Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển đảo phú yên...

Tài liệu Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển đảo phú yên

.PDF
72
1
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÍ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO PHÚ YÊN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : THS. NGUYỄN THỊ HỒNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG THỊ NHÀN LỚP : 18CDDL1 TP. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022 LỜI CẢM ƠN Trải qua 4 năm học tại trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng. Được học tập và rèn luyện dưới mái nhà khoa Địa Lý, bài khóa luận tốt nghiệp này là thành quả đúc kết của những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các Thầy, Cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến: Các Thầy Cô trong Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN đặc biệt là các Thầy Cô trong khoa Địa Lý đã trang bị cho em những kiến thức thiết thực, bổ ích và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Hồng. Cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho em thực hiện tốt đề tài của mình cũng như hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ em những lúc khó khăn và động viên em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình làm khóa luận vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy, cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất. Xin kính chúc quý thầy, cô thật dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện xứ mệnh cao đẹp của mình truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢN ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1 3. Nhiệm vụ ................................................................................................................ 1 4. Giới hạn nghiên cứu .............................................................................................. 1 4.1. Về nội dung ......................................................................................................... 1 4.2. Về không gian ..................................................................................................... 2 4.3. Về thời gian ......................................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 5.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu ...................................... 2 5.2. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................................... 2 5.3. Phương pháp thống kê ........................................................................................ 2 5.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) .................................... 2 6. Quan điểm nghiên cứu .......................................................................................... 3 6.1. Quan điểm lãnh thổ............................................................................................. 3 6.2. Quan điểm tổng hợp ............................................................................................ 3 6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh ............................................................................ 3 6.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ...................................................... 3 7. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH BIỂN - ĐẢO .. 5 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm về du lịch ............................................................................. 5 1.1.2. Khái niệm du lịch biển - đảo ............................................................................ 6 1.1.3. Đặc điểm và vai trò của du lịch biển - đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội 7 1.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch biển - đảo ................................................... 9 1.1.5. Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình du lịch biển - đảo ........................ 9 1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 12 1.2.1. Khái quát kinh nghiệm phát triển du lịch biển - đảo của một số quốc gia ... 12 1.2.2. Khái quát kinh nghiệm phát triển du lịch biển – đảo của một số tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ........................................................................................ 14 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.......................................................................................... 16 CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ......................... 17 DU LỊCH BIỂN - ĐẢO TỈNH PHÚ YÊN ............................................................. 17 2.1 Các yếu tố phát triển du lịch biển – đảo tỉnh Phú Yên ................................... 17 2.1.1. Vị trí địa lí....................................................................................................... 17 2.1.2. Tài nguyên du lịch.......................................................................................... 20 2.1.3. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................. 30 2.1.4. Chính sách phát triển du lịch biển – đảo tỉnh Phú Yên ................................ 31 2.1.5. Sự đảm bảo an ninh quốc phòng biển – đảo ................................................. 32 2.1.6. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch biển đảo ...................... 32 2.2. Thực trạng phát triển du lịch biển - đáo tỉnh Phú Yên ................................. 33 2.2.1. Khách du lịch ................................................................................................. 33 2.2.2. Doanh thu du lịch .......................................................................................... 35 2.2.3. Lao động trong ngành du lịch ....................................................................... 36 2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch ............................................................. 37 2.2.5. Đầu tư và liên kết phát triển du lịch biển đảo ................................................ 40 2.3. Các tuyến du lịch đang được khái thác .......................................................... 43 2.3.1. Tuyến du lịch nội tỉnh ................................................................................... 43 2.3.2. Tuyến du lịch liên vùng ................................................................................. 44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.......................................................................................... 46 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ............................ 47 DU LỊCH BIỂN - ĐẢO TỈNH PHÚ YÊN ............................................................. 47 3.1. Định hướng phát triển du lịch biển – đảo tỉnh Phú Yên ............................... 47 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đên năm 2030 ................................. 47 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ................................................................................................... 47 3.2. Giải pháp phát triển du lịch biển – đảo tỉnh Phú Yên ................................... 48 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch biển – đảo ...................... 48 3.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chật kỹ thuật phục vụ du lịch49 3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư du lịch biển – đảo ........................................ 50 3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ............................................................ 51 3.2.5. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển - đảo ......................................... 52 3.2.6. Giải pháp tăng cường xúc tiến quảng bá ...................................................... 53 3.2.7. Giải pháp về môi trường biển - đảo ............................................................... 53 3.2.8. Giải pháp cộng đồng cư dân địa phương ...................................................... 54 3.2.9. Giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch biển – đảo ......................... 55 3.3 Đề xuất tuyến du lịch biển đảo mới ..................................................................... 56 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.......................................................................................... 57 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 59 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 63 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 CSHT Cơ sở hạ tầng 3 CSVC Cơ sở vật chất 4 CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật 5 DLBĐ Du lịch biển - đảo 6 KT - XH Kinh tế - xã hội 7 PTDL Phát triển du lịch 8 SPDL Sản phẩm du lịch 9 TNDL Tài nguyên du lịch 10 TP Thành phố 11 TX Thị xã 12 KDL Khách du lịch 13 KDLST Khu du lịch sinh thái DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Sơ đồ phân loại các loại hình du lịch biển ................................................. 12 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1 Lượt du khách tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009 – 2020 .................................. 33 Bảng 2.2. Cơ sở phục vụ lưu trú phục vụ du lịch Phú Yên giai đoạn 2009- 2020 ..... 38 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Doanh thu du lịch giai đoạn 2009 – 2020 .............................................. 36 DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên ............................................................... 19 Bản đồ 2.2. Bản đồ du lịch tỉnh Phú Yên ..................................................................... 36 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Du lịch được xem là một ngành “công nghiệp không khói” đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quá trình hội nhập quốc tế. Hoạt động này phát triển rất nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì vậy, trong chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2030 xác định “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mủi nhọn” (Thủ tướng Chính phủ, 2020). Trong các loại hình du lịch thì du lịch biển - đảo (DLBĐ) là loại hình du lịch quan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam với 28/63 tỉnh, thành giáp biển với gần 3300 km đường bờ biển cùng nhiều vũng vịnh bãi tắm đẹp và hơn 4000 đảo lớn, nhỏ với nhiều đảo san hô,… Phú Yên là một những tỉnh thành giáp biển nên có điều kiện thuận lợi để phát triển DLBĐ. Với diện tích 5045 km2, chiều dài đường bờ biển là 189 km nên tự nhiên chịu ảnh hưởng của biển, dọc bờ biển có nhiều cảnh quan đẹp: khu di tích lịch sử cảng Vũng Rô, Bãi Môn- Mũi Điện, đầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa, vịnh Xuân Đài, cùng với các lễ hội: Cầu Ngư, hội đua thuyền đầm Ô Loan, các lễ hội ẩm thực. Đó là những tiềm năng để Phú Yên khai thác phục vụ PTDL. Và trong những năm gần đây Phú Yên đã chú ý tận dụng các tiềm năng có sẵn, bên cạnh những tiềm năng đó thì cũng có nhiều thực trạng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển DLBĐ Phú Yên. Do đó, việc nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển đảo Phú Yên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển DLBĐ ở tỉnh Phú Yên. Đề xuất các giải pháp cải thiện các yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển DLBĐ. 3. Nhiệm vụ - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về DLBĐ. - Phân tích tiềm năng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên. - Đánh giá thực trạng phát triển DLBĐ ở tỉnh Phú Yên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Về nội dung 1 Phân tích tiềm năng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên theo 6 nhóm nhân tố (Vị trí địa lý; TNDL; CSHT; Chính sách phát DLBĐ tỉnh Phú Yên; Sự đảm bảo an ninh quốc phòng biển – đảo; Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào DLBĐ); Đánh giá thực trạng phát triển DLBĐ ở tỉnh Phú Yên theo 5 chỉ tiêu (Khách du lịch; Doanh thu du lịch; Lao động trong ngành du lịch; Đầu tư và liên kết phát triển DLBĐ; Công tác xúc tiến quảng bá); Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên. 4.2. Về không gian Địa bàn nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Phú Yên, trong đó đi sâu và khu vực biển đảo của tỉnh Phú Yên. 4.3. Về thời gian Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Đề tài kế thừa các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ những nguồn đáng tin cậy như: Cục thống kê, các đề tài nghiên cứu, các bài báo, tạp chí du lịch… Trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài. 5.2. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng, việc khảo sát thực tế giúp thu thập những số liệu, thông tin tình trạng thực tế của địa điểm du lịch để cung cấp thông tin chính xác cho đề tài. Phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển của DLBĐ. Quan sát trực tiếp các điểm du lịch để nhận biết tiềm năng và hiện trạng tại địa điểm đó. Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hợp lí. 5.3. Phương pháp thống kê Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong hoạt động nghiên cứu. Việc thu thập và xử lí số liệu sẽ cho ra các bảng thống kê có giá trị số liệu cụ thể để tổng hợp và tạo thành bảng số liệu hoặc được thể hiện bằng các biểu đồ, phục vụ cho nội dung của đề tài. 5.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí là phương pháp truyền thống thường được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu địa lí học. Dựa vào các số liệu, thông tin, tài liệu đã xử lí xây dựng bản đồ thể hiện được TNDL tự nhiên và văn hóa, đánh giá các tiềm năng của các bãi biển thu hút KDL. 2 6. Quan điểm nghiên cứu 6.1. Quan điểm lãnh thổ Đối tượng nghiên cứu phân bố trên từng lãnh thổ nhất định và trong những điều kiện cụ thể. Tiềm năng và thực trạng phát triển DLBĐ Phú Yên được đặt trong sự phát triển của tỉnh và của cả nước. Vận dụng quan điểm này để nhằm nêu bật những nét đặc trưng về tài nguyên thiên nhiên, KT - XH của tỉnh. 6.2. Quan điểm tổng hợp Khi xem xét một vấn đề nào đó cần đặt nó trong mối quan hệ với các vấn đề khác. Cũng như khi nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển DLBĐ Phú Yên chúng ta cần xem xét tổng hợp về các tiềm năng tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội, nhằm tạo cơ sở phân tích các thực trạng phát triển DLBĐ Phú Yên cũng như định hướng phát triển DLBĐ trong tương lai. 6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Quá trình phát triểm kinh tế nói chung, phát triển DLBĐ nói riêng có sự thay đổi theo từng kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ đó. Việc nhìn nhận chiều hướng phát triển kinh tế, sự thay đổi của nó qua từng giai đoạn của lịch sử địa phương trong quá khứ và hiện tại giúp chúng ta vạch ra các định hướng cho sự phát triển kinh tế trong tương lai. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong quá trình nghiên cứu sự phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên giúp ta nhìn nhận được quá trình PTDL trong quá khứ và kết quả đạt được ở hiện tại, từ đó dự đoán được tình hình phát triển trong tương lai, đề xuất các định hướng và mục tiêu phát triển DLBĐ trong giai đoạn mới. 6.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Phát triển kinh tế nói chung, phát triển DLBĐ nói riêng là nhờ vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Việc phát triển kinh tế có tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên. Vì vậy, nếu quá trình phát triển DLBĐ hiệu quả, diễn ra đúng như định hướng, giải pháp sẽ góp phần quan trọng trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường sinh thái gíup chúng ta hướng đến sự phát triển bền vững. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia thành 3 chương: 3 Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển - đảo. Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên. Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên . 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH BIỂN - ĐẢO 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm về du lịch 1.1.1.1. Du lịch Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội (KT – XH) phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên cho đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất. Đứng ở những góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số định nghĩa về du lịch được xem là phổ biến nhất: Theo UNWTO (1991) “Du lịch là những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác”. - Tác giả Trần Đức Thanh cũng cho rằng: Du lịch có thể được hiểu là: (1) Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa, và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. (2) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh (Trần Đức Thanh, 2000). -Theo điều 3, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 giải thích du lịch “là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017). 1.1.1.2. Tài nguyên du lịch Có rất nhiều góc độ tiếp cận đến thuật ngữ tài nguyên du lịch (TNDL), mỗi một góc độ lại đưa ra một khái niệm khác nhau: Theo I.I. Pirojnik (1985) định nghĩa, TNDL “ Là những tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại 5 hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép” (dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ et al., 2017). Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, TNDL “là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa là cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017). 1.1.1.3. Sản phẩm du lịch SPDL là bao gồm các dịch vụ, hàng hóa mà con người tạo ra để nhằm phục vụ cho nhu cầu của bản thân và xã hội. Trong du lịch, SPDL là một khái niệm khá trừu tượng và khó xác định. Theo M.M Colman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất, hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng dịch vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”. (dẫn theo Trần Ngọc Nam và Trần Huy Quang, 2005) SPDL là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của khách DL (Luật DL, 2017). 1.1.1.4. Loại hình du lịch Loại hình du lịch được định nghĩa là các phương thức du lịch, các cách khai thác thị hiếu, sở thích, và nhu cầu của khách hàng để đáp ứng tốt nhất mong muốn của khách hàng. Vì nhu cầu khách hàng ngày càng tăng và thay đổi theo thời gian, do đó việc phân loại giúp thỏa mãn chính xác những gì khách hàng mong đợi. 1.1.2. Khái niệm du lịch biển - đảo Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2010): “ du lịch biển - đảo là loại hình du lịch được phát triển dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên khu vực biển - đảo, gắn với loại tài nguyên này là các hoạt động như: tắm biển, tắm nắng, tắm khí trời, hít thở khí trời, thể thao nước nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi, giải trí của du khách tại vùng biển. Nói cách khác, DLBĐ là loại hình du lịch ở vùng đất ven biển, trên bãi biển, trên mặt nước và vùng đất mặt nước ven biển”. Theo tác giả Trần Đức Thanh (2000) đứng từ góc độ của du khách ông cho rằng: “du lịch biển - đảo là loại hình du lịch với mục đích chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động như tắm biển, thể thao biển”. 6 DLBĐ là loại hình du lịch được phát triển dựa trên những tiềm năng của biển, diễn ra trong các vùng có tiềm năng về biển đảo nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng, nghiên cứu,… Có thể hiểu rằng, DLBĐ là sự kết hợp giữa các TNDL tự nhiên với các TNDL văn hóa để nhằm tạo ra các SPDL hấp dẫn để phục vụ cho nhu cầu của con người. 1.1.3. Đặc điểm và vai trò của du lịch biển - đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.1.3.1. Đặc điểm của du lịch biển đảo Hoạt động DLBĐ phụ thuộc rất lớn vào yếu tố khí hậu. Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc biệt Việt Nam nằm trong phạm vi chịu nhiều ảnh hưởng của bảo nhiệt đới, thời tiết diễn biến thất thường nên DLBĐ thường có tính mùa vụ. Hầu hết mùa hè là khoảng thời gian cao điểm của DLBĐ vì thời tiết oi nức nên các nhu cầu tắm biển, nghỉ dưỡng tăng cao. DLBĐ thường hoạt động trong khoảng 4 tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8) đối với khách nội địa còn đối với khách quốc tế thì tùy thuộc vào thời tiết và nhu cầu thời gian có thể dài hơn. Hoạt động DLBĐ thường được tổ chức ở khu vực vùng bờ biển nên nơi đây rất nhạy cảm và chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như: thiên tai, mưa, gió, bão, thủy triều,… Để thuận lợi cho việc phục vụ nhu cầu của khách trong du lịch biển thì cần đầu tư xây dựng các CSHT, CSVCKT nhưng việc đầu tư này thường gặp nhiều khó khăn đặc biệt là đối với các đảo ở xa bờ sẽ khó khăn trong việc vận chuyển các nguyên vật liệu xây dựng và chi phi rất cao. Đặc biệt khi xây dựng các CSHT ở vùng biển cần phải có chính sách khai thác, xây dựng hợp lí để không làm ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên tại khu vực đó. Phát triển DLBĐ phải có mối liên hệ với các ngành kinh tế biển khác để giúp các ngành phát triển toàn diện và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nước nhà. 1.1.3.2. Vai trò của du lịch biển đảo DLBĐ là loại hình du lịch đang được đầu tư nghiên cứu, khai thác và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia có lợi thế về biển, đảo trên thế giới. Sự phát triển DLBĐ có vai trò quan trọng cho nền kinh tế của một quốc gia. - Đối với lĩnh vực kinh tế Hoạt động du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng đã góp phần cải thiện nền KT XH, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nên thu nhập lớn cho đất nước. DLBĐ được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, giúp đẩy mạnh kinh tế ở các 7 địa phương, thay đổi nền kinh tế của đất nước. Nhờ có hoạt động du lịch đã kích thích các nhu cầu nghĩ dưỡng, vui chơi, giải trí, mua sắm,… của du khách giúp cho nền kinh tế phát triển. DLBĐ phát triển kích thích các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến tại chỗ của người dân địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách. DLBĐ sẽ làm kích thích sự phát triển của CSVCKT vùng ven biển, làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt KT-XH vùng ven biển. Để PTDL bắt buộc phải phát triển và hoàn thiện CSHT, CSVCKT (giao thông, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, mua sắm…), ngoài mục đích phục vụ du lịch còn nhằm phát triển KT - XH và nhu cầu của chính cư dân địa phương. Sự phát triển của DLBĐ sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều kinh tế khác và làm đổi mới nền kinh tế của địa phương và tăng tỷ trọng kinh tế cho đất nước. - Đối với lĩnh vực xã hội Hoạt động du lịch là lĩnh vực dịch vụ cần có nhiều lao động, DLBĐ phát triển giúp tạo ra nhiều việc làm cho xã hội một số lao động trong lĩnh vực du lịch như : hướng dẫn viên, nhân viên nhà hàng, khách sạn, nhân viên, quản lý công ty du lịch, giám đốc điều hành, các nhân viên cung cấp lương thực, tài xế,… giải quyết việc làm cho cư dân địa phương họ có thể là những người lao động theo thời vụ, những người thợ trong các làng nghề thủ công, các đối tượng hỗ trợ cho các dịch vụ du lịch…đây sẽ là điều kiện để họ phát huy những năng lực và tiềm năng của mình để tạo thêm thu nhập. Hiện nay ở một số nơi hoạt động DLBĐ đã trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương. Thông qua nhu cầu đi du lịch của khách họ sẽ phục vụ các dịch vụ cho khách để kiếm thu nhập như : cung cấp dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống, cung cấp thực phẩm biển…Nhờ các dịch vụ này đã làm thay đổi đời sống và thu nhập của người dân. Đồng thời sự phát triển DLBĐ đã góp phần giúp bảo tồn, giữ gìn các bản sắc văn hóa cư dân ven biển, những nơi thờ cúng, lễ hội, tín ngưỡng của vùng biển đảo. - Đối với lĩnh vực an ninh – quốc phòng Phát triển DLBĐ có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thông qua hoạt động du lịch sẽ giúp khẳng định chủ quyền biển, đảo của nước ta cho nhiều du khách trên thế giới biết đến. Hoạt động du lịch phát triển sẽ thu hút nhiều sự tham gia của các nhà đầu tư sẽ 8 giúp cho cải thiện được CSHT ven biển, góp phần tích cực, thuận lợi trong việc củng cố thế trận và đảm bảo an ninh phòng thủ nơi biên giới biển. Sự phát triển DLBĐ sẽ giúp cải thiện mối quan hệ với nhiều quốc gia, tạo nên các mối quan hệ khắn khít và giúp đoàn kết giao lưu văn hóa, hợp tác với các nước trên thế giới, thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế. 1.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch biển - đảo - Phát triển DLBĐ cần có sự kết hợp hài hòa với các ngành kinh tế khác nhau. - Khai thác hợp lí các lợi thế của TNDL tự nhiên biển, đảo, kết hợp khai thác các TNDL nhân văn. Đa dạng hóa các SPDL, tạo thêm sự hấp dẫn để thu hút KDL. Khai thác TNDL cần phải phù hợp với sức chứa của khu vực biển – đảo. Tránh tình không cân bằng được "cung" và "cầu" sẽ làm ảnh hưởng đến các TNDL dẫn đến tài nguyên bị suy thoái và không đảm bảo PTDL bền vững. - Phát triển DLBĐ phải đảm bảo an toàn môi trường và bảo tồn sinh thái biển, đảo. Trong quá trình xây dựng các hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch cần tránh không làm ô nhiễm môi trường biển, các cơ sở dịch vụ cần được quy hoạch với quy mô thích hợp và đảm bảo cho việc khai thác nhưng không được làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên của khu vực như: Không được phá các cảnh quan thiên nhiên, điều kiện địa hình như san bằng đồi, núi ven biển để xây dựng các công trình dịch vụ kinh tế. Không chặt phá các rừng phòng hộ hoặc rừng tự nhiên ven biển hiện hữu để xây dựng các công trình dịch vụ kinh tế. - Phát triển DLBĐ phải đảm bảo an ninh – quốc phòng. Đối với một số quốc gia biển, đảo được xem là một chiếc "áo giáp" bảo vệ đất nước. Mọi hoạt động du lịch khu vực biển, đảo cần được nghiên cứu và định hướng kỹ càng sao cho không làm ảnh hưởng đến các hoạt động phòng thủ của đất nước. Ngoài ra đảm bảo về mặt an ninh – quốc phòng sẽ giúp cho hoạt động du lịch được đảm bảo và phát triển giúp tăng trưởng kinh tế cho đất nước. 1.1.5. Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình du lịch biển - đảo 1.1.5.1. Phân loại tài nguyên du lịch Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, TNDL “là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa là cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm 9 tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017). Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa, tài nguyên đang được khai thác và chưa được khai thác. - Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiền có thể phục vụ mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch văn hóa gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, làng nghề truyền thống, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể. - Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, các nhân. - Tài nguyên đang được khai thác là các tài nguyên du lịch bao gồm tự nhiên và văn hóa đang được tổ chức quản lí và khai thác kết hợp với các dịch vụ du lịch để tạo thành các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. - Tài nguyên chưa được khai thác là các tài nguyên du lịch văn hóa và tự nhiên có khả năng khai thác để phát triển du lịch nhưng vẫn chưa được tiến hành đưa vào khái thác. 1.1.5.2. Phân loại sản phẩm du lịch biển, đảo Sản phẩm là tất cả những gì con người làm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hôi. Sản phẩm là một khái niệm cơ bản trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trong lĩnh vực du lịch, SPDL là một khái niệm khá trừu tượng, khó tưởng tượng. DLBĐ là loại hình du lịch được phát triển dựa trên những tiềm năng về biển, diễn ra trong các vùng có tiềm năng về biển, đảo hướng tới thảo mãn nhu cầu của con người về vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng biển, thăm quan cảnh quan, di tích, các hệ sinh thái biển. Như vậy, SPDL biển, đảo là SPDL theo đặc thù tài nguyên, được hiểu là SPDL dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng DLBĐ của địa phương như: thể thao, cắm trại, tắm biển, lặn biển, nhảy dù trên biển, đi cano trên biển, khám phá hệ sinh thái biển, chèo sup,…Đây là cơ sở để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Theo quan niệm của Đức (Từ điển du lịch, NXB Kinh Tế, Berlin 1984): “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác 10 các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”. (dẫn theo Nguyễn Văn Lưu, 2005). Theo Tổ chức du lịch thế giới (2011) xác định: “SPDL của điểm đến là tổng hợp 3 nhóm yếu tố cấu thành là tài nguyên du lịch, CSHT - CSVCKT du lịch, môi trường tự nhiên - văn hóa và dịch vụ du lịch”. Luật DL Việt Nam 2017 quy định: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”. Như vậy, SPDL chính là sự kết hợp giữa TNDL và các dịch vụ du lịch. Có thể biểu diễn bằng công thức sau: Sản phấm du lịch = Tài nguyên du lịch + dịch vụ du lịch 1.1.5.3. Phân loại loại hình du lịch biển, đảo Loại hình du lịch là các là các phương thức du lịch, cách khai thác thị hiếu, sở thích và nhu cầu của khách hàng để đáp ứng tốt nhất mong muốn của KDL. Phân loại các loại hình du lịch được dựa trên nhiều yếu tố khác nhau có thể phân du lịch thành nhiều loại hình khác nhau. Đối với du lịch biển dựa vào các đặc điểm về tài nguyên khác nhau nên các loại hình du lịch biển có thể khác nhau. Theo tác giả Phạm Trung Lương (2003), dựa trên cơ sở mục đích chuyến đi, du lịch biển gồm 2 loại hình chính là du lịch theo sở thích ý muốn và du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm. Du lịch theo sở thích, ý muốn: Du lịch theo sở thích chung ( nghỉ dưỡng biển, tham quan biển, du lịch tàu biển) và du lịch theo sở thích đặc biệt (thể thao biển, mạo hiểm biển, sinh thái biển, tìm hiểu lới sông cộng đồng, lễ hội biển, văn hóa, nghệ thuật). Du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm: Du lịch chữa bệnh, thương mại, công vụ, hội nghị, hội thảo, hội chợ. 11 Hình 1.1. Sơ đồ phân loại các loại hình du lịch biển Nguồn: Phạm Trung Lương (2003) 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát kinh nghiệm phát triển du lịch biển - đảo của một số quốc gia Hiện nay, ngoài việc sử dụng tiềm năng lợi thế của biển, đảo để mang lại lợi ích kinh tế cho các nước trên thế giới. Các quốc gia còn chú trọng đến việc phát triển DLBĐ để tận dụng được nguồn tài nguyên và nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người. 1.2.1.1. Ở Phuket Thái Lan Thái Lan là một đất nước xinh đẹp, một thiên đường du lịch đánh giá. Nơi đây, còn được xem là “xứ sở của những nụ cười thân thiện” ở Đông Nam Á. Đất nước không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa dát vàng lấp lánh, những show trình diễn đặc sắc của “giới tính thứ 3”, những hòn đảo, bãi biển xanh, cát trắng nổi tiếng ở Phukets mà còn là xứ sở của thiên đường mua sắm vô cùng sôi động hút hồn mọi du khách. Phuket là một trong những tỉnh phía Nam Thái Lan. Phuket bao gồm đảo Phuket, hòn đảo lớn nhất của đất nước và 32 hòn đảo nhỏ khác ngoài khơi. Để hoạt động du lịch ở Phuket phát triển thì đã thực hiện các chiến lược sau: - Phát triển, sản phẩm và dịch vụ, bao gồm khuyến khích phát triển bền vững, môi trường thân thiện và tính toàn vẹn. 12 - Phát triển, cải thiện hỗ trợ cơ sở hạ tầng và tiện nghi mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, môi trường địa phương. - Thúc đẩy phát triển tiềm năng nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức du lịch cho người dân. - Tạo sự cân bằng giữa các nhóm mục tiêu du lịch thông qua tiếp thị - Tổ chức hợp tác và hội nhập giữa các khu vực công và khu vực tư nhân trong phát triển và quản lý du lịch, bao gồm hợp tác quốc tế. Ngoài ra Thái Lan đang triển khai chính sách Thái Lan 4.0 tại Phuket để đưa Phuket trở thành thành phố thông minh với các mục tiêu đề ra: - Phuket đã phát triển du lịch thông minh. Du khách sẽ thuận tiện hơn trong việc di chuyển, ăn nghỉ và tham gia các hoạt động giải trí. Những người kinh doanh cũng có nhiều cơ hội để phát triển thu nhập. Chính quyền thành phố Phuket đang tiến hành lắp đặt 1.000 trạm phát sóng wifi miễn phí cho khách du lịch và người dân sử dụng. - An toàn thông minh. Thành phố đã triển khai các biện pháp bảo vệ như hệ thống camera trên đường phố hay trên biển. - Môi trường thông minh. Phuket phát triển du lịch nhưng không thể xâm phạm hay xâm hại môi trường nên Phuket lắp đặt hệ thống cảm biến để đo được sự thay đổi về môi trường biển nhằm có những phải pháp phòng chống và ứng phó kịp thời. - Kinh tế thông minh, từ chỗ chỉ tập trung vào công nghiệp du lịch, Phuket phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ để chuyển thành ngành công nghiệp sáng tạo và cách tân phù hợp với chính sách Thái Lan 4.0. Phuket tập trung đầu tư vào nhân lực phát triển công nghệ giúp Thái Lan không chỉ mua công nghệ mà còn sáng tạo cũng như nghiên cứu phát triển công nghệ phục vụ quốc gia. 1.2.1.2. Ở Bali Indonesia Indonesia là một quốc gia với 13.000 hòn đảo, trong đó Bali là hòn đảo nổi tiếng nhất với khách du lịch quốc tế. Nơi đây có nhiều tiềm năng du lịch về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Khí hậu nhiệt đới, địa hình đa dạng là những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch theo mô hình 3S (Sun, Sea, Sand). 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất