Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Thực tiễn áp dụng luật thuế bảo vệ môi trường năm 2012. những bất cập hạn chế và...

Tài liệu Thực tiễn áp dụng luật thuế bảo vệ môi trường năm 2012. những bất cập hạn chế và đề xuất

.DOC
17
208
116

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Thuế Bảo vệ môi trường còn là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều người dân. Bảo vệ môi trường được coi là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại. Cùng với các biện pháp kinh tế, pháp lý khác, việc ban hành và áp dụng Luật Thuế Bảo vệ môi trường là một yêu cầu tất yếu. Được áp dụng chưa lâu, song bên cạnh những kết quả đạt được Luật thuế Bảo vệ môi trường đã bộc lộ những điểm hạn chế cần phải khắc phục, hoàn thiện các quy định của pháp luật thuế bảo vệ môi trường nhằm góp phần áp dụng pháp luật đối trong việc thu thuế và làm thay đổi hành vi của tổ chức, cá nhân; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái về môi trường và tạo thêm nguồn thu cho hoạt động khôi phục môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. NỘI DUNG A. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Đối tượng chịu thuế. Theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế Bảo vệ môi trường năm 2012 thì đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm hàng hóa: Xăng dầu, than đá, Dung dịch hydro-chloro-fluoro-cácbon (HCFC), túi nilon thuộc diện chịu thuế, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng 1.Xăng dầu Xăng dầu là sản phẩm có chứa một số chất hóa học như chì, lưu huỳnh,… ngay cả khi chưa sử dụng các chất chứa trong các loại xăng dầu đã phát thải ra môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng thuế BVMT đối với xăng, dầu. Các nước EU đang đánh thuế đối với nhiên liệu ( Xăng 0,42 Euro/lít, dầu Diesel 0,30 Euro/lít); Singapo: 0,4 đôla Singapo/lít xăng. 2.Than đá Khi than được sử dụng cho mục đích đối cháy sẽ thải ra môi trường các loại khí như CO2, SO2 đều là các khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Phạm vi sử dụng than cũng rộng khắp và với khối lượng gần 30 triệu tấn/năm. Việc đưa than vào đối tượng chịu thuế cũng nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giảm sự phụ thuộc vào năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Nhiều nước như Trung Quốc thu từ 8 đến 37 Nhân dân tệ/tấn tùy theo hàm lượng lưu huỳnh trong than; Philipine thu ở mức 10 Pê sô/1 tấn. 3.Dung dịch hydro-chloro-fluoro-cácbon (HCFC) Dung dịch HCFC được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghiệp như: Làm lạnh, điều hòa không khí,… Sự phát thải chất HCFC vào khí quyển, làm ô nhiễm bầu không khí, là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà kính. Nước ta đã tham gia ý ký kết Nghị định thư Montreal về hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Việc đưa chất HCFC vào đối tượng chịu thuế Bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào việc thực hiện cam kết quốc tế, khuyến khích doanh nghiệp giảm dần sử dụng HCFC bằng việc chuyển đổi công nghệ sản xuất. 4.Túi ni lông thuộc diện chịu thuế Túi ni lông phải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy, có thể tới hàng trăm năm hoặc không thể tự phân hủy được. Túi nilông thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ trong đất, suy thoái môi trường đất. Khi bị phân hủy thì còn sinh ra các chất làm đất bị trơ, không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trồng. Việc đưa túi ni lông vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi ni lông. Hiện nay, có nhiều nước trên thế giới đã thu thuế đối với các sản phẩm nhựa (túi ni lông, bát nhựa, chai nhựa…) như: Anh, Ailen, Đài Loan… 5.Thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng Đây là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất hóa học được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và bảo quản nông sản. Việc đưa hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng vào đối tượng chịu thuế nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng, khuyến khích họ thay đổi thói quen sử dụng lạm dụng, giảm thiểu những tác hại xấu của hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trường. Hiện nay, một số nước như Đan Mạch, Bỉ cũng áp dụng thuế Bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật. Đồng thời, Luật cũng quy định điều khoản mở: “Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quy định”. II.Đối tượng không chịu thuế Theo Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường: Đối tượng không phải chịu thuế Bảo vệ môi trường chính là những hàng hóa không quy định tại Điều 3 của Luật này và những hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật này cũng không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau: Thứ nhất, Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật; Thứ hai, Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật; Thứ ba, Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu. Trong khi đó Điều 5 của Luật thuế Bảo vệ môi trường cũng quy định về đối tượng nộp thuế như sau: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường”. Vì vậy, các sản phẩm được lựa chọn đưa vào đối tượng chịu thuế chỉ là những sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng mới gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, những hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế Bảo vệ môi trường nhưng không được sử dụng ở Việt Nam thì sẽ được đưa vào đối tượng không chịu thuế Bảo vệ môi trường. III.Người nộp thuế Luật thuế Bảo vệ môi trường quy định theo nguyên tắc chung là: Những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế Bảo vệ môi trường sẽ là Người nộp thuế. Đồng thời, quy định cụ thể đối với một số trường hợp đặc thù để tránh phát sinh vướng mắc khi triển khai luật, như sau: Thứ nhất, Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế Bảo vệ môi trường là người nộp thuế. Thứ hai, Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế Bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế. IV. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa. Trong đó: 1.Số lượng hàng hóa tính thuế: Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho; Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu. 2.Mức thuế: Luật thuế Bảo vệ môi trường quy định mức thuế tuyệt đối nhằm đơn giản, minh bạch trong thực hiện, bảo đảm ổn định số thu ngân sách nhà nước. Theo Điều 6 Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2012. V.Biểu khung thuế: Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành và thực thi chính sách thuế mới, Luật quy định Biểu khung thuế Bảo vệ môi trường với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể trong từng thời kỳ bảo đảm các nguyên tắc. Khoản 2 Điều 8 Luật thuế Bảo vệ môi trường đã quy định các nguyên tắc này. Thứ nhất, Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ; Thứ hai, Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa. VI. Về khai, tính và nộp thuế Về cơ bản, việc kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế Bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Luật Bảo vệ môi trường quy định cụ thể hơn về: Thời điểm tính thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế Bảo vệ môi trường. Cụ thể: - Về thời điểm tính thuế: đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; đối với xăng dầu sản xuất hoặc nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra. - Về khai thuế, tính thuế và nộp thuế: đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai và nộp thuế nhập khẩu; thuế Bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu. - Về hoàn thuế: Người nộp thuế được hoàn thuế Bảo vệ môi trường đã nộp trong các trường hợp sau: hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu để giao, cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng dầu để bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên các tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên các tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất; hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài. VII. Điều khoản thi hành Luật thuế Bảo vệ môi trường sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2012. Khi Luật có hiệu lực thì không thu phí xăng dầu. B. THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2012 I. NHỮNG ĐIỂM THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG LUẬT THUẾ BVMT Thuế bảo vệ môi trường được ban hành là sắc thuế mới về bảo vệ môi trường thu vào các hàng hóa gây ô nhiễm khi sử dụng để hạn chế sản xuất hoặc tiêu dùng đã góp phần tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định, điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường, khắc phục hạn chế trong chính sách thu hiện hành, tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường. 1. Tác động đối với NSNN Việt Nam - Dự toán thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực năm 2012, dự toán tổng thu cân đối NSNN là 704.500 tỷ đồng, trong đó thu từ Thuế bảo vệ môi trường là 13.200 tỷ đồng. Như vậy, sắc thuế này được ban hành không chỉ nhằm mục đích bảo về môi trường, mà còn là một nguồn thu quan trọng trong NSSS để thực hiện chi cho mục tiêu trên và các khoản chi khác của nhà nước. 2. Tác động đối môi trường Việc đánh thuế môi trường góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường. Thuế môi trường góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu, than,..). Từ đó, tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô nhiêm môi trường, giảm chi phí xử lý ô nhiễm. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái về môi trường. Hơn nữa, thuế mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách để đầu tư cải tạo môi trường. Thay đổi nhận thức của người dân về về vai trò của môi trường là mục tiêu lớn nhất mà các chính sách hướng tới. Thời gian đầu áp dụng thuế BVMT đã gây ra một số tác động tiêu cực nhất định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN và ở tầm vĩ mô hơn nền kinh tế Việt Nam cũng có nhứng biến đổi đi xuống trong sản xuất một số ngành, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh một số mặt hàng lao đao thậm chí đứng trên bờ phá sản; cũng như gây khó khăn trở ngại đến hoạt động xuất khẩu. II. NHỮNG BẤT CẬP, HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG LUẬT THUẾ BVMT 1. Đối tượng chịu thuế. Luật thuế BVMT không quy định rõ ràng chỉ định nguyên tắc trong việc xác định đối tượng nào chịu thuế BVMT. Tuy nhiên trong các văn bản pháp luật có liên quan lại quy định khá chi tiết về vấn đề này. Khoản 3 Điều 8 Luật thuế BVMT quy định có 8 sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế và có quy định mở tại Điều 9, nhằm tạo ra cơ sở pháp lí kịp thời đáp ứng nhu cầu bổ sung các mặt hàng chịu thuế là hết sức hợp lí và cần thiết. Tuy nhiên về con số đối tượng chịu thuế có nhiều ý kiến còn chưa thực sự tán thành. Ví dụ có ý kiến cho rằng nên bổ sung thêm nhiều đối tượng (máy tính, điện thoại di động, lốp xe, axit…nhưng cuối cùng vẫn không được quy định trong Luật vì được giải thích là đã bị chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Các sản phẩm trên thực sự cũng gây ô nhiễm môi trường, những còn có nhiều sản phẩm chưa được rà soát để đưa vào Luật thuế BVMT mặc dù mức độ gây ô nhiễm môi trường là không hề nhỏ. Do đó nó tạo ra sự “mất bình đẳng” trong việc xác định đối tượng chịu thuế và cũng vì ảnh hưởng đến mục tiêu BVMT1. Bên cạnh đó một số mặt hàng cũng không được đưa vào đối tượng chịu thuế, thuế BVMT còn thu hẹp diện đánh thuế. Cụ thể ở đây là thuốc bảo vệ thực vật là đối tượng bị đánh thuế theo quy định tài Luật thuế BVMT, song với quy định về đối tượng chịu thuế là những loại thuộc dạng “hạn chế sử dụng” tại nghị định 67/2011/NĐ-CP có thể thấy đối tượng thuốc bảo vệ thực vật chịu thuế BVMT là chưa phổ biến. Quy định về đối tượng chịu thuế còn chưa thực sự rõ ràng, gây khó khăn trong việc thực tiễn áp dụng. Cụ thể là túi ni lông là đối tượng chịu thuế, nhưng lại chỉ khoanh vùng: “ loại túi, bao bì được làm từ mạng nhựa đơn polyetylen, tên kĩ thuật là túi nhựa xốp”. Trong nghị định 67/2011 NĐ-CP cũng có quy định nhưng còn quá chung chung trong việc “chỉ định” túi ni lông thuộc diện chịu thuế. Mặt khác trong nghị định này cũng quy định bao bì đóng sắn hàng hóa thì lại không chịu thuế BVMT. Thế nhưng khái niệm này lại không được làm rõ, khiến nhiều loại bao bì đóng gói sắn bị đánh thuế(doanh nghiệp sử dụng thì không chịu thuế, doanh nghiệp sản xuất bao bì này thì lại phải đóng thuế)2. Tuy nhiên nhằm tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thuế BVMT cho DN, cá nhân, Bộ Tài chính đã có kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ phương án tháo gỡ vướng mắc về thuế bảo vệ môi trường, áp dụng với túi ni lông. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 có hiệu lực từ ngày 15/11/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế BVMT. So với Nghị định 67/2011/NĐ-CP, Nghị định 69/2012/NĐ-CP đã bổ sung quy định giải thích rõ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa (kể cả có hình dạng túi và 1 http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1479&chitiet=52015&Style=1 http://www.tinmoi.vn/thue-bao-ve-moi-truong-doi-voi-tui-nilon-nhieu-bat-cap-kho-thuc-thi01809977.html 2 không có hình dạng túi) không phải chịu thuế BVMT gồm 3 loại 3. Và nội dung này cũng được quy định tại Thông tư số 159/2012/TT-BTC4. 3. Đối tượng không chịu thuế BVMT Theo quy định của luật thuế BVMT thì những sản phẩm nào được lựa chọn vào đối tượng chịu thuế là những sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Do dó, đối với các hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế môi trường nhưng không được sử dụng ở Việt Nam thì được đưa vào đối tượng không chịu thuế. Nhiều ý kiến cho rằng cần đánh thuế BVMT đối với hành vi sản xuất các mặt hàng trưc tiếp hoặc được ủy thác cho cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Thực tế đã có nhiều trường hợp gây ô nhiễm môi trường nhưng nhiều cơ sở sản xuất nước ngoài lợi dụng điều này để vào Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường; mặt khác thuế BVMT của nước ta không chỉ xác định trách nhiệm BVMT ở Việt Nam mà phải bảo vệ môi trường thế giới. Bởi vì đối với các loại hàng hóa này mặc dù được sản xuất ở Việt Nam những không được sử dụng ở Việt Nam. Đồng thời nguyên tắc áp dụng, thuế BVMT chỉ áp dụng cho việc sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm tại Việt nam, do đó hàng hóa xuất khẩu không sử dụng ở Việt Nam thì không thể áp dụng thuế BVMT của Việt Nam. Nếu kiên quyết đánh thuế BVMT đối với hành vi xuất khẩu sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vốn chưa thực sự vững mạnh ở nước ta. 4. Căn cứ tính thuế - Quy định về thuế suất tuyệt đối: có thể thấy các loại sắc thuế khác đều sử dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm là chủ yếu điều này xuất pháp từ nguyên nhân là các loại thuế này đều nhằm tạo nguồn thu cho NSNN sẽ hợp lí hơn khi sử dụng thuế suất tuyệt đối. Còn riêng thuế BVMT, mục đích tạo ra nguồn thu cho NSNN không phải mục đích chính, chính vì vậy http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?List=d46d405b-6620- 3 4748-aee7-07b0233fdae6&ID=19141&Web=c00daeed-988b-468d-b27c-717ca31ae3ff http://tuyentruyen.dongthap.gov.vn/index.php/Co-che-chinh-sach/Thao-go-nhieu-vuong-mac- 4 ve-thue-bao-ve-moi-truong.html việc sử dụng thuế suất sẽ tuyệt đối thực sự phù hợp với sắc thuế này. Vì xuất phát từ mục đích của thuế BMNT là nhằm hướng tới và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời phát huy được ưu điểm của dạng thuế suất này là đơn giảm minh bạch trong việc thực hiện, đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN để chủ động trong kế hoạch BVMT. Mức thuế được xác định theo khung để trong trường hợp cần thiết vẫn có thể điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, và cũng phù hợp với kinh nghiệm quốc tế trong thu thuế BVMT - Về nguyên tắc các định mức thuế cụ thể trong từng thời kí thì vẫn còn có ý kiến cho rằng hai nguyên tắc này chưa thực sự góp phần xác định được một mức thuế cụ thể nào mà còn chủ yếu nặng về tính khẩu hiệu. Việc áp dụng hai nguyên tắc trên khi xác định mức thuế cụ thể đối với tùng mặt hàng chưa có căn có pháp lí đảm bảo tính ổn định cho việc xác định một mức thuế. Do đó trên thực tế sẽ dễ xảy ra tình trạng tùy tiện và thiếu căn cứ khi cho ra đời một quy định về mức thuế cụ thể, gây khó khan cho nền kinh tế. 5. Biểu khung tính thuế và mức thuế BVMT - Về biên độ biểu khung thuế: Với quy định trên có thể thấy rằng biên độ của biểu khung thuế là khá rộng. Nhìn chung mức thuế tối đa và mức thuế tối thiểu chênh lệch nhau từ 3-5 lần như dầu hỏa, dầu nhờn, mỡ dầu ( 300-2000)…Việc quy định như vậy để phù hợp với một khoản thời gian dài trong thực tế, tránh tình trạng phải sửa đổi luật nhiều lần, tuy nhiên với biên độ thuế rộng, mức ổn định của mức thuế BVMT cụ thể theo đó cũng không cao, cùng với đó là nguyên tắc xác định mức thuế cụ thể đối với từng loại mặt hàng được quy định tại Khoản 2 Điều 8 chưa thực sự tạo ra sự ổn định cho một mức thuế cụ thể, trên thực tế gây ra những lo ngại cho ngành sản xuất trong nước. Ví dụ như đối với mặt hàng xăng thuộc diện chịu thuế khung biểu thuế quy định từ 1000-4000đồng/lít, mức tối đa gấp mức tối thiểu 4 lần. - Một bất cập của Luật Thuế Bảo vệ môi trường chính là mức thuế bảo vệ môi trường. Luật hiện hành xác định tính thuế bảo vệ môi trường theo mức thuế tuyệt đối để đơn giản, minh bạch trong thực hiện, ổn định số thu cho ngân sách. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa áp dụng cho một loại hàng hóa là tương đối lớn nhất, dẫn tới khả năng việc áp dụng sẽ không thống nhất đối với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng nhưng tại các địa phương khác nhau5. 5 http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1479&chitiet=52015&Style=1 Về mức thuế đối với xăng dầu: biên độ khung thuế suất đối với xăng dầu là rộng, mức trần 4000 đồng là cao. Hiện nay trong giá xăng dầu đã bao gồm rất nhiều loại thuế, phí, và chiếm tới 40% giá của một lít xăng, riêng phí là 1000 đồng. nếu áp dụng như trong luật thì giá xăng dầu vẫn sẽ tăng. Vì vậy cần tính toán và quy định hợp lý để tránh gây tác động đến đời sống người dân, gây biến động về giá thành phẩm, ảnh hưởng đến cả cân đối kinh tế vĩ mô. Về mức thuế đối với túi ni lông: theo quy định mức thuế đối với túi ni lông thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là từ 30.000 đến 50.000 đồng. Tuy nhiên thì lại chưa có quy định chi tiết về mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể đối với các sản phẩm túi ni lông khác nhau, chưa có sự phân biệt mức thuế suất áp dụng đối với túi PE hay PU, túi đơn hay túi ghép… do đó dẫn tới việc không thống nhất trong áp dụng thuế. Đối với sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường: Tại khoản 9 Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kì thì Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét quy định. Nhưng Điều 8 luật này chưa quy định cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quy định đơn vị tính mức thuế đối với đối tượng chịu thuế được bổ sung. - Chưa có sự phân loại phù hợp trong mỗi loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, quy định còn đánh đồng nhiều loại hàng hóa như nhau vào một mức thuế. Như đối với mặt hàng xăng, thuế suất thuế bảo vệ môi trường được áp dụng chung cho tất cả các loại xăng, chỉ trừ etanol là chưa hợp lý. Trên thế giới các nước thường phân loại xăng dựa vào mức độ ô nhiễm khác nhau. Ví dụ: Đức căn cứ vào hàm lượng lưu huỳnh có trong xăng để định thuế suất: Đối với xăng có hàm lượng lưu huỳnh trên 10mg/kg mức thuế suất là 669,80 Euro/lit; xăng có hàm lượng lưu huỳnh dưới 10 mg/kg mức thuế suất là 654,90 Euro/lit. Hay Singapore căn cứ vào chỉ số octan có trong xăng để quy định thuế suất: xăng octan 92/95 mức thuế suất là 0,4 đôla Sin/lit; xăng octan 97 và trên 97 mức thuế suất là 0,44 đôla Sing/lít6. 6. Hoàn thuế, miễn giảm thuế Miễn thuế: pháp luật không quy định miễn, giảm đối với thuế bảo vệ môi trường, có thể thấy việc không quy định này đã phần nào là giảm đi khả năng BVMT của sắc thuế này. 6 http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1479&chitiet=52015&Style=1 Bởi vì, quy định miễn, giảm một số trường hợp thể hiện tính công bằng của sắc thuế, chính sách ưu đã quốc gia, có đi có lại…. 7. Thời điểm tính thuế Theo phản ánh của một số cục hải quan địa phương, các đơn vị này đang gặp vướng mắc trong việc áp dụng thời điểm tính thuế BVMT đối với nguyên liệu tiêu hao nhập khẩu trước thời điểm Luật Thuế BVMT có hiệu lực nhưng thanh khoản tại thời điểm Luật Thuế BVMT có hiệu lực. Căn cứ quy định tại điểm 3 Công văn số 1199/BTC-TCT ngày 30-1-2012 thì hàng gia công không thuộc đối tượng chịu thuế BNMT, tuy nhiên đối với nguyên liệu tiêu hao thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp thuế BVMT khi thanh khoản. Thực tế, thời gian qua cục hải quan một số địa phương gặp vướng mắc trong việc thu thuế BVMT đối với các hợp đồng gia công nhập khẩu nguyên liệu tiêu hao hoặc nguyên liệu còn tồn kho trước khi Luật Thuế BVMT có hiệu lực, nhưng đến khi thanh khoản Luật thuế BVMT mới có hiệu lực (ngày 1-12012) thì có phải thực hiện thu thuế BVMT đối với số nguyên liệu tiêu hao khi thanh khoản hay không7? 8. Quy định về quản lý thuế Hiện nay, cơ chế tự khai nộp đang được áp dụng trong quản lý thuế ở Việt Nam. Khi áp dụng cơ chế này nếu chưa đủ các điều kiện cần thiết và đồng bộ rất có thể xảy ra tình trạng trốn lậu, thất thoát thuế. Công tác quản lý mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong thời kì mới nhưng vẫn còn nhiều bất cập trên tất cả các lĩnh vực thể chế đến cách thức quản lý. Quản lý thuế hầu hết dựa trên kinh nghiệm, chưa khoa học, hợp lý. Ở nước ta, do luật thuế bảo vệ môi trường mới được đưa vào triển khai chưa lâu, một số quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp vẫn dựa vào đó để tránh không phải nộp thuế, gian lận thuế. Trong khi đó, các quy định về xử phạt đối với các hành vi này quy định trong luật còn hạn chế, mức xử phạt còn chưa hợp lý, chưa đủ sức răn đe. Mặt khác, bộ máy tổ chức ngành thuế chưa thật sự hoàn thiện cũng là một trong những hạn chế trong quản lý thuế. Hiện nay, bộ máy quản lý thuế của nước ta được tổ chức theo ngành 7 http://www.baohaiquan.vn/pages/go-vuong-trong-thuc-hien-thue-bao-ve-moi-truong.aspx dọc từ Trung ương đến cấp huyện, hệ thống này được phân chia vừa theo đối tượng sắc thuế, vừa theo đối tượng nộp thuế, một cán bộ thuế phải đảm nhận nhiều chức năng từ thông báo thuế, thu thuế, kiểm tra thuế do đó không có điều kiện chuyên sâu vào một nghiệp vụ nhất định từ đó dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu công việc. C. ĐỀ XUẤT PHÁP LÝ I.  ĐỀ XUẤT PHÁP LÝ THÔNG QUA VỤ VIỆC CỤ THỂ Vụ việc: Trao đổi với phóng viên, hầu hết các chủ doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất đều cho rằng, việc ban hành và thực thi Luật Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) là cần thiết, nhưng các quy định trong Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ và Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính, đã gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN. Ông Vũ Văn Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất, nhập khẩu Trường Giang (Thanh Trì, Hà Nội), cho biết, các quy định trong các văn bản dưới luật đối với các sản phẩm túi nilon quá chung chung, nên Trường Giang không nắm rõ dòng sản phẩm nào của đơn vị phải chịu thuế, dòng nào không. Trong khi, mức áp thuế đối với tất cả các sản phẩm của DN phải chịu thuế suất 40.000 đồng/kg thành phẩm. Ngày 20/2/2012, công ty đã gửi công văn đến Chi cục Thuế huyện Thanh Trì để hỏi lại cho rõ, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời. Công ty Trường Giang chuyên sản xuất sản phẩm túi nilon và màng nhựa PE, PP, HDPE, BOPP cung cấp cho các DN ngành dệt may, da giày, thủy sản, bánh kẹo… Theo ông Thắng, thời điểm hiện tại, giá hạt nhựa nguyên liệu chỉ giao động khoảng 38.000 - 40.000 đồng/kg, trong khi thuế môi trường đối với sản phẩm thành phẩm là 40.000 đồng/kg, đã làm giá thành sản phẩm tăng gấp đôi. Khó khăn của năm 2011 cộng thêm mức thuế những tháng đầu năm 2012, khiến Trường Giang đã phải cắt giảm hơn 50% số lao động thường xuyên.8  Từ tình huống trên ta thấy một số điểm bất cập như sau: Luật thuế bảo vệ môi trường quy định túi ni lông thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường nhưng các tiêu chuẩn đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế, túi ni lông thân thiện với môi trường chưa được quy định cụ thể nên gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhiều doanh 8 http://wwwwwwtinmoitnn/hh e-ba.o-bne-bmoi-bhu onn-bdooi-bnoi-bh i-bniloon-bnhie -ba.h-ba.p-bhho-bhh a-bhhi-bh18h999977thhmlo nghiệp băn khoăn không biết sản phẩm của mình hoặc nguyên liệu mình sử dụng có thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường hay không. Trong năm 2012 điểm bất cập này đã được Nghị định số 69/2012/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, Thông tư 159 đã có hướng dẫn khá rõ ràng về đối tượng chịu thuế là túi ni lông nhưng các tiêu chuẩn đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế, túi ni lông thân thiện với môi trường. Tuy nhiên trong xác định túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin)…nhưng không xác định rõ áp dụng với loại túi đơn lớp hay đơn nguyên liệu (PE). Thực tế có những loại túi làm từ nhiều nguyên liệu nhưng cũng chỉ một lớp. Khi đánh thuế, cơ quan thực thi cứ thấy túi có chữ "PE” là đánh thuế, bất kể đó là túi một lớp hay nhiều lớp. Điều này làm cho giá bán hàng tăng, dễ mất năng lực cạnh tranh đối của doanh nghiệp Việt Nam với Doanh nghiệp nhựa nước ngoài. Về mức thuế đối với túi ni lông: Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức thuế đối với túi ni lông thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là từ 30.000 đến 50.000 đồng. Tuy nhiên, lại chưa có quy định chi tiết mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể đối với các sản phẩm túi ni lông khác nhau, chưa có sự phân biệt mức thuế suất áp dụng đối với túi PE hay PU, túi đơn hay túi kép…Do đó dẫn tới việc không thống nhât trong áp dụng thuế. Theo biểu thuế bảo vệ môi trường do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành thì mức thuế đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế BVMT là 40.000 đồng/kg. Mức thuế này áp dụng chung đối với tất cả các loại túi ni lông mà không phân biệt các loại sản phẩm cụ thể.  Đề xuất pháp lý Thứ nhất, bổ sung các quy định về đối tượng chịu thuế là túi ni lông. Từ thực tiễn các quy định hiện hành về đối tượng chịu thuế là túi ni lông như đã trình bày ở trên, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn cụ thể những quy định về xác định túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin)… đó là loại túi đơn lớp hay đơn nguyên liệu (PE), giúp các doanh nghiệp có kế hoạch điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với năng lực, đảm bảo được sự ổn định và cạnh tranh của doanh nghiệp. Có như vậy, pháp luật thuế bảo vệ môi trường mới có thể thực sự đi vào thực tế và phát huy vai trò của nó. Với quy định hiện nay về các đối tượng túi ni lông được loại trừ thuế BVMT thực sự gây khó khăn, hoang mang cho các doanh nghiệp sản xuất nhựa cũng như đóng cửa sự lựa chọn của người dân. Do đó, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể. Về vấn đề này, hiệp hội ngành nhựa Việt Nam cho rằng nên quy định túi ni lông thuộc diện chịu thuế là túi nhựa, bao bì nhựa mỏng hơn 0,021mm, có quai, làm từ nhựa đơn HDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường. Thứ hai, Mức thuế này là quá cao chưa thực sự phù hợp. Thực trạng hiện nay cho thấy, túi ni lông là sản phẩm phổ biến trong thói quen tiêu dùng của người dân, trong khi các cơ quan chức năng chưa có câu trả lời chính thức về loại túi ni lông thân thiện với môi trường thì việc đánh thuế cao như vậy thực sự gây ra gánh nặng đối với người tiêu dùng khi họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài những sản phẩm phải gánh chịu thuế. Bởi vậy, cần có sự điều chỉnh về mức thuế sao cho phù hợp. II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁP LÝ KHÁC NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Thứ nhất, bổ sung một số hàng hóa vào đối tượng chịu thuế. Hiện nay có 8 nhóm hàng hóa là đối tượng chịu thuế. Tuy nhiên, không chỉ những mặt hàng này tác động xấu đến môi trường mà còn một số mặt hàng khác khi sử dụng cũng gây tác động xấu đến môi trường như chất tẩy rửa, hạt nic…Bởi vậy, cần rà soát lại danh mục hàng hóa, khảo sát thêm thực tiễn, bổ sung thêm các đối tượng chịu thuế. Thứ hai, sử dụng thuế suất tuyệt đối phần trăm đối với thuế bảo vệ môi trường, và tùy vào từng đối tượng để xác định mức thuế. Thứ ba, cần đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuế các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, xử lý các vi phạm đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. KẾT LUẬN Những bước đầu thuế BVMT cũng có những tác động nhất định đến kinh tế-xã hội của nước ta. Tuy nhiên, không vì những tác động trái chiều là không tránh khỏi mà thuế BVMT được coi là một “sắc thuế thừa”. Tương lai việc kiểm chứng bằng thực tiễn và những thay đổi phù hợp, có cơ sở tin rằng thuế BVMT có khả năng làm tốt vai trò đối với vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011. 2. Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật tài chính, Hà Nội, 2007. 3. Bộ giáo dục và đào tạo – Bộ Tư pháp, trường Đại học Luật Hà Nội, Phạm Thị Thanh Huyền, pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội – 2012. 4. Bộ giáo dục và đào tạo – Bộ Tư pháp, trường Đại học Luật Hà Nội, Mai Thị Thu Hường, pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam – thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện, khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội – 2012. 5. Luật thuế Bảo vệ môi trường 2010 6. Nghị định 67/2011 7. Thông tư 152/2011 8. Nghị định 69/2012 9. Thông tư 159/2012 10. http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1479&chitiet=52015&Style=1 11. http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/74063/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan