Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính học hòa nhập tại một ...

Tài liệu Thực trạng hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính học hòa nhập tại một số trường mầm non thành phố hồ chí minh báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

.PDF
115
18
106

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH HỌC HÒA NHẬP TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mã số: CS2015.19.10 Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thị Mỹ Phương TP.HCM 10/2016 CƠ QUAN VÀ CÁ NHÂN PHỐI HỢP THỰC HIỆN I 2012 2 I. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH HỌC HÒA NHẬP TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mã số: CS2015.19.10 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài (ký, họ tên, đóng dấu) TP.HCM 10/2016 Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên) 3 1. Cá nhân phối hợp thực hiện 1) Lê Trung Chí Hiếu: Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật. 2) Nguyễn Văn Be: Phó Hiệu trưởng Trường Hy Vọng Quận 8. 3) Trần Nguyên Hồng: Cục Hành chính Quản trị 2, Văn phòng Chính Phủ. 4) Võ Minh Thành: Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 5) Đặng Quang Hùng: Sở xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Cá nhân phối hợp thực hiện 6) Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật. 7) Trường Mầm non 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 8) Trường Mầm non 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh 9) Trường Mầm non Ngọc Lan, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. DANH MỤC CÁC BẢNG 4 Tên Trang Bảng 2.1. Thực trạng bồi dưỡng cho giáo viên về dạy hòa nhập ................................. 51 Bảng 2.2. Phương thức giao tiếp giữa giáo viên và trẻ khiếm thính ............................. 52 Bảng 2.3. Kĩ năng hình thành ở trẻ khiếm thính thông qua kể chuyện ......................... 52 Bảng 2.4. Mức độ cần thiết của việc phát triển vốn từ thông qua kể chuyện ............... 53 Bảng 2.5. Số tiết kể chuyện giáo viên thực hiện trong 1 tuần ...................................... 53 Bảng 2.6. Tổ chức hoạt động kể chuyện trong lớp hòa nhập ........................................ 53 Bảng 2.7. Mức độ thực hiện các mục tiêu trong quá trình kể chuyện .......................... 55 Bảng 2.8. Mức độ khó khăn của trẻ khiếm thính học hòa nhập.................................... 57 Bảng 2.9. Cơ sở thiết kế nội dung giáo dục cho trẻ khiếm thính thông qua kể chuyện 58 Bảng 2.10. Kĩ thuật phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính thông qua kể chuyện ......... 60 Bảng 2.11. Nội dung giáo viên trao đổi với phụ huynh về trẻ khiếm thính.................. 61 Bảng 2.12. Các phương pháp dạy học sử dụng trong hoạt động kể chuyện ................. 62 Bảng 2.13. Khó khăn của giáo viên trong dạy học hòa nhập ........................................ 63 Bảng 2.14. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy lớp mầm non có trẻ khiếm thính học hòa nhập ....................................................................................................... 65 Bảng 2.15. Quan tâm của phụ huynh đối với trẻ khiếm thính ...................................... 68 Bảng 2.16. Các phương thức giao tiếp giữa phụ huynh và trẻ khiếm thính ................. 69 Bảng 2.17. Tần xuất trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên .......................................... 69 Bảng 2.18. Đánh giá dự giờ tiết dạy ............................................................................. 71 Bảng 2.19. Thái độ của trẻ khiếm thính trong hoạt động kể chuyện ............................ 72 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên Trang Biểu đồ 2.1. Các yếu tố thuận lợi trong việc dạy hòa nhập cho trẻ khiếm thính .......... 66 Biểu đồ 2.2. Mức độ tuổi đi học trễ của trẻ khiếm thính so với trẻ mầm non .............. 72 6 TÓM TẮT Tên đề tài: Thực trạng hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính học hòa nhập tại một số trường mầm non thành phố Hồ Chí Minh Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thị Mỹ Phương Mã số: CS2015.19.10 Tel: 0918 916 669 Email: [email protected] Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện 1) Lê Trung Chí Hiếu: Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh. 2) Nguyễn Văn Be: Phó hiệu trưởng Trường Hy Vọng Quận 8 3) ThS. Trần Nguyên Hồng: Cục Hành chính - Quản trị 2, Văn phòng Chính Phủ. 4) ThS. Võ Minh Thành: Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 5) Đặng Quang Hùng: Sở xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 6) Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh. 7) Trường Mầm non 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 8) Trường Mầm non 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. 9) Trường Mầm non Ngọc Lan, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện: Từ ngày 2 tháng 11/2015 đến 30 tháng 10/2016. 1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính tại một số trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ khiếm thính học hòa nhập đạt hiệu quả. 2. Nội dung chính 2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính học hòa nhập tại một số trường mầm non Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Khảo sát thực trạng hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính tại một số trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Kết quả chính đạt được 7 3.1. Cập nhật và hệ thống những tài liệu liên quan đến hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính. 3.2. Báo cáo thực trạng hoạt động phát triển vốn từ vựng cho trẻ khiếm thính một số trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh. 3.3. Đề xuất một số biện pháp cụ thể đối với hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính một số trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh. 8 SUMMARY Name of topic: The situation of development vocabulary for hearing impaired children integrated in some preschool in Ho Chi Minh city. Code: CS2015.19.10 In charge of topic: Đặng Thị Mỹ Phương (Ho Chi Minh city University Of Pedagogy). Tel: 0918 916 669 Email: [email protected] Instution in charge of topic: Ho Chi Minh city University of Pedagogy. Instution and personality combination for implementation 1) Lê Trung Chí Hiếu: Vice Director of Development Support Center Inclusive Education Disability Ho Chi Minh city. 2) Nguyễn Văn Be: Vice principal of Hope District 8 school. 3) Trần Nguyên Hồng MEd: Department of Management Administration 2, The Office of Government. 4) Võ Minh Thành MEd: Lecturer of Ho Chi Minh city University of Pedagogy. 5) Đặng Quang Hùng: Construction Ho Chi Minh City. 6) Development Support Center Inclusive Education Disability. 7) Preschool 8, 3 district , Ho Chi Minh city. 8) Preschool 11, 6 district , Ho Chi Minh city. 9) Preschool Ngoc Lan, Binh Chanh district, Ho Chi Minh city. Implementation period: From November 2, 2015 to October 30, 2016. 1. The aim Baseline study for vocabulary development activities for hearing impaired in some inclusion preschool Ho Chi Minh city and make recommendations to ensure that hearing impaired learn effective integration. 2. The main contents 2.1. Study rationale related to vocabulary development activities hearing impaired learn to integrate in some preschools Ho Chi Minh city. 2.2. Survey reality vocabulary development activities for hearing impaired in some inclusion preschool Ho Chi Minh city. 3. The main achieved result 9 3.1 System updates and documents related to vocabulary development activities for hearing impaired. 3.2 Status reports the vocabulary development activities for hearing impaired some inclusive preschool Ho Chi Minh city. 3.3 Proposing some specific measures the vocabulary development activities for hearing impaired in some inclusion preschool Ho Chi Minh city. 10 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là công cụ tư duy, là chìa khóa vạn năng giúp con người mở kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Từ đó, chiếm lĩnh, phát triển và đưa nó đến với mọi người… Một trong những bộ phận cấu thành nên hệ thống ngôn ngữ là từ vựng. Vốn từ vựng phong phú là cơ sở phát triển các kĩ năng ngôn ngữ như: nghe, nói, đọc và viết. Vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng phải đề cập đến vấn đề phát triển vốn từ. Vốn từ của trẻ em chịu ảnh hưởng trực tiếp vào điều kiện sống và môi trường giáo dục. Vốn từ càng nhiều thì càng tự tin trong giao tiếp, khả năng vận dụng từ vào nội dung diễn đạt càng phong phú, mạch lạc. Thông qua giao lưu trao đổi với những người xung quanh vốn từ của trẻ em được hoàn thiện và ngày càng phát triển. Quá trình tích lũy ngôn ngữ được thực hiện ngay từ mới sinh, hình thành và phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn 3 – 6 tuổi. Vì vậy, việc làm phong phú vốn từ có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu đời của trẻ em nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng. Trẻ khiếm thính là trẻ những trẻ bị suy giảm hoặc mất đi hoàn toàn hay một phần sức nghe, tiếp thu ngôn ngữ rất khó khăn so với trẻ nghe bình thường, phát âm không chuẩn, từ vựng nghèo nàn, sai ngữ pháp... đa số sử dụng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp, vốn từ bằng lời rất hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận thông tin, phát triển tâm sinh lí trong môi trường sống. Do đó trong công tác giáo dục trẻ khiếm thính, việc phát triển vốn từ rất cần thiết và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình giáo dục trẻ khiếm thính mầm non học hòa nhập. Ngay từ khi chào đời, hàng ngày trẻ khiếm thính tiếp nhận ngôn ngữ thông qua giao tiếp với mẹ và những người xung quanh: nghe, nhìn, hiểu, bắt chước nói theo.... Quá trình này diễn ra đồng thời với sự phát triển về tâm sinh lý và nhận thức. Ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp thông qua khám phá các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan: cái này là gì, cái kia thế nào, cái đó vì sao lại thế… vốn từ dần dần mở rộng và phát triển. Do đó, cần có biện pháp tác động phù hợp để quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ thuận lợi, duy trì và mở rộng. 11 Từ năm 1967 vấn đề người điếc đ được Bộ Nội vụ quan tâm và quy định rõ người điếc-câm thuộc đối tượng thi hành chính sách và đặt nhiệm vụ chăm sóc cho họ (Thông tư 09/NV ngày 18/5/1967 của Bộ Nội vụ), Điều 4 và 28 của Luật người khuyết tật số 51/2010 QH12 ban hành ngày 17/6/2010 cũng đ xác định: Người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm,…” và Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật. Phương thức giáo dục này đ được triển khai và thực hiện ở cả 63 tỉnh thành trong cả nước. Giáo dục hòa nhập là môi trường tốt để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ khiếm thính. Trẻ không chỉ tích lũy vốn từ qua giao lưu bắt chước các bạn không khiếm thính, tự luyện nghe nói, chỉnh sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của giáo viên, quá trình hình thành ngôn ngữ được xác lập và phát triển một cách tự nhiên thông qua hoạt động vui chơi, trò chuyện. Việc nghiên cứu hoạt động phát triển vốn từ tại các trường mầm non hòa nhập nhằm phát hiện những bất cập và xây dựng cơ sở lí luận hỗ trợ giáo viên trong công tác giáo dục trẻ khiếm thính học hòa nhập. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: Thực trạng hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính học hòa nhập tại một số trường mầm non thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính tại một số trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra đề xuất nhằm đảm bảo cho trẻ khiếm thính học hòa nhập đạt hiệu quả. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính tại một số trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính tại một số trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu 12 Khảo sát thực trạng hoạt động phát triển vốn từ bằng lời của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi và đưa ra những biện pháp tác động góp phần giúp trẻ khiếm thính học hòa nhập đạt hiệu quả. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến hoạt động phát triển vốn từ của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 5.2. Khảo sát hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính thông qua hoạt động kể chuyện tại một số trường mầm non hòa nhập thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính 3-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển vốn từ, thông qua hoạt động kể chuyện cho 32 trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi học hòa nhập tại 20 trường mầm non nội và ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu khảo sát với hệ thống câu hỏi nhằm thu thập ý kiến của giáo viên về hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính tại một số trường mầm non hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát phụ huynh về hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính làm cơ sở để đánh giá thực trạng. + Quan sát các tiết dạy của giáo viên trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính: Dự giờ để quan sát hoạt động của giáo viên; quan sát những biểu hiện về nhận thức, cảm xúc và các hành vi trong hoạt động học tập, hoạt động vui chơi tập thể của trẻ khiếm thính. 13 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ở giai đoạn từ 3 - 6 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non diễn ra rất nhanh. Từ điểm xuất phát sinh ra chưa có ngôn ngữ đến 6 tuổi trẻ đ có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, ngôn ngữ nói chung và vốn từ trong ngôn ngữ của trẻ em trước tuổi học là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. 1.1.1. Ở ngoài nước Ngôn ngữ trẻ em là đối tượng của các nhà ngôn ngữ học mà còn là lĩnh vực được các nhà tâm lí học rất quan tâm nhà giáo dục Nga Usinxki đ viết: Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức” [24] Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 0-6 tuổi theo từng giai đoạn lứa tuổi có các tác giả G.I.Liamina (1960); V.I. Iadenco (1966). V.I.Lôginova cho rằng: Vốn từ cung cấp cho trẻ trên cơ sở làm quen với môi trường xung quanh (tên gọi), thông qua hoạt động quan sát, so sánh các sự vật hiện tượng (to – nhỏ), phân tích, tổng hợp các thuộc tính, bản chất của sự vật (gia súc…) [24], [33] A.N.Lêon chép: Lĩnh hội vốn từ là điều kiện để phát triển trí tuệ, bởi vì kinh nghiệm lịch sử được khái quát và thể hiện trong từ” [24] Theo tác giả Otto Beverly: Development of langua in early childhood” ngôn ngữ của trẻ em là sự biểu hiện tích hợp của các thành tố ngôn ngữ: ngữ âm, nghĩa của từ và cấu tạo của từ, ngữ pháp, ngữ dụng.[45] Nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ khiếm thính phải nói đến hai trường phái: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ kí hiệu. Dù xuất phát từ trường phái nào thì việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính cũng phải tuân theo quy luật chung và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính cũng thực hiện như nhau, chỉ khác ở hình thức là ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ bằng tay (kí hiệu). Công trình nghiên cứu của Bonvillian, Nelson và Charrow (1976) cho rằng: Sự phát triển ngôn ngữ bằng tay ở trẻ khiếm thính bắt đầu từ tri giác sự vật, bắt chước cách mô phỏng, rồi phát triển thành từ đơn, cụm từ, câu gồm nhiều kí hiệu. Sự phát triển ngôn ngữ này tuân theo tiến trình phát triển ngôn ngữ nói tương tự như trẻ nghe bình thường. Như vậy, sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ điếc vẫn diễn ra bình thường với một hình thức khác là ngôn ngữ bằng tay qua tri giác nhìn.[41] 14 Các nghiên cứu của Yoshinaga-Itano và Seedy (1999), Oller, Eilers, Bull và Carney (1985) đ được chứng minh: Do khiếm khuyết về thính giác, sự phát và tiếp nhận những quy tắc ngữ pháp ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính bị chậm trễ ngay cả những trẻ có độ mất thính lực nhẹ. Đồng thời, sự quan trọng của yếu tố can thiệp sớm và môi trường giao tiếp cho trẻ khiếm thính cũng được đề cập trong các nghiên cứu này: Khi được kích thích sớm về âm thanh, giao tiếp, từ ngữ đầy đủ, khả năng nói của trẻ khiếm thính sẽ đạt được như các bạn cùng trang lứa.[44], [46],[47],[48] Các công trình nghiên cứu năm 1992 Cole, E. B đ phản ảnh vấn đề giao tiếp giữa người chăm sóc và trẻ khiếm thính trong Nghe và nói: Những hướng dẫn nhằm khuyến khích ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính”.[42] Năm 1998 có công trình nghiên cứu của Nuderman, H về Tâm lí trẻ khiếm thính” do Đoàn Thanh Muộn dịch, góp phần rất lớn trong công tác nghiên cứu, giáo dục trẻ khiếm thính sau này.[26] Các công trình ngoài nước đ trình bày vai trò của từ trong hoạt động sống hằng ngày và phát triển tư duy của trẻ em. Vai trò của giao tiếp trong hình thành và phát triển vốn từ ở trẻ nầm non. Trẻ khiếm thính cũng vậy, dù theo trường phái nào ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ kí hiệu cũng tuân theo một tiến trình chung của sự phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính điều kiện cần thiết phải cung cấp đầy đủ các phương tiện trợ thính phù hợp, thực hiện các hoạt động giao tiếp bằng nhiều hình thức ngôn ngữ trong các tình huống đơn giản hằng ngày. 1.1.2. Ở trong nước Nhiều công trình nghiên cứu trong nước về phát triển vốn từ của trẻ mầm non dưới dạng phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em.: Vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp... của trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có các công trình nghiên cứu của Dương Diệu Hoa (1985), Nguyễn Minh Huệ (1989), Hồ Minh Tâm (1989)…[17],[27],[34] Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em như môi trường sống, sức khỏe, giáo dục gia đình… là kết quả công trình nghiên cứu của Lưu Thị Lan (1989).[18] Các công trình của các tác giả: Đào Thị Minh Huyền (1984); Hồ Lam Hồng (1993); Nguyễn Thạc (1995); Nguyễn Xuân Thức (1997), nghiên cứu các mối quan hệ giữa ngôn ngữ của trẻ em với các lĩnh vực khoa học, giao tiếp, tư duy…[17],[33] 15 Các công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Nga (2006), Đinh Hồng Thái (2015) tập trung nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ và đưa ra các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.[24],[33] Tác giả L Thị Bắc Lý (2012) nghiên cứu về văn học thiếu nhi và đọc kể diễn cảm ở lứa tuổi mầm non; phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học (2014), đ chỉ ra cách thức dạy trẻ kể chuyện các tác phẩm văn học.[22],[23]; Tác giả Nguyễn Thị Ly kha (2008) và Lê A (2012) nghiên cứu cách dùng từ viết câu, và phương pháp dạy Tiếng Việt.[1],[16] Đặc biệt năm 1998 Luận án Phó Tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Cơi về Quá trình hình thành ngôn ngữ nói của trẻ điếc Việt Nam” đ trình bày cụ thể về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của trẻ điếc, quá trình tiếp nhận và sử dụng âm thanh tiếng nói, khả năng sử dụng từ và tạo câu của trẻ khiếm thính.[11] Các công trình trong nước, nghiên cứu về ngôn ngữ theo hướng nghĩa của từ, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vốn từ, các biện pháp để phát triển vốn từ ở cả trẻ nghe bình thường và trẻ khiếm thính là cơ sở lý luận có ý nghĩa quan trọng trong chương trình can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính. Về nghiên cứu trẻ khiếm thính mầm non hòa nhập có các công trình như: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2001) đ đề cập tới Các biện pháp tổ chức giáo dục hòa nhập nhằm chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào lớp 1”.[40] Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục của Bùi Thị Lâm đưa ra một số biện pháp Tổ chức trò chơi nằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 – 4 tuổi ở trường mầm non”[19]; Đề tài Biên soạn tài liệu hướng dẫn giáo viên và phụ huynh có con khiếm thính dưới 6 tuổi tham gia chương trình can thiệp sớm” của Huỳnh Thị Thanh Bình (2000) xây dựng tài liệu phục vụ chương trình can thiệp sớm và hướng dẫn phụ huynh thực hiện giáo dục trẻ khiếm thính tại nhà.[10] Nhìn chung các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu nghiên cứu từng mặt trong ngôn ngữ, phương phát phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, tổ chức các hoạt động giáo dục, phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ khiếm thính mầm non... Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào, nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ khiếm thính học hòa nhập ở lứa tuổi mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi. 1.2. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH THÔNG QUA KỂ CHUYỆN 1.2.1. Trẻ khiếm thính 16 1.2.1.1. Khái niệm trẻ khiếm thính Theo tác giả Hoàng Phê trong tự điển Tiếng Việt: Khiếm thính là mất khả năng nghe, điếc.[27] Tác giả Trịnh Đức Duy cho rằng: Những trẻ bị phá hủy cơ quan phân tích thính giác ở mức độ này hay mức độ khác là những trẻ có tật thính giác. Cơ quan phân tích thính giác bị phá hủy, làm trẻ không còn tri giác với thế giới âm thanh vô cùng phong phú của môi trường xung quanh, đặc biệt âm thanh ngôn ngữ, không bắt chước và tự hình thành tiếng nói, đứa trẻ trở thành mất ngôn ngữ nói (câm). Như vậy đối với trẻ khuyết tật thính giác (nặng thường gọi là điếc), thì điếc là nguyên nhân, còn câm là hậu quả rất nặng nề, gây rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục.[12] Hiện nay, các thuật ngữ thường dùng để chỉ trẻ điếc là trẻ khiếm thính hay trẻ khuyết tật thính giác và độ điếc là độ giảm sút thính lực. Trong Luật Người khuyết tật ban hành ngày 29/6/2010 đ quy định dùng thuật ngữ khuyết tật nghe, nói để chỉ người khiếm thính. [21], Vậy trẻ khiếm thính là những trẻ bị mất hoặc suy giảm về sức nghe kéo theo những hạn chế về phát triển ngôn ngữ nói cũng như là khả năng giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ. [29] Mức độ suy giảm thính lực dựa trên kết quả đo sức nghe bằng đơn vị dB. Đo sức nghe là xác định những âm thanh nhỏ nhất nghe được ở các tần số khác nhau. Dựa vào sức nghe còn lại phân thành 4 mức độ như sau Mức độ Mức 1: Điếc nhẹ ( 20 – 40 dB) Khả năng nghe Trẻ còn nghe được hầu hết những âm thanh nhưng không nghe được tiếng nói thầm. Mức 2: Điếc vừa (từ 41 – 70 dB) Trẻ có thể nghe được những âm thanh to, đặc biệt không nghe được tiếng nói chuyện bình thường. Mức 3: Điếc nặng (từ 71 – 90 dB) Trẻ chỉ nghe được tiếng nói to, sát tai. Mức 4: Điếc sâu (trên 90 dB) Trẻ hầu như không nghe được trừ một số âm thanh thật to như tiếng sấm, tiếng trống. 17 Trung bình trong 1.000 trẻ em được sinh ra, thì có 2 trẻ bị điếc bẩm sinh, mức độ từ nhẹ đến nặng và có thêm 2 trẻ điếc mắc phải (điếc sau khi sinh). Một trẻ bị giảm sức nghe có thể ở một trong ba trường hợp sau: Mức độ giảm sức nghe 2 bên tai như nhau; Mức độ giảm sức nghe 2 bên tai khác nhau; Một tai bị giảm sức nghe, 1 tai bình thường. Việc đánh giá đúng mức độ giảm sức nghe là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của công tác can thiệp sớm. Ngoài ra, việc phân loại điếc còn dựa vào vị trí tổn thương của cơ quan thính giác. Trong Y học thì trẻ khiếm thính là trẻ bị khiếm khuyết, dị tật ở bộ phận thính giác (có thể tai ngoài, tai giữa, tai trong hay dây thần kinh thính giác lên n o), bị mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng nghe, vì thế việc lĩnh hội và hình thành ngôn ngữ rất khó khăn, đặc biệt là ngôn ngữ lời nói.[8] Dựa vào vị trí bị tổn thương (tai ngoài, tai giữa hay tai trong), phân thành 3 loại điếc:  Điếc dẫn truyền: Bị tổn thương ở tai ngoài và tai giữa (chủ yếu màng nhĩ, các xương con) ngăn cản đường truyền của âm thanh đến tai. Những nguyên nhân thông thường dẫn đến điếc dẫn truyền là: viêm tai giữa tiết dịch, viêm tai giữa cấp tính, chấn thương, dị vật ốc tai, dáy tai. Mức độ điếc từ nhẹ đến vừa, có thể điếc tới 60 – 70 dB. Một số trường hợp có thể điếc tạm thời.  Điếc tiếp nhận: Tổn thương ở tai trong và trung tâm thần kinh cảm thụ thính giác, làm âm thanh truyền đến tai trong không biến đổi được thành các xung điện, sức nghe suy yếu trầm trọng (cả đường dẫn truyền không khí và đường xương).  Điếc hỗn hợp: Loại điếc phổ biến, kết hợp cả hai loại điếc trên, tổn thương tai ngoài, hoặc tai giữa hoặc cả hai tai ngoài và tai giữa với tổn thương tai trong. [8] Trên thực tế nhiều trường hợp, có cả tổn thương ở tai giữa và tai trong sẽ gây ra điếc hỗn hợp, nghĩa là vừa có tính dẫn truyền vừa có tính chất tiếp nhận. Tùy theo mức độ thiên về phía nào, mà có thể nói điếc hỗn hợp thiên về dẫn truyền hoặc thiên về tiếp nhận. 18 Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc còn được hiểu là mất thính lực hoàn toàn không nghe được chút nào hoặc giảm sút nhiều về thính giác. Trẻ khiếm thính là trẻ mất hoặc suy giảm về sức nghe, kéo theo những hạn chế về phát triển ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp. Nói cách khác, trẻ khiếm thính là trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau, dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ. Về mặt thính học, quan tâm đến ngưỡng nghe của trẻ khiếm thính để hiệu chỉnh máy trợ thính và tạo môi trường ngôn ngữ sao cho việc tiếp nhận âm thanh của trẻ đạt hiệu quả nhất, nghe rõ nhất: Một số trẻ có khả năng nghe được âm thanh ở tần số cao (âm cao), nhưng lại không nghe được ở tần số thấp (âm trầm). Ngược lại, có trường hợp chỉ nghe được âm trầm nhưng không nghe được âm cao. Một số trẻ khác nghe được ở dãi tần số rất rộng, cả âm trầm, âm trung và âm cao, đồng thời cũng có trường hợp, trẻ hoàn toàn không nghe được bất cứ âm thanh nào ngay cả những âm thanh trung bình.[30] Như vậy, trong giáo dục trẻ khiếm thính cần lưu ý đến tình trạng khiếm thính ở các mặt về Y học và cả Thính học để có hướng phát triển tri giác nghe phù hợp với từng trẻ có dạng khiếm thính khác nhau. Hơn nữa, do ảnh hưởng của khuyết tật thính giác, trẻ khiếm thính có những đặc điểm khác trẻ nghe bình thường, đ được tác giả Nuderman, H (1998) phản án trong Tâm lí trẻ khiếm thính do Đoàn Thanh Muộn dịch [26], cụ thể như sau: 1.2.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khiếm thính Theo từ điển Tiếng Việt: Ngôn ngữ là hệ thống các âm thanh, các từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện giao tiếp chung cho một cộng đồng. Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo.[28] Ngôn ngữ thực hiện các chức năng nhận thức và giao tiếp trong quá trình hoạt động của con người. Ngôn ngữ là phương tiện để lĩnh hội và lưu giữ các kinh nghiệm lịch sử - xã hội từ đời này sang đời khác. Thông qua ngôn ngữ trình bày, trao đổi những tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm trong cuộc sống. Trong quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin, con người tự điều chỉnh hành vi phù hợp với thông tin, tình huống cụ thể. Vì vậy, ngôn ngữ còn có vai trò định hướng hành động của con người. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu thực hiện các chức năng nhận thức và giao tiếp trong quá trình hoạt động của con người. 19 1) Đặc điểm ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính Không nghe được hoặc không nghe rõ tiếng nói của những người xung quanh, không biết cách sử dụng cách ngắt qu ng luồng khí, cách thở khi phát âm. Vì thế, dạy phát âm là một kỹ năng rất quan trọng để hình thành ngôn ngữ nói cho trẻ khiếm thính. Cơ sở của sự hình thành ngôn ngữ nói cho trẻ khiếm thính là cảm giác, thị giác và cảm giác vận động. Sức nghe còn lại có vai trò đáng kể trong sự hình thành ngôn ngữ nói ở trẻ khiếm thính, có thể sử dụng sự nhạy cảm của da và cảm giác xúc giác rung để kiểm tra của phát âm của ngôn ngữ nói. Sự hình thành tiếng nói của trẻ khiếm thính chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện giáo dục phù hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các nhà ngôn ngữ trị liệu. 2) Đặc điểm ngôn ngữ viết ở trẻ khiếm thính Theo quan điểm tâm lý học: Ngôn ngữ viết là một dạng ngôn ngữ phức tạp và khó hơn ngôn ngữ nói. Chữ cái là phương tiện thể hiện ngôn ngữ viết. Việc tiếp thu ngôn ngữ viết dựa vào cấu trúc ngữ pháp và phân tích, tổng hợp âm thanh. Ngôn ngữ viết có thể hình thành và phát triển trên cơ sở ngôn ngữ nói và ngược lại, ngôn ngữ viết góp phần hoàn thiện ngôn ngữ nói. Đối với trẻ khiếm thính, ngôn ngữ viết ở một vài mặt có ưu thế hơn ngôn ngữ nói, trẻ tiếp nhận loại hình ngôn ngữ này chủ yếu qua cơ quan thị giác và cơ quan vận động. Khuyết tật thính giác ảnh hưởng đến việc tiếp nhận ngôn ngữ viết do không phân rõ cấu âm từ, trẻ khiếm thính khó tiếp nhận cấu trúc ngữ pháp của câu, ở các em có hiện tượng phi ngữ pháp”. Trẻ khó khăn khi sắp xếp tư liệu, thiếu lôgic khi trình bày. Trẻ khiếm thính thường chú ý mô tả phần vụn vặt mà quên cái chính, khó khăn nhiều khi đọc bài văn tập đọc. Ở trẻ khiếm thính, mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết rất phức tạp. Ngôn ngữ viết của trẻ khiếm thính mặc dù gặp khó khăn song vẫn có một số ưu thế hơn so với ngôn ngữ nói nhờ tri giác nhìn. Do đó, vai trò của ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ chữ cái ngón tay, đọc hình miệng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói cho trẻ khiếm thính. 3) Đặc điểm của đọc hình miệng Đọc hình miệng là cách tiếp nhận tiếng nói bằng thị giác, thông qua những chuyển động của cơ quan phát âm khi nói, chủ yếu là chuyển động của môi biểu hiện trên nét mặt giúp trẻ khiếm thính tiếp thu ngôn ngữ qua kênh nhìn. Đọc hình miệng hỗ trợ sự tiếp nhận thông tin từ phía đối thoại, đặc biệt là khó khăn về nghe. 20 Nhiều trẻ khiếm thính sau 4 -5 năm học tập với sự hỗ trợ hình miệng tiếp nhận 60 – 70% thông tin. Vì vậy, đọc hình miệng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển vốn từ của trẻ khiếm thính mầm non. 4) Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ Ở trẻ khiếm thính ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ xuất hiện một cách tự phát, bù đắp cho sự thiếu hụt hoặc mất ngôn ngữ nói. Chức năng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của trẻ khiếm thính là giao tiếp và công cụ của tư duy. Ngôn ngữ kí hiệu là hệ thống những cử chỉ được sử dụng theo quy ước thông qua bàn tay, nét mặt, điệu bộ… để biểu đạt một ý nghĩa nào đó (hay để biểu thị một sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất… Ngôn ngữ kí hiệu là qui ước về một ý nghĩa của câu, sự vật, sự việc… thông qua bàn tay, sử dụng thị giác để hiểu nội dung giao tiếp. Nó là hình thức giao tiếp thuận lợi và hiệu quả nhất đối với người khiếm thính. Ngoài ra, ngôn ngữ kí hiệu còn bao gồm cả chữ cái ngón tay. 5) Đặc điểm ngôn ngữ chữ cái ngón tay Chữ cái ngón tay là hệ thống chữ cái được biểu thị bằng ngón tay. Mỗi chữ cái được biểu thị bằng một động tác nhất định của các ngón tay. Mỗi quốc gia có một hệ thống chữ cái ngón tay riêng đánh bằng một tay hoặc hai tay. Hệ thống chữ cái ngón tay Việt Nam gồm 29 chữ cái và dấu, mũ được đánh bằng một tay. Ngôn ngữ ngón tay cũng như ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính đều dựa trên cơ sở cảm giác thần kinh vận động gần giống như ngôn ngữ viết, các chữ cái được m hóa bằng các kí hiệu ngón tay theo quy ước, khi viết một từ trẻ khiếm thính thường đánh tay từ đó. Tóm lại, khiếm thính ở mức độ khác nhau, môi trường sống và được hưởng sự giáo dục khác nhau, mỗi trẻ khiếm thính có những mặt khác nhau trong quá trình phát triển. Hầu hết trẻ khiếm thính, đặc biệt là trẻ điếc nặng và điếc sâu là những người học bằng mắt, trẻ hiểu biết và nhận biết thế giới xung quanh cũng như giao tiếp với mọi người thông qua kênh nhìn, gặp rất nhiều khó khăn trong học nói. Tiếng nói của trẻ không rõ ràng, sai nhiều về âm, vần, thanh điệu và cả cấu trúc câu. Do đó, tiếng nói không được dùng làm phương tiện chủ yếu trong giao tiếp, nhất là đối với trẻ điếc nặng. Trên thực tế, rất ít người hiểu hoặc không hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa trẻ muốn thể hiện qua ngôn ngữ kí hiệu, ngược lại trong cộng đồng hầu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất