Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC ...

Tài liệu Tiểu luận Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009

.DOCX
23
720
80

Mô tả:

Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................2 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ICC 1982 VÀ ICC 2009...................................................................3 1. Khái quát chung.....................................................................................................................3 1.1 Khái niệm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm............................................................................3 1.2 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm...............................................................................3 1.3 Phân loại bảo hiểm.............................................................................................................4 2. Tổng quan về bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1982 và ICC 2009..................................................4 CHƯƠNG II NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA ICC 1982 VÀ ICC 2009..........................................................................................................................................8 1. Ngôn từ diễn đạt.......................................................................................................................8 2. Về việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng được bảo hiểm (packing or preparation)....9 3. Loại trừ bảo hiểm bởi sự chậm trễ (the delay exclusion)....................................................10 4. Loại trừ bảo hiểm bởi tình trạng mất khả năng tài chính (the insolvency exclusion).........11 5. Loại trừ bảo hiểm bởi sử dụng hạt nhân (nuclear exclusion)..............................................14 6. Loại trừ tàu không đủ khả năng đi biển (the unseaworthiness exclusion)..........................14 7. Khủng bố (terrorism)...........................................................................................................16 8. Thời hạn bảo hiểm – Điều khoản vận chuyển (duration-transit clause)..............................17 9. Thay đổi hành trình (change of voyage)..............................................................................19 10. Quyền lợi bảo hiểm (benefit of insurance)......................................................................20 CHƯƠNG III THỰC TIẾN ÁP DỤNG ICC 1982 VÀ ICC 2009 TẠI VIỆT NAM........................................22 KẾT LUẬN...................................................................................................................................24 1 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ. Việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào cuối năm 2006 đã thúc đẩy ngoại thương phát triển nhanh chóng, đặc biệt là kim ngạch xuất nhập khẩu. Với điều kiện địa lý chiến lược ở trung tâm Đông Nam Á và đường bờ biển dài 3200km, vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận chuyển chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cũng như các phương thức vận tải khác, vận tải đường biển không thể tránh khỏi các rủi ro bất ngờ, gây tổn thất lớn đối với chủ hàng, chủ tàu. Đó là lý do bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển đã ra đời từ rất sớm và có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngoại thương của các quốc gia. Các điều kiện bảo hiểm hàng hải ICC do Hiệp hội bảo hiểm Anh ban hành từ năm 1963 và sửa đổi qua các năm 1982, 2009 đã trở thành tập quán thông dụng quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp, thương nhân khi tham gia bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển phải nắm rõ những điều kiện bảo hiểm. Vì vậy nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009” làm đề tài thuyết trình với mong muốn chỉ ra được những điểm khác biệt, đổi mới của điều kiện bảo hiểm, từ đó giúp chủ hàng có được lựa chọn phù hợp nhất khi tham gia bảo hiểm. Do điều kiện kiến thức và thời gian tìm hiểu còn hạn chế, bài thuyết trình của nhóm không tránh khỏi thiết sót nên rất mong nhận được sự nhận xét góp ý từ cô giáo và các bạn để hoàn thiện đề tài. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ICC 1982 VÀ ICC 2009 1. Khái quát chung 1.1 Khái niệm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm Bảo hiểm (Insurance): là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Bảo hiểm ra đời là do sự tồn tại khách quan của các rủi ro nhưng bản chất của bảo hiểm chính là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số Người ra cho tất cả những Người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Người bảo hiểm là Người trung gian đứng ra nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn thất này cho tất cả những Người tham gia bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm là sự quy định trách nhiệm của Người bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm (hàng hoá) về các mặt: rủi ro tổn thất, thời gian, không gian – hay chính là sự khoanh vùng các rủi ro bảo hiểm. 1.2 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm Hoạt động bảo hiểm là cần thiết do có sự tồn tại khách quan của rủi ro .Bảo hiểm là một ngành dịch vụ rất nhạy cảm , có tác động sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế cũng như đời sống xã hội . Bảo hiểm có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân , thể hiện ở những mặt sau đây: - Sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi một cách có hiệu quả - Bù đắp những thiệt hại , mất mát về người và tài sản của nhà nước , của các doanh nghiệp , của các tổ chức kinh tế , xã hội và của cá nhân do các rủi ro gây ra nhằm khắc phụchậu quả của rủi ro để ổn định sản xuất , kinh doanh và đời sống . - Tạo ra một nguồn vốn lớn bằng phí bảo hiểm và tập trung vào một số đầu mối để đầu tư vào những lĩnh vực khác . - Bổ sung vào ngân sách của Nhà nước bằng lãi của bảo hiểm - Tăng thu và chi cho cán cân thanh toán quốc gia . - Tạo ra một tâm lý yên tâm trong hoạt động kinh tế và đời sống . - Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. 1.3 Phân loại bảo hiểm 1.3.1 Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm 3 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 - Bảo hiểm xã hội: có tính bắt buộc, theo luật lệ quy định chung, ko tính đến những rủi ro cụ thể và không nhằm mục đích kinh doanh. - Bảo hiểm thương mại: mang tính kinh doanh, kiếm lời, ko bắt buộc, có tính đến từng đối tượng, từng rủi ro cụ thể, nhằm mục đích kinh doanh. 1.3.2 Căn cức vào tính chất bảo hiểm - Bảo hiểm nhân thọ: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kì, tử kì,... - Bảo hiểm phi nhân thọ: là các bảo hiểm khác như: bảo hiểm sức khỏe tai nạn, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm trách nhiệm của Người giao nhận, bảo hiểm cháy nổ ... 1.3.3 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm - Bảo hiểm tài sản: đối tượng bảo hiểm là tài sản, của tập thể hay cá nhân bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá…. - Bảo hiểm trách nhiệm: đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của Người được bảo hiểm đối với Người thứ ba hay đối với sản phẩm… - Bảo hiểm con Người: đối tượng bảo hiểm là con Người hay các bộ phận của cơ thể con Người hay các vấn đề có liên quan như tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn…. 1.3.4 Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam 2000 - Bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, của Người vận chuyển hàng không đối với hành khách, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật, môi giới bảo hiểm, bảo hiểm cháy nổ. - Bảo hiểm tự nguyện. 2. Tổng quan về bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1982 và ICC 2009 Nước Anh có một nền bảo hiểm hàng hải ra đời sớm và rất phát triển. Từ thế kỷ 17 Anh đã có mẫu đơn bảo hiểm đầu tiên (Lloyd’s S.G.form of policy). Luật bảo hiểm hàng hải 1906 (Marine Insurance Act 1906 – MIA 1906) của Anh đến nay vẫn được nhiều nước áp dụng. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa cũng như tàu bè của Viện những Người bảo hiểm Luân Đôn (Institute of London Underwriters – ILU) từ lâu đã trở thành quen thuộc và được áp dụng rộng rãi trên thị trường bảo hiểm thế giới. Về bảo hiểm hàng hóa, Ủy ban kỹ thuật và điều khoản thuộc Viện ILU đã soạn thảo và đưa vào sử dụng các điều kiện bảo hiểm gốc như FPA, WA, AR từ năm 1963 hay các điều kiện A, B, C từ năm 1982 và các điều kiện bảo hiểm thêm như điều kiện bảo hiểm chiến tranh, đình công. Các điều kiện bảo hiểm này được gọi tắt là các ICC (Institute Cargo Clauses). Cụ thể như sau:  Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1963 Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng (FPA- Free from Particular Average): Theo điều kiện này, phạm vi bồi thường của người bảo hiểm được giới hạn như sau: Bồi thường 4 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 tổn thất toàn bộ hoặc toàn bộ ước tính, bồi thường đóng góp tổn thất chung; bồi thường tổn thất riêng do 4 nguyên nhân mắc cạn, chìm đắm, đâm va, cháy nổ; bồi thường mất nguyên kiện hàng trong khi xếp đồ, chuyển tải nhưng không phải mất cắp. Mọi chi phí chứng minh tổn thất thuộc về chủ hàng (điều kiện này rất phù hợp với những loại hàng hóa khó hư hỏng khi đổ vỡ). Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng (WA- With Particular Average): Theo điều kiện này, phạm vi bảo hiểm của người bảo hiểm hoàn toàn giống trên, ngoài ra, người bảo hiểm hoàn toàn bồi thường tổn thất riêng do thiên tai gây ra. Trách nhiệm chứng minh tổn thất thuộc về chủ hàng, đồng thời người bảo hiểm áp dụng chế độ miễn thường rất phù hợp với hàng nhẹ, hàng rời. Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR- All Risks): Trừ những rủi ro đặc biệt, phạm vi bồi thường trong điều kiện này rất rộng nên rất phù hợp với những loại hàng hóa có giá trị cao, dễ bị mất cắp. - WR (War Risk): điều kiện bảo hiểm các rủi ro chiến tranh - SRCC: điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công 3 điều kiện bảo hiểm đầu là 3 điều kiện bảo hiểm gốc, điều kiện 4&5 là điều kiện bảo hiểm các rủi ro đặc biệt.  Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1982 Bộ điều kiện bảo hiểm này được xuất bản ngày 1/1/1982 cũng có 3 điều kiện cơ bản được xây dựng trên nền điều kiện ICC 1963 nhưng có chỉnh sửa những điểm hạn chế của ICC 1963 cho phù hợp với thực tế: - Điều kiện bảo hiểm C (Institute cargo clauses C- ICC C): phạm vi bảo hiểm tương đương với FPA. Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm hẹp nhất. Theo điều kiện bảo hiểm này, Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với: + Mắc cạn, đắm, cháy, đâm va. + Dỡ hàng tại một cảng gặp nạn. + Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh. +Tổn thất chung và các chi phí hợp lý (chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng). + Ném hàng ra khỏi tàu. + Mất tích. 5 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 + Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản 2 tàu đâm va nhau cùng có lỗi. - Điều kiện bảo hiểm B (Institute cargo clauses B- ICC B): phạm vi bảo hiểm tương đương với WA. Theo điều kiện bảo hiểm này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện C, doanh nghiệp bảo hiểm còn bồi thường tổn thất hay tổn hại đối với hàng hóa được bảo hiểm do: + động đất, núi lửa phun, sét đánh. + bị nước biển cuốn khỏi tàu. + nước biển, nước sông, nước hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiện vận chuyển hoặc nơi chứa hàng. + tổn thất toàn bộ của bất kỳ một kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp dỡ hàng hóa. - Điều kiện bảo hiểm A (Institute cargo clauses A- ICC A): phạm vi bảo hiểm tương đương với AR. Đây là điều kiện có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hóa, kể cả rủi ro cướp biển. - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh: Theo điều kiện này, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hóa do: + Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất cứ hành động thù địch nào. + Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ. + Mìn, thủy lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác. + Tổn thất chung và chi phí cứu nạn. Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thường khác. - Điều kiện bảo hiểm đình công: Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng được bảo hiểm do: + Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những Người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy. + Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị. Qua thực tế áp dụng, người ta thấy rằng nội dung của các điều khoản ICC 1982 còn nhiều tồn tại đòi hỏi phải có sự đổi mới. Do vậy, để phù hợp với điều kiện thực tế, Ủy ban kỹ thuật và điều khoản thuộc Viện ILU đã soạn thảo và ban hành bộ điều khoản mới là ICC 2009 (Institute Cargo Clauses 2009) vào ngày 01/01/2009. Tuy nhiên, trên thực tế 6 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 bộ điều khoản này chỉ phát triển và cụ thể hóa một số điều kiện còn về cơ bản nội dung các điều khoản vẫn như trong ICC 1982. 7 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 CHƯƠNG II NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA ICC 1982 VÀ ICC 2009 1. Ngôn từ diễn đạt - Các từ “hàng” (goods) và “hàng hóa” (cargo) được thay thế bởi thuật ngữ “đối tượng bảo hiểm” (subject-matter insured)  Đối tượng bảo hiểm mang nghĩa rộng hơn bởi nó bao gồm cả hàng hóa, bao bì đóng gói và nhãn hàng. - “Người ký nhận trách nhiệm thanh toán các hợp đồng bảo hiểm” (underwriters) được thay thế bằng “Người bảo hiểm” (insurer).  Underwriter là thuật ngữ để chỉ một cá nhân chịu trách nhiệm đánh giá các rủi ro liên quan đến việc ký một hợp đồng bảo hiểm. Insurer sẽ dựa vào Underwriter để xem xét kỹ lưỡng yêu cầu bảo hiểm, các báo cảo cũng như dữ liệu liên quan để quyết định việc có bảo hiểm hay không, các vấn đề rủi ro và tiền đóng bảo hiểm. - Thuật ngữ “servants” được thay thế bằng “employees” mang tính sử dụng phổ biến hơn trên toàn cầu, mặc dù đều mang nghĩa là “những người làm công”. - Các tiêu đề đặt cạnh các điều khoản được sửa đổi và đặt ở bên trên mỗi điều khoản: 1982 RISKS COVERED 1. This insurance covers all risks of loss of or damage to the subject-matter Risks insured except as provided in Clause 4,5,6 and 7 below Clause 2009 RISKS COVERED Risks 1. This insurance covers all risks of loss of or damage to the subject-matter insured except as excluded by the provisions of Clause 4, 5, 6 and 7 below. 2. Về việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng được bảo hiểm (packing or preparation) Trong ICC 2009, từ "kiện gỗ" (liftvan) không còn được sử dụng và thuật ngữ “servants” được thay thế bởi “employees”, đồng thời làm rõ rằng các nhà thầu độc lập không được coi là những người làm công. 8 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 Theo các điều khoản ICC 1982, trừ khi đơn bảo hiểm quy định cụ thể là sẽ bảo hiểm cả bao bì đóng gói (covers the packaging), không mô ôt khiếu nại về thay thế nguyên bao bì đóng gói vì tổn thất được bồi thường trừ khi hâ uô quả của sự tổn thất này là do mô tô hiểm hoạ được bảo hiểm. Trong trường hợp này thông thường người ta áp dụng mô ôt tỷ lê ô giảm trị thương mại cho toàn lô hàng mà không đề câ ôp tới bao bì. Tuy nhiên, nếu chứng minh được tổn thất, tổn hại hay chi phí thâ ôt sự do bao bì yếu kém hay không thích hợp thì tổn thất này không được bồì thường theo ICC. Loại trừ này mở rô ông ra bao gồm cả chuẩn bị hàng hoá được bảo hiểm không thích hợp. ICC 1982 cũng quy định không bảo hiểm trong trường hợp đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng được bảo hiểm không đầy đủ ngay cả khi nó nằm ngoài tầm kiểm soát của bên được bảo hiểm và phát sinh ngẫu nhiên sau khi bảo hiểm có hiệu lực. Điều này có vẻ không phù hợp bởi đó là một nguy cơ nên được Người bảo hiểm chấp nhận và Người được bảo hiểm cũng muốn được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Vì vây, điều khoản ICC 2009 đã thay đổi phạm vi loại trừ vốn có trong ICC 1982, cụ thể là hàng hóa sẽ được bảo hiểm khi việc đóng gói được tiến hành bởi bên thứ ba trong thời gian của hành trình. Theo đó, loại trừ bảo hiểm được áp dụng khi: - Người được bảo hiểm hoặc những Người làm công cho họ tự chịu trách nhiệm về việc đóng gói hoặc chuẩn bị không tốt tại bất cứ thời điểm nào tiến hành việc đó, hoặc; - Việc đóng gói hoặc chuẩn bị được tiến hành trước khi hiệu lực bảo hiểm bắt đầu Đồng thời, điều khoản sửa đổi trong ICC 2009 cũng đặt ra tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là sự thiếu đầy đủ hay không phù hợp, đó là việc đóng gói hoặc chuẩn bị phải đủ khả năng “chống chịu được những sự cố thông thường trong hành trình được bảo hiểm” trong khi ICC 1982 không đề cập đến vấn đề này. Một trường hợp minh họa cho điều khoản trên là: một máy biến thế cồng kềnh và nặng được bốc lên một con tàu nhỏ gần Liverpool vào tháng 1 năm 2002 để vận chuyển đến Rotterdam và từ đó được đưa tới Malaysia bằng tàu chở container. Cả hai chuyến đi đều gặp phải thời tiết dông bão với gió mạnh cấp 8 và cả hai tàu đều được ghi nhận là nghiêng và lắc. Khi đến nơi, máy biến thế được phát hiện là bị tổn hại và chi phí sửa chữa tốn hơn 1 triệu bảng anh. Quan tòa không coi thời tiết xấu gặp phải kéo dài 30 tiếng trong 9 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 hành trình vào tháng 1 là trường hợp ngoại lệ, do đó kết luận rằng tổn thất gây ra là do máy biến thế không đủ khả năng chống chịu được những điều kiện thông thường của hành trình chứ không phải là do sự xảy ra của những điều kiện không mong muốn. Như vậy, Người được bảo hiểm sẽ không được bồi thường. Việc đóng gói hoặc chuẩn bị không phù hợp có thể dưới nhiều hình thức , chẳng hạn như việc sử dụng gỗ ẩm của một công ty chịu trách nhiêm đặt hàng trên pallet, hàng này đã kết thúc chuyến hành trình nội địa và đang sẵn sàng để được xếp vào các container. Kết quả là trong hành trình đường biển xảy ra hiện tượng ngưng tụ nghiêm trọng và nước đọng xâm nhập vào Titanium Dioxide đã được đóng bao. Nếu việc đặt hàng trên pallet được tiến hành bởi Người được bảo hiểm thì sẽ không có bất kỳ khiếu nại nào, nhưng vì việc đặt hàng trên pallet đươc tiến hành bởi một bên thứ ba trong hành trình được bảo hiểm, Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường. 3. Loại trừ bảo hiểm bởi sự chậm trễ (the delay exclusion) 1982 4.5 trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm (lọai trừ những chi phí được bồi thường theo điều 2 trên) 2009 4.5 trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm (lọai trừ những chi phí được bồi thường theo điều 2 trên) Có thể thấy trong Các điều kiện bảo hiểm hàg hóa xuất hập khẩu ICC 1982 và 2009 đều ghi rõ: Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi sự chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm (loại trừ những chi phí được bồi thường theo điều 2 trên). Tuy nhiên trong ICC 2009, điều khoản này đã được bỏ bớt đi cụm từ khá nhạy cảm là:“ trực tiếp gây ra”, nội dung còn lại thì không thay đổi so với ICC 1982. Vì khi nguyên nhân chậm trễ là do rủi ro được bảo hiểm, khi đó có thể rất khó phân biệt “ nguyên nhân trực tiếp” của tổn hại là do sự chậm trễ hay do rủi ro được bảo hiểm khi cả hai cùng góp phần tạo nên sự tồn tại. 10 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 Về vấn đề chậm trễ, MIA 1906 quy định là người bảo hiểm không chịu trách nhiê ôm về tổn thất trực tiếp gây ra bởi châ m ô trễ, cho dù châ ôm trễ là do mô ôt hiểm hoạ được bảo hiểm. Loại trừ này được diễn tả trong ICC 1982, nhưng nhấn mạnh là tất cả các tổn thất, hư hại hay chi phí đều bị loại trừ (MIA không nói đến "tổn hại" hay "chi phí"). Chú ý quan trọng là vì không có lý do bào chữa là châ ôm trễ là do mô ôt hiểm hoạ được bảo hiểm, do vâ ôy nếu tàu chuyên chở bị châ ôm trễ do đâm va, và châ m ô trễ gây ra hư hỏng hàng hoá thì không thể khiếu nại đối với đơn bảo hiểm về sự hư hỏng này trên cơ sở quy hợp lý cho đâm va. Loại trừ này không áp dụng cho bất kỳ khoản đóng góp nào mà người được bảo hiểm phải thực hiê nô đối với chi phí hay hy sinh tổn thất chung. 4. Loại trừ bảo hiểm bởi tình trạng mất khả năng tài chính (the insolvency exclusion) 1982 4.6 Trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, Người quản lý, Người thuê hoặc Người khai thác tàu. 2009 4.6 Trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, ngừơi quản lý, Người thuê hoặc Người khai thác tàu, vào thời điểm đối tượng được bảo hiểm được bốc lên boong tàu, Người được bảo hiểm biết hoặc trong quá trình kinh doanh bình thường phải biết, rằng tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính này có thể ngăn cản sự tiếp tục hành trình bình thường. Loại trừ này không được áp dụng trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng cho bên tuyên bố đã mua hoặc đồng ý mua đối tượng được bảo hiểm trên nguyên tắc trung thực theo một hợp đồng ràng buộc. Loại trừ này được đưa vào ICC để cản người được bảo hiểm giao hàng cho tàu mà người điều hành con tàu này đang gă ôp khó khăn về tài chính. Loại trừ này không được áp 11 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 dụng trong tường hợp hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng cho bên tuyên bố đã mua hoặc đồng ý mua đối tượng được bảo hiểm trên nguyên tắc trung thực theo một hợp đồng ràng buộc. Nếu được áp dụng mô ôt cách khắt khe, loại trừ này có thể áp dụng cho mọi tổn thất của hàng hoá hay các chi phí mà người bảo hiểm phải gánh chịu xuất phát từ viê ôc mất khả năng thanh toán của người chuyên chở. Như vâ yô , nếu người chuyên chở không thể hoàn tất hành trình và dỡ hàng hoá ở cảng dọc đường, người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiê m ô về mọi tổn thất gây ra vì viê ôc dỡ hàng này hay viê cô bốc lại lên mô tô tàu khác, cũng như chi phí chuyển tiếp hàng. Cần ghi nhớ rằng điều khoản "chi phí chuyển tiếp" (forwarding expenses) (điều khoản 12) chỉ được áp dụng cho trường hợp hàng hoá phải dỡ xuống tại mô ôt cảng dọc đường vì mô tô hiểm hoạ được bảo hiểm mà hiểm hoạ được bảo hiểm không bao gồm mất khả năng tài chính của người chuyên chở. Có thể là dẫn chiếu đến "vỡ nợ" (financial default) là nhằm vào các trường hợp mà người chuyên chở dùng hàng hoá làm đảm bảo cho các trách nhiê ôm tài chính đang tồn đọng (outstanding financial liabilities), có lẽ để lại hàng hoá tại cảng dọc đường để giải toả tàu khỏi trách nhiê ôm về phí cảng. Người chuyên chở dự kiến sẽ quay lại, trả phí cảng, lấy lại hàng hoá và giao; nhưng, nếu tàu bị mất tích trong thời gian đó, người được bảo hiểm có thể mất hàng hoá này mà không thể đòi bồi thường theo đơn bảo hiểm của mình. - Về trường hợp loại trừ này, ICC 2009 có sự sửa đổi và bổ sung khá nhiều so với năm 1982: ICC 1982: trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, Người quản lý, Người thuê hoặc Người khai thác tàu. ICC 2009: trong mọi trường hợp bao hiểm này không bảo hiểm cho sự mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chínhcuar chủ tàu, người quản lý, Người thuê hoặc Người khai thác tàu, vào thời điểm đối tượng được bảo hiểm được bốc lên boong tàu, Người được bảo hiểm biết hoặc trong quá trình khinh doanh bình thường phải biết rằng tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính này có thể ngăn cản sự tiếp tục hành trình bình thường. 12 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 => Điều khoản trong phiên bản ICC 2009 đưa ra điều kiện áp dụng sự loại trừ bảo hiểm mà ICC 1982 không có, đó là loại trừ này chỉ áp dụng khi bên được bảo hiểm biết hoặc phải phải biêt rằng sự thiếu thốn về tài chính có thể cản trở hành trình; đồng thời, loại trừ này không được áp dụng khi hợp đồng bảo hiểm đã chuyển nhượng cho bê thứ 3 một cách trung thực. Do đó, phạm vi loại trừ được thu hẹp sao cho người được bảo hiểm hoặc người được chuyển nhượng vô tội vẫn được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp tình trạng mất khả năng thanh toán hay vỡ nợ của người chuyên chở khiến hành trình kêt thúc. Vì vậy, yêu cầu bồi thường sẽ không thực hiện được nếu vào thời điểm bốc hàng, người được bảo hiểm đã biết hoặc đáng lẽ phải biết rằng hành trình có thể bị ngừng lại do tình hình tài chính của người chuyên chở, Người được bỏ hiểm không buộc phải phải tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán một cách kỹ lưỡng song phải thể hiện trình độ cần phải có của một nhà kinh doanh khôn ngoan trong quá trình kinh doanh thông thường. Vì vậy, người được bảo hiểm không được nhắm mắt làm ngơ trước những dấu hiệu rõ ràng về việc người chuyên chở thiếu vốn. Có thể thấy việc loại trừ tình trạng không trả được nợ tại điều khoản 4.6 đã được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn thị trường hiên nay và đòi hỏi sự hiểu biết rộng của người được bảo hiểm để điều khoản loại trừ này được phát huy tác dụng. 5. Loại trừ bảo hiểm bởi sử dụng hạt nhân (nuclear exclusion) Từ 1982 đến nay, việc sử dụng hạt nhân cũng như các vũ khí mang năng lượng hạt nhân đã thay đổi rất nhiều, vì vậy ICC cũng đã thay đổi một số điều khoản để phù hợp với tình hình hiện tại. 1982 4.7 Trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh nào có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc các phản ứng hạt nhân, phóng xạ tương tự. 13 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 2009 4.7 Trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh từ hoặc do nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí, thiết bị nào có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/ hoặc các phản ứng nhiệt hạch hay các phản ứng tương tự khác, các chất phóng xạ. Cụm từ "phát sinh từ" trong ICC 1982 được thay thế bằng "được gây ra bởi hoặc phát sinh trực tiếp hay gián tiếp" trong ICC 2009. Ở đây chúng ta có thể hiểu rằng, trong ICC 1982, người bảo hiểm sẽ không bảo hiểm cho tổn thất được gây ra trực tiếp từ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng tới ICC 2009 thì bất kỳ tổn thất nào dù là trực tiếp hay gián tiếp được gây ra bởi việc sử dụng vũ khí hạt nhân cũng không được bảo hiểm. " Vũ khí chiến tranh" trong ICC 1982 được thay thế bởi thuật ngữ rộng hơn" bất kỳ một loại vũ khí hay thiết bị nào" trong ICC 2009, thu hẹp nghĩa vụ của người bảo hiểm xuống so với nghĩa vụ được quy định trong ICC 2009. 6. Loại trừ tàu không đủ khả năng đi biển (the unseaworthiness exclusion) 1982 5.1 Trong bất kỳ trường hợp nào, người bảo hiểm cũng sẽ không bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi: - tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển, - tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển container hoặc kiện gỗ không thích hợp cho việc chuyên chở an toàn cho đối tượng bảo hiểm nếu Người được bảo hiểm hoặc những người làm công của họ biết được về trạng thái không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp đó vào thời gian đối tượng được bảo hiểm được xếp vào các phương tiện trên. 5.2 Người bảo hiểm bỏ qua mọi trường hợp vi phạm những cam kết ngụ ý tàu đủ khả năng đi biển và thích hợp cho việc chuyên chở đối tượng được bảo hiểm tới nơi đến, trừ khi người được bảo hiểm và người làm công cho họ được biết riêng về trạng thái không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp đó. 2009 5.1 Trong bất kỳ trường hợp nào, người bảo hiểm cũng sẽ không bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi: 14 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 5.1.1 Tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển hoặc tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển không thích hợp cho việc chuyên chở an toàn cho đối tượng được bảo hiểm nếu người bảo hiểm được biết riêng về tình trạng không đủ khả năng đi biển và không thích hợp đó vào thời gian đối tượng bảo hiểm được xếp vào các phương tiện trên 5.1.2 Container hoặc các phương tiện vận chuyển khác không thích hợp cho việc chuyên chở an toàn cho đối tượng được bảo hiểm khi việc bốc lên các phương tiến đó được tiến hành trước khi bảo hiểm này có hiệu lực hoặc được tiến hành bởi người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ và họ được biết riêng về sự không phù hợp đó vào thời điểm bốc hàng. 5.2 Loại trừ 5.1.1 nêu trên không áp dụng trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng cho bên thứ 3 tuyên bố đã mua hoặc đồng ý mua đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng ràng buộc. 5.3 Người bảo hiểm bỏ qua mọi trường hợp vi phạm những cam kết ngụ ý tàu đủ khả năng đi biển và thích hợp cho việc chuyên chở đối tượng được bảo hiểm tới nơi đến. Trong điều khoản của ICC 2099, từ “liftvan” không còn được sử dụng nữa và “servants” được thay thế bởi “employees”. Điều khoản này đã được sửa đổi trong ICC 2009 theo hướng có lợi hơn cho người được bảo hiểm. Theo đó, loại trừ bảo hiểm sẽ được áp dụng khi: - Người được bảo hiểm được biết riêng rằng tàu không đủ khả năng đi biển/không thích hợp. - Container hoặc phương tiện vận chuyển không thích hợp cho việc vận chuyển an toàn hàng hóa và + việc bốc hàng được tiến hành trước khi bảo hiểm có hiệu lực hoặc + việc bốc hàng được tiến hành bởi người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho anh ta và họ đều biết được sự không thích hợp đó. Trong ICC 2009, cụm từ “được biết riêng” (privy to) có thể hiểu là người được bảo hiểm biết về con tàu, nghi ngờ tình trạng con tàu song lại nhắm mắt làm ngơ và không tiến hành tìm hiểu về nó. Trên thực tế, việc chứng minh người mua bảo hiểm đã "biết riêng" về việc tàu không đủ khả năng đi biển là rất khó khăn. Bên cạnh đó ICC 2009 còn 15 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 quy định thêm một mốc thời gian nữa về thời điểm nhận biết ra tàu không đủ khả năng đi biển hoặc các phương tiện vận chuyển không phù hợp đối với người được bảo hiểm, đó là trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Nếu như ICC 1982 không có quy định loại trừ trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã chuyển nhượng thì ICC 2009 quy định khá rõ về việc này tại điểu 5.2. Theo đó khi mà tổn thất xảy ra do tàu, thuyền không đủ khả năng đi biển thì người được chuyển nhượng đơn bảo hiểm như là một phần của hợp đồng mua bán hàng hóa ràng buộc vẫn sẽ nhận được bồi thường bảo hiểm bởi vì cho rằng người đó không thể kiểm soát hoặc kiểm chứng được sự phù hợp của tàu hoặc container. Như vậy, những sửa đổi trong ICC 2009 nhằm thu hẹp phạm vi loại trừ bảo hiểm trong trường hợp tàu không đủ khả năng đi biển. 7. Khủng bố (terrorism) 1982 7.3 Trong bất kỳ trường hợp nào, người bảo hiểm cũng sẽ không bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng hoặc chi phígây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị. 2009 7. Trong bất kỳ trường hợp nào, người bảo hiểm cũng sẽ không bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi: 7.3 gây ra bởi bất kỳ hành động khủng bố nào là hành đông của bất kỳ ai thay mặt cho hoặc liên kết với bất kỳ tổ chức nào thực hiên các hoạt động hướng tới việc lật đổ hoặc gây ảnh hưởng bằng vũ lực hoặc bạo lực, bất kỳ chính phủ nào dù có hay không được thành lập theo luật định 7.4 gây ra bởi bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị, tín ngưỡng hoặc tôn giáo. Điều khoản loại trừ trong ICC 2009 được mở rộng hơn so với ICC 1982 về phạm vi các mối đe dọa và phạm vi của động cơ. Nếu như trong ICC 1982, chỉ loại trừ những tổn thất được gây ra bởi bất bất kỳ kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị thì trong ICC 2009 quy định sự khủng bố phải được thực hiện nhân danh cho 16 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 tổ chức và không áp dụng đối với hành động của kẻ khủng bố duy nhất. Đồng thời, động cơ khủng bố cũng được mở rộng tới các động cơ tín ngưỡng hay tôn giáo. 8. Thời hạn bảo hiểm – Điều khoản vận chuyển (duration-transit clause) 1982 8. Điều khoản vận chuyển 8.1 Bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng rời khỏi kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc hiệu lực tại một trong các thời điểm sau đây tùy theo trường hợp nào xảy ra trước 8.1.1 khi giao hàng vào kho người nhận hàng hay kho, hoặc nơi chứa hàng cuối cùng khác tại nơi đến có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm 8.1.2 khi giao hàng vào bất kỳ một kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tại nơi đến có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm chọn dùng hoặc 8.1.2.1 để chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường hoặc để chia hay phân phối hàng hoặc khi hết hạn 60 ngày sau khi hoàn thành việc dỡ hàng khỏi tàu biển tại cảng dỡ cuối cùng. 2009 8. Điều khoản vận chuyển 8.1 Theo điều 11 dưới đây, bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi đối tượng bảo hiểm được di chuyển lần đầu tiên trong kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm để ngay lập tức bốc lên phương tiện vận chuyển hoặc phương tiện khác để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc hiệu lực tại một trong các thời điểm sau đây tùy theo trường hợp nào xảy ra trước. 8.1.1 khi hoàn thành việc dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển hoặc phương tiện khác tại kho cuối cùng hoặc nơi chứa hàng cuối cùng tại địa điểm có tên ghi trong hơp đồng bảo hiểm. 8.1.2 khi hoàn thành việc dỡ hàng từ phương tiện vận chuyển hoặc phương tiện khác tại bất kỳ một kho hay nơi chứa hàng nào, dù trước khi tới hay tại nơi đến có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho 17 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 anh ta chọn dùng hoặc để chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường hoặc để chia hay phân phối hàng hoặc 8.1.3 khi người được bảo hiểm hay những người làm công cho anh ta chọn sử dụng bất kỳ phương tiện vận chuyển hoặc phương tiện khác hoặc bất kỳ container nào để chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường hoặc 8.1.4 khi hết hạn 60 ngày sau khi hoàn thành việc dỡ đối tượng bảo hiểm khỏi tàu biển tại cảng dỡ cuối cùng. Trước hết có sự khác biệt về quy định thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo hiểm giữa 2 phiên bản. Theo điều khoản trong ICC 1982, hàng hóa không được bảo hiểm cho đến khi đã rời khỏi kho, tức là nó chỉ được bảo hiểm nếu có một tai nạn xảy ra bên ngoài kho, lúc xếp hàng lên phương tiện vận chuyển sẽ không được bảo hiểm. Tuy nhiên, trong ICC 2009, thời điểm bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực “ kể từ khi đối tượng được bảo hiểm được di chuyển lần đầu tiên trong kho… để ngay lập tức bốc lên phương tiện vận chuyển” (Điều 8.1). Thời điểm bảo hiểm chấm dứt hiệu lực quy định trong ICC 1982 là “khi giao hàng vào kho” cũng được thay đổi thành “khi hoàn thành việc dỡ hàng” trong ICC 2009 (Điều 8.1.1 và 8.1.2 Ngoài ra, ICC 2009 bổ sung thêm điểu khoản mới là điều 8.1.3 nêu rõ rằng bảo hiểm cũng kết thúc hiệu lực khi hàng vẫn giữ trên phương tiện vận chuyển và người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ chọn lưu giữ hàng theo cách đó, ngoài quá trình vận chuyển bình thường. Lưu ý rằng ở phiên bản ICC 1982 chỉ nhắc đến việc Người được bảo hiểm ra quyết định về việc lưu kho hay phân phối trong khi các điều khoản mới của ICC 2009 đề cập tới “Người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ”- cho thấy ban quản lý phải ý thức được việc ra quyết định tại nhà kho cấp cơ sở vì chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hiểm. 9. Thay đổi hành trình (change of voyage) 1982 18 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 10.Sau khi bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực, nếu Người được bảo hiểm thay đổi nơi nhận hàng thì phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm, hành trình này vẫn được bảo hiểm với phí bảo hiểm và những điều kiện được thỏa thuận riêng. 2009 10.1 Sau khi bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực, nếu Người được bảo hiểm thay đổi nơi nhận hàng thì phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm để thỏa thuận về phí bảo hiểm và những điều kiện. Bảo hiểm có thể có hiệu lực đối với những tổn thất xảy ra trước khi đạt được thỏa thuận, nhưng chỉ khi bảo hiểm là thực hiện được tại mức phí thương mại thị trường hợp lý với những điều kiện thị trường hợp lý. 10.2 Khi đối tượng được bảo hiểm bắt đầu hành trình dự tính như trong bảo hiểm này (chiếu theo điều 8.1), nhưng, người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ không hay biết con tàu đang đi tới một đích đến khác, bảo hiểm này sẽ mặc nhiên có hiệu lực tại thời điểm bắt đầu hành trình đó. Bảo hiểm quy định trong ICC 2009 được mở rộng ra bởi việc bỏ bớt cụm từ “vẫn được bảo hiểm” (held covered). Có nghĩa là khi thay đổi nơi nhận hàng, trong một số trường hợp nếu cần thiết sẽ có thể thay đổi mức phí bảo hiểm chứ không chắc chắn vẫn giữ nguyên mức phí bảo hiểm và điều điện thương lượng riêng như trong ICC 1982 nêu. Ngoài ra, còn có sự bổ sung thêm điều khoản 10, đó là: + Người được bảo hiểm được quyền thay đổi nơi nhận hàng sau khi bảo hiểm có hiệu lực; và phải thông báo cho người bảo hiểm để có thỏa thuận mới về phí và các điều kiện khác. + Nếu có tổn thất xảy ra trước khi đạt được thỏa thuận như vậy, bảo hiểm chỉ được chấp nhận khi bảo hiểm là có thể thực hiện được với mức phí và các điều kiện hợp lý trên thị trường. Phiên bản 2009 có thêm khoản 10.2 mới để sử dụng trong các trường hợp “tàu ma”, là một con tàu với giấy tờ giả mạo, chuyển hàng đến một địa điểm khác và bán chúng. Tuy những trường hợp này không còn phổ biến trong những năm gần đây, nhưng điều khoản này đảm bảo cho Người được bảo hiểm vô tội sẽ không mất bảo hiểm theo 19 Nhóm 7: Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009 mục 44 trong MIA 1906 liên quan đến thay đổi hành trình. Trong điều khoản mới này, bảo hiểm là vẫn có hiệu lực khi: + Khi hành trình dự định đã được bắt đầu; + Khi hành trình bị thay đổi bởi chủ tàu mà không được người được bảo hiểm biết và cho phép; + Hàng hóa bị mất cắp hoặc các tổn hại khác trong hành trình mới và bất ngờ. 10.Quyền lợi bảo hiểm (benefit of insurance) 1982 15. Bảo hiểm này sẽ không áp dụng đối với quyền lợi của người chuyên chở hoặc người nhận ký gửi hàng hóa nào khác. 2009 15. Bảo hiểm này 15.1 được áp dụng đối với Người được bảo hiểm bao gồm người đòi bồi thường, người này là người trực tiếp hoặc người được thay mặt ký hợp đồng bảo hiểm hoặc người đươc ủy quyền. 15.2 sẽ không mở rộng tới hoặc đem lại lợi ích cho người chuyên chở hoặc người nhận ký gửi hàng hoá nào khác. Như vậy, định nghĩa về người được bảo hiểm đã được bổ sung một cách rõ ràng hơn. Người được bảo hiểm trong ICC 2009 bao gồm người trực tiếp hoặc người được thay mặt ký hợp đồng bảo hiểm hoặc người đươc ủy quyền. Ngoài ra, cụm từ “áp dụng” (inure) đã được thay thế bằng “được mở rộng” (extend) để cho đơn giản, dễ hiểu hơn. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan