Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng sử dụng sách giáo khoa lịch sử trong dạy và học lịch sử ở một số trườ...

Tài liệu Thực trạng sử dụng sách giáo khoa lịch sử trong dạy và học lịch sử ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh (2014 2015)

.PDF
98
24
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ C P TRƯỜNG THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2014 – 2015) VÀ ĐỀ XU T CHO VIỆC BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA SAU NĂM 2015 MÃ SỐ: CS.2014.19.10 Cơ quan chủ trì: Khoa Lịch sử - Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM Chủ nhiệm đề tài: ThS Đào Thị Mộng Ngọc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – tháng 12/2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ C P TRƯỜNG THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2014 – 2015) VÀ ĐỀ XU T CHO VIỆC BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA SAU NĂM 2015 MÃ SỐ: CS.2014.19.10 Xác nhận của cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – tháng 12/2015 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (THPT) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2014 – 2015) VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA SAU NĂM 2015. Mã số: CS.2010.19.10 Chủ nhiệm đề tài: ThS ĐÀO THỊ MỘNG NGỌC Điện thoại: 0909546662 Email: [email protected] Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015. 1. Mục tiêu Đề tài hướng đến: - Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông trên địa bàn Tp.HCM. - Đề xuất cho việc biên soạn Sách giáo khoa môn Lịch sử sau năm 2015. 2. Nội dung chính Nội dung chính của đề tài bao gồm 2 chương, cụ thể như sau: Chương I. Một số vấn đề lí luận về việc sử dụng sách giáo khoa Lịch sử trong dạy và học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Chương II. Thực trạng sử dụng sách giáo khoa Lịch sử trong dạy và học lịch sử ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (2014 – 2015). Chương III. Một số đề xuất cho việc biên soạn Sách giáo khoa Lịch sử sau năm 2015. 3. Kết quả chính đạt được Báo cáo khoa học là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy đối với các giáo viên ở trường trung học phổ thông và việc biên soạn sách giáo khoa sau năm 2015. SUMMARY OF RESULTS OF RESEARCH THEME FOR SCIENCE AND TECHNOLOGY AT UNIVERSITY LEVEL Project Title: REALITY OF USING HISTORY TEXTBOOKS IN TEACHING AND LEARNING AT SOME HIGH SCHOOLS IN HO CHI MINH CITY (2014 - 2015) AND SUGGESTIONS FOR COMPILING HISTORY TEXTBOOKS SINCE 2015. Code number: CS.2012.19.10 Coordinator: MA. Dao Thi Mong Ngoc Implementing Institution: The History Department of Ho Chi Minh City University of Pedagogy Phone number: 0909546662 Email address: [email protected] Duration: from 06/2014 to 06/2015 1. Objectives – Survey and evaluation of the actual use history textbooks at high schools in Ho Chi Minh city. – Suggestion for compiling history textbooks since 2015. 2. Main contents The research report contains as followed: Chapter 1. Some theoretical issues about the use of history textbooks in teaching and learning at high schools. Chapter 2. The method history textbooks have been taught and learnt at certain high schools in Ho Chi Minh City (2014 - 2015). Chapter 3. Suggestion for compiling history textbooks since 2015. 3. Achieved research result The research report becomes a reliable scientific reference for history teachers in high schools and for the textbook compilation since 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 I. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1 II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................3 III. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................8 IV. Giới hạn đề tài .................................................................................................8 V. Bố cục ...............................................................................................................9 CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .............................................................................................. 11 I.1. Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông ............................................................ 11 I.2 Sách giáo khoa Lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông ..............12 I.2.1 Vai trò, vị trí của sách giáo khoa Lịch sử ..............................................12 I.2.2 Cấu tạo của sách giáo khoa lịch sử .......................................................13 I.2.3 Phương pháp sử dụng sách giáo khoa – Sơ đồ Đai - ri trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông .................... 15 I.3 Cơ sở lí luận của việc sử dụng sách giáo khoa Lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông .......................................17 I.3.1 Cơ sở Triết học ..................................................................................... 17 I.3.2 Cơ sở Tâm lí – Giáo dục học .................................................................19 I.3.3 Hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử ở trường phổ thông ............................................................................... 21 I.3.4 Đặc trưng của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông .............................23 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2014 – 2015)..........................24 II.1. Khảo sát đối với học sinh ........................................................................... 24 II.2 Khảo sát đối với giáo viên ............................................................................52 CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ SAU NĂM 2015. ......................................................................73 III.1. Những đánh giá bước đầu về chương trình, sách giáo khoa Lịch sử hiện hành ........................................................................................... 73 III.2 Một số đề xuất cho việc biên soạn sách giáo khoa Lịch sử sau năm 2015 ..... ............................................................................................74 III.2.1 Trình bày kiến thức lịch sử theo chương trình ...................................74 III.2.2 Tư liệu lịch sử .....................................................................................74 III.2.3 Kênh hình ............................................................................................75 III.2.4 Hệ thốn câu hỏi ...................................................................................75 III.2.5 Bài tập, thực hành ...............................................................................75 III.2.6 Hình thức ............................................................................................76 KẾT LUẬN ...........................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................79 PHỤ LỤC ...............................................................................................................82 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin GV Giáo viên HS Học sinh LSVN Lịch sử Việt Nam LSTG Lịch sử thế giới NCKH Nghiên cứu khoa học NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh THỐNG KÊ CÁC BẢNG BIỂU Thứ tự bảng Tên bảng biểu Trang Bảng II.1.1 Thái độ của học sinh đối với môn Lịch sử 28 Bảng II.1.2 HS nêu lí do thích học môn Lịch sử 29 Bảng II.1.3 HS nêu lí do không thích học môn Lịch sử 33 Bảng II.1.4 HS đánh giá mức độ GV yêu cầu HS sử dụng SGK để chuẩn bị bài học 37 Bảng II.1.5 HS đánh giá mức độ GV hướng dẫn HS sử dụng SGK 37 Bảng II.1.6 HS đánh giá mức độ dễ hiểu và hấp dẫn của SGK Lịch sử 38 hiện hành Bảng II.1.7 Lí do HS đánh giá SGK Lịch sử hiện hành dễ hiểu và hấp dẫn 38 Bảng II.1.8 Lí do HS đánh giá SGK Lịch sử hiện hành khó hiểu và không hấp dẫn 39 Bảng II.1.9 HS đánh giá mức độ hiểu được kênh hình trong SGK 43 Lịch sử hiện hành Bảng II.1.10 HS đánh giá phương pháp của GV khi sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử hiện hành 44 Bảng II.1.11 HS đánh giá mức độ sử dụng SGK để chuẩn bị bài học 44 Bảng II.1.12 HS đánh giá mức độ sử dụng SGK để theo dõi bài giảng 45 Bảng II.1.13 HS đánh giá mức độ sử dụng SGK để hiểu rõ hơn nội dung bài học 45 Bảng II.1.14 HS đánh giá mức độ đọc sách tham khảo liên quan đến bộ môn 46 Bảng II.1.15 Những đề xuất của HS để SGK Lịch sử hấp dẫn hơn 46 Bảng II.1.16 Lĩnh vực được HS đề nghị tăng số lượng kênh hình trong SGK 52 Bảng II.1.17 HS đánh giá sự cần thiết của việc bổ sung một số câu chuyện lịch sử, bài đọc thêm,.. trong SGK Lịch sử sau năm 2015 53 Bảng II.2.1 GV đánh giá thái độ của học sinh đối với môn Lịch sử 56 Bảng II.2.2 GV nhận xét lí do học sinh thích học môn Lịch sử 57 Bảng II.2.3 GV nhận xét lí do học sinh không thích học môn Lịch sử 58 Bảng II.2.4 GV đánh giá SGK Lịch sử hiện hành về việc thể hiện được tính cơ bản, phổ thông, hiện đại, và phù hợp với 60 tình hình thực tiễn Bảng II.2.5 GV đánh giá SGK Lịch sử hiện hành về việc đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay 61 Bảng II.2.6 Mức độ GV sử dụng SGK để soạn giáo án 61 Bảng II.2.7 Mức độ GV sử dụng sơ đồ Đai - ri để soạn giáo án 62 Bảng II.2.8 GV đánh giá mức độ dễ hiểu và hấp dẫn của SGK Lịch 62 sử hiện hành Bảng II.2.9 Lí do GV đánh giá SGK Lịch sử hiện hành dễ hiểu và hấp dẫn 63 Bảng II.2.10 Lí do GV đánh giá SGK Lịch sử hiện hành khó hiểu và không hấp dẫn 65 Bảng II.2.11 Mức độ GV yêu cầu HS sử dụng SGK để chuẩn bị bài 66 học Bảng II.2.12 Mức độ GV hướng dẫn HS sử dụng SGK 66 Bảng II.2.13 Phương pháp sử dụng kênh hình trong SGK của GV 67 Bảng II.2.14 Mức độ GV yêu cầu HS sử dụng SGK để theo dõi nội 68 dung bài giảng Bảng II.2.15 Những đề xuất của GV để SGK Lịch sử hấp dẫn hơn 69 Bảng II.2.16 Lĩnh vực được GV đề nghị tăng số lượng kênh hình trong SGK 70 Bảng II.2.17 GV đánh giá sự cần thiết của việc bổ sung một số câu chuyện lịch sử, bài đọc thêm... trong SGK Lịch sử sau năm 2015 71 Bảng II.2.18 GV đánh giá tính cân đối và hệ thống giữa phần LSVN và LSTG trong SGK Lịch sử hiện hành 71 Bảng II.2.19 GV đánh giá tính sự phù hợp giữa dung lượng kiến thức và thời lượng tiết học, sức tiếp thu của HS trong SGK 72 hiện hành MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, làn sóng vĩ đại của công nghệ đang tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội của con người về mọi mặt từ kinh tế – chính trị đến văn hóa – xã hội. Nhu cầu về nhận thức của con người ngày càng phải nâng cao không ngừng để đáp ứng kịp với yêu cầu của thời đại. Do vậy, việc đào tạo ra những con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao đang là mục tiêu hàng đầu của nhân loại trong thế kỷ XXI. Xu thế chung đó đã đưa giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thành lĩnh vực được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư. Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đồng thời đã vạch ra phương hướng chung để đổi mới sự nghiệp giáo dục. Từ thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước thời kì đổi mới, Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ của giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài xây dựng những con người mới năng động sáng tạo”, và mục tiêu đào tạo là hình thành thế hệ trẻ phát triển toàn diện: “Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần” (Văn kiện ĐH Đảng lần thứ VII ). Cùng với những cuộc cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội, yêu cầu cải cách giáo dục cũng đã được đặt ra. Các nhà giáo dục đề cập nhiều đến chất lượng giáo dục, đến chương trình – sách giáo khoa cho các cấp, đến đổi mới phương pháp dạy học. Tiếp nối cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 (1979), chương trình sách giáo khoa cải cách đã được biên soạn và áp dụng cho cấp THCS vào năm 1986 và THPT vào năm 1990. Cho đến năm 2001, trước thực tiễn mới của giáo dục quốc tế và giáo dục trong nước, công cuộc cải cách sách giáo khoa tiếp tục được Bộ giáo dục và Đào tạo tiến hành, bắt đầu từ sách giáo khoa cấp tiểu học đến sách giáo khoa cấp THCS và cấp THPT. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc xây dựng chương trình và biên soạn SGK vẫn có những bất cập, không theo kịp sự 1 phát triển quá nhanh của thực tiễn đời sống, của khoa học kĩ thuật và công nghệ nói chung, của khoa học giáo dục nói chung. Hiện nay, chương trình – SGK đang được biên soạn theo hướng chuyển từ cách tiếp cận nội dung (HS học được những gì) sang cách tiếp cận năng lực (HS làm được gì từ những điều đã học). Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức, trách nhiệm xã hội”1 để thực hiện sứ mệnh của giáo dục là “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” 2. Theo đó, chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã nêu giải pháp cụ thể cho giáo dục phổ thông “thực hiện đổi mới chương trình và SGK từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương”3. Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của từng cấp học, bộ môn Lịch sử khôi phục lại cho học sinh bức tranh lịch sử gần đúng như nó đã từng tồn tại trong quaù khứ. Tính khoa học của bộ môn đòi hỏi việc cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài của sự kiện, mà còn phải giải thích chúng, chỉ ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể, bộ môn Lịch sử khái quát sự thật lịch sử để hình thành cho học sinh các khái niệm lịch sử, từ đó, giúp các em ngày càng đi sâu hơn vào bản chất của sự kiện lịch sử, theo đúng con đường nhận thức lịch sử. Trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng, sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Lịch sử nói riêng có vai trò, ý 1, 2, 3 Dẫn lại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án PTGV THPT và TCCN (2013), Tài liệu tập huấn “Thí điểm chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, trang 6. 2 nghĩa đặc biệt quan trọng. Sách giáo khoa là tài liệu cơ bản và chủ yếu đối với giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn ở trường phổ thông. Vấn đề đặt ra ở đây là giáo viên và học sinh cần khai thác, sử dụng sách giáo khoa như thế nào cho hợp lí, khoa học, đạt hiệu quả cao nhất có thể. Vì thực tế dạy học cho thấy rằng, có tình trạng giáo viên quá lạm dụng hoặc sử dụng triệt để SGK, hoặc thoát li hoàn toàn SGK, bản thân HS chưa có thói quen sử dụng SGK trong quá trình học tập môn Lịch sử. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh dù trên phương diện lí luận hay thực tiễn đều có ý nghĩa quan trọng đối với công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học ở trường phổ thông. Thêm vào đó, việc tìm hiểu thực trạng sử dụng sách giáo khoa môn Lịch sử ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ góp thêm một góc nhìn về chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường phổ thông sau năm 2015. Từ những lí do trên, tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài “Thực trạng sử dụng sách giáo khoa Lịch sử trong dạy và học lịch sử ở trường trung học phổ thông trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh (2004 – 2015) và đề xuất cho việc biên soạn sách giáo khoa sau năm 2015”. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Cho đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đổi mới chương trình – sách giáo khoa môn Lịch sử, vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, vấn đề sử dụng sách giáo khoa, đặc biệt là vấn đề thực hiện đổi mới chương trình và SGK từ sau năm 2015. Nhưng, hầu như chưa có công trình nào được tiến hành dựa trên những số liệu khảo sát từ thực tế dạy học lịch sử ở trường THPT trên cả nước nói chung, địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 3 Về tổng quan, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: (1) N.G.Đai-ri (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội. Trong tác phẩm này, tiến sĩ khoa học giáo dục Xô viết đã nêu ra sơ đồ Đai-ri4, thể hiện mối tương quan giữa kiến thức có trong SGK, kiến thức trong giáo án và kiến thức mở rộng của GV. Sơ đồ Đai-ri được các nhà giáo dục lịch sử nước ta lĩnh hội và thực hiện trong quá trình trong quá trình chuẩn bị và giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. (2) Phan Ngọc Liên chủ biên (2002), Phương pháp dạy học Lịch sử (tập I, tập II), NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. Đây là giáo trình dành cho sinh viên ngành sư phạm Lịch sử. Các tác giả đã hệ thống tương đối đầy đủ, chi tiết về cơ sở lí luận của quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, từ những hiểu biết chung nhất về bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học lịch sử, đến bài học lịch sử ở trường phổ thông, hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, chức năng của bộ môn, vai trò của giáo viên lịch sử, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập…Trong đó, khi trình bày hệ thống các các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, các tác giả đã đề cập đến vai trò của SGK, phương pháp sử dụng SGK theo sơ đồ Đai – ri. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ giới thiệu một cách khái quát, ngắn gọn về nội dung này mà chưa đi vào những nội dung vận dụng cụ thể. (3) Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội (1996), Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm, Kỉ yếu Hội thảo khoa học. Tác phẩm này đề cập đến nhiều mảng lớn, trong đó có vấn đề đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát huy tính tích cực của người học. Tham gia Hội thảo, tác giả Phạm Thị Kim Anh có bài viết “Sử dụng SGK với việc phát huy tính độc lập của học sinh trong học tập lịch sử”, tác giả Nguyễn Văn Đằng có bài viết “SGK đối với việc nâng cao hiệu quả nhận thức của học sinh phổ thông trung học trong giờ học lịch sử”. Các bài viết này đã nêu ra một số phương pháp sử dụng SGK trong 4 Sơ đồ Đai-ri sẽ được đề cập cụ thể ở chương I 4 giờ học lịch sử như sử dụng sơ đồ Đai-ri, sử dụng kênh hình, hệ thống câu hỏi trong SGK…đồng thời nêu lên một số hạn chế về những vấn đề trên và đề ra những yêu cầu đối với việc sử dụng SGK của GV. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng SGK của HS chưa được các tác giả đề cập đến. (4) Lê Vinh Quốc, Phan Thế Kim, Nguyễn Duy Tuấn, Nguyễn Thị Thƣ, Trần Hƣơng Văn (2001), Nghiên cứu chương trình và SGK cải cách ở trường THPT trên địa bàn Tp.HCM, đề tài NCKH cấp Bộ. Với đề tài này, các tác giả đã đề cập vai trò, vị trí, chức năng của bộ môn Lịch sử ở trường THPT, thực trạng dạy và học lịch sử theo SGK chưa cải cách của GV và HS theo SGK chưa cải cách và những đề xuất xây dựng chương trình SGK cải cách (tức là SGK hiện hành). (5) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án PTGV THPT và TCCN (2013), Tài liệu tập huấn “Thí điểm chương trình giáo dục nhà trường phổ thông”, Hà Nội. Trong tài liệu này, các tác giả nhấn mạnh mục đích của việc thí điểm phát triển chương trình phổ thông là “khắc phục những hạn chế của chương trình, SGK hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động giáo dục của các trường phổ thông tham gia thí điểm, củng cố cơ chế phối hợp và tăng cường vai trò của các trường sư phạm, trường phổ thông thực hành sư phạm và các trường phổ thông khác trong các hoạt động thực hành, thực nghiệm sư phạm và thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; bồi dưỡng năng lực nhiên cứu khoa học giáo dục, phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông cho đội ngũ giảng viên các trường/khoa sư phạm, GV trường phổ thông tham gia thí điểm; góp phần chuẩn bị cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015”5. Theo đó, tài liệu được biên soạn với những nội dung chính: đánh giá khái quát chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành; định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án PTGV THPT và TCCN (2013), Tài liệu tập huấn “Thí điểm chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, Hà Nội, trang 1. 5 2015; hướng dẫn phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; kiểm tra – đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực; đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn và một số biện pháp quản lí việc thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông. (6) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới”, Tp.HCM. Trong tài liệu, các tác giả thuộc bộ phận thường trực của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này đã đề cập đến những nội dung có liên quan như: “Phương hướng đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông” (PGS.TS Đỗ Ngọc Thống), “Một số vấn đề về mục tiêu và chuẩn chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” (GS.TS Đinh Quang Báo, PGS.TS Lê Huy Hoàng). Theo đó, các tác giả khẳng định rằng, “Chương trình, SGK hiện hành cơ bản đã làm xong nhiệm vụ của mình trong giai đoạn vừa qua; đáp ứng được những yêu cầu về đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ và khoa học giáo dục; trước những đòi hỏi hội nhập quốc tế, chương trình và SGK hiện hành đã bộc lộ những hạn chế và bất cập”6. Các tác giả cũng dẫn theo Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng: “Phải chuyển đổi căn bản toàn bộ nền giáo dục từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; chuyển nền giáo dục nặng về chữ nghĩa, ứng thí sang một nề giáo dục thực học, thực nghiệp”7. Chính điều đó, “đòi hỏi phải xây dựng chương trình và biên soạn SGK với những đổi mới căn bản, toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp và 6 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới”, Tp.HCM, trang 5. 7 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới”, Tp.HCM, trang 5. 6 hình thức dạy học, thi, kiểm tra – đánh giá chất lượng giáo dục và quản lí, thực hiện chương trình”8. (7) Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình và SGK sau năm 2015 (tháng 12/2014), Kỉ yếu Hội thảo Khoa học, Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp.HCM. Nội dung kỉ yếu Hội thảo xoay quanh 2 vấn đề lớn: - Cơ sở lí luận của DHTH và DHPH và kinh nghiệm một số nước trên thế giới; - Thực trạng và giải pháp đáp ứng DHTH và DHPH. Liên quan đến nội dung thứ hai, trong bài viết “Thực trạng dạy học tích hợp, phân hóa hiện nay và đề xuất phát triển chương trình, SGK cho giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015”, PGS.TS Ngô Minh Oanh và TS Trương Công Thanh đã nhấn mạnh: “DHTH và DHPH trong phát triển chương trình giáo dục phổ thông đã được các nước trên thế giới thực hiện từ lâu. Ở Việt Nam, trong xu thế hội nhập và phát triển, đã có nhiều công trình nghiên cứu, qua các lần thay đổi chương trình cũng đã được đặt ra và thực hiện trong thực tế, tuy nhiên, bên cạnh những thành công, việc xây dựng chương trình, SGK theo hướng tích hợp và phân hóa cũng còn nhiều bất cập. Nhận diện được thực trạng và đề xuất phát triển chương trình, biên soạn SGK cho giai đoạn sau năm 2015 là cần thiết”9. Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết liên quan đến đề tài được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên… của các tác giả như GS Hoàng Tụy (“Vì sao SGK kém”, Tuổi trẻ, ngày 28/11/2013), TS Hoàng Thị Tuyết (“Không nên chỉ chăm chăm vào SGK”, Tuổi trẻ, ngày 26/4/2015)… 8 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới”, Sđd, trang 5. 9 Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình và SGK sau năm 2015 (2014), Kỉ yếu Hội thảo Khoa học, Viện Nghiên cứu giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, trang 125. 7 Nhìn chung, các công trình nêu trên đã tạo cơ sở tham khảo tốt cho đề tài về mặt lí luận. Trên cơ sở đó kết hợp với việc khảo sát thực trạng sử dụng SGK Lịch sử trong dạy học lịch sử ở các trường THPT trên địa bàn TPHCM (2014 – 2015), tác giả đề tài đã bước đầu đánh giá về thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng SGK môn Lịch sử trong dạy học Lịch sử nói chung, ở các trường THPT trên địa bàn Tp.HCM nói riêng. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu liên ngành sau đây: - Phương pháp giáo dục học. - Phương pháp lịch sử, phương pháp logic. - Phương pháp khảo sát thực tế, so sánh, thống kê, phân tích tổng hợp. 4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 100 trường THPT, cho nên chúng tôi không thể khảo sát thực trạng sử dụng SGK Lịch sử trong dạy học lịch sử ở tất cả các trường THPT trên. Trong khuôn khổ có hạn của đề tài, đối tượng khảo sát chủ yếu là học sinh khối 10 ở các trường THPT nội và ngoại thành TP.Hồ Chí Minh, bao gồm các trường THPT chuyên và không chuyên. Đồng thời, để có cái nhìn khách quan, nhiều chiều về vấn đề này, tác giả đề tài cũng thực hiện khảo sát, lấy ý kiến của giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở các trường THPT trên địa bàn Tp.HCM. Về vấn đề SGK, ngoài việc khảo sát những nhận định, đáng giá chung của GV và HS về SGK Lịch sử hiện hành, khi đi sâu vào nội dung, lĩnh vực kênh hình… cần phải điều chỉnh, bổ sung…tác giả đề tài cũng chỉ giới hạn trong phạm vi SGK Lịch sử lớp 10 hiện hành. SGK Lịch sử lớp 11, 12 sẽ được đề cập đến trong những nghiên cứu sau này. 8 5. BỐ CỤC Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, báo cáo khoa học được chia làm 3 chương với nội dung cơ bản như sau: Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nội dung chương I xoay quanh các vấn đề về cơ sở lí luận của việc sử dụng SGK trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, trong đó bao gồm cơ sở triết học, cơ sở tâm lí – giáo dục học, cơ sở sinh học cũng như quá trình nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử. Từ những cơ sở đó, chúng tôi đi vào tìm hiểu vai trò, vị trí của SGK Lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Chương II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2014 – 2015). Đây là nội dung chính của đề tài. Ở nội dung này, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng sách giáo khoa Lịch sử trong dạy và học lịch sử ở một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (2014 – 2015). Đối tượng khảo sát là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử và học sinh khối 10 thuộc 23 trường THPT ở nội thành và ngoại thành Tp.HCM, cả trường chuyên và không chuyên. Trên cơ sở phân tích, xử lí số liệu, tác giả đề tài bước đầu đưa ra những kết luận khách quan về vấn đề này. Chương III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ SAU NĂM 2015 Từ kết quả khảo sát thực trạng sử dụng sách giáo khoa Lịch sử trong dạy và học lịch sử ở một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (2014 – 2015), tác giả đề tài đã tổng hợp những ý kiến đề xuất của giáo viên và học sinh cho việc biên soạn SGK Lịch sử sau năm 2015. Đây là những thông tin khách 9 quan, dựa trên những số liệu khảo sát thực tế. Vì vậy, những nội dung này có thể xem là kênh tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chương trình, viết sách giáo khoa Lịch sử sau năm 2015. 10 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I.1 BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG Bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông không phải là khoa học lịch sử nhưng tồn tại với tư cách là một khoa học, bao gồm những kiến thức cơ sở của khoa học Lịch sử. Đó là những kiến thức cụ thể và những kiến thức trừu tượng, khái quát. Sự kiện lịch sử cụ thể là nền, là cơ sở để học sinh nhận thức kiến thức trừu tượng, khái quát (khái niệm, quy luật, bài học lịch sử). Việc giúp học sinh nắm được các kiến thức trên sẽ trang bị cho các em vốn hiểu biết cơ bản phổ thông về sự phát triển cơ bản của loài người. Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của từng cấp học, bộ môn Lịch sử khôi phục lại cho học sinh bức tranh lịch sử gần đúng như nó đã từng tồn tại trong quá khứ. Tính khoa học của bộ môn đòi hỏi kiến thức lịch sử không chỉ cung cấp cho việc mô tả vẻ bề ngoài của sự kiện, mà còn phải giải thích chúng, chỉ ra bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở những kiến thức cụ thể, bộ môn Lịch sử khái quát sự thật lịch sử để hình thành cho học sinh các khái niệm lịch sử tức là sự phản ánh được khái quát hóa của quá trình lịch sử, phản ánh những mối liên hệ khách quan của các hiện tượng và quy luật lịch sử. Khái niệm lịch sử giúp học sinh ngày càng đi sâu hơn vào bản chất của sự kiện lịch sử, theo con đường nhận thức lịch sử “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Khái niệm lịch sử còn giúp học sinh nắm được lịch sử một cách chính xác, đồng thời hệ thống hóa được kiến thức giúp họ phân biệt được các sự kiện cùng lọai, các sự kiện khác lọai, cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù, … trong quá trình phát triển phức tạp của xã hội lòai người. Trên cơ sở của những khái niệm lịch sử, bộ môn Lịch sử giúp cho học sinh hiểu được quy luật phát triển của xã hội 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất