Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh ptth ở một số trƣờng nội thành thàn...

Tài liệu Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh ptth ở một số trƣờng nội thành thành phố hồ chí minh đối với nội dung giáo dục giới tính

.PDF
187
66
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------- HUỲNH VĂN SƠN THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PTTH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI, 1999 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------- HUỲNH VĂN SƠN THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PTTH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC MÃ SỐ: 5.13.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PTS BÙI NGỌC OÁNH HÀ NỘI, 1999 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Thầy PTS BÙI NGỌC OÁNH, ngƣời hƣớng dẫn khoa học. - Quý thầy cô khoa TÂM LÝ GIÁO DỤC đã dạy dỗ, dìu dắt, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu - Quý Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô, Ban Chấp Hành Đoàn Thanh Niên cùng với hơn 500 học sinh của trƣờng PTTH NGUYỄN DU, PTTH NGUYỄN HIỂN, PTTH HÙNG VƢƠNG - Cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp, một số chuyên gia tƣ vấn tâm lý..., đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận án khoa học này. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 2 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 2 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 4 8. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 9 1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 9 2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 16 2.1. Lí luận về nhận thức và thái độ ............................................................................. 16 2.1.1. Nhận thức ....................................................................................................... 16 2.1.2. Thái độ ........................................................................................................... 19 2.2. Lý luận về giới tính, giáo dục giới tính, nội dung giáo dục giới tính ................... 23 2.2.1. Giới tính: ........................................................................................................ 23 2.2.2. Khái niệm giáo dục giới tính.......................................................................... 28 2.2.3. Nội dung giáo dục giới tính ........................................................................... 31 2.3. Đặc điểm tâm lý học sinh PTTH............................................................................... 40 2.4. Những vấn đề giới tính – giáo dục giới tính cần chú ý ở tuổi học sinh PTTH ......... 45 CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ..................................................... 49 1. Vài nét về khách thể nghiên cứu: ................................................................................. 49 2. Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính ................................................................................................................................... 50 2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính ... 50 2.2. Thực trạng thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính ........ 68 2.3. Tƣơng quan giữa nhận thức và thái độ ................................................................. 90 2.4. Nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính. ............................................................................................... 92 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PTTH ĐỐI VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH ............................ 103 3.1. Đề xuất một số biện pháp.................................................................................... 103 3.2. Một vài thực nghiệm bƣớc đầu: .......................................................................... 104 3.2.1. Mục đích thực nghiệm: ................................................................................ 104 3.2.2. Nội dung thực nghiệm: ................................................................................ 104 3.2.3. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 106 3.2.4. Kết luận chung về thực nghiệm: .................................................................. 114 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 115 1. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 115 2. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ................................................................................................. 119 3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: ............................................................................................. 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 113 PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................................... 115 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục thế hệ trẻ trở thành con ngƣời toàn diện không chỉ cung cấp những tri thức khoa học đơn thuần mà còn phải cung cấp những tri thức về con ngƣời để các em hiểu nhiều hơn về con ngƣời cũng nhƣ hiểu chính mình. Định hƣớng cho học sinh PTTH về một lối sống đúng đắn, về những tiêu chuẩn của một con ngƣời mới thì bên cạnh những tri thức cơ bản, những tri thức về nghề nghiệp còn phải trang bị cho các em những tri thức về đời sống tâm sinh lý cơ thể, những vấn đề của đời sống giới tính để các em có ý thức hơn về những suy nghĩ và hành vi của mình. Đó chính là vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục giới tính. Nhận thức đúng về những vấn đề giới tính, các em sẽ không chỉ có những suy nghĩ đúng, hành vi đúng mà còn có thái độ đúng mực với các hiện tƣợng xấu, hành vi không phù hợp, tức là không chỉ có khả năng tự định hƣớng cho bản thân mình mà còn ảnh hƣởng đến ngƣời khác một cách tích cực. Thực tế đã cho thấy những vấn đề về giới tính nói chung, tình yêu, tình dục nói riêng đang là điểm báo động đỏ. Rất nhiều sự sa sút xoay quanh vấn đề giới tính của học sinh nhƣ yêu đƣơng quá sớm, quan hệ tình dục sớm, sinh nở sớm, nạo phá thai, những cử chỉ và hành vi suồng sã... ở lứa tuổi học sinh PTTH và thậm chí là sớm hơn. Hậu quả của những vấn đề ấy vô cùng tai hại, nó không chỉ ảnh hƣởng đến sự phát triển sinh lý của các em mà còn ảnh hƣởng nặng nề và tàn khốc về mặt tâm lý. Đó chính là những dấu ấn không thể phai mờ trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách mãnh liệt nhất của con ngƣời. Nguyên nhân rõ rệt và chủ yếu mà ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra là các em còn thiếu hiểu biết về giới tính mà đúng ra đó là nhu cầu tối quan trọng với lứa tuổi này. 1 Giáo dục giới tính đang là vấn đề đƣợc các nhà Tâm lý học, Giáo dục học, Sinh lý học, Xã hội học... quan tâm. Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh, đặc biệt xung quanh vấn đề nên cung cấp những kiến thức gì về giới tính, làm sao để các em có nhận thức đúng đắn cũng nhƣ có thái độ đúng mực với nội dung trên... vẫn là những câu hỏi hết sức bức xúc đang đƣợc tranh cãi. Thế nhƣng, chính những chủ thể của quá trình tiếp nhận giáo dục giới tính nói gì, có nhận thức và thái độ nhƣ thế nào đối với nội dung giáo dục giới tính. Đây là vấn đề hết sức cấp bách cần phải tìm hiểu. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH ở một số trƣờng nội thành TP HỒ CHÍ MINH" đối với nội dung giáo dục giới tính. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính. Từ đó hƣớng tới việc nâng cao nhận thức và thái độ đối với nội dung giáo dục giới tính góp phần trong việc hoàn thiện nhân cách cũng nhƣ chuẩn bị cho cuộc sống hạnh phúc tƣơng lai của các em. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: nhận thức, thái độ, giới tính, giáo dục giới tính, nội dung giáo dục giới tính, ... 3.2. Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính, một số nguyên nhân của thực trạng đó. 3.2.1 Nhận thức của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính. 3.2.2 Thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính. 3.2.3 Một vài nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính. 2 3.3. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh ở một số trƣờng PTTH nội thành Tp HCM. - Khách thể nghiên cứu thực trạng: 320 học sinh PTTH. - Khách thể nghiên cứu thực nghiệm: 162 học sinh khác ở khối 12. 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 5.1. Học sinh PTTH ở một số trƣờng nội thành Tp Hồ Chí Minh chƣa có nhận thức thực sự sâu sắc cũng nhƣ chƣa có thái độ tích cực đúng mực đối với nội dung giáo dục giới tính. 5.2. Có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng nhận thức và thái độ của các em học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính, trong đó những nguyên nhân chủ yếu là: các em chƣa đƣợc cung cấp những kiến thức về giới tính một cách hệ thống, các em sợ dƣ luận xã hội cấm kỵ, cha mẹ ngăn cản, bạn bè trêu chọc... 5.3. Có thể nâng cao nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính bằng một số biện pháp tác động hợp lý nhƣ: cung cấp một cách hệ thống, khoa học những tri thức về giới tính ; tác động vào những yếu tố tâm lý xã hội ảnh hƣởng đến nhận thức và thái độ của các em ; vận động sự kết hợp của gia đình trong việc cung cấp những nội dung giáo dục giới tính, quán triệt tƣ tƣởng của các em khi học tập những nội dung này... 3 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH về nội dung giáo dục giới tính với phạm vi nghiên cứu là một số trƣờng nội thành Tp HCM. - Về mặt nhận thức, chúng tôi khảo sát chủ yếu về vốn hiểu biết của các em đối với nội dung giáo dục giới tính và một số kiến thức cụ thể về giới tính ; nhận thức về sự cần thiết của nội dung giáo dục giới tính. - Về mặt thái độ, chúng tôi khảo sát thái độ thích thú ; tán thành ; e ngại đối với nội dung giáo dục giới tính. Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát thái độ của các em đối với một số nhận xét về nội dung giáo dục giới tính. 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: 7.1. Những phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu, đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: vấn đề nhận thức, thái độ, giới tính, nội dung giáo dục giới tính, nội dung giáo dục giới tính cho học sinh PTTH, ... 7.2. Những phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: 7.2.1 Phƣơng pháp anket: * Mục đích: Phƣơng pháp này nhằm giải quyết nhiệm vụ tìm hiểu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính. * Xây dựng bảng anket: Bảng anket đƣợc xây dựng dựa trên sự tham khảo những đề tài có liên quan đã nghiên cứu trƣớc đây, dựa vào bảng thăm dò mở, thăm dò thử cũng nhƣ dựa vào cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu và kỹ thuật soạn thảo anket. 4 • Việc xây dựng bảng anket đƣợc tiến hành qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1. Xây dựng bảng thăm dò mở: Dựa trên những biểu hiện về thực trạng nhận thức và thái độ của các em học sinh đối với nội dung giáo dục giới tính bƣớc đầu quan sát đƣợc, cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu và những kết quả nghiên cứu của một số đề tài trƣớc, ngƣời nghiên cứu đƣa ra bảng thăm dò mở gồm 6 câu hỏi mở (xin xem phụ lục 4). - Giai đoạn 2. Xây dựng bảng thăm dò thử: Từ kết quả bảng thăm dò mở, kết hợp với cơ sở lý luận ngƣời nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng thăm dò thử trƣớc khi hoàn tất bảng thăm dò chính thức. - Giai đoạn 3. Xây dựng bảng thăm dò chính thức: Từ kết quả của bảng thăm dò mở, thăm dò thử kết hợp và đối chiếu với cơ sở lý luận của đề tài, ngƣời nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng thăm dò chính thức. Đây là công cụ nghiên cứu chủ yếu của thực trạng nhận thức và thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính. • Mô tả bảng thăm dò: - Bảng thăm dò chính gồm 26 câu hỏi đƣợc soạn thảo dƣới nhiều hình thức khác nhau. Có loại câu hỏi bao gồm 5 lựa chọn và trong đó khách thể nghiên cứu chỉ đƣợc lựa chọn duy nhất một lựa chọn mà thôi; có loại câu hỏi mà khách thể đƣợc quyền chọn lựa những lựa chọn nào mà họ cảm thấy phù hợp với mình. - Bảng thăm dò đƣợc ngƣời nghiên cứu chia thành từng phần cơ bản nhƣ: thực trạng nhận thức ; thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính - nguyên thân của thực trạng trên. * Quá trình tiến hành: - Liên hệ với Ban giám hiệu các trƣờng đƣợc khảo sát xin phép đƣợc sử dụng thời gian sinh hoạt chủ nhiệm để khảo sát với thời gian cụ thể thực hiện phiếu điều tra khoảng 50 phút. 5 - Trƣớc khi phát phiếu, dành khoảng 5 phút "làm quen" với học sinh một cách khéo léo, tế nhị và thân thiện. Hƣớng dẫn kỹ lƣỡng cách trả lời từng phần trong bảng anket. - Tiến hành phát phiếu điều tra, phối hợp cùng với quản sinh và giáo viên chủ nhiệm đảm bảo sự nghiêm túc và thoải mái trong khi thực hiện bảng anket. - Nhắc nhở đối tƣợng kiểm tra lại xem đã trả lời đầy đủ và toàn diện chƣa. Thu phiếu điều tra. - Tiến hành xử lý bảng anket bằng toán thống kê và bình luận. 7.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn: * Mục đích: Tiến hành gặp gỡ, trò chuyện và trao đổi với các em học sinh PTTH về nội dung giáo dục giới tính để các em bộc lộ nhận thức, quan niệm cũng nhƣ thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính. * Nội dung: Các nội dung mà ngƣời nghiên cứu tiến hành phỏng vấn nhƣ: tự đánh giá nhận thức về nội dung giáo dục giới tính, thái độ khi tiếp cận hay khi đƣợc học tập từng nội dung cụ thể, những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng nhận thức và thái độ, những nhu cầu và nguyện vọng đối với việc học tập những nội dung giáo dục giới tính... * Quá trình tiến hành: - Cởi mở và giới thiệu để tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi với khách thể. - Gợi mở và phỏng vấn ở một số nội dung đã chuẩn bị sẵn. - Thực hiện ghi âm kết hợp với biên bản phỏng vấn. 7.2.3. Phƣơng pháp quan sát: * Mục đích: Quan sát những biểu hiện về nhận thức và thái độ của các em trong quá trình nghiên cứu nhằm bổ sung thêm những dữ kiện để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài một cách chính xác và toàn diện hơn. 6 * Quá trình tiến hành: Ngƣời nghiên cứu tiến hành phƣơng pháp quan sát và thực hiện biên bản quan sát các vấn đề: - Quan sát thái độ của các em qua một số giờ học những kiến thức về giới tính. - Quan sát tinh thần nỗ lực, tích cực và những biểu hiện hứng thú nhận thức cũng nhƣ một số biểu hiện về thái độ của các em trong khi học tập nội dung giáo dục giới tính hay khi tham gia hội thi tìm hiểu về giới tính do Đoàn trƣờng cùng phối hợp tổ chức - Quan sát thái độ của các em khi trò chuyện, trao đổi về những vấn đề giới tính. 7.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm: * Mục đích: Tiến hành thực nghiệm tác động nhằm nâng cao nhận thức và thái độ của học sinh PTTH về nội dung giáo dục giới tính * Quá trình tiến hành: Chọn lựa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm để so sánh nhằm tìm ra sự khác biệt giữa trƣớc và sau thực nghiệm để kiểm định hiệu quả của những biện pháp tác động. Đây là phƣơng pháp chủ yếu để tìm hiểu hiệu quả của những biện pháp tác động nâng cao nhận thức và thái độ của học sinh PTTH đối với nội dung giáo dục giới tính. (Phần này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn, đầy đủ hơn ở mục 3.2). 7.2.5. Phƣơng pháp toán thống kê: * Mục đích: Dùng phƣơng pháp toán thống kê để phân tích và xử lý các số liệu điều tra để định lƣợng các kết quả nghiên cứu. * Quá trình tiến hành: - Thống kê các kết quả của bảng anket, xử lý thô. - Tính tỉ lệ phần trăm, thống kê tần số, điểm trung bình, xếp thứ hạng. - Kiểm nghiệm Chi square. 7 8. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU Đề tài này đƣợc bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 với các bƣớc nhƣ sau: - Tháng 7, 1997: Chọn đề tài, chính xác hoá tên đề tài, xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, khách thể, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu... , thông qua ngƣời hƣớng dẫn khoa học. - Tháng 10, 1997: Xây dựng đề cƣơng, kế hoạch nghiên cứu - Tháng 1, 1998: Bảo vệ đề cƣơng, thông qua các mẫu phiếu điều tra ; Xin ý kiến của các chuyên gia và ngƣời hƣớng dẫn, hoàn chỉnh các mẫu phiếu điều tra. - Tháng 2, 1998: Chuẩn bị địa bàn nghiên cứu và tiến hành điều tra mở. - Tháng 3, 1998: Điều tra thử, hoàn thành phần nghiên cứu lý luận của đề tài, điều tra chính thức. - Tháng 4, 1998: Phân tích, xử lý các số liệu và tài liệu thu thập đƣợc, xây dựng kế hoạch và công cụ thực nghiệm. - Tháng 5 và 6, 1998: Tiến hành thực nghiệm, thu thập số liệu và xử lý. - Tháng 10, 1998: Hoàn tất đề tài. - Tháng 12, 1998: In ấn và đệ trình. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới: - Giáo dục giới tính nói chung, nội dung giáo dục giới tính nói riêng đã đƣợc nghiên cứu khá lâu dù rằng góc độ nghiên cứu có thể không thống nhất với nhau. - Ngay từ thế kỷ XX, có những công trình nghiên cứu vấn đề này nhƣ các công trình của V.V Phavrơ, D.N Zbancov, P.P Blonxki, .... Tuy nhiên, nội dung giáo dục giới tính đƣợc đề cập nhiều nhất đến vấn đề tình dục và ít đƣợc xã hội chấp nhận. - Những năm 30 của thế kỷ, giáo dục giới tính đƣợc nghiên cứu toàn diện hơn về nội dung, phƣơng pháp và việc tổ chức thực hiện. A.X Makarenko khẳng định vai trò cần thiết và quan trọng của giáo dục giới tính đồng thời đƣa ra những nguyên tắc, nội dung, phƣơng hƣớng giáo dục giới tính cho học sinh. Giáo dục giới tính đƣợc xem là một mặt của giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, tuy thế giáo dục giới tính vẫn chƣa đƣợc chấp nhận rộng rãi. - Riêng Thụy Điển lần đầu tiên vào năm 1942, Bộ giáo dục Thụy Điển quyết định thí điểm đƣa giáo dục tình dục vào nhà trƣờng và đến năm 1956 thì dạy phổ cập cho tất cả các bậc học từ tiểu học đến trung học. - Sau Thụy Điển là các nƣớc Đông Âu nhƣ: Đức, Ba lan, Hungari, Tiệp Khắc ... và các nƣớc Tây Âu, Bắc Âu khác. Hầu hết các nƣớc này đều coi giáo dục tình dục là một vấn đề lành mạnh, đem lại tự do cho con ngƣời vì thế họ quan niệm: cần nói rõ cho mọi ngƣời hiểu biết những quy luật hoạt động tình dục. Chƣơng trình giáo dục giới tính của họ rất đa dạng, các trƣờng có thể tự chọn vấn đề phù hợp với đối tƣợng để giảng dạy. Nhà nƣớc tận dụng những phƣơng tiện truyền thông để tiến hành giáo dục giới tính. 9 - Đến năm 1960, giáo dục giới tính mới đƣợc khẳng định, đƣợc nghiên cứu rộng rãi và hoàn chỉnh dần. Giáo dục giới tính đƣợc nghiên cứu sâu về mục đích, nội dung, phƣơng pháp... với các nhà khoa học nổi tiếng nhƣ I.X Côn, V.A Sukhômlinxki .v.v. Nội dung giáo dục giới tính không chỉ là vấn đề tình dục mà còn là các vấn đề của gia đình, giới tính, tình yêu... Tất cả bắt đầu đƣợc quan tâm nhiều hơn. - Tuy thế, giáo dục giới tính từ năm 1960 trở về trƣớc vẫn còn bị "đóng khung" chặt ở Châu Âu, Châu Mĩ mà thôi, riêng ở Châu Á vấn đề này vẫn còn là điều bí ẩn. Đặc biệt hơn, tình dục là hạt nhân trong nội dung giáo dục giới tính, còn các vấn đề khác tuy vẫn đƣợc đề cập song vai trò rất mờ nhạt. - Năm 1968, Đại hội đồng Liên hiệp quốc bắt đầu có những hoạt động về giáo dục dân số và đi liền với hoạt động ấy, giáo dục giới tính lại đƣợc quan tâm hơn nữa với giáo dục dân số trong việc triển khai các nội dung ấy đến với học sinh các cấp. - Khoảng những năm 1970, 1980 việc giáo dục giới tính có nên đƣa vào trƣờng học bắt đầu đƣợc quan tâm thực sự và từ đó bốn khuynh hƣớng về giáo dục giới tính xuất hiện: + Bắt buộc thực hiện trong tất cả các trƣờng phổ thông nhƣ: Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Tiệp Khắc... + Hoan nghênh và bƣớc đầu công nhận hợp pháp hóa nhƣ: Ba Lan, Thụy Sĩ, Nam Tƣ, Pháp... + Tán thành nhƣng không hợp thức hóa về luật pháp nhƣ: Anh, Hà Lan... + Không ngăn cấm nhƣng cũng không phát triển nhƣ: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì... Nhƣ vậy, giáo dục giới tính bắt đầu đƣợc một số nƣớc đƣa vào trƣờng học. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung giáo dục giới tính vẫn hoàn toàn khác nhau ở mỗi nƣớc, mỗi khu vực. - Đặc biệt đến năm 1981, hội đồng bộ trƣởng Liên Xô (cũ) ra chỉ thị cho tất cả các trƣờng phổ thông trong cả nƣớc thực hiện chƣơng trình giáo dục giới tính đƣợc biên soạn rất cụ thể cho các cấp. Hơn thế nữa, trong nội dung chƣơng trình giáo dục ở 10 hai lớp cuối cấp III (lớp 9 và lớp 10) có thêm một môn học là Đạo đức học và Tâm lý học đời sống gia đình với thời lƣợng là 34 tiết cùng với những nội dung cũng khá phong phú và bổ ích. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung đề ra vẫn chƣa thống nhất mà phải thận trọng và cân nhắc kỹ lƣỡng. - Riêng ở Châu Á, giáo dục giới tính cũng đƣợc thừa nhận là cần thiết và cũng đã đƣợc thực hiện những nội dung giáo dục giới tính trong trƣờng học ở các quốc gia nhƣ: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Xingapo, Malaisia, Philippin... Riêng ở Philippin, giáo dục giới tính đƣợc đƣa vào chƣơng trình nội khóa của trƣờng THCS và PTTH, nó còn là một bộ phận của giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình. Ở nƣớc này có nhiều cải tiến về phƣơng pháp, hình thức giảng dạy nhƣng nổi lên hết là nội dung giáo dục giới tính đáp ứng đƣợc nhu cầu của học sinh cũng nhƣ bắt đầu đƣợc xã hội thừa nhận. Việc giáo dục giới tính không chỉ còn gò bó trong trƣờng mà đƣợc mở rộng ngoài nhà trƣờng và các tầng lớp khác. - Liên tiếp những năm 1984, 1986 các hội nghị của UNESCO đã làm sáng tỏ những yêu cầu về giáo dục đời sống gia đình và giáo dục giới tính trong quá trình giáo dục ở các nƣớc khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Nội dung giáo dục giới tính đƣợc chọn lọc phù hợp với lứa tuổi và phong tục tập quán ... thế nhƣng các vấn đề đƣợc đề cập chủ yếu là: + Giới tính + Quan hệ giới tính + Định hƣớng giá trị về tình dục. 1.2. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam: - Do bị ảnh hƣởng nhiều của tƣ tƣởng phong kiến cho nên vấn đề giáo dục giới tính theo đúng nghĩa của nó hầu nhƣ bị "né tránh", "thả nổi", hay "lãng quên" hoặc có đề cập đến nhƣng lại rất sơ lƣợc, qua loa và nội dung giáo dục giới tính là một cái gì đó rất xa lạ với các em học sinh. 11 - Vào thập niên 90 của thế kỷ, hòa nhập vào chƣơng tình của quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNEPA) về vấn đề bùng nổ dân số, Đảng và nhà nƣớc ta xem chiến lƣợc dân số, giáo dục dân số là công tác thuộc chiến lƣợc con ngƣời và giáo dục giới tính là một chƣơng tình khá quan trọng trong bốn điểm của chủ trƣơng thực hiện khuyến nghị của hội tƣ vấn khu vực về giáo dục dân số năm 1986 ở Băngkok: + Giáo dục đời sống gia đình + Giáo dục giới tính + Giáo dục tuổi già + Giáo dục về đô thị hóa. Chính lúc này, nội dung giáo dục giới tính bắt đầu đƣợc cung cấp đến các em học sinh. - Thực ra, các nội dung giáo dục giới tính đƣợc đề cập và phổ biến dƣới nhiều hình thức khác nhau ở những năm 80 của thế kỷ này nhƣ: báo cáo khoa học, chuyên đề, nội dung sinh hoạt ở các câu lạc bộ mà trong những ngƣời tham dự có khá đông các em học sinh ... dù rằng chƣa chính thức và sâu sắc nhƣng vấn đề giáo dục giới tính nói chung, nội dung giáo dục giới tính cho học sinh nói riêng bắt đầu là điểm nóng của nhiều ngành khoa học, nhiều nhà khoa học. Đặc biệt hơn, vào ngày 24 tháng 12 năm 1984 chủ tịch hội đồng Bộ trƣởng Phạm Văn Đồng ký chỉ thị 176 a, trong đó nêu rõ: "Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chƣơng trình chính khoá và ngoại khóa nhằm bồi dƣỡng cho học sinh những kiến thức khoa học về giới tính, về hôn nhân và gia đình, về nuôi dạy con". - Bộ giáo dục đã ra chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trong toàn bộ hệ thống trƣờng học các cấp và các ngành học của cả nƣớc với khối lƣợng nội dung và chƣơng trình tƣơng ứng. - Đến năm 1985, các công trình nghiên cứu về giáo dục giới tính, nội dung giáo dục giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình lần lƣợt đƣợc thừa nhận. Nhiều nhà khoa 12 học nhƣ: Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân Hoài, Đức Uy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan:., đã nghiến cứu những mặt khác nhau xung quanh giáo dục giới tính nhƣ: nhu cầu, nguyện vọng, dƣ luận xã hội, nội dung... - Ngay sau đó, cũng năm 1985 Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp phối hợp với công đoàn ngành Đại học tổ chức hội thảo về giáo dục giới tính cho sinh viên các trƣờng Đại học, tổ chức hai lớp tập huấn cho một số cán bộ Đoàn, cán bộ Tuyên huấn... ở các trƣờng Đại học và Trung học chuyên nghiệp ở phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục giới tính nhằm hỗ trợ cho việc đƣa các nội dung giáo dục giới tính đến với học sinh một cách chính xác, khoa học và hiệu quả. Nổi bật nhất vẫn là việc khẳng định vai trò cần thiết của giáo dục giới tính với thanh niên nói chung và học sinh nói riêng. Thế nhƣng, nội dung giáo dục giới tính vẫn chƣa thật sự đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhiều ngƣời vì điều kiện kinh phí, thời gian... - Trong thời gian này, Trung ƣơng hội liên hiệp Phụ nữ đã triển khai phong trào giáo dục "Ba triệu bà mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan" trong đó nội dung giáo dục giới tính đƣợc đề cập nhiều nhất đến việc giáo dục cho con cái ở lứa tuổi dậy thì. Các tỉnh hội phụ nữ, thành hội phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến nội dung giáo dục giới tính tuy nhiên hiệu quả cũng chỉ dừng lại "tính chất phong trào" vì những khó khăn nhất định. - Đến năm 1988, đƣợc sự tài trợ của UNEPA cùng với sự giúp đỡ kỹ thuật của UNESCO khu vực, Bộ giáo dục - Đào tạo đã giao cho Viện khoa học giáo dục Việt nam thực hiện đề án VIE/ 88/P 09 với sự chỉ đạo của nhiều nhà khoa học nhƣ Trần Trọng Thủy, Đặng Vũ Hoạt, Đặng Xuân Hoài, Ngô Đặng Minh Hằng... đề án đã nghiên cứu sâu và rộng các vấn đề nhƣ: + Quan niệm về tình yêu, tình dục trong hôn nhân và ngoài hôn nhân + Quan niệm về đời sống gia đình và kế hoạch hóa gia đình 13 + Nguyện vọng đối với việc học tập về đời sống gia đình. Nội dung của đề án thể hiện sự thử nghiệm giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh lớp 9, l0, 11, 12 ở nƣớc ta. Trong đó, những nội dung giáo dục đời sống gia đình là trọng tâm ở chƣơng trình lớp 10, 11; những nội dung giáo dục giới tính nằm trọng tâm ở chƣơng trình lớp 9 và lớp 12. Đây là lần đầu tiên học sinh đƣợc học một cách có hệ thống về "những điều bí ẩn" của chính mình và của mối quan hệ với ngƣời khác giới. - Tất cả "bề dày" của việc nghiên cứu giáo dục giới tính không làm cho việc nghiên cứu trở nên nhàm chán mà nhiều hƣớng nghiên cứu mới tiếp tục ra đời. - Từ năm 1986 đến năm 1991, PTS. Bùi Ngọc Oanh với đề tài nghiên cứu "Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo dục giới tính của thanh niên học sinh" một lần nữa khẳng định sự cần thiết của giáo dục giới tính trong nhà trƣờng PTTH, phân tích một số yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo dục giới tính của các em, những biểu hiện trong đời sống giới tính của lứa tuổi cũng nhƣ bƣớc đầu vạch ra một số biện pháp để nâng cao sự chấp nhận việc giáo dục giới tính của học sinh PTTH. - Ngoài ra, cũng có một số đề tài khác nữa cũng nghiên cứu xung quanh vấn đề này nhƣ: + Đề tài nghiên cứu "Nhận thức, thái độ của sinh viên trƣờng sƣ phạm Phú Yên về những nội dung cơ bản của kế hoạch hóa gia đình" của tác giả Đinh thị Dậu cũng đề cập đến một số vấn đề trong nội dung giáo dục giới tính song đối tƣợng nghiên cứu là những sinh viên sƣ phạm và những nội dung giáo dục giới tính mà tác giả đề cập chỉ là những tri thức có liên quan với vấn đề kế hoạch hoa gia đình mà thôi. + Đề tài nghiên cứu "Nhận thức, thái độ của sinh viên trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Mẫu giáo Trung Ƣơng I về giới tính và giáo dục giới tính" của tác giả Thái Lan Chi một lần nữa đề cập đến nhận thức và thái độ xung quanh vấn đề này song giới hạn 14 nghiên cứu của đề tài là cả vấn đề giới tính và giáo dục giới tính, đối tƣợng nghiên cứu lại chỉ là những sinh viên sƣ phạm - những ngƣời sẽ làm công tác giáo dục giới tính cho các em học sinh sau này chứ không phải là những chủ thể đích thực của quá trình giáo dục giới tính. - Năm 1996, Nguyễn Văn Phƣơng với luận văn tốt nghiệp khoa Tâm lý Giáo dục trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp Hồ Chí Minh "Tìm hiểu nhận thức và sự quan tâm của học sinh PTTH Tp Hồ Chí Minh về giáo dục giới tính" cũng bƣớc đầu làm cho mảng đề tài này thêm phong phú hơn nhƣng đề tài vẫn chƣa thực sự khoa học và chính xác khi giới hạn và phạm vi nghiên cứu chƣa rõ ràng, cơ sở lý luận còn rất sơ sài và đặc biệt là khái niệm công cụ và bảng điều tra chƣa đầy đủ, cân đối. - Đặc biệt hơn, vào đầu năm 1998 PGS - PTS Lê Ngọc Lan nghiên cứu nhận thức của sinh viên về tình yêu và giới tính đã công bố ở tạp chí Tâm lý học số 3/ 1998 đƣa ra những kết luận khá thú vị về sự quan tâm và nhận thức của sinh viên về tình yêu, những đặc điểm đặc trƣng của ngƣời yêu... - Thế nhƣng, vấn đề mà ngƣời nghiên cứu rất bức xúc là đối tƣợng trực tiếp và khá quan trọng của việc giáo dục giới tính là học sinh PTTH cũng nhƣ thực trạng giảng dạy nội dung giáo dục giới tính ở một số trƣờng PTTH nội thành TP Hồ Chí Minh. Nhận thức của các em học sinh về nội dung giáo dục giới tính ra sao, thái độ của các em nhƣ thế nào với nội dung này ; đặc biệt là nhận thức và thái độ của các em nhƣ thế nào với từng nội dung cụ thể, từng kiến thức cụ thể trong nội dung giáo dục giới tính là những vấn đề hết sức lý thú và cần thiết phải tìm hiểu góp phần quan trọng vào công tác giáo dục toàn diện cho các em học sinh. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất