Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngo...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2022

.PDF
48
1
126

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ THỊ THẢO THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGÔ THỊ THẢO THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. VŨ NGỌC ANH NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học tập lớp CKI khóa 9 và chuyên đề này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, bộ môn Điều dưỡng nội và các giảng viên trường Đại học điều dưỡng Nam Định. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths.Vũ Ngọc Anh. Người thầy đã dành nhiều tâm huyết của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm chuyên đề này. Tôi xin cám ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo khoa Nội tim mạch - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, làm chuyên đề và hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin gửi tới ban lãnh đạo, quý thầy cô lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng. Chúc ban lãnh đạo, quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, thêm niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Ngô Thị Thảo ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Ngô Thị Thảo MỤC LỤC Lời cảm ơn ..........................................................................................................i Lời cam đoan.......................................................................................................ii Danh mục chữ viết tắt .........................................................................................iii Danh mục các bảng ............................................................................................iv Danh mục biểu đồ................................................................................................v ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................3 1.1.1. Tổng quan về tăng huyết áp .......................................................................3 1.1.2. Chế độ ăn uống cho người bệnh tăng huyết áp ...........................................9 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................10 1.2.1. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh tăng huyết áp ......10 1.2.2. Quy định, hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người bệnh tăng huyết áp .....12 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu sơ lược về khoa Nội tim mạch và BVĐK tỉnh Bắc Giang .............14 2.2. Phương pháp thực hiện .................................................................................15 2.3. Kết quả .........................................................................................................17 2.3.1. Một số thông tin chung về đối tượng..........................................................17 2.3.2. Thông tin về bệnh tăng huyết áp của người bệnh .......................................19 2.3.3. Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp .......................................20 2.3.4. Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống .............................................21 2.3.5. Thông tin về tư vấn giáo dục sức khoẻ .......................................................22 Chương 3: BÀI LUẬN 3.1. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và điều trị NB THA ngoại trú . ............24 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ ăn uống ...................25 3.2.1. Những vấn đề còn tồn tại khi chúng tôi nghiên cứu....................................25 3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại ..................................................................26 3.3.3. Giải pháp cần khắc phục ...........................................................................27 KẾT LUẬN 1. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của NB THA điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Bắc Giang năm 2022 ....................................................................... ............31 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ ăn uống của NB THA điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Bắc Giang .........................................................31 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .....................................................................................33 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBYT Cán bộ y tế BVĐK Bệnh viện đa khoa ĐTKS Đối tượng khảo sát GDSK Giáo dục sức khoẻ HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương JNC7 (Joint National Committee 7) Uỷ ban quốc gia thứ 7 của Hoa kỳ NB Người bệnh TBMNN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA theo ISH 2020…………………….. 4 Bảng 1.2. Phân loại THA theo định nghĩa………………………………..... 4 Bảng 1.3. Phân loại THA theo WHO/ISH………………………………..... 5 Bảng 1.4. Phân loại THA theo JNC 7……………………………………… 5 Bảng 2.1. Thông tin chung của ĐTKS……………………………………... 18 Bảng 2.2. Thông tin về bệnh THA của ĐTKS……………………………... 20 Bảng 2.3. Thông tin về tư vấn GDSK……………………………………… 23 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Người bệnh có các bệnh kèm theo…………………………… 19 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ NB bị các biến chứng…………………………………... 21 Biểu đồ 2.3. Kiến thức của NB về bệnh THA …………………………….. 21 Biểu đồ 2.4. Kiến thức của NB về chế độ ăn uống ……………………….. 22 Biểu đồ 2.5. Nguồn cung cấp kiến thức về chế độ ăn uống của 23 NB………………………………………………………………….. Biểu đồ 2.6. Các chế độ CBYT ở phòng khám hướng dẫn NB điều trị ngoại trú…………………………………………………………………...... 24 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng, và tuổi bị mắc cũng ngày một trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2015 thế giới có 22,3% người từ 18 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp, con số này ước tính sẽ tăng lên khoảng 29% dân số (tương đương 1,56 tỷ người) vào năm 2025 [6],[9]. Từ năm 2002 tổ chức y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận trong báo cáo sức khoẻ hàng năm và liệt kê THA là “Kẻ giết người số 1” [6]. Theo điều tra của Hội tim mạch học Việt Nam trên 5.454 người trưởng thành (≥ 25 tuổi) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc, kết quả cho thấy 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp. THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó có 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ. Nó cũng là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn tính, suy giảm chức năng…[9]. Với tỷ lệ mắc cao và biến chứng nặng nề, THA đã tạo ra một gánh nặng to lớn, ước tính THA gây ra 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [20]. Theo WHO, hàng năm thế giới phải chi trả khoảng 500 tỷ đô la Mỹ để điều trị cho các bệnh không lây nhiễm, trong đó gần một nửa là dùng cho các bệnh tim mạch mà chủ yếu là THA [20]. THA là bệnh mạn tính cần phải theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. Để giữ được mức huyết áp ổn định, giảm tổn thương các cơ quan đích thì kiến thức và sự tự chăm sóc trong điều trị THA của người bệnh là vô cùng quan trọng. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị. Kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh bao gồm: kiến thức về tuân thủ sử dụng thuốc, kiến thức về chế độ ăn uống, luyện tập thể lực và thay đổi lối sống [1]. Chế độ ăn uống là một thành phần quan trọng đối với điều trị cũng như dự phòng THA, là biện pháp an toàn và có hiệu quả giúp phòng ngừa THA ở người chưa bị THA, giúp làm chậm và phòng dùng thuốc ở THA độ I, giúp làm giảm huyết áp ở người THA đang dùng thuốc, giảm liều và tác dụng phụ của thuốc, giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch và các bệnh khác [15]. Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh THA có kiến thức đúng về chế độ ăn chỉ đạt 58% [12]. Số người bệnh 2 THA có thói quen ăn mặn chiếm tỷ lệ cao 90,1% [14]. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về lối sống kiểm soát tăng huyết áp là 67,3% [13]. Điều này cho thấy kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh THA còn hạn chế. Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh THA điều trị ngoại trú, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh THA điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Tôi đã thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về tăng huyết áp 1.1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp THA là khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg [1]. Các định nghĩa về các loại THA thường gặp: - Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: đối với người lớn, HATT có xu hướng tăng, HATr có xu hướng giảm. Khi HATT > 140mmHg và HATr < 90mmHg, bệnh nhân được gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc. - Tăng huyết áp tâm trương đơn độc: thường xảy ra ở người trung niên, THA tâm trương thường được định nghĩa khi HATT < 140 và HATTr > 90mmHg. - Tăng huyết áp "áo choàng trắng" và hiệu ứng "áo choàng trắng": Một số bệnh nhân HA thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám bác sĩ trong khi HA hằng ngày hoặc đo 24 giờ lại bình thường. Tình trạng này gọi là "THA áo choàng trắng", cho dù một thuật ngữ khác ít mang tính cơ chế hơn là "THA phòng khám hoặc bệnh viện đơn độc". Tỷ lệ hiện mắc "THA áo choàng trắng" là 10-30%, chiếm một tỷ lệ không phải không đáng kể trên những đối tượng THA. - Tăng huyết áp ẩn giấu (masked hypertension) hoặc THA lưu động đơn độc: thường ít gặp hơn THA áo choàng trắng nhưng khó phát hiện hơn, đó là tình trạng trái ngược - HA bình thường tại phòng khám và THA ở nơi khác. 1.1.1.2. Chẩn đoán - Các cách đo HA để chẩn đoán bệnh: + Đo HA tại phòng khám: việc đo HA tại phòng khám hoặc trên lâm sàng thường là phổ biến nhất để chẩn đoán THA và theo dõi. Bất cứ khi nào có thể, chẩn đoán không nên dựa vào một lần thăm khám tại phòng khám. Thông thường, khuyến cáo đo HA trong 2-3 lần thăm khám trong khoảng thời gian từ 1- 4 tuần (tuỳ thuộc vào mức huyết áp) để chẩn đoán xác định THA. Chẩn đoán có thể được thực 4 hiện trong một lần khám nếu như huyết áp đo được 180/110mmHg và có bằng chứng của bệnh tim mạch [2]. + Đo HA tư thế đứng: cách đo này cần thực hiện trong trong trường hợp THA nhưng lại có triệu chứng gợi ý hạ HA tư thế và trong lần khám đầu tiên ở người già và người mắc bệnh đái tháo đường, được tiến hành sau 1 phút và làm lại một lần nữa sau 3 phút. + Đo HA tại nhà: đo HA ngoài phòng khám (bởi bệnh nhân tự đo tại nhà hoặc theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ [ABPM]) được lặp lại nhiều hơn so với các phương pháp đo huyết áp tại phòng khám, và có mối liên quan chặt chẽ hơn với tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp gây ra và nguy cơ của các biến cố tim mạch và xác định được các hiện tượngTHA áo choàng trắng và hiện tượng THA ẩn giấu. - Tiêu chuẩn chẩn đoán THA theo ISH 2020 Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA theo ISH 2020 Tiêu chí xác định tăng huyết áp dựa trên đo huyết áp phòng khám, đo huyết áp lưu động ( ABPM) và đo huyết áp tại nhà (HBPM) Huyết áp Huyết áp phòng khám HATT/HATTr, mmHg ≥140 và/ hoặc ≥90 Theo dõi huyết áp lưu động (HALĐ) Trung bình 24h ≥130 và/ hoặc ≥80 Trung bình ban ngày (hoặc lúc thức) ≥135 và/ hoặc ≥85 Trung bình ban đêm (hoặc lúc ngủ) ≥120 và/ hoặc ≥70 Theo dõi huyết áp tại nhà ≥135 và/ hoặc ≥85 1.1.1.3. Phân loại tăng huyết áp - Phân loại theo định nghĩa Bảng 1.2. Phân loại THA theo định nghĩa Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) Tăng huyết áp tâm thu đơn độc >140 <90 Tăng huyết áp tâm trương đơn độc <140 >90 Tăng huyết áp đồng thời tâm thu và tâm >140 >90 trương 5 - Phân loại theo mức độ tăng Bảng 1.3. Phân loại THA theo WHO/ISH Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) Huyết áp tối ưu 120 (mmHg) và 80 Huyết áp bình thường 120 – 129 và/hoặc 80 - 84 Huyết áp bình thường cao 130 – 139 và/hoặc 85 - 89 Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 - 99 Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 - 109 Tăng huyết áp độ 3 > 180 và/hoặc > 110 Bảng 1.4. Phân loại THA theo JNC 7 Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) Bình thường (mmHg) 120 và 80 Tiền THA 120 – 139 hoặc 80 - 89 Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 hoặc 90 - 99 Tăng huyết áp độ 2 >160 hoặc > 100 1.1.1.4. Nguyên nhân gây tăng huyết áp * THA nguyên phát: chiếm gần 90% trường hợp THA không rõ nguyên nhân. * THA thứ phát: trong các trường hợp này, người ta đã thấy được những nguyên nhân làm cho HA tăng cao và nếu điều trị được bệnh chính thì huyết áp trở lại bình thường: bệnh viên thận mạn tính, suy thận, dùng một số loại thuốc kéo dài..v..v. - Bệnh thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, ứ nước bể thận, u thận. - Nội tiết: + Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, hội chứng tăng aldosteron tiên phát, sai lạc trong sinh tổng hợp Corticosteroid. + Bệnh tủy thượng thận, u tủy thượng thận. - Bệnh tim mạch: bệnh hẹp eo động mạch chủ, viêm hẹp động mạch chủ bụng, hở van động mạch chủ. - Thuốc: các hormon tránh thai, carbenoxolone, A.C.T.H.Corticoides, các IMAO, chất chống trầm cảm vòng... 6 - THA thai kỳ: tăng huyết áp thường xuất hiện trên sản phụ mang thai ở tuần thứ 20 của thai kỳ. - Các nguyên nhân khác: bệnh cường giáp, bệnh đa hồng cầu, toan hô hấp… 1.1.1.5. Triệu chứng bệnh tăng huyết áp - Triệu chứng cơ năng: đa số người bệnh THA không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện bệnh. Đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp. Các triệu chứng khác có thể gặp là hồi hộp, mệt, đau đầu, khó thở, mờ mắt... không đặc hiệu. Một số triệu chứng khác của THA tùy vào nguyên nhân hoặc biến chứng THA [1]. - Triệu chứng thực thể: chỉ số HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg [1]. - Các dấu hiệu của bệnh lý kèm theo hoặc biến chứng: + Người bệnh có thể béo phì, mặt tròn trong hội chứng Cushing, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dưới trong bệnh hẹp eo động mạch chủ. + Khám tim mạch có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu suy tim trái. + Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn trong hẹp động mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc khám phát hiện thận to, thận đa nang. + Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch não cũ hoặc nhẹ. 1.1.1.6. Biến chứng của tăng huyết áp - Biến chứng trên tim: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim… - Biến chứng trên não: xuất huyết não, nhũn não, bệnh não do THA… - Biến chứng trên thận: suy thận, phù, đái ra Protein… - Biến chứng trên mắt: mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị. - Biến chứng về mạch máu: phình hoặc tách thành động mạch. 1.1.1.7. Yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp * Nhóm yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được - Béo phì: theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh cho thấy tăng cân lên đến 60% và hậu quả của béo phì là THA và rối loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh mạch vành. Tại Mỹ, béo phì chiếm 15% dân chúng và là nguyên nhân của 20-30% trường hợp THA. 7 - Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể): các nghiên cứu cho thấy nếu giảm 10% BMI, huyết áp sẽ giảm trung bình từ 8-12mmHg. Tesfaye F. tiến hành nghiên cứu tại 3 nước Việt Nam, Ethiopia và Indonesia (2003-2004) và kết luận rằng chỉ số BMI có liên quan đến chỉ số huyết áp, đặc biệt người béo phì có BMI ≥25. Theo Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 7.610 người tại Hà Nội (4/1998 – 1999) thấy chỉ số BMI ≥22 có nguy cơ THA. - Đái tháo đường: đái tháo đường và THA thường phối hợp với nhau, đặc biệt tần suất cao ở đái tháo đường type 2. Tỷ lệ THA ở người đái tháo đường cao gấp 1,5-2 lần so với người bình thường (35% nam và 46% nữ bị đái tháo đường có kèm THA). THA và tăng đường máu là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với các vấn đề bệnh lý mạch máu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy can thiệp tích cực nhờ kiểm soát huyết áp sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ và thậm chí có hiệu quả hơn việc kiểm soát đường huyết. - Hút thuốc lá: hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ của THA. Trong thuốc lá có hàng ngàn chất hóa học khác nhau, gồm những chất gây nghiện, hỗn hợp chất màu nâu, chất độc dạng khí … đặc biệt Nicotine có khả năng gây co mạch và kích thích tăng tiết Cathecholamine, Carbonoxyd và các chất khác sẽ làm tổn thương nội mạc thành mạch. Thực nghiệm của Maslova năm 1958 trên súc vật cho thấy Nicotine trong thuốc lá làm THA. Nguy cơ bệnh lý mạch vành ở những người THA hút thuốc lá cao hơn khoảng 50-60% ở những người không hút thuốc lá. Tỷ lệ hút thuốc lá nhiều (>8 điếu/ ngày) ở người THA cao hơn người bình thường (theo nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh về dich tễ học THA 1989-1992). - Ăn mặn: trong các nguyên nhân gây THA, trước hết người ta thường đề cập đến vấn đề ăn mặn. Mỗi ngày, một người trưởng thành bình thường cần khoảng 6g muối mặn, nhưng do thói quen và khẩu vị nên có người sử dụng muối mặn có thể lên đến 10g hoặc hơn trong một ngày. Việc ăn quá nhiều muối dẫn đến tình trạng vượt quá khả năng điều chỉnh của các hormone và dẫn đến THA. - Uống rượu bia: rượu bia làm tăng huyết áp. Sự lạm dụng rượu bia mãn tính là một yếu tố xác định THA với sự liên quan của liều uống này và một tỷ lệ tử vong tim mạch. Nguy cơ THA tăng gấp 2 lần khi uống rượu quá 3-4 ly một ngày. Sự tiêu thụ vừa phải đồ uống có cồn có thể được khuyên để giảm tần suất mắc bệnh. 8 * Nhóm yếu tố nguy cơ không điều chỉnh được - Giới tính: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nam giới mắc THA cao hơn nữ giới. - Tuổi: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc huyết áp càng cao. Người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn so với nhóm tuổi trưởng thành. - Tiền sử gia đình: tiền sử gia đình có người bị THA sẽ có nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,47 lần người mà gia đình không có tiền sử THA. - Ngoài ra còn nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến hoặc làm gia tăng tỷ lệ THA. 1.1.1.8. Điều trị tăng huyết áp * Mục tiêu điều trị - Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. - Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời. - Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu. * Nguyên tắc điều trị - Điều trị lâu dài (suốt đời). - Thay đổi lối sống luôn cần thiết để dự phòng cũng như điều trị THA. - Điều trị THA bao gồm cả kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch tổng thể và bảo vệ mạch máu. Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng …[1]. 9 - Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. - Uống thuốc đúng cách: uống đúng thuốc, đủ liều, đều đặn theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không tự ý dừng thuốc, thay đổi thuốc, tăng hoặc giảm liều. - Đo huyết áp ít nhất mỗi ngày một lần và ghi vào sổ theo dõi huyết áp giúp cán bộ y tế theo dõi, đánh giá kết quả điều trị. - Đến khám tại cơ sở y tế: khám lại theo lịch hẹn của cán bộ y tế hoặc đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường (đau đầu, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ...) trong quá trình điều trị [1]. 1.1.2. Chế độ ăn uống cho người bệnh tăng huyết áp * Theo viện dinh dưỡng quốc gia - Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị tăng huyết áp: + Chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, ít natri, giàu kali, giàu chất xơ, giảm lượng acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo. + Nhu cầu năng lượng: 30 - 35 Kcal/kg cân nặng/ngày. + Protein: 15 -< 20% tổng năng lượng. + Lipid: 20 - 25% tổng năng lượng. + Trong đó thấp acid béo bão hòa, acid béo không no nhiều nối đôi chiếm khoảng 7 -<10% tổng năng lượng. Acid béo không no một nối đôi chiếm < 15% tổng năng lượng. Chất béo đồng phân trans chiếm < 1% tổng năng lượng. Nên cung cấp lượng EPA và DHA khoảng 250 - 500mg/ngày. Cholesterol < 200mg/ngày. + Glucid: tỷ lệ phù hợp với tổng năng lượng. + Lượng chất xơ cung cấp từ khẩu phần ăn khoảng 14g/1000kcal. + Lượng natri: 1600 < 2000mg/ngày. + Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là acid folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin D. + Quản lý cân nặng bệnh nhân phù hợp, nếu bệnh nhân béo phì nên giảm cân. - Lựa chọn thực phẩm cho người bệnh THA: + Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3: cá hồi, cá thu… + Không uống các loại đồ uống có cồn: bia, rượu… 10 + Không nên ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn… + Khuyến khích ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, gạo lật ăn nhiều rau xanh, quả chín. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ. * Chế độ dinh dưỡng DASH Khuyến khích áp dụng chế độ dinh dưỡng DASH (viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension) được xây dựng bởi Viện Khoa học Sức khoẻ Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health – NIH) là chế độ ăn lành mạnh được thiết kế với mục đích hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hoặc phòng ngừa tăng huyết áp. Chế độ ăn DASH khuyến khích bạn giảm muối trong khẩu phần ăn và ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ làm giảm huyết áp như kali, canxi và magie. DASH được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí sau đây: + Ăn nhiều rau quả, sản phẩm từ sữa ít béo. + Tăng khẩu phần cá, thịt gia cầm, các loại hạt và thực phẩm nguyên hạt. + Giảm thiểu hấp thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol. + Hạn chế muối, đồ ngọt, thức uống có ga và các loại thịt đỏ. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh tăng huyết áp 1.2.1.1. Trên thế giới Nghiên cứu của Cibele D Ribeiro, Vanessa R Resqueti, Íllia Lima Fernando A L Dias, Liam Glynn, andGuilherme A F Fregonezi (2015) đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các can thiệp giáo dục về việc cải thiện kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Ở nghiên cứu họ đã chỉ ra rằng các can thiệp giáo dục làm tăng mức độ hiểu biết của người tham gia về tăng huyết áp và có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin của họ về tầm quan trọng của nhận thức và tuân thủ chế độ ăn uống của NB THA. Can thiệp giáo dục cũng có thể tạo cơ hội cho bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng của họ và vai trò của các liệu pháp, cũng như nâng cao nhận thức về tiến triển và biến chứng của bệnh. Thông qua giáo dục bệnh nhân, những quan niệm sai lầm mà bệnh nhân có về liệu pháp của họ có thể được làm rõ. Điều này có thể ảnh 11 hưởng đến việc tuân thủ điều trị, và do đó có thể dẫn đến cải thiện kiểm soát huyết áp [17]. C.MagadzaM.Sc.(Pharmacy)aS.E.RadloffPh.D.bS.C.SrinivasPh.D., PGDHE (2009) nghiên cứu về Hiệu quả của một can thiệp giáo dục đối với kiến thức của bệnh nhân về chế độ ăn uống và luyện tập thể lực, niềm tin về tuân thủ điều trị cho thấy sự can thiệp giáo dục đã dẫn đến sự gia tăng mức độ hiểu biết của người tham gia về bệnh cao huyết áp và ảnh hưởng tích cực đến niềm tin của họ về chế độ ăn uống [18]. 1.2.1.2. Tại Việt Nam Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường và cộng sự: Thực trạng kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phân tích thực hiện trên 384 bệnh nhân tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021 cho thấy số người bệnh THA hiểu là chỉ cần uống thuốc và thay đổi lối sống chiếm 60.9%; chế độ ăn phù hợp chiếm 58,3%; luyện tập mức độ vừa phải chiếm 85,7% [7]. Lê Thị Thanh Huyền và cộng sự thực hiện nghiên cứu: Thực trạng kiến thức và thực hành về lối sống ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị năm 2019. Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 107 NB THA. Cho kết quả: tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về chế độ ăn hạn chế chất béo chỉ đạt 31,8%. Có 53,3% có kiến thức đúng về hút thuốc lá làm tăng huyết áp. Chỉ có 6,5% người bệnh biết về ngưỡng rượu, bia được phép uống và 18,7% có trả lời đúng về hoạt động thể lực hợp lý ít nhất 5 lần/tuần. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức chung về lối sống kiểm soát THA của NB đạt là 67,3%, không đạt 32,7%. Từ kết quả, tác giải đưa ra kết luận: Thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống và luyện tập thể lực cùng với thay đổi lối sống kiểm soát tăng huyết áp của người bệnh còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của tăng cường giáo dục sức khoẻ cho người bệnh [13]. Nguyễn Văn Tuấn và Trần Thị Anh Thơ thực hiện nghiên cứu: Kiến thức, thái độ và thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện trường Đại Học Y Khoa Vinh năm 2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng