Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễ...

Tài liệu Thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở tây nguyên)

.PDF
108
22
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ HUÉ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG LUẬT TÓ TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (TRÊN C ơ SỞ SỐ LIỆU THựC TIẺN ở TÂY NGUYÊN) Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng Hình sự M ă sơ: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC • • sĩ LUẬT HỌC • • C án bộ hướng dẫn khoa học: T S. Đ ỏ T H Ị PH Ư Ợ N G HÀ N Ộ I-2 0 1 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xỉn cam đoan Luận văn là công trĩnh nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bổ trong bất kỳ công trình nào khác. Các sổ liệu, vỉ dụ và trích dân trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi cỏ thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chán thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trương Thị Huế MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ Đ Ầ U ........................................................................................................................ 1 Chương 1: NHŨÌVG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG LUẬT TÓ TỤNG HÌNH s ự VIỆT NAM.......................... 8 1.1. Khái niệm về ửiủ tục rút gọn ữong Luật tố tụng hình sự Việt N am .......... 8 1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút g ọ n .......................................................................14 1.3. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút g ọ n ......................................................................................................16 1.3.1. Quy định về phạm vi, điều kiện và thẩm quyền áp dụng thủ tục rút g ọ n ............................................................................................................ 16 1.3.2. Quy định về thời hạn và thủ tục điều tra, truy tổ, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút g ọ n ...................................................................................... 31 1.3.3. Quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thủ tục rút gọn............ 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 44 Chương 2: THỤC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN VÀ MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG LUẬT TÓ TỤNG HÌNH S ư VIỆT N A M .............................................................................. 45 2.1. Thục tiễn áp dụng tìiủ tục rút gọn ừTên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên................45 2.2. Nguyên nhân................................................................................................56 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt N am .....................................62 KÉT LUẬN................................................................................................................ 89 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM K HẢO................................................................ 91 DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Sổ hiệu bảng Trang Bảng 2.1: Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm các tỉnh Tây Nguyên từ ngày 01/10/2008 đến 30/09/2012 46 Bảng 2.2: Số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân Tỉnh Đăk Lăk 49 Bảng 2.3: Số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của tỉnh Đăk Nông 50 Bảng 2.4: Sổ liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tỉnh Lâm Đồng Bảng 2.5: Sổ liệu thổng kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tỉnh Gia Lai Bảng 2.6: 51 51 Sổ liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tỉnh Kon Tum 52 DANH MỤC CÁC BIỂU Đ ồ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1; Tổng số vụ án hình sự đã xét xử và tổng số vụ án hình sự xét xử theo thủ tục rút gọn từ 2008 đến 2012 47 Biểu đồ 2.2: Tình hình giải quyết án hình sự theo thủ tục rút gọn trong các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 Biểu đồ 2.3; 48 Tỷ lệ các loại án xét xử theo thủ tục rút gọn trong thời gian từ năm 2008 đến 2012 54 M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: “Nghiên cứii đề quy định và thực hiện thủ tục tổ tụng rút gọn đổi với những vụ ản đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rô ràng, hậu quả ít nghiêm ừ-ọng... Thể chế hoá Nghị quyết của Đảng, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có một chương mới quy định về thủ tục rút gọn đó là chương XXXIII gồm 7 điều từ Điều 317 đến Điều 323. Chương “Thủ tục rút gọn” nằm trong phần thứ 7 của Bộ luật Tố tụng Hình sự là phần quy định về thủ tục đặc biệt. Do đó, các thủ tục tố tụng này không áp dụng cho tất cả các vụ án hình sự mà chỉ giải quyết theo thủ tục rút gọn đối với một sổ vụ án nhất định. Thủ tục rút gọn đã được quy định ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, tố chức bộ máy của cơ quan tư pháp cũng như yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm mà ở các quốc gia này có những quy định về thủ tục, điều kiện, phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn khác nhau.... Mặc dù, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định thủ tục rút gọn thành một chương riêng bao gồm những quy định về phạm vi, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn và thủ tục áp dụng. Các quy định về thủ tục rút gọn cũng không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, không trái với chức năng thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng và vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Nhưng, những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn lại có nhiều điểm chưa hợp lý, một số quy định còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng trong khi hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn áp dụng các quy định này, do đó hiệu quả áp dụng trong thực tế không cao, chưa đạt được mục đích mà Bộ luật Tố tụng hình sự đề ra. Đi liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 25/5/2005 về Chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ việc cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự, nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn cần phải được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm được nhanh chóng, kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Mặt khác, luật hình sự đã phân hóa tội phạm thành bốn loại tội khác nhau, tính chất phức tạp của các vụ án hình sự cũng khác nhau, do đó việc Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định các hình thức tố tụng khác nhau để giải quyết là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở khoa học. Một chế định về thủ tục rút gọn trong pháp luật tổ tụng hình sự đầy đủ, hoàn thiện và hợp lý hiện nay vẫn là một yêu cầu với các nhà lập pháp nước ta. Nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định của thủ tục rút gọn trên thực tế nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên, luận văn thạc sỹ với đề tài: ''Thủ tục rút gọn trong Luật tổ tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây N g u y ê n y m ong muốn đưa ra một cái nhìn cơ bàn và toàn diện về thủ tục rút gọn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong quá trình xét xử các vụ án Hình sự ở các tỉnh Tây Nguyên. 2. Tình hình nghiên cứu Là một thủ tục tố tụng tiến bộ với nhiều ưu điểm được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định trên cơ sở kế thừa và phát huy những quy định trước đây, thủ tục rút gọn được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm và nghiên cứu, như: Luận văn tìiạc sỹ Luật học “ TTỉiỉ tục rút gọn trong pháp ỉuật tố tụng hình sự - Những vẩn đề lý luận và thực tiễn”, Hà Nội, 2001 của Nguyễn Minh Quang; Luận văn thạc sỹ Luật học “ 77;« tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nani", Hà Nội, 2004 của Nguyễn Văn Hiển; Trường Đại học Luật Hà Nội ''''Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sụ^’’ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2008... Sách: "‘Thủ tục rút gọn trong pháp luật to tụng hĩnh sự Việt Narri", NXB Tư pháp, Hà Nội 2004 của tác giả Nguyễn Văn Hiển; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nơm, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2009; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2003, PUS. i s v ỏ Khánh Vinh (chủ biên), Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2004... "''Thủ tục rút gọn trong Bộ luật tổ tụng hĩnh s ự ' của TS. Khuất Văn Nga và ThS. Trần Đại Thắng (Tạp chí Kiểm sát số 7/2004); "'Thủ tục rút g ọ rỉ’’ của tác giả Đỗ Văn Chỉnh (Tạp chí Toà án nhân dân số 11 tháng 6/2004); ''Thủ tục rút gọn trong to tụng hình sự từ sự quy định của pháp luật tới thực tiễn ảp d ụ n ^ ’ của PGS.TS Phạm Hồng Hải (Tạp chí Kiểm sát số 4/2006); “ về thủ tục rút gọn và những bất cập trong thực tiễn điều tra, triiy tố, xét x ử ' của tác giả Lê Quốc Thể (Tạp chí Tòa án nhân dân số 13 tháng 7/2007); về phạm vi, điều kiện và thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định Bộ luật Tổ tụng Hình sự năm 2003'’’ của ThS. Nguyễn Văn Quảng (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/2008); “ơ /ả / quyết án hình sự theo thủ tục rút gọn - Thực trạng và những kiến nghị đề x u ấ r của tác giả Nguyễn Văn Quảng (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2008); ^'Hoàn thiện thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp'’’ của TS. Nguyễn Đức Mai (Tạp chí Tòa án nhân dân số 15 tháng 8/2008); ‘'‘Hoàn thiện các quy định của Bộ luật to tụng hình sự về thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu cải cách tư p h á p ’’’ của ThS. Nguyễn Văn Quảng (Tạp chí Kiểm sát số 18&20 tháng 9&10 /2008); “A/ộí sổ ỷ kiến về thủ tục rút gọn trong tổ tụng hình sự" của tác giả Trần Quốc Văn (Tạp chí Kiểm sát số 13 tháng 7/2009); "'Những vưởng mắc khi áp dụng thủ tục rút gọn trong tổ tụng hình sự và một số kiến n g h r của TS. Phạm Minh Tuyên (Tạp chí Tòa án nhân dân số 01 tháng 01/2011); “ FữV/ đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét x ử và thành lập Tòa Giản lược trong hệ thổng Tòa án nhân dân “của Chánh án Tòa án nhân dân Tối Cao Trưưng Hòa Bình (Tạp chí Tòa án sổ 4 Iháng 2/2014)... Các công trình nghiên cứu, các bài viết kể trên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của BLTTHS năm 2003 về thủ tục rút gọn, một số ít bài viết đề cập đến thực tiễn áp dụng cũng như những bất cập, vướng mẳc khi giải quyết án hình sự theo thủ tục này và cũng chỉ mới dừng lại ở phạm vi một số địa phương mà chưa đề cập đến thực tiễn áp dụng các quy định này. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ và có hệ thống về thủ tục rút gọn trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn, thực tiễn thi hành ít được quan tâm nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự, tìm ra những bất cập trong quy định về thủ tục rút gọn của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhàm đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục này trong tổ tụng hình sự. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: - Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về thủ tục rút gọn như: khái niệm thủ tục rút gọn; trình tự, thủ tục các quy định của pháp luật trong việc áp dụng thủ tục rút gọn; ý nghĩa của thủ tục rút g ọ n ... - Nghiên cứu và đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn; - Đánh giá thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn; xác định nguyên nhân của thực trạng đó. 5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu và hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm: - Những vấn đề lý luận về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự. - Những quy định về thủ tục rút gọn theo pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới. - Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam tại các Tỉnh Tây Nguyên. 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Với những đối tượng nghiên cứu nêu trên, phạm vi nghiên cứu đề tài được xác định như sau: - Những quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của Việt Nam và một số nước trên thế giới. - Thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn các Tỉnh Tây Nguyên. 7. Phương pháp nghiên cứu Đe tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận, quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về cải cách tư pháp. Luận vãn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, lịch sử, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. 8. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn đã làm sáng tỏ những dấu hiệu đặc trưng của thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam. Nêu lên mục đích, ý nghĩa của thủ tục rút gọn, góp phần thống nhất nhận thức về vấn đề này. - Luận văn đã phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành về thủ tục rút gọn, thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong thời gian qua trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Đưa ra những nhận xét, đánh giá, xác định nguyên nhân của thực trạng áp dụng thủ tục rút gọn, xác định những bất cập trong các quy định của pháp luật về thủ tục rút gọn cần được hoàn thiện, những vưÓTìg mắc trong việc áp dụng thủ tục rút gọn cần được giải quyết. - Luận văn đưa ra một sổ kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục rút gọn trong thực tiễn. 9. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận; danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn gồm hai chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thủ tục rút gọn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng tìiủ tục rút gọn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và một sổ giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng tìiủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 1 NHŨÌVG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG LUẬT T ố TỤNG HÌNH s ự VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về thủ tục rút gọn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Thủ tục tổ tụng hình sự được hiểu là cách thức, trình tự được áp dụng để phát hiện và xử lý tội phạm một cách thống nhất nhằm mục đích cơ bản là phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Luật tố tụng hình sự nói chung, ngoài thủ tục tố tụng thông thường còn có những thủ tục đặc biệt khác để giải quyết vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, các thủ tục tố tụng đặc biệt, đó là: thủ tục tố tụng đổi với người chưa thành niên, thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và thủ tục rút gọn. Như vậy, thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, luy được rúl ngắn về thời gian tổ tụng, giản lược inột sổ Ihủ tục nhất định nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhàm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng đối với những vụ án nhất định [1, tr.728]. Quy định về thủ tục rút gọn sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn những vụ án ít nghiêm trọng, góp phần vào việc giải quyết án tồn đọng, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng được một trong những nội dung của cải cách tư pháp hiện nay. Đe đưa ra ichái niệm về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự, cần nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của thủ tục này. Dưới góc độ là một thủ tục tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự, thủ tục rút gọn có những đặc điểm sau: + Rút ngắn về thời gian tố tụng: Một đặc điểm đặc trưng của thủ tục rút gọn là thời hạn tiến hành tố tụng theo thủ tục này có sự rút ngắn so với thủ tục thông thường. Trong thủ tục thông thường, nhà làm luật quy định một thời hạn tố tụng tối đa để tiến hành các hoạt động tố tụng ở những giai đoạn tố tụng nhất định nhàm bảo đảm việc giải quyết vụ án chính xác, kịp thời, đúng pháp luật. Tuy nhiên, với một số vụ án nhất định có thể cho phép giải quyết nhanh hơn so với thời hạn thông thường, nếu áp dụng thời hạn chung để giải quyết thì có thể gây ra sự lãng phí về thời gian, tiền bạc, công sức của các cơ quan tiến hành tố tụng và của những người tham gia tố tụng. Với những vụ án đó, pháp luật quy định một thời gian tố tụng ngắn hơn thời hạn thông thường, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng xử lý vụ án nhanh chóng nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới, chúng ta có thể hiểu rõ hơn đặc điểm này. Tại Đức, đối với những vụ án thích hợp cho việc xét xử trực tiếp (theo thủ tục xét xử nhanh với những vụ án đơn giản hoặc chứng cứ rõ ràng), khi có đề nghị của Cơ quan công lố, phiên toà chính sẽ được mở ngay lập tức. ở Trung Quốc, đối với vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn, Toà án nhân dân phải kết thúc trong thời hạn 20 ngày sau khi thụ lý vụ án. ở Pháp, trong trường hợp phạm tội quả tang, nếu phạt tù cao nhất theo luật định là từ một năm đến bảy năm và nếu Viện trưởng Viện công tổ bên cạnh Toà án sơ thẩm thấy các yểu tố đòi hỏi phải đưa bị cáo ra toà ngay thì Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà án sơ thẩm có thể quyết định đưa bị cáo ra Toà ngay trong cùng ngày [13, Điều 395]. Tại Liên bang Nga, việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn được tiến hành trong thời hạn không quá bốn mươi tư ngày. Cơ quan điều tra ban đầu trong thời hạn mười ngày phải xác định các tình tiết về tội đã phạm và nhân thân người phạm tội, thu thập các chứng cứ cần thiết cho việc xét xử vụ án; trong trường hợp cần điều tra làm rõ các tình tiết của tội phạm thì Cơ quan điều tra ban đầu tiến hành các thủ tục điều tra không quá hai mươi ngày; thời hạn tối đa cho việc xét xử tại Toà án là mười bổn ngày. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của Việt Nam quy định thời hạn tối đa cho việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá ba mươi ngày, theo đó thời hạn điều tra là mười hai ngày, thời hạn truy tố là bốn ngày và thời hạn xét xử là mười bốn ngày. Như vậy, thời hạn này so với thủ tục thông thường đã được rút ngắn rất nhiều. Trong khi thủ tục tổ tụng thông thường thì thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với tội ít nghiêm trọng là không quá hai tháng (sáu mươi ngày) kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra và có thể gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng (sáu mươi ngày). Như vậy thời hạn điều tra một vụ án hình sự đổi với tội ít nghiêm trọng theo thủ tục tố tụng thông thường tối đa không quá 120 (một trăm hai mươi) ngày nhưng với thủ tục rút gọn thời hạn điều tra tối đa là 12 (mười hai) ngày. Như vậy ở giai đoạn điều tra, khi áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn rút ngắn được 108 (một trăm linh tám) ngày. ở giai đoạn truy tố thì thời hạn quyết định truy tố là không quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được hồ sơ vụ án và kết luận Điều tra trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn nhưng không quá 10 (mười) ngày. Như vậy, thời hạn truy tố một vụ án hình sự đổi với tội ít nghiêm trọng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày nhưng với thủ tục rút gọn thời hạn truy tố tối đa là 04 (bốn) ngày. Như vậy ở giai đoạn truy tố, khi áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn rút ngắn được 26 (hai mươi sáu) ngày. ở giai đoạn xét xử thì thời hạn chuẩn bị xét xử là không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án đối với tội ít nghiêm trọng còn đổi với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời 10 hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 (mười lăm) ngày. Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử một vụ án hình sự đối với tội ít nghiêm trọng tối đa không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày nhưng với thủ tục rút gọn thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 14 (mười bốn) ngày. Như vậy ở giai đoạn xét xử, khi áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn rút ngắn được 31 (ba mươi mốt) ngày. Do vậy, với thủ tục tổ tụng thông thường thì thời hạn điều tra, truy tố và xét xử đối với tội ít nghiêm trọng là 195 ngày còn thủ tục rút gọn chỉ có 30 ngày, rút ngắn được 165 ngày (05 tháng 15 ngày) một thời gian đáng kể. + Giản lược về thủ tục tổ tụng: Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng với một số vụ án nhất định, do có sự rút ngắn về thời gian so với thủ tục tố tụng thông thường nên để phù hợp với sự rút ngắn về thời gian đó, pháp luật cho phép người tiến hành tố tụng không phải tiến hành một số hoạt động tố tụng nhất định mà lược bớt một số thủ tục tổ tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Sự giản lược về mặt thủ tục trong thủ tục rút gọn theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được thể hiện: Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra quyết định đề nghị truy tố và gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát mà không phải làm bản kết luận điều tra. Việc truy tố bị can trước Toà án cũng chỉ bằng quyết định truy tố thay cho Bản cáo trạng. Nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi áp dụng thủ tục rút gọn: Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, việc áp dụng thủ tục rút gọn vẫn phải đảm bảo tôn trọng nguyên tắc cơ bản của tổ tụng hình sự quy định tại chương II Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 như: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật; Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Nguyên tắc xét xử công khai; Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia; Nguyên tắc Thẩm phán và Hội 11 thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa sổ; Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử; Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án ... Sở dĩ pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng như pháp luật tổ tụng hình sự của các nước trên thế giới không quy định hệ thống nguyên tắc riêng đối với thủ tục rút gọn vì về bản chất thủ tục rút gọn vẫn là một thủ tục tố tụng trong hệ thống tổ tụng hình sự của một quốc gia. Việc quy định thủ tục rút gọn phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như thủ tục thông thường hay các hình thức tố tụng đặc biệt khác sẽ đảm bảo tính thống nhất cho pháp luật tố tụng hình sự quốc gia, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân, đảm bảo dù áp dụng hình thức tố tụng chung hay hình thức tố tụng đặc biệt thì quyền và nghĩa vụ của công dân trong quan hệ pháp luật tố tụng về cơ bản là như nhau. + Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: Pháp luật tố tụng hình sự quy định việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết một số loại án nhất định. Khi áp dụng thủ tục rút gọn thời gian được rút ngắn, thủ tục lố tụng được giản lược nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, dù giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn hay theo thủ tục chung thì một trong những yêu cầu đặt ra đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng là phải đảm bảo vụ án được giải quyết một cách chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế những sai sót có thể xảy ra vì bất kỳ lý do nào. Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới cho thấy: Pháp luật tố tụng của mỗi quốc gia quy định điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn có sự khác nhau nhưng về cơ bản chỉ áp dụng thủ tục này với những tội phạm ít nghiêm trọng, hành vi phạm tội đơn giản, rõ ràng, mức hình phạt áp dụng không cao, hậu quả pháp lý mà bị can, bị cáo phải 12 gánh chịu không lớn và nếu có xảy ra sai sót trong việc giải quyết vụ án thì hậu quả cũng dễ khắc phục. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của Việt Nam thì thủ tục rút gọn chỉ áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. + Mục đích của thủ tục rút gọn: Trong tố tụng hình sự, thủ tục rút gọn được áp dụng nhằm mục đích giải quyết một số loại vụ án hình sự nhất định, nhanh chóng, kịp thời để giảm bớt gánh nặng về số lượng án cần giải quyết quá lớn cho cơ quan tiến hành tố tụng, hạn chế tình trạng án tồn đọng để quá hạn luật định. Bên cạnh đó, việc giải quyết một số vụ án theo thủ tục này cũng giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiên hành to tụng cũng nhir của những người tham gia tô tụng. Tuy nhiên, thủ tục rút gọn vẫn phải đảm bảo được những mục đích cơ bản của tố tụng hình sự là không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, giải quyết vụ án khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Từ những dấu hiệu của thủ tục rút gọn đã phân tích trên đây, có thể đưa ra một khái niệm về thủ tục rút gọn như sau: Thủ tục rút gọn trong tổ tụng hình sự là một thủ tục to tụng đặc biệt có sự rút ngắn về thời gian, giản lược về thù tục, áp dụng đổi với những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, có tính chất ít nghiêm trọng, người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, nhưng vân đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và quyền lợi hợp pháp của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. 13 Ỉ.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn Ỷ nghĩa về chỉnh trị: Việc áp dụng thủ tục rút gọn nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng, kịp thời một số vụ án hình sự nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời cũng góp phần hoàn thành một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự mà Nghị quyết số 48 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 4 9 - NỌ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra là: Tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm các quyền con người trong hoạt động tổ tụng hình sự. Việc rút ngắn thời gian, giản lược một số thủ tục tố tụng nhất định, tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng, kịp thời một số vụ án hình sự nhưng vẫn đảm bảo được những mục đích cơ bản của tố tụng hình sự là không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, giải quyết vụ án khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật góp phần thiết thực vào việc thực hiện định hướng mà Nghị quyết số 4 9 - NQ/TW ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra là: “Hoạt động xét xử được tiên hành cỏ hiệu quả và hiệu lực cao Trong trường hợp có khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Viện kiểm sát phải giải quyết khiếu nại này và Cơ quan điều tra chỉ được áp dụng thủ tục rút gọn khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát. Hơn nữa, thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã góp phần đề cao vấn đề bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự. Ỷ nghĩa về mặt pháp lý: Quy định về thủ tục rút gọn là sự kế thừa và 14 phát triển những quy định về thủ tục rút ngắn trong các văn bản trước đây của pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam, đồng thời cũng là một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp nước ta khi quy định về thủ tục rút gọn lchông được ghi nhận tại Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên vào năm 1988. Chế định thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có sự tiếp thu có chọn lọc các quy định tiến bộ của pháp luật nước ngoài, những quy định phù hợp với nền lập pháp nước ta, đáp ứng yêu cầu xu thế quốc tế hoá mọi mặt của đất nước hiện nay. Quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhiều vụ án ít nghiêm trọng, có tính chất phạm tội quả tang, đơn giản, rõ ràng không cần phải mất nhiều thời gian, không phải thực hiện nhiều thủ tục tố tụng. Đáp ứng nhu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm. Ỷ nghĩa về mặt xã hội: Việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết một số vụ án nhất định một cách nhanh chóng, sớm đưa tội phạm ra xử lý trước pháp luật, góp phần giải quyết kịp thời tất cả các vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng đã thụ lý, giảm lượng án tồn đọng, quá hạn ở các cơ quan này, đồng thời góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có thời gian xử lý các vụ án khác phức tạp hơn, cần nhiều thời gian hơn. Mặt khác, thủ tục rút gọn còn góp phần nhanh chóng khôi phục quan hệ xã hội bị xâm phạm, tội phạm sớm được xét xử, người bị hại sớm được khôi phục quyền lợi, người phạm tội sớm phải chịu hình phạt nên cũng sớm trở về hoà nhập cuộc sống, từ đó góp phần nhanh chóng ổn định trật tự xã hội. Ngoài ra, thủ tục rút gọn còn là biện pháp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho việc điều tra, truy tố, xét xử một số tội phạm nhất định; giảm tải gánh nặng công việc cho các cơ quan tư pháp; nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trong quần chúng nhân dân, đáp ứng mong mỏi của 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan