Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thơ nôm đường luật (từ hồ xuân hương đến trần tế xương)...

Tài liệu Thơ nôm đường luật (từ hồ xuân hương đến trần tế xương)

.PDF
220
3
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---*--- NGUYỄN THANH PHÚC THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT (TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG) Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 50433 LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học : Giáo sư: LÊ TRÍ VIỄN TP. Hồ Chí Minh - 1996 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ký tên Nguyễn Thanh Phúc 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề : .................................................................................................. 4 2.2. Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật nhƣ là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm , tác giả.......................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu : ....................................................................................... 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu : ................................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu : ............................................................................... 13 6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 14 7. Bố cục của luận án : ......................................................................................... 15 CHƢƠNG MỘT: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT ................................................................................................................................... 17 CHƢƠNG HAI: HỆ THỐNG ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỶ XIX ................................................................................................................................ 39 2.1.Đề tài, chủ đề thiên nhiên .......................................................................... 40 2.2. Đề tài, chủ đề vịnh sử, vịnh truyện, triết lý nhân sinh khẳng định đạo lý và khí tiết nhà Nho............................................................................................................ 47 2.3. Đề tài tự vịnh, tự thuật, tự trào và chủ đề tâm sự, khát vọng cá nhân. ..... 55 2.4. Đề tài cuộc sống xã hội, đất nƣớc, con ngƣời và chủ đề yêu nƣớc........... 67 2 CHƢƠNG BA HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG KHÔNG GIAN - THỜI GIAN ........ 75 3.1. Hình tƣợng không gian ............................................................................. 75 3.2. Hình tƣợng thời gian ................................................................................. 90 CHƢƠNG BỐN: CẤU TRÚC BÀI THƠ VÀ NHỊP ĐIỆU CÂU THƠ .............. 102 4.1 Cấu trúc bài thơ Nôm Đƣờng luật thất ngôn bát cú ................................. 102 4.2. Nhịp điệu câu thơ Nôm Đƣờng Luật ...................................................... 133 CHƢƠNG NĂM: HỆ THỐNG NGÔN NGỮ THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỶ XIX .............................................................................................................................. 146 5.1. Hệ thống ngôn ngữ gần với Đƣờng thi ................................................... 146 5.2. Hệ thống ngôn ngữ dân tộc ..................................................................... 159 5.2.1. Bộ phận từ thuần Việt: ..................................................................... 160 5.2.2. Ngôn ngữ văn học dân gian : ........................................................... 167 5.2.3 Ngôn ngữ đời thƣờng . ............................................................. 170 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 190 1. Thế giới nghệ thuật thơ Nôm Đƣờng luật ( thế kỷ XIX) ............................... 190 2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong thơ Nôm Đƣờng luật (thế kỷ XIX) ........................................................................................................................................ 193 3. Kết luận chung ............................................................................................... 195 THƢ MỤC THAM KHẢO........................................................................................ 201 PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................... 210 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong hơn 1200 năm nay, Đƣờng Thi vẫn đƣợc coi là tiêu biểu cho đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Nó "để lại cõi đời cùng sáng với vầng trăng". Ảnh hƣởng của nó rộng khắp các nền văn hóa Châu Á, nhất là Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Có thể nói,tinh hoa Đƣờng Thi đã thấm sâu vào mạch nguồn thơ ca dân tộc Việt Nam, trở thành vốn văn hóa. 1.2. Qua thi cử thời xƣa, mọi nhà Nho đều có thể làm thơ Đƣờng luật. Từ đó, cũng có ngƣời ngộ nhận rằng ngƣời Việt bắt chƣớc làm thơ Đƣờng giống y nhƣ ngƣời Trung Hoa đã làm. Thật ra, khi tiếp nhận, nhà thơ Việt Nam đã chuyển hóa nó thành của riêng mình, nghĩa là tiếp nhận với tinh thần độc lập, sáng tạo, làm cho thơ Đƣờng luật Việt Nam thấm đƣợm tinh thần Việt Nam, phù hợp với nền văn hóa dân tộc. 1.3. Do vậy, nghiên cứu thơ nôm Đƣờng luật, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà việc bảo tồn, chấn hƣng, phát huy bản sắc văn hóa dân lộc là hết sức cấp thiết, lại trở thành quan trọng. Hơn nữa, thực tế sự đổi mới chƣơng trình văn học trong nhà trƣờng Đại học và Trung học cũng đòi hỏi những công trình nghiên cứu về thơ cổ điển Việt Nam, mà trong đó, thơ Nôm Đƣờng luật có một vị trí quan trọng. 1.4. Tính cấp thiết của đề tài còn chính vì lầm quan trọng của thể loại. Ngƣời viết lời giới thiệu cuốn “Théorie des genres” (Lý thuyết về thể loại - Nhiều tác giả - Editions du Seuil - 1986) cho đây là một vấn đề "trong nhiều thế kỷ từ Aristote đến Hégel đã là đối tượng trung tâm của thi pháp học" (dẫn theo [81 : 3]) M. Bakhtin cũng từng nhấn mạnh rằng " 4 " Mỗi một thể loại, nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con người. Thể loại là cái trí nhớ siêu cá nhân của nghệ thuật, nơi tích lũy, đúc kết những kinh nghiệm nhận thức thẩm mỹ thế giới. Mỗi thời đại thể loại cố hệ thống thể loại của mình, trong đó những thể loại chính thể hiện sự tập trung nhất, nổi bật nhất tâm thức, tầm nhìn, những mối quan tâm, những quan niệm và chuẩn mực giá trị của con người trong thời đại đó." [2:7]M. Bakhtin nhận định rằng "Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào cửa tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba" [2:28] Thế mà thơ Nôm Đƣờng luật, một trong ba thể loại lớn viết bằng thứ văn tự riêng của dân tộc thời trung đại, đến nay vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Đó là mấy lý do cấp thiết khiến chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu, thơ Nôm Đƣờng luật, khám phá những đặc điểm thể loại, chứng tỏ nó không phải là sự lập lại bài học từ văn chƣơng Trung Quốc. Để giới hạn đề tài, luận án tập trung vào giai đoạn thế kỷ XIX, từ Hồ Xuân Hƣơng đến Trần Tế Xƣơng. 2. Lịch sử vấn đề : Theo dõi lịch sử của việc nghiên cứu ít nhiều liên quan đến thơ Nôm Đƣờng luật, thấy có ba hƣớng chính : - Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật trong quá trình nghiên cứu chung về nền văn chƣơng chữ Nôm. 5 - Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật nhƣ là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm, tác giả. - Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật trong sự giao lƣu với văn học Trung Quốc. 2.1. Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật trong quá trình nghiên cứu chung về nền văn chƣơng chữ Nôm. Vào đầu thế kỷ XX, có cuốn "Quốc văn tùng ký", Nguyễn Văn San tự Hải Châu Tử biên soạn bằng chữ Nôm, đã tập hợp và phân loại thơ văn, trong đó có thơ Nôm Đƣờng luật. Khi nói về các sáng tác Nôm, ông có nhận xét "Ấy là lối văn chương nước ta, non sông tinh tú vẽ ra biết bao nhiêu nhân tài chứ không đâu được thế vậy" [98: ] Vào những năm cuối thập kỷ thứ hai, Đông Chu Nguyễn Hữu Tiến (1875 - 1941) biên soạn "Cổ xúy nguyên âm", quyển 1 năm 1916 và quyển 2 năm 1918. Trong lời Tựa, ông viết "lối văn chương Nôm nước mình(...) thể cách cũng chẳng khác chi văn Tàu mà lại có lối đặc biệt riêng của ta vậy "(dẫn theo [81:13]). Cũng năm 1918, Phan Kế Bính (1875 - 1921) viết Việt Hán văn khảo . Đây là "công trình nghiên cứu , biên khảo và dịch thuật có giá trị về nghệ thuật văn chương(...) gồm 8 tiết, trong đó dành 5 tiết để nghiên cứu nguồn gốc, nguyên lý văn chương, các thể loại văn học và(...) " [85:II:199]. Năm 1943, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dƣơng Quảng Hàm xuất hiện lần đầu. Trong công trình này, tác giả có đề cập đến các thể văn. Ông nhận định về thơ Đƣờng luật nhƣ sau: "Thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ tàu, mà âm thanh tiếng ta cũng tương tự tiếng Tầu (cũng là thứ tiếng đan âm và cũng chia làm tiếng bằng tiếng trắc) nên thi pháp của ta tức là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ 6 ta cũng phỏng theo thơ Tàu cả" [29:122] Rõ ràng cách nhìn của tác giả là có hạn chế. Tuy nhiên, từ sự phân tích, tác giả cũng đã rút đƣợc một số kết luận quan trọng, chẳng hạn " Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX, so với trước, thật có tiến bộ nhiều (...) các thể thơ, hát nói, song thất, lục bát đều có phần khởi sắc và các văn sĩ ta đã nhiều khi thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng, tính tình một cách thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta"[29:399] Năm 1953, Thanh Lãng viết Văn chƣơng chữ Nôm. Chúng tôi lƣu ý 2 điểm. Một là, tuy cách gọi tên mỗi thời kỳ có chỗ chƣa ổn, nhƣng ông đã chia quá trình phát triển của văn chƣơng chữ Nôm ra làm ba thời kỳ là tái hợp lý : phôi thai thời đại( 1225 - 1430), phát đạt thời đại( 1430 - 1750)và toàn thịnh thời đại( 1750 - 1900). Hai là, trong cái nhìn của tác giả, dƣờng nhƣ chƣa nhìn thấy vị trí xứng đáng của thơ Nôm bên cạnh truyện Nôm. Nhìn chung những công trình trên chỉ vận dụng thi luật học Trung Quốc để tìm hiểu thơ Nôm Đƣờng luật. Dù đây đó còn hạn chế về tƣ tƣởng, học thuật, nó cũng đã có gợi ý bƣớc đầu. 2.2. Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm , tác giả. Hƣớng nghiên cứu này góp phần khám phá về thơ Nôm và cả thơ Hán luật Đƣờng nhƣ chuyên khảo Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ do Gs Nguyễn Huệ Chi chủ biên. Tiêu biểu là bài viết "Sáng tạo trong thơ Đường luật" của Gs Lê Chí Dũng. Nhìn chung chuyên khảo đã nhất trí và khẳng định "Bút pháp Nguyễn Khuyến đã như một dấu hiệu quan trọng của sự vận động của văn học Việt Nam trên đường hiện đại hóa" [15:28]. Trong chuyên đề sau đại học Thơ Hồ Xuân Hương, Gs Lê Trí Viễn đã chỉ ra 7 phong cách Xuân Hƣơng trong phong cách thể loại xét từ cấp độ xây dựng hình tƣợng với cả một hệ thống ngôn ngữ tƣơng ứng và từ phƣơng diện cấu trúc của thể thơ. Gs Đặng Thanh Lê cũng đã đặt những bài thơ Hồ Xuân Hƣơng trong sự phát triển của dòng thơ Nôm Đƣờng luật, phác họa một số nét cơ bản trong sự vận động của thể loại, đồng thời nêu bật những đóng góp của Hồ Xuân Hƣơng về cảm hứng và bút pháp nghệ thuật. Dựa vào quan điểm thi pháp học của Jakobson, Gs Đỗ Đức Hiểu đã tìm hiểu ý nghĩa thơ Nôm Đƣờng luật của Hồ Xuân Hƣơng từ cấu trúc biểu đạt trong bài Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương và ông kết luận "Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong cách thơ Đường luật mới" (31 : 87) Nhìn chung những công trình này có nhiều gợi ý đáng kể cho luận án của chúng tôi. 2.3 Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật trong sự giao lƣu với văn học Trung Quốc. Hƣớng nghiên cứu này thƣờng sử dụng thao tác so sánh với Đƣờng thi hoặc văn học, văn hóa Trung Quốc để tìm ra những nét đặc thù dân tộc. Bài viết sớm nhất có lẽ là bài Mối quan hệ mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung quốc của Gs Đặng Thai Mai. Ông cho rằng "Ngay trong lúc họ vận dụng thể văn và văn tự Trung Quốc để hiểu hiện tình cảm và tư tưởng của họ, nhiều nhà thơ chúng ta vẫn luôn luôn cố gắng bảo vệ đặc sắc của dân tộc và cá tính của con người sáng tác" [54: ] Tuy nhiên, ông đã không chỉ ra chỗ đặc sắc, nét riêng ấy, lại cho rằng; "Trong các thể loại vay mượn của Trung Quốc thì thơ ca(...) thơ Đường luật thất ngôn, ngũ ngôn(...) trong lối thơ ca trữ tình, thi sĩ cổ điển ta vẫn khai thác bấy nhiêu long mạch: tình yêu thiên nhiên, tình yêu 8 người yêu bè bạn vợ con và nhất là tình yêu nước" [64 : 11]. Năm 1973, Gs Trƣơng Chính có bài viết "Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung quốc như thế nào vào thơ Nôm?" Ông viết: "Cha ông chúng ta khi chuyển sang sáng tác bằng chữ Nôm, đồng thời muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Hàn Thuyên" [14:3] Khi đối chiếu hiện tƣợng thất ngôn xen lục ngôn ở thơ Nôm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm với thể Đƣờng thi ở Trung Quốc, ông cho biết Trung Quốc "Không có thể câu bảy từ xen câu sáu từ hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ" và theo ông thì hiện tƣợng này của thơ Việt Nam " chắc đó là một thể loại mới do cha ông chúng ta tạo ra trên cơ sở câu thất ngôn, trong lúc niêm luật, đối, gieo vần theo luật Đường" (14:4) Mãi cho đến năm 1991, tại Hội thảo khoa học Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực, Gs Nguyễn Huệ Chi đã nhấn mạnh vấn đề "cố gắng tìm ra những nét nghĩa khu biệt giữa thơ Đường luật dân tộc với thơ Đường" và khẳng định vai trò quan trọng của những công trình nghiên cứu này "nếu có thể cùng nhau góp sức tìm ra một lời giải đáp chung: như thế nào là mã thơ Đường Việt Nam (...) thì mọi sự mắc míu về thi pháp thể loại thơ cổ chắc sẽ khai thông dễ dàng" (2:22) Tại hội thảo, Gs Bùi Duy Tân có bài Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: tiếp nhận - cách tân - sáng tạo và cho rằng "Những thể loại ngoại nhập mà được viết bằng chữ Nôm thì sự Việt hóa dễ được tăng trưởng" Năm 1993, trong luận án PTS Thơ Nôm Đƣờng luật từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Xuân Hƣơng , Lã Nhâm Thìn đã bƣớc đầu tìm hiểu thơ Nôm Đƣờng luật giai đoạn này và kết luận " Có thể thấy bội số chung nhỏ nhất của các yếu tố cấu thành 9 thơ Nôm Đường luật là tính chất đời thường, sự giản dị, tinh thần tự do và xu hướng tâm trạng hóa. Nói một cách khái quát và ngắn gọn, mã của thơ Nôm Đường luật được xác định bởi tính chất Nôm của thể loại" [81:142-143] Nhƣ vậy, nhìn chung tuy có những đóng góp quí báu, nhất là hai hƣớng nghiên cứu sau, nhƣng khảo sát thơ Nôm Đƣờng luật một cách hệ thống, nhất là ở giai đoạn phát triển từ Hồ Xuân Hƣơng đến Trần Tế Xƣơng đang còn là khoảng trống dành cho ngƣời nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu : Nằm trong hƣớng nghiên cứu thƣ Nôm Đƣờng luật từ góc độ thể loại văn học , luận án tập trung nghiên cứu thể loại này trong giai đoạn từ Hồ Xuân Hƣơng đến Trần Tế Xƣơng, coi nhƣ thuộc thế kỷ XIX, là giai đoạn phát triển đến đỉnh cao của thể loại, mà điểm trọng yếu là tìm hiểu, xác định những đặc trƣng của nó về mặt nội dung và về mặt hình thức nghệ thuật. Để tiến tới mục đích ấy, luận án cũng phác họa quá trình phát triển, sơ bộ tái hiện diện mạo thơ Nôm Đƣờng luật trong văn học Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu : 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là 450 bài thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt chữ nôm từ Hồ Xuân Hƣơng đến Tú Xƣơng. Đây là những bài thơ Nôm Đƣờng luật liêu biểu cho thế kỷ XIX. Sở dĩ chúng tôi chọn thơ Hồ Xuân Hƣơng làm mốc đầu vì thơ Nôm truyền tụng của bà thật sự mở ra bƣớc ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển thơ Nôm Đƣờng luật lại xuất hiện khoảng đầu thế kỷ XIX. Chọn thơ Trần Tế Xƣơng làm mốc cuối không chỉ vì nhà thơ đã qua đời vào đầu thế kỷ XX (1907) mà còn vì thơ ông thật sự khép lại thơ Đƣờng luật chữ Nôm. Thơ Nôm Đƣờng 10 luật trƣớc Hồ Xuân Hƣơng chỉ đƣợc đề cập đến ở chƣơng , khi tìm hiểu một cách khái quát về thể loại này từ góc độ phát triển lịch sử và khi cần thiết để so sánh lịch đại. Thơ chữ Quốc ngữ và chữ Hán luật Đƣờng xuất hiện ở thế kỷ XX cũng là đối tƣợng để so sánh. Truyện thơ gồm nhiều bài thơ Đƣờng luật thất ngôn bát cú ghép lại và "bài luật" đều không phải là đối tƣợng nghiên cứu của luận án . Chúng tôi rất chú ý đến việc chọn lựa văn bản đáng tin cậy để tiến hành thống kê nhằm rút ra những kết luận có khả năng thuyết phục nhiều nhất. Luận án chủ yếu dựa vào Hợp tuyển thơ văn Việt Nam và các Thi tập. Riêng văn bản về Hồ Xuân Hƣơng là lấy trong Thơ Hồ Xuân Hƣơng (thƣ mục 91) của Gs Lê Trí Viễn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trƣớc khi xác định phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi thấy cần giới thuyết một vài khái niệm: Một là về khái niệm thể loại. Dựa vào ý kiến của D.X.Likhasev cho thể loại văn học "là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế" (86 : 204) và của Từ điển thuật ngữ văn học "thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống" (86 : 204), chúng tôi nghĩ đến sự cần thiết nên phân biệt giữa thể và thể loại nhƣ sau: 11 THỂ - thiên về hình thức THỂ LOẠI - thống nhất nội dunghình thức - có tính ổn định, bền vững - vừa ổn định vừa biến đổi, vừa cũ vừa mới - thí dụ : - thí dụ : thể Đƣờng luật Thơ Nôm Đƣờng luật... thể lục bát Truyện thơ Nôm thể song thất lục bất Ngâm khúc Nhƣ vậy, theo chúng tôi, thể Đƣờng luật và thể loại thơ Nôm Đƣờng luật sẽ có 6 hình thức thể: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bài luật, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bài luật. Chúng tôi cũng sử sụng thuật ngữ thể tài khi muốn đề cập, nhấn mạnh ở góc độ đề tài, chủ đề, nghĩa là thiên về mặt nội dung thể loại, chẳng hạn khi nói đến thể tài trữ tình thế sự, trữ tình đời tƣ, thể tài trào phúng, hoặc hẹp hơn: thơ thiên nhiên, thơ điền viên, thơ biên tái, thơ vịnh sử, vịnh truyện, vịnh vật, thở khẩu khí, thở cảm hoài, thơ tự trào, thơ đi sứ, thơ bút chiến... Hai là về khái niệm thơ Nôm Đƣờng luật. Đây là thuật ngữ để chỉ thơ viết bằng chữ Nôm của dân tộc Việt Nam (đúng hơn là của dân tộc Kinh) theo thể Đƣờng luật. Luận án chỉ tập trung khảo sát hai hình thức thể cơ bản là thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt bởi vì nó chiếm số lƣợng áp đảo và có những đặc trƣng tiêu biểu cho thể loại. Số bài thơ đƣợc khảo sát cụ thể là: 12 STT Tác giả tiêu biểu Xuân Bát cú Tứ tuyệt Cộng Hƣơng 25 13 38 Thái 3 0 3 1 Hồ 2 Phạm 3 Trịnh Hoài Đức 6 0 6 4 Nguyễn Công Trứ 40 0 40 5 Nguyễn Thị Hinh 6 0 6 6 Phan Thanh Giản 6 4 10 7 Bùi Hữu Nghĩa 13 0 13 8 Huỳnh Mẫn Đạt 11 0 11 9 Nguyễn Hữu Huân 4 0 4 10 Nguyễn Đình Chiểu 32 0 32 11 Tôn Thọ Tƣờng 14 0 14 12 Phan Văn Trị 32 0 32 13 Lê Quang Chiểu 15 0 15 Khuyến 64 4 68 14 Nguyễn 15 Nguyễn Văn Lạc 7 2 9 16 Chu Mạnh Trinh 21 0 21 17 Nguyễn Thiện Kế 5 0 5 18 Trần Tế Xƣơng 74 33 107 19 Khuyết danh( và mấy bài thơ lẻ) 13 3 16 391 59 450 TỔNG CỘNG 13 Để tiếp cận thơ Nôm Đƣờng luật nhƣ một hiện tƣợng văn học, chúng tôi có quan tâm đến quá trình phát sinh và phát triển nhƣng chủ yếu vẫn là đi vào chính cấu trúc của nó. Những lĩnh vực chúng tôi quan tâm là: - Thơ Nôm Đƣờng luật về mặt lịch sử, tức là tình hình phát triển địa thể loại và sơ bộ phác họa đặc điểm có tính qui luật về sự phát triển ấy. - Cấu trúc thơ Nôm Đƣờng luật trong tính tổng thể của nó với các mặt hình thức - nội dung. Nhằm tiếp cận nội dung thể loại, phạm vi luận án nghiên cứu là hệ thống đề tài, chủ đề. Còn những yếu tố hình thức nghệ thuật tiêu biểu đƣợc khảo sát là : nhịp (hay tiết tấu) của câu thơ, cấu trúc của bài thơ bát cú, hệ thống ngôn ngữ và hệ thống hình tƣợng không gian - thời gian. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu : 5.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng thuật ngữ phƣơng pháp luận (méthodologie) với ý nghĩa phổ biến là lý luận, bàn về các con đƣờng nghiên cứu, cách tiếp cận văn chƣơng. Chúng tôi lƣu ý hai điểm sau đây về mặt phƣơng pháp luận: - Thơ Nôm Đƣờng luật là một thể loại ngoại nhập chứ không phải nội sinh nên chúng tôi coi nó nhƣ một hiện tƣợng giao lƣu văn học, giao lƣu văn hóa nói chung. - Thơ Nôm Đƣờng luật, trong thực tế, ngày càng xa dần cội nguồn của nó là Đƣờng thi Trung Quốc, lại hấp thụ tƣ tƣởng dân tộc, chịu ảnh hƣởng sâu đậm của folklore, thực sự xác định chỗ đứng của mình trong nền văn học dân tộc nên chúng tôi nhìn nhận nó nhƣ một thể loại văn học dân tộc, tuy có sự mô phỏng nhƣng chủ yếu lại là sự cách tân, sáng tạo. 14 5.2 Những phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Trƣớc hết, từ các văn bản, chúng tôi sƣu tầm dữ kiện chính xác và khách quan theo từng yếu tố và hệ thống đƣợc khảo sát, sau đó, sắp đặt chúng một cách hệ thống. Chúng tôi phân tích, tổng hợp, tìm ra những đặc trị thống kê và thử lý giải, tìm ra những yếu tố nào về xã hội, tâm lý nhà thơ...đã ảnh hƣởng đến các dữ kiện. Nhƣ vậy, thống kê là thao tác không thể thiếu trong bất cứ công trình khoa học nào. Trong luận án chúng tôi vận dụng kết hợp 5 phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp biến sinh lịch sử: Không chỉ đƣợc dùng để tìm hiểu sự vận động của thể loại qua ba giai đoạn mà còn đƣợc dùng trong khi khảo sát từng yếu tố, hệ thống trong sự vận động có tính lịch sử của nó. - Phƣơng pháp hệ thống và phƣơng pháp cấu trúc: Là hai phƣơng pháp đƣợc vận dụng để nghiên cứu, phân tích hệ thống đề tài - chủ đề, ngôn ngữ, nhịp thơ và bố cục một bài thơ. - Phƣơng pháp so sánh: Là một phƣơng pháp hết sức quan trọng và cần thiết đối với luận án. Sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi mới có thể tìm ra những đặc trƣng của thơ Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX. - Phƣơng pháp liên ngành: đặc biệt là liên ngành ngôn ngữ và văn học đƣợc dùng để khảo sát chƣơng cuối. 6. Những đóng góp mới của luận án - Về nghiên cứu văn học: Hƣớng về một thể loại tiêu biểu cho văn học Trung đại Việt Nam, luận án góp phần khái quát hóa, bổ sung và đính chính một số đặc điểm cơ bản của thể loại này. Nó cũng góp phần tái hiện rõ nét diện mạo thể loại qua những tác giả, tác phẩm nổi bật ở thế kỷ XIX, một thế kỷ văn học đầy tự hào của dân tộc. Nói cách khác, 15 bằng cách tiếp cận từ mặt nội dung (đề tài, chủ đề) và về mặt thi pháp thể loại, luận án cố gắng phát hiện và tổng kết, nêu lên một số đặc điểm về nhịp, cấu trúc bên ngoài và bên trong của thể loại thơ Nôm Đƣờng luật. Ngoài ra, những bản thống kê cụ thể, chi tiết của luận án về đề tài, chủ đề, ngôn ngữ của những tác giả, tác phẩm tiêu biểu chắc chắn góp phần hữu hiệu cho việc nghiên cứu văn học. - Về thức tiễn: Luận án có thể góp phần bổ sung chuyên đề giảng dạy, gợi ý cho giáo viên trong quá trình giảng dạy những tác giả thơ Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX. 7. Bố cục của luận án : Luận án có 200 trang viết, 9 trang thƣ mục và 8 trang phần phụ lục (trong đó có 2 bảng biểu). Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án có 5 chƣơng - Phần mở đầu: 16 trang. Trước hết, chúng tôi nêu lên tính cấp thiết của đề tài. Thứ hai, là lịch sử của vấn đề, chúng tôi tóm tắt nội dung ở các tƣ liệu căn bản nằm trong những công trình nghiên cứu đi trƣớc ít nhiều có liên quan đến đề tài, nhấn mạnh chỗ đóng góp, đồng thời mạnh dạn chỉ ra những chỗ thiếu sót, thậm chí sai lầm trong khi nhận xét, đánh giá về thơ Nôm Đƣờng luật. Từ đó, luận án nêu ra những vấn đề chƣa đƣợc nói đến hay đã nói đến nhƣng chƣa đầy đủ, chƣa chính xác lắm. Thứ ba, chúng tôi nêu lên mục đích nghiên cứu của mình, chỉ ra đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu và bố cục của luận án. - Chƣơng một: 22 trang. Luận án sẽ lƣợc khảo khái quát quá trình phát triển thơ Nôm Đƣờng luật. 16 - Chƣơng hai: 36 trang. Chúng tôi đi vào khảo sát, phân tích hệ thống đề tài, chủ đề thở Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX nhằm tiếp cận nội dung thể loại. - Chƣơng ba: 27 trang. Hệ thống hình tƣợng không gian - thời gian. - Chƣơng bốn : 44 trang. Cấu trúc bài thơ và nhịp điệu câu thơ. - Chƣơng năm: 44 trang. Hệ thống ngôn ngữ . - Phần kết luận: 11 trang. Tổng hợp từ những yếu tố đƣợc khảo sát, chúng tôi thử phác họa thế giới nghệ thuật thơ Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX và nêu lên quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà thơ. 17 CHƢƠNG MỘT: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT N.G.Tsenushevsky từng nói rằng nếu không có lịch sử của đối tƣợng thì cũng sẽ không có lý luận về nó.D.X.Likhasev cũng nhận thấy tầm quan trọng của lịch sử thể loại, khẳng định thể loại văn học "là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế" (dẫn theo [86 : 204]). Từ điển thuật ngữ văn học cũng gợi ý: "Vì vậy khi tiếp cận các thể loại văn học, cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi, thay thế của chúng" [86 : 204]. Nhìn tổng quát về những biến đổi trên những chặng đƣờng phát triển của thơ Nôm Đƣờng luật, chúng tôi thấy nó từng bƣớc đƣợc hoàn thiện cùng với nền văn chƣơng chữ Nôm nói chung, cụ thể là trải qua ba giai đoạn : giai đoạn hình thành (thế kỷ XII đến Quốc âm thi tập vào đầu thế kỷ XV), giai đoạn phát triển (từ Quốc âm thi tập đến hết thế kỷ XVIII) và giai đoạn phát triển ở đỉnh cao (thế kỷ XIX) với sự mở đầu của thơ Hồ Xuân Hƣơng và kết thúc với thơ Trần Tế Xƣơng. 1.1. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH Thơ Nôm Đƣờng luật có lẽ ra đời vào cuối thế kỷ XIII, song về mặt văn bản, cho đến nay, vẫn chƣa sƣu tầm đƣợc. Đại Việt sử ký toàn thư có chép: " Nhâm ngọ (Thiên Bảo), năm thứ tư (1282) mùa thu, tháng tám,...Bấy giờ có cá sấu đến sông Lô, vua Trần Nhân Tông sai Thượng thư Hình bộ là Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự đi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất