Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non văn...

Tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non văn khê mê linh hà nội

.PDF
68
519
107

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON =====o0o===== VŨ THỊ HUYỀN TRANG THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHO TRẺ 4 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON VĂN KHÊ - MÊ LINH - HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp chăm sóc và vệ sinh trẻ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Phí Thị Bích Ngọc HÀ NỘI, 2017 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non LỜI CÁM ƠN Đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, ThS Phí Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa GDMN và Khoa Sinh - KTNN đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong Trường mầm non Văn Khê đã tận tình giúp đỡ em trong việc cung cấp số liệu về trường. Đây là lần đầu tiên em làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô và toàn thể các bạn đọc đề khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội ngày tháng năm 2017 Sinh viên Vũ Thị Huyền Trang Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Thực trạng tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non Văn Khê - Mê Linh - Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo, ThS Phí Thị Bích Ngọc không trùng lặp với kết quả nghiên cứu nào khác. Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là: trung thực, rõ ràng, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm. Hà Nội ngày tháng năm Sinh viên Vũ Thị Huyền Trang Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 3 6. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 7. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 3 NỘI DUNG ...................................................................................................... 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 4 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 4 1.2 Một số đặc điểm phát triển của trẻ 4 tuổi ............................................... 6 1.2.1 Sự phát triển về thể chất ......................................................................... 6 1.2.2 Sự phát triển về tâm sinh lý .................................................................... 7 1.2.2.1 Sự phát triển tâm lý .............................................................................. 7 1.2.2.2 Sự phát triển sinh lý ............................................................................. 9 1.2.3 Sự phát triển tình cảm, xã hội .............................................................. 10 1.3 Hoạt động của trẻ ở trƣờng mầm non .................................................. 11 1.3.1 Các dạng hoạt động của trẻ .................................................................. 11 1.3.2 Vai trò của các hoạt động đối với sự phát triển của trẻ 4 tuổi ............ 11 1.4 Tổng quan về hoạt động học tập cho trẻ 4 tuổi .................................... 12 1.4.1 Khái niệm về hoạt động học tập cho trẻ mầm non .............................. 12 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non 1.4.2 Mục tiêu của việc tổ chức hoạt động học tập ...................................... 12 1.4.3 Nội dung hoạt động học tập ................................................................. 12 1.4.4 Nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động học tập ...... 13 1.4.4.1 Nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập .............................................. 13 1.4.4.2 Phương pháp tổ chức hoạt động học tập .......................................... 14 1.4.4.3 Hình thức tổ chức hoạt động học tập .............................................. 15 1.4.5 Vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động học tập....... 15 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHO TRẺ TẠI TRƢỜNG MẦM NON VĂN KHÊ..................................................... 17 2.1 Vài nét khái quát về trƣờng ................................................................... 17 2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động học tập tại trƣờng Mầm non Văn Khê Mê Linh .................................................................................................................. 18 2.2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất, không gian .......................................... 18 2.2.2 Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo trong trường mầm non ..................................................................................................... 21 2.2.3 Thực trạng về nhận thức của giáo viên về việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ tại trường mầm non ............................................................................. 22 2.2.4 Thực trạng về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ ............................................................................................................................ 24 2.2.5. Thực trạng về ý nghĩa và vai trò của việc tổ chức hoạt động học tập đối với sự phát triển của trẻ ................................................................................... 26 2.2.6 Thực trạng về việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động học tập .. 28 2.2.7 Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp để tổ chức hoạt động học tập ..................................................................................................................... 29 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non 2.2.8 Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.................... 30 2.2.9. Những khó khăn của giáo viên Mầm non trong việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ ............................................................................................... 33 Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HỌC TẬP CHO TRẺ TẠI TRƢỜNG MẦM NON VĂN KHÊ ....................... 36 3.2.1 Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho trẻ trong suốt giờ học. .................... 36 3.2.2 Biện pháp 2: Tạo môi trƣờng học tập cho trẻ. .................................. 40 3.2.3 Biện pháp 3: Ứng dụng CNTT vào trong quá trình dạy học ........... 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 49 1. Kết luận ...................................................................................................... 49 2. Kiến nghị .................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu CNTT Công nghệ thông tin SGD Sở giáo dục PGD Phòng giáo dục PPDHGQVĐ Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non DANH MỤC BẢNG STT 1 2 Tên bảng Bảng 1: Thực trạng về cơ sở vật chất không gian 18 Bảng 2: Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý 21 và chỉ đạo trong trường mầm non Bảng 3: Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc tổ chức 3 Trang 23 các hoạt động học tập cho trẻ ở trường mầm non Văn Khê Mê Linh 4 Bảng 4: Thực trạng về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ ở trường mầm non Bảng 5: Thực trạng nhận thức của giáo viên về ý nghĩa và vai 5 25 27 trò của việc tổ chức hoạt động học tập đối với sự phát triển của trẻ 6 7 8 Bảng 6: Thực trạng về việc sử dụng các hình thức để tổ chức hoạt động học tập cho trẻ Bảng 7: Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp để 29 tổ chức hoạt động học tập cho trẻ Bảng 8: Thực trạng về mức độ phối hợp giữa gia đình và nhà 31 trường về tình hình học tập của trẻ Bảng 9: Thực trạng về hình thức mà giáo viên và nhà trường 9 28 32 đã sử dụng để trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ 10 Bảng 10: Thực trạng về những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong khi tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ 33 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non DANH MỤC HÌNH STT Tên hình STT Trang 1 Hình1: Khung cảnh trường mầm non Văn Khê 17 2 Hình 2: Trẻ hoạt động tạo hình 37 3 Hình 3: Trang trí lớp học bằng tranh vẽ lớn 38 4 Hình 4: Cô giáo hướng dẫn trẻ quan sát xe đạp 39 5 Hình 5: Trang trí khu vực “Một ngày của bé” 41 6 Hình 6: Trang trí góc “Bé đến lớp” 41 7 Bảng 7: Trang trí lớp bằng sản phẩm của trẻ 42 8 Bảng 8: Trang trí lớp bằng sản phẩm của bé 43 9 Bảng 9: Ứng dụng CNTT vào dạy học 44 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ kính yêu đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Trải qua bao thập kỷ đảng và nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chỉ thị 153/CP của Hội đồng chính phủ ngày 12/8/1966 về: “Công tác giáo dục mẫu giáo” đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng của bậc học mầm non. Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đảm bảo xây dựng những thế hệ tiếp theo có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Vì vậy, hiện nay giáo dục trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm non chiếm vị trí vô cùng quan trọng, là cấp bậc đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Việc chăm sóc tốt cho trẻ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường ở bậc học tiếp theo là giáo dục tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Vì vậy giáo dục con người lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội đối với cộng đồng. Ngay từ khi lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Trẻ em cần được học tập ở trường mầm non, tuy nhiên ở lứa tuổi này hoạt động học tập của trẻ chưa được hình thành đầy đủ mà chỉ đang ở thời kỳ phôi thai. Nhưng trong nhiều hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi ở trẻ mẫu 1 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non giáo đã xuất hiện những yếu tố của hoạt động học tập. Trong cuộc sống hàng ngày trẻ đã tiếp thu được lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh. Trẻ rất ham hiểu biết, tuy nhiên để hoàn thành cho trẻ sự hứng thú và nảy sinh những kỹ năng trí tuệ chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông thì việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ là vô cùng quan trọng. Trong thực tế trường Mầm non Văn Khê đa số giáo viên đã biết cách tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mẫu giáo một cách phù hợp và tạo môi trường thuận lợi cho trẻ học tập. Tuy nhiên cơ sở vật chất chưa đầy đủ, một số giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về hoạt động học tập nên việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mẫu giáo chưa tích cực và tự giác. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do vậy để quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Qua tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động học tập, phát hiện ra các nguyên nhân từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Văn Khê. Tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng tổ chức hoạt động học tập cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Văn Khê - Mê Linh - Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động học tập cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Văn Khê trên cơ sở phân tích thực trạng để đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ 4 tuổi 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Trẻ 4 tuổi ở trường Mầm non Văn Khê. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động học tập cho trẻ 4 tuổi ở trường Mầm non Văn Khê. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động học tập cho trẻ 4 tuổi 2 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non ở trường Mầm non Văn khê. Điều tra thực trạng của tổ chức hoạt động học tập cho trẻ 4 tuổi ở trường Mầm non Văn Khê. Phân tích thực trạng để đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học tập cho trẻ 4 tuổi ở trường Mầm non Văn Khê. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp tài liệu. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, phiếu điều tra, thực nghiệm khoa học nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu. 6. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mầm non phù hợp với lứa tuổi, phát huy tối đa sự sáng tạo cũng như hứng thú của trẻ thì sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ mầm non nói riêng và giúp trẻ phát triển toàn diện. 7. Những đóng góp mới của đề tài Tìm hiểu được thực trạng tổ chức hoạt động học tập cho trẻ 4 tuổi tại tại trường mầm non Văn Khê. Bổ sung một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho trẻ 4 tuổi. 3 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ thuở xa xưa vấn đề giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu. Có rất nhiều công trình khác nhau bàn luận về vấn đề giáo dục đặc biệt là giáo dục trẻ mầm non. Maria Montessori (1896 - 1952) bác sĩ, nhà tâm lí giáo dục của nước Ý. Dựa trên nền tảng của tâm lí học phát triển và lý thuyết học, bà cho rằng trẻ em là một chủ thể tích cực, chủ động, tự lựa chọn nội dung học tập của mình một cách độc lập. Hình thức học này gọi là “hoạt động tự do”, “vui chơi tự do”. Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ em bà đưa ra 8 nguyên tắc cho phương pháp giáo dục của mình. Trong đó nguyên tắc “vận động và nhận thức” được nhắc đến đầu tiên. Bà nhấn mạnh đến việc trẻ chỉ được phát triển khi trẻ vận động và tự vận động. Bà cho rằng vận động và nhận thức có mối quan hệ với nhau, suy nghĩ và vận động là một quá trình. Những điều này cho thấy rằng giáo dục nên tăng cường các hoạt động vận động để mở đường cho hoạt động nhận thức [4] Nghiên cứu về tác động của chương trình giáo dục mầm non cả ngày đối với trẻ 4 tuổi ở Canada, effects of a full-day Preschool Program on 4-year-old children, Yves Herry, Claire Maltais and Katherine Thompson. Nghiên cứu này so sánh một nhóm trẻ học chương trình nửa ngày và một nhóm trẻ học chương trình cả ngày trong năm học 2000 - 2001. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy chương trình mầm non cả ngày đã có một ảnh hưởng tích cực đối với ngôn ngữ và khả năng học tập của trẻ, nhưng chương trình cả ngày không ảnh hưởng đến hành vi xã hội và các vấn đề thực hiện chương trình [3] Nhà sư phạm Tiệp Khắc kiệt xuất - J.A. Cômenxki (1592 - 1670) đã đặt cơ sở cho khoa học sư phạm. Ông cho rằng nguyên tắc phù hợp với tự nhiên 4 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non là nguyên tắc cơ bản của hệ thống giáo dục của mình. Theo ý kiến của ông, để giáo dục được đúng, cần nghiên cứu tự nhiên và đi theo các quy luật của tự nhiên. Cho đến nay nguyên tắc phù hợp với tự nhiên do Cômenxki nêu lên vẫn giữ được ý nghĩa của nó. Ông nhấn mạnh đến tự nhiên bao quanh con người, tổ chức các hoạt động, dùng môi trường tự nhiên bên ngoài để rèn luyện các khả năng vận động cơ bản cho con người [5] Trong cuốn “Thiết kế hoạt động học có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời cho trẻ 4 - 5 tuổi” của tác giả Lê Thị Huệ, Phạm Thị Tâm (2013) trình bày các nội dung đưa vào các chủ đề và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với trẻ trong độ tuổi, với thực tế địa phương và mục tiêu giáo dục đặt ra…[14] Tác giả Phạm Thị Hoa (2012) có công trình nghiên cứu “Thực trạng tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình nhận thức của trẻ mẫu giáo thông qua các trò chơi học tập chưa được cao. Từ đó tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong nhận thức của trẻ như: sử dụng trò chơi, đồ chơi mới lạ, tạo hứng thú cho trẻ, tạo môi trường hoạt động cho trẻ… [7] Công trình nghiên cứu “Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học vào giải quyết vấn đề trong hoạt động dạy học cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non thành phố vũng tàu” của tác giả Hoàng Thị Lệ Thùy (2015) cho thấy tình hình dạy và học cho trẻ mầm non, cụ thể hơn là tình hình vận dụng PPDHGQVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Trung Mầu chưa đạt hiệu quả cao. Từ đó tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng PPDHGQVĐ vấn đề trong hoạt động dạy học cho trẻ 5 - 6 tuổi như: nâng cao kỹ năng vận dụng PPDHGQVĐ cho giáo viên lớp 5 - 6 tuổi, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên…[13] 5 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non A. X. Macarencô, nhà giáo dục nổi tiếng về trẻ hư của Xô Viết đã nhấn mạnh việc cải tạo nhân cách trẻ hư “Ý nghĩa quyết định là hoạt động tích cực của bản thân các em, hoạt động học tập và lao động, trong đó các em tự tạo ra và ngày càng hoàn thiện hơn hoàn cảnh sống của mình” [6] Tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về hình khối cho trẻ 5 - 6 tuổi [16] Nhìn chung các công trình nghiên cứu về vấn đề này không nhiều. Các công trình chủ yếu đề cập đến các hoạt động chủ đạo, hoạt động chung của trẻ mầm non nhưng chưa đi sâu vào cách thức tổ chức hoạt động học tập cho trẻ như thế nào để đạt hiệu quả cao. 1.2 Một số đặc điểm phát triển của trẻ 4 tuổi 1.2.1 Sự phát triển về thể chất Giáo dục thể chất cho trẻ em có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể nói sự thành công trong bất cứ hoạt động nào của trẻ đều phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của nó. Thể dục giúp cho trẻ có sức khỏe dẻo dai, có các thao tác vận động chính xác, có cảm giác tốt về nhịp điệu và định hướng không gian và một số khả năng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến nắm vững trong thao tác bảo hộ các em khỏe mạnh, nhanh nhẹn sẽ dễ dàng thực hiện nhiệm vụ được giao phó [1] Tốc độ phát triển thể lực của trẻ 4 tuổi vẫn diễn ra nhanh nhưng có chậm hơn so với tốc độ phát triển của trẻ ba năm đầu. Cơ thể của trẻ rắn rỏi và cứng cáp, các vận động cơ bản phát triển và hoàn thiện hơn. Sức đề kháng của cơ thể trẻ được nâng lên rõ rệt, trẻ ít bị mắc bệnh hơn so với trẻ ba năm đầu. Bé trai: cân nặng đạt 14,4 → 23,5 kg. Chiều cao đạt 100,7 → 119,1 cm Bé gái: cân nặng đạt 13,8 → 23,2 kg. Chiều cao đạt 99,5 → 117,2 cm. 6 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non Hệ xương của trẻ chưa phát triển chủ yếu là tổ chức sụn, quá trình tạo xương phát triển dần. Hệ cơ của trẻ phát triển không đồng đều do đó trẻ chưa làm được các động tác đòi hỏi sự khéo léo của các ngón tay. Tim của trẻ 4 tuổi nặng gấp 4 lần so với lúc mới sinh, nhịp tim đập chậm hơn so với lúc mới sinh nhưng vẫn nhanh hơn so với người lớn vì thế trẻ dễ bị mệt khi tham gia các hoạt động và dễ có những xúc động mạnh. Ở lứa tuổi này trọng lượng não tăng lên mạnh mẽ nhờ đó vỏ bán cầu đại não phát triển mạnh nên chức năng điều chỉnh và kiểm tra của nó tăng lên rõ rệt so với trung khu dưới vỏ, tốc độ hình thành các phản xạ có điều kiện tăng lên nhanh chóng, hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ) phát triển mạnh. Vì thế khả năng kiềm chế trong các hoạt động và tư duy của trẻ phát triển hơn nhiều so với lứa tuổi trước [9],[17] Kỹ năng di chuyển: trẻ 4-5 tuổi đã thực hiện được các việc sau: + Có thể đứng 1 chân trong 10 giây hoặc hơn. + Có thể chạy, nhảy một cách vững vàng. + Có thể nhún nhảy hoặc leo trèo. Kỹ năng sử dụng bàn tay và ngón tay: trẻ 4-5 tuổi có thể thực hiện được các việc sau: + Có thể vẽ hình tam giác hoặc các hình khác + Có thể vẽ một người với đầy đủ cơ thể + Có thể viết một vài chữ cái. + Có thể xé, dán, tạo hình, xây dựng mô hình. 1.2.2 Sự phát triển về tâm sinh lý 1.2.2.1 Sự phát triển tâm lý Nếu nói rằng giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn kiến tạo những cấu trúc về mặt cơ thể và tâm lý thì giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn tiếp nhận những kỹ năng và kiến thức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực. 7 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non Trẻ 4 tuổi hoạt động vui chơi phát triển mạnh mẽ và mang đầy đủ ý nghĩa của nó nhất. Trong hoạt động vui chơi trẻ thể hiện rõ tính tự lực tự do, chủ động; trẻ đã biết thiết lập mối quan hệ phong phú, rộng rãi cùng các bạn chơi của mình. Giai đoạn phát triển mạnh tư duy trực quan hình tượng + Trẻ 4 tuổi đã biết tư duy bằng những hình ảnh trong đầu. Tư duy đang trên đà phát triển mạnh khiến đứa trẻ dự kiến được hành động và lập kế hoạch cho hành động của mình. Phần lớn trẻ giai đoạn này đã có khả năng suy luận + Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh cho phép trẻ 4 tuổi giải được nhiều bài toán thực tiễn mà trẻ thường gặp trong đời sống [15] Sự phát triển chú ý Nhiều phẩm chất chú ý có chủ định phát triển nhanh do sự phát triển của ngôn ngữ và tư duy. Sức tập trung chú ý của trẻ cao, trẻ có thể vẽ, nặn một thời gian dài. Với các hoạt động tạo hình làm tăng khối lượng chú ý của trẻ. Mặc dù chú ý có chủ định phát triển mạnh, nhưng nhìn toàn bộ lứa tuổi thì tính ổn định chưa cao, do vậy khi giao việc cần giải thích rõ ràng, nhắc lại khi cần thiết. Sự phát triển ngôn ngữ Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ. Trẻ 4 tuổi đã có thể sử dụng được 1200 từ và nói được các câu đơn khác nhau. Trong đó có khoảng 10% là câu ghép, danh từ là 39,91%, động từ là 33,6%. Trẻ có thể đếm đến 10, có trẻ có khả năng đếm đến 20, 30 và thậm trí hơn thế nữa. Trẻ có thể ghi nhớ và kể tên được ít nhất 4 màu sắc. Trẻ thích sử dụng những từ ngữ lạ, không hay mà trẻ nghe thấy và tỏ ra mới lạ, hứng thú với 8 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non chúng Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tình huống hiện tại với quá khứ thành một "văn cảnh". Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ số lượng từ mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết... Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, đặc biệt trong hoạt động vui chơi, tạo hình, các tiết kể chuyện, tham quan, âm nhạc, thể dục...và các nhiệm vụ do người lớn giao cho trẻ, xác định trách nhiệm của trẻ một cách đơn giản, trẻ lĩnh hội được nhiều từ mới và ý nghĩa sử dụng của chúng, là tiền đề quan trọng giúp trẻ hoạt động sau này. Tri giác: Khả năng quan sát của trẻ phát triển độ nhạy cảm phân biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài của chúng ngày càng chính xác và đầy đủ. Bắt đầu xuất hiện khả năng kiểm tra dộ chính xác của tri giác bằng cách hành động thao tác lắp ráp, vặn thừng… phù hợp với nhiệm vụ yêu cầu. Các loại tri giác nhìn, nghe, sờ mó… phát triển ở độ tinh nhạy. Trí nhớ, tưởng tượng: Ở độ tuổi này, các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ đều được phát triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và tham gia tích cực trong các hoạt động ở trẻ. Trí nhớ không chủ định của trẻ ở các dạng hoạt động phát triển khác nhau và tốc độ phát triển rất nhanh. Độ phong phú của các hình ảnh tưởng tượng cao nhờ có sự nhận thức được màu sắc trong thiên nhiên và qua các tiết nghệ thuật tạo hình [10],[15] 1.2.2.2 Sự phát triển sinh lý Nếu nói giai đoạn từ 0-3 tuổi là giai đoạn kiến tạo những cấu trúc về mặt cơ thể, thì giai đoạn 4 tuổi trở đi là giai đoạn tiếp nhận những kỹ năng và kiến thức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực. 9 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non Ở lứa tuổi này trẻ chậm lớn hơn so với thời kỳ bú mẹ, biến đổi chủ yếu về số lượng hơn là biến đổi về chất lượng. Cường độ của quá trình chuyển hóa năng lượng yếu đi, chuyển hóa cơ bản giảm hơn. Các chức năng của cơ thể dần hoàn thiện đặc biệt là chức năng vận động phối hợp động tác. Các ngón tay của trẻ không những có thể hoạt động tự do mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn nên có thể cầm bút để viết hoặc vẽ đồng thời còn có thể thực hiện được nhiều động tác mới và tinh tế hơn. Cơ lực phát triển nhanh vì vậy trẻ làm được những động tác khéo léo hơn gọn gàng hơn, có thể làm được những công việc tương đối khó khăn Hệ thần kinh tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa, chức năng phân tích tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh. Do đó trẻ có thể nói được những câu dài, có biểu hiện ham học, có ấn tượng sâu sắc với những người xung quanh. Não của trẻ phát triển mạnh, não của trẻ 4 tuổi có khoảng 14 tỷ tế bào, sự phân biệt chất xám và chất trắng chưa rõ. Não của trẻ chưa biệt hóa, lưới mao mạch tăng nhiều có nhiều đạm và nước nên não của trẻ em sẽ bị kích thích gây co giật. Phản ứng vỏ não có tính chất lan tỏa, kích thích một vùng thì lan sang vùng khác. Tổn thương vỏ não thường biểu hiện rối loạn vừa tháp vừa ngoại tháp, có khi ngoại tháp nặng nề hơn [12,[17] 1.2.3 Sự phát triển tình cảm, xã hội Các loại tình cảm bậc cao của trẻ phát triển ngày càng rõ nét hơn so với mẫu giáo bé. Tình cảm trí tuệ phát triển theo hướng tìm hiểu các nguyên nhân, cội nguồn các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộc sống xung quanh trẻ. Tình cảm thẩm mỹ tổng hợp nhiều xúc cảm cùng loại khi rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cỏ cây, hoa lá… Xúc cảm chi phối mạnh vào các hoạt đông tâm lý, vì vậy hiện thực đối với trẻ bao giờ cũng mang màu sắc cảm xúc mạnh mẽ, thích cái gì thì đòi 10 Vũ Thị Huyền Trang K39D_GD Mầm Non bằng được cái đó, không thích thì vứt đi…[15] 1.3 Hoạt động của trẻ ở trƣờng mầm non 1.3.1 Các dạng hoạt động của trẻ - Hoạt động vui chơi - Hoạt động học tập - Hoạt động lao động - Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân [15] 1.3.2 Vai trò của các hoạt động đối với sự phát triển của trẻ 4 tuổi Hoạt động học tập:  Giúp trẻ tiếp thu những tri thức, kỹ năng tương đối có hệ thống về các lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ theo một chương trình nhất định. Thông qua các tiết học các cô giáo sẽ giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng nghe, nói và làm theo lời chỉ dẫn của cô để thực hiện nhiệm vụ cụ thể do cô đề ra.  Thông qua hoạt động học trẻ sẽ lĩnh hội những kinh nghiệm loài người về các lĩnh vực văn hoá - xã hội như: tạo hình, âm nhạc, thể dục - thể thao, văn học ngôn ngữ... Qua các tiết học giúp trẻ củng cố kiến thức cũ đồng thời cung cấp những kiến thức mới, hình thành những kỹ năng cơ bản ban đầu cần có của một đứa trẻ.  Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ có thể khám phá nhiều hơn về môi trường xung quanh như: biết quan sát thời tiết, học cách xem giờ, phân biệt bốn mùa, xếp các loại hoa quả, các loại lá cây, thú vật.. Cùng với việc học tập trẻ giao lưu với bạn bè, thể hiện bản thân mình trong tập thể lớp từ đó hình thành ở trẻ sự tự tin, tự lập... Hoạt động vui chơi: giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn trong bước phát triển từ tuổi ấu nhi lên tuổi mẫu giáo, trò chơi là phương tiện giúp phát triển toàn bộ nhân cách cho trẻ, trò chơi tạo ra nét tâm lý đặc trưng cho lứa tuổi mẫu 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất