuất phát từ những nhận thức về tôn giáo, vai trò của tôn giáo, tình hình hoạt động của các tôn giáo và công tác quản lý tôn giáo trên địa bàn thị xã, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn thị xã Thuận An giai đoạn 2011-2015, thực trạng và giải pháp”. Qua đề tài này tôi hi vọng sẽ đóng góp được những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt chính sách tôn giáo trên địa bàn thị xã Thuận An trong thời gian tới. GVHD: Ths Phan Văn Bằng 3 PHẦN NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÔN GIÁO 1. Nguồn gốc, bản chất, tính chất của Tôn giáo a. Nguồn gốc tôn giáo Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, nó biến đổi cùng với quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nhận thức của loài người. Theo quan điểm Mácxít, tôn giáo có 3 nguồn gốc cơ bản như sau: - Nguồn gốc kinh tế- xã hội Do trình độ của lực lượng sản xuất thấp, với kinh tế hái lượm, săn bắt cùng với các công cụ thô sơ và con người thường thường xuyên bị thiên nhiên uy hiếp mà họ không thể nào lý giải và khắc phục được. Bất lực trước tự nhiên, họ gán cho tự nhiên một sức mạnh thần thánh, rồi cầu khấn, van xin được che chở, phù hộ và không trừng phạt họ. Sức mạnh tự nhiên đã được thần thánh hóa dưới nhiều hình thức, tôn giáo ra đời. Khi sản xuất phát triển, của cải dư thừa, dẫn đến xã hội phân hóa giàu nghèo, phân chia giai cấp. Sự bất bình đẳng về xã hội, nạn áp bức về chính trị, sự bất lực trong các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị... đã sinh ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và những phép màu. Họ đã viện đến tôn giáo, tìm lối thoát ở tôn giáo. Họ cho đó là sự an bài của Chúa và hy vọng Chúa sẽ che trở cho họ, trừng phạt những kẻ áp bức họ. Do vậy mà tôn giáo ra đời và phát triển. V.I. Lênin đã khái quát lại nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo như sau “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong đấu tranh chống bọn bóc lột, tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thánh thần, ma quỷ, vào những phép màu”. - Nguồn gốc nhận thức Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội còn giới hạn. Mặt khác các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên vô cùng phong phú, trình độ khoa học, kĩ thuật của con người chưa thể khám phá, GVHD: Ths Phan Văn Bằng 4 giải thích được. Khoa học không thể giải thích thì tôn giáo lại giải thích nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người. - Nguồn gốc tâm lý Do sự sợ hãi lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, những ước vọng, nhu cầu muốn khắc phục, muốn bù đắp những thiếu hụt trong cuộc sống, sự trống vắng trong tâm hồn của con người, những tình cảm tích cực (niềm vui, sự thỏa mãn, tình yêu, kính trọng ông bà…) mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo. Tôn giáo góp phần bù đắp những hụt hẫng trong đời sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi vỗ về, xoa dịu cho các số phận sa cơ, lỡ vận. Vì thế dù chỉ là hạnh phúc hư ảo nhưng nhiều người vẫn tin vẫn bám víu vào tôn giáo. b. Bản chất của Tôn giáo Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin được khái quát trong một số luận điểm sau đây: Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là sự tự ý thức, tự cảm giác của con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. Điều đó có nghĩa là, tôn giáo là sản phẩm của chính con người, nhưng rồi nó lại trở nên xa lạ và quay trở lại thống trị con người. Con người đã nghiêng mình trước bản chất của chính mình và thần thánh hóa nó như một bản chất xa lạ nào đó. Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Phần I Lời nói đầu, C. Mác đã khái quát bản chất của tôn giáo bằng luận điểm: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa”. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội song đặc điểm của hình thái ý thức này là sự phản ánh hoang đường, xuyên tạc thực tế khách quan và chủ nghĩa Mác gọi đó là sự tự ý thức hoang tưởng, sai lầm, hư ảo. Từ đặc điểm phản ánh ấy, C.Mác đi đến khái quát: tôn giáo là sự phản ánh, sự nhận thức của con người về thế giới, nhưng là một thế giới lộn ngược, và tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng bên GVHD: Ths Phan Văn Bằng 5 ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Từ những luận điểm nói trên, C. Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát bản chất của tôn giáo là: tôn giáo là sự tự ý thức đã bị tha hóa của con người. c. Tính chất của tôn giáo - Tính lịch sử: Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, có quá trình hình thành, tồn tại, phát triển nhưng không phải là một hiện tượng vĩnh viễn. Tôn giáo cũng có một quá trình hình thành, phát triển và biến đổi, quá trình đó cũng chịu sự ảnh hưởng và tác động của những biến đổi lịch sử. - Tính chính trị: Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt về lợi ích. Giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo như một thứ công cụ, phương tiện nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. - Tính quần chúng: Tính quần chúng của tôn giáo biểu hiện ở số lượng tín đồ, hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động. 2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo. a. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Công cuộc đổi mới phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo. Sự đổi mới trong nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo được đánh dấu ở Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990, của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, sau đó được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện qua các nghị quyết, chỉ thị, nghị định của Trung ương Đảng và Chính phủ. Ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX ra Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Ngày 18/6/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Nội dung quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo thể hiện: GVHD: Ths Phan Văn Bằng 6 Một là: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Như vậy, trên cơ sở thừa nhận tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân và đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Đảng yêu cầu phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ở đây, sự tôn trọng được hiểu kgông phải là sự bị động đối phó, càng không phải là sự chiếu cố ban ơn cho quần chúng có đạo, mà là quá trình chăm lo lợi ích thiết thân cho đồng bào theo đạo Thêm vào đó, việc tôn trọng ở đây được hiểu là quá trình chủ động giải quyết một cách sáng tạo, kịp thời, thích hợp với thực tiễn đặt ra từng nơi, từng lúc trong khuôn khổ chủ trương và chính sách chung. Trong đó tiêu chí quan trọng nhất là ở chổ, việc giải quyết góp phần vào mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và Nhà nước với quần chúng, giữ vững an ninh, ổn định chính trị, xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rằng, chúng ta không chống tôn giáo mà chỉ chống lại các hoạt động lợi dụng tôn giáo để phá hoại an ninh chính trị, an toàn xã hội Hai là: Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết giữa các đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn phát huy những giá trị tích cực của truyền thống tổ tiên, tôn vinh những người có công. Nghiêm cấm hành vi đối xử phân biệt giữa các công dân vì lý do tín ngưỡng. Đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của nhà nước, kích động gây chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, xâm phạm, gây rối an ninh. Ba là: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mọi tín đồ tôn giáo đều tồn tại trong mối quan hệ song trùng: là công dân GVHD: Ths Phan Văn Bằng 7 họ phải quan tâm giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật nhà nước và đạo đức xã hội, là tín đồ họ phải chú ý tới mối quan hệ giữa giáo luật và đạo đức tôn giáo. Công tác tôn giáo phải làm sao cho giáo lý xích lại với pháp luật nhà nước, đạo đức tôn giáo gần lại với đạo đức xã hội với tất cả những chuẩn mực lành mạnh, tiến bộ của đạo đức xã hội làm cho giá trị đó luôn tác động chi phối nhận thức và hành vi hoạt động của mọi công dân theo tôn giáo, Giúp người theo đạo nhận rõ nghĩa vụ và quyền lợi công dân, nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của tổ quốc, thực hiện tốt các chính sách kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuyên truyền giáo dục về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo mối quan hệ tốt giữa quần chúng tôn giáo với Đảng và chính quyền. Bốn là: Công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Do tầm quan trọng và tính phức tạp của vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo không chỉ do một ngành nào đó làm được, mà phải do toàn bộ hệ thống chính trị cùng tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Song cũng cần xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết của từng tổ chức theo đúng chức năng và thẩm quyền pháp lý của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. Năm là: Vấn đề theo đạo và truyền đạo Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Hoạt động tôn giáo như việc mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo phải theo đúng quy định của pháp luật. Mọi hoạt động truyền đạo, theo đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, không lợi dụng tôn giáo để truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. b. Các chính sách cụ thể Ngày 18 tháng 6 năm 2004, Thường vụ Quốc hội khóa XI đã thông qua Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. Và sau đó, Chính phủ ra Nghị định số GVHD: Ths Phan Văn Bằng 8 22/2005NĐ-CP, đến nay thay thế bằng Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó nội dung cụ thể của chính sách đối với tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm: * Đối với tín đồ các tôn giáo Điều 9 1. Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo. 2. Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, người có tín ngưỡng, tín đồ có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Điều 10 Người tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng quy định của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, của lễ hội và hương ước, quy ước của cộng đồng. * Đối với chức sắc, nhà tu hành Điều 11 1. Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo. 2. Trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện. Điều 12 1. Người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm diễn ra tại cơ sở đó với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã); trường hợp tổ chức hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Điều 13 GVHD: Ths Phan Văn Bằng 9 1. Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy định của pháp luật thì không được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo, quản lý tổ chức của tôn giáo và chủ trì lễ hội tín ngưỡng. 2. Đối với người đã chấp hành xong các hình phạt hoặc biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 1 Điều này, chỉ sau khi được tổ chức tôn giáo đăng ký hoạt động và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo và quản lý tổ chức của tôn giáo. * Đối với tổ chức tôn giáo Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện: Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc; có hiến chương, điều lệ, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, không trái với quy định của pháp luật; có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định. Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo. Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học chính khóa trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo. * Đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Điều 14: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn, bảo vệ môi trường. Điều 15: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; 2. Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; 3. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; 4. Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác. GVHD: Ths Phan Văn Bằng 10 * Đối với tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc Điều 26 Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó. Điều 27 1. Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động được sử dụng ổn định lâu dài. 2. Đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được sử dụng ổn định lâu dài. 3. Việc quản lý và sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. * Hoạt động xã hội của các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc Điều 28 1. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước theo quy định của pháp luật. 2. Việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải công khai, rõ ràng mục đích sử dụng và trước khi quyên góp phải thông báo với Uỷ ban nhân dân nơi tổ chức quyên góp. 3. Không được lợi dụng việc quyên góp để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc thực hiện những mục đích trái pháp luật. * Hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện Điều 33 1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khoẻ người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần; hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và tham gia các hoạt động khác vì mục đích GVHD: Ths Phan Văn Bằng 11 từ thiện nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật. 2. Chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật. * Đối với quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc Trong vấn đề quan hệ quốc tế của các tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Tổ chức, cá nhân tôn giáo có quyền tiến hành hoạt động quốc tế theo hiến chương, điều lệ hoặc giáo luật của tổ chức tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam, phải tôn trọng nguyên tắc độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Những quan hệ quốc tế và đối ngoại của tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ chính sách chung về quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta thực hiện bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước. Quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc quy định tại Điều 34 Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc có quyền thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế theo quy định của hiến chương, điều lệ hoặc giáo luật của tổ chức tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam. Khi thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế, tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và công việc nội bộ của các quốc gia. Điều 35 : Khi tiến hành các hoạt động quan hệ quốc tế sau đây phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương: 1. Mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam hoặc triển khai chủ trương của tổ chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam; GVHD: Ths Phan Văn Bằng 12 2. Tham gia hoạt động tôn giáo, cử người tham gia khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài. Điều 36: Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương chấp thuận, phải tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo của Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Điều 37: Người nước ngoài khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; được mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo khác để phục vụ nhu cầu của bản thân theo quy định của pháp luật Việt Nam; được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo như tín đồ tôn giáo Việt Nam; được mời chức sắc tôn giáo là người Việt Nam để thực hiện các lễ nghi tôn giáo cho mình; tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN 1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã Thuận An Thuận An là một những thị xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Bình Dương, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội với diện tích tự nhiên 8.369,26ha, tổng số dân 481.851 người (số liệu cục thống kê tỉnh Bình Dương) trong đó có trên 300.000 người là dân nhập cư; cơ cấu hành chính gồm 09 phường, 01 xã với 56 ấp, khu phố. Trên địa bàn thị xã hiện có 3 khu và 2 cụm công nghiệp tập trung, thu hút hơn 2.368 dự án trong và ngoài nước đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu và trong nước, tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn Thị xã vẫn được giữ vững và ổn định. Hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt kế hoạch của tỉnh giao, cơ cấu kinh tế thị xã năm 2015 chuyển dịch đúng định hướng với tỉ trọng tương ứng công nghiệp 71,4%, thương mại dịch vụ 28,3% và nông nghiệp 0,3%. Trong đó giá trị sản suất công nghiệp đạt 78.830 tỷ đồng (tăng bình quân 11,7%/năm); thương mại dịch vụ đạt 23.743 tỷ đồng (tăng bình quân 11,7%/năm) và nông nghiệp đạt GVHD: Ths Phan Văn Bằng 13 77,6 tỷ đồng (tăng bình quân 1,7%/năm); nhiều công trình phúc lợi xã hội được đầu tư theo hướng kiên cố, chuẩn hóa, đối tượng chính sách được chăm lo nhiều hơn, đời sống người dân được nâng cao đáng kể. 2. Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên đại bàn thị xã. a. Khái quát tình hình tôn giáo ở địa phương Hiện nay trên địa bàn thị xã có 4 tôn giáo lớn được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đang hoạt động bao gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài (Cao đài Tiên Thiên; Cao đài chơn lý; Cao đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi, Cao đài Tây Ninh). Ngoài ra trong lực lượng lao động nhập cư còn có một số người theo đạo Hoà Hảo (3500 người), Hồi Giáo (130 người) chủ yếu tập trung ở xã Thuận Giao…nhưng chưa tổ chức sinh hoạt. + Tín đồ, chức sắc: Số lượng tín đồ các tôn giáo tính đến cuối năm 2015 là 51.194 người chiếm 10% dân số toàn thị, tăng 12.374 người so với năm 2011. Bảng tổng hợp số lượng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn thị xã Thuận An Tín đồ Tỉ lệ Phật Giáo Công Giáo Tin Lành Cao Đài 22.950 22.600 1135 879 4,76% 4,69% 0,24% 0,18% Hòa Hảo Hồi Giáo 3500 130 0,73% 0,03% Số lượng chức sắc, nhà tu hành đang hoạt động trên địa bàn thị xã gồm: + Phật giáo có 57 chức sắc (trong đó có 21 vị ni, 3 thượng toạ, 33 tỳ kheo) và 28 tu sĩ. + Công giáo có 22 linh mục, 88 tu sĩ (6 linh mục chánh xứ). + Tin lành có 4 chức sắc. + Cao đài có 44 chức sắc, 22 chức việc. + Cơ sở thờ tự: Phật giáo có 37 chùa, tịnh xá; Công giáo có 22 giáo xứ, Tin lành có 1 nhà thờ, 4 điểm nhóm; Cao đài có 5 thánh thất. Ngoài ra ở thị xã còn có 60 cơ sở gồm 5 chùa người Hoa, 36 miếu, 19 đình thờ các vị thần thánh và tín ngưỡng dân gian. Nhìn chung các tôn giáo trong những năm qua hoạt động ổn định, công tác tôn giáo được chú trọng và tăng cường trên cả ba mặt: Công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo; công tác vận động quần chúng tín đồ và tranh thủ GVHD: Ths Phan Văn Bằng 14 chức sắc tôn giáo; công tác đấu tranh chống bọn phản động lợi dụng tôn giáo. Hầu hết các tôn giáo đều xây dựng đường hướng hành đạo theo pháp luật; chức sắc, tín đồ các tôn giáo đều bày tỏ sự đồng tình, yên tâm, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; các hoạt động tôn giáo thuần túy, tín ngưỡng hợp pháp, chính đáng đều được chính quyền thị xã, xã, phường quan tâm giải quyết. Công tác bình thường hoá các hoạt động của tôn giáo được triển khai thực hiện và đã thu được những kết quả ban đầu rất quan trọng; các hoạt động giảng đạo, truyền đạo trái phép và quyên góp tiền xây dựng nơi thờ tự không đúng quy định đã được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch bị chính quyền các cấp ngăn chặn kịp thời, đưa ra ánh sáng góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. b. Tình hình hoạt động của từng tôn giáo - Phật giáo: Trên địa bàn hiện có 37 cơ sở tự viện (trong đó có 5 tịnh xá), 88 chức sắc, chức việc và hơn 22.950 tín đồ phật tử (tăng 38,9% so năm 2011 là 14.000). Ngoài ra có khoảng 20 tu sỉ tu tại gia; hình thức biến gia thành tự 20 cơ sở gồm (phường Vĩnh Phú 04, phường Lái Thiêu 01, phường An Phú 01, phường Bình Chuẩn 02, phường An Thạnh 03, phường Thuận giao 02, xã An Sơn 03, phường Bình Nhâm 02, phường Bình hòa 02). Giáo hội phật giáo có sự ổn định hơn so với các tôn giáo khác, hệ thống tổ chức từ Ban Trị sự thị hội đến các ban đại diện, các chùa đều được kiện toàn, đội ngũ tăng ni ngày càng tăng, cơ sở vật chất, nơi thơ tự được cũng cố, xây mới phù hợp với việc chỉnh trang đô thị. Đa số chức sắc, tín đồ tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Nhiều hoạt động của giáo hội luôn thể hiện tính dân tộc sâu sắc,các chương trình hành đạo điều được biểu thị tinh thần bác ái, hướng thiện chia sẽ nổi bất hạnh của con người, đồng thời khẳng định vai trò của giáo hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cùng góp phần chăm lo cho đồi sống của nhân dân. Như chùa Long Bửu mở phòng khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, Chùa Bồ đề đạo tràng xây dựng trung tâm nuôi dạy trẻ mồ cơi và người già neo đơn…. GVHD: Ths Phan Văn Bằng 15 - Công giáo: Trên địa bàn thị xã hiện có có 20 cơ sở Công Giáo với 12 Linh mục, 86 tu sĩ khoảng và khoảng 22.600 tín đồ (tăng 11,5% so với năm 2011 là 20.000) gồm: + 7 giáo xứ: giáo xứ An Phú (phường An Phú); giáo xứ Phú Long; giáo xứ Lái Thiêu; giáo xứ Bình Hòa (phường Lái Thiêu); giáo xứ Búng (phường Hưng Định); giáo xứ Bình Sơn (xã An Sơn); giáo xứ Bà Trà (phường Bình Chuẩn). + 11 dòng tu nữ gồm: 3 Dòng Nữ tu Phao Lô và Dòng Nữ tu Đức Maria (phường Lái Thiêu); Dòng Thừa Sai Bác ái Chúa Ki Tô, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm (phường Hưng Định); Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập (phường An Phú); Dòng nữ tu Đa Minh, Dòng Nữ tu Thánh Tâm (phường Vĩnh Phú); Dòng con đức mẹ Nam Vang (phường Bình Nhâm)và Dòng mến Thánh Gía Chợ Quán xã An Sơn. + 1 Dòng tu nam là Dòng Hiến Sĩ Maria Vô Nhiễm (phường Lái Thiêu) + 1 Trung tâm hưu dưỡng (phường Lái Thiêu) Các hoạt động của giáo hội ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật, các kiến nghị, đề nghị luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, ôn hòa xóa bỏ được những mặc cảm do lịch sử để lại. Đại bộ phận giáo dân hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng dân cư, luôn thể hiện sự tinh tưởng vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, hầu hết an tâm tham gia tích cực vào các phong trào ở địa phương. Tuy nhiên, đặc điểm giáo lý Thiên chúa luôn thể hiện tính độc tôn nên tiềm ẩn bên trong vẫn còn chịu ảnh hưởng về sự ràng buộc ở thượng đế nên họ luôn giữ khoảng cách giữa công việc của giáo hội với chính quyền địa phương. Trong thời gian qua lượng tín đồ của công giáo gia tăng do lao động nhập cư từ các tỉnh thành khác đến làm ăn sinh sống với sinh hoạt đạo tại địa phương gây khó khăn trong công tác quản lý và một số nhà thờ trở nên quá tải (Nhà thờ Bà Trà Bình Chuẩn; nhà thờ Bình Hòa, nhà thờ Phú Long Lái Thiêu; nhà thờ An Phú). Đa số nhà thờ đều có nhu cầu nâng cấp mở rộng… - Tin Lành: Trên địa bàn thị xã có 1 Chi Hội Tin Lành Miền Nam Việt Nam ở phường Lái Thiêu và 04 điểm nhóm Tin lành được phép hoạt động trên địa bàn gồm: phường Bình Chuẩn, Bình Hòa, Hưng Định và Vĩnh Phú (so với năm GVHD: Ths Phan Văn Bằng 16 2011 giảm 1 cơ sở là điểm sinh hoạt đạo Tin lành khu phố Đồng An, phường Bình hòa do chuyển sinh hoạt về phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM) với tổng cộng với 4 chức sắc, 1135 tín đồ (tăng 27% so năm 2011 là 827 tín đồ), trong đó có 50 tín đồ người Hàn Quốc (tăng (tăng 56% so năm 2011 là 22 tín đồ) đang sinh hoạt tại Chi Hội Lái Thiêu và được chính quyền cho phép tạo điều kiện thuộc lơi để sinh hoạt. Hoạt động của Chi hội tin lành Lái Thiêu diễn ra bình thường, đúng theo quy định của pháp luật, các hoạt động ngoài chương trình đăng ký trong năm đều có xin phép chính quyền địa phương. Trong dịp lễ, các cơ sở Tin lành đã tổ chức trang trọng và đúng theo quy định của Nhà nước, đông đảo tín đồ giáo dân tham dự lễ trong không khí phấn khởi, trật tự và an toàn. - Cao Đài: Trên địa bàn thị xã hiện có 5 cơ sở thờ tự theo giáo phái Cao Đài với 44 chức sắc, 22 chức việc và 879 tín đồ ((tăng 58,7% so năm 2011 là 363 tín đồ) gồm: phường Lái Thiêu 3 cơ sở (Thánh tịnh Như Ý, Thánh tịnh Ngọc Chiếu Đàn, Thánh tịnh Bồng Lai), phường Bình Hòa 01 cơ sở (thánh tịnh Chiếu Minh), phường Bình Nhâm 01 cơ sở (Thánh tịnh Chơn Lý). Nhìn chung trong thời gian qua hoạt động của đạo Cao đài vẫn duy trì thường xuyên và ổn định phù hợp với nội dung chương trình đã đăng ký. - Phật giáo Hòa Hảo: Hiện có trên 3.500 tín đồ phật giáo Hòa Hảo (tín đồ ổn định) chủ yếu tập trung ở các phường Bình Hòa, Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Phú, đa số các tín đồ Hòa Hảo là công nhân lao động nhập cư từ các tỉnh, thành khác trong nước đến làm ăn sinh sống (chủ yếu ở các tỉnh Miền tây Nam Bộ) và chưa có tổ chức sinh hoạt đạo. Phật giáo Hòa hảo có văn bản xin phép tỉnh cho xây dựng cơ sở thờ tự nhưng do tín đồ chủ yếu là dân lao động nhận cư nên chính quyền chưa cho phép. - Đạo Hồi: Tại Công ty Chân Trời Xanh có vốn của người Pakistan (tọa lạc khu phố Bình Phước B, phường Bình Chuẩn) kinh doanh sản xuất bao tay xuất khẩu, có 130/350 công nhân là tín đồ theo đạo Hồi chủ yếu làm ăn sinh sống không có sinh hoạt đạo (riêng tháng chay có tổ chức cầu nguyện tại nhà ở trọ thuộc khu phố Bình Phước B, phường Bình Chuẩn) GVHD: Ths Phan Văn Bằng 17 - Tín ngưỡng dân gian Về tín ngưỡng có 60 cơ sở gồm 5 chùa người Hoa, 36 miếu, 19 đình. Ước tính với hơn 80% dân số có đời sống tinh thần liên quan đến Tín ngưỡng, Tôn giáo. Các Lễ hội Tín ngưỡng dân gian được các Ban quản lý hoặc Ban nghi lễ đăng ký chương trình hàng năm theo qui định. Theo thông lệ Rằm tháng giêng, 02 Ban liên lạc người Hoa ở phường Lái Thiêu và phường An Thạnh đã tổ chức Lễ thỉnh sắc Bà Thiên hậu Thánh mẫu tại Chùa Bà Lái Thiêu và Chùa Bà Chợ Búng. Đây là lễ hội theo thông lệ hàng năm của Ban Liên lạc người Hoa, được tổ chức trong 02 ngày (14 và 15 tháng giêng âm lịch). Các hoạt động của lễ hội và lộ trình rước Sắc Bà diễn ra đúng theo nội dung đã đăng ký, tình hình an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ được bảo đảm. c. Một số thực trạng về tôn giáo trên địa bàn thị xã Thuận An trong thời gian qua - Tình hình sử dụng nhà đất có liên quan đến tôn giáo: Tổng diện tích đất tôn giáo trên địa bàn Thị xã là: 351.224,9m2 (trong đó: Phật giáo: 248.057m2; Công giáo: 90.266,6m2; Tin Lành: 463,3m2; Cao Đài 12.438m2), đã cấp giấy chứng nhận cho 48 cơ sở: tổng diện tích cấp là: 246.085,1m 2 (trong đó Phật giáo: 129.685,6m2; Công giáo: 112.226,8m2; Cao đài: 4.037,7m2; Tin Lành: 135m2). Trong những năm qua UBND thị xã đã giải quyết trả lại 02 mảnh đất có nguồn gốc tôn giáo cho Chùa Bồ đề đạo tràng (337m2 trước đây là Văn phòng ấp để chùa sử dụng vào mục đích xây dựng lớp học tình thương), Giáo xứ Búng (trước đây là Trường Tiểu học Hưng Định cơ sở 1). Hiện nay UBND thị xã còn quản lý và sử dụng 3 cơ sở nguồn gốc thuộc Giáo xứ Lái Thiêu và cấp cho Phòng giáo dục – Đào tạo Thị xã với diện tích 2.636m2, Trường Tiểu học Lái Thiêu diện tích 822,6m2, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết diện tích 2.611m2. - Việc tranh chấp đất đai cơ sở thờ tự còn xảy ra nhiều, công tác giải quyết còn gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Tại chùa Long Bửu phường An Phú có mượn 1 phần đất công và lấn chiếm đất công (trước đây là rừng Cò Mi) với diện tích gần 20.000m2. Trước đây Chùa Long Bửu có đơn xin xây dựng hàng rào để tiện quản lý đất, Chùa và được UBND thị xã chấp thuận. Hiện nay, Chùa Long bửu đã xây GVHD: Ths Phan Văn Bằng 18 dựng Phòng khám Đa khoa Long Bửu trên phần đất công này. UBND thị xã có chủ trương thu hồi một phần đất tại Chùa Long Bửu với tổng diện tích 8.349,8m 2 để xây dựng Trường Mẫu giáo Hoa Cúc 4. Tuy nhiên Trụ trì chùa và Trưởng phòng khám đa khoa đều kịch liệt phản đối, cho rằng đất của chùa nên UBND thị xã mới chấp thuận cho xây hàng rào nên không đồng quyết định thu hồi đất của UBND thị xã, UBND tỉnh. Trụ trì chùa và Trưởng phòng khám đa khoa đã gửi đơn cầu cứu khắp nơi từ tỉnh đến Trung ương và kêu gọi tăng ni phật tử tụ tập, phản đối, biểu tình khi UBND thị xã có động thái cưởng chế và hăm dọa quay phim chụp ảnh tố cáo chính quyền đàn áp tôn giáo và đặc biệt là Chùa Long Bửu không nằm trong Giáo Hội phật giáo. Do vụ việc có tính chất phức tạp nên chủ trương đã có từ năm 2008 đến nay vẫn chưa thể thu hồi được. - Tình trạng xây dựng mới, sữa chữa cơ sở tôn giáo diễn biến phức tạp (khoảng 18 cơ sở xây mới và sửa chữa lớn). Tình trạng xây mới cơ sở thờ tự với kinh phí rất lớn hàng chục tỷ đồng như Giáo Xứ Bà Trà (Bình Chuẩn), Nhà Thờ Tin lành Lái Thiêu, Chùa Bình Long (Lái Thiêu), Chùa Thiên Ân, Chùa Phước Ân (Thuận Giao), Chùa Thiên Hòa (An Thạnh), Chùa Bửu Minh (Bình Nhâm), Chùa Thế Hưng, Bình Long (Lái Thiêu)…. Trong năm 2015, các cơ sở khánh thành và đưa vào sử dụng như chùa Phước Ân (Thuận Giao) và Chùa Bồ Đề Đạo Tràng (Bình Chuẩn), Giáo xứ An phú (An Phú) và Giáo xứ Bình Hòa (Lái Thiêu), Cơ sở điểm nhóm Tin Lành (Bình Chuẩn). Hiện chưa xác minh được nguồn tiền trên do tín đồ đóng góp hay do tổ chức các nhân nào tài trợ. Ngoài ra, các cơ sở này còn xin tài trợ từ nước ngoài (Chi Hội Tin lành Lái Thiêu, các điểm nhóm Tin lành…), đây là điều kiện thuận lợi để các cơ quan tình báo gián điệp của nước ngoài lợi dụng, hỗ trợ và thực hiện mưu đồ của chúng. Ngoài ra, một số cơ sở tôn giáo xây dựng, sữa chữa không xin phép, xây dựng không đúng nội dung ghi trong giấy phép vẫn còn diễn ra phổ biến. Từ năm 2011 đến nay, UBND thị xã đã đề nghị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính 04 trường hợp với số tiền 145.000.000đ (Bồ đề đạo tràng, Chùa Giác Tâm, Chùa Thiên Chơn, Chùa Thiên Hòa) và đình chỉ 02 trường hợp chùa Phước Ân do xây dựng lấn chiếm đất, việc mở rộng Miếu Trấn Đông phường Vĩnh Phú. Do đây là cơ sở tôn giáo nên không GVHD: Ths Phan Văn Bằng 19 thể buộc tháo dỡ hoặc cưỡng chế tháo dỡ mà cho bổ sung giấy phép hoặc cam kết tháo dỡ khi Nhà nước có nhu cầu quy hoạch sử dụng mà không đề bù. - Nhiều mục sư đạo Tin lành, Linh mục, hòa thượng... từ nơi khác đến giảng đạo, thuyết pháp nhưng không xin phép cơ quan chức năng. Riêng năm 2015, Thích Nữ Diệu Phúc trụ trì chùa Thiên Hòa, phường An Thạnh tổ chức mời Hòa thượng Thích Chân Quang- Đồng Nai đến thuyết pháp không xin phép cơ quan chức năng; Ông Nguyễn Võ Khánh Giám, sinh năm 1974, thường trú tại phường 12, quận Bình Thạnh, TP.HCM tổ chức nhóm khoảng 17 người thuộc phái Tin lành Paptit Nam Phương sinh hoạt trái phép tại quán cà phê Lotus thuộc khu phố Trung và nhóm khoảng 20 sinh hoạt trái phép tại quán ăn Ngũ Hồ thuộc khu phố Đông phường Vĩnh Phú; Ông Trương Diệu Chân, sinh năm 1958 Việt Kiều Mỹ, Thường trú tại Phường 2, quận 4, TP.HCM hướng dẫn cho khoảng 90 người tự trị bệnh bằng phương pháp nhân điện tại A52 bis khu phố Bình Đức, phường Bình Nhâm. - Hiện nay nổi bậc lên trong hoạt động tôn giáo là hình thức biến gia thành tự 20 cơ sở gồm (phường Vĩnh Phú 04, phường Lái Thiêu 01, phường An Phú 01, phường Bình Chuẩn 02, phường An Thạnh 03, phường Thuận Giao 02, xã An Sơn 03, phường Bình Nhâm 02, phường Bình Hòa 02). Các cơ sở này hình thức bề ngoài giống như chùa, tịnh xá nhưng không có tên gây nhầm lẫn và dễ gây mất an trật tự khi tụ tập đông người. - Tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ cơ sở tôn giáo vẫn còn xảy ra: như Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi phường Bình Hòa xảy ra tình trạng nội bộ bất hòa trong Ban quản lý chia ra 2 phe giữa người ở địa phương và người ở Thành phố Hồ Chí Minh (giành quyền giữ con dấu của Thánh Tịnh). - Ngoài ra, trên địa bàn còn có các tà đạo, “đạo lạ” đang hoạt động như “Thanh hải vô thượng sư”, “Pháp luân công” và “Pháp môn Diệu âm”. Chúng tổ chức nhiều hoat động để phát triển tín đồ như tổ chức đưa người sang campuchia dưới hình thức du lịch để sinh hoạt, phát hành sách, đĩa DVD, tờ rơi, qua internet …. để kêu gọi, tuyên truyền. Mặt khác, họ còn gửi đơn tố cáo Đảng Cộng sản GVHD: Ths Phan Văn Bằng 20 Trung quốc đàn áp “Pháp luân công” và đòi chúng ta phải công nhận tư cách pháp nhân cho họ. Một số trường hợp tiêu biểu như: + Bà Nguyễn Thị Đào sinh 1959 cùng chồng là ông Vũ Phước Thanh Huy, thường trú tại 2/7KP Đông Nhì, Phường Lái Thiêu, tổ chức mời 43 người trong đạo Tin Lành đến thun,m,ê quán cà phê cheers, tại khu công nghiệp VISIP để sinh hoạt đạo trái phép (Tin Lành hệ phái Truyền Giáo Phục Hưng). + Trịnh Thị Vân, sinh năm 1966 ngụ tại địa chỉ số 192B khu phố Thạnh Hòa A, phường An Thạnh tuyên truyền, phát tán trái phép đạo Pháp Luân Công, Công An thị xã đã thu giữ 10 đĩa VCD và 25 quyển sách tuyên truyền đạo Pháp Luân Công đồng thời đã lập hồ sơ xử lý hành chính. + An ninh thị xã phối hợp CA phường Lái Thiêu làm việc với bà Lê Thị Lá, ngụ 179/3 KP Hòa Long, phường Lái Thiêu. Thu giữ 18 quyển sách, 14 đĩa DVD nội dung có liên quan đạo Thanh Hải Vô Thượng sư, cơ quan quan chức năng lập biên bản. Chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn như cài an ninh theo dõi nắm tình hình, cảm hóa giáo dục, tịch thu tang vật, xử phạt vi phạm hành chính các đối tượng vi phạm. Đến nay tình hình tạm lắng xuống nhưng cũng có nguy cơ bùn phát trở lại. - Tình trạng các cơ sở tôn giáo cho tín đồ chôn cất trong khuôn viên thờ tự, đất cơ sở tôn giáo vẫn còn xảy ra. 3. Đánh giá chung a. Kết quả Các cấp ủy Đảng từ thị xã đến cơ sở luôn xác định công tác vận động tín đồ các tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong công tác vận động quần chúng của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo và được thể hiện trong nghị quyết hàng năm, trong các chương trình, kế hoạch hoạt động của chính quyền và mặt trận, đoàn thể. Thường trực Thị ủy luôn quan tâm chỉ đạo Ban Dân vận thị ủy phối hợp thực hiện tốt chủ trương của Thường trực Thị ủy đối với công tác Quản lý nhà nước về tôn giáo. GVHD: Ths Phan Văn Bằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan