Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử Thực hành vi sinh vật thực phẩm lê nhã uyên, nguyễn thị thanh hải...

Tài liệu Thực hành vi sinh vật thực phẩm lê nhã uyên, nguyễn thị thanh hải

.PDF
58
21
131

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Viện Công nghệ sinh học và Môi trường …………….. Th.S LêNhãUyên Th.S Nguyễn Thị Thanh Hải Tài liệu THỰC HÀNH VI SINH VẬT THỰC PHẨM (Lưu hành nội bộ) Nha Trang, 2019 1 MỤC LỤC PHẦN 1: CÁC KỸ THUẬT VI SINH CƠ BẢN .......................................................................... 3 Bài 1: AN TOÀN PHÒNG THÍNGHIỆM .................................................................................. 3 Bài 2: NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI TẾ BÀO VI SINH VẬT .................................................... 5 Bài 3: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VI SINH VẬT.................... 12 Bài 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP CẤY VI SINH VẬT .................................................................. 18 Bài 5: LẤY MẪU THỰC PHẨM VÀ CHUẨN BỊ MẪU.......................................................... 25 PHẦN 2: CÁC NHÓM VI SINH VẬT CẦN KIỂM TRA TRONG MẪU THỰC PHẨM…26 Bài 6: TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ (TPC – Total Plate count) ................................... 27 Bài 7: XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG COLIFORM, FECAL COLIFORM VÀ ESCHERICHIA COLI .............................................................................................................................................. 29 Bài 8: KIỂM TRA SALMONELLA TRONG MẪU THỰC PHẨM.........................................32 Bài 9: KIỂM TRA VIBRIO TRONG MẪU THỰC PHẨM ..................................................... 35 Bài 10: KIỂM TRA STAPHYLOCOCCUS AUREUS TRONG THỰC PHẨM ...................... 38 Bài 11: KIỂM TRA LISTERIA MONOCYTOGENES TRONG THỰC PHẨM .................... 40 Bài 12: KIỂM TRA CLOSTRIDIUM sp. TRONG THỰC PHẨM…………………………..42 PHẦN 3: MỘT SỐ TEST SINH HOÁ QUAN TRỌNG……………………………………...43 PHẦN 4: ỨNG DỤNG VI SINH VẬT CÔNG NGHIỆP .......................................................... 54 PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 55 2 PHẦN 1: CÁC KỸ THUẬT VI SINH CƠ BẢN Bài 1: AN TOÀN PHÒNG THÍNGHIỆM 1.1. Quy tắc làm việc trong phòng thínghiệm vi sinh 1.1.1. Nội quy phòng thínghiệm (1) Tham dự đầy đủ các bài thínghiệm theo chương trình quy định. Trước khi đến phòng thínghiệm, sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ nội dung lýthuyết bài thínghiệm sắp làm. (2) Tuân thủ đúng thời khóa biểu thực hành đã được sắp xếp (3) Phải mặc áo bảo hộ (blouse) khi làm việc trong phòng thínghiệm. Tóc phải được cột, bọc gọn tránh nhiễm vi sinh vàsém cháy do lửa đèn cồn (4) Không ăn uống, hút thuốc trong phòng thínghiệm. Không đưa tay lên sờ miệng (5) Không được đem canh cấy vi sinh, hoáchất, dụng cụ ra khỏi phòng thínghiệm trừ khi được phép của giáo viên hướng dẫn. (6) Cần cóýthức tiết kiệm môi trường, hóa chất, vật liệu khi thực hiện thínghiệm. (7) Khi làm việc với các trang thiết bị, dụng cụ cần cẩn thận, nhất là đối với kính hiển vi. Khi chưa biết cách vận hành, sinh viên phải hỏi giáo viên hướng dẫn hoặc người phụ trách. (8) Khi thực hiện các bài thínghiệm vi sinh, sinh viên cần tuân thủ đúng các kĩ thuật vô trùng vàkhử trùng để tránh lây nhiễm vi sinh vật. (9) Khi thực hiện thínghiệm, sinh viên làm việc theo nhóm, sau đó phân tích kết quả thí nghiệm. (10) Dọn dẹp, lau chùi sau khi làm việc. Các trang thiết bị, dụng cụ, hoáchất sau khi dùng xong phải để đúng nơi quy định (11) Nhóm trực nhật cótrách nhiệm kiểm tra các vòi nước, kiểm tra tình hình sử dụng điện của các trang thiết bị, tắt điện, tắt quạt trước khi ra về. MỘT SỐ LƯU Ý VỚI SINH VIÊN NHẰM ĐẠT KẾT QUẢ TỐT TRONG THỰC HÀNH VI SINH VẬT HỌC. Trước khi làm thínghiệm: - Cần tìm hiểu mục đích, yêu cầu vànội dung bài thực hành. - Nắm vững lýthuyết liên quan đến các thínghiệm. - Đọc cẩn thận các bước tiến hành thínghiệm và cách đọc kết quả. Trong quátrình thực hành: - Cần thực hiện đúng các thao tác và các bước của thínghiệm để đạt được mục đích vàyêu cầu đã đề ra. Sau mỗi bài thực hành: - Phải làm đầy đủ các bài tường trì nh, trả lời các câu hỏi vàbài tập ở phần cuối bài. 1.1.2. Kĩ thuật vôtrùng, khử trùng: Một số thuật ngữ cần phân biệt: Vô trùng là1 quátrình màtất cả các vi sinh vật sống bị pháhuỷ. Các vi sinh vật này bị giết bởi hơi nóng áp lực hay ở nhiệt độ cao trong điều kiện khô, hay đốt thành tro. Nếu chúng ta nói một vật vô trùng, chúng ta hiểu rằng vật đó hoàn toàn không có các vi sinh vật sống. Nói chung khi nói đến sự vô trùng, ý nói đến sự an toàn phòng thínghiệm, chủ yếu chúng ta 3 nói đến vô trùng bởi hơi nóng áp lực bằng autoclave. Phương pháp khử trùng cơ bản là đốt cháy các tác nhân khử trùng hoặc đốt thành tro. Tất cả các chất thải sinh học phải được đốt cháy kỹ trước khi thải bỏ. Khử trùng là quá trình trong đó các sinh vật không sinh bào tử, sinh dưỡng bị pháhuỷ. Các tác nhân gây được quátrình này gọi làchất khử trùng hay chất giết khuẩn. Các tác nhân như vậy chỉ được sử dụng cho các vật dụng do chúng độc với mô người và động vật. Nhiễm trùng được xác định khi cósự phát triển (nhân lên) của các vi sinh vật trong mô của cơ thể. Thuật ngữ vô trùng dùng để chỉ bất cứ quá trình nào mà ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân nhiễm trùng vào mô vô trùng, do vậy ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Các kỹ thuật vô trùng chỉ những thao tác màcác nhàvi sinh vật học dùng để loại tất cả các vi sinh vật khỏi môi trường nhiễm hay mô sống tiếp xúc. Các chất kháng khuẩn làcác hoá chất (thường làcác chất khử khuẩn hoàtan) cóthể sử dụng an toàn cho bên ngoài cơ thể nhằm phá huỷ hay ức chế các vi khuẩn sinh dưỡng. Khi thực hiện các bài thínghiệm vi sinh, sinh viên cần tuân thủ các thao tác thực hiện đúng kỹ thuật để không gây tạp nhiễm ảnh hưởng đến thínghiệm hay không gây phân tán vi sinh vật ra môi truờng xung quanh. Các kĩ thuật đó bao gồm kĩ thuật vô trùng đối với dụng cụ thínghiệm, môi trường nuôi cấy vi sinh vật; tuân thủ kĩ thuật khử trùng đồi với tay người nghiên cứu, bàn làm việc để tránh gây nhiễm trùng Việc này liên quan đến thực hiện các kỹ thuật vô trùng, khử trùng vàthực hành phương tiện an toàn phòng thínghiệm. Khi bắt đầu làm vệc với các canh cấy vi khuẩn trong các bài thực hành, sinh viên phải học các kỹ thuật. Một số điều cơ bản chúng ta phải tuân theo: - Rửa tay Trước khi bắt đầu làm việc, người làm phải rửa tay, sau đó sử dụng các dung dịch sát khuẩn vàlau khô bằng giấy lau. Kết thúc công việc, trước khi rời phòng thínghiệm, chúng ta phải rửa tay bằng xàphòng. - Khử trùng mặt bàn làm việc Bắt đầu buổi làm việc, người làm phải lau bàn bằng chất diệt khuẩn nhằm loại bụi bẩn trên mặt bàn, làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn vào canh cấy. Kết thúc công việc, trước khi rời phòng thínghiệm, cần khử trùng lại để bảo vệ cho nhóm thực tập tiếp theo. - Sử dụng đèn cồn (đèn gas) Trong phòng thínghiệm vi sinh đèn cồn được sử dụng để khử trùng vòng cấy của que cấy, miệng bình, miệng ống nghiệm. Để khử trùng vòng cấy cần đốt cho đến khi nóng đỏ sau đó để cho vòng cấy nguội bằng cách giữ vòng cấy một thời gian ở vùng vôtrùng xung quanh ngọn lửa. Cần lưu ý, để an toàn khi sử dụng đèn cồn, không di chuyển đèn cồn đang cháy, không chụm hai đèn cồn với nhau để châm lửa, không dùng miệng thổi tắt đèn cồn, muốn tắt thìphải dùng nắp chụp đậy lại. - Pipette. Pipette dùng để chuyển canh cấy phải sử dụng thiết bị hút cơ học, không sử dụng miệng để hút. 1.1.3. Xử lýcanh cấy vi sinh vật Thải bỏ canh cấy Các dụng cụ nuôi cấy vi sinh vật trước khi thải bỏ phải được hấp khử trùng (autoclave) ở 1210C / 15 phút để giết chết vi sinh vật. Xử lý khi làm đổ canh cấy 4 Tất cả các trường hợp sự cố làm đổ canh cấy vi sinh vật phải báo cáo ngay với giáo viên hướng dẫn. Mặc dù đa số các vi sinh vật sử dụng trong các bài thực hành làkhông gây bệnh, nhưng có một số ít gây bệnh. Do vậy, chúng ta phải xử lýtất cả các trường hợp sự cố làm đổ dịch cấy, phòng khi có liên quan đến vi sinh vật gây bệnh. Biện pháp xử lý: + Tất cả áo bảo hộ, vải lau dính dịch cấy phải được đem autoclave. + Dùng giấy, vải thấm dịch sát khuẩn đặt vào vùng canh cấy đổ. + Đổ thuốc sát khuẩn quanh nơi có canh cấy vi sinh, để hạn chế lây lan ra xung quanh vàkhông khí. + Dùng kẹp (loại cóthể hấp tiệt trùng được) gắp giấy, vải lau bỏ vào dụng cụ chứa đựng đem autoclave (autoclave cả kẹp gắp) (Tương tự, đối với hoáchất gây nguy hiểm đến người như gây kích ứng cơ thể, gây tổn thương da hay gây ung thư ... phải báo cáo ngay với giáo viên hướng dẫn để cóbiện pháp xử lý thích hợp) 1.2. Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ phòng thínghiệm vi sinh - Thiết bị dập mẫu - Tủ sấy dụng cụ - Nồi hấp vôtrùng - Tủ ủ ấm vi sinh - Cân phân tích - Tủ lạnh - Kính hiển vi - Máy lắc các loại Bài 2: NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI TẾ BÀO VI SINH VẬT 2.1. Dụng cụ, môi trường, hóa chất 2.1.1. Dụng cụ: - Kính hiển vi quang học - Lame, lamen - Bình nước rửa - Giấy thấm - Que cấy, đèn cồn, hộp quẹt 2.1.2. Môi trường, hóa chất: - Nước muối sinh lý - Thuốc nhuộm các loại: tím Violet, lugon, Xanh Methylene, Fucshine, Cồn. - Dầu soi kính - Ống giống vi khuẩn lactic, vi khuẩn Gram (-), nấm men, nấm mốc. 2.2. Phương pháp làm tiêu bản 2.2.1. Phương pháp làm tiêu bản soi tươi . Cách làm tiêu bản giọt ép - Dùng que cấy hoặc ống hút lấy giống vi sinh vật để làm vết bôi. 5 Đặt lákính lên giọt canh trường thật nhẹ nhàng tránh không tạo thành bọt khí. Muốn vậy để một mép lákính tiếp xúc với phiến kính rồi từ từ hạ lákính xuống. - Đưa tiêu bản lên quan sát trên kính hiển vi. Cách làm tiêu bản giọt treo Loại tiêu bản này dùng để theo dõi sự sinh sản, sự hình thành bào tử, khả năng di động và phản ứng của tế bào vi sinh vật với các loại kích thích. - Dùng phiến kính đặc biệt cóphần lõm hình tròn ở giữa. - Bôi vazơlin quanh phần lõm của phiến kính. - Cho 1 giọt canh trường lên giữa lákính. - Thận trọng xoay ngược lákính cho giọt canh trường xuống phía dưới rồi đặt lên phần lõm của phiến kính. - Hình 1: Phương pháp làm tiêu bản giọt treo 2.2.2. Phương pháp làm tiêu bản cố định Phương pháp vôtrùng tạo vết bôi: - Lắc đều ống nghiệm để vi khuẩn lơ lửng trong ống, chú ý không làm ướt nút ống nghiệm. - Hơ đỏ đầu que cấy vàphần kim loại. Hơ nóng phần tay cầm. - Mở nút ống nghiệm và hơ nóng miệng ống. Không đặt nút xuống bàn. - Làm nguội đầu que cấy ít nhất 5 giây, lấy một vòng que cấy dịch chứa vi sinh vật, tránh chạm đầu que cấy vào thành ống nghiệm. - Hơ nóng miệng ống nghiệm lần nữa. - Đậy nút ống nghiệm và đặt lên giá. - Đặt vòng cấy chứa vi khuẩn chính giữa vòng mục tiêu đã được định sẵn thành vòng tròn trên phiến kính. - Hơ que cấy lại trước khi chuyển vòng cấy khác từ canh cấy hoặc đặt sang chỗ khác. Phương pháp cố định tế bào: 6 Đối với mẫu lấy từ môi trường dịch lỏng: - Đặt 2 vòng que cấy dịch chứa vi sinh vật vào chính giữa vòng tròn mục tiêu - Tán đều vi sinh vật khắp vùng của vòng mục tiêu. Vết bôi làm khôở nhiệt độ phòng. Đối với mẫu lấy từ môi trường rắn: Đặt 2 vòng que cấy nước vào chính giữa vòng tròn mục tiêu, sau đó đưa sinh khối vi sinh vật vào giữa tán đều và làm tương tự. Đưa phiến kính qua ngọn lửa vài lần để tiêu diệt vàgắn vi khuẩn vào phiến kính. Hình 2: Phương pháp làm tiêu bản cố định Hình 3: Làm tiêu bản cố định từ môi trường lỏng và môi trường rắn 7 Nhuộm đơn: - Đặt tiêu bản lên cầu thuỷ tinh (đặt nằm ngang miệng một khay nhân, hoặc thuỷ tinh). - Nhỏ vào vết bôi vài giọt Xanh Methylene, để yên 1 phút. - Rửa vết bôi bằng cách nghiêng phiến kính, dùng bình xịt cho dòng nước chảy nhẹ qua vết bôi đến khi nước chảy ra không còn màu nữa. - Dùng giấy thấm khôtiêu bản hoặc hơ nhẹ tiêu bản trên đèn cồn - Quan sát tiêu bản ở vật kính (x 40) rồi chuyển sang vật kính (x 100) dùng dầu soi. Hình 4: Phương pháp nhuộm đơn Nhuộm Gram Các kỹ thuật nhuộm dùng trong việc nhận diện vi khuẩn chưa biết. Nhuộm gram làmột thínghiệm quan trọng trong PTN vi sinh vật. Mặc dùkỹ thuật này khá đơn giản, nhưng cần tiến hành thínghiệm cẩn thận. Chúý: (1) không làm vết bôi quádày (2) Chú ý bước tẩy màu. (3) Canh cấy của vi khuẩn gram dương già có khuynh hướng mất màu nhanh hơn canh cấy non, khiến chúng xuất hiện gram âm thay vìvi khuẩn gram dương. Để cókết quả đáng tin cậy nên sử dụng một canh cấy khoảng 16 giờ. Một điểm khác cần chúý, vài loài Bacillus có thử nghiệm nhuộm gram thay đối: đôi khi bắt màu gram dương, đôi khi bắt màu gram âm. Các bước thực hiện nhuộm Gram: 1. Phủ crystal violet lên vết bôi vàgiữ trong 20 giây. 2. Sử dụng bình nước cất rửa sạch vết thuốc nhuộm trong một thời gian ngắn, làm ráo nước thừa. 3. Phủ vết bôi với dung dịch iodine của gram vàgiữ 30 giây - 1 phút. 4. Đổ hết dung dịch iodine của gram vàgiội tràn vết bôi với ethyl alcohol 95% trong 10-20 giây. Đây là bước quyết định. Vết bôi dày sẽ cần khoảng thời gian lâu hơn vết bôi mỏng. Sự mất màu xuất hiện khi dòng chảy từ phiến kính hòa tan thuốc nhuộm không còn màu. 5. Dừng hoạt động của alcohol bằng cách rửa phiến kính với nước trong bình rửa vài phút. 6. Phủ safranin trên vết bôi vàgiữ trong 20 giây. 7. Rửa nhẹ nhàng trong vài giây, thấm khôbằng giấy thấm vàkhông khíkhô. 8. Kiểm tra phiến kính dưới dầu soi kính. 8 Hình 5: Phương pháp nhuộm Gram Hình 6: Một số hình ảnh các kiểu nhuộm quan sát tế bào vi khuẩn 2.3. Kính hiển vi: Hiện nay có rất nhiều loại kính hiển vi, một số loại được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm vi sinh vật: kính hiển vi trường sáng, kính hiển vi trường tối, phản pha, vàhuỳnh quang; trong bài này chỉ trình bày kính hiển vi trường sáng. Nếu trước đây bạn đã tìm hiểu về kính hiển vi, thìbài này sẽ không cónhiều thông tin cung cấp cho bạn; tuy nhiên nếu đây là lần đầu tiên tìm hiểu về vi sinh vật, bạn cần đọc kỹ để sử dụng đúng kính hiển vi. 9 Trong kính hiển vi trường sáng, tia sáng đi trực tiếp từ nguồn đến mắt người màkhông bị lệch hướng do tấm mờ nằm giữa tụ quang. Đây là loại kính được học sử dụng đầu tiên dành cho người bắt đầu học về sinh học, thường đuợc sử dụng trong phòng thínghiệm vi sinh vật. Tất cả các loại kính hiển vi trường sáng có cấu trúc chung, hơi khác về hệ thống cơ. Bài tập sẽ giúp bạn hiểu rõvề loại kính hiển vi tại phòng thínghiệm. 2.3.1. Các bộ phận chính của kính hiển vi Khung đỡ gồm chân vàthân kính Bàn soi cóbộ phận kẹp lam kính, vít trượt điều chỉnh vị trílam kính trên bàn soi. Hệ thống thấu kính gồm thị kính, vật kính vàtụ quang. Ốc chỉnh kính: ốc chỉnh kính thôvàốc chỉnh kính tinh. Hình 7: Các bộ phận chính của kính hiển vi. 2.3.2. Các thao tác chăm sóc kính hiển vi Kính hiển vi làdụng cụ cần được chăm sóc đặc biệt để tránh hư hỏng hệ thống quang học và cơ học. Các thao tác sử dụng kính cần được thực hiện đúng theo chỉ dẫn sau: Vận chuyển: Khi chuyển kính hiển vi từ vị trínày sang vị trí khác trong phòng thínghiệm, phải đỡ dụng cụ bằng cả hai tay. Nếu chỉ cầm 1 tay thìrất dễ va chạm vào vật dụng khác. Mỗi lần di chuyển chỉ được phép cầm 01 kính hiển vi Ngăn nắp: Giữ nơi soi kính ngăn nắp, cất sách vở, dụng cụ không cần thiết. Vùng soi kính gọn gàng, ngăn nắp sẽ ít xảy ra sự cố hơn. Dây điện: Dây dẫn điện bóng đèn kính hiển vi rất dễ làm sinh viên vấp, kéo kính hiển vi rơi xuống đất. Chú ý dây điện sao cho mọi người đi lại trong phòng thínghiệm không bị vấp. 10 Hình 8: Hai tay đỡ dụng cụ một cách chắc chắn trong khi di chuyển kính hiển vi. Lau chùi thấu kí nh: Bắt đầu buổi thínghiệm kiểm tra xem các thấu kính đã sạch hay chưa. Khi sử dụng dầu để soi kính, cuối buổi thínghiệm phải lau vật kính bằng các dụng dịch lau kính (nước ấm xà phòng, xylene, alcohol, cũng có thể dùng acetone nhưng chú ý acetone là dung môi mạnh cóthể làm tan keo gắn các thấu kính). Giấy lau sử dụng loại chuyên dùng, không tạo xơ bụi khi lau, giấy sạch không bám bụi vìcóthể làm trầy sướt kính. Bạn phải tuân theo sự chỉ dẫn của Giáo viên phụ trách. Bảo vệ chống bụi: Hầu hết các dụng cụ trong phòng thínghiệm đều cótấm che phủ nhằm bảo vệ dụng cụ khỏi bụi. Cuối buổi làm việc, cần đậy lại để chống bụi. 2.3.3. Cách điều chỉnh kính hiển vi Độ phóng đại: Độ phóng đại cuối cùng của ảnh soi được bằng độ phóng đại của thị kính nhân với độ phóng đại của vật kính. Soi kí nh ở vật kính có độ phóng đại thấp: thường dùng vật kính 10x. Gồm các bước sau: - Kẹp tiêu bản lên bàn soi đúng vị trí, chú ý mẫu cần soi ở mặt trên. - Bật nguồn sáng, chỉnh ở mức ánh sáng vừa phải (chỉnh nguồn, tụ quang), - Chỉnh mẫu soi đến vị trítrung tâm nguồn sáng. Hình 9: Kẹp tiêu bản - Quay vật kính có độ phóng đại cần soi vào đúng vị trí (lưu ý chốt định vị vào đúng vị trí) - Hạ vật kính xuống hoặc nâng bàn soi lên vị trínhất định tuỳ theo kính hiển vi (vị trí này đã được định trước không quágần lam kính) - Mắt nhìn vào thị kính, từ từ hạ vật kính (hoặc nâng bàn soi) cho đến khi ảnh xuất hiện. - Dùng ốc tinh chỉnh để có được ảnh rõnhất. - Dùng ốc điều chỉnh thanh trượt bàn Hình 10: Đường đi của ánh sáng soi để di chuyển lam kính tìm hình cần soi. Soi kí nh ở vật kính có độ phóng đại cao hơn: thường dùng vật kính 40x. - Sau khi chỉnh ở vật kính 10x cóảnh rõ, bạn xoay vật kính 40x đến vị trícần soi. - Chỉ dùng ốc chỉnh tinh để chỉnh cho ảnh rõ (không được dùng ốc thỉnh thô) Soi kí nh ở vật kính dầu: vật kính 100x - Giữa vật kính vàtiêu bản códầu soi kính (chiết suất dầu soi kính bằng chiết suất thuỷ tinh) - Lưu ý: Khoảng cách giữa vật kính vàtiêu bản rất nhỏ nên rất dễ bị vỡ tiêu bản do vật kính chạm vào tiêu bản, gây hỏng vật kính. 11 Hình 11: Sơ đồ giải thích lýdo dùng dầu soi kính. Khi sử dụng xong kính hiển vi: 1. Lấy lam kính ra khỏi bàn soi. 2. Nếu dùng vật kính dầu, lau dầu khỏi vật kính bằng giấy lau vàdung dịch lau theo quy định của phòng thínghiệm. 3. Xoay vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất về vị trísoi kính. 4. Các bộ phận di chuyển được đưa về vị trícao nhất. 5. Điều chỉnh thanh trượt trên bàn soi về vị tríở giữa. 6. Phủ tấm chống bụi. 7. Cất vào đúng nơi quy định. Bài 3: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VI SINH VẬT 3.1. Dụng cụ, môi trường, hóa chất - Ống nghiệm (ф16mm, ф 20mm dài 15cm), đĩa petri, pipet, bình tam giác. - Cốc đong, bình định mức, que khuấy thủy tinh, bình cồn 700, đèn cồn, giá đỡ. Các dụng cụ thủy tinh cần được làm sạch, dùng cây cọ ống nghiệm chùi rửa với chất tấy rửa. Súc rửa hai lần, đầu tiên với nước vòi, cuối cùng với nước cất để giũ sạch các dấu vết của chất tẩy rửa. Đặt dốc ngược chúng lên giá để khô. Không dùng khăn lau khô dụng cụ. - Môi trường: Lượng môi trường pha chế cần dùng nên xác định rõ, tránh dư thừa hoặc phải thời gian bảo quản dài. Đo lường một lượng nước đủ để làm môi trường. Các thể tích môi trường yêu cầu trong một ống nghiệm như sau: Ống môi trường để rót vào đĩa Petri: 12 ml Ông thạch đứng 6 ml Ống thạch nghiêng 4 ml Ống canh trường 5 ml Ống canh trường lên men 5-7 ml 3.2. Cách chuẩn bị dụng cụ 3.2.1. Bao gói dụng cụ a/ Nguyên tắc - Dụng cụ được bao gói phải đảm bảo sạch vàkhô. - Bao gói phải kín vàcẩn thận để sau khi khử trùng vẫn đảm bảo sự vôtrùng của dụng cụ trong lớp giấy gói vàlấy ra sử dụng dễ dàng. b/ Phương pháp bao gói dụng cụ: 12 Việc bao gói dụng cụ gồm 2 khâu: - Làm nút bông: cho các ống nghiệm, bình tam giác, pipet. - Bao gói: cho hầu hết các dụng cụ khác. Cách làm nút bông - Với các ống nghiệm: + Lấy một ít bông không thấm nước cuộn lại. + Dùng que tre ấn vào giữa cuộn bông. + Đẩy cuộn bông này gập đôi và từ từ vào miệng ống nghiệm. Yêu cầu: Nút có kích thước và độ chặt vừa phải. Đầu nút tròn, gọn, phần ngoài lớn hơn phần trong. Lấy nút ra hay đóng vào dễ dàng - Với các chai, lọ, bình tam giác có kích thước lớn: cách làm tương tự nhưng sử dụng lượng bông nhiều hơn - Với các pipet: dùng một sợi dây thép nhỏ nhét một ít bông vào đầu lớn của pipet để hạn chế không khíbên ngoài khi hút vào pipet Cách bao gói dụng cụ Với các dụng cụ sau khi làm nút bông cần bao gói phần có nút bông bằng giấy báo để khi khử trùng nút bông không bị ướt và đảm bảo điều kiện vôtrùng tốt hơn. Cách làm như sau: - Cắt các đoạn băng giấy hình chữ nhật với kích thước tùy theo dụng cụ cần bao gói. - Quấn quanh phần đầu cónút bông. - Cột lại thật chặt Yêu cầu: - Phần giấy bao bên ngoài phải chặt vàkín - Bao bằng giấy dầu với dụng cụ hấp ướt - Bao bằng giấy báo với dụng cụ sấy khô. Với các dụng cụ như pipet, que trang phải dùng giấy bao kín toàn bộ. Cóthể dùng hộp nhôm để đựng các dụng cụ trên để khử trùng. 3.2.2. Các phương pháp vô trùng dụng cụ a/ Nguyên tắc - Sau khi vôtrùng cần đảm bảo: + Sự vôtrùng tuyệt đối cho dụng cụ vàvật phẩm + Không làm thay đổi chất lượng mẫu vật - Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con người Khi khử trùng bằng nhiệt, các tế bào sinh dưỡng của VSV bị tiêu diệt dễ dàng trong khi các bào tử vẫn còn tồn tại ở ngay nhiệt độ đó Khả năng chịu nhiệt của vi sinh vật phụ thuộc vào: - Tính chất môi trường - Số lượng tế bào - Độ pH của vật cần khử trùng Do vậy để khử trùng bằng nhiệt hiệu quả cần xác định ngưỡng nhiệt độ thấp nhất vàkhoảng thời gian ngắn nhất cần thiết để tiêu diệt toàn bộ VSV vàbào tử của chúng cótrong dụng cụ cần khử trùng. b/ Phương pháp vô trùng dụng cụ: * Phương pháp nhiệt khô (1) Khử trùng bằng tủ sấy: - Được thực hiện trong tủ sấy - Cách tiến hành: 13 + Đặt các dụng cụ đã được bao gói vào tủ sấy + Bật công tắc tủ hoạt động + Điều chỉnh thời gian vànhiệt độ thích hợp (1600C trong 2h hoặc 1800C trong 30 phút) + Tắt tủ sấy, để nguội tới 600C rồi mở tủ lấy dụng cụ ra. Tránh mở tủ lấy dụng cụ khi nhiệt độ tủ còn cao sẽ làm dụng cụ thủy tinh dễ vỡ + Các dụng cụ sau khi sấy màgiấy bao có màu hơi vàng là đạt yêu cầu. Nếu giấy bao cómàu nâu chứng tỏ nhiệt độ khử trùng cao làm bông vàgiấy biến thành gondron (hợp chất cótính sát trùng) thìkhông thể sử dụng dụng này để nuôi cấy VSV được. (2) Khử trùng bằng cách đốt que lửa nóng đỏ: - Phương pháp này dùng để khử trùng que cấy, ống hút, đầu ống nghiệm, miệng bình tam giác sau khi lấy nút bông ra. - Cách khử trùng: + Hơ dụng cụ trên ngọn lửa đèn cồn, đưa qua đưa lại đến 3 – 4 lần. Với các dây mayxo ở đầu que cấy phải nung cho thật đỏ hết chiều dài dây cấy. + Đợi dụng cụ nguội mới được sử dụng để tránh vỡ vàvi khuẩn không bị tiêu diệt khi lấy giống. * Khử trùng bằng sức nóng ướt (1) Đun cách thủy ở nhiệt độ thấp (phương pháp khử trùng Pasteur) Phương pháp này thường được dùng để khử trùng nhanh các thực phẩm dễ biến tính ở nhiệt độ cao. Phương pháp này chỉ cótác dụng ức chế VSV không cóbào tử. Cách tiến hành: Đun nóng môi trường lên 65 – 700C trong 15 – 30 phút (2) Hấp cách quãng 1000C (phương pháp Tyndal) Phương pháp này dùng để khử trùng một số loại môi trường nuôi cấy men bánh mì, men gia súc, mốc làm nước chấm....chứa nhiều đường. Kết quả: môi trường vừa được khử trùng vừa được đảm bảo không thay đổi chất lượng. Cách khử trùng: - Hấp ở 1000C trong 30 phút. - Lấy ra để tủ ấm 24 giờ để cho bào tử vi khuẩn phát triển - Hấp môi trường lần thứ hai ở 1000C trong 30 phút tiêu diệt các bào tử vừa nẩy mầm. - Lặp lại quátrình này 3 lần (3) Khử trùng bằng hơi nước bão hòa áp suất cao (Autoclave) Phương pháp này được thực hiện trong nồi hấp vôtrùng ở áp suất cao. Đó là thiết bị làm bằng kim loại cótính chịu nhiệt cao cókhả năng tự động điều chỉnh nhiệt độ vàthời gian Nguyên tắc hoạt động của thiết bị làlàm tăng nhiệt để khử trùng các vật bằng hơi nước dưới áp suất lớn hơn áp suất khíquyển. Khi áp suất tăng, nhiệt độ trong nồi cũng tăng, an toàn thiết bị được kiểm soát hệ thống van rất chặt chẽ. Phương pháp khử trùng bằng hơi nước bão hòa ở áp suất cao là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất trong các phương pháp khử trùng nhờ khả năng tiêu diệt các tế bào sinh dưỡng và bào tử của vi sinh vật. 3.3. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy: Hầu hết các thínghiệm vi sinh đều cần sử dụng các môi trường cho quátrình nuôi cấy vi sinh vật. Thông thường các thínghiệm sử dụng môi trường tổng hợp dạng khô đã được chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, cóthể trong một số trường hợp bạn cần một vài môi trường đặc biệt mà đã không được chuẩn bị sẵn, sinh viên trong nhóm phải cùng nhau chuẩn bị. 3.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của vi khuẩn 14 Bất cứ môi trường nào phùhợp cho một nhóm vi sinh vật cụ thể đều bao gồm 7 yếu tố sau: nước, carbon, nguồn năng lượng, nitrogen, khoáng, yếu tố sinh trưởng, pH. Vai trò của mỗi yếu tố như sau: Nước: Nguyên sinh chất chứa 70-85% nước. Nước trong sinh vật đơn bào gắn liền với nước trong môi trường, các phân tử này ra vào qua màng tế bào cùng với việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vàbài tiết các chất ra khỏi tế bào. Hoạt động của enzyme kiểm soát các phản ứng xảy ra trong tế bào phụ thuộc hàm lượng nước trong tế bào. Chất lượng nước dùng trong chuẩn bị môi trường rất quan trọng. Nước cứng có hàm lượng ion canxi và magiê cao không được sử dụng. Phosphate của canxi vàmagiêkhông hòa tan cóthể kết tủa khi cómặt của peptone vàcao thịt bò. Tốt nhất luôn sử dụng nước cất. Carbon: Có2 nhóm vi sinh vật tuỳ theo nguồn carbon sử dụng gồm: Nhóm vi sinh vật tự dưỡng (sử dụng carbon dioxide tổng hợp tất cả chất cho tế bào); Nhóm vi sinh vật dị dưỡng (sử dụng hợp chất hữu cơ cho quátrình tổng hợp). Ngoài nguồn carbon hữu cơ, vi sinh vật tự dưỡng cũng có thể sử dụng carbon dioxide. Nếu khínày hoàn toàn loại trừ ra khỏi môi trường của chúng, sự phát triển của chúng bị chậm lại, đặc biệt trong giai đoạn sớm của bắt đầu một canh cấy. Nguồn năng lượng: Gồm 2 nhóm: Vi sinh vật quang năng (photoautotrophs) cósắc tố sử dụng nguồn năng lượng mặt trời vàvi sinh vật hóa năng (chemoautotroph) oxi hóa hợp chất vô cơ đơn giản tạo năng lượng. Chất sinh năng lượng cần thiết cho các vi sinh vật này cóthể làcác chất như nitrite, nitrate hoặc sulfide. Hầu hết các vi khuẩn thuộc vào nhóm dị dưỡng hóa năng cần nguồn năng lượng hữu cơ như glucose hoặc amino acids. Một lượng nhỏ vi khuẩn làdị dưỡng quang năng. Các vi sinh vật đó có sắc tố quang hợp cho phép chúng sử dụng ánh sáng mặt trời cho năng lượng. Nguồn năng lượng carbon cần làhợp chất hữu cơ như alcohol. Nitrogen: Vi sinh vật tự dưỡng cóthể sử dụng nguồn nitrogen vô cơ, vi sinh vật dị dưỡng lấy nguồn nitrogen từ amino acid vàhợp chất trung gian như peptid proteoses và peptone. Dịch chiết thịt bò vàpeptone sử dụng trong canh dinh dưỡng cung cấp nitrogen cần thiết cho vi sinh vật tự dưỡng phát triển trong môi trường. Khoáng: Tất cả các vi sinh vật yêu cầu một vài nguyên tố kim loại như sodium, potassium, calcium, magnesium, sắt, kẽm, đồng phosphor và coban cho sự sinh trưởng bình thường. Vi khuẩn không ngoại lệ. hàm lượng yêu cầu khánhỏ. Các yếu tố phát triển: bất cứ hợp chất cần thiết nào của vật chất tế bào màmột vi sinh vật không thể tổng hợp từ nguồn carbon và nitrogen được phân loại làmột yếu tố phát triển. Yếu tố phát triển có thể bao gồm amino acid hoặc vitamin. Nhiều vi sinh vật dị dưỡng thỏa mãn với yếu tố sinh trưởng hiện diện trong dịch chiết thịt bò của canh thang dinh dưỡng. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh khó tính yêu cầu môi trường giàu dinh dưỡng như thạch máu giàu yếu tố phát triển. pH: Sự phát triển của vi sinh vật trong một môi trường cụ thể cóthể hoàn toàn bị ức chế nếu pH môi trường không nằm trong vùng giới hạn. Các enzyme vi sinh vật bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố này. Hầu hết các vi khuẩn phát triển tốt nhất xung quanh pH 7, pH của canh thang dinh dưỡng nên điều chỉnh đến pH 6,8. Mặt khác, vi khuẩn gây bệnh thường thích ứng pH kiềm hơn. Trypticase soy broth làmột môi trường phùhợp cho nhiều vi khuẩn gây bệnh khó tính nên điều chỉnh đến pH 7,3. 3.3.2. Các loại môi trường: Một môi trường nuôi cấy vi sinh vật làthực phẩm cho canh cấy vi khuẩn, nấm mốc, và các vi sinh vật khác. 15 (1) Phân chia theo trạng thái của môi trường cóthể chia 3 dạng: lỏng, đặc vàbán rắn. Môi trường lỏng: được sử dụng cho việc nhân giống một lượng lớn vi sinh vật, nghiên cứu sự lên men, vànhiều thử nghiệm khác. Môi trường rắn: là môi trường thêm vào một tác nhân tạo đông như agar, gelatin, hoặc silica gel vào môi trường lỏng. Một tác nhân tạo đông tốt làmột chất màkhông bị sử dụng bởi vi sinh vật, không ức chế sự phát triển của vi khuẩn vàkhông hóa lỏng ở nhiệt độ phòng. Agar và silica gel không hóa lỏng ở nhiệt độ phòng và không bị sử dụng bởi nhiều sinh vật. Trái lại, gelatin bị thủy phân bởi khánhiều vi sinh vật vàhóa lỏng ở nhiệt độ phòng. Môi trường rắn làcần thiết cho sự phát triển các khuẩn lạc trên bề mặt môi trường khi phân lập vi sinh vật từ canh cấy hỗn hợp. Môi trường bán rắn: là dạng môi trường chứa tác nhân tạo đông với tỷ lệ thấp. Môi trường này hữu ích trong việc xác định sự di chuyển của vi khuẩn. (2) Phân chia theo thành phần môi trường: Môi trường tổng hợp: Các môi trường cần có các thành phần được biết chính xác đến chi tiết. Các môi trường thông thường làm từ các chất hóa học có độ tinh sạch cao vàthành phần chính xác. Môi trường tự nhiên: Các môi trường như canh thang dinh dưỡng chứa các thành phần không chính xác được gọi là môi trường tự nhiên. Thành phần hai loại dịch chiết thịt bò và peptone đều không chính xác trong canh dinh dưỡng. (3) Căn cứ vào mục đích sử dụng: Môi trường cơ sở (minimum medium), Môi trường làm giàu (enrichment medium), Môi trường giám biệt (differential medium), Môi trường chọn lọc (selective medium), môi trường sinh hóa Hai loại môi trường đặc biệt sẽ được mở rộng sử dụng trong chỉ dẫn thực hành làmôi trường chọn lọc vàphân biệt. Môi trường chọn lọc là môi trường chỉ có loại vi sinh vật chính xác phát triển trên hoặc trong môi trường đó bởi vì(1) không có mặt một số chất dinh dưỡng quan trọng làm cho nó không thích hợp cho hầu hết các vi sinh vật nhưng không phải tất cả hoặc (2) cósự hiện diện của chất ức chế ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật nhất định nào đó. Môi trường phân biệt là môi trường chứa các chất tạo ra một số vi khuẩn để cómột dạng khác nhau từ các loài khác, cho phép phân biệt một trong những loài khác. Trong một số trường hợp môi trường đưa vào công thức cả hai yếu tố chọn lọc vàphân biệt. Vídụ môi trường EMB agar, sử dụng để xác định E.coli trong phân tích nước. 3.3.3. Cách chuẩn bị môi trường: Bao gồm các bước Bước 1: Pha môi trường 1/ Đo lường một lượng nước đủ để làm môi trường vào bình tam giác. Chúýbình phải có thể tích lớn hơn lượng môi trường cần pha. 2/ Xem trên nhãn hộp môi trường để xác định lượng môi trường cần pha trong 1000ml, sau đó tính lượng môi trường sử dụng tương ứng cần pha. Cân môi trường vàcho vào bình pha môi trường. Lắc đều làm tan môi trường. Làm nút bông cho bình tam giác. 3/ Nấu tan môi trường trên bếp điện. Chú ý, môi trường có thể sôi trào ra khỏi dụng cụ chứa đựng. Cẩn thận lắc nhẹ, tránh môi trường bị cháy dưới đáy bình chứa đựng. 4/ Giữ nhiệt độ môi trường khoảng 600C để tránh bị đông đặc. Môi trường sẽ đông đặc khoảng 400C. 16 Chúý: Cần đọc kỹ yêu cầu về chế độ khử trùng môi trường trên nhãn hộp. Bước 2: Điều chỉnh pH: Mặc dù môi trường khôchứa tác nhân đệm giữ pH của môi trường ở khoảng mong muốn, pH môi trường cóthể thay đổi so với trạng thái trên nhãn chai. Trước khi được rót ống, nên kiểm tra pH môi trường và điều chỉnh pH nếu có. Nếu cósẵn dụng cụ đo pH và đã chuẩn, dùng nó để đo pH của môi trường. Nếu cần điều chỉnh pH dùng HCl hoặc NaOH. Nếu không có dụng cụ đo pH, có thể dùng giấy đo pH. Cách điều chỉnh pH: Vật liệu: cốc đong chứa môi trường, chai 1N và0,1N của HCl vàNaOH, que khuấy thủy tinh, giấy đo pH, dụng cụ đo pH (không bắt buộc). 1/ Xác định pH môi trường bằng giấy đo pH 2/ Nếu pH quácao, thêm HCl để giảm pH. Nếu lượng môi trường quánhiều dùng 1N HCl. Nếu pH sai khác ít, dùng 0,1N HCl. Khuấy trộn giọt thêm vào để hòa tan vào môi trường bằng que khuấy thủy tinh. 3/ Nếu pH quá thấp, thêm NaOH từng giọt để tăng pH. Nếu pH sai khác ít dùng 0,1NNaOH, sai khác nhiều dùng 1NNaOH. Khuấy trộn đều giọt thêm vào bằng đũa thủy tinh. Bước 3: (Nếu có) Rót ống nghiệm: 1/ Rót vào một ống nghiệm lượng môi trường được đo chính xác. Ống này làm mốc để rót các ống nghiệm khác. 2/ Rót phễu vàquátrình rót ống kiểm tra mức độ phù hợp, giữ ống hướng dẫn bên cạnh các ống sẽ rót tiếp theo để giúp bạn xác định lượng môi trường vào trong mỗi ống nghiệm. 3/ Nếu môi trường chứa agar cần giữ cốc chứa môi trường nóng ở trạng thái lỏng. 4/ Nếu ống nghiệm được sử dụng trong lên men kiểm tra đặc tính sinh hơi, thêm một durham vào mỗi ống ở thời điểm này, miệng ống quay xuống dưới. Đậy nắp ống nghiệm: Thông thường nắp plastic thích hợp cho mọi trường hợp. Tất cả các nắp đậy đầu ống nghiệm córãnh nhỏ bên trong tạo khoảng trống cho phép hơi nước thoát ra trong quátrình thanh trùng. Nếu dùng nắp vặn plastic, nắp không được vặn chặt, trước khi thanh trùng nới nắp vặn một phần vòng xoay. Cóthể dùng nút bông làm đúng kỹ thuật cho các ống nghiệm. Bước 4: Thanh trùng: Các môi trường chuẩn bị xong cần thanh trùng ngay lập tức. Vi sinh vật trên thành ống, trong nước cất, trong môi trường làm khô sẽ bắt đầu phát triển trong khoảng thời gian ngắn ở nhiệt độ phòng, pháhủy môi trường. Trước khi thanh trùng, các ống nghiệm cần đặt trong dụng cụ chứa dạng lưới cóghi nhãn bên ngoài. Nhãn cần thể hiện loại môi trường, ngày thanh trùng, người làm. Thanh trùng thực hiện trong nồi thanh trùng. Hướng dẫn sử dụng nồi thanh trùng: - Kiểm tra thực hành với dạng nồi thanh trùng cụ thể. Hoàn thành quátrình thanh trùng ở 1210C. Để đạt được nhiệt độ đúng cần chuẩn bị không gian cho sự thoát khí . Một số thiết bị cũ cần cho hơi nước thoát ra cửa sổ. 17 Không để quátải lỗ thoát khí.Không nên thử nhìn môi trường trong nồi. Cần giữ khoảng cách giữa các dụng cụ chứa đựng cho sự lưu thông hơi nóng. - Điều chỉnh thời gian thanh trùng với kích cỡ bình chứa. Các bình chứa nhỏ cóthể thanh trùng 10-15 phút. Một nồi thanh trùng đầy cóthể mất 30 phút hoàn tất. Bước 5: Sau khi thanh trùng: Thạch nghiêng: Cần đặt gần như nằm ngang ống ngay khi lấy trong nồi thanh trùng ra. Quá trình đông đặc xảy ra trong vòng 30 -60 phút. Môi trường khác: Các dạng môi trường trong ống nghiệm lỏng, thạch đứng ... cần để nguội ở nhiệt độ phòng sau khi lấy ra khỏi nồi thanh trùng. Cách đổ môi trường vào đĩa petri: Toàn bộ quá trình đổ thạch vào đĩa petri được thực hiện trong tủ cấy vôtrùng vàgồm các thao tác sau: - Khử trùng bàn làm việc, tay với cồn 700 - Đốt đèn cồn. Chúýmọi thao tác thực hiện gần đèn cồn tránh nhiễm khuẩn. - Mở bao giấy gói các đĩa petri. - Tay phải cầm bình chứa môi trường cónhiệt độ khoảng 450C. Tay trái mở nút bông của bình. - Hơ miệng bình trên ngọn lửa đèn cồn. - Mở hénắp đĩa petri. Nghiêng bình và rót môi trường vào đĩa petri. - Đậy nắp đĩa lại, xoay tròn nhẹ đĩa để môi trường được phân phối đều bên trong đĩa. - Để yên cho môi trường đông đặc. - Lật ngược đĩa lại vàbảo quản. Chú ý: - Thao tác đổ môi trường phải nhanh vàkhéo léo để hạn chế sự nhiễm khuẩn. - Mặt thạch phải phẳng, nhẵn, có độ dày khoảng 2mm. Thông thường cứ khoảng 100 ml môi trường sẽ phân phối được 7 - 8 đĩa. - Sau khi phân phối môi trường vào đĩa petri, kiểm tra lại xem môi trường cóbị nhiễm khuẩn sau 1 – 2 ngày. - Ghi chú môi trường (tên môi trường, ngày khử trùng, hạn sử dụng) Bước 6: Bảo quản: Sau khi môi trường đông đặc, bảo quản trong tủ lạnh hoặc chỗ mát. Khi bảo quản thời gian dài ở nhiệt độ phòng môi trường sẽ bị mất nước. Môi trường có thể giữ ở nhiệt độ tủ lạnh hàng tháng. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra độ vô khuẩn của môi trường bằng cách đặt môi trường vào tủ ấm 370C trong thời gian nhất định. Loại bỏ môi trường bị nhiễm khuẩn vàchỉ sử dụng môi trường đạt yêu cầu. - Bài 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP CẤY VI SINH VẬT 4.1. Dụng cụ - Hóa chất, nguyên vật liệu 2. Dụng cụ - Que cấy đầu tròn, đầu nhọn, que cấy móc. - Que trang, ống hút chia độ 1ml. - Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đĩa petri. - Đèn cồn, hộp quẹt 1. Hóa chất, nguyên liệu - Môi trường thạch đứng, thạch đĩa, thạch nghiêng để nuôi cấy vi sinh vật. 18 - Các ống giống nấm men, nấm mốc, vi khuẩn. 4.2. Kĩ thuật vôtrùng, khử trùng Các thủ tục hướng dẫn chi tiết đảm bảo việc duy trìmột môi trường vôtrùng khi thao tác cấy vi sinh vật. Cấy chuyển vô trùng từ canh cấy này sang canh cấy khác thành công khi không lây nhiễm vi sinh vật trong quátrình. Quátrình cấy chuyển cóthể từ khuẩn lạc trên hộp lồng sang ống nghiệm chứa canh trường hoặc cấy chuyển từ canh trường nuôi cấy sang nhiều loại môi trường (rắn hoặc lỏng) cho nhiều loại xét nghiệm. Trang thiết bị: Hình 12: Một số dụng cụ vi sinh cơ bản Thao tác chung: Khử trùng khu làm việc: Đầu tiên xử lýkhu vực làm việc với một chất tẩy trùng để diệt vi sinh vật hiện có. Bước này pháhủy được tế bào sinh dưỡng vàvirus; tuy nhiên không pháhủy được bào tử. Chất khử trùng thường dùng làcồn 700. Que cấy vòng và que cấy thẳng: Việc cấy chuyển các vi sinh vật được thực hiện bằng que cấy vòng hoặc thẳng. Phải khử trùng chúng trước khi lấy vi sinh vật bằng cách nung nóng bằng đèn cồn đến nóng đỏ. Hơ nóng miệng ống nghiệm: Trước khi đưa que cấy đã làm nguội vào ống nghiệm chứa môi trường, mở nắp ống nghiệm và hơ nóng miệng ống nghiệm. Sau khi lấy vi sinh vật ra khỏi ống nghiệm, phải hơ nóng miệng ống lần nữa. Cấy trên môi trường lỏng: Nếu cấy vi sinh vật vào ống môi trường lỏng, miệng ống cần hơ nóng trước khi đưa que cấy vào trong ống. Để cấy vi sinh vật vào môi trường, cần xoay que cấy vài vòng trong môi trường. Sau khi cấy xong, que cấy được rút ra khỏi ống nghiệm, khử trùng như lúc đầu. Các dụng cụ này không được đặt trên mép bàn. Khử trùng miệng ống nghiệm trước khi đậy nắp. Cấy đĩa Petri: Để cấy trên đĩa, không dùng nhiệt tác dụng lên đĩa, cần dùng que cấy vòng trong quátrì nh cấy chuyển. Khi cấy vạch trên bề mặt môi trường cần giữ nắp đậy che phía trên, tránh lây nhiễm vi sinh vật từ không khí. Khử trùng cuối cùng: Khi công việc kết thúc, vùng làm việc cần được xử lý với chất khử trùng để chắc chắn vi sinh vật tích tụ trong quátrình làm việc đều bị loại bỏ. 4.3. Các phương pháp cấy vi sinh vật: 19 4.3.1. Cấy truyền từ ống nghiệm này sang ống nghiệm khác: - Dán nhãn ghi: Tên giống vi sinh vật; ngày cấy vào thành ống nghiệm, dưới nút bông một chút. - Tay trái cầm ống giống vàống môi trường. Tay phải cầm que cấy vàkhử trùng trên ngọn đèn cồn cho đến khi nóng đỏ vòng cấy - Dùng ngón út vàngón áp út kẹp nút bông vào lòng bàn tay xoay nhẹ, kéo nút ống giống. - Hơ nóng để khử trùng không khíở miệng ống nghiệm - Đợi khi que cấy vừa nguội, khéo léo đưa que cấy tiếp xúc với khuẩn lạc trong ống giống. - Rút que cấy ra, không để que cấy chạm vào thành ống nghiệm và đưa ống vào môi trường để thực hiện các thao tác cấy truyền. (1) Khử trùng không khívàmiệng 2 ống nghiệm, đậy nút bông. Khử trùng lại que cấy. Phương pháp cấy trên thạch nghiêng: dùng để cấy truyền các vi sinh vật hiếu khí. - Sử dụng que cấy đầu tròn tiến hành các thao tác theo đúng trình tự nói trên - Thực hiện việc cấy giống vào ống thạch nghiêng bằng các thao tác: + Hoàgiống ở đầu que cấy vào giọt nước ở đáy ống nghiệm. + Nhẹ nhàng lướt que cấy trên mặt thạch theo các cách khác nhau. (2) Phương pháp cấy trên thạch đứng: dùng để cấy các vi sinh vật kị khí. - Sử dụng que cấy kim lấy giống vi sinh vật, đâm sâu vào phần khối thạch hình trụ. - Đâm sát đáy ống nghiệm và đâm thành 3 đường: 1 đường chính giữa, 2 đường sát thành ống tuỳ yêu cầu. - Đường cấy phải thẳng, nhẹ nhàng để không gây nứt, vỡ môi trường. Hình 13: Các bước thực hiện lấy vi sinh vật từ ống canh thang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan