Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Thu hoạch diễn án hồ sơ dân sự 06 tranh chấp di sản thừa kế (p2)...

Tài liệu Thu hoạch diễn án hồ sơ dân sự 06 tranh chấp di sản thừa kế (p2)

.DOCX
4
226
116

Mô tả:

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN HỒ SƠ DÂN SỰ MÃ SỐ HỒ SƠ: LS.DS-DS 06 (Phần dự thảo Bản luận cứ bảo vệ Nguyên đơn) Vụ kiện tranh chấp Di sản thừa kế. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Sơn, sinh năm 1949 Bị đơn: Ông Nguyễn Công Nhuận, sinh năm 1963 Kính thưa Hội đồng xét xử, Thưa Vị đại diện Viện Kiểm sát, Thưa các vị Luật sư đồng nghiệp! Tôi là Luật sư ABC, thuộc Văn phòng Luật sư XYZ, Đoàn Luật sư thành phố M. Theo yêu cầu của Nguyên đơn dân sự là Ông Nguyễn Văn Sơn, được sự chấp thuận của Quý Tòa, tôi có mặt tại phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ của tôi là Ông Nguyễn Văn Sơn. Qua nội dung yêu cầu của các bên đương sự, tình tiết vụ kiện và phần xét hỏi công khai tại phiên tòa ngày hôm nay, tôi xin phép được trình bày quan điểm bảo vệ cho thân chủ của tôi như sau. Tại phiên tòa ngày hôm nay, thân chủ của tôi đã bày tỏ nguyện vọng mong Hội đồng xét xử chấp thuận 2 yêu cầu: 1. Thừa nhận quyền thừa kế hợp pháp của Ông Nguyễn Văn Sơn đối với di sản thừa kế của cha mẹ Ông là cụ Nguyễn Phúc Đường và cụ Văn Thị Tụng; 2. Giải quyết việc phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đối với mảnh đất do cụ Nguyễn Phúc Đường và cụ Văn Thị Tụng để lại mà hiện nay ông Nguyễn Công Nhuận đang quản lý, sử dụng. Tôi cho rằng những yêu cầu mà thân chủ của tôi đưa ra là hoàn toàn có cơ sở hợp tình, hợp lý bởi những lý lẽ sau đây: 1. Vấn đề thứ nhất: - Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Mục 3.a Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội Khóa X nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hướng dẫn thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Đối với quan hệ vợ chồng được xác lập trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực (03/01/1987) thì không bắt buộc phải đăng ký kết hôn và quan hệ vợ chồng được thừa nhận là hợp pháp kể từ thời điểm xác lập quan hệ. Cụ Đường và cụ Tụng kết hôn những không có giấy chứng nhận việc kết hôn này, tuy nhiên việc xác lập quan hệ vợ chồng của các cụ xảy ra khoảng năm 1954 là thời điểm trước ngày 03/01/1987, do đó quan hệ vợ chồng giữa cụ Đường và cụ Tụng được thừa nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp. 1 - - - Ông Sơn là con đẻ của cụ Đường, do đó quan hệ giữa ông Sơn và cụ Tụng là quan hệ giữa con riêng của chồng và mẹ kế. Điều 679 Bộ luật Dân sự quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này” tức là được thừa kế theo Pháp luật và thừa kế thế vị. Tại Biên bản lấy lời khai ngày 20/07/2010 của Ông Nhuận và lời khai của các bên tại phiên tòa ngày hôm nay đều thừa nhận: kể từ khi cụ Tụng và cụ Đường trở thành vợ chồng, ông Sơn đã chung sống cùng các cụ và được cụ Tụng chăm sóc, nuôi dưỡng như con đẻ. Bên cạnh đó, ông Sơn cũng luôn quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng và lo ma chay, giỗ chạp cho cụ Tụng như mẹ đẻ của mình. Như vậy, quan hệ giữa ông Sơn và cụ Tụng là quan hệ giữa con riêng và mẹ kế đã chăm sóc và nuôi dưỡng nhau như mẹ con, do đó ông Sơn có quyền được hưởng thừa kế di sản của cụ Tụng và còn được thừa kế theo Phép luật và thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự 2005. Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ nhất trong những quan hệ thừa kế theo pháp luật. Do đó, ông Sơn đương nhiên có tư cách thừa kế đối với những di sản do cha ruột ông là cụ Đường để lại. Cụ Nguyễn Phúc Đường mất vào năm 2006 và cụ Văn Thị Tụng mất vào năm 2009, do đó việc phân chia di sản thừa kế của cụ Đường và cụ Tụng được áp dụng theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005. Do cụ Đường và cụ Tụng mất đi đều không để lại di chúc nên việc thừa kế di sản do các cụ để lại thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005. Kính thưa HĐXX, qua những lý lẽ nêu trên, đủ để chứng mình và thừa nhận rằng ông Nguyễn Văn Sơn có đầy đủ quyền thừa kế đối với di sản do cụ Đường và cụ Tụng để lại và đó là quyền thừa kế theo pháp luật. 2. Vấn đề thứ hai: Khi cụ Đường và cụ Tụng mất đi không để lại di chúc, di sản mà các cụ để lại được xác định gồm mảnh đất có diện tích 1358 m 2 cùng tài sản gắn liền trên đất và số tiền cụ Đường để lại. Tuy nhiên, tại phiên tòa ngày hôm nay, thân chủ của tôi đã quyết định rút lại yêu cầu giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế là số tiền mà cụ Đường để lại, do đó di sản tranh chấp giữa các bên được xác định chỉ còn là mảnh đất nêu trên. Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong 2 thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. - - - Về nguồn gốc thì mảnh đất này đã được Ông Nhuận khẳng định tại Biên bản lấy lời khai ngày 06/01/2010 là do cụ Đường và cụ Tụng mua của cụ Mạc (anh trai cụ Tụng) vào năm 1963. Tại Biên bản xác minh ngày 10/06/2010, Tòa án đã xác minh lý do mảnh đất này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Tụng là do từ trước tới nay mảnh đất này vẫn đứng tên cụ Tụng do cụ Đường đi công tác vắng nhà còn đất là tài sản chung của vợ chồng các cụ Đường – Tụng. Từ những chứng cứ nêu trên, có đủ căn cứ để áp dụng quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để khẳng định mảnh đất đứng tên cụ Tụng có diện tích 1358 m2 thuộc khối tài sản chung của vợ chồng cụ Đường và cụ Tụng. Với tư cách là người thừa kế theo pháp luật của cha mẹ mình là cụ Đường và cụ Tụng, cho thấy việc ông Sơn yêu cầu phân chia thừa kế đối với mảnh đất đứng tên cụ Tụng như đã nêu trên là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Chính vì vậy, kính đề nghị HĐXX áp dụng quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 cho ông Sơn được hưởng 1/3 phần di sản là quyền sử đụng dất và tài sản gắn liền với đất của mảnh đất có diện tích 1358 m2 đã được cơ quan địa chính của địa phương cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số 0358/QSDĐ vào ngày 22/07/1998 dới tên cụ Văn Thị Tụng. Với những căn cứ, nhận định nêu trên, kính đề nghị HĐXX áp dụng Điều 674, Điều 675, Điều 676, Điều679 của Bộ luật Dân sự 2005; Điều 11, Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và Mục 3.a Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2010 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Văn Sơn như sau: 1. Xác nhận quyền thừa kế theo pháp luật của ông Sơn đối với di sản thừa kế do cụ Nguyễn Phúc Đường và cụ Văn Thị Tụng để lại; 2. Thực hiện việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, giao cho ông Sơn 1/3 diện tích đất và tài sản gắn liền trên mảnh đất có diện tích 1358 m 2 đã được cơ quan địa chính của địa phương cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số 0358/QSDĐ vào ngày 22/07/1998 dới tên cụ Văn Thị Tụng. 3 Trên đây là quan điểm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ của tôi là ông Nguyễn Văn Sơn. Kính mong HĐXX lưu tâm xem xét. Xin cảm ơn HĐXX đã chú ý lắng nghe! 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan