Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Thực hiện và bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế...

Tài liệu Thực hiện và bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế

.DOCX
15
123
52

Mô tả:

Mục lục Trang Mục lục A. LỜI NÓI ĐẦU B. NỘI DUNG I. Cở sở lý luận 1. Các khái niệm 2. Đặc điểm của quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng II. Thực hiện quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế 1. Thể hiện trong mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng 2. Thể hiện trong quyền bình đẳng, tự do dân chủ của vợ chồng. 3. Đại diện giữa vợ chồng III. Bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế A. LỜI MỞ ĐẦU Sự kết hôn hợp pháp làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Trong đó quan hệ nhân thân là quan hệ cơ bản và quan trọng đã được xác định từ lâu. Khác với chế độ bóc lột, mục đích của việc xác lập quan hệ nhân thân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Quyền nhân thân giữa vợ và chồng là những lợi ích tình cảm, không mang nội dung kinh tế và cũng không phụ thuộc vào yếu tố tài sản, bao gồm: tình yêu, sự hòa thuận, sự tôn trọng lẫn nhau, việc xử sự trong gia đình, quan hệ đối với cha mẹ, các con và những thành viên trong gia đình. Việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng nhằm bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tình cảm trong đời sống vợ chồng. Để có sự hiểu biết đúng đắn về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng trong thực tế nhóm em xin phân tích đề tài đề tài: “Thực hiện và bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế”. B. I. NỘI DUNG Cơ sở lý luận Do trong quan hệ hôn nhân và gia đình quyền đồng thời là nghĩa vụ của các chủ thể nên khi đề cập đến quyền nhân thân giữa vợ và chồng thể hiện trong mối quan hệ tình cảm cũng chính là chúng ta đề cập đến nghĩa vụ giữa vợ và chồng. 1. Các khái niệm - Quan hệ vợ chồng: Quan hệ vợ chồng là những quan hệ phát sinh do sự kiện kết hôn, được Luật hôn nhân và gia đình qui định gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản gắn với nhân thân của vợ, chồng. Trong quan hệ vợ chồng, các bên bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. - Quan hệ nhân thân: Điều 24 Bộ luật dân sự (Bộ luật dân sự ) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu: “Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với đời sống tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. 2. Đặc điểm quyền và nghĩa vụ nhân thân vợ chồng a. Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang tính tình cảm Cơ sở pháp lý: Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Từ ngày xưa các cụ ta đã coi tình nghĩa vợ chồng là tình cảm phù hợp với đạo lý: Làm vợ, chồng của nhau phải hiểu rõ và hành động theo tình cảm, bổn phận và nghĩa vụ của mình, và lợi ích của vợ, chồng và lợi ích của các con, lợi ích của gia đình. Do vậy, Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình năm 200 quy định: "Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững". Việc thực hiện bổn phận này vừa mang tính chất pháp lý vừa dựa trên cơ sở đạo lý. Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong các quan hệ nhân thân, đồng thời ngăn chặn tình trạng vợ - chồng có quan hệ nam nữ bất chính. b. Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang tính tự do dân chủ Cơ sở pháp lý: Điều 19 đến Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình Một số quyền và nghĩa vụ : - Quyền bình đẳng: được quy định trong Điều19: Vợ chồng bình đẳng mọi mặt: nhân thân, tài sản, trong quan hệ gia đình. - Quyền lựa chọn nơi cư trú: Điều 20 Luật hôn nhân và gia đình và khoản 2 Điều 55 Bộ luật dân sự: vợ chồng có quyền chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán, địa giới hành chính. - Nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín : Điều 21: Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín; cấm ngược đãi, hành hạ …nhau. - Nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo : Điều 22 : Vợ chồng tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; không cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: Điều 23: Tùy điều kiện, hoàn cảnh, trình độ, năng lực mà quyết định việc chọn nghề, học tập hoặc tham gia hoạt động chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích chung. c. Đại diện giữa vợ và chồng Cơ sở pháp lý: Điều 24 khoản 1,2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 62 khoản 1 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo Điều 24 khoản 1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”. Khoản 2 quy định: “vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật của người đó”. Quyền đại diện trong gia đình là bình đẳng không bị phân biệt. Cụ thể hơn theo Điều 62 khoản 1 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chông là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”. II. Thực hiện quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế 4. Thể hiện trong mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng được biểu hiện trong việc vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương nhau, chung thủy với nhau. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng ,tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Để hôn nhân đạt được mục đích đó thì điều cơ bản là hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương, chung thủy với nhau, quý trọng, chăm sóc giúp dỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Cơ sở để xác lập quan hệ vợ chồng là tình yêu thương giữa nam và nữ. Khi nam nữ yeu thương nhau, hiểu nhau, thông cảm cho nhau…thì họ quyết định xác lập quan hệ hôn nhân và trở thành vợ chồng của nhau. Khi đã trở thành vợ chồng, tình cảm yêu thương đó vẫn được duy trì trong suốt thời kì hôn nhân. Đó không chỉ là đòi hỏi về pháp luật mà còn là yêu cầu về đạo đức. Bởi vì: “ nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới là hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu mới được duy trì mới là hợp đạo đức mà thôi”. Và cũng xuất phát từ tình yêu thương ấy mà vợ chồng giữ lòng chung thủy với nhau, tình cmar của họ trước sau như một. Chính hai yếu tố đó đã giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và là cơ sở để duy trì quan hệ hôn nhân bền vững. Mục đích của việc quy định vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương nhau, chung thủy với nhau là để ngăn quan hệ bất chính, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quy định này còn rất nhiều bất cập. Hiện nay, theo kết quả điều tra 9.300 hộ gia đình công bố ngày 26 tháng 6 năm 2008 thì có 259 vụ ly hôn do ngoại tình, án sơ thẩm Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 4 tháng cuối năm năm 2005 thì có 365/4825 vụ ly hôn do ngoại tình. Từ con số trên cho chúng ta thấy việc thực hiện nghĩa vụ yêu thương, chung thủy giữa vợ chồng trong thực tế là rất khó. Thứ hai, vợ chồng phải quý trọng lẫn nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Sự quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi, cách xử sự và thái độ của họ đối với nhau. Đó là sự yêu mến, tôn trọng nhau, giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm, lắng nghe ý kiến của nhau, quan tâm động viên lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi để vợ hoặc chồng phát huy khả năng của bản thân, thực hiện tốt hoạt động nghề nghiệp và nhiệm vụ đối với gia đình và xã hội. Vợ chồng phải tạo điều kiện cho nhau trong việc học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ. Cấm mọi hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm giữa vợ, chồng. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình trạng bạo lực gia đình (bạo lực gia đình) xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều loại đối tượng khác nhau. Bạo lực gia đình được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục… Theo số liệu khảo sát năm 2010 của các cơ quan chức năng cho thấy có 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần; có khoảng 15% vợ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng chửi, 70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình; 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục gọi là "bạo lực tình dục" hoặc việc buộc phải đẻ con trong khi sức khoẻ của người phụ nữ không đảm bảo, hoặc buộc phải phá thai cũng được xem như một hình thức của bạo lực tình dục. Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn hại đến tâm lí và sức khỏe của người bị bạo hành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và sức khỏe của những đứa trẻ phải chứng kiến bạo lực gia đình. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình có nhiều, song kết quả điều tra của Uỷ ban các vấn đề về xã hội chỉ ra rằng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình là do lạm dụng rượu bia (63,7%) và các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, nghiện ma tuý, ngoại tình, ghen tuông, thiếu hiểu biết pháp luật, kinh tế khó khăn, kể cả kinh tế khá giả cũng có bạo lực gia đình. Bạo lực của người chồng đối với người vợ trong gia đình, đây là hình thức bạo lực được coi là phổ biến nhất trong gia đình. Nguyên nhân sâu xa là sự tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới và tư tưởng gia trưởng (có quyền "dạy bảo" các thành viên yếu thế trong gia đình bằng vũ lực hoặc nhục mạ…) Ví dụ: Nạn nhân vụ bạo hành kinh hoàng là chị Lê Thị Lý (sinh năm 1981, có hộ khẩu thường trú tại tổ 5, Đường Lạc Long Quân, phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ). Sau khi ăn mưa gậy của chồng, chị đã phải vào Bệnh viện đa khoa gần nhà để điều trị. Nguyên nhân do chồng chị có quan hệ bất chính với một cô gái khác, chi có tìm co ta để nói chuyện. Sau buổi “nói chuyện” với cô gái đã quan hệ bất chính với chồng, buổi tối chị bị chồng đánh thâm tím mắt, bắp tay, đạp vào mạng sườn, dứt tóc đập đầu chị xuống nền nhà, lúc đó có sự chứng kiến của người nhà bên chồng. Nhưng sự việc không dừng lại ở đấy, liên tục những ngày sau chị Lý đều bị chồng lôi ra hành hạ không bằng một con vật. Có khi đang đêm, sau khi bị chồng đánh bất tỉnh, khi tỉnh dậy chị tiếp tục bị chồng dùng gậy bạch đàn để dưới gầm giường ngủ đánh tiếp. Kinh hoàng hơn, Thịnh đã bắt vợ lột trần, quỳ xuống và bò từ buồng của vợ chồng sang phòng của cô em dâu với khoảng cách 10m để vừa đánh vừa quay video. Ngược lại, trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực với người chồng cũng không phải là hiếm. không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chua ngoa, những cách xử sự thô bạo mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn thương về thể chất cho chồng, thậm chí còn gây ra an mạng kinh hoàng. Ví dụ: Vụ việc nhà báo Hoàng Hùng bị vợ là bà Trần Thúy Liễu thiêu chết. Nguyên nhân do ông Hùng biết đích xác thông tin vợ “ngoại tình” nên đã nhiều lần ghen tuông, lớn tiếng với bà Liễu. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng lên đến đỉnh điểm, khi bà Liễu thú nhận với chồng rằng, những lần sang Campuchia đánh bạc bà đang ôm một khoản nợ không nhỏ. Sau những lời thú tội về khoản nợ nần, bà Liễu nhiều lần đề nghị ông Hùng bán nhà để giải quyết, nhưng bị từ chối. Trong đêm trước khi ông Hùng bị giết, mâu thuẫn lại phát sinh khi bà Liễu tiếp tục thú tội thêm một khoản nợ nần khác do thua bạc. Không thể chịu đựng nổi, nên thời điểm này ông Hoàng Hùng đã lớn tiếng chửi vợ. Và chỉ vài tiếng sau, bà Liễu đã gây ra vụ án kinh hoàng trên. Qua một số ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng. Để hôn nhân bền vững thì điều cơ bản nhất là vợ chồng phải yêu thương nhau, chung thủy với nhau, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Vợ chồng phải cùng nhau lao động, cùng chăm lo vun vén cho hạnh phúc gia đình. Tình yêu thương, lòng chung thủy giữa vợ và chồng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tồn tại bền vững của hôn nhân. 5. Thể hiện trong quyền bình đẳng, tự do dân chủ của vợ chồng. Điều 19 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Điều này thể hiện vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc giải quyết các vấn đề trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia đình. Vợ chồng đều bình đẳng ngang nhau trong việc nuôi dạy, chăm sóc con cái, có quyền ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú, lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện quy đinh trên còn rất hạn chế. Theo thống kê mới nhất của Tòa án Nhân dân Tối cao, trong 5 năm qua, các tòa án địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về ly hôn và gia đình. Trong số này có 186.954 vụ có hành vi đánh đập, ngược đãi, chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Hiện nay, nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình có tới 90% là nữ giới. Phần còn lại hầu hết là trẻ em. Tình trạng bạo hành đối với người già, vợ đối với chồng cũng có nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Một con số được công bố là có tới 30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng cưỡng bức theo nhiều hình thức. Trong số đó, 15% số người vợ bị đánh, gần 80% bị mắng chửi, hơn 70% bị bỏ mặc, gần 10% bị chống cấm đoán tham gia hoạt động xã hội và gần 20% bị chồng cưỡng bức quan hệ tình dục. Theo thống kê năm 2010 của Chương trình Phối hợp chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt nam về Bình đẳng giới, do Tổng cục thống kê tiến hành có hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng bị chồng bạo về thể xác hoặc tình dục. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng. Vấn đề phân công lao động giữa vợ chồng cũng tồn tại sự bất bình đẳng. Làm việc nhà được cho rằng là một thiên chức của người vợ, do vậy công việc nội trợ, chăm sóc con cái phần lớn là do người vợ đảm nhiệm. nhiều trường hợp người chồng, hay gia đình chồng còn buộc vợ nghỉ việc, bỏ học để ở nhà chăm sóc gia đình, người vợ bị hạn chế tham gia vào các công việc chính trị, xã hội cũng như không được tham gia quyết định các cộng việc quan trọng của gia đình. Hiện nay, trong tiến trình hội nhập quốc tế việc thực hiện sự bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng cần được đẩy mạnh. Tỉ lệ người phụ nữ tham gia vào công việc xã hội đạt khoảng 80% ở thành thị, có sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong làm việc nhà và nuôi dạy con cái. Nhưng bên cạnh việc thực hiện bình đẳng giữa vợ chồng, nhiều người phụ nữ có quan niệm sai lầm khi cho rằng bình đẳng ở đây là phải xóa nhòa ranh giới, là phân đôi công việc, là: “ông ăn chả, bà ăn nem”, việc đòi hỏi một cách tiêu cực về vấn đề bình đẳng của người vợ trong nhiều trường hợp đã khiến rạn nứt mối quan hệ vợ chồng. Cần phải hiểu sự bình đẳng là sự bình đẳng trong các vấn đề việc làm, học hành, có địa vị và hưởng thụ.Trong gia đình, vợ chồng cùng tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ công việc theo chức năng, cùng có tiếng nói chung trong việc giải quyết các vấn đề của gia đình như nuôi dạy con cái, chi tiêu, tổ chức vui chơi, giải trí. 6. Đại diện giữa vợ chồng Đại diện giữa vợ chồng theo pháp luật và theo ủy quyền quy định tại Điều 24 khoản 1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”. Khoản 2 quy định: “vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật của người đó”. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn xảy ra không ít vụ việc vi phạm vào điều khoản này và xảy ra tranh chấp tại Tòa án. Ví dụ như vụ việc tranh chấp đất xảy ra khi người vợ hoặc người chồng tự ý bán đất hoặc đất kèm với tài sản đi kèm đất (nhà ở) mà không có giấy ủy quyền của người còn lại cùng với việc người còn lại không bị mất năng lực hành vi dân sự thì hoàn toàn không phù hợp với những điều luật nêu trên. Ngoài ra, cũng dựa vào điều này mà có những cặp vợ chồng tìm cách chuộc lợi bằng cách “lật lọng” như khi bán đất thì chỉ có vợ hoặc chồng ký vào giấy tờ cần thiết sau đó lại kiện ra tòa với lý do không có sự ủy quyền của bên còn lại đã tự ý bán đất. Vợ và chồng có thể đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện. Ví dụ: Trường hợp chồng bị tai nạn giao thông, bất tỉnh và phải mổ gấp do mất nhiều máu đồng thời phải cắt bỏ một cánh tay đã bị dập nát. Khi đó người thân thích mà thường là vợ sẽ ký xác nhận đồng ý việc mổ và cắt bỏ phần thân thể bị dập nát của chồng. Ngoài ra, khi mà chồng bị mất năng lực hành vi chẳng hạn, thì việc công bố, sử dụng thông tin, tài liệu của người chồng phải được sự cho phép của người vợ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi đó khoản 2, Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 giúp cho người vợ có thể thực hiện quyền nhân thân của mình theo pháp luật. III. Bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế Quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của pháp luật khá đa dạng nên hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng khá đa dạng dưới những hình thức, mức độ khác nhau. Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật. Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất. Theo Điều 25 Bộ luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau như tự mình bảo vệ, yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ hoặc buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, để bảo vệ quyền nhân thân mà vẫn đảm bảo được hạnh phúc gia đình, cần thực hiện các biện pháp sau: Thứ nhất, tự mình cải chính, đây là biện pháp được áp dụng trong trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của chồng hoặc vợ, nhằm hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng ra gây ra. Mặc dù đã được quy định tại Điều 21 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng điều này đòi hỏi cả người vợ và người chồng trong gia đình phải tự mình tuân thủ không chỉ vì pháp luật mà còn là đạo lý vợ chồng. Thứ hai, nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt chú ý đến phụ nữ về kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con chăm sóc sức khỏe, nâng cao kiến thức về luật pháp, chính sách, kiến thức về bình đẳng giới, khuyến khích sự quan tâm của các thành viên trong gia đình chia sẻ các hoạt động lao động cũng như trong cuộc sống tinh thần, tình cảm. Bình đẳng giới trong gia đình không chỉ là từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên, mà còn phải đấu tranh bảo vệ môi trường gia đình được ổn định và phát triển bền vững, tiếp thu những mặt tích cực của gia đình hiện đại và những đặc điểm tốt đẹp của gia đình truyền thống; tránh những tác động tiêu cực trong xu thế hội nhập tới gia đình như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân.. Thứ ba, đề cao vai trò của người phụ nữ, loại bỏ tư tưởng: “Trọng nam khinh nữ” để tránh sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng về mọi mặt trong gia đình. Điều này nhằm thực hiện việc bình đẳng giới trong gia đình. Người phụ nữ trong gia đình còn đóng vai trò hết sức quan trọng là người vợ, người me, người giữ lửa. Chính vì vậy, để bảo đảm được quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế điều cần thiết là bình đẳng và tôn trọng người phụ nữ. Thứ tư, nhà nước cần tăng cường các hoạt động dịch vụ xã hội chăm lo và làm giảm gánh nặng về lao động nội trợ cho các gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới, phát triển các trung tâm tư vấn về hôn nhân gia đình, các tổ hòa giải tại cơ sở, hỗ trợ các gia đình giải quyết các vướng mắc làm tổn hại đến cuộc sống tâm lý, tình cảm của gia đình. C. KẾT LUẬN Nói tóm lại, quyền nhân thân là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất trong quan hệ giữa vợ và chồng trên thực tế. Trong đó quy định về các mối quan hệ giữa vợ và chồng bao gồm: tình cảm, tự do, dân chủ và đại diện giữa vợ chồng. Trên đây là trình bày cơ bản của nhóm 3 về đề tài: “Thực hiện và bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trong thực tế”. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật sự - Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ - Thạc sĩ Ngô Thi Hường, NXB. Chính trị Quốc gia. 3.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan