Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng gây trồng và phát triển cây thảo quả tại thị trấn tân uyên huyện tâ...

Tài liệu Thực trạng gây trồng và phát triển cây thảo quả tại thị trấn tân uyên huyện tân uyên tỉnh lai châu

.PDF
77
973
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- LÒ THỊ HƢỜNG Tên đề tài: “THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ) TẠI THỊ TRẤN TÂN UYÊN HUYỆN TÂN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Nông Lâm Kết Hợp : Lâm nghiệp : 2011 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- LÒ THỊ HƢỜNG Tên đề tài: “THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ) TẠI THỊ TRẤN TÂN UYÊN HUYỆN TÂN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp Khoa : Lâm nghiệp Lớp : K43 - NLKH Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thoa Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong Khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu được trích dẫn trong nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Giảng viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện TS: Nguyễn Thị Thoa Lò Thị Hƣờng Xác nhận của GV chấm phản biện Xác nhận đã chỉnh sửa sau khi hội đồng đánh giá chấm (Ký, ghi rõ họ tên) ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của UBND thị trấn Tân Uyên – huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực trạng gây trồng và phát triển cây Thảo quả tại thị trấn Tân Uyên – huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu”. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm của nhà trường, khoa Lâm Nghiệp, cô giáo hướng dẫn, UBND thị trấn Tân Uyên, bà con nhân dân trong thị trấn, bạn bè và gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thoa cùng với UBND thị trấn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp K43 Nông lâm kết hợp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Một lần nữa, tôi xin kính chúc toàn thể thầy, cô giáo khoa Lâm Nghiệp sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc toàn thể cán bộ trong thị trấn Tân Uyên công tác tốt, chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe học tập tốt, thành công trong cuộc sống! Thái Nguyên, ngày 11 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Lò Thị Hường iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Tân Uyên năm 2014.................... 17 Bảng 3.1 Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi ........................................... 26 Bảng 4.1. Sản lượng, diện tích Thảo quả thị trấn Tân Uyên. .............................. 33 Bảng 4.2. Phân loại chất lượng Thảo quả vụ 2014. ............................................. 35 Bảng 4.3. Thị trường thu mua và giá bán quả tươi trung bình năm Thảo quả. ... 36 Bảng 4.4. Cấu trúc của bụi Thảo quả tại các địa điểm......................................... 40 Bảng 4.5. Các chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng Thảo quả dưới rừng tự nhiên thuộc dãy Trường Sơn ......................................................................... 42 Bảng 4.6. Các chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng Thảo quả dưới rừng tự nhiên thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. ................................................................. 44 Bảng 4.7. Tổ thành loài thực vật tại khu vực dãy Trường Sơn............................ 45 Bảng 4.8. Tổ thành loài thực vật tại khu vực dãy Hoàng Liên Sơn..................... 46 Bảng 4.9. Điều tra phẫu diện đất. ......................................................................... 47 Bảng 4.10. Thống kê thời tiết khu vực thị trấn Tân Uyên ................................... 48 Bảng 4.11. Điều tra mật độ cụm hoa và quả Thảo quả bị chuột phá ................... 50 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Hình thái thân, lá Thảo quả. .............................................................. 37 Hình 4.2: Hình thái cụm hoa cây Thảo ............................................................. 38 Hình 4.3: Cụm hoa tươi và khô Thảo quả .......................................................... 39 Hình 4.4: Số cây trong búi Thảo quả ................................................................. 39 Hình 4.5: Các mầm mới của Thảo quả .............................................................. 39 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT C Cụm hoa D1.3m Đường kính ngang ngực (đo ở vị trí 1.3 m) G Tiết diện ngang HLS Hoàng Liên Sơn Hvn Chiều cao vút ngọn LSNG Lâm sản ngoài gỗ N Số cây ÔDB Ô dạng bản ÔTC Ô tiêu chuẩn TS Tiến Sỹ TB Trung bình Tr.S Trường Sơn vi MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3 1.4.1. Ý nghĩa khoa học và trong học tập ...................................................... 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất.................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 5 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu....................................................... 5 2.1.1. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ................................................................. 5 2.1.2. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ .......................................................... 6 2.1.3. Đặc điểm sinh thái của cây Thảo quả ................................................. 8 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ........................................ 9 2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 9 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 11 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................. 15 2.3.1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................. 15 2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. ................................................................... 19 2.3.3. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp. ................................................. 21 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 23 vii 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 23 3.2.1. Địa điểm tiến hành ............................................................................. 23 3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................ 23 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 24 3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.............................................................. 24 3.4.2. Điều tra thu thập số liệu ..................................................................... 24 3.4.3. Phương pháp nội nghiệp. ................................................................... 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 32 4.1. Thực trạng gây trồng Thảo quả tại thị trấn Tân Uyên. ............................. 32 4.1.1. Sản lượng, diện tích trồng Thảo quả. ................................................. 33 4.1.2. Chất lượng quả Thảo quả. .................................................................. 34 4.1.3. Thị trường tiêu thụ ............................................................................. 35 4.2. Đặc điểm sinh thái học, sinh trưởng và phát triển của cây Thảo quả dưới tán rừng. ........................................................................................................... 37 4.2.1. Đặc điểm sinh thái học của cây Thảo quả.......................................... 37 4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây Thảo quả dưới tán rừng .......... 39 4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây Thảo quả dưới tán rừng .......... 40 4.3. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi trồng Thảo quả. ............................................ 45 4.3.1. Thảo quả trồng ở khu vực dãy Trường Sơn ....................................... 45 4.3.2. Thảo quả trồng ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn. ............................... 46 4.3.3. Đặc điểm đất nơi trồng Thảo quả....................................................... 47 4.4. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến quá trình sinh trưởng, phát triển trồng Thảo quả tại thị trấn Tân Uyên dưới tán rừng........................ 48 4.4.1. Ảnh hưởng của thời tiết của khu vực đến phát triển của cây Thảo quả...... 48 viii 4.4.2. Ảnh hưởng của chuột tới cụm hoa và quả cây Thảo quả. .................. 50 4.5. Đề xuất một số giải pháp cho sinh trưởng và phát triển Thảo quả. .......... 51 4.5.1. Giải pháp về kĩ thuật .......................................................................... 51 4.5.2. Giải pháp về tổ chức. ......................................................................... 52 4.5.3. Giải pháp về chính sách. .................................................................... 52 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 54 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 54 5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, vai trò của rừng ngày càng được nhận thức rõ hơn bao giờ hết. Rừng cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của hàng triệu đồng bào miền núi. Rừng là nơi nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, làm sạch môi trường và mang giá trị văn hóa, tinh thần. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của dân số thế giới, rừng càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu biết của con người. Với điều kiện sống nghèo đói người ta đã khai thác rừng một cách quá khả năng phục hồi của nó. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp tốt nhất cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ. Nó cho phép tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ và phát triển được rừng. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân miền núi. Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm không phải là gỗ có nguồn gốc sinh vật, được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội với điều kiện tự nhiên ưu đãi Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở khu vực Châu Á, hiện có gần 1,6 triệu ha rừng đặc sản, với tổng sản lượng hàng năm lên đến 40.000 tấn. Trong đó các nhà khoa học đã phát hiện có 2.830 loài cây thuốc, 500 loài cây tinh dầu, 620 loài nấm, 820 loài tảo, 186 loài thực vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, 823 loài chỉ có ở Đông Dương. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam đã được xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Chế biến lâm sản ngoài gỗ đã thu hút hàng trăm nghìn 2 lao động, chủ yếu là lao động nông thôn, miền núi góp phần đáng kể vào xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương có rừng và đất rừng. Thảo quả là loài cây cho lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Chiều cao trung bình có thể đạt đến 2-3m. Hạt Thảo quả được dùng làm dược liệu và thực phẩm có giá trị. Trong những năm gần đây Thảo quả đã được xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm. Nó trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình vùng cao ở các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu. Một trong những địa phương đó là: thị trấn Tân Uyên – huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu với mô hình trồng Thảo quả dưới tán rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp bà con nơi đây thoát nghèo. Để tìm hiểu sâu thêm về loài cây này tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng gây trồng và phát triển cây Thảo quả tại thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”. Làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển cây Thảo quả tại thị trấn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tốt cây Thảo quả cho năng xuất, chất lượng cao. 1.2. Mục đích nghiên cứu Điều tra và đánh giá được thực trạng, tình hình phân bố và đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây Thảo quả trên địa bàn thị trấn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển loài Thảo quả, là cây với mục đích xóa đói giảm nghèo cho người dân. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được đặc điểm sinh trưởng của cây Thảo quả. - Điều tra được tình hình phân bố, gây trồng và phát triển cây Thảo quả tại thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. - Tìm hiểu được kinh nghiệm sử dụng và thị trường của cây Thảo quả. 3 - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức cho người dân trong việc trồng cây lâm sản dưới tán rừng tự nhiên, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học và trong học tập Giúp sinh viên bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực gây trồng và phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Đây là một bước đi mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống của người dân, đồng thời góp phần bảo vệ đất, bảo vệ rừng. Giúp sinh viên có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học được trên ghế nhà trường vào thực tiễn, rèn luyện kĩ năng tiếp xúc và làm việc với người dân. Đây là điều kiện tốt để sinh viên tiếp xúc và học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu Có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, duy trì loài dược liệu quý đồng thời cung cấp nguồn dược liệu y học. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất Từ việc tìm hiểu về thực trạng gây trồng giúp nắm rõ hơn về đặc điểm phân bố và sinh trưởng phát triển của loài cây Thảo quả. Thông qua tình hình sinh trưởng của cây Thảo quả, có thể giúp cho người dân địa phương đưa ra các biện pháp chăm sóc hợp lí để nâng cao năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Làm cơ sở đưa ra các biện pháp kĩ thuật phục vụ cho công tác trồng và chăm sóc cây sau này. Khi nhân rộng được giống cây Thảo quả không những sẽ là nguồn thu đáng kể cho người nông dân, mà còn góp phần bảo vệ rừng, chống sói mòn, cải tạo đất. 4 Có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn và duy trì các loài cây dược liệu nói chung và cây Thảo quả nói riêng, góp phần phát triển các loài cây lân sản ngoài gỗ tại địa phương. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, sự phụ thuộc vào tài nguyên rửng rất lớn, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Để giảm vấn nạn chặt phá rừng tự nhiên phải giúp bà con nơi này có cuộc sống ổn định, thu nhập đều đặn về kinh tế có như vậy diện tích rừng tự nhiên hiện có mới được giữ vững. Đất nông nghiệp dùng để canh tác lương thực, thực phẩm được luân phiên quanh năm nên muốn bổ sung thêm cây trồng thì vấn đề đặt ra là cần có diện tích đất đủ lớn đây là cơ sở của việc trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. 2.1.1. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ Trước đây, người ta coi gỗ là sản phẩm chính của rừng, còn các lâm sản khác như song, mây, dầu, nhựa, lương thực, thực phẩm, dược liệu, .v.v… do có khối lượng nhỏ lại ít được khai thác nên thường coi là sản phẩm phụ của rừng. Người ta gọi đó là lâm sản phụ (minor forest products) hoặc đặc sản rừng (special forest products). Trong thập kỉ gần đây, rừng bị tàn phá mạnh, gỗ trở nên hiếm và sử dụng ít dần, nhiều nguyên liệu khác như kim loại và các chất tổng hợp dần dần thay thế gỗ trong công nghiệp và các ngành khác. Trong khi đó các “Lâm sản phụ” được sử dụng ngày càng nhiều hơn và với những chức năng đa dạng hơn cả gỗ. Vì vậy, để khẳng định vai trò của các “Lâm sản phụ” người ta đã sử dụng một thuật ngữ mới thay cho nó là “Lâm sản ngoài gỗ” “Nontimber forest products” hay “Non- wood forest products” Các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về lâm sản ngoài gỗ. Theo Jenne.H. de Beer (1992) [13] “Lâm sản ngoài gỗ được hiểu là toàn bộ động vật, thực vật và những sản phẩm khác ngoài gỗ của rừng được con người 6 khai thác và sử dụng”. Năm 1994 [13], trong hội nghị các chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan đã thông qua khái niệm về lâm sản ngoài gỗ như sau: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo ngoài củi và than. Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải là các lâm sản ngoài gỗ”. Để có một khái niệm chung và thống nhất, hội nghị do tổ chức Nông lương thế giới tổ chức tháng 6/1999 đã đưa ra khái niệm lâm sản ngoài gỗ như sau: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất rừng và các cây thân gỗ”. Sau nhiều năm nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ Jenne.H. de Beer (1992) [13] đó bổ sung khái niệm lâm sản ngoài gỗ. Theo ông “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và sợi”. Theo các khái niệm này của Jenne.H. de Beer là đơn giản, dễ sử dụng nhưng khác với hầu hết các khái niệm trước đây là ông đã đưa củi vào nhóm lâm sản ngoài gỗ. 2.1.2. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ Các nghiên cứu chỉ ra rằng rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài nguyên gỗ mà còn đa dạng về các loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Khi nghiên cứu sự đa dạng lâm sản ngoài gỗ trong phạm vi một bản ở Thakek – Khammouan – Lào người ta đã thống kê được 306 loài lâm sản ngoài gỗ trong đó có 223 loài làm 7 thức ăn. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của FAO, đã chia lâm sản ngoài gỗ thành 4 nhóm chính như sau: - Cây sống và các bộ phận của cây - Động vật và các sản phẩm của động vật - Các sản phẩm được chế biến (Các gia vị, dầu nhựa thực vật) - Các dịch vụ từ rừng Mendelsohn (1989) [13] đã căn cứ vào giá trị sử dụng của lâm sản ngoài gỗ thành 5 nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được; keo dán và nhựa; thuốc nhuộm và ta nanh; cây cho sợi; cây làm thuốc. Ông cũng căn cứ vào thị trường tiêu thụ để phân lâm sản ngoài gỗ thành 3 nhóm: Nhóm bán trên thị trường, nhóm bán ở địa phương và nhóm được sử dụng trực tiếp bởi người thu hoạch. Nhóm thứ 3 chiếm tỷ trọng cao nhất rất cao nhưng lại chưa tính được giá trị. Theo Mendelsohn chính điều này đã làm cho lâm sản ngoài gỗ bị lu mờ và ít được chú ý đến. Các kết quả nghiên cứu đã phác họa một bức tranh về lâm sản ngoài gỗ trên thế giới với số lượng khổng lồ các giống loài. Chúng có dạng sống, đặc điểm sinh thái và giá trị sử dụng vô cùng đa dạng. Tính phong phú của lâm sản ngoài gỗ có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay. Nó chứng tỏ một tiềm năng lớn không chỉ cho phát triển kinh tế, mà còn cho việc xây dựng những sinh thái có tính ổn định và bền vững cao. Đây cũng là cơ sở cho các nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu đầy đủ hơn về lâm sản ngoài gỗ ở mỗi khu vực. Trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng là phương thức sử dụng đất bền vững. Tăng giá trị bảo vệ môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng sống gần rừng, giảm sức ép khai thác gỗ rừng tăng thu nhập cho người dân địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo. Một trong những cây lâm sản ngoài 8 gỗ có giá trị là cây Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền Bắc Việt Nam như Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Tây Bắc Việt Nam. Ở Trung Quốc, Thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu. Đây là loài có giá trị kinh tế cao việc mở rộng trồng phổ biến loài cây này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi ở khu vực phía Bắc Việt Nam. 2.1.3. Đặc điểm sinh thái của cây Thảo quả Thảo quả (danh pháp hai phần: Amomum tsao-ko hay Amomum tsaoko) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Loài này được Crevost & Lemarié miêu tả khoa học đầu tiên năm 1917 [16] Tên khoa học: Amomum arimaticum Roxb, 1982. Tên đồng nghĩa: Amomum tsao-ko Cre’vost et Lemarie, 1917; Cardamomum aromaticum (Roxb.) Kumtze, 1991. Tên vị thuốc: Thảo quả. Tên khác: Đò ho, Thảo đậu khấu, Mác hấu(Tày), Tờ Hảo (H’Mông), Nepal aradamom, Bengal Cardamom (Anh), Cardamone tsao-ko (Pháp). Họ: Gừng Zingiberaceae. Thảo quả dùng làm thuốc trong Trung y và ẩm thực Trung Hoa cũng như ẩm thực Việt Nam, được ghi đầu tiên trong sách Ẩm thiện chính yếu, là quả chín phơi hay sấy khô của cây Thảo quả. Thảo quả có nguồn góc ở vùng cận Himalaya, thuộc Đông – Bắc Ấn Độ và Nepan. Ngoài ra còn mọc ở vùng Tây – Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, Thảo quả được trồng tại các tỉnh miền núi bên giới phía Bắc: Lào Cai (huyện Bát Xát, Sapa, Mường Khương, Bắc Hà); Lai Châu (huyện Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên); Hà Giang (huyện Vị Xuyên và Quản Bạ). 9 Điều kiện sinh thái và phân bố: Thảo quả là loài thực vật phân bố ở ấn Độ, Nepal, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. ở nước ta, Thảo quả có ở vùng núi cao lạnh, dưới tán rừng đất ẩm nhiều mùn Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu. Nhân dân đã đưa Thảo quả vào trồng dưới tán rừng cây to vùng núi cao có thời gian lạnh và mây mù kéo dài. Thảo quả là cây ưa bóng, ưa ẩm và chịu lạnh. Cây phát triển tốt trên đất mùn alít núi cao có khí hậu lạnh, nhiệt độ bình quân không lớn hơn 20oC, có trên 5 tháng nhiệt độ dưới 15oC, dưới tán rừng được che bóng từ 40 - 70%, độ ẩm cao (> 85%), số tháng có sương mù cao (> 7 tháng). 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới Thảo quả là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao đó được con người biết đến từ lâu. Ở Trung Quốc, Thảo quả được gây trồng và sử dụng cách đây hằng trăm năm. Nhưng những nghiên cứu về Thảo quả còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu Thảo quả ban đầu được trình bày trong cuốn sách về công dụng và giá trị của một số loại cây dược liệu do các nhà y học của Trung Quốc biên soạn và xuất bản vào đầu thế kỉ 19. Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc đó xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc”. Cuốn sách đó đề cập đến cây Thảo quả với một số nội dung chủ yếu sau: - Phân loại Thảo quả: gồm có tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevost et Lemaire), tên họ (Zingiberaceae). - Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, hoa, quả. - Vùng phân bố ở Trung Quốc. - Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai. 10 - Kỹ thuật trồng: nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. - Thu hoạch và chế biến: phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản. - Công dụng: làm thuốc trị bệnh đường ruột, bệnh hàn. Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến và bảo quản. Tuy nhiên, đây là cuốn sách viết cho nhiều loài cây dược liệu nên cây Thảo quả được viết ngắn ngọn dưới dạng tóm tắt của bản hướng dẫn kỹ thuật cho một số vùng ở Trung Quốc. Vì vậy, khi áp dụng ở Việt Nam, một số đặc điểm cũng như biện pháp kỹ thuật có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện ở nước ta. Đây vẫn là cuốn sách ghi lại một cách hệ thống những kiến thức về cây Thảo quả. Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ nói chung và bảo quản nói riêng, một số nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về Thảo quả. Năm 1992 [13], Jenne.H. de Beer – một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới – khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài gỗ đó nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố Thảo quả nhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi và bảo tồn tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của Thảo quả là rất lớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái Lan. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò Thảo quả đối với con người, xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát triển của Thảo quả. Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại Viện Vệ sinh dịch Tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách “Bản thảo bức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng