Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng pháp triển kinh tế hộ gia đình tại xã bản công huyện trạm tấu tỉn...

Tài liệu Thực trạng pháp triển kinh tế hộ gia đình tại xã bản công huyện trạm tấu tỉnh yên bái

.PDF
79
141
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A TỒNG Tên đề tài: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ BẢN CÔNG - HUYỆN TRẠM TẤU - TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Nông lâm kết hợp : Lâm nghiệp : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A TỒNG Tên đề tài: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ BẢN CÔNG - HUYỆN TRẠM TẤU - TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên nghành Lớp Khoa Khóa học Giảng viên hƣớng dẫn : Chính quy : Nông lâm kết hợp : 43 - NLKH : Lâm nghiệp : 2011 - 2015 : ThS. Trịnh Quang Huy Thái Nguyên, năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng pháp triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Trịnh Quang Huy trong thời gian từ 02/3/2015 đến 06/4/2015. Những phần tài liệu được sử dụng tham khảo khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan, nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường. Thái Nguyên, ngày.....tháng..... năm 2015 Xác nhận của GVHD Ngƣời viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả (Ký, ghi rõ họ và tên) Trước hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ và tên) Giàng A Tồng ThS. Trịnh Quang Huy XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viêm chấm phản biện xác nhận sinh viên Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên) i LỜI CẢM ƠN Học đi đôi với hành, thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian quý báu nhằm giúp sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức trên lớp vào thực tế, qua đó sinh viên tổng hợp lại được những kiến thức đá học và rèn luyện cho mình những kỹ năng khi làm việc ngoài thực tế. Đó là hành trang quý báu giúp sinh viên bước vào công việc sau này. Được sự đồng ý của khoa lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã tiến hành nghiên cứu thực tập tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái với đề tài: “Thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái”. Trong quá trình làm việc tôi gặp những khó khăn nhưng với sự nỗ lực hết mình của bản thân và sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, các cán bộ, nhân dân trong xã Bản Công, đặc biệt là thầy giáo Th.S. Trịnh Quang Huy - người đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt tôi trong khoảng thời gian thực tập tốt nghiệp, giúp tôi vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trịnh Quang Huy, các thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp, cùng toàn bộ các ban ngành đoàn thể và bà con nhân dân trong xã Bản Công đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Do trình độ chuyên còn hạn chế, lần đầu tiên thực hành nghiên cứu đề tài và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên và tất cả những người quan tâm đến đề tài này để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cản ơn.//. Sinh viên Giàng A Tồng ii DANH MỤC CÁC BảNG Trang Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Bản Công .................................. 14 Bảng 2.2. Đặc điểm dân số, nhân khẩu, dân tộc và lao động của xã Bản Công ..................................................................................... 15 Bảng 4.1. Tình hình thu chi của các nhóm hộ điều tra .................................... 23 Bảng 4.2. Lao động nhân khẩu, trình độ học vấn của các nhóm hộ điều tra ... 26 Bảng 4.3. Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra ............................. 28 Bảng 4.4. Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của cac nhón hộ điều tra ....... 30 Bảng 4.5. Các khoản nhà nước hỗ trợ của các nhóm hộ điều tra .................... 31 Bảng 4.6. Tình hình vay tín dụng của các nhóm hộ điều tra 2014 .................. 32 Bảng 4.7. Tình hình nhân khẩu và lao động .................................................... 33 Bảng 4.8. Cơ cấu và loại hình sử dụng đất đai của hộ (2014) ......................... 34 Bảng 4.9. Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của hộ điều tra ....................... 34 Bảng 4.10. Bảng các khoản nhà nước hỗ trợ cho gia đình .............................. 35 Bảng 4.11. Bảng tình hình thu nhập và chi phí của hộ .................................... 35 Bảng 4.12. Đánh giá tình hình phát triển của hộ ............................................. 36 Bảng 4.13. Tình hình nhân khẩu và lao động .................................................. 37 Bảng 4.14. Cơ cấu và loại hình sử dụng đất đai của hộ................................... 38 Bảng 4.15. Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của hộ điều tra ..................... 38 Bảng 4.16. Bảng tình hình vay vốn của hộ ...................................................... 39 Bảng 4.17. Bảng tình hình thu nhật và chi phí của hộ ..................................... 39 Bảng 4.18. Đánh giá tình hình phát triển của hộ ............................................. 40 Bảng 4.19. Tình hình nhân khẩu và lao động .................................................. 41 Bảng 4.20. Cơ cấu và loại hình sử dụng đất đai của hộ................................... 41 Bảng 4.21. Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của hộ điều tra ..................... 42 Bảng 4.22. Bảng các khoản nhà nước hỗ trợ cho gia đình .............................. 43 iii Bảng 4.23. Tình hình thu nhập và chi phí của hộ ............................................ 43 Bảng 4.24. Đánh giá tình hình phát triên của hộ ............................................. 44 Bảng 4.25. Tình hình nhân khẩu và lao động .................................................. 45 Bảng 4.26. Cơ cấu và loại hình sử dụng đất đai của hộ (2014) ....................... 46 Bảng 4.27. Tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của hộ điều tra ..................... 46 Bảng 4.28. Bảng tình hình thu nhập và chi phí của hộ .................................... 47 Bảng 4.29. Đánh giá tình hình phát triển cuả hộ ............................................. 48 Bảng 4.30: Sơ đồ SWOT cho sự phát triển kinh tế hộ tại địa phương ............ 50 iv DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa A Nhóm hộ khá B Nhóm hộ trung bình C Nhóm hộ cận nghèo CN Chăn nuôi D Nhóm hộ nghèo DQTV Dân quân tự vệ đ Đồng G.O Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân IE Chi phí trung gian KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình LMLM Lở mồm lông móng NN Nông nghiệp UBMTTQ ủy ban mặt trận tổ quốc VA Giá trị gia tăng v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. ii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ iv MỤC LỤC ....................................................................................................... v PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 1.1. Đặt vẫn đề................................................................................................. 1 1.2. Mục đích ................................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3 2.1.1. Một số khái niệm về kinh tế hộ ............................................................. 3 2.1.2. Đặc trưng của kinh tế hộ ....................................................................... 3 2.1.2.1. Đặc trưng chung của kinh tế hộ ......................................................... 3 2.1.2.2. Đặc trưng của hộ nông dân Việt Nam................................................ 5 2.1.3. Các quan điểm nghiên cứu về kinh tế hộ .............................................. 6 2.1.4. Tiêu chí phân loại hộ gia đình giai đoạn 2011- 2015 theo tài liệu tập huấn cán bộ xã ................................................................................................. 8 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ................................ 8 2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới........................................................................ 8 2.2.2. Những nghiên cứu trong nước .............................................................. 10 2.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................. 13 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 13 2.3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 13 2.3.1.2. Địa hình địa chất và sử dụng đất đai của xã ...................................... 13 vi 2.3.1.3. Khí hậu thời tiết.................................................................................. 15 2.3.1.4. Sông ngòi thủy văn............................................................................. 15 2.3.2.Điều kiện kinh tế- xã hội ........................................................................ 15 2.3.2.1. Xã hội ................................................................................................. 15 2.3.2.2. Kinh tế ................................................................................................ 17 2.3.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 17 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19 3.1.3. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 19 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19 3.3.1. Công tác ngoại hiệp ............................................................................... 19 3.3.2. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 20 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 22 4.1. Một số văn bản liên quan đến phát triển và kinh tế hộ tại xã Bản Công .................................................................................................... Error! Book 4.2. Thực trạng phát triển và kinh tế hộ của xã Bản Công - huyện Trạm Tấu -Tỉnh Yên Bái .......................................................................................... 22 4.2.1. Khái quát chung .................................................................................... 22 4.2.2. Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp ................................................... 24 4.2.2.1. Về trồng trọt ....................................................................................... 24 4.2.2.2. Về chăn nuôi ...................................................................................... 25 4.2.2.3. Cây lâm nghiệp .................................................................................. 25 4.2.2.4. Ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ ............................... 25 vii 4.2.3. Hiên trạng nguồn lực của các hộ nông dân ........................................... 26 4.2.3.1. Hiện trạng lao động, nhân khẩu và trình độ học vấn của các hộ điều tra ............................................................................................................. 26 4.2.3.2. Đánh giá hiện trạng đất đai của nhóm hộ điều tra ............................. 27 4.2.3.3. Hiện trạng tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt của các hộ điều tra ...... 30 4.2.3.4. Các khoản nhà nước hỗ trợ của các hộ điều tra ................................. 31 4.2.3.5. Hiên trạng vay tín dụng của các hộ điều tra....................................... 32 4.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ đại diện cho các nhóm hộ ...................... 33 4.2.4.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ của các nhóm hộ loại A ( những hộ có kinh tế khá) ................................................................................................. 33 4.2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ của hộ loại B ( những hộ có kinh tế trung bình) ....................................................................................................... 37 4.2.4.3. Tình hình phát triển kinh tế hộ nhóm hộ C (những hộ có mức kinh tế cận nghèo) ................................................................................................... 41 4.2.4.4. Tình hình phát triển kinh tế hộ của nhóm hộ loại D ( nhóm hộ có mức kinh tế nghèo) .......................................................................................... 45 4.2.5. Đánh giá chung về phát triển kinh tế hộ tại xã Bản Công .................... 48 4.3. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế hộ tại địa phương ....................................................................................................... 49 4.4. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái .......................................................... 51 4.4.1. Giải pháp chung cho nhóm hộ .............................................................. 51 4.4.2. Giải pháp cho từng nhóm hộ ................................................................. 51 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 55 5.1. Kết luận .................................................................................................... 55 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 56 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vẫn đề Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần thì kinh tế hộ là yếu tố quyết định nền kinh tế quốc gia. Chính vì thế, trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, việc phát triển kinh tế hộ gia đình được chú trọng hàng đầu. Đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư về phát triển kinh tế hộ gia đình ở nhiều địa phương trong cả nước.Tuy nhiên việc áp dụng các chương trình dự án đó là rập khuân, chưa đồng nhất, chưa thực sự phản ánh được nhu cầu của người dân cộng đồng, vì thế hiệu quả không đáng kể và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Phát triển kinh tế hộ giúp nâng cao đời sống của người dân xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển kinh tế của đất nước, đưa đất nước ngày càng phát triển. Song song với các hoạt động phát triển kinh tế hộ của đất nước, ở một xã vùng cao nghèo của tỉnh Yên Bái cũng đang từng bước phát triển kinh tế hộ, xoá đói giảm nghèo cho người dân, địa phương đó là xã Bản Công Huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái. Là một xã vùng cao nghèo của huyện, con người cần cù, chăm chỉ lao động nhưng cái nghèo vẫn bám chặt, cũng đã có một vài dự án ở xã nhằm giúp người dân xóa đói giảm nghèo nhưng hiệu quả không đáng kể. Muốn tìm ra được giải pháp tốt nhất cải thiện kinh tế hộ cho người dân thì trước hết ta phải nắm rõ được hiện trạng kinh tế của hộ. Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.s. Trinh quang Huy, tôi tiến hành thực hiện đề tài 2 “Thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục đích Nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ tại xã Bản Công huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế hộ tại xã Bản Công - huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian tới. 1.4. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua đây ta có cách nhìn tổng quan về thực trạng kinh tế nông hộ tại Xã Bản Công nói riêng và trong tỉnh Yên Bái nói chung. Bổ sung các kiến thức thực tế hoạt động sản xuất nông hộ và những kiến thức mới về kinh tế nông hộ. Đề tài nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo về kinh tế nông hộ ở địa phương, tài liệu cho trường, cho khoa, các nghiên cứu trong ngành và các sinh viên trong các khóa tiếp theo. * Ý nghĩa trong thực tế sản xuất Đề tài có thể là những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất nông hộ không chỉ cho xã bản Công mà còn cho cả tỉnh Yên Bái và các tỉnh các địa phương khác trong cả nước. Đề tài làm cơ sở cho các cán bộ khuyến nông, cơ quan, ban ngành có thêm những căn cứ để nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, thay đổi tư duy sản xuất, góp phần cải thiên cuộc sống của nông hộ tại xã. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm về kinh tế hộ Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ, nguyên nhân của sự khác nhau đó do sự nhìn nhận kinh tế hộ ở những góc độ khác nhau trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Theo Trần Văn Hà thì “Kinh tế nông hộ là đơn vị khai thác và kinh doanh nông nghiệp của những người cùng sống chung một mái nhà. Người chủ sản xuất là trưởng gia, là chủ hộ cùng những thân nhân sử dụng một cách tổng hợp những yếu tố lao động, đất, vốn. Phương tiện sản xuất tác động vào môi trường sinh thái để làm ra sản phẩm, nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống vật chất cuả gia đình và cộng đồng xã hội ”. Theo Phạm Khắc Hồng thì: “Kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế tự cấp, tự túc kết hợp với sản xuất hàng hóa nhỏ, chủ yếu dựa trên sức lao động và tư liệu sản xuất của hộ gia đình". Theo Trần Công Quân thì: “Kinh tế hộ gia đình là hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông lâm nghiệp được hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở sử dụng đất đai, sức lao động, tiền vốn,....của gia đình mình là chính”[10] 2.1.2. Đặc trưng của kinh tế hộ 2.1.2.1. Đặc trưng chung của kinh tế hộ Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, kinh tế hộ nông dân đang tồn tại và phát triển với vai trò là một đơn vị sản xuất cơ sở nông nghiệp - nông thôn. Là một thành phần kinh tế độc lập, tự chủ cùng các thành phần kinh tế khác hình thành nên kinh tế thị trường của 4 nước ta hiện nay. Kinh tế hộ nông dân sẽ luôn là một tế bào bền vững và phát triển lành mạnh trong kinh tế, nó mang những đặc trưng cơ bản sau: - Đặc trưng về sở hữu Tuy không được sở hữu về đất đai nhưng hộ nông dân được nhà nước giao quyền sử dụng ổn định và lâu dài. Đó là tiền đề quan trọng cho sự phát triển cho một quá trình sản xuất trong nông nghiệp. Mọi tư liệu sản xuất khác thuộc quyền sở hữu của gia đình.Tất cả những điều này tạo nên sự khác biệt giữa sở hữu nông dân và sở hữu tư nhân trong sở hữu tập thể. - Đặc trưng về mục đích sản xuất Mục đích sản xuất của kinh tế hộ nông dân được xác định chủ yếu trên cơ sở đảm bảo nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho hộ, một số ít dư thừa thì được đem ra để trao đổi.Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, mục tiêu đảm bảo nhu cầu của hộ sẽ giảm dần và thay vào đó là sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các thành viên phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu về vật chất và tinh thần của gia đình. - Đặc trưng về lao động + Thường thì các hộ nông dân không hoặc ít thuê lao động và tận dụng sức lao động của những thành viên trong gia đình. Trong các ngành kinh tế khác việc sử dụng sức lao động là trẻ em và người lớn tuổi là không được phép nhưng trong kinh tế hộ nông dân thì lao động trẻ em và người lớn tuổi đóng vai trò rất đáng kể. + Trong kinh tế hộ, phụ nữ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển, bởi người phụ nữ trong gia đình ngoài việc tham gia vào hoạt động sản xuất còn có vai trò trong tái sản xuất nòi giống, đồng thời còn tham gia nhiều hoạt động khác phục phụ cho đời sống và sinh hoạt hàng ngày. - Đặc trưng về mặt tổ chức 5 + Tổ chức của hộ nông dân rất đơn giản, gọn nhẹ chỉ bao gồm những người trong gia đình có quan hệ hôn nhân và huyết thống. + Tổ chức của hộ nông dân rất chặt chẽ, người chủ gia đình sẽ điều khiển mọi quá trình sản xuất dựa trên cơ sở thứ bậc hiệu lực cao bởi kỷ cương, nề nếp truyền thống. - Đặc trưng về hoạt động kinh tế hộ + Hoạt động kinh tế của hộ nông dân khá đa dạng và phong phú sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề. + Có tính phù hợp và điều chỉnh cao, với mỗi thay đổi của môi trường sản xuất kinh doanh thì hoạt động kinh tế của hộ có thể tự điều chỉnh để phù hợp, những sự điếu chỉnh đó nhanh hay chậm chính xác hay không chính xác còn phụ thuộc vào điều kiện khả năng của mỗi thành viên. 2.1.2.2. Đặc trưng của hộ nông dân Việt Nam Khi đề cập tới hộ nông dân Việt Nam thì chúng ta dễ nhận thấy nó mang đầy đủ những đặc trưng của hộ nông dân nói chung. Với phương thức sản xuất tự cung tự cấp kết hợp với sản xuất hàng hóa nhỏ, chủ yếu dựa vào sức lao động và tư liệu sản xuất của hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, diện tích đất đai cũng như lao động ít và chủ yếu là lao động thủ công, dẫn đến sản phẩm chỉ đáp ứng nhu cầu của gia đình. Khoảng 80% dân số của Việt Nam hoạt động sản xuất và sống dựa vào nền kinh tế nông nghiệp là chính. Vì thế có thể nhận định vai trò và vị trí của các hộ nông - lâm nghiệp nông thôn là rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn và còn lạc hậu, đa số hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp, bên cạnh đó trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu chưa phát triển mang nặng tính chất của một nền nông nghiệp truyền thống từ 6 đó dẫn đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn ở mức thấp đặc biệt đối với những hộ nông dân miền núi. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của cả nước, nông thôn nước ta đang có những bước phát triển mạnh song song với sự phát triển đó là sự tồn tại mặt trái của cơ chế thị trường, đã xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo giữa các hộ, tạo ra sự khác biệt về thu nhập cũng như mức sống giữa nông thôn và thành thị dẫn đến tình trạng lao động nông thôn ra thành phố tìm việc làm và tốc độ đô thị hóa diễn ra còn mạnh, gây ra sự xáo trộn mất ổn định chung. Để hạn chế tình trạng trên, đòi hỏi hộ nông dân phải có cách nhìn nhận đúng đắn và phát huy hết vai trò. Tính năng động của mình để thích ứng với nền kinh tế mới. Đồng thời Đảng và nhà nước cũng cần phải đưa ra cá chính sách mang tính định hướng và chiến lược phù hợp với điều kiện của từng vùng để phát huy hết khả năng và thế mạnh của kinh tế nông thôn, trong đó hộ nông dân là nhân tố không thể thiếu. 2.1.3. Các quan điểm nghiên cứu về kinh tế hộ Vấn đề kinh tế hộ đã được đề cập rất sớm trong lịch sử loài người, cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về phát triển kinh tế hộ, cả trong nước và trên thế giới. Tùy theo từng thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau, tùy từng cách tiếp cận khác nhau mà chúng ta nhận được lý thuyết không hoàn toàn giống nhau về kinh tế hộ nông dân - Tư tưởng của A.V.Traianôp: [5] Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế phức tạp của tổ chức sản xuất kinh tế nông nghiệp. Đó là những doanh nghiệp hàng hoá gia đình nông dân không thuê nhân công mà chiếm đại bộ phận nông hộ ở nước Nga trước cách mạng cũng như trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. 7 Kinh tế hộ nông dân gắn kết hữu cơ với gia đình nông dân vì thế có thể coi kinh tế nông dân là kinh tế gia đình. Đó là một xí nghiệp lao động gia đình sống theo những quy luật của nó, khác với những quy luật tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở lao động làm thuê. Trong kinh tế gia đình, người nông dân vừa là người chủ vừa là người lao động. Mục đích sản xuất không phải là vì lợi nhuận mà để thỏa mãn nhu cầu của gia đình. - Tư tưởng của frank Elliss: [7] Kinh tế hộ nông dân là sản xuất của hộ gia đình nông nghiệp. Có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo và hoạt động của thị trường. - Quan điểm của Liên Hợp Quốc Về phương diện thống kê: Liên Hợp Quốc cho rằng: Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có cùng một ngân quỹ. Về phương tiện sản xuất Liên Hợp Quốc cho rằng: Kinh tế hộ là một hình thức tổ chức cơ sở cả sản xuất hàng hóa. Nó hoạt động sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình, có một hoặc một số người lao động tự đầu tư theo khả năng về vốn để tự trang bị tư liệu sản xuất, sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ theo yêu cầu sản phẩm cho sự sinh tồn của họ trên thị trường. Mỗi quan điểm có cách nhận thức khác nhau về kinh tế hộ gia đình, nhưng chúng ta có thể hiểu: Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế - xã hội được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ: Hôn nhân huyết thống, phong tục tâm linh, tâm lý, đạo đức. Là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông dân và nông thôn. Kinh tế hộ nông dân đã tồn tại từ rất lâu ở các nước nông nghiệp, tự chủ trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, là pháp nhân kinh tế, bình đẳng trước pháp luật và là chủ thể nền kinh tế thị trường. 8 2.1.4. Tiêu chí phân loại hộ gia đình giai đoạn 2011- 2015 theo tài liệu tập huấn cán bộ xã * Hộ nghèo: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.00 đồng/người/ tháng (từ 4.800.000 đồng/người/tháng.) * Hộ cận nghèo: Những hộ có mức thu nhập bình quân 401.000 đến 520.000 đồng/người/tháng. * Hộ trung bình: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 521.000 đến 600.000 đồng/người/tháng. * Hộ khá: Những hộ có mức thu nhập bình quân trên 600.000 đồng /người /tháng. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới Kinh tế hộ nông dân đã tồn tại từ rất sớm và trải qua nhiều bước thăng trầm với các hình thái kinh tế xã hội.Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ ở ba thế kỷ trở lại đây, khi mà các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra hàng loạt những công nghệ khoa học và công cụ sản xuất mới, tạo ra bước đột phá trong nền nông nghiệp của thế giới. Hộ nông dân cho đến nay đã tồn tại phổ biến trên thế giới ở tất cả nước có sản xuất nông nghiệp. Nhưng chủ yếu nó đang tồn tại ở dạng hộ nông dân sản xuất hàng hóa và kinh tế nông trại. Sau đây, để giúp cho việc nghiên cứu và định hướng phát triển cho kinh tế hộ nông dân ở nước ta phù hợp với quy luật phát triển nông nghiệp nói chung, chúng ta xem xét tình hình phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới. Từ đó chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm và xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân. - Vương quốc Hà Lan Là một đất nước nhỏ bé với diện tích 41500km2, dân số 14.806.000 người 9 trong đó số lao động nông nghiệp chỉ chiếm 5,7% dân số, nhưng hàng năm đã sản xuất ra lượng lương thực, thực phẩm không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu 48,3 tỷ Glden sản phẩm nông nghiệp 1990. Mỗi một lao động nông nghiệp ở Hà Lan có thể nuôi được 112 người toàn bộ sản xuất nông nghiệp ở Hà Lan được tổ chức theo kiểu nông trại. Năm 1960 có 300.000 nông trại, thì đếm năm 1985 chỉ còn 138.000 các nông trại, tổ chức gọn với diện tích chung bình khoảng 10 ha đất canh tác, sử dụng lao động gia đình là chính. Các trang trại được trang bị đầy các công cụ, máy móc cần thiết, số nông trại chăn nuôi chiếm 17%. - Ở Pháp Đơn vị sản xuất phổ biến trong nông nghiệp là nông trại trong gia đình. Năm 1956 đã có khoảng 2,5 triệu nông trại với 4 triệu lao động canh tác trên diện tích 32 triệu ha quy mô canh tác bình quân của một nông trại trước đây là 15 đến 20 ha nay tăng lên 20 đến 50 ha có khoảng 70% nông trại chăn nuôi từ 20 bò sữa trở lên. Nông trại ở pháp chủ yếu sử dụng lao động và công cụ máy móc của gia đình. - Ở Mỹ Hoa Kỳ là một nước từ nhiều năm nay dẫn đầu thế giới về sản xuất nông nghiệp. Năm 1987 xuất khẩu nông phẩm của Hoa Kỳ đạt 4,6 tỷ đôla, đó là con số cực kỳ lớn nói lên vị trí dẫn đầu của họ. Ngoài điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết quả ấy còn do yếu tố tổ chức sản xuất hợp lý mang lại. Người Mĩ thường nói “nông trại gia đình là linh hồn, là tế bào của nền nông nghiệp Hoa Kỳ” và quả thực đúng như vậy, năm 1976 toàn nước Mĩ có 28 triệu nông trại với khoảng 4,4 triệu lao động nhưng đến năm 1987 con số này chỉ còn 2,176 nghìn nông trại với 3,208 triệu lao động ( chưa đầy 2% dân số) do quy mô và năng suất lao động tăng, nên số nông trại và số lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Trong số 1.733.683 nông trại loại nhỏ có 1.727.816 nông trại 10 gia đình (99,3%) do kỹ thuật ngày càng hiện đại, nên quy mô trung bình của một nông trại cũng không ngừng tăng lên: 1940 là 40 ha; 1950 là 80ha; 1960 là 120 ha ; Những năm 80 từ 150 đến 200 ha và hiện nay khoảng 217 ha các nông trại gia đình sở hữu 228.576.692 ha đất canh tác, nhưng canh tác tới 362.430.000 ha những nông trại lớn, những tập đoàn sản xuất có trên 10 lao động chỉ có 1.797 đơn vị, sở hữu 4.527.466 ha canh tác 5.811.539 ha. Ở hoa Kỳ các nông trại chủ yếu chỉ sử dụng lao động gia đình, tuy nhiên họ được hỗ trợ bởi một hệ thống công cụ và thiết bị vô cùng hiện đại. Hàng năm một số nông trại bị phá sản, có khoảng 50.000 chủ đất bị vỡ nợ. 2.2.2. Những nghiên cứu trong nước Trong hơn một thập kỷ vừa qua cùng với quá trình phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có bước tiến dài trên con đường phát triển của mình. Đạt được những thành tựu to lớn trên các mặt. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu thường xuyên phải nhập lương thực thực phẩm từ nước ngoài, đến nay chúng ta đã hoàn toàn tự túc được số lượng lương thực và thực phẩm cho nhu cầu trong nước. Bảo đảng sự ấm no trong đời sống của nhân dân và an ninh lương thực quốc gia với mức độ tăng trưởng hàng năm đặt 4,3% năm 1997 so với năm 1987 sản lượng lương thực tăng 1,8 lần, cà phê tăng 20 lần, cao su tăng 3,5 lần, chè tăng 1,8 lần. Không những thế sản phẩm nông nghiệp thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước, thường xuyên chiếm 40 đến 50% với mức tăng trung bình đạt sấp xỉ 20%/năm. Hàng năm thu về hàng tỷ đô la, góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, ổn định xã hội, tạo điều kiện và tiền đề để tiến hành các cải cách sâu rộng khác để bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu 5,3 tấn gạo đạt 2,173 tỷ USD tăng 36% so với cùng kỳ năm 2008, sản lượng cà phê giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2008 sản lượng chè đạt 115 nghìn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng