Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh loạn thần...

Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại bệnh viện tâm thần tỉnh nam định năm 2022

.PDF
48
1
121

Mô tả:

iv NGUYỄN ĐỨC TRÍ BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN ĐỨC TRÍ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LOẠN THẦN DO RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 NAM ĐỊNH - 2022 v BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN ĐỨC TRÍ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LOẠN THẦN DO RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Tâm thần BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. Đỗ Thị Thu Hiền NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Tâm thần kinh trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện cho em được học tập tại trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định để em được rèn luyện, phấn đấu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Bệnh viện Tâm Thần tỉnh Nam Định, lãnh đạo các khoa, phòng cùng toàn thể các bác sỹ và điều dưỡng nơi tôi công tác và làm việc đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin gửi đến cô giáo Đỗ Thị Thu Hiền – Giảng viên bộ môn Tâm Thần Kinh trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất. Người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp tài liệu và những kiến thức quý báu giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thiện chuyên đề này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn đồng hành, ủng hộ, động viên tôi. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng Học viên Nguyễn Đức Trí năm 2022 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi. Những thông tin trong chuyên đề nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nam Định, ngày tháng Người cam đoan Nguyễn Đức Trí năm 2022 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 1 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1 ....................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 15 Chương 2 ..................................................................................................... 19 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................................ 19 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định ............................. 19 2.2. Thực trạng người bệnh loạn thần do rượu điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định (Từ tháng 4/2022 - 6/2022 với n = 58) ............. 20 Chương 3 ..................................................................................................... 28 BÀN LUẬN ................................................................................................. 28 3.1. Thực trạng kết quả chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu .............. 28 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định ....................................... 30 KẾT LUẬN.................................................................................................. 34 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 37 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần Diagnostig and stantical Manual of Mental Disorder DSM (Sách hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần) International Classification of Diseases and Related ICD Health (Bảng phân loại bệnh quốc tế) LTDR NB WHO Loạn thần do rượu Người bệnh World Health Organization iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của người bệnh loạn thần do rượu 24 Bảng 2: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 25 Bảng 3: Dùng thuốc cho người bệnh 25 Bảng 4: Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh 26 Bảng 5: Thực hiện liệu pháp tâm lý và PHCN cho người bệnh 26 Bảng 6: Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB 27 Bảng 7: Các chăm sóc khác 27 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Bảng Trang Biểu đồ 1: Nhóm tuổi 21 Biểu đồ 2: Nơi cư trú 21 Biểu đồ 3 : Trình độ học vấn 22 Biểu đồ 4: Nghề nghiệp 22 Biểu đồ 5: Tình trạng hôn nhân 23 Biểu đồ 6. Thời gian người bệnh uống rượu 23 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng rượu là một thói quen đã trở thành tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu đúng cách và hợp lý có nhiều tác dụng tốt cả về cơ thể và tâm lý đối với con người. Sử dụng rượu không đúng cách hay còn gọi lạm dụng rượu lại gây ra nhiều hậu quả khôn lường, có thể dẫn đến nhiều tác hại cả về thể chất, tâm thần và xã hội. [20] Lạm dụng rượu dẫn đến nghiện rượu đã ăn mòn sức khỏe và nhân cách, gây ra nhiều tác hại. Một trong những biểu hiện có liên quan chặt chẽ đến quá trình nghiện rượu, đồng thời đây cũng là hậu quả, tác hại của rượu đó chính là loạn thần do rượu. Loạn thần do rượu bao gồm tất cả các rối loạn tâm thần có hoang tưởng, ảo giác do rượu gây ra. Các rối loạn này bao gồm ảo giác do rượu, hoang tưởng do rượu, hội chứng cai rượu có hoang tưởng, ảo giác, sảng rượu và bệnh não thực tổn do rượu. [12] Ở nước ta trong những năm gần đây càng ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp loạn thần do rượu phải vào điều trị tại các cơ sở bệnh viện tâm thần. Bệnh lý do rượu gây ra chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Trước đây chỉ chiếm 0,31% số người bệnh nằm viện năm 1990 thì đến năm 1994 các bệnh lý tâm thần do rượu đã lên đến 6,99%, tăng hơn 22 lần. [1] Tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định hàng năm người bệnh loạn thần do rượu đến điều trị nội trú chiếm tỷ lệ khoảng hơn 10% tổng số người bệnh tâm thần điều trị nội trú. Điều dưỡng là những người theo dõi, chăm sóc người bệnh trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện. Việc theo dõi, chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu và các bệnh kèm theo do hậu quả của rượu để đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp là rất quan trọng, giúp người bệnh sớm đỡ, giảm các hậu quả của rượu và đề phòng 2 các biến chứng có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, đồng thời góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và nền kinh tế xã hội. Với lý do trên, tôi thực hiện nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định năm 2022” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lạm dụng rượu a) Khái niệm Rượu là một chất tác động tâm thần, uống rượu ở mức độ vừa phải đem lại cho người uống cảm giác sảng khoái vui vẻ, hoạt bát trong giao tiếp… Nhưng uống ở những liều lớn hơn người uống dễ lâm vào trạng thái say rượu không còn làm chủ được bản thân, thậm chí có thể hôn mê, ngộ độc cấp do rượu. Những người uống rượu thường xuyên với mục đích tiêu khiển, che đậy những khiếm khuyết của bản thân, quên đi những vướng mắc trong cuộc sống được coi là lạm dụng rượu. Từ lạm dụng rượu dẫn đến đến phụ thuộc rượu và nghiện rượu có ranh giới rất mỏng manh.[15] Lạm dụng rượu là: Sử dụng gây hại cho sức khoẻ, tâm thần và cơ thể con người; nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng về cơ thể và tâm thần (Theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10: ICD-10 của Tổ chức Y tế thế giới). [18] Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Văn Cường (2008-2009), Tỷ lệ lạm dụng rượu chiếm tỷ lệ 5,3% dân số vào năm 2000 và 4.52% dân số năm 2008. [7] b) Tiêu chuẩn lạm dụng rượu theo DSM – IV (1994) [11] Theo Hội tâm thần học Mỹ trong tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, thống kê (DSM-IV,1994) tiêu chuẩn lạm dụng rượu ghi nhận như sau: - Hình thức sử dụng rượu không tương thích gây ra một sự biến đổi về chức năng, hoặc một sự chịu đựng có ý nghĩa lâm sàng, đặc trưng bằng sự có mặt của ít nhất một trong những biểu hiện sau trong vòng một năm. + Sử dụng nhắc lại rượu dẫn đến làm mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu trong công việc, ở nhà hoặc ở trường. + Sử dụng nhắc lại rượu trong những tình huống gây hại về thể chất. 4 + Lập lại những vấn đề về tư pháp liên quan đến việc sử dụng rượu (Ví dụ: Bị bắt giữ về những hành vi không bình thường do uống rượu). + Sử dụng rượu mặc dù biết có những vấn đề dai dẳng hoặc tái diễn giữa các cá nhân hoặc xã hội xảy ra hoặc kịch phát lên do những tác dụng của rượu. + Không có biểu hiện của sự phụ thuộc rượu. 1.1.2. Nghiện rượu 1.1.2.1. Khái niệm nghiện rượu Theo nghiên cứu của Bùi Quang Huy (2010) lạm dụng rượu lâu ngày thường đưa đến chứng nghiện rượu. [15] Theo Tổ chức Y tế thế giới, nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn, đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, gây rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và sức khỏe. Năm 1951, Pouqyet định nghĩa: Nghiện rượu là khi một cá nhân đã sử dụng rượu mà bị mất tự do vì rượu. Năm 1994, Hardy P và Keureis O định nghĩa nghiện rượu như sau: - Về mặt số lượng: Nghiện rượu là sử dụng hàng ngày vượt quá 1ml cho 1kg cân nặng hoặc 3/4 lít rượu vang 10% cồn cho một người đàn ông nặng 70kg. - Về mặt xã hội: Nghiện rượu là tất cả những hình thái uống rượu vượt quá việc sử dụng thông thường và truyền thống. 1.1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10 Một người được coi là đã nghiện rượu khi có 3 trong 6 biểu hiện sau trở lên và biểu hiện trong vòng 1 năm trở lại đây [18]. - Thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu. - Khó khăn kiểm tra về thời gian bắt đầu uống và kết thúc uống cũng như mức độ uống hàng ngày. - Khi ngừng uống rượu thì xuất hiện trạng thái cai. 5 - Có bằng chứng về số lượng uống ngày càng gia tăng (khả năng dung nạp). - Sao nhãng những thú vui trước đây, dành nhiều thời gian để tìm kiếm rượu, uống rượu. - Vẫn tiếp tục uống mặc dù đã hiểu rõ tác hại của rượu gây ra về cả cơ thể và tâm thần. 1.1.3. Tác hại của rượu * Tác hại về cơ thể Rượu tác động đến các cơ quan gây ra các tác dụng khác nhau, cụ thể như: - Trên hệ thần kinh: tác dụng của rượu phụ thuộc vào nồng độ của nó trong máu. Nồng độ rượu thấp (50mg/100ml) có tác dụng an dịu và giải lo âu. Nồng độ cao (150-200mg/100ml) gây mất điều hòa, mất ức chế, rối loạn hành vi; nếu nồng độ quá cao gây hôn mê (300-400mg/100ml) ức chế hô hấp và tử vong (trên 400mg/100ml). - Trên hệ tiêu hóa: rượu dưới 20 độ cồn có tác dụng làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, tăng khả năng hấp thu của niêm mạc ruột. Nồng độ rượu từ 40 độ trở lên gây phá hủy lớp niêm mạc của dạ dày, ruột, gây co thắt dạ dày và gây nôn. - Trên cơ trơn: rượu liều nhỏ gây giãn cơ trơn, dãn mạch máu và tăng tưới máu, tăng thân nhiệt; ngược lại nồng độ rượu cao gây ức chế trung tâm vận mạch, gây co mạch và giảm thân nhiệt. * Các rối loạn tâm thần Thay đổi các phản ứng cảm xúc: Rối loạn khí sắc, khoái cảm chiếm ưu thế, khoan khoái dễ chịu, nói năng huyên thuyên, khoác lác, hay đùa cợt, xàm xỡ, cáu gắt, công kích dọa nạt, chửi bới tấn công người khác. Trạng thái khí sắc này trong một ngày có thể thay đổi từ vui nhộn, khoan khoái với những câu bông đùa vô duyên, quá xàm sỡ chuyển sang quấy rầy, nổi khùng, cau có, gây gổ, độc ác hoặc 6 có thể buồn rầu, đầy những sợ hãi, lo lắng, mơ hồ, về đêm thường thấy những mộng mị rời rạc, ngắn ngủi hoặc những cơn rối loạn ảo giác lẻ tẻ, thường là ảo thị như nhìn thấy rắn rết, sâu bọ... đang rượt đuổi theo người bệnh khiến người bệnh có biểu hiện cảm xúc hốt hoảng sợ hãi, la hét. Trí tuệ, trí nhớ, khả năng sáng tạo, sáng kiến đều giảm, tư duy trở nên cùn mòn, người bệnh đi dần vào tình trạng sa sút tâm thần. Ghen tuông bệnh lý. Ý tưởng và hành vi tự sát. Biến đổi nhân cách. * Với gia đình Người bệnh ngày càng trở nên ích kỷ, mất đi những thích thú cũ, lãnh đạm hoàn toàn với người thân, đòi hỏi có tính chất vị kỷ thô bạo, đặc biệt trong quan hệ với người thân. Giảm sút tình cảm đạo đức, không quan tâm đến gia đình, tiêu xài tất cả tiền lương vào rượu suốt ngày chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để có rượu uống. Người bệnh không cảm thấy xấu hổ vì đã phải ăn bám gia đình, vợ con, hơn nữa người bệnh cũng chẳng ân hận khi lấy cắp tiền của người thân để uống rượu, thậm chí còn bán cả những vật dùng cần thiết của mình cũng như của vợ con. Cuộc sống tạm bợ, bê tha, hoàn toàn không nghĩ gì đến ngày mai. Người bệnh hay nói dối, cuộc sống buông thả, dễ mắc nợ, bịa ra đủ mọi thứ để vòi tiền. Nợ nần thường không trả, để cho người thân phải trả. Những cá tính tinh tế bị mất đi, do giảm khả năng nắm bắt thực tại và ứng xử các tình huống xảy ra, thiếu lịch sự và hành động quá khích. Khả năng phê phán giảm rõ rệt đặc biệt đối với địa vị của mình và quan hệ của gia đình mình. Phủ nhận là mình đã dùng rượu quá mức. Đôi khi người bệnh hứa bỏ rượu một cách dễ dàng, cam đoan rằng điều đó đối với họ chẳng khó khăn gì, song thực tế không đủ ý chí để từ chối những lời hẹn hò của các bạn rượu, 7 người nghiện đứng ngồi không yên, bồn chồn đi tới, đi lui chờ mong tín hiệu của bạn rượu để được đến điểm hẹn uống rượu. Người bệnh chẳng những không từ chối mà còn vui sướng nhận những lời mời rượu của bạn rượu. Những biến đổi như trên ngày càng làm suy giảm các tập tính tốt. * Với công việc Người bệnh nghỉ việc thường xuyên, năng suất công tác giảm sút làm cho người bệnh sớm bị buộc thôi việc. Công việc thường bị gián đoạn, tiền lương kiếm được ngày càng giảm sút, mặc dù người bệnh rất muốn kiếm được nhiều tiền để uống rượu. * Với xã hội Địa vị xã hội của người bệnh dần dần bị hạ thấp, mối quan hệ xã hội bị thu hẹp dần, người bệnh mất dần những bạn bè thân thích, đặc biệt những người bạn tốt muốn gần gũi khuyên can người bệnh từ bỏ rượu, chỉ còn những bạn rượu chia sẻ thú uống rượu nhất thời. Phẩm chất xã hội thoái hóa dần, thường vi phạm pháp luật. 1.1.4. Loạn thần do rượu 1.1.4.1. Khái niệm loạn thần do rượu Thuật ngữ loạn thần do rượu được xác định bởi loạn thần xuất hiện và phát triển do hậu quả tác dụng trực tiếp của rượu lên não. Loạn thần phát triển chủ yếu do nhiễm độc rượu lâu dài gây tổn thương các cơ quan nội tạng và rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Loạn thần xuất hiện không những do ngộ độc rượu khi nồng độ rượu cao trong cơ thể mà ngay cả khi lượng rượu trong máu không có hoặc có rất thấp (Wictor M., 1953). Nghiên cứu của Trần Đình Xiêm cho thấy loạn thần do rượu là tình trạng rối loạn tâm thần liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng rượu, biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác.[22] 8 Nghiên cứu của Võ Văn Bản (1994) nhận thấy loạn thần do rượu là tình trạng rối loạn tâm thần biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác… Hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng bị hại, ảo thị, ảo giác xúc giác là các triệu chứng thường gặp và là đặc trưng của loạn thần do rượu. [1] Phân loại bệnh quốc tế theo ICD-10, loạn thần do rượu gồm: [18] F10.4 Hội chứng cai rượu với mê sảng (Sảng rượu) F10.40 Sảng rượu không co giật. F10.41 Sảng rượu có co giật F10.50 Rối loạn loạn thần (RLLT) do rượu giống phân liệt F10.51 RLLT do rượu, hoang tuởng chiếm ưu thế F10.52 RLLT do rượu, ảo giác (AG) chiếm ưu thế F10.53 RLLT do rượu, chủ yếu đa dạng F10.54 RLLT do rượu, các triệu chứng trầm cảm chiếm ưu thế F10.55 RLLT do rượu, các triệu chứng hưng cảm chiếm ưu thế F10.56 RLLT do rượu, trạng thái hỗn hợp F10.7 Trạng thái loạn thần di chứng và khởi phát muộn do rượu. F10.8: Các RLTT và hành vi khác do rượu. F10.9: RLTT và hành vi không biệt định do rượu. 1.1.4.2. Dịch tễ học Ở nước ta, trong những năm gần đây ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp loạn thần do rượu phải vào điều trị tại các bệnh viện tâm thần ở các tỉnh, thành phố và Viện sức khỏe tâm thần. Bệnh lý do rượu đã chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trước đây chỉ chiếm 0,31% số người bệnh nằm viện năm 1990; thì năm 1994 các bệnh lý tâm thần do rượu đã lên tới 6,99%, tăng gấp hơn 22 lần. [1] Tại Bệnh viện Tâm tỉnh thần Yên Bái giai đoạn 2013-2017, tỷ lệ người bệnh rối loạn tâm thần do rượu nhập viện trên tổng số người bệnh điều trị nội trú là 8.4%.[16] 9 Tại bệnh viện Tâm thần tỉnh bến tre giai đoạn 2010 đến 2017 tỷ lệ người bệnh rối loạn tâm thần do rượu điều trị nội trú là 14.9%.[9] Thống kê tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định từ năm 2012 đến năm 2021 tổn số người bệnh rối loạn tâm thần do rượu trên tổng số người bệnh điều trị nội trú là 1743/18722 chiếm tỷ lệ 9.3% trong đó tỷ lệ này cũng tăng dần theo thời gian. Năm 2012 có 117/1907 chiếm tỷ lệ 0.61% thì năm 2021 năm là 235/2084 chiếm tỷ lệ 11.3%. Riêng 6 tháng đầu năm 2022 là 143/1099 chiếm tỷ lệ 13% tổng số người bệnh nội trú. 1.1.4.3. Chẩn đoán Loạn thần do rượu là trạng thái loạn thần liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng rượu, biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác… Các biểu hiện rối loạn tâm thần thường mất đi sau 1-6 tháng ngừng sử dụng rượu. [5] a) Sảng rượu (sảng run) Sảng rượu là một trạng thái loạn thần cấp tính và trầm trọng, thường xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính, khi cơ thể bị suy yếu hay vì một bệnh lý nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương…). Sảng rượu cũng có thể xuất hiện sau khi cai rượu tương đối, tuyệt đối hoặc sau khi sử dụng số lượng lớn. Lâm sàng: - Giai đoạn khởi phát: Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ. Trong giai đoạn này chủ yếu mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thần kinh thực vật. Thay đổi cảm xúc: hoảng hốt, lo âu. Bệnh tiến triển nặng dần, nhất là về chiều tối, có thể có ảo tưởng thị giác, hồi ức… - Giai đoạn toàn phát: Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn; Các ảo tưởng và ảo giác sinh động, triệu chứng run nặng. Thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ… 10 Rối loạn năng lực định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh có thể lệch lạc. Mức độ mù mờ ý thức thường nặng lên về chiều tối. Các ảo giác như: ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác… Hoang tưởng cũng rất thường gặp và thường là các hoang tưởng cảm thụ. Có thể có kích động, rối loạn giấc ngủ… Các rối loạn toàn thân rõ rệt: run chân tay; run lưỡi; vã mồ hôi, sốt nhẹ… Các triệu chứng kéo dài thường không quá 1 tuần. Chẩn đoán phân biệt. Mê sảng không do rượu; sa sút trí tuệ; tâm thần phân liệt b) Ảo giác do rượu. Ảo giác do rượu là trạng thái loạn thần do nghiện rượu. Thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính sau 10 năm. Hình ảnh lâm sàng nổi bật là các loại ảo giác, thường là những ảo giác thật, có thể có nhiều ảo giác trên một người bệnh, bao gồm: ảo thính, ảo thị, ảo giác xúc giác… - Ảo thính: thường là ảo thính thật, nghe thấy nhiều tiếng nói bàn bạc thảo luận, doạ nạt, chửi rủa, nhạo báng người bệnh. Có thể thấy biểu hiện lo âu, lo lắng chờ đợi một điều gì đó đang đến với người bệnh. Nội dung của ảo giác chi phối hành vi của người bệnh. Đặc biệt chú ý đến các ảo thanh ra lệnh, rất nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh và những người xung quanh. Họ có thể phá phách, đốt nhà, giết người… Khi ảo thính hết hẳn thì người bệnh có thể phê phán được trạng thái loạn thần đã qua. - Ảo thị: ít gặp hơn ảo thanh, nội dung thường phù hợp với ảo thanh và hoang tưởng đi kèm. Thường gặp nhất là ảo thị thô sơ. - Ảo giác xúc giác: ít gặp hơn ảo thính và ảo thị, thường xuất hiện cùng với ảo thị. Người bệnh cảm thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gặm nhấm chân tay mình gây cảm giác khó chịu. Đôi khi người bệnh cảm thấy như có mạng 11 nhện bám trên da nên họ có hành động lấy tay phủi đi hoặc cảm giác những vật lạ trong miệng và họng. c) Hoang tưởng do rượu. Hoang tưởng do rượu là một hội chứng hay một thể bệnh của loạn thần do rượu. Hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị hại là những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của hoang tưởng do rượu. Hoang tưởng ghen tuông: - Lúc đầu hoang tưởng ghen tuông chỉ xuất hiện trong trạng thái say, về sau trở thành thường xuyên và có nội dung vô lý. Từ chỗ nghi ngờ đi đến khẳng định vợ mình không chung thuỷ. Người bệnh theo dõi vợ mình, chú ý từ những điều nhỏ nhặt, đánh đập vợ… - Hoang tưởng ghen tuông có thể kèm theo các ý tưởng bị theo dõi, bị đầu độc. Hoang tưởng bị hại: Hoang tưởng bị hại có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông. Nội dung của hoang tưởng chi phối hành vi và tính cách của người bệnh và thường họ có hành vi mang tính chất xung động. Ngoài ra, ở người bệnh loạn thần do rượu còn thấy một số hoang tưởng khác như hoang tưởng liên hệ, tự cao, nghi bệnh… nhưng với tỷ lệ thấp. Hoang tưởng và ảo giác đôi khi cùng phối hợp với nhau trong một bệnh cảch lâm sàng của loạn thần do rượu. d) Trầm cảm do rượu Bệnh cảnh thường không điển hình, giảm khí sắc ít gặp, khí sắc không ổn định, buồn bực, cáu kỉnh, công kích, mệt mỏi, mất sinh lực, mất quan tâm thích thú, giảm hoạt động. Mất ngủ và ác mộng cũng là triệu chứng rất thường gặp Tiêu chuẩn chẩn đoán: 12 Khởi phát các triệu chứng trầm cảm xảy ra trong vòng hai tuần có sử dụng rượu. Các triệu chứng trầm cảm tồn tại hơn 48 tiếng, không vượt quá 6 tháng. Chẩn đoán phân biệt: trầm cảm có trước khi lạm dụng hoặc nghiện rượu. e) Hội chứng quên do rượu (Loạn thần Korsakov) - Đây là một trong các thể bệnh não thực tổn mạn tính do rượu. Hội chứng mất nhớ và viêm đa dây thần kinh là dấu hiệu chủ yếu của bệnh. Mất nhớ hoàn toàn hoặc một phần, người bệnh không thể ghi nhận được các thông tin mới. Khi trả lời câu hỏi người bệnh bịa ra những sự kiện thay thế cho sự khuyết hổng trí nhớ. - Bệnh loạn thần Korsakov xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh nghiện rượu. Chẩn đoán phân biệt: hội chứng quên thực tổn không do rượu, hội chứng thực tổn khác dẫn đến suy giảm trí nhớ rõ rệt, rối loạn trầm cảm. 1.1.4.4. Điều trị loạn thần do rượu a) Nguyên tắc điều trị - Điều trị tích cực toàn diện và lâu dài - Điều trị kết hợp bằng hóa dược và tâm lý, phục hồi chức năng tại cộng đồng: - Điều trị bằng hóa dược: - Hội chứng cai rượu (bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao, thuốc bình thần, an thần kinh) - Loạn thần do rượu (thuốc an thần kinh, bình thần, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao) - Trầm cảm do rượu (thuốc chống trầm cảm, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao) * Liệu pháp tâm lý:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng