Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp l...

Tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

.DOC
78
1
57

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................7 6. Dự kiến điểm mới, các đóng góp của đề tài....................................................8 7. Kết cấu của luận văn.......................................................................................8 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẶT CỌC.............................................9 1.1. Khái quát về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc.....9 1.2. Cách tính thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc.........16 1.3. Hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc................................................................................................................. 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 22 CHƯƠNG 2. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU TUYÊN BỐ ĐẶT CỌC VÔ HIỆU................................................................................................................ 23 2.1. Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu................................................................................................................. 23 2.2. Thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu...................................................................................................................... 28 2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu............................................................................. 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 37 CHƯƠNG 3. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM ĐẶT CỌC............................................................................................................... 38 3.1. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc...................................38 3.2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường do vi phạm đặt cọc.............51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHUNG.................................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................1 PHỤ LỤC.................................................................................................................6 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần và sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, các quan hệ dân sự, lao động, thương mại ngày càng phong phú và đa dạng. Để đảm bảo cho các giao dịch dân sự được giao kết, thực hiện, các bên thường thỏa thuận xác lập các biện pháp bảo đảm, trong đó phổ biến là đặt cọc. Khi phát sinh tranh chấp, các bên thường tìm đến phương pháp khởi kiện ra Tòa án hay Trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một trong những cơ chế ảnh hưởng đến quyền khởi kiện đó là thời hiệu khởi kiện vì trong một số trường hợp, khi thời hiệu khởi kiện kết thúc, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Quy định về thời hiệu khởi kiện trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành nói chung, trong các tranh chấp đặt cọc nói riêng còn nhiều điểm chưa cụ thể, rõ ràng. Thực tiễn xét xử vẫn còn những quan điểm khác nhau dẫn đến những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Một số vấn đề có thể đề cập đến như: chưa có quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu; Tòa án chưa thống nhất khi áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc, yêu cầu đòi tiền phạt cọc, trả lãi trên khoản tiền chậm trả; các vấn đề về áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp bất khả kháng, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, hay thời hiệu theo thỏa thuận cũng chưa được quy định minh thị… Do đó, các tranh chấp phát sinh từ đặt cọc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, triệt để, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan, gây cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc để có cái nhìn toàn diện về lý luận cũng như thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện, giúp đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự là rất quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ luật học để nghiên cứu, phân tích. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay các công trình nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc không nhiều. Tác giả nhận thấy vẫn chưa có một công trình nghiên cứu 2 nào thật sự chuyên sâu, toàn diện các khía cạnh của đề tài. Các tài liệu tác giả tham khảo được thể hiện trong nhiều nguồn khác nhau như giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận án, Luận văn Thạc sĩ, tạp chí… Thông qua quá trình nghiên cứu và chọn lọc các tài liệu, tác giả nhận thấy một số công trình nghiên cứu liên quan có giá trị, có thể kể đến như: - Sách chuyên khảo, giáo trình + Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án và bình luận án - Tập 2 (xuất bản lần thứ ba), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. Đây là cuốn sách bình luận về đặt cọc, thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc dựa trên các vụ việc thực tiễn, chỉ ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung phân tích hai trường hợp thời hiệu khởi kiện về tranh chấp đòi tài sản đặt cọc và đòi tiền tương đương với tài sản đặt cọc, một số vấn đề khác như thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu, yêu cầu trả lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả… vẫn chưa được phân tích cụ thể. Mặc dù vậy, đây là phần bình luận quan trọng được tác giả sử dụng để triển khai một số nội dung chính của đề tài. + Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận án – Tập 2 (xuất bản lần thứ bảy), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. Tài liệu này phân tích, bình luận một số nội dung liên quan đến thời hiệu khởi kiện như: thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu do vi phạm điều cấm, do giả tạo, vi phạm điều kiện về chủ thể; thời hiệu yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng; thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng… Tuy thời hiệu khởi kiện trong giải quyết các tranh chấp đặt cọc chưa được trực tiếp nghiên cứu nhưng đây là tài liệu cung cấp những nội dung cơ bản giúp tác giả có sự phân tích, so sánh, đánh giá để tìm ra hướng giải quyết phù hợp. + Tưởng Duy Lượng (2008), Xử lý các tranh chấp trong một số án dân sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tài liệu này đề cập các tranh chấp phát sinh trong giao dịch dân sự qua một số vụ án thực tế, trong đó có nội dung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của đặt cọc, thời hiệu khởi kiện và đường lối giải quyết một số tranh chấp đối với loại giao dịch này. Một số nội dung của tài liệu được tác giả tiếp tục kế thừa trong việc làm rõ bản chất của đặt cọc cũng như các tranh chấp đặt cọc phát sinh, để áp dụng loại thời hiệu khởi kiện phù hợp. + Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Trọng tài - cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự, Nxb. Lao động, TP. Hồ Chí Minh. Tài liệu phân tích các quy phạm về thời hiệu khởi kiện tại Tòa án, bao gồm 3 các vấn đề như khái niệm, nguyên tắc xác định, thời gian không tính vào thời hiệu, bắt đầu lại thời hiệu, các trường hợp không áp dụng thời hiệu, thời hiệu được áp dụng đối với một số tranh chấp cụ thể… Mặc dù không trực tiếp phân tích thời hiệu khởi kiện trong giải quyết các tranh chấp đặt cọc nhưng tài liệu này giúp tác giả có sự liên hệ đánh giá các vấn đề được đưa ra trong đề tài. + Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Những quy định chung về Luật Dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. Giáo trình cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến giao dịch dân sự, thời hiệu khởi kiện như: khái niệm, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, hệ quả của hết thời hiệu... Qua đó, giúp tác giả hệ thống được những kiến thức nền tảng làm cơ sở lý luận để định hướng nội dung nghiên cứu trong đề tài. - Luận văn Thạc sĩ + Đào Thị Ngọc Thuận (2015), Đặt cọc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luận văn Thạc sĩ – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu về đặt cọc trên cơ sở đánh giá các quy phạm pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp về đặt cọc. Đề tài đề cập thời hiệu khởi kiện đòi tài sản đặt cọc trong phần xử lý đặt cọc và chỉ ra những bất cập của quy định hiện hành. Đề tài mang lại sự kế thừa các giá trị nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện đòi tài sản đặt cọc và tạo nền tảng để tác giả phát triển những khía cạnh khác trong đề tài nghiên cứu. + Nguyễn Thị Thuận (2020), Đặt cọc để bảo đảm việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai tại các dự án nhà ở thương mại, Luận văn Thạc sĩ – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về đặt cọc để đảm bảo mua nhà ở trong các dự án nhà ở thương mại tại Việt Nam; nêu lên những đánh giá, ý kiến khoa học về nội dung liên quan đến giá trị pháp lý của đặt cọc. Thông qua đó, tác giả có thể đưa ra những so sánh trên quan điểm khoa học pháp lý để làm rõ các vấn đề liên quan và giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về bản chất của đặt cọc, tranh chấp đặt cọc, làm cơ sở cho việc lựa chọn áp dụng thời hiệu khởi kiện cho các tranh chấp đặt cọc phát sinh. - Bài báo, tạp chí + Đỗ Văn Đại (2011), “Về thời hiệu kiện đòi tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, số 13. Trong bài viết này, thời hiệu khởi kiện đòi tài sản được tác giả phân tích dưới góc độ quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng và học 4 hỏi kinh nghiệm nước ngoài. Bài viết có sự so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và định hướng giải quyết các tranh chấp liên quan. Qua đây, giúp tác giả có thêm thông tin để tiếp tục nghiên cứu và làm rõ bản chất của yêu cầu đòi tài sản trong đặt cọc cũng như thời hiệu khởi kiện được áp dụng trong các tranh chấp liên quan đến đặt cọc. + Đặng Thanh Hoa (2017), “Bàn về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8. Bài viết tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, bản chất của yêu cầu và việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu này. Tuy không đề cập đến các tranh chấp về đặt cọc nhưng bài viết giúp tác giả xác định được thời hiệu khởi kiện áp dụng cho các tranh chấp đặt cọc liên quan đến quyền sở hữu. + Lê Minh Hùng và Lê Khả Luận (2021), “Áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6 (398). Bài viết phân tích thời hiệu khởi kiện áp dụng trong trường hợp đặt cọc vô hiệu bằng việc nghiên cứu các quy định của pháp luật; đánh giá thực tiễn xét xử; chỉ ra những vướng mắc, bất cập về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu. Tài liệu này cũng thể hiện nội dung nghiên cứu, các quan điểm khoa học của tác giả được đề cập trong đề tài. + Đặng Phước Thông và Lê Khả Luận (2021), “Thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và trả lại tài sản đặt cọc”, Tạp chí Luật học, số 9 (256). Bài viết phân tích quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp về yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, trả lại tài sản đặt cọc; thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện; từ đó kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này. Tài liệu này cũng thể hiện nội dung nghiên cứu, các quan điểm khoa học của tác giả được đề cập trong đề tài. + Đoàn Đức Lương và Trần Ngọc Sơn (2017), “Thời hiệu khởi kiện các vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí pháp luật và thực tiễn, số 1. Bài viết phân tích, so sánh, đối chiếu các quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự cũ với Bộ luật Dân sự hiện hành và đưa ra hướng dẫn cho những vấn đề chưa rõ ràng. Bài viết cung cấp cho tác giả thông tin về sự thay đổi quy định về thời hiệu khởi kiện và bản chất của các loại thời hiệu khởi kiện khi áp dụng các quy định này để giải quyết tranh chấp đặt cọc. Tuy các công trình nghiên cứu trên chưa tập trung giải quyết toàn diện các vấn đề pháp lý, thực tiễn liên quan đến thời hiệu khởi kiện các tranh chấp đặt cọc và có 5 nhiều tài liệu chưa sử dụng các quy định của văn bản pháp luật hiện hành, nhưng đó là nguồn tài liệu bổ ích để tác giả hoàn thành Luận văn này. - Tài liệu nước ngoài Các tài liệu nước ngoài liên quan đến thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc được tác giả sử dụng để nghiên cứu, phân tích, so sánh như: + Sibilla Buletsa, Piotr Zakrzewski (2019), “Limitation of claims in Polish and Ukrainian Civil Code against the background of The principles of European Contract Law and the German Civil Code”, Journal of Legal Studies, No. 24 (38). Bài viết đề cập thời hiệu áp dụng đối với các yêu cầu dân sự ở Ba Lan, Ukraine và Đức… và sự tác động của các nguyên tắc trong Luật Hợp đồng châu Âu đến nhà lập pháp của các quốc gia này. Qua đây, tác giả có sự so sánh với các quy định về thời hiệu khởi kiện ở Việt Nam, để học hỏi và đề xuất những kinh nghiệm, giải pháp phù hợp hướng đến hoàn thiện các quy định về thời hiệu nói chung, thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc nói riêng. + New Zealand Law Commission (2007), Limitation Defences in Civil Cases: Update Report for the Law Commission, Miscellaneous Paper prepared by Chris Corry, Barrister, MP 16. Tài liệu này phân tích nội dung trong hai báo cáo của Ủy ban pháp luật Vương quốc Anh về các biện pháp bảo vệ giới hạn cho các thủ tục dân sự. Tài liệu chỉ ra những điểm khác biệt giữa hai báo cáo này, cũng như những điểm mới và mục đích hướng tới của Báo cáo năm 2000. Theo đó, Ủy ban Pháp luật Vương quốc Anh đưa ra khuyến nghị về việc không áp dụng thời hiệu để giới hạn một số yêu cầu, trong đó, có yêu cầu về bảo vệ quyền sở hữu. Đây là tài liệu hữu ích giúp tác giả tìm hiểu về khả năng không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đặt cọc liên quan đến quyền sở hữu. + Карнаух Богдан Петрович (2016), “Позовна давність у практиці європейського суду з прав людини”, Проблеми законності, Вип. 134 (Tạm dịch: Bogdan Karnaukh (2016), “Thời hạn trong Án lệ của Tòa án Nhân quyền châu Âu”, Tạp chí Các vấn đề về tính pháp lý). Tài liệu này nghiên cứu quy định về thời hiệu theo Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản và Án lệ của Tòa án Nhân quyền châu Âu. Tài liệu phân tích được bản chất, ý nghĩa, vai trò của thời hiệu khởi kiện khi xem xét thời hiệu trong mối liên hệ với các quy định khác của Công ước, trong đó có quyền sở hữu tài sản và đưa ra lý giải cho việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu này. Đây là nội dung được tác giả học hỏi 6 và sử dụng làm minh chứng cho phần kiến nghị của mình về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi tài sản đặt cọc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu các công trình đã công bố, Luận văn tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc mà các công trình trước đây chưa đề cập toàn diện. Thứ nhất, tác giả làm rõ những vấn đề cơ bản về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa, cách tính thời hiệu khởi kiện, hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện… Qua đó, giúp người đọc có một bức tranh tổng quan về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc. Thứ hai, trên nền tảng những vấn đề lý luận về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc, tác giả đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành cùng với việc khai thác một số bản án, tình huống thực tiễn và quy định của một số quốc gia như: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Vương quốc Anh, California, Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế… để chỉ ra những điểm bất cập trong quy định pháp luật hiện hành. Thứ ba, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc. Tác giả mong muốn pháp luật về thời hiệu nói chung, thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc nói riêng sẽ hoàn thiện hơn nữa. Đồng thời, quyền lợi của các bên sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất khi tham gia vào giao dịch đặt cọc trong tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về thời hiệu khởi kiện các tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Cụ thể, tác giả nghiên cứu những vấn đề pháp lý về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc, phân tích những bất cập của các quy định pháp luật hiện hành thông qua việc nghiên cứu một số tranh chấp điển hình, từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật. Về văn bản pháp luật Việt Nam, tác giả nghiên cứu các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, để thấy được sự phát triển của các quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc. Đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, bao hàm nhiều vấn đề, nhưng do điều kiện thời gian có hạn và mục tiêu nghiên cứu của đề tài nên tác giả chỉ tập trung giải quyết các vấn đề về thời hiệu khởi kiện yêu 7 cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và thời hiệu khởi kiện trong quá trình thực thi đặt cọc. Một số vấn đề khác như: thời hiệu khởi kiện trong trường hợp bất khả kháng, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện… sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Thay vào đó, các vấn đề này được nhắc đến nhằm mục đích làm rõ nội hàm hoặc bổ sung cho các nội dung liên quan. Về pháp luật nước ngoài, tác giả phân tích, so sánh các vấn đề có liên quan với pháp luật của một số quốc gia như: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Vương quốc Anh, California, Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế… Đây là những quốc gia có nhiều kinh nghiệm về việc phát triển các giao dịch bảo đảm, có thể đem lại những bài học kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam hiện nay. Đối với thực tiễn xét xử, tác giả sẽ phân tích, bình luận các bản án, các vụ việc điển hình về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc, để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến đề tài. Thực tiễn là cơ sở quan trọng để tác giả đánh giá, xem xét tính hợp lý của các quy định pháp luật và hiệu quả thực thi. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Thứ nhất, phương pháp phân tích, được sử dụng xuyên suốt đề tài, chủ yếu tại Chương 1 nhằm giải thích, làm rõ các quy định pháp luật hiện hành. Tại Chương 2, Chương 3 tác giả sử dụng phương pháp này để khai thác các vụ việc thực tế, các vấn đề pháp lý liên quan, giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về vấn đề nghiên cứu. Thứ hai, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu tại Chương 2, Chương 3 để đánh giá khả năng thực thi của các quy định pháp luật hiện hành trong giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tế. Thứ ba, phương pháp so sánh, được sử dụng tại Chương 1 để tìm hiểu các quy định theo pháp luật Việt Nam và theo pháp luật của một số nước trên thế giới. Trong Chương 2, Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh đường lối giải quyết của các Tòa án trong quá trình giải quyết các tranh chấp về đặt cọc. Ngoài ra, tại Chương 2, Chương 3, tác giả sử dụng 03 phương pháp là: (i) phương pháp bình luận, để nêu quan điểm và đánh giá những vấn đề pháp lý trong từng vụ việc cụ thể, trong đường lối giải quyết tranh chấp của các Tòa án và tính hợp lý của các quy định được áp dụng; (ii) phương pháp tổng hợp, để tổng hợp những vụ việc xảy ra trên thực tế, giúp tác giả liên kết các vấn đề một cách thống nhất, tìm ra 8 những vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc. 6. Dự kiến điểm mới, các đóng góp mới của đề tài Luận văn khi hoàn thành là sản phẩm tổng hợp những nội dung cơ bản về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Bất cập và kiến nghị tác giả nêu ra có thể làm cơ sở xem xét, góp phần hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về mặt lý luận, tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam trong bối cảnh giao dịch đặt cọc là một giao dịch phổ biến và xảy ra nhiều tranh chấp trên thực tế. Về mặt thực tiễn, tác giả đưa ra minh chứng thực tế là các bản án, vụ việc chưa được giải quyết thống nhất, đánh giá những điểm còn chưa phù hợp trong quá trình thực thi quy định pháp luật hiện hành về các vấn đề như: thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, yêu cầu giải quyết hậu quả pháp lý khi đặt cọc vô hiệu, yêu cầu hoàn trả tài sản đặt cọc, đòi tiền phạt cọc, đòi tiền lãi phát sinh trên khoản tiền chậm trả… Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị điều chỉnh, bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thời hiệu nói chung, thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc nói riêng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, giúp hạn chế được những tranh chấp có thể phát sinh, định hướng giải quyết cho các Tòa án một cách thống nhất, nhanh chóng, hiệu quả và triệt để. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1. Những vấn đề chung về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc Chương 2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu Chương 3. Thời hiệu khởi kiện trong việc xử lý vi phạm đặt cọc 9 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẶT CỌC 1.1. Khái quát về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc 1.1.1. Khái niệm thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 thì: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. Để phát sinh quan hệ đặt cọc, thì phải có việc giao tài sản giữa các bên 1 và việc giao tài sản này là nhằm bảo đảm việc giao kết hay thực hiện hợp đồng (sau 2 đây thống nhất gọi là hợp đồng chính). Về hiệu lực, đặt cọc có hiệu lực kể từ khi hai bên đã chuyển giao thực tế một 3 khoản tiền hoặc vật dụng là tài sản đặt cọc. Kể từ thời điểm này, đặt cọc mới thực sự ràng buộc các bên về mặt pháp lý trong việc thực hiện nghĩa vụ cam kết, quản lý tài 4 sản… Về mục đích, đặt cọc tồn tại có sứ mệnh bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện 5 một hợp đồng khác. Đặt cọc nhằm ổn định các quan hệ dân sự, chống lại việc lừa dối, 6 bội tín, đề cao trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch dân sự. Về tính chất, đặt cọc vừa có tính chất của một loại giao dịch dân sự, thường thể hiện dưới dạng hợp đồng, vừa có tính chất là một biện pháp bảo đảm, thể hiện chế tài do các bên thỏa thuận trước 7 khi vi phạm. Đặt cọc thực chất là “sự thỏa thuận giữa các bên”, là một loại giao dịch 8 đặc biệt, một dạng của hợp đồng dân sự. Do đó, đặt cọc sẽ chịu sự 1Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2019), Giải quyết tranh chấp Hợp đồng - Những điều doanh nhân cần biết, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 305. 2 Trong khoa học pháp lý, hợp đồng được đặt cọc bảo đảm giao kết, thực hiện được gọi dưới nhiều tên khác nhau như: Hợp đồng có đặt cọc; hợp đồng có đặt cọc bảo đảm; hợp đồng được đặt cọc; hợp đồng được đặt cọc bảo đảm; hợp đồng được bảo đảm; hợp đồng được bảo đảm bởi đặt cọc; hợp đồng chính… Tuy nhiên, để thống nhất cách sử dụng thuật ngữ xuyên suốt nội dung nghiên cứu của đề tài, phân biệt với hợp đồng đặt cọc và nhằm liền mạch tư duy cho người đọc, tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ “hợp đồng chính”. 3 Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 – Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 148. 4 Nguyễn Xuân Quang và Nguyễn Phước Quí Quang (2015), “Một số vấn đề pháp lý về đặt cọc”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 20 (30), tr. 64. 5 Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 1 (xuất bản lần thứ ba), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr. 354. 6 Tưởng Duy Lượng (2008), Xử lý các tranh chấp trong một số án dân sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 168. 7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 101. 8 Tưởng Duy Lượng, tlđd (6), tr. 164. 10 điều chỉnh của các quy định về giao dịch dân sự nói chung, quy định về hợp đồng 9 nói riêng. Về tranh chấp đặt cọc, tranh chấp được giải thích theo từ điển tiếng Việt là “giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào, là sự đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên ”. 10 Tranh chấp dân sự là những tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự, dựa trên phạm vi điều chỉnh của BLDS năm 2015 thì đó là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của cá nhân, pháp nhân. 11 Trong Từ điển Luật học, tranh chấp hợp đồng là những bất đồng phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. 12 Từ những khái niệm trên, dưới góc độ khoa học pháp lý, tranh chấp đặt cọc có thể hiểu là những bất đồng phát sinh khi mục đích đặt cọc không đạt được, các cam kết trong đặt cọc không được thực hiện dẫn đến những xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên. Cụ thể là hợp đồng được bảo đảm không được giao kết, thực hiện hoặc thực hiện không đúng gây thiệt hại tới lợi ích chính đáng của một hoặc một số bên chủ thể. Về thời hiệu khởi kiện, theo khoản 3 Điều 150 BLDS năm 2015 thì: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”. Theo giải thích của Từ điển Luật học thì: “Thời hiệu khởi kiện vụ án là thời hạn do pháp luật quy định mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Khi thời hạn đó kết thúc, đương sự sẽ mất quyền khởi kiện…”. 13 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một chế định do pháp luật thiết lập nhằm giúp cho cá nhân, tổ chức thực thi hoặc lựa chọn cách xử sự phù hợp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ thông qua cơ chế Tòa án. Thời hiệu khởi kiện không được Tòa án chủ động viện dẫn mà Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định. Điều này được lý giải dựa trên nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tự do, 9 Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 2 (xuất bản lần thứ ba), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr. 309. 10 Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, tr. 1024. 11 Thái Văn Mừng (2019), “Phân biệt tranh chấp kinh doanh, thương mại với tranh chấp dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 24, tr. 32. 12 Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa - Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 805 – 806. 13 Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý, tlđd (12), tr. 724. 11 tự nguyện của cá nhân và nguyên tắc tự do quyết định, tự định đoạt của đương sự được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015 và Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015. So sánh khái niệm thời hiệu khởi kiện theo quy định của một số quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như theo quy chế giới hạn của BLTTDS California thì thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn nộp đơn khởi kiện mà hầu hết các vụ kiện phải được nộp trong khoảng thời gian đó. Nếu thời hiệu khởi kiện hết, thì yêu cầu pháp lý của vụ án đó không còn hiệu lực nữa. Khoảng thời gian có thể nộp đơn kiện khác nhau 14 tùy thuộc vào từng loại yêu cầu pháp lý. Theo quy định của Luật Tòa án và Tố tụng Tư pháp Maryland thì thời hiệu đề cập đến khoảng thời gian giới hạn mà một 15 chủ thể có thể nộp đơn khởi kiện người đã có hành vi vi phạm với mình. Theo BLDS Cộng hòa liên bang Đức (BLDS Đức) thì thời hiệu khởi kiện là thời gian áp đặt giới hạn mà một bên phải đưa ra yêu cầu khởi kiện hoặc thông báo về yêu cầu đó cho bên kia. Nếu thời hiệu khởi kiện theo quy định đã hết, yêu cầu khởi kiện của một bên sẽ bị “cấm”, bị đơn có thể viện dẫn quy định này để yêu cầu Tòa án giải 16 phóng mình khỏi việc phải thực hiện nghĩa vụ với bên yêu cầu. Như vậy, thời hiệu khởi kiện theo quy định của một số quốc gia trên thế giới cũng được hiểu là thời hạn do pháp luật quy định mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu, nếu thời hạn đó kết thúc thì sẽ mất quyền khởi kiện. 17 Từ những phân tích trên, thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc được hiểu là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết những tranh chấp phát sinh từ đặt cọc, khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Tùy theo từng loại tranh chấp mà thời hiệu khởi kiện được xác định khác nhau. Quy định về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc không được minh thị thành một điều luật riêng biệt mà được áp dụng thông qua những quy định tản mạn về thời hiệu được quy định trong BLDS năm 2015. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương 14 Judicial Council of California, “Statute of Limitations”, https://www.courts.ca.gov/9618.htm, accessed on 30/10/2020. 15 The People’s Law Library of Maryland (2021), “Statute of Limitations”, https://www.peopleslaw.org/statute-limitations, accessed on 30/10/2020. 16 Cross Channel Lawyers (2013), “Limitation under German Law”, https://www.crosschannellawyers.co.uk/limitation-under-german-law/, accessed on 30/10/2020. 17 Đoàn Đức Lương và Trần Ngọc Sơn (2017), “Thời hiệu khởi kiện các vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 1, tr. 02. 12 sự thì chúng ta cần có những quy định cụ thể và xác định đúng bản chất của từng loại tranh chấp để lựa chọn loại thời hiệu khởi kiện áp dụng tương ứng. 1.1.2. Các loại thời hiệu khởi kiện được áp dụng cho các tranh chấp đặt cọc Việc xác định loại thời hiệu khởi kiện nào được áp dụng cho các tranh chấp đặt cọc sẽ tùy thuộc vào từng loại tranh chấp. Trong thực tiễn, tranh chấp về đặt cọc rất đa dạng, xuất phát từ tính chất đặc thù “song trùng” về mục đích đặt cọc, chức năng tiền cọc, 18 hậu quả xử lý tài sản đặt cọc và cả pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng đặt cọc. Các tranh chấp về đặt cọc thường xảy ra ở các nội dung, vấn đề chính sau: (i) Tranh chấp trong việc yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu; (ii) Tranh chấp khi giải quyết hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu; (iii) Tranh chấp về đòi tài sản đặt cọc; (iv) Tranh chấp đòi tiền phạt cọc; (v) Tranh chấp đòi tiền lãi phát sinh từ khoản tiền chậm trả… Mặc dù BLDS năm 2015 đã thiết lập các quy định chung về thời hiệu làm cơ sở xử lý các tranh chấp phát sinh, nhưng việc áp dụng các quy định này trong nhiều 19 trường hợp không thích hợp với các loại tranh chấp của đặt cọc. Bởi, chúng ta chỉ xem đặt cọc có tính chất của một giao dịch dân sự, hợp đồng đặt cọc có tính chất của một hợp đồng dân sự chứ không thể xem những vấn đề này hoàn toàn đồng nhất với nhau. Do đó, có thể nói rằng vì pháp luật không quy định rõ các dạng tranh chấp đặt cọc và thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp đó, nên dẫn đến các cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng thời hiệu, gây khó khăn trong quá trình thực thi. Như đã đề cập, đặt cọc được hình thành thông qua một giao dịch dân sự, nên phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà BLDS năm 2015 đã 20 quy định. Nếu đặt cọc không tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015, thì có thể bị tuyên vô hiệu. Thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu tuyên vô hiệu do vi phạm các điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 132 BLDS năm 2015, theo đó: (i) nếu giao dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể, về ý chí tự nguyện của chủ thể trong việc xác lập giao dịch, trừ trường hợp giả tạo, thì thời hiệu áp dụng là 02 năm, kể từ thời điểm biết hoặc phải biết tương ứng với các trường hợp cụ thể; (ii) Nếu giao dịch vô hiệu do có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội, do giả tạo thì thời hiệu không bị hạn chế. 18 Mục đích của đặt cọc vừa nhằm để bảo đảm giao kết hợp đồng, vừa nhằm để bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc đồng thời nhằm cả hai mục đích; tiền cọc vừa có chức năng bảo đảm, vừa có chức năng thanh toán (thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng chính). 19 Lê Minh Hùng và Lê Khả Luận (2021), “Áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, tr. 39. 20 Tưởng Duy Lượng, tlđd (6), tr. 167. 13 Ngoài quy định về thời hiệu khởi kiện nêu trên, nếu các tranh chấp đặt cọc rơi vào trường hợp được xem là tranh chấp hợp đồng thì áp dụng thời hiệu khởi kiện về hợp đồng theo quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015, có thời hạn là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm 21 phạm. Tuy nhiên, nếu áp dụng quy định tại Điều 155 BLDS năm 2015 đối với các tranh chấp về bảo vệ quyền sở hữu... thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. 22 Như vậy, tổng hợp những phân tích trên, thì có 03 loại thời hiệu khởi kiện có thể áp dụng cho các tranh chấp đặt cọc bao gồm: (i) thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 132 BLDS năm 2015 là 02 năm hay thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế; (ii) thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng tại Điều 429 BLDS năm 2015 là 03 năm; (iii) không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 155 BLDS năm 2015. Vấn đề pháp lý đặt ra là các quy định về thời hiệu khởi kiện nêu trên được áp dụng để điều chỉnh các loại tranh chấp đặt cọc nào, hậu quả pháp lý của việc hết thời hiệu khởi kiện là gì, thực tiễn áp dụng ra sao? Những nội dung này sẽ được tác giả đi sâu phân tích ở Chương 2 và Chương 3 của Luận văn. 1.1.3. Những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc Đối với một số trường hợp đặc thù được luật quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện thì người có quyền có thể khởi kiện bất cứ lúc nào. 23 Theo đó, những trường hợp được BLDS năm 2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện tại Điều 155, gồm: Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác, tranh chấp về quyền sử dụng đất (QSDĐ) theo quy định của Luật đất đai. Thêm vào đó, tại điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) Tòa án nhân dân (TAND) tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS năm 2005 (Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP) thì: “Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người 21 Bàn về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng thì trước đây BLDS năm 1995 không quy định. BLDS năm 2005 thì quy định thời hiệu này là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm. Đến BLDS năm 2015, thời hạn được kéo dài hơn 01 năm so với BLDS năm 2005 và thời điểm bắt đầu tính thời hiệu thì có sự thay đổi theo hướng kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết hành vi vi phạm hợp đồng, thay vì kể từ thời điểm vi phạm hợp đồng. 22 Quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện này kế thừa điểm a khoản 3 Điều 159 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 rằng: “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu […] thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”. 23 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Những quy định chung về Luật Dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr. 385. 14 khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”. Khi so sánh các trường hợp nêu trên với các dạng tranh chấp về đặt cọc, thì một câu hỏi đặt ra là: có dạng tranh chấp về đặt cọc nào được xem là đặc thù để không áp dụng thời hiệu khởi kiện hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xét Điều 328 BLDS năm 2015, theo đó đối tượng của đặt cọc là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác nên khi tranh chấp đặt cọc phát sinh, không loại trừ trường hợp liên quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc. Nội hàm của “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu” bao gồm: (i) Chỉ có chủ sở hữu – người có đầy đủ ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt mới có quyền yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu; (ii) quyền yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu bao gồm quyền yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi xâm phạm phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật… và bồi thường thiệt hại. Việc xác định có áp dụng thời hiệu khởi kiện hay không còn phải căn cứ vào quá trình giải quyết từng tranh chấp cụ thể, xem xét tranh chấp đó có chứa đựng yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu hay không, từ đó mới quyết định có áp dụng 24 thời hiệu khởi kiện hay không. Do đó, trên thực tế vẫn có một số dạng tranh chấp về đặt cọc được xác định là thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Lúc này, chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm sẽ được thực hiện quyền khởi kiện bất cứ khi nào mà không bị hạn chế thời gian (vấn đề này sẽ được tác giả phân tích cụ thể hơn ở Chương 2 và Chương 3 của Luận văn). 1.1.4. Ý nghĩa của thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc Thời hiệu khởi kiện quy định khoảng thời gian để các bên chủ động yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chỉ trong một số trường hợp ngoại lệ, thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế do tính chất của tranh chấp và mục đích của lợi 25 ích cần bảo vệ. Do đó, sự tồn tại của chế định thời hiệu khởi kiện nói chung, thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc nói riêng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn ở nhiều phương diện: Trước hết, việc quy định thời hiệu khởi kiện mang ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong quá trình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quy định về thời 24 hữu”, Đặng Thanh Hoa (2017), “Bàn về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, tr. 32 – 33. 25 Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Trọng tài - cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự, Nxb. Lao động, TP. Hồ Chí Minh, tr. 107. 15 hiệu khởi kiện giúp nâng cao tính kỷ luật trong giao lưu dân sự, khuyến khích các 26 bên tích cực, chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, cũng nhằm tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể trong việc viện dẫn quy định về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mình. Đồng thời, tránh trường hợp bên có quyền lợi bị xâm phạm kiềm chế vô hạn bên vi phạm bằng mối đe dọa thường trực sẽ khởi kiện vào bất kỳ thời điểm nào, gây tâm lý bất an cho các chủ thể khi thiết lập các quan hệ liên quan. 27 Đối với hoạt động tố tụng, việc quy định thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá chứng cứ, xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp giải quyết 28 tranh chấp một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Có những quan hệ dân sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ nên can thiệp và bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định, vì nếu tranh chấp xảy ra quá lâu mà bên có quyền mới thực hiện quyền khởi kiện, thì việc giải quyết vụ án sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời 29 gian do tài liệu đã mất, người làm chứng nhầm lẫn, đã quên... Đặc biệt, về mặt pháp lý, chứng cứ của các tranh chấp dân sự là các loại giấy tờ, mà ở mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử có những đặc trưng pháp lý khác nhau. Do đó, nếu để quá lâu thì việc nhận thức, hiểu và đánh giá chính xác chứng cứ cũng sẽ rất khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp không thể xác minh được. 30 Về mặt xã hội, việc quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc đảm bảo 31 sự ổn định cho các quan hệ xã hội, khuyến khích các chủ thể thiết lập giao dịch và duy trì mối quan hệ xã hội bền vững. Có những quan hệ xã hội đã tồn tại ổn định trong một khoảng thời gian nhất định thì chúng ta cần thiết công nhận, không nên phá vỡ, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ liên quan khác, tránh tạo ra sự xáo trộn 32 và tâm lý bất an cho các chủ thể. Về mặt kinh tế, nước ta hiện nay đang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, bên cạnh mặt tích cực thì cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nên khi xác lập các 26 27 Hoàng Thế Liên, tlđd (03), tr. 334. Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án - Tập 2 (xuất bản lần thứ bảy), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr. 883 – 884. 28 Đào Thị Ngọc Thuận (2015), Đặt cọc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luận văn Thạc sĩ – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 51. 29 Nguyễn Ngọc Khánh (2005), “Thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 6 (3), tr. 12. 30 31 Nguyễn Thị Hoài Phương, tlđd (25), tr. 109 – 110. Tưởng Bằng Lượng (2002), “Khi nào giao dịch đặt cọc có hiệu lực pháp luật và khi nào thì vô hiệu”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12, tr. 01. 32 Nguyễn Thị Hoài Phương, tlđd (25), tr. 108. 16 giao dịch dân sự, các bên luôn ưu tiên sử dụng biện pháp bảo đảm, mà đặt cọc là một trong những biện pháp phổ biến để hạn chế rủi ro. Việc nghiên cứu mang tính chuyên sâu và toàn diện các khía cạnh về thời hiệu khởi kiện tranh chấp về đặt cọc có ý nghĩa thiết thực, quyết định quyền khởi kiện của một chủ thể. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, một mặt Nhà nước cần có cơ chế pháp lý bảo vệ khi quyền lợi hợp pháp của công dân bị xâm phạm, mặt khác công dân cũng có nghĩa vụ phải tôn trọng sự phát triển ổn định của các quan hệ kinh tế - xã hội. Do đó, trong một số trường hợp nhất định, sự bảo hộ giải quyết tranh chấp bằng tài phán nhà nước chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Tóm lại, cần thiết phải xây dựng những quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc nhằm ổn định các quan hệ dân sự, tránh tình trạng tranh chấp kéo dài và nguy cơ tranh chấp tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Qua đó, xây dựng cơ chế và biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi tham gia vào giao dịch dân sự nói chung, đặt cọc nói riêng. Đồng thời, khi pháp luật có những quy định rõ ràng về đặt cọc sẽ khuyến khích các quan hệ đặt cọc phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2. Cách tính thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc 1.2.1. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc Quyền yêu cầu Tòa án can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích cho một chủ thể không phải lúc nào cũng tồn tại mà thường bị giới hạn trong một khoảng thời gian có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Ở đây, tác giả chỉ xét thời điểm bắt đầu thời hạn đối với các trường hợp có thời hiệu khởi kiện cụ thể, không xem xét cho trường hợp thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế. Theo khoản 1 Điều 154 BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Các trường hợp có tính chất đặc thù mà pháp luật quy định khác về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện thì áp dụng các quy định đó. So với pháp luật nước ngoài thì Điều này cũng phù hợp với nhiều hệ thống pháp luật. Chẳng hạn như ở Anh, theo Đạo luật về thiệt hại tiềm ẩn năm 1986, thời điểm bắt đầu thời hiệu là “trường hợp sự kiện gây thiệt hại không bộc lộ ra bên ngoài thì thời hiệu là sáu năm kể từ thời điểm thiệt hại bộc lộ hoặc ba năm kể từ thời điểm người yêu cầu biết hay phải biết thiệt hại”. 33 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (23), tr. 393. 33 17 Đối với tranh chấp liên quan đến sự vô hiệu của đặt cọc thì khoản 1 Điều 132 BLDS năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện là 02 năm, trừ trường hợp thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế. Tùy từng trường hợp mà bắt đầu thời hiệu và thời điểm bắt đầu thời hạn sẽ khác nhau, kể từ: (i) Ngày xác lập giao dịch đối với các trường hợp: Giao dịch dân sự do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128 BLDS năm 2015); Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 BLDS năm 2015). Theo quy định của BLDS hiện hành, đặt cọc không thuộc trường hợp phải tuân thủ hình thức do luật định nên không xử lý vô hiệu do vi phạm quy định này. (ii) Ngày người có quyền biết hoặc phải biết hành vi vi phạm đối với các trường hợp: Giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 BLDS năm 2015); Giao dịch dân sự được xác lập do bị nhầm lẫn, bị lừa dối (Điều 126, Điều 127 BLDS năm 2015). (iii) Ngày bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm đối với trường hợp: Giao dịch dân sự được xác lập do đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 BLDS năm 2015). Ngoài ra, đối với tranh chấp về hợp đồng, thời hiệu khởi kiện còn được quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015, là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, có thể được xác định là thời điểm bên có nghĩa vụ trong hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ nhưng họ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Vì đặt cọc có tính chất của một giao dịch dân sự, được thể hiện dưới dạng hợp đồng nên các quy định về hợp đồng cũng có thể được áp dụng. 1.2.2. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc Về nguyên tắc, thời hiệu khởi kiện các tranh chấp nói chung, tranh chấp đặt cọc nói riêng phải đảm bảo tính liên tục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời hiệu khởi kiện bị gián đoạn và khoảng thời gian gián đoạn sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện. Theo Điều 156 BLDS năm 2015 thì khoảng thời gian đó bao gồm: (i) Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; (ii) người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện hoặc chưa có người đại diện khác thay thế. 18 Theo khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 thì sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm các sự kiện tự nhiên, thiên tai như: bão, lũ, động đất, sóng thần… và sự kiện xã hội, do chính con người tạo ra. 34 Các chủ thể biết quyền và nghĩa vụ dân sự của mình bị xâm phạm, nhưng không thể lường trước được nguyên nhân, diễn biến cũng như hậu quả của sự kiện. Mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, khả năng cho phép nhưng vẫn không thể thực hiện được quyền khởi kiện. 35 Cũng theo khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 thì trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ không thể biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Nếu như sự kiện bất khả kháng được hiểu là do sức mạnh to lớn có sức chi phối ở diện rộng, thì trở ngại khách quan chỉ tác động 36 ở phạm vi hẹp hơn. Trở ngại khách quan không yêu cầu về thiệt hại xảy ra cũng như biện pháp khắc phục. Chỉ khi nào trở ngại khách quan xảy ra, các chủ thể mới biết được sự kiện đã xảy ra trước đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc chưa có người đại diện hay chưa có người đại diện khác thay thế cũng là sự kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp đặt cọc. Các chủ thể đó bao gồm: người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế 37 năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong tranh chấp đặt cọc, khi các chủ thể này chưa có người đại diện hoặc có người đại diện rồi nhưng người đại diện là cá nhân chết, là pháp nhân đã chấm dứt tồn tại hay người đại diện vì lý do chính đáng không thể tiếp tục đại diện được mà chưa có người đại diện khác thay thế thì khoảng thời gian đó không tính vào thời hiệu khởi kiện. Bởi, khi không có người đại diện thì các chủ thể đó không thể tự mình thực hiện việc khởi kiện, không thể là đương sự trong vụ án, vụ việc dân sự. 34 sung), 38 Tưởng Duy Lượng (2020), Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 130. 35 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (23), tr. 394. 36 37 Tưởng Duy Lượng, tlđd (34), tr. 131. Đây là những người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, không có năng lực hay hạn chế năng lực hành vi dân sự, thiếu nhận thức và lý trí, không có cuộc sống kinh tế độc lập, không có đủ năng lực chủ thể để tự mình định đoạt quyền và lợi ích hợp pháp của mình và phải lệ thuộc vào người đại diện nên rất khó có thể tự mình khởi kiện. Xem Lê Minh Hùng (2005), “Thời hiệu khởi kiện thừa kế - Thực trạng pháp luật và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5, tr. 48. 38 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (23), tr. 395. 19 1.2.3. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc Về mặt lý luận, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự đòi hỏi phải có sự tiếp diễn của một hiện trạng trong một thời gian nhất định. Khi có sự kiện do luật quy định làm biến đổi hiện trạng đó thì thời gian đã xảy ra coi như không tính, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính lại từ đầu. 39 Trong BLDS năm 2015, căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 157, theo đó, thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại trong trường hợp: (i) bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; (ii) bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; (iii) các bên đã tự hòa giải với nhau. Trường hợp bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện, là một căn cứ pháp lý quan trọng để bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Chỉ cần xác định bên có nghĩa vụ đã thừa nhận nghĩa vụ với bên có quyền thì thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại mà không cần bắt buộc về hình thức của việc thừa nhận đó, có thể bằng văn bản, bằng miệng, bằng hành động cụ thể... Trường hợp bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện cũng tương tự như sự kiện pháp lý trên. Điều này đều chứng tỏ là kể từ thời điểm đó, một bên đã đồng ý rằng mình là bên có nghĩa vụ với bên có quyền. Các bên đã tự hòa giải với nhau cũng là căn cứ pháp lý để bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện khi thời điểm thực hiện việc hòa giải nằm trong thời hiệu khởi kiện. Nếu việc hòa giải xảy ra khi thời hiệu khởi kiện đã hết thì sẽ không tính đến vấn đề bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Bởi lẽ, khi thời hiệu khởi kiện kết thúc thì chủ thể mất quyền khởi kiện nên việc hòa giải đã nằm ngoài thời hiệu khởi kiện, các bên không được vận dụng để tính lại thời hiệu khởi kiện. Việc này sẽ gây ra sự bất ổn, xáo trộn trong các quan hệ dân sự, làm cho tranh chấp kéo dài và phức tạp hơn. 1.3. Hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc 1.3.1. Hết thời hiệu làm mất quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án Theo khoản 3 Điều 150 BLDS năm 2015 thì khi thời hiệu khởi kiện kết thúc, chủ thể bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp không còn quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Thời hiệu khởi kiện là ranh giới 39 Hoàng Thế Liên, tlđd (03), tr. 346.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan