Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong gi...

Tài liệu Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố

.DOC
63
129
101

Mô tả:

MỞ ĐẦU: 1. Tính cấp thiết của đề tài. Giai đoạn khởi tố là giai đoạn đầu trong Tố tụng hình sự nên nó có vai trò rất quan trọng trong cả tiến trình tố tụng hình sự. Nếu giai đoạn này bị sai lệch thì sẽ dẫn đến cả quá trình tố tụng bị sai lệch, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: bỏ lọt tội phạm, gây oan người vô tội…Là cơ quan tư pháp có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nên Viện kiểm sát có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong giai đoạn khởi tố, Nghị quyết số 08/NQTW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị đã đặt ra yêu cầu: "Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng làm nhiệm vụ . Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt, giữ. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình". Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08 – NQ/TW, ngày 02/6/2005, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 49 – NQ/ TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo đó, Viện kiểm sát tập trung vào chức năng công tố, nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường hơn nữa vai trò đối với hoạt động điều tra, trong đó có hoạt đồng phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với việc khởi tố bị can của Cơ quan điều tra. Cùng với đó thời gian qua Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều văn bản pháp luật như: Hiến pháp năm 1992 (sửa 1 đổi), Luật tổ chức VKS năm 2002 và BLTTHS năm 2003 nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và VKS nói riêng. Các văn bản pháp luật trên có nhiều quy định mới liên quan đến chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS. Vì vậy, cần nghiên cứu làm rõ nội dung các quy định của luật góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát của VKS. Từ lý do trên, e quyết định chọn đề tài: “ Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố” làm khóa luận cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu chung về việc đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Điển hình như: Nguyễn Minh Đức: “ Về chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo tinh thần cải cách tư pháp”, ( Tạp chí chuyên ngành), 2006, Hà nội; Lê Hữu Thể, “ Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp” ( Tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2008; Khuất Duy Nga: “ Những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thời kì đổi mới” ( Tạp chí chuyên ngành ), Hà Nội, 2005: Đỗ Văn Dương: Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay ( Tạp chí chuyên ngành ).. Nghiên cứu về quyền công tố và thực hành quyền công tố trên một số lĩnh vực cụ thể, như các tác phẩm: Lê Hữu Thể ( Chủ biên ): Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra ( Sách tham khảo ), Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2005; Phạm Mạnh Hùng: Hoàn thiện các quy định của bộ luật tố tụng hình sự về quan hệ giữa Viện kiểm sát và cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự ( Tạp chí chuyên ngành ) 2007, Hà Nội… Những công trình khoa học, những bài viết trên đây đã tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và một số công trình, bài viết nghiên cứu về chức năng hoạt động của Viện kiểm sát trên một số lĩnh vực cụ thể. Về vấn đề “ Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động 2 tư pháp của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự” có một số công trình đề cập đến nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện hoặc chưa nghiên cứu dưới góc độ coi khởi tố vụ án là một giai đoạn tố tụng độc lập mà vẫn gắn liền với giai đoạn điều tra. Hơn nữa, các công trình khoa học đó nghiên cứu trên cơ sở các quy định của các văn bản pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung với nhiều quy định mới. Do vậy, hiện nay tiếp tục cần có sự nghiên cứu cụ thể và toàn diện hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận. Khóa luận nghiên cứu hai chức năng: “Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự” nhằm làm rõ bản chất của hoạt động này trong giai đoạn khởi tố, mối liên hệ chặt chẽ giữa các khâu thực hành quyền công tố, kiểm sát và mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự. Khóa luận cũng nghiên cứu thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự từ năm 2007 cho đến nay. Trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế của hoạt động này và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. - Nhiệm vụ của khóa luận: Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ sau: + Làm sáng tỏ lý luận về giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự + Khảo sát thực tiễn chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát từ đó thấy được những ưu điểm, hạn chế để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chức năng này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 - Đối tượng nghiên cứu: Chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1998 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở lý luận Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung và tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng - Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp luận là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời để phục vụ các nhiệm vụ khóa luận đặt ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh và khảo sát thực tế… 6. Điểm mới của khóa luận. Khóa luận là tài liệu chuyên khảo nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn điện về Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự, cụ thể là: - Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự, góp phần xây dựng một cách nhìn toàn diện về vị trí và chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố. Qua đó thấy được vai trò quan trọng của Viện kiểm sát trong công tác phòng, chống tội phạm. 4 - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự. Trên cơ sở đó chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân những hạn chế. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phận nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự. 7. Kết cấu của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm: 2 chương với 11 mục, tổng cộng trang: Chương 1: Một số vấn đề chung và quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự. Chương 2: Thực trạng hoạt động và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao việc thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát đối với việc khởi tố vụ án hình sự. 5 Chương I. Một số vấn đề chung và quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp cùa Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự. 1.1. Một số vấn đề chung về thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Trước tiên, cần xác định khởi tố vụ án hình sự không phải là hành vi tố tụng mà là một giai đoạn tố tụng bắt đầu từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận những thông tin về tội phạm, kiểm tra xác minh, kết thúc khi xử lý nguồn tin, ra các quyết định phù hợp theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong trường hợp xác định có dấu hiệu của tội phạm thì ra quyết định khởi tố nếu xác định không có dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Do vậy, khởi tố vụ án hình sự được coi là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Đến nay, trong lý luận, quan niệm khởi tố vụ án hình sự có cách diễn đạt khác nhau, nhưng đều thừa nhận đây là giai đoạn đầu tiên mở đầu của quá trình tố tụng. Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích, “ Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của Cơ quan điều tra, kiểm sát hoặc xét xử, ra quyết định khởi tố vụ án khi xác định có dấu hiệu tội phạm và đó là giai đoạn mở đầu quá trình tố tụng hình sự” [11,tr352]. Còn Từ điển Luật học thì cho rằng, “ khởi tố vụ án hình sự là khi nhận được tin báo về một vụ việc nào đó, cơ quan Công an hoặc Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin. Chỉ sau khi có dấu hiệu tội phạm thì mới được quyết định khởi tố vụ án” [29, tr254]. Theo sách Thuuật ngữ pháp lý dung trong hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, “ Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động tố tụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền tiến hành sau khi đã xác minh một sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm... Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở dầu quá trình tố tụng hình sự” 6 [20, tr167]. Còn Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì giải thích: “ Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động tố tụng hình sự do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành sau khi đã xác định một sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm. Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu quá trình tố tụng hình sự” [ 28, tr 685]. Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại Học Luật Hà Nội thì đưa ra khái niệm “ Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án’’. [10, tr 235]. Mặc dù có các cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể thống nhất: Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, được thực hiện kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra, xác minh những tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan, tổ chức, công dân hoặc tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú, các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp phát hiện tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Do vậy, có thể khái niệm về khởi tố vụ án hình sự như sau: “ Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của Tố tụng hình sự trong đó các cơ quan có thẩm quyền xác định một sự việc có dấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án làm căn cứ tiến hành điều tra”. Từ khái niệm này cho thấy, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, có nhiệm vụ riêng, có phạm vi tố tụng và chủ thể tố tụng với quyền và trách nhiệm rõ ràng trong việc ban hành văn bản tố tụng. Nhiệm vụ của giai đoạn này là ghi nhận những thông tin ban đầu về tội phạm; tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin để xác định căn cứ khởi tố hoặc căn cứ không khởi tố vụ án hình sự; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động điều tra để xác định người phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa giải 7 quyết đúng đắn vụ án. Trong trường hợp chưa có quyết định khởi tố vụ án thì các biện pháp điều tra chưa thể tiến hành, trừ những biện pháp khẩn cấp không thể trì hoãn như: Bắt khẩn cấp, tạm giữ, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét. Kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án có thẻ là sự khởi đầu cho giai đoạn tố tụng tiếp theo hoặc kết thúc quá trình tố tụng. Toàn bộ những vấn đề liên quan đến khởi tố vụ án hình sự được quy định từ Điều 100 đến Điều 109 của BLTTHS năm 2003, có những đặc điểm sau: Cơ sở khởi tố vụ án hình sự, là những nguồn tin dựa vào đó cơ quan có thẩm quyền khởi tố xác định dấu hiệu tội phạm. Dấu hiệu của tội phạm được xác định thông qua các nguồn tin ( cơ sở ) do luật định. Nếu không dựa vào đó thì không thể có các căn cứ để khởi tố vụ án. Mọi thông tin không được xác định từ các cơ sở do luật định thì không thể được coi là cơ sở để khởi tố vụ án hình sự. Việc xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây: 1. Tố giác của công dân; 2. Tin báo của cơ quan, tổ chức; 3. Tin báo trên các phương tiên thông tin đại chúng; 4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biểnvà các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; người phạm tội tự thú. Chủ thể của tố giác tội phạm là công dân, công dân có thể tố giác tội phạm với các cơ quan bảo vệ pháp luật bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, hoặc các cơ quan tổ chức khác tuy không phải là cơ quan, tổ chức chuyên trách đấu tranh chống tội phạm nhưng có nghĩa vụ phát hiện và tố giác tội phạm. Chủ thể của tin báo về tội phạm là “ Cơ quan, tổ chức” . Kiến nghị khởi tố chính là việc thông qua công tác kiểm tra, thanh tra cơ quan Nhà nước ( chủ yếu là cơ quan Thanh tra) khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm thì ban hành văn bản kiến nghị kèm theo hồ 8 sơ tài liệu gửi cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Việc khởi tố vụ án hình sự nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhưng trong một số trường hợp lại có thể gây thêm những tổn thất về mặt tinh thần cho người bị hại, vì vậy pháp luật tố tụng hình sự quy định một số trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại ( Điều 105 BLTTHS 2003). Việc quy định những cơ sở để khởi tố vụ án hình sự nhằm tránh tình trạng oan sai có thể xảy ra hoặc tình trạng khởi tố vụ án tràn lan. Căn cứ đề khởi tố vụ án hình sự là có sự việc xảy ra, sự việc đó có dấu hiệu của tội phạm tức là: Có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, và trái với pháp luật hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án gồm có Cơ quan điều tra, các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Cơ quan điều tra khởi tố vụ án là chủ yếu hầu hết các vụ án hình sự. Các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra chỉ khởi tố đối với những hành vi trong lĩnh vực quản lý của mình. Viện kiểm sát chỉ ra quyết định khởi tố vụ án trong trường hợp hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và trong trường hợp khi có yêu cầu của Hội đồng xét xử ( Điều 104 BLTTHS). Hội đồng xét xử chỉ khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên tòa phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần được điều tra. Trình tự thủ tục khởi tố vụ án hình sự được tiến hành như sau: - Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Một trong những nguồn thông tin về tội phạm đó là tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của các tổ chức, xã hội, cơ quan nhà nước và của mọi công dân. Thông tin về tội phạm là yếu tố không thể thiếu cho việc phát hiện, xử lý tội phạm, vì vậy nguồn thông tin về tội phạm đóng góp một phần rất quan trọng 9 trong công tác đấu tranh chống tội phạm. Đấu tranh chống tội phạm là cuộc đấu tranh mang tính chất xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn xã hội, công tác này đạt được kết quả cao hay không phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm tham gia cung cấp các thông tin về tội phạm cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định trách nhiệm phát hiện và tố giác tội phạm là của mọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và công dân ( Điều 25 BLTTHS 2003). Nhiệm vụ giải quyết tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố được quy định cụ thể tại điều 103 BLTTHS năm 2003: “ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là những cơ quan chính có nhiệm vụ tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyển đến. Viện kiểm sát khi tiếp nhận các tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố phải chuyển ngay hồ sơ kèm theo các tài liệu liên quan đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành xác minh. Cơ quan điều tra là đầu mối quản lý toàn bộ các tố giác, tin báo về tội phạm (nguồn đề khởi tố ). - Kiểm tra, xác minh các tin tức về tội phạm Thời hạn và nhiệm vụ kiểm tra, xác minh thông tin về tội phạm được quy định tại Điều 103 BLTTHS năm 2003. Theo quy định của luật thì chỉ có Cơ quan điều tra mới được xác minh, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong thời hạn 20 ngày, trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài 10 hơn, nhưng không quá hai thángnhưng không quá hai tháng, cơ quan điều tra có nhiệm vụ khẩn trương chủ động áp dụng các biện pháp do luật định để xác minh kiểm tra nguồn tin, xem xét có hay không dấu hiệu của tội phạm để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Tất cả các thông tin về tội phạm đều phải được xem xét một cách kĩ càng để xác định căn cứ khởi tố, tùy từng sự việc mà áp dụng những biện pháp thích hợp để kiểm tra xác minh, nhưng trong mọi trường hợp phải chấp hành triệt để những quy định của pháp luật. - Quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự là kết quả của quá trình tiếp nhận, kiểm tra xác minh các tin tức về tội phạm, là những văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền ban hành để xác định có hay không sự việc phạm tội. Các quyết định này là cơ sở để bắt đầu một giai đoạn tố tụng mới hoặc kết thúc quá trình tố tụng. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là căn cứ pháp lý để cơ quan điều tra tiến hành những biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật. Quyết định khởi tố vụ án hình sự được quy định cụ thể tại Điều 104 BLHS năm 2003. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là văn bản pháp lý xác định nguồn thông tin về tội phạm hoặc sự việc nào đó không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 107 BLHS năm 2003. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự bao gồm: không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. 11 Như vậy, để tránh bỏ lọt tội phạm, pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam quy định rất cụ thể những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ luật định 1.1.2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. 1.1.2.1Chức năng của Viện kiểm sát trong Tố tụng hình sự và mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự. Ở Việt Nam việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp được giao cho Viện kiểm sát. Theo Điều 137 Hiến Pháp năm 1992 ( Sửa đổi năm 2001) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định." Tuy rằng xung quanh vấn đề này còn quan niệm khác nhau như có coi là hai chức năng của Viện kiểm sát hay chỉ là một, nếu là hai chức năng thì nó độc lập và biệt lập hay có quan hệ chặt chẽ. Nhưng các quan điểm đều thống nhất đây là hai mặt hoạt động của Viện kiểm sát trong TTHS. Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát như sau: “Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây: 12 1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; 2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp; 3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; 4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; 5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân; 6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Như vậy theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, ta thấy rõ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là hai chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Viện kiểm sát, hai chức năng nhiệm vụ này tuy độc lập nhưng lại có quan hệ mật thiết, gắn chặt với nhau trong từng quá trình của tố tụng hình sự. Theo đó Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định cụ thể, rõ ràng theo hướng tách bạch quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát hơn. Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong TTHS đều do một chủ thể tiến hành, đó là Viện kiểm sát mà trực tiếp là các kiểm sát viên, Viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát; có mục đích và nhiệm vụ chung là đều nhằm bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; thường có phạm vi bắt đầu từ khi khởi tố vụ án. Do đó, hai mặt hoạt động này luôn cùng đồng thời diễn ra hoặc đan xen vào nhau, đôi khi khó 13 tách bạch trên thực tế. Chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng trong một thời gian dài tồn tại quan niệm phổ biến cho rằng Viện kiểm sát chỉ có một chức năng duy nhất là kiểm sát hoạt động tư pháp, còn công tố chỉ là một quyền năng của Viện kiểm sát để thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Tuy nhiên, khi phân tích sâu về đối tượng, phạm vi và nội dung của hai mặt hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, ta thấy chúng hoàn toàn khác nhau. Nếu như đối tượng tác động của thực hành quyền công tố là tội phạm và người phạm tội thì đối tượng mà hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật tác động tới là hành vi và quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Về phạm vi, thực hành quyền công tố được đánh dấu sự bắt đầu bằng việc khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật hoặc khi vụ án được đình chỉ theo pháp luật. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS tuy về mặt lý thuyết cũng bắt đầu từ thời điểm vụ án hình sự được khởi tố, nhưng có những hoạt động xác minh, điều tra cần tiến hành trước khi khởi tố vụ án cũng phải được kiểm sát thì phạm vi hoạt động kiểm sát sớm hơn. Về thời điểm kết thúc, nếu quan niệm của TTHS Việt Nam hiện nay bao gồm cả giai đoạn thi hành án hình sự, thì phạm vi kiểm sát việc tuân theo pháp luật kéo dài đến khi bản án hình sự được thi hành xong. Về nội dung, thực hành quyền công tố có nội dung cơ bản là hoạt động của Viện kiểm sát sử dụng các quyền năng tố tụng nhằm buộc tội và truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, được thực hiện từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng. Còn nội dung kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS cơ bản là hoạt động của Viện kiểm sát sử dụng các quyền năng pháp lý để phát hiện vi phạm và yêu cầu xử lý vi phạm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng và những người tham gia TTHS, nhằm bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp 14 luật. Theo đó, có thể hiểu những quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát liên quan đến việc buộc tội bị can, bị cáo thì thuộc nội dung thực hành quyền công tố, còn những quyền năng pháp lý mà Viện kiểm sát được thực hiện đế phát hiện và yêu cầu xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng là những quyền năng thuộc nội dung quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Căn cứ vào quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát, Bộ Luật TTHS năm 2003 và thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát trong suốt thời gian qua qua cho thấy, thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS luôn có quan hệ chặt chẽ. Mối quan hệ này là tất yếu có sự tác động lẫn nhau, kết quả hoạt động kiểm sát là cơ sở cho hoạt động công tố có hiệu quả và ngược lại thực hành quyền công tố cũng là tiền đề cho hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo Bộ luật TTHS năm 2003, hai hoạt đồng này đều: “ Nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”. Mối quan hệ chặt chẽ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thể hiện trong suốt quá trình TTHS. Thực tế công tác của Viện kiểm sát các cấp đã luôn thể hiện đấu tranh tội phạm gắn liền với đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong TTHS nhằm bảo đảm những hành vi phạm tội đã được phát hiện đều được điều tra và xử lý theo pháp luật trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm các quyền cơ bản của công dân. Viện kiểm sát là cơ quan có quyền quyết định việc khởi tố vụ án hình sự để điều tra, tức phát động quyền công tố, rồi sau đó tiếp tục thực hiện quyền kiểm sát điều tra. Tuy nhiên, để thực hiện quyền quyết định việc phát động công tố, đòi hỏi trước đó Viện kiểm sát phải tiến hành thực hiện quyền kiểm sát việc khởi 15 tố hoặc kiểm sát những hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Khi hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra hoặc quyết định phục hồi điều tra theo khoản 2 Điều 165 Bộ luật TTHS, tức là sử dụng quyền công tố, Viện kiểm sát phải thông qua việc thực hiện quyền kiểm sát. Hay khi Viện kiểm sát trực tiếp quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hoặc truy tố cũng phải thong qua kiểm sát để thẩm định, kiểm tra lại một cách tổng thể kết quả điều tra, đánh giá toàn bộ các chứng cứ, chỉ trên cơ sở ấy mới có thể quyết định được chính xác. Nếu quyết định truy tố bị can ra tòa để xét xử - một hoạt động rõ nét nhất của việc thực hành quyền công tố, thì đó lại là cơ sở để Viện kiểm sát tiếp tục thực hiện hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử. Hoạt động kiểm sát việc xét xử của Tòa án là yếu tố hỗ trợ, bảo đảm để việc thực hành quyền công tố thuận lợi, đạt hiệu quả. Nếu hoạt động công tố tốt nhưng hoạt động kiểm sát không kịp thời phát hiện những vi phạm về thủ tục phiên tòa xảy ra để yêu cầu khắc phục ngay, dẫn đến bản án bị hủy thì việc thực hành quyền công tố đó cũng không đạt được hiệu quả. Sau phiên tòa, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động xét xử, kiểm sát việc ra bản án là tiền đề để Viện kiểm sát có thực hiện quyền kháng nghị hay không. Như vậy, thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS là hai mặt hoạt động của Viện kiểm sát song song diễn ra, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hai hoạt động này có tác dụng làm tăng hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát. Thực hành quyền công tố là cơ sở phát sinh hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, nhưng chính hoạt động kiểm sát là yếu tố bảo đảm để thực hành quyền công tố đạt được hiệu quả. Việc tổ chức thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nếu có sự phối hợp nhịp nhàng thì sẽ càng đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự 16 đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. 1.1.2.2. Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự Để làm rõ nội dung vấn đề thực hành quyền công tố trong khởi tố vụ án hình sự, trước hết chúng ta cần làm rõ vấn đề: Quyền công tố và thực hành quyền công tố. “ Công tố” theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là: “ Điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trước Tòa án”. [30]. Hiện nay xung quanh vấn đề “ Quyền công tố” có nhiều quan điểm khác nhau. Có tác giả đưa ra khái niệm quyền công tố như sau: Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện các chức năng do luật TTHS quy định để kiểm sát tính hợp pháp của việc điều tra tội phạm, truy tố và buộc tội người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự cấm trước Tòa án nhằm góp phần ra được các bản án có căn cứ, công minh và đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ các quyền tự do của công dân, cũng như các lợi ích hợp pháp của xã hội và của Nhà nước trong hoạt động tư pháp hình sự. Theo nội dung trên tác giả coi quyền công tố là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự dẫn đến việc xem nhẹ bản chất của quyền công tố. Quan điểm thứ hai thì cho rằng: Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện ( ở nước ta là cơ quan Viện kiểm sát ) để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều này, cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập tài liệu, chứng cứ để xác minh tội phạm và 17 người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa. [14, tr 40]. Em thấy quan điểm này là tương đối hợp lý vì đã thể hiện được đầy đủ nội dung của quyền công tố, quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, điều này được thể hiện rõ tại Điều 137 Hiến pháp 1992 và Điều 23 BLTTHS 2003. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Viện kiểm sát phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác minh tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa. Như vậy, đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị. Việc tiến hành những biện pháp gì do luật định, do cơ quan nào được Nhà nước giao trách nhiệm thực hiện các biện pháp pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là thực hành quyền công tố. “ Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử’’. Quan điểm của em, nhất trí với nội dung trên nhưng cần bổ sung thêm như sau: Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử,bởi vì khởi tố là một giai đoạn tố tụng độc lập, hoạt động thực hành quyền công tố phải được tiến hành ngay khi có sự việc phạm tội xảy ra. 18 Nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án bao gồm hoạt động phát động công tố quyền – khởi tố vụ án và một số hoạt động khác. - Khởi tố vụ án là việc các cơ quan có chức năng chính thức công khai trước toàn xã hội có tội phạm xảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động điều tra truy tố xét xử tội phạm đối với tội phạm đó và người đã thực hiện tội phạm. Viện kiểm sát tự mình khởi tố vụ án và chuyển đến Cơ quan điều tra yêu cầu tiến hành điều tra theo quy định tại Điều 36 BLTTHS năm 2003. Theo pháp luật nước ta chỉ có Viện kiểm sát là cơ quan phát động quyền công tố một cách độc lập, có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận quyết định khởi tố vụ án của các cơ quan khác có thẩm quyền. Hoạt động thực hành quyền công tố tiếp tục thực hiện bởi Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự bằng các hoạt động cụ thể sau: - Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; - Một số hoạt động khác như: Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, trái pháp luật của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác có thẩm quyền; Quyết định áp dụng; thay đổi; hủy bỏ biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, khám xét. 1.2.3 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự Để làm rõ khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự trước hết ta phải làm rõ một số vấn đề về thuật ngữ “ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật” và “ Kiểm sát các hoạt động tư pháp” trong tố tụng hình sự. Hiện nay trong một số văn bản pháp luật còn song song tồn tại 2 thuật ngữ trên. Tại điều 137 Hiến pháp 1992 ( sửa đổi năm 2001 ) quy định: “ Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư 19 pháp,...”. Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 quy định: “ Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. BLTTHS 2003 lại tiếp tục sử dụng cụm từ “ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật” Theo quan điểm của em thì chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát được hiểu là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp. Do vậy hai thuật ngữ này không có gì mâu thuẫn. Để không gây khó hiểu thì nên có sự thống nhất về thuật ngữ trong các văn bản pháp luật. Kiểm sát các hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước, do quốc hội giao cho viện kiểm sát nhằm đảm bảo pháp chế trong hoạt động tư pháp hình sự. Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động chỉ do các cơ quan tư pháp hình sự thực hiện, là những hoạt động trực tiếp nhằm giải quyết một vụ án hình sự cụ thể và thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án, hoạt động tư pháp hình sự được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng hình sự. Các cơ quan tư pháp hình sự ở Việt Nam là các cơ quan được thành lập, tổ chức theo những trình tự, thủ tục luật định, trực tiếp và chịu trách nhiệm tiến hành, thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, nhằm giải quyết các vụ án hình sự. Như vậy có thể đi đến nhận thức vấn đề, Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự là hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp hình sự có đối tượng là hành vi xử sự của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được pháp luật quy định, nhằm bảo đảm cho việc khởi tố vụ án được nhanh chóng, kịp thời, có căn cứ, đúng pháp luật. Nội dung của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án là những biện pháp mà Viện kiểm sát không trực tiếp ra quyết định, qua công tác kiểm sát, nếu phát hiện các vi phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án thì kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu bổ sung, khắc phục. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan