Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thi pháp nhân vật tiểu thuyết đàn trời và chòm ba nhà của cao duy sơn...

Tài liệu Thi pháp nhân vật tiểu thuyết đàn trời và chòm ba nhà của cao duy sơn

.PDF
128
39
148

Mô tả:

-1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN NGỌC CHUNG THI PHÁP NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI VÀ CHÒM BA NHÀ CỦA CAO DUY SƠN Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2011 -2- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Hà Công Tài, người thầy đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lý luận văn học, Khoa Ngữ văn, các cán bộ Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Chung -3- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và nội dung luận văn có tham khảo, sử dụng các tài liệu, thông tin được xuất bản trong các sách báo, tạp chí và trên các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Chung -4- MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Dự kiến đóng góp mới 4 B. NỘI DUNG. 5 Chương 1: Nhân vật tiểu thuyết và chức năng miêu tả hoàn cảnh của 5 nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời và Chòm ba nhà 1.1 Đặc trưng thể loại tiểu thuyết 5 1.2 Nhân vật tiểu thuyết 10 1.2.1 Nhân vật văn học 10 1.2.1.1 Khái niệm 10 1.2.1.2 Loại hình nhân vật 13 1.2.1.3 Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật 15 1.2.2 Nhân vật tiểu thuyết 16 1.2.3 Hệ thống nhân vật – chức năng miêu tả hoàn cảnh của nhân vật 20 trong tiểu thuyết Đàn trời và Chòm ba nhà 1.2.3.1 Hệ thống nhân vật 20 1.2.3.2 Hệ thống nhân vật trong Đàn trời 22 1.2.3.3 Hệ thống nhân vật trong Chòm ba nhà 25 -5- Chương 2: Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời và chòm ba nhà 29 2.1 Nhân vật bảo tồn giá trị đạo đức, văn hóa, phong tục truyền thống 29 2.2 Nhân vật kiến tạo cuộc sống 35 2.3 Nhân vật người phụ nữ miền núi 46 2.3.1 Nhân vật nữ tần tảo, vị tha, giàu đức hy sinh 46 2.3.2. Nhân vật nữ mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ, dám hành động 49 2.3.3. Nhân vật nữ nạn nhân của gia đình và xã hội 51 Chương3: Phương thức miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời 54 và Chòm ba nhà 3.1 Miêu tả ngoại hình nhân vật trên cơ sở kế thừa thi pháp truyền thống 54 và tiếp cận thi pháp hiện đại 3.2 Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật 61 3.2.1 Sắc thái nội tâm nhân vật đa dạng, nhiều chiều, nhiều cung bậc 62 3.2.2 Sắc thái nội tâm nhân vật được biểu hiện trực tiếp 66 3.2.3 Nội tâm nhân vật được miêu tả gián tiếp 74 3.3 Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật 76 3.3.1 Hành động nhân vật xuất phát từ toan tính lợi ích cá nhân 77 3.3.2 Hành động nhân vật xuất phát từ tình cảm, đạo đức, lý tưởng 78 3.4 Ngôn ngữ nhân vật đặc thù kiểu tư duy người miền núi 80 3.4.1 Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, giàu hình ảnh núi rừng 80 3.4.2 Ngôn ngữ độc thoại cá thể hoá 81 C. KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 -6- A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học hiện nay ở nước ta rất được quan tâm, đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Các tác giả trên các công trình thi pháp học xuất hiện ghi được những dấu ấn riêng khó lẫn. Có thể kể: Trần Đình sử với các công trình Thi pháp thơ Tố Hữu, Thi pháp Truyện Kiều, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam; Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao; Nguyễn Thị Bích Hải, Thi pháp thơ Đường; Lê Dục Tú, Quan niệm con người trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn; Nguyễn Duy Bắc, Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại; Lê Lưu Oanh, Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990; Phùng Ngọc Kiếm, Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975; Phạm Thu Yến, Những thế giới nghệ thuật ca dao; Vũ Văn Sĩ, Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam 1945 - 1995; Lê Trường Phát, Thi pháp văn học dân gian; Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Tú, Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan; Phạm Mạnh Hùng, Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao; Nguyễn Đăng Điệp, Giọng điệu trong thơ trữ tình; Trần Khánh Thành, Thi pháp thơ Huy Cận… Một khuynh hướng nghiên cứu thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu tham gia như thế là một hiện tượng đáng ghi nhận trong ngành nghiên cứu văn học Việt Nam. Có thể nói thi pháp học đã đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, như phạm trù quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại, giọng điệu… và mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản. 1.2 Nhân vật là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng, là phương tiện khái quát hiện thực. Bởi vậy, nghiên cứu về nhân -7- vật là mảng đề tài hấp dẫn được giới phê bình lý luận văn học quan tâm nghiên cứu nhiều. Nhà văn Tô Hoài trong cuốn Nghệ thuật và phương pháp viết văn khẳng định: “Nhân vật là nội dung duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. [13; tr.62] “Nhân vật là trụ cột sáng tác, phải chuẩn bị cho nhân vật trước tiên”. [13; tr.74]. 1.3 Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn, sinh năm 1956 tại Cao Bằng, người dân tộc Tày, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông là tác giả của 5 cuốn tiểu thuyết: Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ, Đàn trời, Chòm ba nhà; và 4 tập truyện ngắn: Những chuyện ở thung lũng Cô Sầu, Những đám mây hình người, Hoa bay hình người và Ngôi nhà xưa bên suối. Ở mảng tiểu thuyết viết về người dân tộc miền núi, Cao Duy Sơn là cây bút có nhiều đóng góp cho nền văn học đương đại. Các tác phẩm của ông đã mở ra một thế giới nghệ thuật đầy mới lạ và hấp dẫn. Hiện thực cuộc sống, con người miền núi hiện ra dưới ngòi bút của nhà văn thực đa diện, nhiều chiều. Sức mạnh ngòi bút Cao Duy Sơn ở chỗ ông làm thay đổi cái nhìn của người đọc, của công chúng về cuộc sống, con người các dân tộc thiểu số ở miền núi. Phải thực sự tài năng và tâm huyết, nhà văn mới có thể sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật chân thực và sống động đến vậy. Đến nay, Cao Duy Sơn đã hai lần đoạt giải A giải thưởng của Hôi Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và giải thưởng Văn học Asean. Tiểu thuyết Đàn trời (Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2006), là cuốn sách viết về phòng chống tham nhũng, vạch mặt những tham quan, đục khoét tiền của Nhà nước làm giàu cho bản thân. Đây là tác phẩm duy nhất được trao giải A Giải thưởng văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2006. -8- Sau khi chính thức nhận giải thưởng văn học ASEAN 2009 tại Thái Lan với tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối, nhà văn Cao Duy Sơn đã có thêm cuốn tiểu thuyết dày 500 trang với tựa đề Chòm ba nhà (Nxb Lao Động) nói về đề tài chiến tranh, về sáu người bạn cùng San (nhân vật chính của truyện) lớn lên ở xóm “Chòm ba nhà”, về tuổi thơ non nớt đã phải chứng kiến sự tàn khốc của cuộc chiến, về những con người sinh ra không kịp lớn... 1.4 Đàn trời và Chòm ba nhà là điểm sáng trong các sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn. Luận văn tiếp cận Đàn trời và Chòm ba nhà từ phương diện nhân vật để giải mã tác phẩm và quan trọng là thấy được sự tiến triển trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn góp phần vào lĩnh vực nghiên cứu văn họctheo xu hướng thi pháp hiện đại sôi nổi hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Thâm nhập vào thế giới nghệ thuật, tìm hiểu “thi pháp nhân vật tiểu thuyết Đàn trời và Chòm ba nhà của Cao Duy Sơn”. luận văn đi sâu nghiên cứu thi pháp nhân vật tiểu thuyết, qua đó làm sáng tỏ tài năng nghệ thuật của nhà văn, đồng thời góp phần tìm hiểu lĩnh vực khoa học thi pháp nhân vật tiểu thuyết. 2.2 Khẳng định thành công và chỉ ra những hạn chế của Cao Duy Sơn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, góp phần đánh giá vị trí của Cao Duy Sơn trong nền văn học đương đại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cao Duy Sơn chuyên viết về đề tài miền núi, ông có những đóng góp ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Luận văn chỉ nghiên cứu chủ yếu trên hai tiểu thuyết Đàn trời và Chòm ba nhà của Cao Duy Sơn, những tác phẩm khác của nhà văn chỉ sử dụng như tài liệu hỗ trợ. -9- 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Đề tài luận văn là “thi pháp nhân vật tiểu thuyết Đàn trời và Chòm ba nhà của Cao Duy Sơn”. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học, tập trung làm sáng tỏ lý luận thi pháp nhân vật tiểu thuyết, soi chiếu lý luận thi pháp nhân vật tiểu thuyết vào tác phẩm để thấy thi pháp nhân vật mang nét riêng của tác giả. 4.2. Nhìn nhận vấn đề trên cơ sở thi pháp học hiện đại, đối chiếu với lý luận thi pháp học truyền thống. Bám sát lý luận về tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết và đặc trưng thể loại tiểu thuyết. 4.3. Nghiên cứu vấn đề từ hai chiều đồng đại và lịch đại. Phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là các phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Dự kiến đóng góp mới Luận văn hướng việc nghiên cứu vào làm sáng tỏ thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong hai tiểu thuyết cụ thể của nhà văn Cao Duy Sơn. Qua đó, thấy được những nét riêng, độc đáo và đóng góp của nhà văn Cao Duy Sơn trong Văn học Việt Nam đương đại. - 10 - B. NỘI DUNG Chương I NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT VÀ CHỨC NĂNG MIÊU TẢ HOÀN CẢNH CỦA NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI VÀ CHÒM BA NHÀ 1.1 Đặc trưng thể loại tiểu thuyết Nói về đặc trưng của tiểu thuyết không thể không nói đến vị trí và vai trò của thể loại này trong lịch sử văn học. Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới những thành tựu rực rỡ: từ những kiệt tác tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đến những tác phẩm đồ sộ của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây, từ dòng chảy của tiểu thuyết sử thi hoành tráng trong văn học Nga thế kỷ bạc đến những nguồn mạch văn chương hiện thực huyền ảo Mỹ-Latinh, sự trỗi dậy và vượt thoát truyền thống của những nền văn học châu Á ... Những mô hình ấy đã tạo dựng nên diện mạo đặc biệt phong phú của tiểu thuyết trong suốt thời kỳ đã qua tính từ khi hình thành thể loại. Ở phương Tây, Tiểu thuyết có mầm mống ban đầu từ các tác phẩm tự sự viết bằng tiếng Roman, thường là thể loại anh hùng, đó là những tiểu thuyết kị sĩ với những biến cố và tình huống phi thường. Tuy nhiên, nhìn nguồn gốc của thể loại, các nhà nghiên cứu có thể truy nguyên về tận thời Hi Lạp. Ở Trung Quốc tiểu thuyết xuất hiện rất sớm, vào thời kỳ Ngụy-Tấn (thế kỷ III - IV) tiểu thuyết đã manh nha dưới dạng những tác phẩm chí quái, chí nhân. Sang đời nhà Đường xuất hiện thể loại truyền kỳ, đời Tống lại có thêm - 11 - dạng thoại bản, tất cả đều có thể coi là tiền thân của tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại. Lịch sử thể loại tiểu thuyết là lịch sử dần khẳng định ưu thế thể loại của mình, đến thế kỷ XIX tiểu thuyết được coi là hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ. Giai đoạn hiện nay, tiểu thuyết vẫn đứng ở vị trí then chốt trong hệ thống thể loại văn học. M.M. Bakhtin (1895 - 1975), rất đề cao thể loại tiểu thuyết, “ông coi tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loài người, là thành quả rực rỡ có giá trị thực sự như một bước nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chương thế giới”. [2;tr.8] Bakhtin nhận định: tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực. Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi. Tiểu thuyết sở dĩ thành nhân vật chính trong tấn kịch phát triển văn học thời đại mới bởi vì nó là thể loại duy nhất do thế giới mới ấy sản sinh ra và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt. [2;tr.27] Ông khẳng định: “Tiểu thuyết đi đầu trong tiến trình phát triển của toàn bộ văn học thời đại mới. [2;tr.32] Cuối cùng, ông đi đến nhận định “đối với tiểu thuyết, lý luận văn học bộc lộ một sự bất lực hoàn toàn… Lý thuyết tiểu thuyết đứng trước sự tất yếu phải xây dựng lại tận gốc.” [2;tr.28] Gần với quan niệm của Bakhtin, M. Kundera cũng chỉ ra những yêu cầu mà tiểu thuyết cần đáp ứng để có khả năng hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình. Tiểu thuyết theo quan niệm của Kundera: thể hiện trong mình “tinh thần phức tạp” “hiền minh của hoài nghi”, tiểu thuyết không tìm câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi. Nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà là hiện sinh” – nghiên cứu ngay chính bản chất sự tồn tại của con người. Kudera không thỏa mãn với quan niệm về tiểu thuyết như sự phản ánh hiện thực. Đối với - 12 - ông, đó trước hết là “sự tổng hợp trí tuệ lớn” tự do thu nhận vào mình những suy tư về bất kỳ đề tài nào. Trên cơ sở tìm hiểu quan niệm của Bakhtin và Kundera - hai nhà nghiên cứu tiểu thuyết lỗi lạc, ta thấy việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh, đầy đủ về tiểu thuyết là một vấn đề đầy thách thức với các nhà nghiên cứu phê bình lý luận văn học. Ở Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm của các nhà văn, nhà khoa học về tiểu thuyết. Trong Bàn về tiểu thuyết, Phạm Quỳnh cho rằng tiểu thuyết là “Một chuyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú”. [theo 57;Tr.218]. Trong Văn học và tiểu thuyết, Doãn Quốc Sỹ: “Tiểu thuyết là một loại tản văn thuật sự, trong đó tác giả hoặc mô tả hoặc kể lại một chuyện tưởng tượng. Những nhân vật, những hành động, những tính tình, những đam mê được trình bày theo những tình tiết ít nhiều khúc mắc ly kì, người đọc luôn có cảm tưởng như truyện xảy ra ở ngoài đời thật”. [41;Tr.129] Trong Từ điểm văn học (bộ mới), tác giải Lại Nguyên Ân và Nguyễn Huệ Chi viết: Tiểu thuyết “thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự trong đó sự trần thuật tập trung vào một số phận, một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; Sự trần thật ở đây được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ truyền đạt cơ cấu của nhân cách”. [26; tr.1716]. Điểm lại một số quan niệm về tiểu thuyết được giới nghiên cứu phê bình quan tâm để thấy được cái nhìn khái quát nhất về thể loại tiểu thuyết. Đồng thời đó cũng là minh chứng cụ thể nhất về tình phức tạp của bản thân thể loại. Là thể loại đặc biệt, tiểu thuyết chứa đựng trong đó những yếu tố chưa hoàn tất, việc đưa ra khái niệm, khái quát đầy đủ là vấn đề khoa học lâu dài, và đầy thách thức. - 13 - Nhìn chung có thể nhận thấy “Tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, mô tả đời sống riêng của con người trong những mối quan hệ rộng lớn với xã hội”. [10;tr.244] Trên tinh thần đó có thể thống nhất với quan niệm với giáo trình Lý luận văn học - Phương Lựu (Chủ biên) để làm cơ sở nghiên cứu: “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại, hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đặc điểm xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện những tính cách đa dạng.” [24;tr.387] Từ quan niệm về thể loại tiểu thuyết trên đây, ta nhận thấy trong tương quan thể loại, tiểu thuyết có một số đặc trưng thể loại mang tính đặc thù: Tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư. Đặc điểm này làm cho tiểu thuyết khác với sử thi (anh hùng ca), ngụ ngôn. Tiểu thuyết miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư, đời sống nội tâm của con người. Đời sống riêng tư là tiêu điểm miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết. Yếu tố đời tư càng phát triển, chất tiểu thuyết càng tăng, tiểu thuyết gần gũi cuộc sống hơn các thể loại văn chương khác chính bởi tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư với yêu cầu tái hiện cuộc sống như một thực tại đang sinh thành. Tiểu thuyết đặc trưng bởi chất văn xuôi. Chất văn xuôi chính là sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lý tưởng hóa. Chất văn xuôi làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ, thơ trường thiên, sử thi. Miêu tả cuộc sống như thực tại cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời bao gồm cái cao cả và cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, cái bi và cái hài, cái lớn lẫn với cái nhỏ. Chính chất văn xuôi đã mở ra một vùng tiếp xúc tối đa với thời hiện tại đang sinh thành làm cho tiểu thuyết không bị giới hạn bởi nội dung phản ánh. Chất - 14 - văn xuôi làm cho tiểu thuyết du nhập ngày càng nhiều ngôn ngữ đời sống hằng ngày nhằm hướng tới cái đang diễn ra, cái chưa hoàn tất trong cuộc đời thực. Điều làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ ở chỗ nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hàng động. Nhân vật tiểu thuyết cũng hành động nhưng do sự chi phối của đặc trưng thể loại, nhân vật tiểu thuyết xuất hiện như là con người nếm trải tư duy, chịu khổ đau dằn vặt của cuộc đời. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh, không tách nó ra khỏi hoàn cảnh một cách nhân tạo, không cô lập nó cũng như không cường điệu sức mạnh của nó. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như con người đang trưởng thành biến đổi và do đời dạy bảo. Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lý là một phương diện rất đặc trưng cho tiểu thuyết. Trong truyện ngắn trung cổ, truyện vừa, đoản thiên tiểu thuyết, cốt truyện đóng vai trò chủ yếu cùng với nhân vật, mọi yếu tố trong tác phẩm được tổ chức sát với sự vận động của cốt truyện và tính cách hầu như không có gì thừa. Lời nói nhân vật cũng chỉ là một khâu thúc đẩy cốt truyện phát triển hoặc mở nút. Tiểu thuyết lại khác, những cái thừa so với truyện vừa và truyện ngắn trung cổ lại là cái chính yếu trong thành phần thể loại tiểu thuyết: Suy từ của nhân vật về thế giới, về đời người, sự phân tích diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ người - người … nói chung về toàn bộ toàn tại của con người. Xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật, tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật. Là một hiện tại cùng thời, tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như người bình thường, thường tình để hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình. Khoảng cách gần gũi làm cho - 15 - tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho phép người trần thuật có thái độ thân mật thậm chí xuồng sã với nhân vật mình, từ đó có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, sử dụng nhiều giọng nói. Tiểu thuyết hấp thu mọi loại lời nói khác nhau của đời sống, san bằng ngăn cách lời trong văn học và lời ngoài văn học. Cuộc sống nhân vật trong tiểu thuyết là quá trình chưa xong xuôi. Ngay lời trần thuật, dòng ý thức nhân vật cũng là một cái gì chưa xong xuôi. Kết cấu tiểu thuyết do đó thường là kết cấu để ngỏ. Tiểu thuyết là thể loại có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại hình văn học khác. Tiểu thuyết tổng hợp đặc điểm của các thể loại kịch, ký, thơ, … và tổng hợp thủ pháp nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật lân cận như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh. Những nét đặc trưng trên chỉ rõ hơn tính chưa hoàn kết của thể loại tiểu thuyết. Từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết ta thấy, đặt trên cái nền của các thể loại thì tiểu thuyết là một tạo thành hết sức “tự do”, “tự do” tạo nên sức hút và sức sống lâu dài cho thể loại tiểu thuyết. 1.2 Nhân vật tiểu thuyết 1.2.1 Nhân vật văn học 1.2.1.1 Khái niệm Nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con người. Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trọng tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hoặc dòng phong cách. Tô Hoài trong ý thức sáng tác đã nhấn mạnh “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác.” [13;tr.62] - 16 - Về nhân vật, Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa: nhân vật văn học thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn ngữ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” [26; tr.1254] Theo giáo trình Lý luận văn học - Phương Lưu (chủ biên) “Nhân vật văn học là con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [24;tr.277] Nhà văn miêu tả nhân vật hướng tới xây dựng hình tượng, để phản ánh hiện thực, cắt nghĩa đời sống. Bởi vậy phản ánh hiện thực là chức năng quan trọng của nhân vật văn học. Trong tác phẩm văn học, nhân vật có thể có tên hoặc không có tên. Nhân vật văn học có thể là những con người được miêu tả đầy đặn về ngoại hình và nội tâm, có tính cách, tiểu sử - thường thấy trong các tác phẩm tự sự, kịch; cũng có thể là những người thiếu hẳn những nét đó nhưng là có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩa, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩn như nhân dân là nhân vật chính trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của L.Tonxtoi. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Bởi vậy nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người thật ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học khác nhân vật trong hội họa điêu khắc ở chỗ nó bộc lộ mình trong “hành động” và “quá trình”. Nhân vật văn học luôn hứa hẹn - 17 - những điều sẽ xảy ra và những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp. Nhân vật văn học mang tính chất “hồi cố” bởi vì mỗi bước phát triển đều làm nhớ lại công thức nhận biết ban đầu, làm cho nó sâu thêm hoặc điều chỉnh cho nó xác đáng nhưng không bao giờ bỏ quên hoặc xa rời chuẩn ban đầu. Là một hiện tượng thẩm mĩ, mỗi nhân vật trong tác phẩm văn học bao giờ cũng được miêu tả như một loại hình nhân cách, một mô hình cá nhân nhờ vậy mà người đọc luôn có thể cảm nhận nhân vật văn học như một cấu trúc chỉnh thể. Mô hình cá nhân được miêu tả như một chỉnh thể còn được gọi là vai văn học. Nhân vật trong tác phẩm văn học luôn đảm nhận vai văn học cụ thể xác định, vai văn học đó có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng tác phẩm. Văn học phản ánh hiện thực thông qua việc xây dựng nên các nhân vật - các tính cách xã hội bởi tính cách xã hội là kết tinh các quan hệ đời sống. Tính cách là cơ sở của hình tượng nhân vật, tính cách giúp người đọc cảm nhận nhân vật như một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, sinh động. Như vậy nhân vật có một đặc trưng rất quan trọng, đó là phương tiện khái quát các tính cách số phận con người và các quan niệm về chúng. Tính cách trong nghĩa rộng nhất là sự thể hiện các phẩm chất xã hội, lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với các phẩm chất thuộc bản thể con người. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung xã hội lịch sử. Tính cách còn được hiểu như là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội và quy luật hành động của nhân vật. Tính cách vừa là sự thống nhất hữu cơ giữa phương diện tâm sinh lý với phương diện tư tưởng, tình cảm xã hội, vừa là sự thống nhất biện chứng giữa cá tính và cái chung xã hội lịch sử. Tính cách trở thành hiện tượng thẩm mĩ khi nó miêu tả được những con người cụ thể, sống động. Những nhân vật khái quát nổi bật - 18 - những tính cách có ý nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những nhân vật điển hình. Mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường nên nhân vật còn có một đặc điểm quan trọng nữa là nhân vật như cầu nối dẫn dắt ta vào thế giới nghệ thuật và cuộc sống thực tại. 1.2.1.2 Loại hình nhân vật Nhân vật như vậy là hiện tượng vô cùng sinh động trong tác phẩm. Biểu hiện loại hình của nó cũng rất đa dạng. Không hiểu tính chất phong phú của các phương diện loại hình nhân vật cũng khó có thể tìm hiểu và nhận định giá trị của chúng. Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong tác phẩm có thể phân thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hay tuyến cốt truyện. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Trong nhân vật chính của tác phẩm lại thấy nổi lên những nhân vật trọng tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện các vấn đề trung tâm của tác phẩm. Nhân vật phụ mang các tình tiết sự kiện tư tưởng có tính chất phụ trợ. Không thể coi nhẹ nhân vật phụ. Chúng chẳng những là bộ phận không thể thiếu của bức tranh chung mà nhiều khi còn hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm. Người ta cũng có thể căn cứ vào một phương diện khác đó là phương diện hệ tư tưởng, quan hệ về lý tưởng, các nhân vật có thể chia làm nhân vật chính diện và phản diện. Sự phân biệt nhân vật chính diện, phảm diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội. - 19 - Nhân vật chính diện mang lí tưởng quan điểm, tư tưởng đạo đức tốt đẹp của tác giả, cũng có khi của dân tộc, thời đại. Thường là, nhân vật chính diện thời nào cũng tập trung lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ thời đại mình. Nhân vật phản diện mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng, đáng lên án, phủ định. Ngày nay, các nhà văn hiện thực đã đổi mới khái niệm nhân vật chính diện. Họ khẳng định nội dung, lý tưởng của nó, nhưng giải phóng nó khỏi sự lý tưởng hóa. Các phẩm chất chính diện ở đây phản ánh các phẩm chất chính diện của con người hiện thực, bộc lộ trong thực tế, được nhà văn khái quát nâng cao chứ không tưởng tượng ra. Trong nhân vật hiện thực, không dễ tách bạch nhân vật chính diện phảm diện, việc phân biệt này có khi chỉ mang tính chất tương đối, ước lệ. Khi liệt nhân vật vào phạm trù nào, chủ yếu là xét khuynh hướng xã hội và phẩm chất cơ bản của nó. Cũng cần phải kể đến một số kiểu cấu trúc nhân vật khác như: nhân vật chức năng, nhân vật “loại hình”, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Nhân vật chức năng (hay nhân vật mặt nạ) là loại nhân vật không có đời sống nội tâm. Các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất định, đóng một số vai trò nhất định. Nhân vật “loại hình” thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đặc điểm của một loại nhận định của một thời. Đó là nhân vật nhằm khái quát cái chung về loại các tính cách và nhờ vậy mà được gọi là điểm hình. Nhân vật tính cách là một kiểu nhân vật phức tạp. Trong nhân vật tính cách cái quan trọng không chỉ là cái đặc điểm, thuộc tính xã hội này nọ mà người ta có thể liệt kê ra được. Tính cách còn thể hiện ở tương quan của các thuộc tính đó với nhau, tương quan giữa các thuộc tính đó với tình huống. - 20 - Nhân vật tính cách thường có những mẫu thuẫn nội tại, những nghịch lý, những chuyển hóa và chính vì vậy tính cách thường có một quá trình tự phát và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó. Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình mà là một ý thức. Nhân vật này cũng thể hiện một cá tính, một nhân cách nhưng cái chính là một hiện tượng tư tưởng diễn ra trong đời sống. Song nói chung sự phân biệt loại hình nhân vật chỉ có tính chất tương đối vì trong loại này có thể bao hàm yếu tố của loại kia. Trên đây chỉ là một số loại nhân vật thường gặp, trong văn học còn một số kiểu nhân vật khác nữa. 1.2.1.3 Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật Dù là hiện tượng đa dạng và phức tạp thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa văn học và đời sống hiện thực, nhưng trong tác phẩm văn học, nhân vật chỉ xuất hiện qua sự tường thuật miêu tả bằng phương tiện văn học. Các phương thức thể hiện nhân vật cũng hết sức đa dạng. Có thể nói nhân vật đa dạng và phong phú đến đâu, các phương thức, thương tiện và biện pháp thể hiện đa dạng và phong phú đến đó. Miêu tả nhân vật nhà văn phải sử dụng rất nhiều loại chi tiết. Văn học dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tậm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm. Văn học cũng dùng chi tiết để miêu tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật xung quanh con người. Tất cả các chi tiết đa dạng ấy, khi sử dụng để xây dựng nhân vật, bao giờ cũng đồng nhất với một loại người nào đó để mang lại cho nhân vật hình thức của một chỉnh thể và không có chi tiết thừa. Chính vì vậy mà mỗi nhân vật văn học chỉ phản ánh được một phạm vi, một phương diện của hiện thực đời sống phù hợp với vai văn học mà nó đảm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất