Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận mác lenin 03...

Tài liệu Tiểu luận mác lenin 03

.DOCX
21
468
85

Mô tả:

Tiểu luận cuối kỳ Mác-Lenin
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  ĐỀ TÀI 2:VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN Tiểu luận cuối kỳ (Môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lê nin) BUỔI: CHIỀU THỨ 5 TIẾT: 7-11 NHÓM THỰC HIỆN: 02 HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2015-2016 GVHD: ThS. Trần Ngọc Chung TP.HỒ CHÍ MINH – 05/2016 1 2 Họ tên SV thực hiện đề tài: 1. 2. 3. 4. 5. Nguyễn Khánh Minh Phạm Hữu Danh Phan Phước Duy Võ Hoàng Phúc Vũ Duy Quang -15144171- 50 -0978454315 -15144106- 09 -15144111- 11 -15144186- 57 -15144189- 60 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Ngọc Chung ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA GV: GV ký tên 3 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần mở đầu............................................................................................................4 Chương 1: Vấn đề cơ bản và sự phân chia các trường phái triết học..................5 1.1 Vấn đề cơ bản của triết học. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề cơ bản...5 1.1.1 Triết học là gì..................................................................................................5 1.1.2 Vấn đề cơ bản của triết học...........................................................................5 1.1.3 Phương pháp nhận thức thế giới của triết học...........................................7 1.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề cơ bản................................................7 1.2 Các trường phái triết học và một số tên tuổi tiêu biểu...................................8 Chương 2: Vai trò của triết học đối với sự phát triển của nhận thức và thực tiễn..................................................15 2.1 Vai trò thế giới quan của triết học...................................................................15 2.2 Vai trò phương pháp luận của triết học..........................................................16 2.3 Vai trò của triết học Mác - Lênin đối với sinh viên......................................18 Kết luận..............................................................................................................19 Tài liệu tham khảo..................................................................................................20 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lý do chọn đề tài là để xác định một cách chính xác nhất vấn đề cơ bản của triết học. Ngành khoa học nào cũng cần phải nghiên hàng loạt vấn đề. Tất cả những vấn đề đó tạo nên hệ thống các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học đó. Vị trí, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề không giống nhau. Có vấn đề chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Có vấn đề đóng vai trò quan trọng. Lại có vấn đề đóng vai trò cực kì quan trọng, quan trọng đến mức nó đóng vai trò là nền tảng, định hướng cho ngành khoa học ấy giải quyết những nội dung còn lại. Đấy chính là vấn đề cơ bản của một ngành khoa học. Triết học cũng vậy. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, triết học có hệ vấn đề của mình. Trong hệ vấn đề ấy, có vấn đề đóng vai trò nền tảng, định hướng để giải quyết những vấn đề khác. Theo chúng em, đây là cơ sở quan trọng nhất để xác định vấn đề cơ bản của triết học. 2. Mục đích nghiên cứu Để chứng minh được tính khoa học của thế giới quan duy vật biện chứng, thông qua phân tích vấn đề cơ bản của triết học phạm trù vật chất và ý thức, tính thống nhất vật chất của thế giới. Hình thành nguyên tắc khách quan, tránh thái độ chủ quan trong nhận thức cũng như trong thực tiễn. Cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học. Đó là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin. 3. Phương pháp nghiên cứu -Phân tích tài liệu: +Dựa vào bộ sách” Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” +Qua các sách báo, tài liệu, mạng internet -Làm việc nhóm: báo cáo đề tài và làm tiểu luận. 5 Chương 1. Vấn đề cơ bản và sự phân chia các trường phái triết học 1.1. Vấn đề cơ bản của triết học. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề cơ bản 1.1.1 Triết học là gì Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. – Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng, đều bị các quan hệ kinh tế của xã hội quy định. Dù ở xã hội nào, triết học bao giờ cùng gồm hai yếu tốt: + Yếu tố nhận thức – sự hiểu biết về thế giới xung quanh, trong đó có con người; + Yếu tố nhận định – đánh giá về mặt đạo lý – Triết học đã ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ (ở phương Tây) và trong thời kỳ chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến (phương Đông), gắn liền với sự phân công lao động xã hội – tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay (sau lần phân công lao động thứ 2) – Phù hợp với trình độ phát triển thấp ở các giai đoạn đầu tiên của lịch sử loài người, triết học ra đời với tính cách là một khoa học tổng hợp các tri thức của con người về hiện thực xung quanh và bản thân mình. Sau đó, do sự phát triển của thực tiễn xã hội và của quá trình tích luỹ tri thức, đã diễn ra quá trình tách các khoa học ra khỏi triết học thành các khoa học độc lập. Triết học với tính cách là khoa học, nên nó có đối tượng và nhiệm vụ nhận thức riêng của mình, nó là hệ thống những quan niệm, quan điểm có tính chất chỉnh thể về thế giới, về các quá trình vật vất và tinh thần và mối liên hệ giữa chúng, về nhận thức và cải biến thế giới 1.1.2 Vấn đề cơ bản của triết học – Theo Ăng-ghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. 6 – Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: + Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, giữa vật chất và ý thức cái nào là tính thứ nhất, cái nào là tính thứ hai. Có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến hình thành hai khuynh hướng triết học đối lập nhau: Những quan điểm triết học cho vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai hợp thành chủ nghĩa duy vật. Trong lịch sử tư tưởng triết học có ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ cổ đại; Chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII – XVIII; Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngược lại, những quan điểm triết học cho ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai, hợp thành chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm lại được thể hiện qua hai trào lưu chính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Platon, Hêghen…) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan (Beccli, Hium…) + Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? (Ý thức có thể phản ánh được vật chất hay không, tư duy có thể phản ánh được tồn tại hay không?). Mặt này còn được gọi là mặt nhận thức. Tại sao nó là vấn đề cơ bản của triết học: Trên thực tế những hiện tượng chúng ta gặp hàng ngày hoặc là hiện tượng vật chất tồn tại bên ngoài ý thức của chúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại trong ý thức của chúng ta, không có bất kỳ hiện tượng nào nằm ngoài hai lĩnh vực ấy. + Bất kỳ trường phái triết học nào cũng phải đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy. + Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề đó quyết định sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận của nhà nghiên cứu, xác định bản chất của các trường phái triết học đó, cụ thể: * Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ nhất để chúng ta biết được hệ thống triết học này, nhà triết học này là duy vật hay là duy tâm, họ là triết học nhất nguyên hay nhị nguyên. * Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ hai để chúng ta biết được nhà triết học đó theo thuyết khả tri hay bất khả tri. + Đây là vấn đề chung, nó mãi mãi tồn tại cùng con người và xã hội loài người. Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới. Song, do mặt thứ nhất quy định, nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy. 7 Một số nhà triết học duy tâm khác như Hium, Can-tơ lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Đây là những người theo “Bất khả tri luận” (Thuyết không thể biết). Khuynh hướng này không thừa nhận vai trò của nhận thức khoa học trong đời sống xã hội. Đối với các hệ thống triết học, vấn đề cơ bản của triết học không chủ được thể hiện trong các quan niệm có tính chất bản thể luận, mà còn được thể hiện trong các quan niệm chính trị – xã hội, đạo đức và tôn giáo, tất nhiên có thể là nhất quán hoặc là không nhất quán. Hai mặt vấn đề cơ bản của triết học này tác động qua lại lẫn nhau. 1.1.3 Phương pháp nhận thức thế giới của triết học Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn tại và tư duy, giúp cho việc nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới. Triết học Mác dựa vào những thành quả của các khoa học cụ thể, nhưng nó không lấy phương pháp của các ngành khoa học cụ thể để làm phương pháp của mình. Phương pháp nhận thức chung nhất, đúng đắn nhất của triết học là phương pháp biện chứng duy vật. Phương pháp biện chứng duy vật đối lập với phương pháp siêu hình. Phương pháp biện chứng và siêu hình xuất hiện rất sớm, từ thời cổ đại. Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức sự vật và hiện tượng trong sự liên hệ, tác động qua lại, vận động và phát triển. Ngược lại, phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong tách rời, không vận động và không phát triển. Cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình cũng là một nội dung cơ bản của lịch sử triết học. Phương pháp biện chứng duy vật xuất hiện từ thời kỳ cổ đại (Biện chứng duy vật thô sơ, mộc mạc tự phát). Chỉ đến khi triết học Mác ra đời, phương pháp này mời thực sự trở thành phương pháp triết học khoa học. Phương pháp này giúp cho con người khả năng nhận thức một cách đúng đắn, khách quan về giới tự nhiên, xã hội và tư duy và giúp con người đạt được hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. 1.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề cơ bản -Việc xác định được vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt các trường phái triết học, các quan điểm triết học, các nhà triết học; là cơ sở giải quyết một loạt các vấn đề khác của triết học như nhận thức luận, nhà nước, tôn giáo. Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học giúp con người ta có thể hình thành thế giới quan và phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Thế giới quan là nhân tố để con người nhận thức và hành động. Là thấu kính giúp con người xem xét chính bản thân mình để xác đinh cho mình mục đích và ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động để có nhân sinh quan tích cực. Trình độ thế giới quan chính là tiêu chí 8 đánh giá sự trưởng thành của cá nhân và toàn xã hội. Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học làm triết học thực hiện chức năng phương pháp luận. Vì thế, mỗi quan điểm lý luận về triết học đồng thời là một nguyên tắc về phương pháp và lý luận về phương pháp đó tạo khả năng cải biến thế giới. 1.2. Các trường phái triết học và một số tên tuổi tiêu biểu Việc giải hai mặt cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phái triết học. Trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã xuất hiện nhất nguyên luận khi lấy việc thừa nhận chỉ một trong hai thực thể (vật chất hoặc ý thức) là cái có trước và quyết định cái kia, nghĩa là cho rằng thế giới chỉ có một nguồn gốc duy nhất. Nhất nguyên luận bao gồm nhất nguyên luận duy tâm (chủ nghĩa duy tâm, triết học duy tâm) và nhất nguyên luận duy vật (chủ nghĩa duy vật, triết học duy vật). Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hoá, thần thánh hoá một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức, đồng thời thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Mặt khác, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân. Đại biểu là Gióocgiơ Béccli ông là nhà triết học duy tâm chủ quan, vị linh mục người Anh. Triết học của ông chứa đầy tư tưởng thần bí, đối lập với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần. Ông dựa vào quan điểm của các nhà duy danh luận thời trung cổ để khẳng định rằng, khái niệm về vật chất không tồn tại khách quan, mà chỉ tồn tại những vật thể cụ thể, riêng rẽ; sự tranh cãi về khái niệm vật chất là hoàn toàn vô ích, khái niệm đó chỉ là cái tên gọi thuần tuý mà thôi. Chủ nghĩa duy tâm khách quanthừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức những tinh thần, ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Thực thể tinh thần, ý thức khách quan này thường được mang các tên gọi khác nhau như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”, “lí tính thế giới”. Đại biểu là Platôn(427- 347 TCN) ông là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platôn là “học thuyết về ý niệm”. Trong thuyết này, Platôn đưa ra quan điểm về hai thế giới: thế giới các sự vật cảm biến là không chân thực, không đúng đắn, vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, luôn luôn thay đổi, vận động, trong chúng không có cái 9 gì bền vững, ổn định, hoàn thiện. Còn thế giới ý niệm là thế giới của cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của đúng đắn, chân thực sự cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con người, theo Platôn không phải là phản ánh các sự vật cảm biến của thế giới khách quan, mà là nhận thức về ý niệm. Thế ý niệm có trước thế giới các vật cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Ví dụ: cái cây, con ngựa, nước sinh ra. Hoặc khi nhìn các sự vật thấy là bằng nhau vì trong đầu ta đã có sẳn ý về sự bằng nhau. Từ quan niệm trên, Platôn đưa ra khái niệm “tồn tại” và không “tồn tại”. “Tồn tại” theo ông là cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, là cái có tính thứ nhất. Còn “không tồn tại” là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Như vậy, học thuyết về ý niệm và tồn tại của Platôn mang tính chất khách quan rõ nét. Lí luận nhận thức của Platôn cũng có tính chất duy tâm. Theo ông tri thức, là cái có trước sự vật cảm biết mà không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận các sự vật đó. Nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính, vì linh hồn trước khi nhập vào thể xác con người ở trần thế thì ở thế giới bên kia đã có sẳn các tri thức. Do vậy nhận thức con người không phải phản ánh các sự vật của thế giới khách quan, mà chỉ là quá trình nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã lãng quên trong quá khứ. Platôn cho rằng, những ý kiến xác thực được khơi dậy, được hồi tưởng lại nhờ các câu hỏi đối thoại giữa loài người thì sẽ trở thành tri thức; Platôn gọi cách thức đối thoại như vậy là phương pháp biện chứng. Trên cơ sở đó, Platôn phân ra thành hai loại tri thức: tri thức hoàn toàn đúng đắn, tin cậy và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri niệm ý niệm, tri thức của linh hồn trước khi nhập vào thể xác có được nhờ hồi tưởng. Loại thứ hai là tri thức nhờ vào nhận thức cảm tính, ở đó lẫn lộn đúng sai và không có chân lý. Còn theo Hêgghen (1770 - 1831) cũng là một trong những nhà biện chứng đồng thời nhà triết học duy tâm khách quan, triết học của ông đầy mâu thuẩn. Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lý, chứa đựng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết học duy tâm của ông phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong, vốn có của sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Tính phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn, “ý niệm tuyệt đối”, theo nhận xét của Lênin, chỉ là một cách nói theo đường vòng, một cách nói khác về thượng đế mà thôi. Cho nên triết học của Hêghen là sự biện hộ cho tôn giáo. Ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Đồng thời trong khuôn khổ của hệ thống triết học duy tâm của mình Hêghen không chỉ trình bày các phạm trù như chất, lượng, phủ định, mâu thuẩn…mà còn nói đến cả các quy luật như 10 “lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”, “phủ định của phủ định”, và quy luật mâu thuẩn. nhưng tất cả những cái đó chỉ là quy luật vận động và phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối. Trong hệ thống triết học của của Hêghen, không phải ý thức, tư tưởng phát triển trong sự phụ thuộc vào sự phát triển của tự nhiên và xã hội, mà ngược lại, tự nhiên, xã hội phát triển trong sự phụ thuộc vào sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới là tính thứ nhất, giới tự nhiên là tính thứ hai, do ý niệm tuyệt đối và tinh thần thế giới sinh ra và quyết định, là một “sự tồn tại khác” của tinh thần sau khi trải qua giai đoạn “tồn tại khác” ấy, ý niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới mới trở lại “bản thân mình” và đó là giai đoạn cao nhất, giai đoạn tột cùng, được Hêghen gọi là “tinh thần tuyệt đối”. Ngoài Gióocgiơ Béccli và Hêgghen còn nhiều nhà triết học thuộc nhiều trường phái khác nhau nhưng họ đều là những nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm như : Plato, George Berkeley, Arthur Collier, Immanuel Kant, Fichte …. Ngược lại, chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử. Nó là kết quả của quá trình đúc kết khái quát kinh nghiệm đề vừa phản ánh những thành tựu mà con người đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử, vừa định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ hoạt động trên nền tảng của những thành tựu ấy. Chủ nghĩa duy vật là một hình thức của thực hữu luận với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm. Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa duy vật đã trải qua 3 giai đoạn cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật chất phác ra đời vào thời cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật thể hiện khá rõ ở các nhà triết học từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Tuy những quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình có tính chất kế thừa từ những 11 quan điểm của chủ nghĩa duy vật chất phác nhưng nó có sự phát triển hơn do cơ học cổ điển thời kỳ này đạt được những thành tựu rực rỡ. Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã ra đời mà C.Mác và Ăngghen là những người xây dựng và Lênin là người hoàn thiện và bổ sung. Trước hết ta xét hình thức thứ nhất của chủ nghĩa duy vật là Chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ, xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ như ở Ấn Độ, Trung Hoa, Hylạp. Về thế giới quan là duy vật có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầm của triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng về mặt phương pháp luận thì chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học. Vì, quan niệm về thế giới là vũ trụ, là vạn vật, vật chất là vật thể cụ thể hoặc thuộc tính của vật thể cụ thể, v.v… còn ý thức là linh hồn, là cảm giác nhưng nó phụ thuộc vào vật chất. Ănghen viết: “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà triết học Hy lạp thời cổ, và nguời đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Héraclite: mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nói chung là đúng đắn nhưng mang tính ngây thơ chất phác vì chủ yếu dựa vào quan sát trực tiếp, chưa dựa vào các thành tựu của các bộ môn khoa học chuyên ngành vì lúc đó chưa phát triển. Tiêu biểu cho chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ là Đêmôcrít (460 – 370 TCN). Ông là nhà Triết học duy vật cổ đại nhất trong thế giới cổ đại. Ông là người hiểu biết sâu rộng rất nhiều lĩnh vực: Triết học, toán học, đạo đức học, sinh vật học… là học trò và người kế tục phát triển quan điểm của Lơxip. Nổi bật trong triết học duy vật của ông là học thuyết về nguyên tử. Đêmôcrit cho rằng nguyên tử không nhìn thấy được, không âm thanh, màu sắc và mùi vị. Chúng đồng nhất với nhau về chất nhưng khác nhau về hình thức, thứ tự và tư thế. Ông quan niệm nguyên tử là vô hạn về lượng và hình thức. Mỗi sự vật đều được cấu tạo bởi những nguyên tử do sự kết hợp giữa chúng với nhau theo một trật tự và thế nhất định. Sự biến đổi vật chất là do sự thay đổi trình tự sắp xếp của những nguyên tử tạo thành còn bản thân nguyên tử thì không thay đổi. Nguyên tử luôn vận động trong không gian ông thấy rõ quan hệ chặt chẽ giữa vật chất và vận động. Vận động là vốn có của nguyên tử chứ không phải được đưa từ ngoài vào. Nhưng ông chưa thấy được nguồn gốc của vận động và vận động không chỉ là sự di chuyển trong chân không của các nguyên tử. Dựa vào thuyết nguyên tử, Đêmôcrit thừa nhận sự ràng buộc lẫn nhau 12 theo quy luật nhân quả tính khách qan trong tính tất yếu của sự vật, hiện tượng tự nhiên. Đó là đóng góp quan trọng của Đêmôcrit vào triết học duy vật. Song ông lại phủ nhận tính ngẫu nhiên, ông coi ngẫu nhiên là một hiện tượng không có nguyên nhân. Đêmôcrit bác bỏ quan nhiệm về sự sản sinh ra sự sống và con người của thần thánh. Theo ông sự sống là kết quả của quá trình biến đổi dần đần từ thấp đến cao cảu tự nhiên. Sinh vật đầu tiên sống ở dưới nước, sau đó chuyển lên cạn, cuối cùng con người được ra đời. Ông coi cái chết là sự phân tích của các nguyên tử tạo nên xác và của những nguyên tử cấu tạo lên tinh hồn chứ không phải linh hồn rời khởi thể xác. Tuy quan niệm của Đêmôcrit còn mang tính mộc mạc song nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống các quan điểm duy tâm và tôn giáo về tính bất tử của linh hồn người. Đêmôcrit đã có công lao to lớn trong xây dựng lý luận nhận thức giải quyết một cách duy vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trò của cảm giác là điểm khởi đầu của nhận thức và tư duy trong việc nhận thức thế giới. Ông cho rằng đối tượng của nhận thức là vật chất, là thế giới xung quanh con người và nhờ sự tác động của đối tượng nhận thức vào con người nên con người mới nhận thức được. Đêmôcrit phân chia nhận thức thành nhận thức mờ tối và nhận thức chân lý. Nhận thức mờ tối do các giác quan đem lại còn nhận thức chân lý là do sự phân tích sâu sắc về sự vật để nắm bắt bản chất bên trong của nó.Triết học duy vật của Đêmôcrit đã đóng vai trò quan trọng trong chủ nghĩa vô thần. Ông cho rằng sự tồn tại của thần chẳng qua là sự cách hoá những hiện tượng của tự nhiên hay những thuộc tính của con người chẳng hạn thần Dớt là sự nhân cách hoá mặt trời, thần ATêna là sự nhân cách hoá thuộc tính của con người. Hêraclit (530-470 TCN)Ông cho rằng thế giới muôn vật không do thần thánh nào tạo nên, cũng không phải con người tạo ra mà là do ngọn lửa vĩnh viễn, linh động nhen nhóm lên. Mọi sự vật luôn ở trạng thái vận động, biến đổi và chuyển hoá qua lại. Ông nêu lên tư tưởng hiện vật đều trôi đi, hiện vật đều biến đổi "người ta không thể tắm 2 lần trên 1 dòng sông". "Mặt trời luôn luôn luôn đổi mới và vĩnh viễn đổi mới" Theo ông nguồn gốc của mọi sự vật thay đổi là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự vật. Mọi vật đều nảy nở trong quá trình đấu tranh và sự vận động, phát triển liên tục của sự vật tuân theo các yếu tố khách quan, qui luật quyết định. Đối với Franxi Bêcơn (1561 - 1621): Là người sáng lập triết học duy vật Anh. Bêcơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của Thế giới vật chất khoa học không biết cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tựnhiên ông cho rằng con người cần phải thống trị làm chủ tựnhiên. Điều đó thực hiện được hay không phụ thuộc vào hiểu biết của con người. 13 Theo BêCơn, nhận thức tốt nhất là đi từ cái riêng lẻ đến cái chung, cái trừu tượng. Tri thức chỉ có thể đạt được bằng cách giải quyết những quan hệ nhân quả hiểu biết đúng là hiểu biết bằng nguyên nhân. Song chủ nghĩa duy vật của Bêcơn là duy vật siêu hình. Ông quy sự vận động của vật chất thất thành sự lặp lại vĩnh viễn những hình thức bất biến. Ông cũng chưa vượt qua được bức tường tôn giáo và nhà thờ để hoàn toàn tự do với những tư tưởng khoa học và biết học đặc sắc của mình. Đối với hình thức cơ bản thứ hai là chủ nghĩa duy vật siêu hình đại biểu là Lútvích Phoiơbắc (1804 – 1872) ông là một nhà nhân vật kiệt suất trước Mác, là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản dân chủ. Ông đã có công lớn trong việc phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêgghen cũng như chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung, khôi phục vị trí xứng đáng của triết học duy vật. Khi chống lại luận điểm duy tâm của Hêgghen coi giới tự nhiên là “tồn tại khác” của tinh thần, Phoiơbắc đã chứng minh thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngoài con người không phụ thuộc vào ý thức của con người, là cơ sở sinh sống của con người. Giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại và vận động nhờ những cơ sở bên trong nó.Triết học của ông mang tính chất nhân bản. Nó chống lại nhị nguyên luận về sự tách rời giữa tinh thần và thể xác, ông coi ý thức tinh thần cũng là một thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Từ đó cho phép khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa tồn tại và tư duy. Phoiơbắc không chỉ chống lại chủ nghĩa duy tâm, mà với triết học nhân bản của mình ông còn đấu tranh chống những quan niệm duy vật tầm thường quy các hiện tượng tâm lý, tinh thần về các quá trình lý hóa, không thấy sự khác nhau về chất giữa chúng, chẳng hạn như coi óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật. Phoiơbắc đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt quan niệm về thượng đế. Trái với các quan niệm truyền thống của tôn giáo và thần học cho rằng thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định, chính con người sáng tạo ra thượng đế. Khác với Hê-ghen nói đến sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối, Phoiơbắcnói đến sự tha hóa của bản chất con người vào thượng đế. Ông lập luận rằng, bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện, nghĩa là hướng tới những cái gì đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó con người không đạt được nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng thượng đế; từ đó Phoiơbắcphủ nhận mọi thứ tôn giáo thần học về một vị thượng đế siêu nhiên đứng ngoài sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống của con người. Ông nói rằng bản tính con người là tình yêu, tôn giáo cũng là một tình yêu. Do vậy, thay thế cho thứ tôn giáo tôn sùng một vị thượng đế siêu nhiên cần xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con người. Ông cho rằng cần phải biến tình yêu thương giữa con người thành mối quan hệ 14 chi phối mọi mối quan hệ xã hội khác, thành lý tưởng xã hội. Ông còn khuyên mọi người rằng : “Hãy yêu nhau đi, hãy ôm lấy nhau mà hôn đi”. Hình thức cơ bản thứ ba và cũng được xem là hình thức cơ bản cuối cùng của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng đại biểu là Mác, Ăngghen, Lênin. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Mác – Anghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và vận dụng triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII và nó đã thể hiện được sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp nhận thức khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực đó. Triết học Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người. Trong triết học Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ đó, triết học Mác - Lênin có khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận. Triết học Mác – Lênin còn được coi là hệ thống các nguyên lý, phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng và sự vận dụng nó trong việc nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu con người. Cho nên triết học Mác – Lênin còn được gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nghiên cứu triết học Mác – Lênin thực chất là việc khẳng định ý nghĩa bước ngoặc cách mạng do Mác thực hiện trong lịch sử triết học và được Lênin bổ sung phát triển thêm. Triết học Mác – Lênin không chỉ giải thích về thế giới vật chất và vai trò con người về mặt lí luận mà chủ yếu là sự vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn xã hội để khẳng định vai trò của triết học đối với đời sống xã hội. Sự hình thành và phát triển của phép biện chứng duy vật Mác – Lênin đã bao hàm sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học. Sự hình thành những quan điểm duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin được coi là cơ sở lí luận về mặt thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học để nghiên cứu lịch 15 sử, nghiên cứu con người. Đó cũng là việc khẳng định sản xuất vật chất được coi là cơ sở đối với sự tồn tại, vận động phát triển của xã hội, khẳng định con người là chủ thể của lịch sử, khẳng định quần chúng nhân dân là lực lượng sang tạo chân chính của lịch sử, đồng thời nhấn mạnh vai trò quyết định tồn tại của xã hội, ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Triết học Mác – Lênin giải quyết mối quan hệ triết học và khoa học hiện đại trên cơ sở nghiên cứu của triết học. Song, nó cũng là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân thế giới, là cơ sở lí luận cho sự hoạt động của đảng cộng sản trong quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới, và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, trong triết học Mác - Lênin, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất hữu cơ với nhau, làm cho triết học Mác trở thành chủ nghĩa duy vật hoàn bị, một "công cụ nhận thức vĩ đại". Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa học; sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học. Ngược lại, triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển khoa học. Chương 2 Vai trò của triết học đối với sự phát triển của nhận thức và thực tiễn 2.1 Vai trò thế giới quan của triết học Định nghĩa: Thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, bởi triết học mô tả những vấn đề của thế giới quan bằng hệ thống các khái niệm và phạm trù, quy luật. Hơn nữa, triết học không chỉ nêu ra các quan điểm của mình mà còn chứng minh cho các quan điểm đó bằng lý tính. Thông qua thế giới quan triết học, thế giới quan sẽ được thể hiện qua các quan điểm về kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, tôn giáo v...v Các cấp độ thế giới quan: Thế giới quan có nhiều cấp độ khác nhau như thế giới quan huyền thoại; thế giới quan tôn giáo; thế giới quan triết học (thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm); thế giới quan khoa học và thế giới quan không khoa học v.v. Việc xác định cấp độ, nội dung thế giới quan phụ thuộc vào vấn đề, liệu lợi ích giai cấp có phù hợp khách quan đối với xu hướng của sự phát triển lịch sử, với khoa học và với thực tiễn xã hội hay không. Vai trò của thế giới quan triết học đối với nhận thức và thực tiễn: 16 Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kế kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đền thuộc về thế giới quan. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dần dần hình thành nên thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng, thế giới quan nên thế giới quan. Khi đã hình thành, thế giới quan trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Bản chất của thế giới quan là sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức - đánh giá với thực tiễn - cải tạo; đưa lại cho con người khả năng tạo ra các mục đích xác định, đưa ra kế hoạch, lý tưởng chung của cuộc sống, làm cho thế giới quan có sức mạnh hiện thực. Như vậy, thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định. 2.2 Vai trò phương pháp luận của triết học Định nghĩa: Phương pháp luận là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như xác định phạm vi, khả năng áp dụng phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa. Các cấp độ phương pháp luận: Phương pháp luận có nhiều cấp độ khác nhau như phương pháp luận ngành là phương pháp luận của các ngành khoa học cụ thể; phương pháp luận chung là các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành, dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối tượng nghiên cứu chung nào đó; phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học) khái quát các quan điểm, nguyên tắc chung nhất làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp luận ngành, chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn. Vai trò của phương pháp luận triết học đối với nhận thức và thực tiễn thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo sự tìm kiếm, xây dựng; lựa chọn và vận dụng các phương pháp để thực 17 hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn; đóng vai trò định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp. Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập nhưng phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ một ngành khoa học nào. Xét phạm vi tác dụng của nó, phương pháp luận ngành; phương pháp luận chứng và phương pháp luận chung nhất: + Phương pháp luận ngành là phương pháp luận của một ngành khoa học cụ thể nào đó. + Phương pháp luận chung là phương pháp luận được sử dụng cho 1 số ngành khoa học. + Phương pháp luận chung nhất là phương pháp luận được dùng làm điểm xuất phát cho việc xác định các phương pháp luận chung, các phương pháp hoạt động khác của con người. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó; với việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất khẳng định điều này, Ph.Ăngghen viết - khi phê phán những nhà khoa học tự nhiên siêu hình không thấy được mối quan hệ biện chứng các ngành khoa học, không thấy được sự khác nhau giữa tư duy lý luận với tư duy thực nghiệm. "Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó. Nhưng vì không có tư duy thì họ không thể tiến lên được một bước nào và muốn tư duy thì họ cần có những phạm trù lôgic, mà những phạm trù ấy thì họ lấy một cách không phê phán, hoặc lấy trong cái ý thức chung, thông thường của những người gọi là có học thức, cái ý thức bị thống trị bởi những tàn tích của những hệ thống triết học lỗi thời hoặc lấy trong những mảnh vụ của các giáo trình triết học bắt buộc trong các trường đại học (đó không chỉ là những quan điểm rời rạc mà còn là một mớ hổ lớn những ý kiến của những người thuộc các trường phái hết sức khác nhau và thường là những trường phái tồi tệ nhất) Hoặc lấy trong những tác 18 phẩm triết học đủ loại mà họ đọc một cách không có hệ thống và không có phê phán. Cho nên, dù sao, rút cục lại, họ vẫn bị lệ thuộc vào triết học và đáng tiếc thường là thứ triết học tồi tệ nhất. Những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hoá, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất. Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối, vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thức triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tự của nó. " (PH.Ăngghen; "Biện chứng của tự nhiên") Vì vậy, mỗi quan điểm lý luận của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, là lý luận về phương pháp. Những chức năng nói trên được thực hiện ở các học thuyết triết học khoa học tạo nên khả năng cải tạo thế giới của học thuyết triết học đó, trở thành một công cụ hữu hiệu trong hoạt động chế ngự giới tự nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của những lực lượng sản xuất. 2.3 Vai trò của triết học Mác - Lênin đối với sinh viên Giáo dục triết học Mác - Lênin trong trường đại học nhằm góp phần hình thành thế giới quan khoa học trong nhân cách sinh viên Việt Nam. Giáo dục triết học Mác - Lênin còn góp phần xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên, xây dựng trong họ những quan niệm đúng đắn về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Giáo dục triết học Mác - Lênin góp phần xây dựng lý tưởng cộng sản cho các thế hệ sinh viên Việt Nam. 19 KẾT LUẬN Qua sự khảo sát sơ lược về vai trò của triết học, rút ra một số nhận xét sau: Khi bàn về vai trò của Triết học trong đời sống xã hội, tác động của nó đến hiện thực xã hội thì trước tiên phải quán triệt rằng: Triết học là môn khoa học chân chính, chứ không phải là tập hợp những tư tưởng giải thích thế giới của những Triết gia, những nhà tư tưởng. Những tư tưởng của họ không phải là xuất phát từ hảo tâm hay thành ý của họ. Tuy nhiên, Triết học cũng là một hình thái ý thức xã hội, Về tính chất này của nó, nó phủ định tính chất là một khoa học chuyên nghành ( là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội khoa học) vì vậy nó là một khoa học đặc biệt mang tính chung nhất trừu tượng nhất về thế giới. - Sự tác động của tư tượng triết học, vai trò của nó đối với đời sống là:"không phải là giải thích thế giới mà vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới" ( C.Mác), triết học phải là khoa học "giải thích thế giới thế tục chứ không phải là thoát ly thế giới thế tục " (C Mác), "Lời nói đầu trang phê phán Nhà nước pháp quyền của Hêghel"). Triết học tác động đến đời sống hiện thực trên vị trí, tư cách đặc biệt. Nó là hạt nhân cơ bản của thế giới quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan