Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh thông qua chương trình địa lý ...

Tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh thông qua chương trình địa lý trung học cơ sở báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

.PDF
80
6
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH *********************** BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ MÃ SỐ: CS.2012.19.13 TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC THIÊN TAI CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ Chủ nhiệm đề tài: ThS ĐÀO NGỌC BÍCH TP. HỒ CHÍ MINH – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH *********************** BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ MÃ SỐ: CS.2012.19.13 TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC THIÊN TAI CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ Cơ quan quản lí: Cơ quan thực hiện: Chủ nhiệm đề tài: Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Khoa Địa lí ThS Đào Ngọc Bích TP. HỒ CHÍ MINH - 2013 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Chủ nhiệm đề tài: ThS Đào Ngọc Bích Những người tham gia thực hiện: TS Phạm Thị Bình – Khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Tp. HCM Nguyễn Thị Yến – Giáo viên trường PTCS Long Sơn, Hà Tĩnh Cao Thị Thuỷ - Giáo viên trường PTCS Bản Nguyên, Phú Thọ Đơn vị phối hợp chính: Trường PTCS Long Sơn (Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) Trường PTCS Bản Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) 1 MỤC LỤC DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH ............................................................................................... 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 5 SUMMARY .................................................................................................................. 7 PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................8 2. Mục tiêu của đề tài ..........................................................................................................8 3. Giới hạn đề tài .................................................................................................................9 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................11 6. Tiến độ thực hiện ..........................................................................................................11 PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 12 1.1. KHÁI NIỆM ...............................................................................................................12 1.1.1. Khái niệm về thiên tai ..........................................................................................12 1.1.2. Giáo dục thiên tai .................................................................................................12 1.2. PHÂN LOẠI THIÊN TAI .........................................................................................13 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA THIÊN TAI .................................................................................13 1.4. TÍNH TƯƠNG QUAN CỦA THIÊN TAI ...............................................................14 1.5. THIÊN TAI Ở VIỆT NAM .......................................................................................14 1.5.1. Lũ lụt ....................................................................................................................14 1.5.2. Hạn hán.................................................................................................................17 1.5.3 Áp thấp nhiệt đới, bão ...........................................................................................18 1.5.4. El Nino và La Nina ...............................................................................................20 1.5.5. Đất trượt ...............................................................................................................22 1.6.DẠY HỌC TÍCH HỢP ...............................................................................................23 1.6.1.Khái niệm ..............................................................................................................23 1.6.2.Nguyên nhân..........................................................................................................25 1.6.3.Ý nghĩa ..................................................................................................................26 1.6.4.Cách thực hiện .......................................................................................................28 1.7. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI ....................30 2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THIÊN TAI TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ............................................................................ 32 2.1. GIỚI THIỆU ..............................................................................................................32 2.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ........................................................................................32 2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT .............................................................................................32 2.3.1. Kết quả khảo sát học sinh .....................................................................................32 2.3.2. Kết quả khảo sát giáo viên Địa lí .........................................................................38 2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT HS VÀ GV ...................................................42 CHƯƠNG 3: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC THIÊN TAI CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ ........... 43 3.1.TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC THIÊN TAI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ......................................................................................................................43 3.1.1. Nội dung giáo dục thiên tai ..................................................................................43 3.1.2. Nội dung tích hợp giáo dục thiên tai ....................................................................44 3.1.3. Các mức độ tích hợp giáo dục thiên tai ................................................................44 3.2.TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC THIÊN TAI QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ ......................................................................................................................45 3.2.1. Nội dung tích hợp giáo dục thiên tai qua môn Địa lí bậc THCS .........................45 3.2.2. Ví dụ minh họa .....................................................................................................48 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 68 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 69 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DHTH: dạy học tích hợp ENSO (El Nino Southern Oscillation): Dao động Nam: để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino (pha nóng) và La Nina (pha lạnh) ND: nội dung HS: học sinh HĐ: hoạt động GV: giáo viên GDTT: giáo dục thiên tai PP: phương pháp PT: phương tiện Tp. HCM: thành phố Hồ Chí Minh THCS: trung học cơ sở SGK: Sách giáo khoa UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization): Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNDP (United Nations Development Programme): Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc 4 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh thông qua chương trình Địa lí trung học cơ sở” Mã số: CS.2012.19.13 Chủ nhiệm đề tài: ThS Đào Ngọc Bích Tel: 0983013680 E-mail: [email protected] Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện : TS Phạm Thị Bình – Khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Tp. HCM Nguyễn Thị Yến – Giáo viên trường PTCS Long Sơn, Hà Tĩnh Cao Thị Thuỷ - Giáo viên trường PTCS Bản Nguyên, Phú Thọ Thời gian thực hiện: từ 04/2012 đến 05/2013 1. Mục tiêu: Tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh trung học cơ sở thông qua môn Địa lí. 2. Nội dung chính: Khảo sát thực trạng giáo dục thiên tai cho học sinh hiện nay qua môn Địa lí ở trung học cơ sở. Nghiên cứu SGK Địa lí trung học cơ sở để xác định các bài có thể tích hợp giáo dục thiên tai. Xây dựng bài mẫu có tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh. 3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế - xã hội): 5 Đánh giá được thực trạng giáo dục thiên tai cho học sinh hiện nay ở một số trường trung học cơ sở. Tổng hợp các bài có thể tích hợp và xây dựng một số bài mẫu có nội dung giáo dục thiên tai trong chương trình Địa lí lớp 8 và 9. 6 SUMMARY Project Title: Integration of the content of natural disaster education at secondary School through Subject of Geography Code number: CS.2012.19.13 Coordinator: Master. Dao Ngoc Bich Implementing Institution: Faculty of Geography, HCMC University of Pedagogy Cooperating Institution(s) - PhD. Pham Thi Binh, Faculty of Geography, HCMC University of Pedagogy - Nguyen Thi Yen, Teacher at Long Son secondary School, Ha Tinh Province - Cao Thi Thuy, Teacher at Ban Nguyen secondary School, Phu Tho Province Duration: from April 2012 to May 2013 1. Objectives: Integration of the content of natural disaster education at secondary School through Subject of Geography. 2. Main contents: - Surveying the current situation of natural disaster education at secondary School through Subject of Geography. - Studying Geography textbook of secondary School to determine the lectures that can integrate the content of natural disaster education. - Preparation of the lectures that have integrated content of disaster education. 3. Result obtained: - Appraisal the current situation of natural disaster education at secondary Schools. - Collect the integrated lectures and prepare the lectures of Geography contained the natural disaster education at junior level 8 and 9. 7 PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự gia tăng thiệt hại cả về người và của do thiên tai gây ra trong thời gian gần đây là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Hầu hết các nước trên thế giới đều đầu tư cho giáo dục và phòng tránh thiên tai. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc giáo dục phòng tránh thiên tai chưa phổ biến và chưa được quan tâm đúng mức. Tilly Smith – một bé gái người Anh đã cứu sống nhiều người thoát chết trong thảm họa sóng thần trên bãi biển Maikhao, Phuket, Thái Lan ngày 26/12/2004 – đang là bài học lớn đối với nền giáo dục Việt Nam. Bởi lẽ, Vương Quốc Anh không phải là nước thường xuyên xảy ra động đất, sóng thần như Nhật Bản; nhưng ngay từ bậc tiểu học, các em học sinh của họ đã được trang bị kiến thức phòng tránh thiên tai. Trong khi tại Việt Nam, bão, lũ lụt, hạn hán …là các thiên tai thường xuyên xảy ra vẫn chưa được quan tâm giáo dục đúng mực và cũng không ai dám khẳng định sẽ không bao giờ có động đất, sóng thần… [3] Ở nước ta, “Giáo dục thiên tai” là khái niệm mới nhận được sự chú ý trong thời gian gần đây. Những chương trình, kế hoạch cụ thể để giảng dạy về thiên tai trong nhà trường, ở bậc đại học, chỉ mới được bắt đầu. Còn ở phổ thông vẫn chưa được bắt đầu, mặc dù một số môn học thực sự rất có khả năng bồi dưỡng cho học sinh cả kiến thức và kĩ năng ứng phó với thiên tai, điển hình nhất là môn Địa lí. Trong thời gian tới, để thực hiện được kế hoạch giáo dục thiên tai cho học sinh trong trường phổ thông, trước mắt chúng ta cần có sự chuẩn bị về chương trình, giáo trình và có những kế hoạch triển khai hết sức cụ thể. Vì vậy, việc tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh qua môn Địa lí bậc trung học cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục thiên tai ở nước ta. Với tinh thần dạy học “học để làm” và “học để chung sống” của UNESCO, nhóm nghiên cứu đề tài “Tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh thông qua chương trình Địa lí trung học cơ sở” mong muốn sẽ tìm ra những phương thức giáo dục thiên tai hiệu quả cho học sinh trung học cơ sở nói riêng, và góp phần nâng cao sự hiểu biết cũng như năng lực phòng tránh thiên tai cho người dân Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu của đề tài Tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh trung học cơ sở thông qua môn Địa lí. 8 3. Giới hạn đề tài Khảo sát thực trạng giáo dục thiên tai hiện nay cho học sinh ở trường PTCS Long Sơn (Hà Tĩnh) và PTCS Bản Nguyên (Phú Thọ). Xây dựng một số bài mẫu có tích hợp nội dung giáo dục thiên tai cho học sinh qua môn Địa lí lớp 8 và 9 bậc THCS. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong nước: Nước ta có rất nhiều nghiên cứu về thiên tai. Có thể kể đến như: 1.Tỉnh Vĩnh Long thuộc đồng bằng sông Cửu Long luôn được xem là vùng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Theo số liệu của Chương trình giảm thiểu thảm họa 2012, hàng năm có tới 7 trong số 8 huyện của Vĩnh Long chịu tình trạng ngập lụt trên 01 mét, gây khó khăn trực tiếp cho đời sống của 350.000 người. Bên cạnh đó, sự xâm lấn của nước biển, sạt lở, bệnh dịch trên cây trồng ảnh hưởng tới phương thức làm ăn truyền thống của người địa phương, đặc biệt trong canh tác và nuôi trồng thủy sản. Để đối phó thách thức trên, New Zealand giúp địa phương thông qua Dự án "Cải thiện sinh kế nhằm nâng cao khả năng ứng phó thiên tai dựa vào cộng đồng" (LIBRE). Dự án trị giá gần 700.000 USD kéo dài 4 năm (2013-2017) sẽ tập trung hỗ trợ người dân phát triển sinh kế nông nghiệp bền vững và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Dự án LIBRE sẽ được triển khai tại 4 xã Trung Thành, Hiếu Phụng và Vĩnh Xuân, Thích Thiện thuộc huyện Vũng Liêm và Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đây là các khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao với nguy cơ rủi ro thiên tai lớn mà chưa có cơ chế ứng phó hiệu quả. Ông Haike Manning, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam cho biết, LIBRE triển khai tại Vĩnh Long góp phần phối hợp hài hòa mục tiêu cải thiện sinh kế cho nông dân thông qua phát triển nông nghiệp bền vững và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. 2. Đề tài: Nghiên cứu đánh giá sự biến đổi môi trường sau thiên tai lũ quét khu vực miền núi phía bắc Việt Nam, đề xuất giải pháp cải tạo phục hồi và quản lý môi trường do TS. Trần Văn Tư thuộc Viện Địa chất làm chủ nhiệm với mục tiêu chính như sau: 9 - Xác định và làm rõ các biến đổi môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội sau thiên tai lũ quét khu vực miền núi phía Bắc. - Đề xuất được các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực, phục hồi, cải tạo và quản lý môi trường sau thiên tai lũ quét khu vực miền núi phía Bắc. Đây là hai mục tiêu mà Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng. Hai mục tiêu này đã thể hiện rõ ý mà tên đề tài đã lập lên. Và còn rất nhiều nghiên cứu về thiên tai khác nữa. Tuy nhiên Ở Việt Nam hiện nay có rất ít nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề GDTT cho học sinh thông qua các môn học ở bậc THCS, kể cả những môn rất khả thi như Địa lí. Dưới đây là một số nghiên cứu GDTT cho HS thông qua môn Địa lí: 1. Phạm Thị Bình, đề tài khoa học công nghệ cấp trường (2009-2010), “Xây dựng tình huống giả định để giáo dục ý thức phòng tránh thiên tai cho học sinh trung học phổ thông qua môn Địa lí” với các mục tiêu: - Tìm hiểu về thiên tai, các loại thiên tai đã xảy ra, các loại thiên tai có thể xảy ra và hậu qủa của chúng trên thế giới và Việt Nam. - Xây dựng các tình huống giả định trong bài học Địa lí để rèn luyện cho học sinh nhận biết những dấu hiệu có thiên tai và khả năng phòng tránh. - Đề xuất các giải pháp để giáo dục ý thức phòng tránh thiên tai cho HS. 2. Các nghiên cứu của khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm TP. HCM: - Hoàng Thị Kiều Oanh (2006), “Xây dựng ý thức phòng tránh thiên tai cho học sinh trung học thông qua phương pháp dạy học dựa trên dự án- PBL”. - Nguyễn Thị Hồng Trang (2011), “Nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với thiên tai cho học sinh thông qua môn Địa lí ở trường phổ thông”. Trên thế giới: Nhiều nước trên thế giới, dù là thường xuyên hay không thường xuyên xảy ra thiên tai như: Nhật Bản, Philipin, hay Anh, Pháp, đều có chú trọng đến việc giáo dục ý thức phòng tránh thiên tai cho học sinh thông qua nhiều môn học. Tuy nhiên, việc giáo cũng mới chỉ tập trung chủ yếu vào những thiên tai phổ biến như: động đất, sóng thần, núi lửa. 10 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lý thuyết Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và so sánh, phương pháp tổng hợp. Phương pháp thực tiễn - Phương pháp điều tra phỏng vấn, - Phương pháp khảo sát (nhằm rút ra thực trạng về giáo dục thiên tai qua môn Địa lí cho học sinh THCS). 6. Tiến độ thực hiện Đối tượng nghiên cứu Tổng số phiếu điều tra là n = 131, cụ thể như sau: - Học sinh: trường PTCS Long Sơn (Hà Tĩnh), trường PTCS Bản Nguyên (Phú Thọ): n 1 =118 phiếu - Giáo viên cấp 2 trường PTCS Long Sơn (Hà Tĩnh), trường PTCS Bản Nguyên (Phú Thọ): n 2 = 13 phiếu. Thời gian nghiên cứu: 04/2012 - 05/2013 - 04/2012 - 05/2012: Lập đề cương chi tiết - 06/2012 - 08/2012: Xác định các đơn vị kiến thức có thể tích hợp nội dung giáo dục thiên tai - 09/2012 - 11/2012: Đánh giá được thực trạng giáo dục thiên tai cho học sinh ở một số trường trung học cơ sở - 12/2012 – 02/2013: Tập hợp các bài có thể tích hợp - 03/2013 – 04/2013: Viết báo cáo khoa học - 05/2013: Nộp báo cáo khoa học. 11 PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm về thiên tai Thiên tai là một từ Hán Việt. Thiên là trời, thiên nhiên. Tai là rủi ro, tai nạn. Vậy thiên tai là hiện tượng bất thường của thiên nhiên có thể tạo ra các ảnh hưởng bất lợi và rủi ro cho con người, sinh vật và môi trường. Thiên tai có thể xảy ra ở một vùng, một khu vực nhất định nào đó (sấm sét, núi lửa…), một quốc gia (lũ lụt, hạn hán…), một đại lục (động đất…), hoặc đôi khi trên toàn thế giới (El Nino, La Nina). a.Theo Ban phòng chống lụt bão Trung Ương (Việt Nam) Thiên tai là một tai họa tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Thiên tai xảy ra thường để lại nhiều hậu quả mất mát, đau đớn và tổn thất khó có thể khắc phục trong một thời gian ngắn. b.Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) Thiên tai là một tai biến tự nhiên có thể ảnh hưởng tới môi trường, dẫn tới những thiệt hại về tài chính, môi trường và con người. Tuy nhiên, một rủi ro tự nhiên không thể dẫn tới thảm hoạ tự nhiên tại các khu vực không có người ở. Như vậy, chúng ta hiểu thiên tai là những tai họa do thiên nhiên đem tới và có thể phòng tránh được. Vì vậy, tất cả mọi người cần có kiến thức về các loại thiên tai và các cách phòng tránh để giảm thiệt hại ở mức thấp nhất. 1.1.2. Giáo dục thiên tai Giáo dục thiên tai là giáo dục về những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc dự đoán, phòng chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả của thiên tai. Đó là những kiến thức về nguyên nhân, cơ chế hình thành, diễn biến, hậu quả, cách phòng tránh, cách hạn chế, cách khắc phục hậu quả và cách tự bảo vệ mình cùng với mọi người khi xảy ra thiên 12 tai. Kết quả của giáo dục thiên tai không phải chỉ là sự hiểu biết những kiến thức khoa học trên sách vở mà các em học sinh còn được trang bị tốt những kỹ năng để đối phó khi xảy ra thiên tai. Để từ đó các em có những thái độ, cách nhìn nhận đúng đắn khi thiên tai tàn phá ở bất kỳ khu vực nào, để các em biết đồng cảm với nỗi đau của đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai và có những hành động tự nguyện, tích cực giúp đỡ đồng bào bị thiên tai. 1.2. PHÂN LOẠI THIÊN TAI Thiên tai rất đa dạng và từ nhiều nguồn gốc xuất phát khác nhau: có thể đến từ vỏ trái đất, từ không trung, từ biển và đại dương, có nhiều trường hợp là sự tổng hợp các nguồn gốc khác nhau. Ví dụ: động đất dưới lòng biển gây nên những đợt sóng thần phá vỡ nhiều công trình ven biển, làm đứt gãy các đê đập gây lũ lụt nghiêm trọng. Việc phân loại thiên tai thường mang tính tương đối, chủ yếu là từ nguồn xuất phát chính và có cách gọi như sau: Thiên tai đến từ Trái đất: động đất, núi lửa, đất trượt… Thiên tai đến từ sông biển: lũ lụt, hạn hán, sóng thần… Thiên tai đến từ bầu khí quyển: bão, sấm sét, mưa đá… Thiên tai đến từ vũ trụ: El Nino, La Nina…[7] 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA THIÊN TAI Thiên tai có thuộc tính xã hội bởi vì thiên tai là con người nói về xã hội. Những thay đổi của thiên nhiên làm thiệt hại đến con người và tài sản đều được gọi là thiên tai, còn gió bão trong vùng Bắc cực, sự sụt chìm của các đảo không người, động đất dưới đáy biển... chỉ là những hiện tượng tự nhiên đơn thuần không thể gọi là thiên tai. Thiên tai có các đặc điểm sau: Tính tiềm năng: sự hình thành những biến đổi của thiên nhiên có một quá trình tích lũy năng lượng hoặc chuyển biến năng lượng. Tính đột biến: sự biến đổi của thiên nhiên thường do những nhân tố va chạm mà xảy ra đột ngột, ngoài những điều kiện nhất định chắc chắn sẽ xảy ra nhưng bao giờ thì nó xảy ra, điều đó còn mang tính ngẫu nhiên nhất định. Tính hữu hạn: thiên tai phân bố trên những phạm vi khu vực nhất định. 13 1.4. TÍNH TƯƠNG QUAN CỦA THIÊN TAI Tính tương quan của thiên tai thể hiện ở năm mặt sau đây. - Tính tương quan của thiên tai trong cùng một khu vực: thiên tai trong cùng một khu vực thường là đơn nhất nhưng có khi là một nhóm nhiều thiên tai, trong đó có một, hai loại thiên tai là chủ đạo, giữa chúng có mối quan hệ tạo thành. - Tính tương quan giữa thiên tai nguyên phát với thiên tai thứ phát: Trong quá trình xảy ra thiên tai một lần, thường thường do một loại thiên tai nguyên phát dẫn tới thiên tai thứ phát. - Tính tương quan của thiên tai ở các khu vực khác nhau: Thiên tai ở khu vực này thường là nhân tố gây ra nhiều thiên tai của một khu vực khác. - Tính tương quan giữa thiên tai chậm và thiên tai đột xuất: Có một số thiên tai diễn ra khá chậm chạp nhưng lại là nhân tố quan trọng làm tăng thêm số lần và cường độ của thiên tai đột xuất. - Tính tương quan giữa hoạt động của con người và thiên tai: Việc xảy ra thiên tai không hoàn toàn do thiên nhiên gây ra, mà ở một mức độ nào đó còn do hoạt động con người gây nên hay dẫn tới. Hoạt động sản xuất đại quy mô của con người trực tiếp gây ra một số tai họa. 1.5. THIÊN TAI Ở VIỆT NAM Việt Nam được xem là một đất nước có nhiều thiên tai, đặc biệt là các thiên tai đến từ sông biển và khí quyển. Hay nói một cách khác, thiên tai ở Việt Nam đều có liên quan ít nhiều đến nước. Dưới đây là một vài thiên tai xảy ra ở Việt Nam: 1.5.1. Lũ lụt a. Khái niệm • Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên, gần như xảy ra hằng năm. • Lũ do nước sông dâng cao trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sông ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi nước sông dâng lên cao (do mưa lớn hoặc/và triều cao), vượt qua khỏi bờ, chảy tràn 14 vào các vùng trũng và gây ra ngập trên một diện rộng trong một khoảng thời gian nào đó gọi là ngập lụt. • Lũ lụt được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn và kéo dài về người và của cải. Ở nước ta, lũ lụt ở Bắc Bộ khác lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Bắc bộ lũ do nước từ thượng nguồn tràn về, còn ở Đồng bằng sông Cửu Long lũ lụt do cả triều cường gây nên. b. Nguyên nhân Mưa lớn và kéo dài (do bão lớn) là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngoài ra ở vùng đồng bằng cửa sông tiếp giáp với biển, triều cường là một nhân tố làm lũ lụt trầm trọng hơn. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện lũ lớn và bất thường: • Lưu vực càng rộng thì nước lũ lên chậm nhưng cũng sẽ rút chậm, ngược lại lưu vực hẹp và dài sẽ làm nước lũ lên nhanh. • Rừng bị tàn phá cũng là một trong các nguyên nhân gây nên lũ lụt và xói mòn đất. • Hiện tượng El Nino và La Nina đã gây ra hiện tượng lũ lụt và hạn hán trên nhiều vùng khác nhau. • Nếu một hệ thống sông có nhiều con sông hợp thành thì khả năng thời điểm xuất hiện lũ đồng thời sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của lũ. c. Phân loại Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương nước ta sử dụng 04 cấp báo động lũ dưới đây: - Cấp 1: Có khả năng xảy ra lũ - Cấp 2: Tình trạng lũ nguy hiểm. - Cấp 3: Tình trạng lũ rất nguy hiểm - Trên cấp 3: Trình trạng lũ khẩn cấp d. Lũ lụt ở Việt Nam 15 - Mùa lũ diễn ra khác nhau ở các vùng và có thể đến sớm hoặc muộn tùy vào điều kiện địa lí. - Lũ lụt để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho con người và môi trường sống. - Mùa lũ trên sông ở các vùng thường xảy ra như sau: • Các sông ở Bắc Bộ và phía bắc Thanh Hóa từ tháng 6 đến tháng 10. • Các sông ven biển từ phía nam Thanh Hóa đến Hà Tĩnh từ 7 đến 11. • Các sông ven biển từ Quảng Bình đến Ninh Thuận từ tháng 9 đến 12. • Các sông ở Bình Thuận, vùng Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng 6 đến tháng 11. - Dòng chảy phân phối không đều trong mùa lũ. - Dòng chảy các tháng lũ chính thường lớn nhất trong năm, chiếm 30 – 50% dòng chảy năm. Dòng chảy các tháng đầu mùa và cuối mùa thường chiếm khoảng 11 – 15% dòng chảy năm. - Trên các sông ở Bắc Bộ, lũ chính thường vào các tháng 7, 8; các sông ở Trung Bộ lũ thường xảy ra vào tháng 10, 11; các sông ở Nam Bộ và Tây Nguyên lũ thường xảy ra vào tháng 9, 10. e. Cách phòng tránh - Qui hoạch lâu dài khu dân cư và sản xuất liên quan đến phòng lũ - Tổ chức hệ thống đo đạc, cảnh báo lũ - Lập bản đồ lũ khu vực - Trồng rừng, cải tạo rừng - Xây dựng hồ chứa nước điều tiết lũ - Xây dựng hệ thống đê sông - Biện pháp xả lũ, phân lũ, chậm lũ - Phương thức sống chung với lũ - Không cho trẻ em chơi hoặc bơi lội trong khu vực có lũ. 16 - Thường xuyên theo dõi và hiểu chính xác các bản tin cảnh báo, dự báo bão, mưa, lũ lụt. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và trang bị cá nhân cần thiết cho việc phòng, tránh lũ lụt. 1.5.2. Hạn hán a. Khái niệm Hạn hán cũng là một hiện tượng tự nhiên khi một thời gian dài mưa không xuất hiện, ẩm độ không khí giảm thấp, sông rạch khô cạn dần và cây cỏ chuyển dần đến điểm héo. Hạn hán thường xảy ra vào mùa khô nhưng ngay cả mùa mưa cũng có thể có những đợt hạn xảy ra. Các biểu hiện của khô hạn: • Không mưa trên 5 - 6 tháng • Ðộ bốc hơi trên 75 mm/tháng • Ðộ ẩm thấp H < 50% • Gió mạnh và khô • Ðất nứt nẻ, mực nước ngầm tụt thấp, ao hồ sông rạch khô cạn • Hoạt động của sinh vật giảm b. Nguyên nhân • Nguyên nhân trực tiếp của hạn hán là không có mưa hoặc ít mưa. • Nguyên nhân gián tiếp là do sự mất cân bằng nước, thiếu công trình phát triển thủy lợi, do giảm sút độ ẩm trong đất và không khí. c. Phân loại Có 03 loại hạn: - Hạn khí tượng liên quan đến sự giảm lượng mưa trong thời gian xác định ngày, tháng, mùa, năm… xuống dưới mức của giá trị trung bình nhiều năm. - Hạn thuỷ văn liên quan đến sự giảm sút dòng chảy (nước mặt, nước ngầm) xuống dưới mức xác định, đối với một thời kỳ xác định của giá trị trung bình nhiều năm. Khái niệm đó chỉ liên quan đến số liệu về lượng nước có sẵn và cường độ khai thác có liên quan đến các hoạt động bình thường như cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,… 17 - Hạn nông nghiệp: là hệ quả của tác động hạn khí tượng, hạn thủy văn đến sản xuất nông nghiệp có những chỉ tiêu yêu cầu về điều kiện độ ẩm, nhiệt độ và chất dinh dưỡng trong chu kỳ phát triển để đạt được năng suất tối ưu. d. Hạn hán ở Việt Nam Ở nước ta, cứ vào mùa khô lại xảy ra hạn hán kéo dài ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (đỉnh điểm là tháng 4 đến tháng 8). Hậu quả là gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp cũng như cho sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, Nam Trung Bộ cũng thường xuyên bị khô hạn nặng. Các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, diện tích lúa đông xuân bị thiếu nước và người dân cũng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. e. Cách phòng tránh • Lập bản đồ cảnh báo hạn và dự báo sớm tình hình hạn hán. • Tiết kiệm trong việc sử dụng nguồn nước. • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện khan hiếm nước. • Nghiên cứu việc dẫn nước, trữ nước cho khu vực. • Phục hồi và bảo vệ rừng. • Lập kế hoạch phòng cháy mùa khô 1.5.3 Áp thấp nhiệt đới, bão a. Khái niệm Khi có sức gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km/giờ) gọi là áp thấp nhiệt đới. Khi sức gió mạnh từ cấp 8 trở lên (tức là từ 62 km/giờ trở lên) kèm theo mưa rất to 1 gọi là bão. b. Nguyên nhân Áp thấp nhiệt đới và bão hình thành do sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp rất sâu. 1 Sổ tay Thuật ngữ Địa lí (Nguyễn Dược, Trung Hải) 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất