Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học phần hóa phi ...

Tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học phần hóa phi kim lớp 11 nâng cao thpt

.PDF
68
462
76

Mô tả:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài. ..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu. ...........................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu. ..........................................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ..........................................................................................2 5. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 NỘI DUNG ................................................................................................................4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...........................4 1.1 Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường. ...........................................4 1.1.1 Khái niệm . .....................................................................................................4 1.1.2 Chức năng cơ bản của môi trường . ..............................................................4 1.1.3 Ô nhiễm môi trường ......................................................................................4 1.1.3.1Ô nhiễm nước. .........................................................................................5 1.1.3.2Ô nhiễm đất . ...........................................................................................5 1.1.3.3Ô nhiễm không khí . ................................................................................6 1.1.3.4Ô nhiễm phóng xạ . .................................................................................7 1.1.3.5Ô nhiễm tiếng ồn. ....................................................................................8 1.2 Giáo dục môi trường. ........................................................................................8 1.2.1 Khái niệm. ......................................................................................................8 1.2.2Phương thức đưa GDBVMT vào môn Hóa học ở trường THPT. ........................8 1.2.2.1Tích hợp. ..................................................................................................9 1.2.2.2Lồng ghép. ...............................................................................................9 1.2.3 Một số hình thức tổ chức các hoạt động GDBVMT. .....................................9 1.2.3.1Hoạt động trên lớp. ................................................................................10 1.2.3.2Hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa. .............................................10 1.2.4 Thực trạng việc GDBVMT thông qua dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay. ................................................................................................................10 Chương 2: TÍCH HỢP NỘI DUNG GDBVMT TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA PHI KIM LỚP 11 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT ...................................................12 Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2.1 Nội dung kiến thức phần Hóa Phi kim lớp 11 nâng cao- THPT.....................12 2.1.1 Chương: “ Nhóm Nitơ”. ..............................................................................12 2.1.1.1Mục tiêu của chương. ............................................................................12 2.1.1.2Nội dung kiến thức cơ bản của chương. ................................................13 2.1.2 Chương : “Cacbon- Silic”. .........................................................................14 2.1.2.1.Mục tiêu của chương ............................................................................14 2.1.2.2.Nội dung kiến thức cơ bản của chương. ...............................................15 2.2. Tổ chức dạy học tích hợp GDBVMT. ............................................................15 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................42 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm......................................................................42 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm. .....................................................................42 3.3. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm. .....................................................................42 3.3.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm .....................................................42 3.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm..................................................................42 3.3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm .....................................................................43 3.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm. .........................................................45 3.4.1. Về mặt định tính. ..........................................................................................45 3.4.2. Về mặt định lượng .......................................................................................45 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Các chữ viết đủ Các chữ viết tắt 1. GDBVMT Giáo dục bảo vệ môi trường 2. BVMT Bảo vệ môi trường 3. GV Giáo viên 4. HS Học sinh 5. THPT Trung học phổ thông 6. NC Nâng cao 7. TN Thực nghiệm 8. ĐC Đối chứng Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Kết quả bài kiểm tra số 1 của lớp TN và lớp ĐC. ....................................43 Bảng 3.2: Kết quả xử lí số liệu bài kiểm tra số 1 của lớp TN và lớp ĐC. ................43 Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra bài số 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ........................................................................................................................44 Bảng 3.3: Kết quả bài kiểm tra số 2 của lớp TN và lớp ĐC. ....................................44 Bảng 3.4: Kết quả xử lí số liệu bài kiểm tra số 2 của lớp TN và lớp ĐC. ................44 Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra bài số 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ........................................................................................................................45 Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật,kinh tế xã hội thì môi trường đang trở thành vấn đề được toàn cầu quan tâm.Bảo vệ môi trường không chỉ là bảo vệ trái đất mà còn là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Chỉ thị đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải pháp đầu tiên là: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường”. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải pháp đầu tiên được nêu ra là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới.” Hiện nay, giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp con người có nhận thức đúng đắn về việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.Ở nước ta, giáo dục môi trường đã được đưa vào chương trình đào tạo của một số trường đại học và trường phổ thông ở các bộ môn như:Địa lý, Sinh học, Hóa học,… tuy nhiên việc áp dụng vẫn chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và đầy Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 1 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đủ.Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học phần Hóa Phi kim lớp 11 Nâng cao THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) trong dạy học Hóa học nhằm giúp học sinh hình thành ý thức bảo vệ môi trường (BVMT). 3. Đối tượng nghiên cứu. - Phần hóa Phi kim lớp 11 Nâng cao (NC) THPT. - Các kiến thức GDBVMT có liên quan đến kiến thức hóa học phần Phi kim 11NC THPT. 4. Phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu kiến thức của chương Nhóm Nitơ” và “Nhóm Cacbon” SGK Hóa học 11 NC. - Nghiên cứu các nội dung GDBVMT có liên quan đến kiến thức chương “Nhóm Nitơ” và “Nhóm Cacbon” SGK Hóa học 11 NC. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu về việc dạy học tích hợp, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tầm quan trọng của vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh ở trường phổ thông. - Điều tra thực trạng giáo dục môi trường cho học sinh ở một số trường THPT hiện nay. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống nội dung kiến thức về GDBVMT và phương pháp tích hợp nội dung GDBVMT trong phần hóa Phi kim 11 NC. - Thiết kế một số bài giảng tích hợp GDBVMT. - Thực nghiệm sư phạm. 6. Giả thuyết khoa học Việc tích hợp GDBVMT trong phần hóa Phi kim lớp 11NC sẽ giúp học sinh có hứng thú học tập hơn và có ý thức BVMT tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở THPT. Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 2 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 3 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường. 1.1.1 Khái niệm[4]. Theo điều 3 – Luật bảo vệ môi trường năm 2005:“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triền của con người và sinh vật”. 1.1.2 Chức năng cơ bản của môi trường [4]. Môi trường (MT) có các chức năng cơ bản sau: - MT là không gian sống của con người và các loài vật. - MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - MT là nơi chứa đựng các phế thải của con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động kinh doanh của mình. - MT là nơi nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. - MTlà nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. 1.1.3 Ô nhiễm môi trường [4]. Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường". Trên thế giới, ô nhiễm MT được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào MT đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng MT. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, MT chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 4 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 1.1.3.1 Ô nhiễm nước [8]. Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệpvàokhông khílàm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. 1.1.3.2 Ô nhiễm đất [8]. Ô nhiễm đấtbị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong MT đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thảikhông đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng, dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất. Ô nhiễm đất có thể gây ra bởi: - Tai nạn tràn chất ô nhiễm, mưa axit. - Thâm canh. - Nạn phá rừng. - Cây biến đổi gen. - Rác thải phóng xạ. Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 5 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Tai nạn công nghiệp. - Bãi chôn lấp và vứt bỏ rác thải bất hợp pháp. - Hoạt động nông nghiệp, chẳng hạn như sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón. - Khai thác mỏ và các ngành công nghiệp khác. - Dầu và nhiên liệu thải bỏ. - Nước mặt bị ô nhiễm thấm vào đất. - Rác thải điện tử,… Các hóa chất phổ biến nhất liên quan là hydrocarbon dầu, dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng khác. Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất, các mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn được đặt ra bởi sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người, đôi khi ở những khu vực dường như rất xa so với bất kỳ nguồn gây ô nhiễm rõ ràng trên mặt đất. 1.1.3.3 Ô nhiễm không khí [8]. Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Tác nhân gây ô nhiễm không khí: - Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx... - Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr… - Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn… - Các khí quang hóa: PAN, O3… - Các chất lơ lửng: sương mù, bụi… - Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ… Các hoạt động gây ô nhiễm: - Tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 6 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này. - Công nghiệp:Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. - Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4. Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường. - Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,.. 1.1.3.4 Ô nhiễm phóng xạ [1], [3]. Phóng xạ là sự biến hóa tự phát đồng vị không bền của một nguyên tố hóa học đồng vị của những nguyên tố khác.Sự phóng xạ có kèm theo bức xạ những hạt cơ bản hoặc hạt nhân Heli 9 (hạt alpha). Sự ô nhiễm phóng xạ được thể hiện qua sự tăng bức xạ mà con người phải hứng chịu trong MT. Các tia phóng xạ năng lượng cao có thể tiêu diệt các tế bào lành, làm thay đổi mã di truyền trong nhân tế bào và gây nên những căn bệnh nguy hiểm như ung thư,…. Các chất phóng xạ xâm nhập vào MT bằng nhiều con đường khác nhau, từ các quá trình khai thác quặng thiên nhiên, các khí phóng xạ rơi xuống mặt đất từ các lớp trên của khí quyển, do vụ nổ hạt nhân, sử dụng đồng vị phóng xạ trong điều trị bệnh và nghiên cứu khoa học, lò phản ứng hạt nhân,… Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 7 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Hậu quả của sự ô nhiễm phóng xạ đối với loài người là tăng xác suất mắc bệnh ung thư, các bệnh liên quan đến di truyền, biểu hiện qua hiện tượng quái thai. 1.1.3.5 Ô nhiễm tiếng ồn [2]. Tiếng ồn là một dạng đặc biệt của chuyển động sóng. Tiếng ồn gây ra ô nhiễm khi nó là âm thanh không mong muốn hoặc có độ dài thời gian, cường độ hoặc các tính chất khác gây nguy hiểm về tâm lí và thể chất cho con người hoặc các cơ thể sống khác. Các nghiên cứu cho thấy,tiếng ồn 80Db không được phép có thường xuyên ở nơi có người, vì nó làm giảm sự chú ý, gây mệt mỏi, tăng ức chế thần kinh…Mức tiếng ồn từ 50dB trở lên tại các khu nhà gây ra một số quá trình kích thích vỏ não, chỉ có tiếng ồn 40- 45dB là không gây biến động đáng kể. 1.2 Giáo dục môi trường. 1.2.1 Khái niệm [4], [5]. Theo dự án VIE/95/041 năm 1996 định nghĩa: “GDBVMT là một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của TS Lê Xuân Hồng định nghĩa: “GDBVMT là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp cho con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái” . 1.2.2 Phương thức đưa GDBVMT vào môn Hóa học ở trường THPT [1], [5]. GDBVMT là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho học sinh thông qua môn Hóa học sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng cấp học.Việc đưa kiến thức GDBVMT vào môn Hóa học theo hình thức tích hợp và lồng ghép được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả khá cao. Kiến thức được tích hợp, lồng ghép vào nội dung bài học theo 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ từng bộ phận và mức độ liên hệ.Quá trình tích hợp,lồng ghép cần đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản sau: Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 8 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học Hóa học thành bài giảng GDBVMT. - Khai thác nội dung GDBVMT có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương, mục nhất định,không tràn lan, tùy tiện. - Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và các kinh nghiệm thực tế mà HS đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho HS tiếp xúc trực tiếp với MT. 1.2.2.1 Tích hợp. Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức GDBVMT làm cho chúng hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất. Việc kết hợp hài hòa giữa nội dung bài giảng và GDBVMT không chỉ giúp cung cấp kiến thức mà còn giúp bài giảng trở nên sinh động hơn, tạo hứng thú cho người học. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Phân bón hóa học”, GV nên hình thành cho HS ý thức BVMT thông qua nội dung bài học, cần phân tích cho học sinh thấy việc sử dụng không hợp lí phân bón, quá liểu lượng có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, nông sản bị nhiễm độc, … Ví dụ 2: Khi dạy bài “Oxi- Ozon”, ngoài chuẩn kiến thức kĩ năng, GV cần giúp HS hiểu được vai trò của oxi, ozon đối với môi trường sống, vai trò bảo vệ Trái Đất của ozon, sự phá vỡ tầng ozon, hậu quả của nó đối với môi trường, con người…. 1.2.2.2 Lồng ghép. Lồng ghép thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một mục, một đoạn, một số câu có nội dung GDBVMT. Hình thức lồng ghép có 3 mức độ: lồng ghép hoàn toàn, lồng ghép nhiều bộ phận hay từng bộ phận và lồng ghép liên hệ mở rộng nội dung bài học.Tùy thuộc điều kiện, mục tiêu bài học, cấu trúc nội dung bài học có thể lựa chọn hình thức lồng ghép phù hợp đem lại hiểu quả giáo dục cao nhất. 1.2.3 Một số hình thức tổ chức các hoạt động GDBVMT. Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 9 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 1.2.3.1 Hoạt động trên lớp. Thông qua môn học trong chính khóa, có các biện pháp sau: - Phân tích những vấn đề môi trường ở trong trường học. - Khai thác thực trạng MT làm nguyên liệu để xây dựng bài học GDBVMT. - Xây dựng bài tập xuất phát từ kiến thức môn học nhưng gắn liền với thực tế địa phương. - Sử dụng các phương tiện dạy học làm nguồn tri thức như điểm tựa, cơ sở để phân tích, tìm tòi, khám phá các kiến thức cần thiết về MT. - Sử dụng các tài liệu tham khảo (các bài báo, đoạn trích khoa học, các tư liệu, số liệu mới điều tra,…) để làm rõ thêm các vấn đề môi trường. - Thực hiện các tiết học có nội dung gần gũi với MT ngay trong các địa điểm như sân trường, vườn trường, đồng ruộng,… - GDBVMT thông qua giờ học trên lớp hay phòng thí nghiệm do kiến thức được tích hợp vào nội dung bài giảng nên khi giảng dạy không có phương pháp riêng mà phải thông qua bộ môn Hóa học. Tùy theo điều kiện có thể sử dụng các phương pháp như dùng lời, đàm thoại, xemina, sử dụng phương tiện trực quan,…trong giờ giảng, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm… 1.2.3.2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa. Trong nhà trường THPT, hoạt động ngoại khóa để GDBVMT là một hình thức rất có hiệu quả, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi giúp HS tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. Có thế tổ chức các cuộc nói chuyện về vấn đề MT, tìm hiểu, đánh giá tác động tới MT của một địa phương, tổ chức xem băng hình về các hoạt động BVMT, tham quan, dã ngoại BVMT,… 1.2.4 Thực trạng việc GDBVMT thông qua dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay. Tôi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy học tích hợp nội dung GDBVMT ở trường THPT Đông Anh, thị trấn Đông Anh, Thành phố Hà Nội, trường THPT Xuân Hòa và trường THPT Phúc Yên, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 2). Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 10 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Kết quả điều tra cho thấy, đến 70% GV có tích hợp nội dung GDBVMT cho HS thông qua bộ môn Hóa học, tuy nhiên với tần số rất thấp. Nhiều GV khi được hỏi đã rất hứng thú với việc tích hợp GDBVMT cho HS nhưngtài liệu tham khảo còn hạn chế và không có thời gian. Còn về phía HS, đa số các em thấy Hóa học là bộ môn khô khan, khó hiểu, khó áp dụng. Tuy nhiên HS lại thấy hứng thú hơn rất nhiều khi GV mở rộng thêm các nội dung liên quan đến môi trường sống xung quanh. Vì vậy các em HS đều mong muốn GV tăng cường tích hợp các nội dung GDBVMT để bài học trở nên sinh động và dễ hiểu hơn. BVMT hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh là việc giáo dục ý thức BVMT cho HS ở các trường THPT vẫn chưa được chú trọng. Ý thức BVMT vì thế chưa hình thành rõ nét trong HS, thậm chí ở cả một số GV. Chính những điều trên đã góp phần làm cho vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Từ thực trạng trên cho thấy việc tích hợp GDBVMT trong giảng dạy ở THPTnhằm nâng cao ý thức BVMT cho HS là điều thực sự cần thiết. Môi trường đang có những thay đổi bất lợi cho con người,đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như đất, nước, không khí, hệ động thực vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn tại tất cả các quốc gia và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.Chính vì vậy, việc GDBVMT là vấn đề cấp thiết và cấp bách trong giảng dạy, đặc biệt là ở các trường phổ thông. Đối với bộ môn Hóa học nói riêng cũng rất cần thiết. Vì nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường,… tăng cường sự hiểu biết về mối tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ, hành động đúng đắn về BVMT.Vì vậy, GDBVMT cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn sâu sắc và bền vững nhất. Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 11 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Chương 2: TÍCH HỢP NỘI DUNG GDBVMT TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA PHI KIM LỚP 11 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT 2.1 Nội dung kiến thức phần hóa phi kim lớp 11 nâng cao- THPT. Chương trình Hóa học phần hóa Phi kim lớp 11 NC THPT gồm có các chương sau: Chương 2: Nhóm Nitơ. Chương 3: Nhóm Cacbon. Phân phối chương trình: Chương Số tiết thực Số tiết lý thuyết Số tiết luyện tập Chương 2: Nhóm Nitơ 10 2 1 Chương 3: Nhóm Cacbon 5 1 0 hành 2.1.1 Chương: “ Nhóm Nitơ”. 2.1.1.1 Mục tiêu của chương.  Về kiến thức: HS nêu được : - Vị trí của nitơ và photpho trong bảng tuần hoàn. - Tính chất vật lí, ứng dụng chính, điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp của nitơ, photpho, amoniac, axit nitric, axit photphoric, muối nitrat và muối photphat. - Tính chất hóa học của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng. - Tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế phân đạm, phân lân, phân kali và một số loại phân bón khác (phân bón phức hợp và vi lượng). HS giải thích được: - Nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. - Tính bazơ và tính khử và tính tan của amoniac. - Tính chất hóa học đặc trưng của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng. Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 12 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 HS vận dụng: - Viết được cấu hình electron của nitơ, photpho. - Cấu tạo phân tử của nitơ, photpho, amoniac, axit nitric và axit photphoric. - Viết các PTHH minh họa (dạng phân tử, dạng ion) - Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học. - Phân biệt muối amoni, muối nitrat, muối photphat với các muối khác. - Vận dụng kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống.  Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng từ cấu hình electron suy ra tính chất hóa học. - Kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát movie thí nghiệm và rút ra nhận xét. - Giải được các bài tập liên quan. - Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.  Tình cảm, thái độ: - Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác. - Nhận thức được vai trò của nitơ, photphovà hợp chất của chúng trong đời sống con người. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về mưa axit và phân bón hóa học. - Liên hệ các kiến thức về thực tế cuộc sống như việc bảo quản, sử dụng các loại phân bón hoá học một cách an toàn và hiệu quả. 2.1.1.2 Nội dung kiến thức cơ bản của chương. Nhóm Nitơ bao gồm các nguyên tố là Nitơ, Photpho, Asen, Antimon, Bitmut.Khi nghiên cứu nhóm Nitơ cần chú ý đến các nội dung kiến thức sau: - Nguyên tử nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng, dễ dàng nhận thêm 3 electron để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm gần nó nhất. Các nguyên tố nhóm VA có tính oxi hóa, có thể tạo nhiều hợp chất, trong đó chúng có số oxi hóa là -3. - Cần so sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo và tính chất hóa học của nitơ, photpho, giải thích được sự khác nhau đó. Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 13 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Vận dụng thuyết điện li lí giải và hiểu bản chất các tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất tương ứng của nitơ, photpho. - Giải thích cơ sở hóa học của một số ứng dụng quan trọng. 2.1.2 Chương : “Cacbon- Silic”. 2.1.2.1. Mục tiêu của chương.  Về kiến thức: HS nêu được: - Vị trí của cacbon, silic trong bảng tuần hoàn. - Tính chất vật lí, ứng dụng chính, điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp của cacbon, silic và một số hợp chất của chúng. - Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng. - Qui trình, ứng dụng của công nghiệp Silicat. HS giải thích được: - Tính chất hóa học đặc trưng của cacbon, silic và một số hợp chất của chúng. - Tại sao CO trơ ở điều kiện thường nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. - Một số ứng dụng quan trọng của cacbon, silic. HS vận dụng: - Viết được cấu hình electron của cacbon, silic - Viết các PTHH minh họa (dạng phân tử, dạng ion) - Nhận biết được CO, CO2 với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học. - Phân biệt muối cacbonat, silicat với các muối khác. - Vận dụng kiến thức về cacbon, silic và hợp chất của chúng để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống.  Về kĩ năng: - Dự đoán tính chất hóa học của các chất dựa vào đặc điểm cấu tạo. - Kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát movie thí nghiệm, rút ra nhận xét và giải thích. - Giải được các bài tập liên quan. - Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron.  Tình cảm, thái độ: Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 14 K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác. - Nhận thức được vai trò của cacbon, silicvà hợp chất của chúng trong đời sống con người. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về hiện tượng Hiệu - ứng nhà kính. Liên hệ các kiến thức về thực tế cuộc sống như việc sử dụng bếp than an - toàn, các biện pháp giảm thiểu lượng khí thải độc ra môi trường,... 2.1.2.2. Nội dung kiến thức cơ bản của chương. Nhóm Cacbon gồm các nguyên tố sau: Cacbon, Silic, Gecmani, Thiếc, Chì. Trong đó nghiên cứu 2 nguyên tố điển hình là Cacbon và Silic. Một số nội dung cần chú trọng trong chương này: - Cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố C, Si, từ đó quy định nên tính chất hóa học đặc trưng và tính chất vật lí của các dạng thù hình đó. - Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất và hợp chất quan trọng của C, Si. - Ứng dụng của C, Si và hợp chất của chúng trong đời sống và trong công nghiệp. 2.2. Tổ chức dạy học tích hợp GDBVMT. Nội dung tích hợp GDBVMT trong các bài: CHƯƠNG 2: Nitơ Tên bài Bài 10: Nitơ. Nội dung BVMT Kĩ năng BVMT Nitơ chiếm 80% không Phân tích chu trình Nitơ, khí, là nguyên tố cần thiết từ đó rút racác biện pháp cung cấp cho cây trồng. giảm thiểu ô nhiễm môi trường Bài 11: Amoniac và muối Amoniac là chất hóa học Nhận biết NH3 và muối amoni. gây ô nhiễm môi trường amoni trong môi trường. không khí và môi trường Xử lí NH 3 nước. nghiệm. Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 15 sau thí K38A - SP Hóa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Bài 12: Axit nitric và muối nitrat. HNO3 là hóa chất quan Nhận biết axit nitric và trọng, đồng thời cũng là muối nitrat. chất gây ô nhiễm môi Xử lí chất thải sau khi trường. làm thí nghiệm với HNO3. Bài 14: Photpho. Photpho tồn tại trong tự Xử lí chất thải sau khi nhiên dưới dạng hợp chất làm trong quặng. thí nghiệm với Photpho. Bài 15: Axit photphoric Sự biến đổi của Photpho Xử lí chất thải sau khi và muối photphat. thành axit photphoric và làm thí nghiệm với axit muối photphat. photphoric và muối photphat. Bài 16: Phân bón hóa Phân bón hóa học và vấn Dùng phân bón đúng liều học. đề ô nhiễm MT đất, nước, lượng, khi sử dụng tuân vấn đề vệ sinh an toàn thủ các quy tắc an toàn: đeo thực phẩm. găng tay, khẩu trang,..., không sử dụng phân bón khi gần đến ngày thu hoạch rau, củ, quả,... Bài 18: Thực hành: Tính Củng cố, ôn tập tính chất Tiến hành nhận biết một chất của một số hợp chất hóa học của Nitơ, Photpho số loại phân bón hóa học Nitơ, Photpho. Phân biệt và các hợp chất của chúng. Xử lí chất thải độc hại một số loại phân bón hóa Biết cách tiến hành thí bằng nước vôi. học. nghiệm an toàn và thành công, cách xử lí chất thải sau khi làm thí nghiệm. Sinh viên: Vũ Thị Yến Hoa 16 K38A - SP Hóa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan