Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành ...

Tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (tt)

.DOCX
43
1
134

Mô tả:

Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐÚC PHÚC Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC HẠNH •• Phản biện 2: TS. MAI VĂN Bộ Luận văn được bảo vệ tại Hội đông châm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi 17 giờ 05, ngày 27 tháng 05 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại •• Trung tâm tư liệu Khoa Luật - Đại học Quôc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU1 ƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THI HÀNH ÁN TREO, ÁN CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ.....................................................................7 1.1. Khái niệm, đặc điểm và mối quan hệ của thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thi hành hình phạt tù chohưởng án treo 7 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm thi hành án cải tạokhông giam giữ 13 1.2. Các chủ thể có liên quan đến việc thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 18 1.2.1. Tòa án nhân dân 18 1.2.2. Viện kiểm sát nhân dân19 1.2.3. Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật21 1.2.4. Công an cấp xã, phường, thị trấn 26 1.2.5. Gia đình và các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư nơi người chấp hành án cư trú 28 1.2.6. Người chấp hành án treo, án cải tạo không giam giữ 29 1.3. Nội dung thi hành án treo, án cải tạo không giamgiữ 31 1.3.1. Ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác thi hành án31 1.3.2. Thủ tục thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 35 1.3.3. Thời gian thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 38 1.3.4. Rút ngắn thời gian thử thách của án treo hoặc buộc chấp hành hình phạt tù của bản án tuyên cho hưởng án treo và miễn, giảm chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ 39 1.3.5. Xóa án tích đối với án treo, án cải tạo không giam giữ 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 46 CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG THI HÀNH ÁN TREO, ÁN CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KHÓ KHÀN, VƯỚNG MẮC 47 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình thi án treo, án cải tạo không giam giữ và các cơ quan làm nhiệm vụ thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội 47 2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội và hoạt động của các loại tội phạm vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội 47 2.1.2. Số liệu người chấp hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2016-2020 49 2.1.3. Các cơ quan làm nhiệm vụ thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội 53 2.2. Những kết quả và hạn chế, thiếu sót trong công tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội...... 2.2.1. Thực trạng và kết quả thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội 55 2.2.2. Một số hạn chế, thiếu sót trong công tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội 62 2.2.3. Nguyên nhân của một số thiếu sót, hạn chế trong công tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội........ KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 86 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THựC THI PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH ÁN TREO, ÁN CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ......................................................................... 87 3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 87 3.1.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự liên quan đến công tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 87 3.1.2. Sửa đối, bố sung một số nội dung quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019....... 88 3.1.3. Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thi hành án hình sự có nội dung liên quan đến thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 92 3.1.4. Phát huy vai trò, tính chủ động của các nhà nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định chính sách quốc gia và các tổ chức, đoàn thể xã hội trong việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế pháp luật........ 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thỉ hành án treo, án cải tạo không giam giữ94 3.2.1. Tiêp tục đôi mới vê nhận thức và phát huy năng lực, trách nhiệm của các chủ thể tham gia thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ.. 94 3.2.2. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các chủ thế thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 102 3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 104 3.2.4. Đấy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 105 3.2.5. Đảm bảo các điều kiện cần thiết và có chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 108 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 111 KẾT LUẬN 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài THAHS là một trong những hoạt động quan trọng nhằm đưa các bản án hình sự có hiệu lực pháp luật và các quyết định THAHS ra thi hành trong thực tế. Việc đảm bảo hoạt động THAHS trong thực tiễn góp phần giữ vững kỉ cương, trật tự an toàn xã hội, từ đó đảm bảo an ninh quốc gia góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động THAHS là khâu cuối cùng trong các hoạt động tố tụng hình sự. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm thông qua việc đảm bảo hiệu quả của quyền tư pháp bằng việc hiện thực hóa công lý từ những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Việc thi hành án kịp thời, nghiêm minh đối với những đối tượng phạm tội là một trong những biện pháp thực thi công lý, khôi phục lại các quyền, lợi ích hợp pháp của con người, công dân, các quyền của Nhà nước, cá nhân, tổ chức bị xâm hại. Càng ngày, nhà nước ta càng chú trọng đến công tác THAHS thể hiện ở việc ngày càng có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến công tác này. Bên cạnh đó, Luật THAHS cũng ngày được chú trọng và đổi mới sao cho phù hợp với thực tiễn thi hành án tại Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình thi hành luôn phát sinh những tình tiết mà các nhà làm luật không thể dự liệu hết được. Nhất là những quy định liên quan đến thi hành án treo, cải tạo không giam giữ hiện vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, một số nội dung chưa có các quy định cụ thể để điều chỉnh nên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác THAHS. Việc tiếp tục nghiên cứu các quy định pháp luật trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ những cơ sở trên người viết nhận thấy cần thiết nghiên cứu để tài “Thỉ hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm qua, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về thi hành án treo, thi hành án cải tạo không giam giữ đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lý luận, các nhà nghiên cứu pháp luật cũng như cán bộ thực tiễn ở nhiều mức độ khác nhau và ở những phương diện khác nhau. Trước hêt, hoạt động THAHS được phân tích trong một sô giáo trình, luật và sách tham khảo như: Luật THAHS 2019; Tài liệu tập huấn tạm giữ tạm giam, THAHS 2019; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phàn chung) của Đại học Luật Hà Nội và của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội do Giáo sư Tiến sĩ khoa học Lê Văn Cảm là chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội và của Đại học Quốc gia do Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chí và Tiến sĩ Lê Lan Chi là chủ biên; Giáo trình kiểm sát việc tạm giữ tạm giam và THAHS Nxb Chính trị quốc gia do Tiến sĩ Mai Đắc Biên là chủ biên... Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu cơ bản về hệ thống hình phạt và THAHS nói chung còn riêng đối với thi hành án treo, cải tạo không giam giữ chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Mặt khác, từ trước đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập tình hình thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này không trùng với bất kì công trình nào đã được nghiên cứu trước đây. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)" là cần thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của này trong thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với phạm vi nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: - Làm rõ một số nội dung cơ bản về lý luận khoa học và quy định của pháp luật THAHS đối với thi hành án treo, cải tạo không giam giữ như: khái niệm, đặc điểm, chủ thể, khách thể, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức thi hành án treo, cải tạo không giam giữ... - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với tình hình thực tiễn thi hành án trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phân tích, làm rõ những kêt quả đạt được cũng như những tôn tại, khó khăn trong việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020. - Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, giải quyết những vấn đề xung quanh lý luận và thực tiễn thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để đề xuất, kiến nghị một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành trong thực tiễn. về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn công tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trong 05 năm (2016-2020) 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Đồ tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính sách nhân đạo đối với người phạm tội, về vấn đề cải cách tư pháp, về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và việc áp dụng án treo, cải tạo không giam giữ trong giai đoạn THAHS. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học Luật THAHS và các phương pháp cụ thể khác như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo của VKSND thành phố Hà Nội và thông qua các cuộc kiểm sát cơ quan THAHS - Công an thành phố Hà Nội; kiểm sát UBND các xã, phường, thị trấn; kiểm sát quyết định thi hành án của Tòa án... Từ đó phân tích, đánh giá, tổng họp các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh hoạt động thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phát triển lý luận và nhận thức đúng đắn, thống nhất áp dụng chính xác công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trong thực tiễn. Những điểm mới cơ bản của luận văn là: - Hệ thống hóa các quy định của pháp luật làm rõ mục đích, cơ sở các quy định về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trong THAHS. - Nghiên cứu, chỉ ra những bât cập trong các quy định của pháp luật vê thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trong THAHS thông qua thực tiễn áp dụng các quy định này trong việc quán lý người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trong THAHS. - Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Ket quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị thêm những kiến thức cho các cán bộ thực tiễn đang công tác trong các cơ quan THAHS, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý, tổ chức THAHS đảm bảo khách quan đúng pháp luật. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề chung về thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ. Chương 2\ Thực trạng thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số khó khăn, vướng mắc. Chương 3: Giải pháp thực thi pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, án cải tạo không giam giữ. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THI HÀNH ÁN TREO, ÁN CÃI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và mối quan hệ của thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Án treo là “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá ba năm, không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù khỉ có đầy đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định nhăm khuyên khích họ cải tạo đê trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo họ là nếu phạm tội mới hoặc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù nhưng được hưởng án treo của bản án trước đó Tác giả rút ra khái niệm của thi hành án treo là một bộ phận của THAHS; có tính nhân đạo sâu sắc; do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định; kết hợp chặt chẽ giữa trừng trị - giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện để người chấp hành án treo tự học tập, lao động và cải tạo để trở thành người lương thiện, nhanh chóng tái hóa nhập cộng đồng; nhằm đưa các bản án hình sự, quyết định THAHS của Tòa án ra thực hiện trên thực tế và đạt được hiệu quả cao; bảo đảm được lợi ích • • • • • • 1 ' • • của Nhà nước, tổ chức và công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm thi hành án cải tạo không giam giữ Tác giả rút ra khái niệm của thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là một bộ phận của THAHS; là một trong những hình phạt chính nhưng không nghiêm khắc hơn thi hành án treo và có tính nhân đạo sâu sắc; do cơ quan không chuyên trách, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, kết họp chặt chẽ giữa trừng trị và giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện để người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ tự lao động, học tập, cải tạo trở thành người lương thiện và nhanh chóng tái hòa nhập xã hội trong môi trường cuộc sống bình thường; nhằm đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thực hiện trên thực tế và đạt được hiệu quả xã hội cao, bảo • • • • • • • 1 • ' đảm được lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. 1.2. Các chủ thế có liên quan đến việc thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ 1.2.1. Tòa án nhân dân 1.2.2. Viện kiếm sát nhân dân 1.2.3. Hệ thống tổ chức cơ quan thỉ hành án treo, cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật 1.2.4. Công an cấp xã, phường, thị trấn 1.2.5. Gia đình và các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư nơi người chấp hành án cư trú 1.2.6. Người chấp hành án treo, án cải tạo không giam giữ 1.3. Nội dung thỉ hành án treo, án cải tạo không giam giữ Nội dung thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được xác định bởi tổng thê các quy định vê quyên, nghĩa vụ của người bị kêt án. Trách nhiệm, quyên hạn của các cơ quan, tổ chức và gia đình của người chấp hành án trong việc giám sát, giáo dục họ. Trình tự, thủ tục thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được bắt đầu ngay sau khi Tòa án xét xử sơ thẩm ra bản án, quyết định THAHS. 1.3.1. Ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác thi hành án Việc ra quyết định thi hành án ảnh hưởng trực tiếp tới các quyền cơ bản của công dân nên chỉ TAND là cơ quan tư pháp nhân danh nhà nước mới có quyền ra quyết định THAHS. 1.3.2. Thủ tục thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ Trình tự, thủ tục thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được mô hình hóa bằng sơ đồ sau: Sơ đô 1.1: Trình tự, thủ tục thi hành án treo, cải tạo không giam giữ 1.3.3. Thời gian thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ Khi Tòa án ra quyết định THAHS hoặc ủy thác THAHS được coi là sự khởi đầu cho hoạt động THAHS trong đó có việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Cùng với đó là việc phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của Luật THAHS. Đối với việc chấp hành thời gian thử thách của án treo được quy định là một khoảng thời gian do Tòa án ấn định bằng hai lần mức hình phạt tù nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm. Thời gian thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là thời gian chấp hành hình phạt do Tòa án quyết định áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm. Thời gian thử thách của án treo hiện nay được tính ngay từ thời điêm Tòa án tuyên án; thời gian châp hành án cải tạo không giam giữ được tính từ khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. 1.3.4. Rút ngắn thời gian thử thách của án treo hoặc buộc chấp hành hình phạt tù của bản án tuyên cho hưởng án treo và miễn, giảm chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ Rút ngắn thời gian thử thách của án treo: Thẩm quyền rút ngắn thời gian thử thách của án treo thuộc TAND cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án treo cư trú. 1.3.5. Xóa án tích đối với án treo, cải tạo không giam giữ KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Thi hành án treo, cải tạo không giam giữ là một bộ phận của THAHS, do các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, kết hợp giữa trừng trị và giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện để người chấp hành án tự lao động, học tập, cải tạo trở thành người lương thiện và nhanh chóng tái hòa nhập xã hội. Ngoài ra thi hành án treo, cải tạo không giam giữ còn là việc đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thực hiện trên thực tế. Việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ đạt được hiệu quả xã hội cao sẽ bảo đảm được lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. CHƯƠNG 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan