Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế bài tập tìm hiểu tự nhiên xã hội theo hướng tích hợp kĩ năng đọc vi...

Tài liệu Thiết kế bài tập tìm hiểu tự nhiên xã hội theo hướng tích hợp kĩ năng đọc viết cho học sinh tiểu học báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp trường

.PDF
90
20
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG THIẾT KẾ BÀI TẬP TÌM HIỂU TỰ NHIÊN - XÃ HỘI THEO HƢỚNG TÍCH HỢP KĨ NĂNG ĐỌC - VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Mã số đề tài: CS2015.19.13 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thị Nga TP Hồ Chí Minh, tháng 4/2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG THIẾT KẾ BÀI TẬP TÌM HIỂU TỰ NHIÊN - XÃ HỘI THEO HƢỚNG TÍCH HỢP KĨ NĂNG ĐỌC - VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Mã số đề tài: CS2015.19.13 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Trƣởng Khoa GDTH ThS. Đỗ Thị Nga TP Hồ Chí Minh, tháng 4/2017 DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI STT 1 Họ và tên Đỗ Thị Nga Đơn vị công tác và lĩnh vực Nội dung nghiên cứu cụ chuyên môn thể đƣợc giao - Khoa Giáo dục Tiểu học - Đề xuất và thuyết minh đề - Giáo dục học Tiểu học tài - Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện, tham gia các nội dung của đề tài,… 2 Phạm Phƣơng Anh - Khoa Giáo dục Tiểu học Cộng tác viên - Giáo dục học Tiểu học ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH STT Tên đơn vị 1 Tiểu học Lý Cảnh Hớn – Quận 5 2 Tiểu học Lƣơng Thế Vinh – Thực nghiệm sƣ phạm Quận Thủ Đức Nội dung phối hợp Thực nghiệm sƣ phạm Họ tên ngƣời đại diện Võ Minh Thành Nguyễn Văn Cứng MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................6 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................7 SUMMARY.....................................................................................................................9 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 3 3. Mục đích của đề tài.................................................................................................. 5 4. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 5 5. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6 6. Bố cục của công trình nghiên cứu ........................................................................... 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................8 1.1. Đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của HS lớp Bốn, Năm...................................... 8 1.1.1. Tổng quan về tích hợp trong giáo dục ......................................................... 10 1.1.2. Dạy học khoa học dựa trên các hoạt động trải nghiệm ............................... 11 1.1.3. Kỹ năng đọc viết khoa học .......................................................................... 12 1.1.4. Một số yếu tố quan trọng cần quan tâm khi xây dựng các hoạt động dạy học khoa học theo hƣớng tích hợp rèn kỹ năng đọc-viết khoa học ............................. 15 1.2. Dạy học tìm hiểu Tự nhiên-Xã hội ..................................................................... 15 1.2.1. Dạy học tìm hiểu Tự nhiên-Xã hội trên thế giới ......................................... 15 1.2.2. Dạy học Tự nhiên-Xã hội ở Việt Nam ........................................................ 16 1.3. Nhận thức của giáo viên TH về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành kĩ năng đọc-viết cho HSTH trong dạy học môn Tự nhiên - Xã hội ....................... 22 1.4. Định hƣớng xây dựng bài tập rèn kĩ năng đọc-viết thông qua dạy học khoa học tự nhiên ............................................................................................................... 23 1.4.1. Những yêu cầu về kĩ năng đọc-viết cho học sinh khối lớp Bốn, Năm........ 23 1.4.2. Một số dạng bài tập tiêu biểu nhằm hình thành kĩ năng đọc-viết ............... 25 CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC-VIẾT THÔNG QUA DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ...........................................................................27 2.1. Lựa chọn nội dung và hình thức cho bài tập rèn kĩ năng đọc-viết ..................... 27 2.1.1. Các tiêu chí lựa chọn ................................................................................... 27 2.1.2. Lập bảng nội dung chủ đề Tự nhiên (Từ lớp Một đến lớp Năm) ................ 28 2.2. Thiết kế bài tập rèn kĩ năng đọc-viết .................................................................. 32 2.2.1. Cấu trúc chung của bài tập .......................................................................... 32 2.2.2. Nội dung các bài tập .................................................................................... 34 CHƢƠNG BA: THỰC NGHIỆM SẢN PHẨM ...........................................................65 3.1. Mục tiêu thực nghiệm ......................................................................................... 65 3.2. Bài tập thực nghiệm............................................................................................ 65 3.3. Yêu cầu về đọc và viết của bài tập thực nghiệm ................................................ 65 3.4. Thời gian, đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm: ................................................... 65 3.4.1. Thực nghiệm 1 ............................................................................................. 65 3.4.2. Thực nghiệm 2 ............................................................................................. 66 3.5. Hình thức tổ chức thực nghiệm .......................................................................... 66 3.6. Phƣơng tiện dạy học ........................................................................................... 66 3.7. Nội dung của hoạt động trải nghiệm .................................................................. 66 3.8. Tiến trình thực nghiệm ....................................................................................... 67 3.9. Kết quả thực nghiệm và bình luận ...................................................................... 67 3.9.1. Cách thức đánh giá ...................................................................................... 67 3.9.2. Quan sát trực tiếp và bình luận (ở cả hai lần thực nghiệm với 2 nhóm HS lớp Bốn và lớp Năm) ............................................................................................. 67 3.9.3 Phân tích sản phẩm và bình luận .................................................................. 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................77 PHỤ LỤC ......................................................................................................................81 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HS: học sinh HSTH: học sinh tiểu học GV: giáo viên GVTH: giáo viên tiểu học TN-XH: tự nhiên - xã hội SGK: sách giáo khoa TH: tiểu học TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG Tên đề tài: Thiết kế bài tập tìm hiểu Tự nhiên - Xã hội theo hƣớng tích hợp kĩ năng đọc - viết cho học sinh tiểu học Mã số: CS 2015. 19.13 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thị Nga Tel: 0918 302 473 E-mail: [email protected] Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện 1. Cơ quan: - Trƣờng tiểu học Lí Cảnh Hớn, quận 5, TP Hồ Chí Minh - Trƣờng tiểu học Chánh Mỹ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng - Trƣờng tiểu học Vĩnh Hƣng A, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng - Trƣờng tiểu học Tân Mỹ, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng 2. Cá nhân - ThS. Phạm Phƣơng Anh, cộng tác viên - GV khoa GDTH, ĐHSP TP HCM - Ông Võ Minh Thành - Hiệu trƣởng trƣờng TH Lí Cảnh Hớn, quận 5, TP HCM - Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung - Hiệu phó trƣờng TH Chánh Mỹ, TP Thủ Dầu Một - Bà Trần Thị Hảo - Hiệu trƣởng Trƣờng TH Phƣớc Vĩnh A, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng - Ông Nguyễn Minh Dũng- Hiệu trƣởng Trƣờng TH Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2015 đến tháng 12/2016 Mục tiêu: Xây dựng hệ thống bài tập tìm hiểu Tự nhiên – Xã hội theo hƣớng tích hợp kĩ năng đọc - viết nhằm giúp HSTH học tốt môn học này, đồng thời nâng cao khả năng đọc-viết tiếng Việt cho HS. Nội dung chính của đề tài: - Các phân tích về cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài - Các phân tích về thực trạng hình thành kĩ năng đọc-viết và các kết quả khảo sát - Các phân tích về mục tiêu, nội dung chƣơng trình môn Tự nhiên-Xã hội và các công cụ dạy học đọc-viết của môn học (SGK, Vở bài tập, vở ghi chép) - Các căn cứ và nguyên tắc xây dựng, thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm rèn kĩ năng đọc-viết cho HSTH - Hệ thống bài tập hình thành kĩ năng đọc viết thuộc chủ đề Tự nhiên dành cho GV và HSTH Kết quả chính đạt đƣợc: Hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc-viết cho GV và HSTH. Các khoa đào tạo giáo viên tiểu học thuộc các trƣờng ĐH và CĐ, các trƣờng tiểu học trên phạm vi cả nƣớc có thể sử dụng kết quả này. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Kết quả thực hiện đề tài gồm: Báo cáo khoa học gồm 80 trang; bài báo khoa học (Đăng trên Tạp chí khoa học của Trƣờng ĐHSP TP HCM); 21 bài tập rèn kĩ năng đọc-viết cho HS đƣợc thiết kế dƣới dạng các Phiếu học tập. SUMMARY Project Title: Designing Natural and Social Science exercises toward integrating reading and writing skills for primary students Code number: CS 2015. 19.13 Coordinator: Do Thi Nga - Tel: 0918 302 473 E-mail: [email protected] Implementing Institution : HCM City University of Education Cooperating Institution(s): - Ly Canh Hon Primary School, District 5, HCM City - Chanh My Primary School, Thu Dau Mot City, Binh Duong Province - Vinh Hung A Primary School, Phu Giao district, Binh Duong Province - Tan My Primary School, Ben Cat district, Binh Duong Province Duration: From September, 2015 to Desember, 2016 Objectives: Designing Natural and Social Science exercises toward integrating reading and writing skills for primary students for two perposes: helping students to learn the supject well and to improve their reading and writing skills. Main contents: - The analysis of scientific and practical basis of the project - The analysis of reality of forming reading and writing skills for primary students - The analysis of the objective and syllabus and some teaching faccilities of the Natural and Social Science object - The principles of designing and organizing activities of forming reading and writing skills for primary students - The exercises of forming reading and writing skills for primary teachers and students Results obtained: The scientific report (80 pages); the scientific article; the 21 exercises of forming reading and writing skills for primary teachers and students. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đọc - viết là hai trong bốn kĩ năng vô cùng quan trọng trong việc sử dụng một ngôn ngữ. Ở nhà trƣờng tiểu học Việt Nam, trẻ bắt đầu đƣợc dạy tiếng mẹ đẻ từ lớp Một thông qua các phân môn khác nhau (Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả…). Tuy nhiên, để trẻ có thể sử dụng tiếng Việt một cách tốt nhất cần có sự phối hợp dạy ngôn ngữ ở tất cả các môn học. Môn TN-XH (Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và địa lí) là một môn học quan trọng sau Toán và Tiếng Việt. Thông qua việc cung cấp những kiến thức cơ bản và thiết thực về tự nhiên và xã hội, học sinh tiểu học đƣợc làm giàu thêm vốn từ, đƣợc hình thành và phát triển nhiều kĩ năng khoa học và kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Mặt khác, sự thành thạo trong sử dụng tiếng Việt lại là sự hỗ trợ tốt nhất cho các em trong tiếp thu kiến thức và các khái niệm khoa học. Khoa học là môi trƣờng tạo động lực mạnh mẽ cho việc học nói, viết và đọc một cách hiệu quả vì HS buộc phải phát triển khả năng này để tiếp cận các ngữ liệu khoa học. Môn TN-XH nói chung, phân môn Khoa học nói riêng tạo ra các cơ hội choHS dùng khả năng ngôn ngữ vào việc tìm hiểu, thảo luận và trình bày ý tƣởng về các vấn đề khoa học. Điều này làm cho việc học đọc, học viết của các em có ý nghĩa và gắn với thực tiễn nhiều hơn. Ngoài ra, việc đọc, thảo luận, thực hành các báo cáo khoa học góp phần nâng cao vốn từ vựng khoa học, phát triển khả năng hiểu và mô tả các khái niệm khoa học ở HS. Dạy học khoa học dựa trên các hoạt động trải nghiệm giúp HS đều huy động tối đa kinh nghiệm có sẵn, cùng với các giác quan để quan sát, cảm nhận về sự vật, hiện tƣợng; HS đƣợc phát huy khả năng làm việc tự lập, làm việc theo nhóm, tƣ duy sáng tạo, biết so sánh, phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tƣợng dựa trên sự trải nghiệm của bản thân. Đây cũng chính là cơ hội tốt để GV dạy học tích hợp các kĩ năng đọc-viết khoa học cho trẻ. Tâm lí học chỉ ra rằng một trong những loại trí nhớ của con ngƣời là trí nhớ vận động. Đây là loại trí nhớ đƣợc hình thành bằng hoạt động và do hoạt động quyết định. Loại trí nhớ này có một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó là cơ sở để hình thành những kĩ xảo, kĩ năng thực hành và lao động khác nhau. Đối với trẻ em, điều này càng thể hiện 2 rõ nét. Học sinh tiểu học tƣ duy, sáng tạo thông qua hoạt động khám phá. Những hoạt động này đƣợc xây dựng và dẫn dắt bởi ngƣời thầy trong một môi trƣờng đƣợc sắp đặt có chủ đích. Ngoài ra, xu hƣớng dạy học hiện nay là phải “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với từng lớp học, môn học…, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” (Điều 24, Luật Giáo dục, 1998). Vì vậy, các dạng bài tập thông qua các hoạt động trải nghiệm bao giờ cũng đem đến hiệu quả dạy học cao. Chƣơng trình tiểu học năm 2000 của Việt Nam mang định hƣớng tiếp cận nội dung, coi trọng cung cấp kiến thức khoa học hơn là phát triển các năng lực khác nhau cho ngƣời học, trong đó có năng lực ngôn ngữ. Vì vậy, sách giáo khoa (SGK) đƣợc biên soạn tập trung chủ yếu vào việc chuyển tải kiến thức của chƣơng trình đến ngƣời học. Vở bài tập môn Tự nhiên- Xã hội nói chung, Vở bài tập môn Khoa học nói riêng tập trung phần lớn cho xây dựng dạng bài tập trắc nghiệm, dạng bài giúp HS nhận ra kiến thức cũ với các thao tác đơn giản nhƣ đánh dấu, khoanh tròn, ghi Đúng-Sai hay nối các vế câu cho sẵn, do đó HS ít có cơ hội thực hành các bài tập rèn kĩ năng đọcviết đúng nghĩa. Ngoài ra, trong quá trình học tập môn TN-XH, HS hầu nhƣ không sử dụng vở ghi hoặc nếu có chỉ để ghi tựa bài học. Một trong những cải cách rất đáng chú ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Dự thảo chƣơng trình sau 2015 đó là xây dƣng một chƣơng trình học hƣớng đến phát triển năng lực cho ngƣời học, trong đó có sự hiện diện của một môn học mới có tên là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cùng với những thay đổi tích cực trong đánh giá kết quả học tập HSTH của Thông tƣ 30 và 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây chính là điều kiện rất tốt để GVTH có thể áp dụng các dạng bài tập trải nghiệm vào dạy học khoa học nhằm rèn kĩ năng đọc-viết cho HSTH. Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài Thiết kế bài tập tìm hiểu Tự nhiên - Xã hội theo hướng tích hợp kĩ năng đọc - viết cho học sinh tiểu học với mong muốn làm giàu thêm kho tài nguyên công cụ hỗ trợ dạy học kiến thức khoa học và phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cho HS. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngày nay, tích hợp trở thành xu thế tất yếu trên thế giới ở mọi lĩnh vực, trong đó giáo dục là một thành tố thể hiện rõ nhất xu thế này. Bàn về tích hợp trong giáo dục, các nhà nghiên cứu và những ngƣời quan tâm có thể tìm thấy những thông tin chi tiết về vấn đề này ở tất cả các khía cạnh: định nghĩa, nguyên nhân, cách tiếp cận, lợi ích của việc tích hợp trong giáo dục về mặt thiết kế chƣơng trình cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học ở nhiều tài liệu và nghiên cứu của các chuyên gia, nhà giáo dục nhƣ Fan (2004), Drake & Burns (2004), Đào Thị Hồng (2005), Cao Văn Sâm (2006), Hoàng Thị Tuyết (2012). Ngoài ra, khi xét đến các mức độ tích hợp trong giáo dục, các tác giả Drake & Burns (2004), Hoàng Thị Tuyết (2012) cũng trình bày ba hƣớng tiếp cận tích hợp và các phƣơng án khác nhau để tạo nên một chƣơng trình tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Chính sự đa dạng về các nguồn tài liệu tích hợp trong giáo dục giúp cho ngƣời đọc có một cái nhìn đa chiều, thuận lợi cho việc lựa chọn các hƣớng tiếp cận xu hƣớng dạy học tích hợp trong phạm vi mà ngƣời đọc quan tâm. [4, 5, 9, 10, 16, 17]. Trong phạm vi của đề tài, Jerine (2010) và các tác giả khác cho thấy tầm quan trọng của việc tích hợp giảng dạy ngôn ngữ trong môn “Science” và phác họa những khó khăn, thách thức mà giáo viên (GV) có thể gặp phải khi áp dụng hƣớng tích hợp này thông qua việc sử dụng vở bài tập khoa học vào giảng dạy. Mặt khác, khi đề cập đến việc phát triển kĩ năng đọc, viết ở HS, các tài liệu và một số trang web cũng chỉ ra các yếu tố có liên quan đến việc đọc, viết (kiến thức ngữ âm, từ vựng; kĩ năng giải mã, tốc độ đọc, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng diễn đạt, …) và đề nghị một số cách thức cũng nhƣ trò chơi để phát triển các yếu tố này. [21] Bàn về vai trò của việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết vào chƣơng trình “Science”, thuật ngữ “science literacy” (đọc viết khoa học) khá quen thuộc với các nhà giáo dục trên thế giới. Các nghiên cứu của Krupp (1994); Bowers (2000); Willoughby (2005); Shin, Rueda, Simpkins, Lim (2009); Jerine (2010); Chen (2011); Sharrio (2011) cho thấy lý do và tầm quan trọng của việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết trong dạy học môn “Science” dựa trên việc so sánh tƣơng quan các kĩ năng trong học tập khoa học và các kĩ năng liên quan đến việc đọc, viết. Không dừng lại ở đó, các tài liệu 4 nêu trên còn gợi ý một số cách để tích hợp việc dạy kĩ năng đọc, viết thông qua môn học này mà một trong số đó là xây dựng các hình thức bài tập phù hợp cho cả hai yêu cầu: kiểm tra kiến thức khoa học và tạo môi trƣờng để trẻ phát triển kĩ năng đọc, viết,… Mặt khác, Stewart (2010) còn nhấn mạnh việc sử dụng các tài liệu học tập môn “Science” trong nhiều cách thức khác nhau: chƣơng trình “Cùng đọc sách”, chƣơng trình “Đọc kịch bản”, kết nối kết nối sách hƣ cấu và phi hƣ cấu. Đặc biệt, Bowers (2000) trình bày hai hƣớng để phát triển một bài học tích hợp. Đó là bắt đầu bằng một văn bản bên ngoài và tìm kiếm nội dung khoa học trong văn bản hoặc bắt đầu với nội dung khoa học và tìm kiếm tài liệu tƣơng ứng với chủ đề. Mặt khác, các nghiên cứu này cũng cho thấy vai trò của các yếu tố thuộc đồ họa, vai trò của việc dạy học đa phƣơng tiện, đa hình thức, … đối với việc phát triển kĩ năng đọc viết khoa học của HS. [14, 15, 21, 22, 30, 31, 32 35] Tác giả Georges Chapark là ngƣời khởi xƣớng dạy học theo phƣơng pháp Bàn tay nặn bột (La main à la pâte). Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phƣơng pháp này còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng nhiều hình thức khác nhau của học sinh: lời nói, bài viết, sơ đồ, hình vẽ…. Và một trong những công cụ quan trọng của HS trong quá trình học tập với phƣơng pháp Bàn tay nặn bột là quyển vở thí nghiệm. Đây là phƣơng tiện để trẻ em có thể tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân cũng nhƣ rèn các kĩ năng thể hiện sự hiểu biết bằng nhiều cách khác nhau: viết chữ, vẽ hình, lập sơ đồ hay bảng biểu… Đây cũng là một trong những yêu cầu của dạy học liên môn: rèn ngôn ngữ cho trẻ thông qua những môn học không có nhiệm vụ chính là dạy tiếng mẹ đẻ. Việc xây dựng các bài tập Tự nhiên – Xã hội theo hƣớng tích hợp rèn kỹ năng đọc- viết cũng đƣợc tác giả Phạm Phƣơng Anh (2014) tìm hiểu. Theo đó, dựa trên các chiến lƣợc phát triển kỹ năng đọc- viết thông qua dạy học Khoa học, tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập TN-XH phát triển kỹ năng đọc viết cho HS lớp 3 theo từng đơn vị bài học. [12] Nhƣ vậy, có thể nói, về việc thiết kế các hoạt động học tập khoa học theo hƣớng trải nghiệm nhằm phát triểm kỹ năng đọc viết, tác giả đề tài chƣa tìm thấy các tài liệu của nƣớc ngoài và Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, nhƣng trong những 5 đề tài về giải pháp tích hợp phát triển kĩ năng đọc, viết thông qua môn “Science”, các nghiên cứu có đề cập đến cách thức xây dựng các hoạt động dạy học khoa học theo hƣớng trải nghiệm với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng ngữ liệu, tăng cƣờng các hoạt động thực hành sáng tạo cho HS. Khía cạnh đánh giá kĩ năng đọc viết khoa học cũng là một vấn đề mà nhiều tổ chức giáo dục và những nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu của Chƣơng trình đánh giá quốc gia Úc (2012) trình bày các yếu tố cần đánh giá trong vấn đề này (kiến thức, khái niệm khoa học; kĩ năng khoa học; kĩ năng áp dụng các hiểu biết, kĩ năng khoa học vào hoàn cảnh xác định, ...), mục đích và nhiệm vụ đánh giá. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cung cấp các hƣớng dẫn cụ thể cho việc đánh giá và giới thiệu các mẫu bài kiểm tra. Qua đó, ngƣời đọc sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về đọc viết khoa học và nắm rõ việc đánh giá khả năng này ở trẻ. [1] Có thể thấy rằng, việc tích hợp rèn kĩ năng đọc, viết qua môn “Science” là xu hƣớng rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề này vẫn là vấn đề chƣa đƣợc khai thác nhiều tại Việt Nam. 3. Mục đích của đề tài Đề tài hƣớng đến mục tiêu xây dựng một số bài tập tìm hiểuTN-XH theo hƣớng tích hợp kĩ năng đọc - viết thông qua hình thức học tập trải nghiệm nhằm cung cấp thêm phƣơng tiện hữu dụng giúp GV tổ chức dạy học tốt phân môn này, đồng thời góp phần nâng cao khả năng đọc-viết tiếng Việt cho học sinh TH. 4. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận theo hƣớng nghiên cứu lí thuyết kết hợp nghiên cứu thực tiễn - Tiếp cận theo hƣớng thực nghiệm và ứng dụng 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, đề tài đã thực hiện các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học liên quan đến các yếu tố đọc viết khoa học, mục tiêu, chƣơng trình, sách giáo khoa, vở bài tập môn Tự nhiên -Xã hội ở tiểu học nói chung, phân môn Khoa học lớp 6 Bốn và Năm nói riêng để xác định những nội dung dạy học phù hợp có thể xây dựng thành các bài tập rèn kĩ năng đọc-viết cho HSTH. - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: tạo nguồn, khai thác tƣ liệu để xây dựng kho hình ảnh; khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và GV tiểu học về những nội dung nghiên cứu. - Phƣơng pháp quan sát thực tế, thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu. - Phƣơng pháp thực nghiệm. 5. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Cơ sở xây dựng bài tập phát triển kĩ năng đọc-viết cho học sinh tiểu học trong dạy học khoa học tự nhiên. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài hƣớng đến việc tích hợp rèn ngôn ngữ cho HS trong dạy khoa học tự nhiên ở nhà trƣờng tiểu học. 5.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số lí thuyết về dạy học theo hƣớng tìm tòi, khám phá; nghiên cứu các đặc điểm tâm-sinh lí của HSTH để làm cơ sở khoa học cho đề tài; - Thiết kế một số bài tập phát triển kĩ năng đọc-viết cho học sinh tiểu học trong tìm hiểuTN-XH thuộc chủ đề Tự nhiên, phân môn Khoa học lớp Bốn và Năm. - Thăm dò ý kiến, thực nghiệm sản phẩm và đánh giá sản phẩm tại một số trƣờng Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dƣơng. - Điều chỉnh sản phẩm sau thực nghiệm 6. Bố cục của công trình nghiên cứu Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục của công trình này sẽ gồm ba chƣơng: chƣơng Một, cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế bài tập rèn kĩ năng đọcviết cho HS tiểu học thông qua dạy học TN-XH. Trên cơ sở đó, chƣơng Hai tiến hành xây dựng các bài tập rèn kĩ năng đọc-viết thông qua dạy học một số nội dung thuộc khoa học tự nhiên. Đồng thời không thể không xét đến tính hiệu quả của các sản phẩm, vì vậy chƣơng ba sẽ là Thực nghiệm sản phẩm và kết quả đánh giá thực nghiệm và 7 những định hƣớng điều chỉnh sản phẩm cho hoàn thiện hơn về nội dung cũng nhƣ hình thức trình bày. Ngoài 84 trang chính văn, báo cáo của chúng tôi còn có phần phụ lục gồm 5 nhóm: - Phiếu thăm dò ý kiến - Phiếu bài tập dạy thực nghiệm - Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Khoa học của Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh. - Phiếu bài tập dành cho HS (sản phẩm của đề tài) - Một vài hình ảnh HSTH tham gia hoạt động trải nghiệm Ngoài ra, đây là một công trình xây dựng sản phẩm ứng dụng, nên ngoài bản báo cáo gồm các nội dung nhƣ vừa nêu, công trình này còn có 21 bài tập rèn kĩ năng đọcviết đã đƣợc thiết kế dƣới dạng các Phiếu học tập dành cho HSTH. 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của HS lớp Bốn, Năm Ở giai đoạn lớp Bốn, lớp Năm, hệ xƣơng và hệ cơ của HSTH đã phát triển hơn so với giai đoạn 1 (lớp Một, Hai và Ba). Do đó, các em rất thích tham gia vào các hoạt động vận động đòi hỏi sự khéo léo và thử thách nhiều hơn. Đặc biệt, hệ thần kinh cấp cao của HS tiếp tục hoàn thiện về mặt chức năng; do vậy tƣ duy trực quan hình ảnh chuyển dần sang tƣ duy trừu tƣợng. Vì thế, các em cũng rất hứng thú với các hoạt động trí tuệ. Dựa vào đặc điểm này, GV nên tạo hứng thú học tập cho HS bằng các câu hỏi phát triển tƣ duy và các dạng bài tập liên quan đến trải nghiệm. Về mặt tri giác, ở giai đoạn 2 của tiểu học, tính tỉ mỉ và chủ định của HS cao hơn giai đoạn 1: bắt đầu mang tính xúc cảm. HS thích quan sát các sự vật hiện tƣợng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn. Tri giác của HS đã mang tính mục đích, có phƣơng hƣớng rõ ràng. Tri giác có chủ định phát triển hơn, thể hiện ở việc HS biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó... Do đó, việc dạy học đa giác quan (multisensory teaching) nên đƣợc lựa chọn để đem la ̣i hiê ̣u quả kép : mô ̣t mă ̣t nó đem lại bi ểu tƣợng chiń h xác v ề sự vật, hiện tƣợng; mă ̣t khác , nó giúp các giác quan ở trẻ phát tri ển. Hay nói cách khác, để giúp HS chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả, việc tổ chức dạy học sao cho HS đƣợc tham gia vào các quá trình hoạt động, đƣợc tiếp xúc trực tiếp với các dụng cụ học tập để tự mình tìm ra kiến thức mới là một hình thức học tập phù hợp. Về mặt chú ý, tính ổn định của chú ý của HS lớp Bốn, lớp Năm, cao hơn HS lớp lớp Một, Hai và Ba. HS dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ƣu thế, ở HS đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập nhƣ học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,... Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em...Nắm đƣợc điều này, GV cần giúp HS biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý 9 hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.Mặt khác,cũng cần lƣu ý rằngHS chỉ thực sự tập trung và duy trì sự chú ý của mình khi đƣợc trực tiếp tham gia vào một hoạt động yêu thích nào đó. Ngoài ra, chú ý của HS phụ thuộc rất nhiều vào đối tƣợng chú ý . Nhƣ̃ng gì mang tính mới mẻ , bấ t ngờ, rƣ̣c rỡ, khác thƣờng dễ dàng lôi cuốn các em mà không cầ n có sƣ̣ nỗ lƣ̣c của ý chí , nhu cầ u , hƣ́ng thú, kích thích và duy trì sự chú ý không chủ đinhcủa HS. Nhƣ vậy, việc cuốn hút HS vào những hoạt động học tập đƣợc ̣ tổ chức hấp dẫn, sinh động sẽ dễ dàng giúp HS tập trung và duy trì sự chú ý học tập tích cực và nhớ bài lâu hơn.Đặc biệt, sự chú ý của HS đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, HS đã định lƣợng đƣợc khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định. Bên cạnh đó , ở lứa tuổi cuối cấp tiểu học, tƣởng tƣợng tái tạo tƣ̀ng bƣớc đƣơ ̣c hoàn thiện gắ n liề n với nhƣ̃ng hin ̀ h tƣơ ̣ng đƣơ ̣c tri giác tƣ̀ trƣớc hoă ̣c ta ̣o ra nhƣ̃ng hin ̀ h tƣơ ̣ng phù hơ ̣p với nhƣ̃ng điề u mô tả , sơ đồ , hình vẽ,... Đặc biệt, tƣởng tƣợng của HS lớp Bốn, lớp Năm bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm. Và do đó, có thể thấy rằng, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ là cơ hội để HS bộc lộ và phát triển những khả năng này. Xét về tƣ duy, nhà tâm lí học J . Piaget cho rằ ng , nhìn chung, HS lớp 4, lớp 5 bắt đầu biết phân tích và tổng hợp, mặc dù các em vẫn còn căn cứ nhiều vào các đặc điểm bên ngoài, chƣa chú ý nhiều đến các thuộc tính bên trong. Nhờ ảnh hƣởng của viê ̣c ho ̣c tâ ̣p, HS tiể u học dần dần chuyển từ nhận thức hình thức đến nhận thức đƣợc những đặc điể m thuô ̣c tính, tính chất của các sự vật hiện tƣợng . Điề u này cho thấy HS bắt đầu có khả năng th ực hiện nhƣ̃ng khái quát đầ u tiên , xây dƣ̣ng nh ững suy luâ ̣n sơ đẳ ng . Trên cơ sở đó , HS dầ n dầ n ho ̣c tâ ̣p các khái niê ̣m khoa ho ̣c (khác với khái niệm đời sống , nhƣ Vƣgố txki quan niê ̣m ). Kĩ năng phân biê ̣ t các dấ u hiê ̣u và ch ỉ ra đƣợc các thuô ̣c tính bản chất không dễ dàng thực hiện ngay đƣ ợc dẫn đến các sai lầm trong quá trin ̀ h lĩnh hội khái niệm . Nhƣ̃ng sai lầ m này thƣờng là sƣ̣ thay thế các dấ u hiê ̣u , thuô ̣c tính không bản chấ t, hoă ̣c sắ p xế p dấ u hiê ̣u không bản chấ t ngang hàng với dấ u hiê ̣u bản chấ t. Do vâ ̣y, giáo viên cần chú ý tƣ duy và trí tƣởng tƣợng của HS bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu 10 hỏi mang tính gợi mở, thu hút trẻ vào các ho ạt động theo nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lí tính một cách toàn diện. Đề cập đến khả năng ngôn ngữ của HS, đến lớp Năm thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà HS có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của HS, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng của HS phát triển dễ dàng và đƣợc biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của HS. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của HS ta có thể đánh giá đƣợc sự phát triển trí tuệ của HS. Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của ngƣời lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chƣa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời. Để bồi dƣỡng năng lực ý chí cho HS tiểu học đòi hỏi ở nhà giáo dục sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trƣớc hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gƣơng về nghị lực trong mắt HS. 1.1.1. Tổng quan về tích hợp trong giáo dục Clark (2002) cho rằng “tích hợp là cách tƣ duy trong đó các mối liên kết đƣợc tìm kiếm; do vậy, tích hợp làm cho việc học chân chính xảy ra”. Theo quan niệm đó, tích hợp trong giáo dục đƣợc xem nhƣ một yếu tố tất yếu của quá trình học tập với việc tìm kiếm các mối liên hệ và kết nối các kiến thức. Nhờ đó, HS đƣợc học tập toàn diện cả về kiến thức, kĩ năng. Nhƣ vậy, trong dạy học, tích hợp có thể đƣợc hiểu nhƣ là sự liên kết các đối tƣợng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động dạy học để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn, của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất. Hay nói cách khác, tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội dung các môn học (hoặc các phân môn trong một môn học) theo những khía cạnh khác nhau: tích hợp nội dung, phƣơng pháp, tích hợp trong đánh giá,... Và cách tiếp cận tìm tòi - khám phá này khuyến khích học thông qua quá trình tìm kiếm tích cực, sẽ kết hợp hơn là mở rộng các kiến thức rời rạc. 11 1.1.2. Dạy học khoa học dựa trên các hoạt động trải nghiệm Trải nghiệm là quá trình cá nhân tiếp xúc trực tiếp với môi trƣờng, với sự vật, hiện tƣợng, vận dụng vốn kinh nghiệm và các giác quan để quan sát, tƣơng tác, cảm nhận về sự vật, hiện tƣợng đó. Trải nghiệm diễn ra dựa trên vốn kinh nghiệm của cá nhân về sự vật, hiện tƣợng. Học tập dựa vào trải nghiệm lấy hoạt động của HS làm trung tâm, tất cả HS đều trải nghiệm theo một tiến trình cụ thể. Trong trải nghiệm, tất cả HS đều huy động tối đa kinh nghiệm có sẵn, cùng với các giác quan để quan sát, cảm nhận về sự vật, hiện tƣợng; HS đều đƣợc phát huy khả năng làm việc tự lập, làm việc theo nhóm, tƣ duy sáng tạo, biết so sánh, phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tƣợng dựa trên sự trải nghiệm của bản thân. Trong học tập dựa vào trải nghiệm, các hoạt động học tập của HS thể hiện qua việc thảo luận, quan sát, thực hành, làm thí nghiệm, chơi trò chơi,… GV thiết kế các hoạt động sử dụng theo định hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Bên cạnh đó, học tập dựa vào trải nghiệm còn có tính linh động của các hoạt động cá nhân, nhóm, thảo luận dựa trên nguyên lý hợp tác, bồi dƣỡng kỹ năng cho HS. Chính vì bản chất của học tập dựa vào trải nghiệm là quá trình học tập dựa trên vốn kinh nghiệm cá nhân và sử dụng các giác quan nên việc quan sát, cảm nhận là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình trải nghiệm. Học tập dựa vào trải nghiệm tập trung vào ngƣời học và kinh nghiệm thực tế của ngừời học: HS tự tạo dựng và thu thập kiến thức, biết đánh giá qua sự trải nghiệm trực tiếp của bản thân. Hay nói cách khác, học tập dựa vào trải nghiệm nhấn mạnh vào kinh nghiệm chủ quan và việc quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tƣợng của ngƣời học, nó yêu cầu việc trải nghiệm thực tế và phản ánh kinh nghiệm của ngƣời học về sự vật, hiện tƣợng. Hoạt động trải nghiệm có một số đặc trƣng sau: Nội dung hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp; hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng; học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực, hiệu quả, đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất