Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác t...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt tại xã tả phời thành phố lào cai tỉnh lào cai

.PDF
61
59
125

Mô tả:

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- ĐỖ KHÁNH LINH Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ TẢ PHỜI, THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Khoa học môi trƣờng : Môi trƣờng : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- ĐỖ KHÁNH LINH Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ TẢ PHỜI, THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa học Giảng viên hƣớng dẫn : Chính quy : Khoa học môi trƣờng : 43KHMT - N03 : Môi trƣờng : 2011 - 2015 : TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài:“Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”. Em xin chân thành cảm ơn khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài báo cáo này. Xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Hải và các thầy cô đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn UBND và người dân xã Tả Phời đã giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu tại thực địa. Do lần đầu làm đề tài nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 24 tháng 03 năm 2015 Sinh Viên Đỗ Khánh Linh ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước .................................10 Bảng 2.2. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước .........12 Bảng 4.1. Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại RTSH chia theo nhóm tuổi (N = 70) ....................................................................................................25 Bảng 4.2. Đánh giá phân loại rác ..............................................................................26 Bảng 4.3. Số hộ dân phân loại RTSH hàng ngày trước khi xử lý .............................27 Bảng 4.4. Số hộ biết cách phân loại RTSH (N=60) ..................................................29 Bảng 4.5. Người thường xuyên phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trong gia đình (N=60) ......................................................................................................29 Bảng 4.6. Cách thức xử lý RTSH của các hộ gia đình..............................................32 Bảng 4.7. Chính quyền địa phương xử lý rác sau thu gom bằng cách......................33 Bảng 4.8. Nguyên nhân bỏ rác và đổ rác không đúng nơi quy định .........................34 Bảng 4.9. Tìm hiểu các chương trình BVMT qua các nguồn ( N=60) .....................34 Bảng 4.10. Phản ứng khi thấy người khác xả bỏ rác bừa bãi (N=60) .......................35 Bảng 4.11. Tổ chức các cuộc vận động BVMT ........................................................37 Bảng 4.12. Mức độ tố chức chương trình giữ gìn vệ sinh môi trường .....................38 Bảng 4.13. Mức độ tham gia các chương trình về môi trường của người dân .........39 iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH CTSH : Chất thải sinh hoạt BVMT : Bảo vệ môi trường BKHCNMT : Bộ khoa học công nghệ Môi trường BXD : Bộ xây dựng NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ ONMT : Ô nhiễm môi trường QLCT : Quản lý chất thải QLCTR : Quản lý chất thải rắn QLRT : Quản lý rác thải TTg-CP : Thủ tướng - Chính phủ TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2 1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................4 2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................7 2.3. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................8 2.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH trên thế giới ...................................................8 2.3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH ở Việt Nam .................................................12 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................15 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................15 3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................15 3.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của xã Tả Phời ......................15 3.3.2. Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH của người dân tại xã Tả Phời .................................................................................................................15 v 3.3.3. Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH ...............................................................................................................15 3.3.4. Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân phân loại, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ...............................................................15 3.3.5. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và nâng cao nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu ..............................................................15 3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................16 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................16 3.4.2. Phương pháp kế thừa.......................................................................................16 3.4.3. Phương pháp điều tra xã hội học .....................................................................16 3.4.4. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................................16 3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu ...........................................16 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 17 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tả Phời ...........................17 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................17 4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................17 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo .........................................................................................17 4.1.1.3. Khí hậu .........................................................................................................17 4.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước .................................................................................18 4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................18 4.1.1.6. Đặc điểm cảnh quan môi trường ..................................................................19 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................20 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .....................................20 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế .......................................................20 4.1.2.3. Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm .........................................21 4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn ..............................21 4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật................................................22 4.1.2.6. Những thuận lợi và khó khăn của xã Tả Phời ..............................................23 vi 4.2. Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH của người dân tại xã Tả Phời ................................................................................................................24 4.2.1. Thực trạng việc phân loại, thu gom RTSH của người dân xã Tả Phời ...........24 4.2.2. Thực trạng việc xử lý RTSH tại xã Tả phời ....................................................31 4.3. Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH ....33 4.4. Vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn và quản lý người dân phân loại, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ...............................................................36 4.4.1. Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý ............................36 4.4.2. Các chương trình vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương ......................................................................................................37 4.4.3. Sự tham gia của người dân xã Tả Phời trong các chương trình, hoạt động BVMT của chính quyền địa phương .........................................................................38 4.5. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và nâng cao nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu ..............................................................39 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 41 5.1. Kết luận ..............................................................................................................41 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 6.384km2 và dân số là 648.270 người. Hiện nay, 8 huyện và thành phố Lào Cai đang được xây dựng, đầu tư và phát triển mạnh mẽ nhưng chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh môi trường, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Để thực hiện chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng BVMT thì hiện nay vấn đề quản lý và xử lý chất thải tại tỉnh Lào Cai đã và đang được chính quyền tỉnh, các cơ quan chức năng quan tâm. Mặc dù đã được tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người, thế nhưng công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này thể hiện sự yếu kém trong công tác QLCTR nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng của tỉnh Lào Cai. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải sinh hoạt trước thực tế còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý này, và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường ĐHNL Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải, em tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của n dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”. 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài Đề tài tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu nhận thức và thái độ của người dân trong vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, trên cơ sở đó làm rõ vai trò của các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông trong việc quản lý môi trường. Đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức từ đó góp phần thay đổi hành vi của người dân. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Tìm hiểu thái độ nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. - Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân. - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải của người dân. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở xã Tả Phời. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Học được các phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề theo cách hiểu. - Thông qua các khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin về nhận thức và thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lí luận và phương pháp luận về nhận thức, thái độ và hành vi trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác của người dân đối với môi trường. - Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội để em được thực tập và hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu xã hội học. Đề tài này cho thấy rõ thái độ, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đề xuất một số kiến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhân thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể. Đánh giá thực trạng nhận thức của người dân về vấn đề rác thải sinh hoạt. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học - Khái niệm về môi trƣờng Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Khái niệm nhận thức Theo từ điển Tiếng Việt Phổ Thông, viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM + (Danh từ) Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. + (Động từ) Nhận ra và biết được. Theo sách tâm lý đại cương, Khoa Giáo dục học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Nhận thức: nhờ hoạt động nhận thức mà con người phản ánh hiện thực xung quanh ta và các hiện thực của bản thân ta, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ tình cảm và hành động. Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp. - Khái niệm về thái độ: + Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của người nói đối với người hoặc việc. + Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình. - Khái niệm về ý thức: + Là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy. + Sự nhận thức trực tiếp, nhất thời về hoạt động tâm lý của bản thân mình, sự hiểu biết trực tiếp về những việc bản thân mình làm. 5 + Sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có. - Khái niệm về hành vi: Toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh nhất định. - Ô nhiễm môi trƣờng: “ Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. - Ô nhiễm không khí: “Ô nhiễm không khí là sự mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”. - Ô nhiễm môi trƣờng đất: “Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm”. Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:  Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.  Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.  Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. - Ô nhiễm nƣớc: Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. 6 Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: Ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. - Rác thải: Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Có nhiều loại rác thải khác nhau và có nhiều cách phân loại rác thải khác nhau.  Rác thải công nghiệp: Tất cả các loại vật liệu, hóa chất, đồ vật được tạo thành không theo ý muốn trong các quá trình sản xuất công nghiệp. Rác thải công nghiệp có thể ở dạng rắn, lỏng, quánh, các loại chất thải nguy hại.  Rác thải sinh hoạt: Tất cả các loại chất, vật liệu, đồ vật được tạo ra không theo ý muốn từ các hoạt động xống của con người như ăn, ở, vui chơi, giải trí, các loại vật liệu dùng làm túi bao gói...  Rác thải bệnh viện: Tất cả các loại rác thải được tạo ra trong các quá trình chuẩn đoán, chữa trị và tiêm chủng miễn dịch cho người và động vật như: các loại hộp, kim tiêm, gạc, bông, vật liệu bao gói và các loại mô động vật... Rác thải bệnh viện thường ở dạng rắn.  Rác thải phóng xạ: Các loại chất phóng xạ được tạo ra trong các nhà máy điện nguyên tử, các quá trình có liên quan đến năng lượng nguyên tử mà con người không thể kiểm soát được. Chất thải phóng xạ rất nguy hiểm do đặc tính tự phân rã và khó kiểm soát được của chúng cũng như những ảnh hưởng rất có hại của chúng đối với sức khỏe người và vật. - Tiêu chuẩn môi trƣờng: “Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường” TCMT là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý BVMT. 7 - Quản lý môi trƣờng: “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia”. - Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. - Chất thải: Là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải cua các phương tiện tham gia giao thông, chất thải là các kim loại hóa chất từ vật liệu khác. - Quản lý rác thải sinh hoạt: Là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý rác thải sinh hoạt thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Thu gom rác thải: Là hoạt động tập hợp, phân loại, lưu trữ tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom và cơ sở được cơ quan thẩm quyền chấp thuận. - Xử lý rác thải: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác thải, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải. 2.2. Cơ sở pháp lý - Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật Bảo vệ môi trường, 2014 ban hành ngày 23/01/2014 có hiệu lực ngày 1/1/2015. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014. - Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật Bảo vệ môi trường. 8 - Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006. - Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng chính phủ về thu gom và quản lý chất thải rắn có ghi: “khuyến khích 100% đô thị thực hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo môi trường và an ninh môi trường”. - Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí Bảo vệ môi trường đối với chất thải. - Nghị định 04/2007/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003. - Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí Bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. - Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 9/7/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 về hướng dẫn các quy định Bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn. - Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - TCVN 6696-2000 Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường. - Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND tỉnh về việc ban hành quy chế Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Quy chế BVMT trên địa bàn tỉnh Lào Cai ( ban hành kèm theo quyết đinh số 29/2010/QĐ-UBND ngày 19/09/2010 của UBND tỉnh Lào Cai). 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH trên thế giới Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006)[13], mức đô thị hóa cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau: Canada là 9 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6kg/người/ngày; Thạy Sỹ là 1,3kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3kg/người/ngày. Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ xử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8kg/người/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,5kg/người/ngày. Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thường rất thiếu thốn. Khoảng 30-60% rác thải đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB,2004), tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày; Singapore, Hông Koong là 0,810kg/người/ngày. - Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải rất hiệu quả: California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau như: Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.[18]. 10 Bảng 2.1. Lƣợng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nƣớc Tên nƣớc Dân số đô thị LPSCTRĐT hiện nay hiện nay (% tổng (kg/ngƣời/ngày) số) Nƣớc thu nhập thấp 15.92 0.40 Nepal 13.70 0.50 Bangladesh 18.30 0.49 Việt Nam 20.80 0.55 Ấn Độ 26.80 0.46 Nƣớc thu nhập trung bình 40.80 0.79 Indonesia 35.40 0.76 Philippines 54.00 0.52 Thái Lan 20.00 1.10 Malaysia 53.70 0.81 Nƣớc có thu nhập cao 86.3 1.39 Hàn Quốc 81.30 1.59 Singapore 100.00 1.10 Nhật Bản 77.60 1.47 (Nguồn: Bộ môn Sức khỏe Môi trường, 2006)[2] Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại... đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.[3] 11 Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn. Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg/rác/ngày. Hầu như thành phần các loại rác thải trên nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh vật thực phẩm chỉ chiếm tới 10.4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy RTSH các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỷ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%).[13] Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu thành phần. Theo đó đã có quyết định các cách xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này. Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền để cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để tiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý RTSH từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học và công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà 12 phải trả giá phí 17đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 17đôla Singapore/tháng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới thiệu ở bảng sau: Bảng 2.2. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phƣơng pháp khác nhau ở một số nƣớc (ĐVT:%) Nƣớc STT Tái chế Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt 1 Canada 10 2 80 8 2 Đan Mạch 19 4 29 48 3 Phần Lan 15 0 83 2 4 Pháp 3 1 54 42 5 Đức 16 2 46 36 6 Ý 3 3 74 20 7 Thụy Điển 16 34 47 3 8 Thụy Sĩ 22 2 17 59 9 Mỹ 15 2 67 16 (Nguồn: Đỗ Thị Lan và cs,2007)[12] 2.3.2. Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH ở Việt Nam Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 - 0,8 kg/người.ngày.Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng