Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật ô nhiễm không khí ở việt nam...

Tài liệu Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật ô nhiễm không khí ở việt nam

.DOCX
11
83
93

Mô tả:

MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với những thành tựu to lớn về các mặt của đời sống nước ta thì phải đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất, chũng ta đã tiến hành hàng loạt các hành động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường như: xây dựng các công trình, nhà cửa, nhà máy, các khu công nghiêp… Để kiểm soát ô nhiễm không khí, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vì vậy bài tập làn này em xin làm rõ vấn đề: “Đánh giá thực trạng pháp luật về thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí tại Việt Nam”. NỘI DUNG I. Khái quát chung 1. Không khí, Ô nhiễm không khí Không khí là một hỗn hợp khí gồm có khí nitơ chiếm 68,9%, ôxi chiếm 0,95%, acgông chiếm 0,93%, điôxit và cácbon chiếm 0,32% và một số khí hiếm khác như neon, hêli, mêtan, krypton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích không khí. Ô nhiễm không khí dưới góc độ pháp lí, không có một định nghĩa riêng cho ô nhiễm không khí mà khái niệm ô nhiễm không khí được định nghĩa trên cơ sở khái niệm ô nhiễm môi trường nói chung, theo đó ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi tính chất không khí, vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Hay nói cách khác, ô nhiễm không khí là tình trạng không khí có xuất hiện một, một số chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lí, hóa vốn có của nó và sự thay đổi này vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người, sinh vật, thiên nhiên. Nguyên nhân của ô nhiễm không khí có thể có bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nguồn gốc tự nhiên do các đám cháy rừng, cơ bão bụi, các quá trình phân hủy, thối rữa xác động thực vật… Nguồn gốc nhân tạo từ hoạt động sản xuất công nghiệp của con người, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và hoạt động sinh hoạt, đun nấu của nhân dân… 2. Kiểm soát ô nhiễm không khí Kiểm soát ô nhiễm không khí có thể được hiểu là hoạt động mà các cơ quan quản lí Nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân tiến hành để bảo vệ không khí khỏi những bất lợi từ phía con người và những biến đổi bất thường của thiên nhiên. Chủ thể của các hoạt động kiểm soát ô nhiễm không khí là các cơ quan quản lí Nhà nước, các tổ chức, cá nhân. Các chủ thể này tiến hành các hoạt động nhằm ngăn cản, giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm không khí và tiến tới cải thiện chất lượng không khí. Kiểm soát ô nhiễm không khí được tiến hành thông qua một số hoạt động chủ yếu như: -Kiểm soát việc ô nhiễm không khí thông qua việc xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống quy chuẩn môi trường không khí. - Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí và sự cố môi trường không khí. - Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào không khí. Kiểm soát các nguồn thải bao gồm nguồn thải động và nguồn thải tĩnh. - Kiếm soát ô nhiễm không khí thông qua hệ thống cơ quan kiểm soát không khí được tổ chức 1 chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Hệ thông các cơ quan này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hoạt động nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí ở mỗi địa phương hoặc cả nước. 3. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí bao gồm các quy định của pháp luật về quy chuẩn môi trường không khí, về phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng không khí, về xả khí thải, về hệ thống các cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí, và xử lí vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí. Ở Việt Nam hiện nay chưa có văn bản riêng quy định chi tiết về kiểm soát ô nhiễm không khí, mà chỉ có những quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí nằm rải rác ở các văn bản pháp luật như: Luật bảo vệ môi trường 2005; Bộ Luật hình sự 1999; Luật Giao thông đường bộ 2008; và các văn bản pháp luật khác. Pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng môi trường không khí. Buộc con người phải hạn chế lượng chất thải vào không khí, và phải xử lí các chất thải độc hại có ảnh hưởng đến chất lượng không khí trước khi thải ra môi trường theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan tổ chức bảo vệ môi trường không khí. Tạo ra cơ sở pháp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế và bảo vệ môi trường không khí…. II. Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí tại Việt Nam 1. Pháp luật về hệ thống quy chuẩn chuẩn môi trường không khí Khoản 2 Điều 3 Luât tiêu chuẩn và quy chuẩn 2006 quy định: “Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác”. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí là quy định về giới hạn đặc tính kỹ thuật về yêu cầu quản lí mà môi trường phải tuân thủ để bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người và bảo vệ các loài động thực vật. Đối với môi trường không khí, những chuẩn mực, giới hạn này được hiểu là mức độ hoặc phạm vi vi phạm các chất ô nhiễm nhất định trong thành phần môi trường không khí đó. Các thông số giới hạn ấy được các cơ quan Nhà nước sử dụng để đánh giá hiện trạng không khí, kiểm soát ô nhiễm không khí, dự báo những thay đối trong thành phần không khí, từ đó đưa ra những giải pháp để cái thiện chất lượng môi trường không khí. Hệ thống QCKT môi trường không khí của Việt Nam bao gồm hai loại quy chuẩn đó là: -Quy chuẩn môi trường không khí xung quanh, được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lí chất lượng không khí gồm QCVN05: 2009/BTNMT- Chất lượng không khí xung quanh thay thế cho TCVN 5937-2005 và QCVN 06: 2009/ BTNMT- Chất độc hại trong không khí xung quanh thay thế cho TCVN 5938-2005 có hiệu lực ngày 1/1/1010. -QCKT môi trường không khí về chất thải được sử dụng để kiểm soát nồng độ các chất thải (bao gồm chất hữu cơ, vô cơ, bụi..) trong thành phần trước khi thải vào môi trường. Bao gồm Quy chuẩn thải khí đối với nguồn thải tĩnh (QCVN 19:2009/BTNMT- Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009- Khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ) và Quy chuẩn thải 2 khí đối với nguồn thải tĩnh (từ các phương tiện giao thông, TCVN 6438: 2001- Phương tiện giao thông đường bộ- giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải. Hệ thống QCKT môi trường không khí áp dụng tại Việt Nam đã tạo ra cơ sở để cho các cơ quan Nhà nước và các chủ thể có nguồn thải ra ngoài môi trường không khí, kiểm soát được chất lượng không khí. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng hệ thống kỹ thuật môi trường không khí chúng ta gặp phải một số vướng mắc như: + Việc chuyển dịch, áp dụng QCKT môi trường không khí ở khu vực và thế giới vào Việt Nam thể hiện sự máy móc tùy tiện, trong khi đòi hỏi của QCKT môi trường khong khí là phải xây dựng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Còn tồn tại quan điểm cho rằng, bắt buộc các đối tượng có chất thải phải tuân thủ các quy chuẩn chất lượng môi trường không khí và ohải chịu trách nhiệm khi quy chuẩn đó bị vi phạm. + Số lượng QCKT môi trường về môi trường không khí chưa có quy định về tổng lượng thả, thời gian xả thải và thời điểm xả thải. Quy định này rất cần thiết vì mỗi vùng miền khu vực có đặc điểm về môi trường không khí khác nhau, quy định về không gian xả thải và thời điểm xả thải rất quan trọng, nó tránh được tình trạng quá tải cho môi trường xả thải. + Hiệu lực áp dụng các QCKT môi trường không khí còn ở mức thấp, trên thực tế QCKT môi trường đã được ban hành nhưng chưa có cơ chế đảm bảo thực hiện. Các chủ thể có nguồn thải chưa thực hiện nghiêm túc vì chư có cơ chế chặt chẽ, họ cảm thấy không bị bắt buộc phải thực hiện này vì trách nhiệm pháp lý đối với họ chưa đủ nghiêm khắc. 2.2 Pháp luật về phòng chống khắc phục ô nhiễm không khí và cải thiện không khí + Hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng môi trường không khí của các cơ quan Nhà nước. Điều 94 đến Điều 97 Luật BVMT 2005 quan trắc môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng là hoạt động được thực hiện bởi BTN và MT, các Bộ và cơ quan ngang bộ, , cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp Tỉnh và người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ Hiện nay, cả nước có khoảng 17 chiếc máy quan trắc không khí và môi trường (Hà Nội: 5, Hải Phòng: 2, TP Hồ Chí Minh: 9 và Đà Nẵng: 1). Được biết, sắp tới sẽ đưa các máy quan trắc này giao cho các Sở Tài nguyên – Môi trường quản lý, còn Trung tâm Quan trắc và thông tin môi trường chỉ quản lý về số liệu chứ không quản lý cả hoạt động của tất cả các máy quan trắc như hiện nay. Các quy định của pháp luật về quan trắc môi trường đòi hỏi các chủ dự án lớn như trong Điều 18 LBVMT 2005 và danh mục các lĩnh vực mà Chính phủ quy định thì phải lập báo cáo tác động môi trường một cách cụ thể. + Luật bảo vệ môi trường không có quy định riêng cho môi trường không khí, song không khí cũng là một phần của môi trường nên được xem xét trong hoạt động ĐTM. Mục 2 chương III Luật BVMT 2006 và mục 2 Chương I Nghị định 80/2006/ NĐ-CP ngày 9/8/2206 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT năm 2005 và Nghị định 21/2008/NĐCP ngày 28/2/2208 đã quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể, quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan tới hoạt động ĐTM. Trách nhiệm thực hiện ĐTM được áp dụng đối với tất cả các cá nhân, tổ chức có tiến hành các dự án, hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định pháp luật về ĐTM. Việc đánh giá tác động môi trường tiến hành thường xuyên đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Đối với 3 các dự án lớn như trong Điều 18 Luật BVMT 2005 và danh mục các lĩnh vực mà Chính phủ quy định thì phải lập báo cáo tác động môi trường một cách cụ thể. Trong đó có tác động đối với môi trường không khí khi dự án đó đi vào hoạt động, tuy nhiên những dự án mà nó tác động lớn đến môi trường không khí nhưng quy mô nó chưa đến mức là những dự án lớn như quy định của Luật BVMT 2005 và danh mục các lĩnh vực mà Chính phủ quy định thì hiện nay chưa tiến hành việc đánh giá tác động môi trường. Pháp luật chưa có quy định về việc này. + Hoạt động thông tin về tình hình môi trường. Theo điều 102, Điều 103, Điều 104 Luật Bảo vệ môi trường 2005, các cơ quan quản lí Nhà nức có trách nhiệm xác định khu vực bị ô nhiễm và thông báo cho nhân dân biết về chất lượng không khí trên địa bàn, diễm biến của môi trường không khí tương lại, dự báo về các sự cố, hiện tượng ô nhiễm có thể xảy ra. Thông qua các hoạt động này, không những giúp cho các tổ chức cá nhân, nắm rõ được thực trạng chất lượng không khí nới mình đang sống hoặc đang tiến hành các hoạt động phát triển mà còn giúp các cơ quan quản lí Nhà nước kiểm soát được biến động của môi trường không khí. + Hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí. Điều 93 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định rõ trách nhiệm điều tra, xác định khu vực bị ô nhiễm thuộc về UBND cấp tỉnh và Bộ tài nguyên và môi trường. Quy định này nhằm đảm bảo cho việc khắc phục sự cố môi trường một cách nhanh chóng, kịp thời và khoa học nhằm giảm tới mức tối đa những thiệt hại mà sự cố đó có thể gây ra cho môi trường không khí; khắc phục kịp thời các sự cố gây suy thoái sẽ ngăn ngừa được tình trạng lây an bụi và khí thải độc hại vào không khí. + Hoạt động cải thiện chất lượng không khí. Giúp cho tình trạng ô nhiễm không khí không những được kiểm soát một cách có hiệu quả mà còn nâng cao được chất lượng không khí xung quanh. Để tìm ra hướng giải pháp quản lí, cải thiện chất lượng không khí thì điều cần thiết là phải cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. 3. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí Vấn đề kiểm soát nguồn ô nhiễm không khí, chất lượng không khí là vấn đề cần quan tâm vì nó có mối liên quan mật thiết tới đời sống của mỗi cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là ở đô thị. Để góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống thì vấn đề đặt ra là cần giảm thiểu ô nhiễm không khí từ nguồn thải động và nguồn thải tĩnh. + Kiểm soát các nguồn thải động Các hoạt động giao thông vận tải hiện đang là nguồn gây ô nhiễm tuy không phải là chủ yêu song đang tăng dần cùng với quá trình giao lưu và phát triển kinh kế- xã hội. Các quy định của pháp luật nước ta hiện nay về vấn đề này không nhiều, chỉ mới điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động giao thông vận tải nhằm giảm thiểu tiếng ồn, bụi chì và các chất độc hại khác nhằm vào không khí xung quanh. Có thể kể đến các quy định như: Chủ phương tiện giao thông không được thải khói bụi, khí độc vượt quá giới hạn cho phép vào không khí (Giới hạn cho phép được quy định trong TCVN 6438-2001). Các phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo về tiêu chuẩn khí thải, tiếng ồn.. TT 31/2009/TTBGTVT ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe otoo, sản xuất , lắp ráp và nhâp khẩu mới QCVN 05/2009/ BGTVT. Đối với xe máy điện đang lưu hành chứ thể triển khai kiểm soát khí thải vì từ khi xe máy xuất hiện đến nay, chúng ta chứ có quy định kiểm tra 4 kỹ thuật định kì. Mặt khác với một lượng xe máy lớn như vậy nếu áp dụng hàng rào kiểm soát ngay sẽ gây ra những tác động lớn trong xã hội .Điều này được quy định tại TT 30/2009/ TTBGTVT ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải áp dụng đối với xe mô tô, xe máy nhập khẩu và lắp ráp mới QCVN 04/2009/ TTBGTVT. + Kiểm soát các nguồn thải tĩnh Trong hai nguồn thải gây ô nhiễm không khí thì đây được coi là nguồn thải chủ yếu. Các quy định của Luật BVMT 2005 chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân có phát sinh ra khí thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Khi tiến hành các hoạt động này, để đảm bảo gây ô nhiễm không khí ở mức thấp nhất, các cá nhân phải tuân thủ một số nghĩa vụ cơ bản: thải khí trong giới hạn cho phép, nếu quá giới hạn này thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí; Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.. phải có hệ thống xử lí khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và phải được vận hành thường xuyên… Các tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí bằng việc đầu tư trang thiết bị lọc khí trước khi thải ra môi trường.Tuy nhiên trên thực tế, việc kiểm soát nguồn thải chưa hiệu quả. Ví dụ như: các phương tiện giao thông lạc hậu xả khói đen sì, bụi bay trắng cả một vùng trời, hoặc mùi hôi thối từ những con sông chết như song Tô Lịch giữa lòng thành phố Hà Nội… Việc cụ thể hóa trách nhiệm và khắc phục hậu quả và cải thiệm môi trường tiến hành như thế nào? Hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể. 4. Pháp luật quy định trách nhiệm pháp lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí + Trách nhiệm hành chính: Xử lí vi phạm hành chính đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Các hành vi vi phạm hành chính trong kiểm soát môi trường không khí không đa dạng như hành vi hành chính trong kiểm soát suy thoái rừng hay vi phạm hành chính trong kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Trách nhiệm hành chính được quy định cụ thể tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 117/2009/ NĐ-CP về xử lí vi phạm hành chin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chính phủ đã quy định các mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm khác nhau. Ví dụ: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đối với hành vi thải mùi hôi thối, mùi khó chịu vào môi trường. + Trách nhiệm dân sự: Được áp dụng đối với các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm. Đây là loại trách nhiệm pháp lí được đặt ra khi có các điều kiện: có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại, có lỗi của người vi phạm. Điều 624 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “ Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Luật BVMT 2005 quy định người nào có hành vi gây phá hoại, gây tổn hại với môi trường, không tuân theo sự huy động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố môi trường… gây thiệt hại cho tổ chức cá nhân khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chính hành vi vi phạm của mình gây ra. + Trách nhiệm kỉ luật: Khoản 2 Điều 127 Luật BVMT 2005 quy định các đối tượng áp dụng trách nhiệm kỉ luật. Trách nhiệm kỉ luật có nhiều hình thức như: Khiển trách, cảnh cáo, thuyên chuyển 5 công tác, hoặc buộc phải thôi việc. Việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật được thực hiện tại các cơ quan hoặc tổ chức nơi người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. + Trách nhiệm hình sự: Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự là tình chất, mức độ vi phạm của cá nhân và hậu quả nguy hại mà hành vi vi phạm đó gây ra. Trong lĩnh vực bảo vệ thành phần môi trường không khí, cá nhân có hành vi phạm tôi sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 182 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự 2009: gồm có phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề… Việc áp dụng trách nhiệm hình sự còn gặp nhiều khó khăn, khi đối tượng gây ô nhiễm không khí lại là các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các pháp nhân trong khi pháp luật hình sự Việt Nam hiện tại vẫn quy định chủ thể của tội phạm môi trường nói chung và tội phạm về môi trường nói riêng là các cá nhân. Vì vậy khi tội phạm xảy ra, các cơ quan chức năng sẽ rất khó xác định được ai là người phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội. Một số hành vi nghiêm cấm trong luật BVMT 2005 (Điều 7) vẫn chưa được bổ sung trong bộ luật hình sự như: hành vi gây tiếng ồn; độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép; sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước xác định là khu vực cấm do mức độ nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người; hanh vi cản trở BVMT. Theo quy định của BLHS chi quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân mà không có quy định về trách nhiệm của tổ chức, như vậy sẽ có nhiều trường hợp pháp nhân hay tổ chức vi pham thì k xử lý theo hình thức này được. Điều này phải chăng cần bổ sung. 5. Pháp luật hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí. Hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí: để thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động kiểm soát ô nhiễm không khí nêu trên, cần phải xây dựng một hệ thống các cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí từ trung ương tới địa phương. Hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường không khí cũng chính là hệ thống quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, được quy định tại Điều 121, Điều 122, Điều 123, Điều 124 và nằm rải rác tại các điều luật khác trong Luật bảo vệ môi trường 2005. Được chia làm hai nhóm chính là Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ và cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, sở tài nguyên và môi trường. Mỗi cơ quan có chức năng nhiệm vụ khác nhau, đảm bảo cho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường được thực thi có hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, do văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này còn thiếu, môi trường không khí ít được quan tâm, việc đánh giá tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường thường khó xác định nên hiệu quả hoạt động của các cơ quan này đôi khi còn mờ nhạt và kém hiệu quả. Hiện nay có tình trạng người dân khiến kiện về ô nhiễm nhưng chưa được giải quyết khiến họ “không biết kêu ai”. Điều 121 Luật BVMT 2005, có qua nhiều bộ chủ quản chuyên ngành thực hiện hoặc phối hợp thực hiện, hướng dẫn thực hiện pháp luật BVMT. Mặc dù là lĩnh vực mang tính đa ngành, liên ngành nhưng việc quy định qua nhiều cơ quan chủ chì phối hợp nhưng không quy định phối hợp 6 như thê nào dẫn tới việc cùng một vấn đề tồn tại nhiều văn bản hướng dẫn của các bộ khác nhau với nội dung khác nhau. Theo các Điều 121, Điều 126, Điều 44 khoản 5 LBVMT, có nhiều bộ có chức năng kiểm tra việc thực hiện pháp luật BVMT. Thực trạng các quy định này không chỉ chồng chéo, mâu thuẫn, bất hợp lý trong quy định mà còn dẫn tới sự lãng phí chi phí xã hội và chi phí doanh nghiệp. III. Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là vấn đề phực tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau như: giao thông vận tải, hoạt động dân sinh, nông nghiệp, công nghiệp. Do đó, hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đòi hỏi sự cố gắng của Nhà nước và nhân dân, cùng với một loạt các giải pháp đồng bộ. Những năm gần đây, nước ta đã chú ý hơn đến vấn đề chất lượng môi trường không khí, đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, trong quá trình thực hiện, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn không ít những tồn tại cần khắc phục. 3.1 Thành tựu: + Quy định lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn khí thải ERO2, ERO3 đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phát triển giao thông công cộng, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu, ban hành hệ thống quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp, chất lượng môi trường không khí xung quanh; nhiều cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm soát khí thải và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn; cải tạo hệ thống giao thông đô thị, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm không khí, tăng cường quản lý hoạt động thì công xây dựng các công trình để bảo vệ môi trường không khí. + Điều 3 luật bảo vệ môi trường 2005: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. Kiểm soát các nguồn thải động: -Các chủ phương tiện giao thông không được thải khói, bụi, khí độc quá giới hạn cho phép vào không khí (giới hạn cho phép được quy định trong TCVN6438-2001). - Các phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn. các chủ phương tiện giao thông phải đảm bảo không được gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép. - Các phương tiện có chạy xăng phải sử dụng xăng phải sử dụng xăng không pha chì tại khoản 1 Điều 71 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29/05/1995 của chính phủ và chỉ thị số 24/TTg ngày 23/11/2000 của thủ tướng chính phủ. Kiểm soát các nguồn thải tĩnh: trong 2 loại nguồn gây ô nhiễm không khí thì đây được coi là nguồn thải chủ yếu. Chính vì vậy, các quy định của luật BVMT 2005 chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân có phát sinh ra khí thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, và sinh hoạt của người dân. + Chính phủ: Căn cứ luật tổ chức chính phủ và Điều 121 luật bảo vệ môi trường, chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ các hoạt động bảo vệ và kiểm soát ô nhiếm không khí trong cả nước. ban hành văn bản pháp luật: chỉ thị số 24/2000/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về việc dung xăng không pha chì; quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ quan 7 gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó chương trình cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị là một trong 36 chương trình ưu tiên. 3.2 Hạn chế, tồn tại: Thứ nhất là Chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường không khí đô thị và công nghiệp còn chồng chéo giữa các bộ (Tài nguyên và môi trường, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Xây dựng, Bộ Y tế). Đầu tư cho hoạt động quản lí môi trường không khí còn ít, chưa hợp lí so với môi trường nước và chất thải rắn, hệ thống quan trắc môi trường không khí, kiềm chế nguồn thải ô nhiễm không khí còn yếu, ô nhiễm môi trường không khí độ thị và công nghiệp ngày càng gia tăng.. Để Luật Bảo vệ môi trường 2005 sớm đi vào cuộc sống, bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành địa phương có liên quan tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện Luật. Tuy nhiên công tác phổ biến tuyên truyền pháp về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên công tác phổ biến tuyên truyền và hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường 2005 cũng mới chỉ đạt được những kết quả ban đầu và cần được đẩy mạnh sâu rộng hơn trong thời gian tới, nhất là đối với các bộ ngành và ở cấp huyện, cấp xã. Thứ hai là về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); nhìn chung công tác thẩm định báo cáo ĐTM đã không ngừng được cải tiến và đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt. Việc thẩm định báo cáo ĐTM và đăng kí đạt quy chuẩn môi trường đã góp phần ngăn ngừa ô nhiễm. Nhưng năng lực thẩm định báo cáo ĐTM của các Bộ, ngành và địa phương còn hạn chế nên chất lượng thẩm định cưa cao; việc theo dõi kiểm rea tình hình thực hiện báo cáo ĐTM và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM chưa được đặt ra một cách tích cực nên kết quả thực hiện báo cáo ĐTM chủ yếu dựa vào sự tự người dân. Thứ ba là về kiểm soát ô nhiễm, quản lí chất thải và khắc phục sự cố môi trường: Trong những năng gần đây, công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lí chất thải được coi là hoạt động trọng tâm của công tác quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường và được ưu tiên tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện. các hoạt động kiểm tra giám sát được tập trung vào các vấn đề “nóng”; các vấn đề môi trường bức xúc như xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường lưu vực song, khu kinh tế trọng điểm sản xuất hóa chất, nhập khẩu phế liệu trái phép. Mặc dù Luật BVMT 2005 quy định chức năng nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung cho Bộ TN - MT nhưng Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg lại giao nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí đô thị cho Bộ Giao thông vận tải. Bên cạnh đó, vấn đề đánh giá, kiểm soát nguồn thải cũng đang có sự chồng chéo về phạm vi trách nhiệm giữa Bộ TN - MT cùng với các bộ khác như Bộ Công thương, Bộ Xây dựng. Pháp luật cũng có quy định Bộ TN - MT có trách nhiệm báo cáo hiện trạng môi trường, việc kiểm soát khí thải từ các phương tiện sẽ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm hay quy định về tiêu chuẩn nhiên liệu sẽ do Bộ KH - CN ban hành? Thứ tư là nước ta chưa có một đạo luật riêng quy định về việc bảo vệ môi trường không khí, trong khi các thành phần môi trường khác đã có như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước, Luật khai thác khoáng sản…. điều này một mặt là do đặc trưng của môi trường không khí, do khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, Nhà nước không thể bắt họ 8 thực hiện ngay các đòi hỏi về bảo vệ môi trường. Vấn đề xử lí các vi phạm pháp luật môi trường không khí. Hiện nay chưa có một quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh các vấn đề về kiểm soát ô nhiễm không khí, các văn bản pháp luật của chúng ta về vấn đề này chưa tập trung nên cơ sở pháp lí để xử lí những vi phạm pháp luật môi trường không khí còn nhiều bất cập, Để xử lí các vi phạm pháp luật môi trường không khí đòi hỏi thẩm phán phải có chuyên môn về lĩnh vực môi trường nhưng ở nước ta hiện nay các thẩm phán chỉ được đào tạo về lĩnh vực pháp lí mà chưa chú trọng đến trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy việc xử lí chưa kịp thời, chưa nghiêm minh hay còn bỏ sót các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí của hệ thống cơ quan này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường không khí. Thứ năm là hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không khí hiện hành chưa quy định cụ thể về tổng lượng thải và thời điểm thải. Thực tế cho thấy, cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng các cơ sở sản xuất lớn thường đưa vào môi trường không khí lượng chất thải lớn hơn các cơ sở sản xuất nhỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc các cơ sở sản xuất có tổng lượng khí thải là khác nhau. Rõ ràng, lượng khí thải vào môi trường không khí nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của cơ sở đó. Vì thế, việc xử lý các khí thải đó cũng đòi hỏi các quy trình xử lý khác nhau. Nếu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn thải khí không quy định tổng lượng thải mà áp dụng đồng đều nồng độ tối đa cho phép của các chất độc hại như hiện nay là rất bất hợp lý. Thứ sáu là xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí đã được quy định trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với mức phạt tăng lên. Tuy nhiên, đối với các hành vi phạm tội về môi trường không khí, nhằm bảo đảm tính thực thi của quy định này khi áp dụng cần làm rõ thế nào là mức độ nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng khi có hành vi vi phạm xảy ra. Để hoạt động quản lý và kiểm soát chất lượng không khí đạt hiệu quả cần hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật mà trước hết là sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, trong đó bổ sung khái niệm về quản lý chất lượng không khí, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành. Cùng với đó là sửa đổi, bổ sung các cơ chế, quy định nhằm đảm bảo thực thi pháp luật và chính sách khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia bảo vệ môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng dân cư… IV. Giải pháp hoàn thiện Thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật kiểm soát ô nhiễm không khí, ban hành Luật về bảo vệ môi trường không khí Tăng cường pháp chế về bảo vệ môi trường không khí bao gồm nội dung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí theo hiơngs quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí của các tổ chức cá nhân, các chế tài cụ thể cho trường hợp vi phạm, xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường không khí… Xây dựng cơ chế thực sự lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường không khí vào các chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển đô thị và khu công nghiệp, tiếp tục rà soát hoàn thiện, chỉnh sửa hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; xây dưng luật bảo về không khí; quy định về tổng lượng thải, thời điểm thải trong các QCKT môi trường không khí; tạo lập môi trường pháp 9 lí thuận lợi nhằm khuyến khích đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường không khí… Thứ hai là kiện toàn bộ máy cơ quan quản lí môi trường không khí, đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. Hình thành và phát triển hệ thống quản lí và bảo vệ môi trường từ cấp trung ương xuống địa phương theo hướng thành lập bộ phận quản lí môi trường không khí trong hệ thống các cơ quan quản lý môi trường.Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương trong báo cáo môi trường không khí. Cần phân định rõ cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại về môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Thứ ba là quy định chặt chẽ về chế tài. Để đảm bảo cho việc thư thi luật có hiệu quả trên thực tế thì cần có các biện pháp xử phạt, cưỡng chế. Vì vậy cần chú trọng xây dựng các biện pháp chế tài trong lĩnh vực này. Có thể áp dụng hình phạt tiền đối với các chủ thể vi phạm. Số tiền phạt nên ở mức cao hơn so với đời sống trung bình, như vậy tính răn đe mới cao. Nên phân loại hình phạt tiền đối với phần vi phạm đầu tiên và tái phạm. Số tiền phạt do hành vi tái phạm cao hơn nhiều lần so với lần vi phạm ban đầu… Cải tạo bắt buộc. Đây là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các hành vi vi phạm nhỏ. Người vi phạm cần phải thực hiện công việc liên quan đến vệ sinh làm sách các vị trí mà không được trả thù lao.Người vi phạm sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ không khí và không tái phạm. Thứ tư là xây dựng các quy định về thuế bảo vệ môi trường không khí. Sử dụng các biện pháp kinh tế-tài chính đem lại hiệu quả cao trong việc sử lí chất thải để bảo vệ môi trường. Phí và thuế là hai công cụ quan trọng để thay đổi các hành vi xả thải vào môi trường theo hướng giảm thiểu các tác động xấu. Thứ năm là tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường không khí. Xây dựng và thực thi kế hoạch quản lí chất lượng không khí cho Quốc gia và cho các thành phố loại 1; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát về nguồn phát thải vào môi trường không khí. Tăng cường đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và kinh phí phục xụ các hoạt động thanh tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, hoàn thiện và bổ sung các tiêu chuẩn về môi trường không khí. Nâng cao công tác tuyên truyền cũng như cung cấp thông tin chất lượng môi trường không khí cho cộng đồng. Thứ sáu là Về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm. Trên thế giới một số nước áp dụng việc đánh phí môi trường đối với người sử dụng các phương tiện giao thong vận tải thông qua giá xăng như ở Thái Lan, Đài Loan… Việt Nam đang xem xét và mong rằng sẽ sớm đưa vào áp dụng. Tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông vận tải trên thế giới là tiêu chuẩn O3, trong khi đó ở Việt Nam mới áp dụng trên một diện nhỏ tiêu chuẩn O2. Vì vậy cần sớm áp dụng một cách thống nhất tiêu chuẩn O2, tiến tới nâng cao hơn nữa. KẾT LUẬN Ô nhiễm môi trường không khí đã và đang là một vấn đề nóng bỏng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở nước ta tuy có những thành công nhất định xong không tránh khỏi những hạn chế cần được khắc phục. Chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật về vấn đề này và có hiệu quả áp dụng trên thực tế. Cần cải thiện chất lượng môi trường không khí, ngăn chặn sự ô nhiễm nặng hơn của môi trường không khí. Trên đây là bài làm của nhóm về vấn đề 27. Trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô. Nhóm chúng em xin chân thành cám ơn. 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật môi trường, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006. 2. Luật bảo vệ môi trường năm 2005. 3. Bộ luật hình sự năm 1999 (Chương 17); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009. 4. Bộ Luật Dân sự 2005 5. Luật Giao thông đường bộ 2008. 6. Luât tiêu chuẩn và quy chuẩn 2006 7. Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg. 8. Nghị định 117/2009/ NĐ-CP về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 9. Chỉ thị số 24/2000/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về việc dung xăng không pha chì; 10. Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ quan gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 11. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010. 12. Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29/05/1995 của chính phủ và chỉ thị số 24/TTg ngày 23/11/2000 của thủ tướng chính phủ 13. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, Khóa luận tốt nghiệp, Trần thi Trúc Chi, Hà Nội, 2011. 14. Các trang web có liên quan. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan