Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 nâng cao...

Tài liệu Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 nâng cao

.PDF
104
279
59

Mô tả:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT Trung học phổ thông THPT Giáo dục môi trường GDMT Bảo vệ môi trường BVMT Giáo viên GV Học sinh HS Công nghệ thông tin CNTT Phương pháp dạy học PPDH Dạy học dự án DHDA Nâng cao NC Phòng thí nghiệm PTN Phương trình hóa học PTHH Bảng tuần hoàn BTH Thực nghiệm TN Đối chứng ĐC Nhà xuất bản NXB Dạy học tích hợp DHTH Giáo dục GD Đào tạo ĐT Sinh viên: Vũ Khánh Duyên K37C Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 1 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2 4. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 2 5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2 7. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 2 8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 9. Cái mới của đề tài ...................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 4 1.1. Mục tiêu GDMT ở trường THPT............................................................ 4 1.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 4 1.1.2. Mục tiêu GDMT qua các bài học/ chủ đề ......................................... 4 1.1.2.1. Mục tiêu kiến thức ..................................................................... 4 1.1.2.2. Mục tiêu thái độ - tình cảm......................................................... 5 1.1.2.3. Mục tiêu kĩ năng - hành vi .......................................................... 5 1.1.2.4. Mục tiêu năng lực ....................................................................... 5 1.2. Sự cần thiết của việc GDMT trong dạy học Hóa học ở trường THPT ... 5 1.2.1. Môi trường và các chức năng chủ yếu của môi trường ................... 5 1.2.1.1. Môi trường .................................................................................. 5 1.2.1.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường ..................................... 7 1.2.2. Ô nhiễm môi trường là gì? ................................................................ 9 1.2.3. Tại sao cần tích hợp GDMT trong giảng dạy Hóa học ở THPT? .... 9 1.3. Phương thức đưa GDMT vào môn Hóa học ở trường THPT ............... 10 Sinh viên: Vũ Khánh Duyên K37C Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học 1.3.1. Tích hợp và dạy học tích hợp ......................................................... 10 1.3.1.1. Khái niệm tích hợp ................................................................... 10 1.3.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp ...................................................... 10 1.3.2. Các mức độ dạy học tích hợp ......................................................... 10 1.3.3. Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp .......................................... 13 1.4. Năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh ............................. 13 1.4.1. Khái niệm năng lực ......................................................................... 13 1.4.2. Năng lực chung ............................................................................... 13 1.4.2.1. Khái niệm (năng lực chung) ..................................................... 13 1.4.2.2. Một số năng lực chung ............................................................. 14 1.4.3. Các năng lực đặc thù để phát triển cho học sinh ............................ 14 1.5. Thực trạng việc GDMT thông qua dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay ........................................................................................................ 14 CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10 NÂNG CAO ..................................... 16 2.1. Phân tích phần Phi kim – Hóa học 10................................................... 16 2.1.1. Mục tiêu, cấu trúc nội dung phần hóa phi kim – Hóa học 10 nâng cao ............................................................................................................. 16 2.1.1.1. Mục tiêu, cấu trúc nội dung chương 5 “ Nhóm halogen”– Hóa học 10 nâng cao ..................................................................................... 16 2.1.1.2. Mục tiêu, cấu trúc nội dung chương 6 “Nhóm oxi” - Hóa học 10 nâng cao ............................................................................................ 20 2.2.Thiết kế một số chủ đề tích hợp GDMT ................................................ 24 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................... 61 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 61 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................ 61 3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm............................................................ 61 3.3.1. Lựa chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm .................................. 61 Sinh viên: Vũ Khánh Duyên K37C Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học 3.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. .............................................. 62 3.3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm..................................................... 62 3.3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................ 62 3.3.4.1. Về mặt định tính ....................................................................... 62 3.3.4.2. Về mặt định lượng. ................................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 71 PHỤ LỤC Sinh viên: Vũ Khánh Duyên K37C Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng điểm bài kiểm tra 15 phút ..................................................... 64 Bảng 3.2: Phân phối tần số, tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút ................. 65 Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút .............................. 66 Bảng 3.4: Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 15 phút ............ 66 Bảng 3.5: Bảng điểm bài kiểm tra 45 phút ..................................................... 67 Bảng 3.6: Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra 45 phút ......................................................................................................................... 67 Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 45 phút .............................. 68 Bảng 3.7: Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 45 phút ............ 68 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút ..................................... 66 Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút ..................................... 68 Sinh viên: Vũ Khánh Duyên K37C Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Môi trường sống của con người và sinh vật trên trái đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng,có nhiều nguyên nhân nhưng sâu xa và trực tiếp đều bắt nguồn từ con người. Vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ là một vấn đề cấp thiết, mang lại hiệu quả nhanh, sâu sắc và bền vững. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một trong những vấn đề trọng tâm của nền giáo dục thế giới trong nhiều năm gần đây và cũng là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Khoản 2, điều 28, luật giáo dục năm 2005 qui định: “Phương pháp giáo dục đào tạo phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hung thú cho học sinh”. Nhận thức được điều đó, Bộ GD và ĐT đã và đang có những chỉ đạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những phương pháp dạy học được đề cập tới trong đổi mới đó là phương pháp dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp giúp cho học sinh có khả năng nhận thức và vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học của nhiều môn học vào thực tiễn đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10 NÂNG CAO” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh, giúp học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và hình thành năng lực cho học sinh. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 1 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học 3. Đối tượng nghiên cứu - Các kiến thức về môi trường có liên quan đến kiến thức hóa học phần Phi kim lớp 10 nâng cao. - Học sinh lớp 10 nâng caotrường THPT. 4. Khách thể nghiên cứu Quá trình tích hợp ở trường THPT 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu, thiết kế một số chủ đề tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong dạy họcHóa học phần Phi kim10 nâng cao. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: Hóa học môi trường, phương pháp dạy học Hóa học ở trường THPT, các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài: Tìm hiểu thực trạng tích hợp GDMT trong dạy học Hóa học phần Phi kim lớp 10 nâng caoqua các tài liệu, quan sát và dự giờ. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống nội dung các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường và tìm phương pháp thích hợp cho việc giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hóa học ở trường phổ thông. - Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong dạy họcphần Phi kim lớp 10nâng cao. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng nội dung các kiến thức, phương pháp đã xây dựng và kiểm tra tính khả thi của đề tài. 7. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được một số chủ đề tích hợp GDMT và tổ chức dạy học một cách hợp lí trong dạy học Hóa học phần Phi kim 10 nâng cao thì sẽ giúp học sinh hiểu rõ vai trò của hóa học trong đời sống, trong sản xuất, ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THPT. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 2 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học 8. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu giáo trình lí luận dạy học, phương pháp dạy học hóa học, hóa học môi trường có liên quan đến đề tài, từ đó tổng thuật một số vấn đề lí luận có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc tích hợp GDMT trong dạy học phần Hóa phi kim lớp 10 nâng cao. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các chuyên gia đề hoàn thiện đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy thực nghiệm một số chủ đề đã thiết kế có tích hợp GDMT, tiến hành kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩnăng của học sinh sau mỗi giờ học bằng các bài kiểm tra, sau đó tổng hợp các số liệu và rút ra kết luận. - Phương pháp thống kê toán học: Thống kê, xử lí các số liệu thu thập được, từ đó phân tích kết quả, rút ra những kết luận cho đề tài. 9. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận về tích hợp và tích hợp GDMT trong dạy học Hóa học. - Thiết kế được 02 chủ đề tích hợp GDMT trong dạy học Hóa học phần Phi kim lớp 10 nâng cao. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 3 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Mục tiêu GDMT ở trường THPT 1.1.1. Mục tiêu chung - Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. - Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc. 1.1.2. Mục tiêu GDMT qua các bài học/ chủ đề 1.1.2.1. Mục tiêu kiến thức Học sinh hiểu về: -Khái niệm môi trường, hệ sinh thái; các thành phần môi trường, quan hệ giữa chúng. -Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững. -Dân số - môi trường. -Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả). Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 4 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học -Các biện pháp BVMT. 1.1.2.2. Mục tiêu thái độ - tình cảm - Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên. - Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa. - Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường được nảy sinh: + Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí. + Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động. + Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường. 1.1.2.3. Mục tiêu kĩ năng - hành vi -Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. -Có hành động cụ thể BVMT. -Tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. 1.1.2.4. Mục tiêu năng lực Phát triển cho HS các năng lực: + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực hợp tác + Năng lực sử dụng CNTT và TT + Vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn 1.2. Sự cần thiết của việc GDMT trong dạy học Hóa học ở trường THPT 1.2.1. Môi trường và các chức năng chủ yếu của môi trường 1.2.1.1. Môi trường[4][11] Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường 2005 sử dụng các định nghĩa: Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 5 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Môi trường sống của con người được phân thành: -Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động và thực vật, đất và nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. - Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, qui định ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên… Các dạng tài nguyên và môi trường phản ánh các mối quan hệ của con người với môi trường sống trên các mặt: + Các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. + Các mối quan hệ giữa con người với con người. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 6 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học + Các mối quan hệ giữa con người với kinh tế. + Các mối quan hệ giữa con người với các thiết chế xã hội. Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng lên con người như một tổng thể các yếu tố, trong đó các thành tố hòa quyện vào nhau tạo nên những hợp lực, những tác động tổng hợp. Điều này cần được chú ý đầy đủ trong khi phân tích các mối quan hệ giữa môi trường với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.1.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các chức năng chủ yếu sau: a. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kho tàng, bến cảng…Trung bình mỗi ngày mỗi người đều cần khoảng 4m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống. Như vậy, chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian sống của con người là Trái đất. b. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên, gồm: - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn hải sản. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 7 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học -Động và thực vật: cung cấp lương thực thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. - Không khí, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời: để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa và kết trái. - Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp… c. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào thải ra các chất thải vào tự nhiên và quay trở lại môi trường. Tại đây, các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt quá trình sinh địa hóa phức tạp. Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau: - Chức năng biến đổi lí – hóa học: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng, hấp thụ, sự tách chiết các chất thải và độc tố. - Chức năng biến đổi sinh hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nitơ và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hóa. - Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa, nitrat hóa và phản ứng nitrat hóa… d. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì, chính môi trường trái đất là nơi: - Cung cấp nguồn cho việc ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. - Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu, báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 8 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học như phản ứng sinh lí của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa… - Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mĩ để thưởng ngoạn, tôn giáo và các văn hóa khác. 1.2.2. Ô nhiễm môi trường là gì?[2][3] Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lí, hóa học, sinh học… của bất kì thành phần nào trong môi trường. Chất gây ô nhiễm chính là nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại hoặc có tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con người và sinh vật trong môi trường đó. 1.2.3. Tại sao cần tích hợp GDMT trong giảng dạy Hóa học ở THPT? Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính chất tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động thực vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm nặng như bây giờ, ô nhiễm môi trường đang là vấn đềnónghổi trên toàn cầu. Chính vì vậy việc GDMT nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng là vấn đề cần thiết, cấp bách, bắt buộc khi giảng dạy trong trường phổ thông, đặc biệt với bộ môn Hóa học thì đây là vấn đề hết sức cần thiết. Vì nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường… tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Vì vậy, GDMT cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 9 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học 1.3. Phương thức đưa GDMT vào môn Hóa học ở trường THPT GDMT là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho học sinh thông qua môn Hóa học sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng cấp học.Việc đưa kiến thức GDMT vào môn Hóa học thuận lợi và hiệu quả nhất là sử dụng phương pháp tích hợp. 1.3.1. Tích hợp và dạy học tích hợp[8][13] 1.3.1.1. Khái niệm tích hợp Tích hợp là hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. 1.3.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp Dạy học tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức GDMT làm cho chúng hòa quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất. 1.3.2. Các mức độ dạy học tích hợp[13] Dạy học tích hợp được bắt đầu với việc xác định một chủ đề cần được huy động kiến thức, kĩ năng, phương pháp của nhiều môn học để giải quyết vấn đề. Lựa chọn được một chủ đề mang tính thách thức và kích thích được người học dấn thân vào các hoạt động là điều cần thiết trong dạy học tích hợp. Có thể đưa ra 3 mức độ tích hợp trong dạy học như sau: - Lồng ghép/ liên hệ: Đó là đưa các yếu tố nội dung gắn với thực tiễn, gắn với xã hội, gắn với các môn học khác vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một môn học. Ở mức độ lồng ghép, các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, GV có thể tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhiệm với nội dung các môn học khác và thực hiện lồng ghép các kiến thức đó vào các thời điểm thích hợp. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 10 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học Dạy học tích hợp ở mức độ lồng ghép có thể thực hiện thuận lợi ở nhiều thời điểm trong tiến trình dạy học. Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu của người học sẽ có nhiều cơ hội để tổ chức dạy học lồng ghép. Có thể lấy các ví dụ như lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, bảo vệ chủ quyền biển đảo, ... vào bài học. - Vận dụng kiến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh các chủ đề, ở đó người học cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Các chủ đề khi đó được gọi là các chủ đề hội tụ. Với các môn học khác nhau, mối quan hệ giữa các môn học trong chủ đề được hình dung qua sơ đồ mạng nhện. Như vậy, nội dung các môn học vẫn được phát triên riêng rẽ để đảm bảo tính hệ thống; mặt khác, vẫn thực hiện được sự liên kết giữa các môn học khác nhau qua việc vận dụng các kiến thức liên môn trong các chủ đề hội tụ. Việc liên kết các môn học để giải quyết tình huống có ý nghĩa là các kiến thức được tích hợp ở mức độ liên môn. Có hai cách thực hiện ở mức độ này: Cách 1: Các môn học vấn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối học kì, cuối năm hoặc cuối cấp học có một phần, một chương về những vấn đề chung (của các môn khoa học tự nhiên hoặc các môn khoa học xã hội) và các thành tựu ứng dụng thực tiễn nhằm giúp học sinh xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã được lĩnh hội. Cách 2: Những ứng dụng chung cho các môn học khác nhau thực hiện ở những thời điểm đều đặn trong năm học. Nói cách khác, sẽ bố trí xen một nội dung tích hợp liên môn vào thời điểm thích hợp nhằm làm cho học sinh quen dần với việc sử dụng kiến thức của những môn học gần gũi nhau. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 11 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học Đây là trường hợp phổ biến ở trường phổ thông hiện nay khi chương trình, sách giáo khoa, giáo viên dạy có sự phân hóa khá rõ rệt giữa các môn học. - Hòa trộn: Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Ở mức độ này, tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học”, nghĩa là nội dung kiến thức trong bài học không thuộc riêng về nhiều môn học khác nhau, do đó, các nội dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ở các môn học riêng rẽ. Mức độ tích hợp này dẫn đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay nhiều môn học khác. Ở mức độ hòa trộn, giáo viên phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống thích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho nhóm môn, tạo thành các chủ đề thích hợp. Trong quá trình thiết kế, sẽ có những chủ đề, trong đó, các năng lực cần hình thành được thể hiện xuyên suốt qua toàn bộ các nội dung của chủ đề mà không phải chỉ là một nội dung nào đó của chủ đề. Các năng lực này chính là các năng lực được hình thành xuyên môn học. Ví dụ, với các môn khoa học tự nhiên, đó là năng lực thực hiện các phép đo và sử dụng công cụ đo, năng lực khoa học. Để thực hiện tích hợp ở mức độ hòa trộn, cần sự hợp tác của các giáo viên đến từ các môn học khác nhau. Để lựa chọn và xây dựng nội dung học, giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc về chương trình và đặt chương trình các môn học cạnh nhau để so sánh, để tôn trọng những đặc trưng nhằm dẫn học sinh đạt tới mục tiêu dạy học xác định, hướng tới việc phát triển năng lực. Việc phân tích mối quan hệ giữa các môn học khác nhau trong chủ đề cũng như sự phát triển các kiến thức trong cùng môn học phải đảm bảo nguyên tắc tích hợp và hợp nhất. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 12 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học 1.3.3.Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp[10] Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học Nguyên tắc 2: Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người học Nguyên tắc 3:Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững Nguyên tắc 5: Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương Nguyên tắc 6:Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành 1.4. Năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh[13] 1.4.1. Khái niệm năng lực Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 1.4.2. Năng lực chung 1.4.2.1. Khái niệm Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc. Các hoạt động giáo dục (bao gồm các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo), với khả năng khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực chung của học sinh. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 13 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học 1.4.2.2. Một số năng lực chung Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, các năng lực chung cần phát triển cho học sinh gồm có 8 năng lực sau: - Năng lực tự học; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; - Năng lực thể chất; - Năng lực thẩm mỹ; - Năng lực tính toán; - Năng lực hợp tác; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 1.4.3. Các năng lực đặc thù để phát triển cho học sinh Các năng lực đặc thù để phát triển cho học sinh bao gồm: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; - Năng lực tính toán hóa học; - Năng lực thực hành hóa học; - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học; - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn; 1.5. Thực trạng việc GDMT thông qua dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là GDMT thông qua dạy học môn Hóa học chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môitrường vì thế chưa hình thành rõ nét trong học sinh và thậm chí cả ở một số giáo viên. Thực trạng hiện nay cho thấy, rất nhiều học sinh giỏi về lí thuyết nhưng khi giáo viên đưa ra các bài tập thực tiễn có liên quan đến môi trường và yêu Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 14 K37C- Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Hóa học cầu giải thì phần lớn trong số các em này lại chưa biết diễn đạt, chưa biết vận dụng kiến thức của mình vào từng tình huống cụ thể để hoàn thành bài tập. Nhiều giáo viên khi được hỏi đã rất hứng thú với việc tích hợp GDMT cho học sinh nhưng lại ngại dạy, ngại tìm tòi, ngại sưu tầm do không có thời gian. Chính những điều trên đã đẩy nền Giáo dục của chúng ta thời gian qua có những sản phẩm con người giỏi lí thuyết nhưng lại không năng động, sáng tạo trong thực tiễn, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. Sinh viên: Vũ Khánh Duyên 15 K37C- Hóa học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan