Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con từ sơ si...

Tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại công ty tnhh phương hà, xã hương lung huyện cẩm khê tỉnh phú thọ

.PDF
61
111
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- TRƢƠNG THỊ CHÂU XA Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHƢƠNG HÀ, XÃ HƢƠNG LUNG, HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÖ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2013- 2017 Thái Nguyên – 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- TRƢƠNG THỊ CHÂU XA Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHƢƠNG HÀ, XÃ HƢƠNG LUNG, HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÖ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Lớp: CNTY 45-N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2013- 2017 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Phan Thị Hồng Phúc Thái Nguyên - 2017 ` i LỜI CẢM ƠN Lý thuyết, kiến thức trên sách vở chƣa đủ để sinh viên khi tốt nghiệp ra trƣờng có thể đi làm trong các công ty, nhà máy hay các trang trại, mà những kiến thức đó cần đƣợc vận dụng vào chính thực tiễn trong đời sống,sản xuất của xã hội.Xuất phát từ lý do đó mà BGH nhà trƣờng, cùng các thầy cô trong khoa CNTY đã tạo điều kiện cho sinh viên khoa CNTY nói chung và bản thân em nói riêng đƣợc tham gia học tập và rèn luyện kĩ năng tay nghề tại cơ sở thực tập. Sau 6 tháng đƣợc học hỏi và tham gia vào công việc sản xuất tại cơ sở, em đã hoàn thành xong bài khóa luận tốt nghiệp, kết quả em đạt đƣợc là nhờ sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của thầy cô.Cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô BGH nhà trƣờng, thầy cô trong khoa CNTY và đặc biệt là cô giáo hƣớng dẫn TS.Phan Thị Hồng Phúc đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến chú Phạm Đức Hùng, cô Bùi Thị Thu Hiền là chủ của cơ sở thực tập, kĩ sƣ trại và các cô chú công nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ hƣớng dẫn trong thời gian em tham gia học hỏi và rèn luyện kĩ năng nghề tại trại. Em xin kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khỏe, đạt đƣợc nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong qúy thầy cô xem xét, góp ý và bổ sung, để bài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng Sinh viên Trƣơng Thị Châu Xa năm ` ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại của Công ty TNHH Phƣơng Hà, xã Hƣơng Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ qua 3 năm ............................... 26 Bảng 4.2. Khẩu phần ăn của lợn mẹ trƣớc và sau khi đẻ ................................ 29 Bảng 4.3. Số lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dƣỡng trong 6 tháng.............. 33 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ...................... 34 Bảng 4.5. Lịch phun sát trùng toàn trại ........................................................... 37 Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con ............................... 38 từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ............................................................................. 38 Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại ...................................................................................................... 42 Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh cho lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ............. 43 ` iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Biểu đồ tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm ......................... 27 Hình 4.2: Biểu đồ tình hình mắc bệnh trên đàn lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại ...................................................................................................... 42 ` iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs :Cộng sự CP :Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam Hb : Hemoglobin Nxb :Nhà xuất bản PED :Dịch tiêu chảy cấp ở lợn TNHH :Trách nhiệm hữu hạn Ts :Tiến sĩ TT :Thể trọng ` v MỤC LỤC Trang Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 1 1.2.1 Mục đích ................................................................................................... 1 1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện của trang trại ........................................................................... 3 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại .................................................................. 4 2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 5 2.2. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 5 2.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 5 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .................................. 16 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..... 24 3.1. Đối tƣợng ................................................................................................. 24 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 24 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 24 3.4.Các chỉ tiêu và phƣơng pháp thực hiện ..................................................... 24 3.4.1.Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 24 3.4.2. Phƣơng pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) ................................... 24 3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 25 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ........................................... 26 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại chăn nuôi Công ty TNHH Phƣơng Hà, xã Hƣơng Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ qua 3 năm ............................... 26 ` vi 4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại ....................................................................................................... 27 4.2.1. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi ................................................................................................................... 27 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ............................... 34 4.4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn sơ sinh đến 21 ngày tuổi ...... 35 4.4.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh .............................................................. 35 4.4.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi .... 38 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ................................................................................................................... 39 4.5.1 Công tác chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ....... 39 4.5.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ................... 43 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 45 5.1. Kết luận .................................................................................................... 45 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nƣớc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và chất lƣợng cho con ngƣời, phân bón cho ngành trồng trọt, các sản phẩm nhƣ da mỡ... cho ngành công nghiệp chế biến, ngoài ra chăn nuôi còn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con ngƣời. Đứng trƣớc tình hình chăn nuôi lợn hiện nay ngày càng đƣợc công nghiệp hóa, chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, quá trình chăm sóc lợn cũng ngày càng chuyên môn hóa theo dây chuyền, vấn đề về các loại dịch bệnh của lợn cũng diễn biến ngày càng phức tạp. Vì vậy vấn đề vệ sinh và chăm sóc lợn cũng đƣợc chú trọng hơn, để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh của lợn, ngoài việc thực hiện tốt vấn đề vệ sinh, thì bên cạnh đó chăm sóc, nuôi dƣỡng và phòng trị bệnh cũng rất quan trọng. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đƣợc sự đồng ý của BCN khoa, cô giáo hƣớng dẫn và cơ sở thực tập em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại công ty TNHH Phương Hà, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1 Mục đích - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại Công ty TNHH Phƣơng Hà, xã Hƣơng Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại. 2 - Xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho lợn con nuôi tại trại. 1.2.2 Yêu cầu - Đánh giá đƣợc tình hình chăn nuôi tại Công ty TNHH Phƣơng Hà, xã Hƣơng Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. - Áp dụng đƣợc các quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Xác định đƣợc tình hình nhiễm bệnh, biết cách phòng trị bệnh cho lợn con nuôi tại trại. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện của trang trại 2.1.1.1. Vị trí địa lý -Trại chăn nuôi công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phƣơng Hà thuộc địa bàn xã Hƣơng Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Vị trí địa lý của huyện đƣợc xác định nhƣ sau: + Phía Đông giáp huyện Thanh Ba với ranh giới là dòng sông Thao quanh năm nƣớc đỏ phù sa. + Phía Tây giáp huyện Yên Lập với ranh giới là dãy núi vòng cung thuộc dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. + Phía Nam giáp huyện Tam Nông, ranh giới là dòng sông Bứa chảy từ Tây sang Đông đổ ra sông Thao. + Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa, ranh giới là ngòi Giành - một chi lƣu nhỏ của dòng sông Thao. -Huyện có 31 đơn vị hành chính. Dân số huyện Cẩm Khê gần 13 vạn ngƣời, tổng diện tích tự nhiên là 234.55 km². 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu -Theo phân vùng của nha khí tƣợng thuỷ văn thành phố, trại lợn của công ty TNHH Phƣơng Hà nằm trong vùng có khí hậu đặc trƣng của khu vực đó là nóng ẩm vào mùa hè, có mùa đông lạnh, mƣa nhiều điển hình của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hƣớng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phƣơng bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Khí hậu vùng này thích hợp cho thực vật nhiệt đới nhƣ chè, thuốc lá, hồi. Tuy nhiên, thời tiết khu vực này hay nhiễu động trong năm gây ra những khó khăn đáng kể, nhất là vào các thời kỳ chuyển tiếp. 4 -Nhiệt độ trung bình: 23ºC, ẩm độ trung bình: 85 - 87%. -Tổng lƣợng mƣa: 1.800 mm. + Mùa mƣa: Nóng ẩm, mƣa nhiều. + Mùa khô: Thời tiết khô, rét, ít mƣa. 2.1.1.3. Kinh tế xã hội -Cẩm Khê có lợi thế nhiều hồ, đầm lớn và đồng chiêm trũng với diện tích mặt nƣớc là 3.370 ha và diện tích trồng lúa một vụ là 1.900 ha. Rất thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Bởi vậy mà nhiều tôm, cá và thuỷ sản khác. Nghề cá nuôi ở Cẩm Khê xuất hiện từ rất sớm. Với sản lƣợng 2.200 tấn cá hàng năm, cá Cẩm Khê không chỉ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn có mặt ở các tỉnh, thành phố khác. -Cẩm Khê đã có đề án phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó, ngƣời chăn nuôi đƣợc hỗ trợ về giống, vốn và kỹ thuật. Đề án đã tạo nên phong trào nuôi trồng thủy sản rộng khắp. Đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện đã đạt 1.609 ha. Nghề nuôi cá lồng cũng bƣớc đầu phát triển. Ngoài những loại cá truyền thống nhƣ trôi, mè, chép... đã xuất hiện một số giống có năng suất, chất lƣợng cao nhƣ tôm càng xanh, rô phi đơn tính, chép lai ba máu... Nghề nuôi ba ba cũng hình thành và đang mở rộng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại -Trại chăn nuôi đƣợc xây dựng từ năm 2009 trại đi vào sản xuất đƣợc 7 năm, song hàng năm sản xuất của trại đều gia tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên đƣợc cải thiện, trại chăn nuôi có ban lãnh đạo là những ngƣời đam mê, giàu nghị lực và tâm huyết đối với nghề chăn nuôi. Đặc biệt trại chăn nuôi đã tuyển dụng và đào tạo đƣợc một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, kinh nghiệm, thực tiễn và yêu nghề. Trại có 32 cán bộ nhân viên trong đó: -Lao động gián tiếp có 6 ngƣời + Giám đốc công ty: 1 + Một kế toán: 1 + Làm vƣờn, nấu ăn: 2 5 + Bảo vệ: 2 Lao động trực tiếp có 26 ngƣời + 2 kỹ sƣ chăn nuôi + 24 công nhân 2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại - Hệ thống chuồng trại Khu vực sản xuất của trung tâm đƣợc đặt trên một khu vực cao, dễ thoát nƣớc và đƣợc tách biệt với khu điều hành, khu dân cƣ xung quanh. Xung quanh trại có hàng rào bảo vệ, cổng vào và nơi sản xuất có hố sát trùng để ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Chuồng nuôi đƣợc xây dựng theo hƣớng Đông Nam đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và xây dựng theo kiểu mái chuồng xuôi tránh hiện tƣợng ứ đọng nƣớc, có 3 chuồng đẻ mỗi chuồng có 120 ô chuồng, 1 chuồng bầu có 1056 ô chuồng, 4 chuồng cách li với 40 con/chuồng và 1 chuồng đực với 20 ô chuồng, mỗi chuồng đều có lối đi ở giữa. Các ô chuồng thƣờng đƣợc thiết kế theo kiểu sàn bằng bê tông. Các chuồng nuôi đều đƣợc lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống dẫn nƣớc tự động, mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt điện và vòi phun nƣớc trên mái. Mùa đông có hệ thống bóng đèn hồng ngoại. Tổng diện tích của trang trại là 5 ha, trong đó 2,5 ha dùng để chăn nuôi, 1 ha là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh trang trại gồm nhà điều hành và các công trình phụ trợ khác. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con -Cơ năng điều tiết thân nhiệt + Thân nhiệt của lợn con sau khi đẻ thƣờng bị giảm xuống, quá trình giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khối lƣợng sơ sinh, chất dinh dƣỡng thu đƣợc sau khi sinh, nhiệt độ của môi trƣờng. 6 + Theo Trƣơng Lăng, (2000) [8] sau khi đẻ 1 giờ nếu lợn con đƣợc bú sữa đầu thì 8-12 giờ sau thân nhiệt sẽ ổn định, nếu sau 4 giờ mới đƣợc bú sữa đầu thì sau 18-24 giờ thân nhiệt mới đạt mức bình thƣờng. Nhƣ vậy quy định không quá 2 giờ nếu lợn mẹ chƣa đẻ xong phải cho những lợn con đã sinh bú sữa đầu.Lợn con rất mẫn cảm với nhiệt độ vì khi ra khỏi cơ thể mẹ lợn con chƣa thể thích ứng đƣợc với môi trƣờng bên ngoài, cơ quan điều tiết thân nhiệt chƣa hoàn chỉnh. Khả năng tự điều hòa thân nhiệt của lợn con tăng chậm từ khi mới sinh cho đến 2 tuần tuổi, do vậy trong 2 tuần tuổi chúng rất dễ mẫn cảm với thay đổi lớn của nhiệt độ bên ngoài. Mỗi loài gia súc, đều có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ và ẩm độ nhất định, độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao là điều bất lợi cho lợn con, bởi vì độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, ngoài ra độ ẩm càng cao thì nhiệt độ trong chuồng càng giảm. Cho nên việc quản lý độ ẩm và nhiệt độ trong chuồng nuôi phù hợp với mọi lứa tuổi của lợn và nhiệt độ trong chuồng nuôi đƣợc ổn định là rất quan trọng. + Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [9] trên nền cứng hoặc sàn thƣa không có độn khu vực cho lợn con mới sinh cần giữ ấm ở 32-35°C trong tuần đầu, sau đó giữ 21-27°C cho đến lúc cai sữa 3-6 tuần tuổi. Để bảo đảm nhiệt độ cho lợn con theo chỉ tiêu trên cần có ô úm cho lợn con, ô úm có kích thƣớc ít nhất là một mét vuông , trong ô úm có thể đặt tấm sƣởi điện tự động hoặc treo bóng đèn hồng ngoại 250w hoặc 100w. Độ ẩm và tốc độ gió làm thành một hệ thống tác nhân stress đối với gia súc. - Đặc điểm tiêu hóa + Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhƣng chƣa hoàn chỉnh, các tuyến tiêu hóa phát triển chƣa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hóa còn nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần. 7 + Dung tích bộ máy tiêu hóa tăng nhanh trong 60 ngày đầu: dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít). Còn dung tích ruột già lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh. Sự tăng về kích thƣớc cơ quan tiêu hóa giúp lợn con tích lũy đƣợc nhiều thức ăn và tăng khả năng tiêu hóa các chất. + Mặc dù vậy, ở lợn con các cơ quan chƣa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác động lên chúng. Do chƣa thành thục nên cơ quan tiêu hóa của lợn con cũng rất dễ mắc bệnh, dễ rối loạn tiêu hóa. + Một đặc điểm cần lƣu ý ở giai đoạn này trong dạ dày lợn con không có axit HCl, đƣợc coi nhƣ một tình trạng thích ứng tự nhiên. Nhờ vậy nó tạo đƣợc khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn này dịch vị không có khả năng phân giải protein mà chỉ có khả năng làm vón sữa đầu. Còn huyết thanh chứa albumin và globulin đƣợc chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu. + Ở lợn con từ 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit HCl ở dạ dày không còn gọi là trạng thái bình thƣờng nữa. Việc tập cho lợn con ăn sớm có tác dụng thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện. Vì thế sẽ rút ngắn đƣợc giai đoạn thiếu HCl. Bởi vì khi đƣợc bổ sung thức ăn thì thức ăn sẽ kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cƣờng phản xạ tiết dịch vị (giai đoạn con non khác với con trƣởng thành là chỉ tiết dịch vị khi thức ăn vào dạ dày). + Theo Hoàng Toàn Thắng và cs, (2005) [10] lợn con dƣới 1 tháng tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lƣợng axit tiết ra rất ít và nhanh 8 chóng kết hợp với dịch nhày của dạ dày, hiện tƣợng này gọi là hypohydric. Do dịch vị chƣa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn chƣa có khả năng tiêu hóa portein của thức ăn. Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinnogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này mới có khả năng tiêu hóa protein. -Khả năng miễn dịch của lợn con + Phản ứng miễn dịch là khả năng đáp ứng của cơ thể. Phần lớn các chất lạ là mầm bệnh. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn con tƣơng đối dễ dàng, do chức năng của các tuyến chƣa hoàn chỉnh. Ở lợn con lƣợng enzym tiêu hoá và lƣợng HCl tiết ra còn ít, chƣa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi chất, dẫn tới khả năng tiêu hoá kém, hấp thu kém. Trong giai đoạn này mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng tiêu hoá và gây bệnh. + Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể hầu nhƣ chƣa có kháng thể. Lƣợng kháng thể tăng rất nhanh sau khi lợn con đƣợc bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lƣợng kháng thể hấp thu đƣợc nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ. + Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [9]trong sữa đầu của lợn mẹ hàm lƣợng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ, hàm lƣợng protein trong sữa chiếm 18 - 19%, trong đó lƣợng γ- globulin chiếm số lƣợng khá lớn (30 35%). Nó có tác dụng tạo sức đề kháng, vì vậy sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thu lƣợng γ- globulin bằng con đƣờng ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn nguyên tử γ- globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Nó chỉ có khả năng hấp thu qua ruột non của lợn con rất tốt trong 24 giờ đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men antitripsin làm mất hoạt lực của men tripsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách tế bào vách ruột của lợn con khá rộng, cho nên 24 giờ sau khi đƣợc bú sữa đầu, 9 hàm lƣợng γ - globulin trong máu lợn con đạt tới 20,3mg/100ml máu. Sau 24 giờ, lƣợng kháng men trong sữa đầu giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con hẹp dần, sự hấp thu γ-globulin kém hơn, hàm lƣợng γglobulin trong máu lợn con tăng lên chậm hơn. Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng 24mg/100ml máu (máu bình thƣờng của lợn trƣởng thành có khoảng 65mg/100ml máu), do đó lợn con cần đƣợc bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không đƣợc bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể, những lợn con không đƣợc bú sữa đầu thì sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao. + Sự hấp thu các phân tử γ-globulin và các tiểu phần khác của sữa mẹ bằng con đƣờng chủ động chọn lọc hoặc bằng ẩm bào qua các lỗ hẹp này, vì vậy quá trình tiêu hóa ở màng gần nhƣ vô khuẩn. + Những tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu không gây nguy hiểm với lợn con vì trong thời gian này lợn con không hình thành kháng thể bản thân và protein với chúng không phải là kháng nguyên. - Hệ vi sinh vật đƣờng ruột +Theo Nguyễn Nhƣ Thanh và cs, (2004) [11] hệ vi sinh vật đƣờng ruột gồm hai nhóm: nhóm vi khuẩn đƣờng ruột, vi khuẩn bắt buộc gồm: E. coli, Salmonella, Shigella, Klesiella, Proteus… Trong nhóm vi khuẩn này, ngƣời ta quan tâm nhiều nhất đến trực khuẩn E. coli. Đây là vi khuẩn phổ biến nhất hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các chủng E. coli trở lên cƣờng độc gây bệnh. Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng là bạn đồng hành của thức ăn, nƣớc uống vào hệ tiêu hoá gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus subtilis… Ngoài ra, trong đƣờng tiêu hóa của lợn con có các trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus sporogenes, Bacillus fasobacterium, Bacillus puticfus 10 - Theo Đào Trọng Đạt và cs, (1996) [3] phần lớn thời gian sống của lợn là ở trong chuồng do vậy chuồng trại có ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe của chúng. Chuồng trại xây dựng đúng kiểu, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp với chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ ảnh hƣởng rất tốt đến khả năng sinh trƣởng và sức kháng bệnh tật của gia súc và ngƣợc lại. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nƣớc ta, về mùa hè khí hậu nóng, ẩm, về mùa đông khí hậu lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia súc luôn phải khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Do vậy trong xây dựng chuồng trại ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú ý đến địa điểm xây dựng chuồng, hƣớng chuồng, vật liệu xây dựng để dễ dàng khống chế các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn, chuồng khô, thoáng, đủ ánh sáng thì tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy thấp hơn so với chuồng ẩm, tối.. - Trong chăn nuôi viê ̣c đảm bảo đúng quy triǹ h kỹ thuâ ̣t là điề u rấ t cầ n thiế t, chăm sóc nuôi dƣỡng tố t sẽ ta ̣o ra nhƣ̃ng gia súc khoẻ ma ̣nh , có khả năng chố ng đỡ bê ̣nh tâ ̣t tố t và ngƣơ ̣c la ̣i . Ô chuồ ng lơ ̣n nái phải đƣơ ̣c vê ̣ sinh tiêu đô ̣c trƣớc khi vào đẻ . Nhiê ̣t đô ̣ trong chuồ ng phải đảm bảo 32 - 34°C đố i với lơ ̣n sơ sinh và 28 - 30°C với lơ ̣n cai sƣ̃a . Chuồ ng phải luôn khô ráo , không thấ m ƣớt, không thay đổ i thƣ́c ăn đô ̣t ngô ̣t. Viê ̣c giƣ̃ gin ̀ chuồ ng tra ̣i sa ̣ch se,̃ kín ấm áp vào mùa đông và đầu xuân là điều kiện cần thiết phải thực hiện . Nên dùng các thiế t bi ̣sƣởi điê ̣n hoă ̣c đèn hồ ng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắ ng, mang la ̣i hiê ̣u quả cao trong chăn nuôi. -Phòng bệnh bằng bổ sung sắt : ở lơ ̣n con, viê ̣c thiế u sắ t dẫn đế n thiế u máu, làm giảm sức đề kháng cũng là nguyên nhân gây nên hội chứng tiêu chảy khá cao. Lợn con một ngày tuổi sẽ đƣợc bấm nanh, bấm tai và tiêm sắt 11 -Phòng bệnh bằng vắc xin : phòng bệnh bằng vắc xin là phƣơng pháp hƣ̃u hiê ̣u nhấ t để ngăn ngƣ̀a bê ̣nh đă ̣c biê ̣t là các bê ̣nh mà n guyên nhân là vi sinh vâ ̣t. Vắc xin phòng bê ̣nh tiêu chảy cho lơ ̣n đã đƣơ ̣c nghiên cƣ́u khá lâu và đã đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng để phòng ngƣ̀a tiêu chảy nhằ m ta ̣o miễn dich ̣ chủ đô ̣ng cho đàn lơ ̣n c hố ng la ̣i bê ̣nh , các loại vắc xin này đã và đang cho kế t quả phòng bê ̣nh mô ̣t cách khả quan , đa ̣t đƣơ ̣c mu ̣c tiêu làm giảm tỷ lê ̣ mắc bê ̣nh. Mô ̣t số tác giả đã tập trung nghiên cƣ́u chế ta ̣o và sƣ̉ du ̣ng vắc xin phòng bê ̣nh nhằ m kích thích cơ thể chủ động sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh. +Theo Bertschinger. H. U. (1999) [16] đã phát hiện có ít nhất 170 kháng nguyên O, 70 kháng nguyên K,56 kháng nguyên H. Ngoài 3 loại kháng nguyên thông thƣờng trên, còn có thêm kháng nguyên bám dính F, yếu tố gây bệnh không phải là độc tố của E. Coli. - Nhu cầu về một số chất dinh dƣỡng và chất khoáng + Nhu cầu protein: lợn con sinh trƣởng phát triển nhanh, trong thời gian bú sữa nguồn năng lƣợng đƣợc cung cấp chủ yếu từ phân giải đƣờng và 1 phần nhỏ protein.Nhƣng protein chủ yếu là nguyên liệu cho sinh trƣởng và phát triển, do vậy nhu cầu về protein rất lớn. Nhƣ vậy, trong thức ăn tập ăn của lợn con cần 20-22% protein thô. + Nhu cầu về lipit: trong thời kì bú sữa, nhu cầu về lipit rất thấp vì khả năng tiêu hóa lipit rất thấp. + Nhu cầu về gluxit: thời kì từ sơ sinh đến cai sữa nguồn năng lƣợng do gluxit cung cấp chiếm 70-80% do vậy nhu cầu về gluxit cũng rất lớn, ngoài nguồn có từ sữa(chủ yếu là từ đƣờng lactoza) lúc nhỏ, đến khi tập ăn, ngoài nguồn từ sữa lợn con đƣợc cung cấp qua thức ăn tập ăn. +Nhu cầu về khoáng: khoáng chiếm 4-5% khối lƣợng cơ thể, có 3 nhóm khoáng Đa lƣợng: Ca, P, Na, Mn, Cl, Fe, S 12 Vi lƣợng: Cu, Mo, Mg, Zn, Al, F Siêu vi lƣợng: Acemic, bismus, thủy ngân +Nhu cầu vitamin: vitamin là chất xúc tác sinh học tổng hợp, tham gia vào một số men tiêu hóa phân giải các chất dinh dƣỡng, tham gia cấu tạo màng tế bào. Lƣợng vitamin vô cùng nhỏ, nhƣng lại có tác dụng rất lớn cho sinh trƣởng, phát dục và sinh sản +Nhu cầu về nƣớc: nƣớc chiếm 50-60% khối lƣợng cơ thể, trong máu nƣớc chiếm 80-95%. Cơ thể mất 10% nƣớc sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất, nếu mất 20% lƣợng nƣớc lợn con sẽ chết. 2.2.1.2 Một số bệnh thường gặp ở lợn con Theo Trung tâm chẩn đoán và cố vấn thú y (2010) [14] - Tiêu chảy do E.coli +Lứa tuổi bị bệnh: chủ yếu xảy ra trên lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa. +Nguyên nhân: do lợn con bú vào bầu vú lợn mẹ có dính phân, uống nƣớc có chứa mầm bệnh, vệ sinh sàn chuồng không đƣợc sạch sẽ, ẩm ƣớt. Lợn bị stress do trộn chung lợn cai sữa trong quá trình vận chuyển, thay đổi thức ăn. +Triệu chứng, bệnh tích: trên lợn con theo mẹ bị bệnh, lợn thƣờng nằm tụm lại, run rẩy hoặc nằm một góc, da xung quanh đuôi và hậu môn có dính phân, phân lỏng đến sệt, có màu kem và có thể thấy lợn nôn mửa. Lợn mất nƣớc do tiêu chảy, mắt lõm vào, da trở nên khô.Trƣớc khi chết có thấy lợn bơi chèo và sùi bọt mép. Trên lợn cai sữa, biểu hiện đầu tiên thấy sụt cân, đi phân nƣớc và mất nƣớc. Một vài trƣờng hợp phân có máu hoặc sệt với nhiều màu nhƣ xám, trắng, vàng và xanh lá cây. Do đó màu sắc phân không có ý nghĩa nhiều trong chẩn đoán lâm sàng. Có thể lợn chết với mắt lõm vào, thỉnh thoảng thấy lợn nôn mửa và cũng có thể thấy chết mà không có triệu chứng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng