Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái...

Tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái

.PDF
61
37
61

Mô tả:

luan van,khoa luan, thac si , su pham1document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ******** TRẦN THỊ NGUYỆT THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Kiều Anh HÀ NỘI – 2010 TrÇn ThÞ NguyÖt 1 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc1bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham2document,pdf,docx,download Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp LỜI CẢM ƠN Đề tài khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin gửi tới cô lời cảm ơn sâu sắc nhất. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, trong tổ Lí luận văn học, các bạn trong nhóm đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Tác giả khoá luận Trần Thị Nguyệt TrÇn ThÞ NguyÖt 2 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc2bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham3document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 LỜI CAM ĐOAN Đề tài khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan: - Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tác giả. - Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Tác giả khoá luận Trần Thị Nguyệt TrÇn ThÞ NguyÖt 3 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc3bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham4document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 7. Đóng góp của khóa luận .......................................................................... 4 8. Bố cục của khoá luận ............................................................................... 4 NỘI DUNG ................................................................................................................... 5 Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái ...........................................5 1.1. Khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con người” .................................. 5 1.2. Vài nét về sự vận động trong “quan niệm nghệ thuật về con người” ở tiểu thuyết Việt Nam sau 1986........................................................... 8 1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm. ....................................................... 13 1.3.1. Con người đa diện. ............................................................................. 13 1.3.2. Con người của luật nhân quả. ............................................................. 14 1.3.3. Con người bản năng............................................................................ 15 1.3.4. Con người tha hoá. ............................................................................. 16 Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái ...................................................................... 18 2.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ................................................ 18 2.1.1 Khái niệm nhân vật.............................................................................. 18 TrÇn ThÞ NguyÖt 4 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc4bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham5document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 2.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật ................................................................ 21 2.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái. .................................................................................. 22 2.2.1. Nhân vật nghịch dị.............................................................................. 22 2.2.2. Nhân vật lưỡng diện, đa diện. ............................................................. 32 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái .......................................... 41 3.1. Cách đặt tên nhân vật ............................................................................ 41 3.2. Xây dựng nhân vật qua tình huống ........................................................ 44 3.3. Xây dựng nhân vật qua chi tiết gợi bản chất ......................................... 47 3.4. Bút pháp trào lộng, giễu nhại ................................................................. 48 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 55 TrÇn ThÞ NguyÖt 5 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc5bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham6document,pdf,docx,download Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Hồ Anh Thái sinh năm 1960 tại Hà Nội, nguyên quán ở Nghệ An. Ông theo học bậc Đại học ngành Quan hệ quốc tế. Hiện nay, ông là tiến sĩ ngành văn hóa phương Đông, công tác tại Bộ ngoại giao Việt Nam. Trong nghề viết văn, ông là một cây bút có sức viết dồi dào, có phong cách viết độc đáo. 1.2 Những trang viết của Hồ Anh Thái đã đến với bạn đọc từ những năm 80 của thế kỉ trước. Ngày đó, cách viết của ông thật trữ tình, sâu lắng không gây “shock”, không ồn ào. Theo thời gian, Hồ Anh Thái thật sự gây xôn xao dư luận với Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm và mới đây nhất là cuốn tiểu thuyết về Ấn Độ Đức phật, nàng Savitri và tôi. Độc giả thấy Hồ Anh Thái sắc sảo hơn, châm biếm, giễu nhại cũng sâu cay hơn. Ông đã có những bứt phá trên hành trình nghệ thuật, tạo ra những hiệu quả nghệ thuật rất đáng ghi nhận trong tác phẩm của mình. Nối tiếp những thành công, đến năm 2006 vừa qua, tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái đã xuất hiện trên văn đàn đương đại như một hiện tượng độc đáo của tiểu thuyết Việt Nam trong những năm gần đây. Những tác phẩm mới đây của Hồ Anh Thái nói chung và tiểu thuyết Mười lẻ một đêm nói riêng đã gây được tiếng vang, đem lại nhiều cái mới mẻ, nhiều vấn đề đáng suy ngẫm đối với người đọc. Có khá nhiều bài viết về tiểu thuyết này ở các phương diện khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Nhưng phần lớn các bài viết này chỉ xuất hiện trên báo hoặc trên một số trang Web và có rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ. Chính vì lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái TrÇn ThÞ NguyÖt 6 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc6bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham7document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 cho khoá luận tốt nghiệp Đại học của mình với hy vọng sẽ góp một tiếng nói nhỏ trong việc khẳng định những thành công trong sáng tác của nhà văn Hồ Anh Thái. 2. Lịch sử vấn đề Qua khảo sát, tìm hiểu chúng tôi thấy đã có một số bài viết về tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái: - Trên báo Thanh niên (11/4/2006), Sông Thương trong bài viết Ngả nghiêng trần thế có nhận định: “ … Theo dõi Hồ Anh Thái bấy nay có thể xếp Mười lẻ một đêm vào dòng “Hậu Ấn Độ” của tác giả này. Không hiền hòa như những câu chuyện văn hóa viễn xứ nữa, tác giả dũng cảm - phải dùng chữ dũng cảm- nhảy thẳng vào những ngổn ngang của đời sống hôm nay. Sẽ có nhiều đối tượng chỉ đọc một lần rồi… không dám đọc Hồ Anh Thái nữa! Nhưng độc giả đang ngày càng tìm đến Hồ Anh Thái nhiều hơn, lớp độc giả… hiểu tác giả. Sau tiểu thuyết nhiều dư luận Cõi người rung chuông tận thế cách đây đôi năm, Mười lẻ một đêm vẫn không phụ lòng bạn đọc.” [16]. - Trong bài viết Tiếng cười trên từng trang trên báo Tin tức cuối tuần (6/4/2006), tác giả Từ Nữ có đánh giá về Mười lẻ một đêm như sau: “Một cuốn tiểu thuyết hơn 300 trang với cách viết hài hước, tràn đầy chi tiết Carnaval, khiến nó trở thành cuốn sách được yêu thích nhất trong tháng 3 – 2006. Không ai lạ lẫm gì lối viết của nhà văn Hồ Anh Thái, nhưng bạn đọc vẫn vấp từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Một cuốn tiểu thuyết chứa nhiều thông tin xã hội làm bạn đọc ngộp thở.” [10]. - Tác giả Bảo Hân với bài viết Thông điệp từ số phận mỏng manh: “Những năm trở lại đây, nhà văn Hồ Anh Thái đang gây một hiện tượng thú vị trên văn đàn Việt Nam bằng những đứa con tinh thần được liệt vào hàng best-seller như: Trại cá sấu, Bến ô sin, Cõi người rung chuông tận thế,… TrÇn ThÞ NguyÖt 7 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc7bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham8document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 và mới đây nhất là cuốn Mười lẻ một đêm - tiểu thuyết được xem là đạt độ chín nhất của nhà văn đầy cá tính gốc xứ Nghệ này.” [4]. Qua những ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy, dù đứng dưới góc độ nào, các nhà nghiên cứu cũng đi đến khẳng định tài năng, sự độc đáo của nhà văn Hồ Anh Thái trong một số tác phẩm nổi lên gần đây nói chung và tiểu thuyết Mười lẻ một đêm nói riêng. Và qua đó chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào bàn sâu về đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái. Vì thế chúng tôi chọn đề tài này cho khoá luận tốt nghiệp Đại học của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Với khóa luận này, mục đích nghiên cứu của người viết là mong muốn đóng góp một phần nào đó vào việc tìm hiểu, khám phá thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, hấp dẫn trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là chỉ ra các loại nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái ở ba mặt: Cách đặt tên nhân vật; xây dựng nhân vật qua tình huống; xây dựng nhân vật qua chi tiết gợi bản chất; bút pháp trào lộng, giễu nhại. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chủ trương khảo sát ở tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái. TrÇn ThÞ NguyÖt 8 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc8bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham9document,pdf,docx,download Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống tổng hợp. - Phương pháp phân tích hệ thống. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử. - Phương pháp phân loại thống kê. - Phương pháp so sánh hệ thống. 7. Đóng góp của khóa luận Về mặt lý luận, với khóa luận này, người viết sẽ làm nổi bật nét đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái. Đồng thời khóa luận sẽ khẳng định thêm sự đúng đắn, tin cậy của con đường nghiên cứu văn học đương đại. Về mặt thực tiễn, với đề tài này, người viết muốn tìm hiểu những đóng góp của Hồ Anh Thái trong sự tìm tòi, khám phá và cách tân của văn học Việt Nam hiện nay. Thông qua đó, góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Hồ Anh Thái trong nền văn học mới. Đồng thời, khoá luận cũng sẽ giúp bạn đọc có những kiến giải sâu sắc, xác đáng về nhà văn đầy cá tính, sáng tạo này. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần thư mục tham khảo, khóa luận được triển khai thành ba chương chính như sau: Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái TrÇn ThÞ NguyÖt 9 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc9bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham10document,pdf,docx,download Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI 1.1. Khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con người” Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì “quan niệm nghệ thuật” là: nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó [3; 273]. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó. Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lý của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lý các biến cố và quan hệ nhân vật. Quan niệm nghệ thuật của văn học có liên hệ mật thiết với quan niệm về thế giới và con người về mặt triết học, khoa học, tôn giáo, đạo đức, chính trị vốn có của thời đaị mình. Nhưng do đặc thù của mình mà quan niệm nghệ thuật có những thể hiện và bộc lộ riêng. Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các TrÇn ThÞ NguyÖt 10 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc10bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham11document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật. Từ cơ sở đó, mà người ta đưa ra cách hiểu về khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con người”. Theo Bùi Túy Phương thì quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lý giải, cảm thụ của chủ thể [13]. Văn học thể hiện con người một cách đặc thù. Văn học không ngừng khám phá, chiếm lĩnh những biểu hiện nhiều mặt của đời sống, tính cách, cảm xúc, số phận con người. Con người trong văn học được thể hiện thông qua sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, kết tinh ở hình tượng nghệ thuật. Khi sáng tạo ra nhân vật bao giờ nhà văn cũng miêu tả theo cách hình dung, cảm nhận của mình. Mọi quan hệ và chiều hướng con đường đời của nhân vật đều được thuyết minh từ “cái nhìn nghệ thuật” – từ quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn. Nhà văn quan niệm về con người như thế nào thì sẽ lựa chọn các phương tiện nghệ thuật thể hiện phù hợp như thế. Chính nguyên tắc cắt nghĩa, lý giải tính quy luật số phận con người của nhà văn đã phản ánh trình độ tư duy nghệ thuật, vai trò sáng tạo của họ trong dòng chảy của văn học dân tộc. Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Không phải bất cứ cách cắt nghĩa, lý giải nào về con người cũng là quan niệm nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật phải là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng về con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, TrÇn ThÞ NguyÖt 11 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc11bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham12document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ. Bàn về quan niệm nghệ thuật về con người có nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn như tác giả Cao Thanh Hải thì đánh giá cao thi pháp học và khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người. Tuy nhiên, tác giả lại đưa ra nhận định có phần hơi phiến diện: “… Nhưng không phải nhà văn nào cũng có một quan niệm nghệ thuật riêng mà chỉ có ở những nhà văn có phong cách riêng. Do vậy thi pháp học chỉ có thể là công cụ để nghiên cứu các nhà văn tên tuổi hoặc để nghiên cứu cả một giai đoạn văn học sử. Cho nên khi ứng dụng “đaị trà” nó trở nên “mất thiêng”, đôi khi lạc lõng, “khập khiễng”…” [2]. Rõ ràng những người có nghiên cứu thi pháp học đều biết, quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cảm nhận về con người thể hiện trong cách tái hiện, miêu tả con người. Nhà văn dù có tài cao hay thấp, khi sáng tác văn học đều buộc phải có một quan niệm nghệ thuật về con người nhất định làm cơ sở. Sáng tác dân gian, do truyền miệng nên dấu ấn về tác giả bị mờ đi, song trong các sáng tác đó vẫn có quan niệm nghệ thuật về con người. Người mới sáng tác khi chưa tự mình tạo ra quan niệm nghệ thuật riêng của mình cũng sử dụng quan niệm nghệ thuật đang thịnh hành mà mình chịu ảnh hưởng, kế thừa. Nhà văn “có tên tuổi” tất nhiên có quan niệm nghệ thuật độc đáo. Như thế, quan niệm nghệ thuật về con người là phạm trù phổ quát, có thể vận dụng nghiên cứu đại trà vào mọi đối tượng. Khi vận dụng vào sáng tác của nhà văn chưa có cá tính độc đáo, quan niệm nghệ thuật về con người của người ấy sẽ cho thấy anh ta chỉ đi theo khuôn mẫu của người đi trước mà chưa tạo được cái riêng, cái độc đáo, cái sáng tạo của mình. Ở đây, không có gì là “mất thiêng” hay “khập khiễng” cả. Bởi vì, quan niệm nghệ thuật về con người tự nó không phải là một phạm trù giá trị. Điều này cũng giống như chủ nghĩa TrÇn ThÞ NguyÖt 12 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc12bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham13document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 hiện thực không phải là một phạm trù giá trị, mà chỉ là một phương thức miêu tả đời sống. Do đó, không nên coi bất cứ nhà văn hiện thực nào cũng tất yếu cao hơn nhà văn lãng mạn hay nhà văn hiện đại chủ nghĩa. Có nhà văn hiện thực vĩ đại mà cũng có nhà văn hiện thực rất bình thường, tầm thường, sáng tác của các nhà văn này thua xa nhà văn lãng mạn và nhà văn hiện đại chủ nghĩa sâu sắc, tài năng. Cũng như vậy, không phải hễ có quan niệm nghệ thuật về con người thì đương nhiên là nhà văn “có tên tuổi” hoặc ngược lại, hễ có nhà văn “có tên tuổi” thì đương nhiên mọi quan niệm về con người của họ đều độc đáo, sâu sắc. Quan niệm nghệ thuật là cái mẫu số chung để chúng ta nhìn nhận sáng tác nghệ thuật. Trên mẫu số chung ấy, các nhà văn có tài nổi lên với những khám phá mới, mở ra những giới hạn mới, chiều sâu mới trong sáng tác nghệ thuật. Có nhiều cách hiểu khác nhau về quan niệm nghệ thuật về con người, song có thể khẳng định rằng quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cảm nhận, cách đánh giá về con người thể hiện trong cách tái hiện, miêu tả con người. Nó là công cụ, phương tiện cần thiết để sáng tác văn học cũng như tiếp nhận văn học. Qua đó, nó giúp chúng ta đánh giá chiều sâu trong việc khám phá về con người của một nhà văn. Khái niệm đó cũng cho thấy hướng phấn đấu của nhà văn là đi tìm cách hiểu mới, sâu sắc về con người, đột phá các giới hạn thông thường trong việc miêu tả con người của người đi trước, sáng tạo những tác phẩm mới xứng đáng với mong đợi của người đọc. 1.2. Vài nét về sự vận động trong “quan niệm nghệ thuật về con người” ở tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 Con người là đối tượng hàng đầu của văn chương, là trung tâm chú ý của nhà văn. Điều này đã trở thành nguyên lí có tính phổ quát, không cần phải bàn cãi. Khác biệt chăng là ở cách hiểu, cách vận dụng nguyên lí. Nhận thức khác nhau sẽ đưa tới cách giải quyết vấn đề không giống nhau. Và vì thế, yêu TrÇn ThÞ NguyÖt 13 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc13bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham14document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 cầu thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người luôn là vấn đề được đặt ra cho cả lí luận lẫn sáng tác nhất là khi công cuộc đổi mới văn chương đang được triển khai ngày càng sâu rộng và triệt để như hiện nay. Nói về đối tượng của văn chương, ta hay nhắc tới câu nói nổi tiếng của Macxim Gorki: “ Văn học là nhân học”. Đây thực sự là quan niệm súc tích và xác đáng, thế nhưng đi đến tận cùng chân lí ẩn chứa trong câu nói đó quả không dễ. Khi hướng tới đối tượng trung tâm của mình, tác phẩm văn chương không chỉ thể hiện đời sống và phẩm chất của con người, không chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, mà quan trọng hơn là tìm hiểu khám phá và phát hiện những bí ẩn nằm trong chiều sâu con người. Phải thừa nhận là giai đoạn cách mạng và kháng chiến kéo dài suốt 30 năm (1945- 1975) đã tạo nên một mẫu người phổ biến trong cuộc sống và trong văn chương, phù hợp với yêu cầu cơ bản của lịch sử là chiến thắng kẻ thù bằng bất kì giá nào vì dân tộc và tiến bộ xã hội. Câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải quyết dành cho kì được độc lập” đã trở thành quyết tâm và sức mạnh tinh thần của hàng triệu người Việt Nam. Không phải chúng ta không nhận biết được tính toàn diện của bản chất người, tính đa dạng và phức tạp của quan hệ người. Nhưng để tồn tại và chiến thắng kẻ thù xâm lược, một số mặt trong bản chất và quan hệ ấy, trên thực tế đã nổi trội hẳn lên, trở thành tiêu biểu. Đó chủ yếu là con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người phi thường. Làm sao có thể khác được, chiến tranh có quy luật riêng của nó, muốn vượt qua những thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, con người cần sống một cách thực tế, không nên quá suy tư và đa cảm, phải giản ước mọi ham muốn, không được mơ hồ về kẻ thù, không được phép nghĩ nhiều tới lợi ích và nguyện vọng cá nhân, đồng thời TrÇn ThÞ NguyÖt 14 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc14bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham15document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 cũng không được nguôi hy vọng, đơn giản hóa khó khăn, thử thách và cần nhất là huy động mọi phẩm chất cao đẹp tiềm ẩn trong bản thân mình. Tuy nhiên, từ sau 1975, đất nước toàn thắng, độc lập tự do trở lại trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đặc biệt là từ sau năm 1986, đổi mới trong mọi lĩnh vực để phù hợp với tình hình mới của đất nước thì văn học đã có những thay đổi, có bước chuyển mình đáng kể. Giờ đây, với nhà văn, cuộc sống đã mở ra những triển vọng cao hơn cùng những đòi hỏi lớn hơn. Để đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ mới của công chúng, văn chương cần trở về với đặc trưng vốn có của mình, cần tuân thủ những “quy luật muôn đời” của các kiệt tác trong lịch sử văn chương dân tộc và nhân loại. Đặc biệt, bệnh đơn giản, một chiều trong quan niệm nghệ thuật về con người nên sớm được chấm dứt. Đã đến lúc cần lưu tâm đến tính toàn diện của bản chất người, tính đa dạng của quan hệ người. Cùng với con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người phi thường. Nhà văn cần coi trọng thêm tới con người siêu việt, con người tâm linh, con người tự nhiên, con người nhân loại, con người cá thể và đặc biệt là con người đời thường - những phương diện và những quan hệ mà trước đây do nhu cầu của đời sống thời chiến đã không được chú ý một cách thích đáng. Khoa học cuối thế kỉ XX đã quay về phương Đông, “đi tìm con người ở bên trong con người”. Không ít thành tựu đã thật sự làm chúng ta kinh ngạc. Người ta nói nhiều tới thế giới tiềm thức, vô thức, siêu thức trong tâm thức con người. Hóa ra không chỉ những thực thể tai nghe mắt thấy mới hiện hữu. Bao nhiêu cái vô hình, vô thanh vẫn tồn tại ngoài ý muốn của các nhà duy vật tầm thường. Con người quả là một thực thể kì diệu, huyền bí và những thành tựu của tâm lí học hiện đại đã tiếp sức cho văn chương, đã trao vào tay nhà văn một lợi khí sắc bén. Chính vì vậy mà con người siêu việt không thể không được giới nhà văn quan tâm khai thác đưa vào trong các sáng tác của mình. TrÇn ThÞ NguyÖt 15 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc15bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham16document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Cùng với con người siêu việt là con người tâm linh, con người trí tuệ. Khác với loài vật, con người luôn hành động để cải tạo tự nhiên và xã hội theo ý muốn của mình. Ngoài tính mục đích, mọi hành động đều luôn được con người kiểm soát chặt chẽ bởi ý thức, hành động trong thời chiến hay thời bình đều vậy. Có điều, hành động trong thời bình, ở một mức độ nào đó, bị chi phối bởi nhiều động cơ phức tạp hơn, nhiều chiều hơn. Bạn đọc mong mỏi nhà văn không chỉ miêu tả hành động mà còn lí giải hành động của con người, lí giải một cách sâu sắc và thuyết phục. Muốn thế, đời sống nội tâm, kể cả những lo toan, trăn trở, dằn vặt, ưu tư,... cần có vị trí xứng đáng trên trang viết. Nếu không làm được như thế, tác phẩm sẽ khó tránh khỏi đơn điệu, tẻ nhạt do thiếu chất sống sâu xa của cuộc đời. Trên chiều hướng ấy, mặt tự nhiên, mặt sinh vật của bản chất người cũng cần được các nhà văn chú tâm thể hiện. Nhiều dục vọng, ham muốn, thậm chí cả tình dục trên thực tế không còn là điều cấm kị trong văn chương. Câu châm ngôn mà Các Mác ưa thích: “Không gì thuộc về con người lại xa lạ với tôi” tỏ ra đặc biệt thích hợp với các nhà văn trong thời kì này. Con người trong văn chương trở nên thật hơn, và vì thế gần gũi hơn, hấp dẫn hơn đối với bạn đọc. Cũng thiếu biện chứng và khách quan nếu ai đó xem nhẹ con người cá thể trong văn chương. Xã hội được tạo ra bởi từng đơn vị người với những số phận và tính cách riêng biệt. Xã hội càng văn minh, phát triển thì càng đòi hỏi và tạo điều kiện cho cái riêng của con người phát triển và tỏa sáng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong văn chương. Đúng là ít có lĩnh vực nào mà cá nhân con người lại được coi trọng và khám phá sâu sắc đến vậy. Có thể có trữ tình công dân, song tính trữ tình loại này sẽ giảm chất trong văn chương đi rất nhiều nếu không qua cái tôi của nhân vật trữ tình. Và tiểu thuyết là gì nếu TrÇn ThÞ NguyÖt 16 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc16bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham17document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 trong đó không phải là đời sống, là cuộc vận hành lịch sử qua những số phận riêng, bản chất riêng, đường đời riêng của nhân vật? Đặc tính trên liên quan trực tiếp đến con người đời thường. Có thể nói, tài năng của các nhà văn được bộc lộ ở đây. Trong cái nhìn của những nhà văn bậc thầy, mọi thứ ngay cả những cái quen thuộc tầm thường nhất, đều được phủ trùm bởi tấm lòng ưu ái, đều được tỏa sáng lung linh, đều được khám phá, mổ xẻ để tìm hiểu một cách sâu sắc nhất. Đọc các sáng tác của họ, ta cũng giật mình tự hỏi: Sao ta không cảm và thấy được như nhà văn? Cuộc đời mỗi người sẽ phong phú biết bao nhiêu nếu biết sống một cách có ý thức như người nghệ sĩ! Bởi thế, đi tìm cái bất biến, cái trường tồn trong dòng chảy có vẻ như êm ả của cuộc đời phải được xem là chức phận thiêng liêng của người cầm bút. Và từ sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1986 trở đi các nhà văn đã thực sự làm tốt chức phận của mình và đạt được nhiều thành công bước đầu rất đáng ghi nhận. Tiêu biểu phải kể đến các tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Bảo Ninh, Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh Khuê,… Nói tóm lại, nếu như truyền thống văn học nước ta từ xưa thường quan niệm con người trong mối tương quan chặt chẽ với một ý niệm về tự nhiên (truyện thần thoại, văn thơ cổ điển), về xã hội (truyện cổ tích, văn học hiện thực 1930- 1945), về cộng đồng tập thể (văn học thời kì kháng chiến 19451954) thì văn học hiện đại đã có một bước tiến mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Con người trong văn học đương đại không đại diện cho một cái gì đó, hay nói lên một điều gì đó mà nó tự thể hiện, tự nói về bản thân mình bằng tiếng nói chân thành, say đắm nhất. Đó là những con người đời thường nhất, gần gũi nhất với tất cả những buồn vui, sướng khổ, suy tư, trăn trở,…Trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, sáng tác của các nhà văn đương TrÇn ThÞ NguyÖt 17 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc17bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham18document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 đại đã phần nào phản ánh được tính chất phức tạp đó trong quan hệ với con người. Con người được nhìn ngắm từ nhiều góc độ, nhiều chiều, đa nhân cách, có “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” (Nguyễn Minh Châu) và nhìn chung nó toàn diện và gần gũi với cuộc sống hơn. 1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm 1.3.1. Con người đa diện Trước hết, ta cần hiểu thế nào là “đa diện”. Đa diện tức là có tính chất nhiều mặt, nhiều khía cạnh [11; 350]. Con người đa diện có nghĩa là tồn tại nhiều mặt tính cách khác nhau, thậm chí đối lập nhau ngay trong một con người. Như đã nói ở trên, văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986 thì quan niệm nghệ thuật về con người đã có nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi đó là các nhà văn có cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn về con người. Không còn cái nhìn một chiều hoặc rất tốt, hoặc rất xấu như quan niệm nghệ thuật về con người trong thời kỳ kháng chiến nữa. Sự phong phú, phức tạp trong đời sống con người bình thường được Hồ Anh Thái thể hiện trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm và ở nhiều sáng tác khác. Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm hầu hết các nhân vật đều mang tính đa diện. Đó là những con người không hoàn toàn tốt hoặc không hoàn toàn xấu. Tiêu biểu là nhân vật Bà mẹ, một người đàn bà có thể ngửi thấy “mùi nhà, mùi đất trên thân thể cái người đàn ông bắt đầu dan díu, một người đàn bà lấy chồng để thoả mãn bữa đại tiệc lạc thú triền miên.” [14; 61] và để được chia những căn hộ, mảnh đất sau khi li hôn. Nhưng bên cạnh đó, bà cũng là một người phụ nữ giàu yêu thương: “Quen với động đất rồi. Cho nên khi chú nhà đất trần trụi nhảy tót ra thì thấy buồn cười hơn là sợ. Rồi thương. TrÇn ThÞ NguyÖt 18 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc18bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham19document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Giữa đêm đông bên sông gió bấc ù ù, chú chỉ còn mỗi cái quần đùi. Mẹ cởi áo khoác nhường cho chú. Bên trong mẹ vẫn còn áo len. Quần thì không có hai chiếc để nhường.” [14; 71]. Đó là một trong những hành động tốt đẹp của Bà mẹ này. Bên cạnh đó, quan niệm này còn thể hiện ở nhân vật Mađam. Bà là phu nhân của một quan chức lớn nhưng lại vẫn giữ thói quen tiểu nông tầm thường. Đi dự tiệc chiêu đãi với quan khách nước ngoài nhưng nhìn thấy “Cái đĩa đồ sứ rất lạ” [14; 190] bà vẫn tranh thủ “nhón được bỏ vào túi” [14; 191]. Tham lam, tiểu mọn như vậy nhưng trong quan hệ với những người bà thực sự yêu quý thì bà lại rất phóng khoáng. “Dịp Tết, bà vơ lá trong khu biệt thự, sai người chặt cành mấy cây cổ thụ trong vườn làm củi đun bánh chưng. Nổi lửa lên em nổi lửa lên em. Bà hát. Nghi ngút. Tưng bừng từ khi chưa đun cho đến khi dỡ bánh. Rồi bắt ông ngồi xe cùng bà, dung dăng dung dẻ đi từng nhà, mỗi nhà cho một cặp. Chị cũng được một cặp. Chồng bà còn là cấp trên của chồng chị, bà chẳng việc gì phải tranh thủ. Bà quý thì bà cho. Coi như em út trong nhà thì bà cho. Thế thôi” [14; 191-192]. Qua đó ta thấy rằng, ngay trong một con người luôn luôn tồn tại những cặp tính cách đối lập. Con người bình thường luôn phong phú và phức tạp như vậy. Quan niệm về con người như vậy cho thấy cái nhìn toàn diện, sâu sắc của Hồ Anh Thái. Anh đã đi tìm được phần “con người bên trong con người”. 1.3.2. Con người của luật nhân quả Có nhiều cách hiểu khác nhau về luật nhân quả, song cơ bản có thể hiểu: nhân quả là nguyên nhân có từ kiếp trước tạo ra kết quả ở kiếp sau, và ngược lại kết quả ở kiếp sau là do nguyên nhân từ kiếp trước, theo quan niệm của đạo Phật [11; 880]. TrÇn ThÞ NguyÖt 19 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc19bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham20document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Là một người viết nhiều về Đức Phật, Hồ Anh Thái có quan niệm con người trong cuộc đời này luôn chịu nghiệp nhân quả. Thằng Cá con của ông Víp trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm phải chăng là hiện thân của nghiệp nhân quả? Nó là đứa con đầu tiên của ông Víp với người vợ thứ hai, sau khi người vợ đầu không có con. Nó sinh ra làm bố mẹ kinh hoàng, “đẻ con xong người mẹ kinh hãi bỏ đi ngay. Đứa con để lại cho chồng. Ông cũng choáng váng.” [14; 294]. Bởi nó có hình hài “đúng là một con cá. Đôi chân của nó dính làm một từ trên xuống đến tận mắt cá. Chỉ có hai bàn chân là tách rời. Hai chân là một.” [14; 294]. Một thằng bé người cá - nửa người nửa cá xuất hiện giữa những người bình thường làm nhiều người phải đặt ra câu hỏi : Phải chăng những người sinh ra nó đã làm những điều gì phi đạo đức, bất nhân để bây giờ sinh ra một đứa con nửa người nửa vật như là hiện thân của sự trả báo đầy vô lý chăng? 1.3.3. Con người bản năng Theo Từ điển tiếng Việt thì bản năng là phản ứng mà một động vật (trong đó có con người) có một cách bẩm sinh, không có ý thức, đối với thế giới khách quan [11; 39]. Con người sống với những đặc tính bản năng tức là sống với con người tự nhiên, phần “con” trong con người mình. Phần bản năng trong mỗi người nếu không được kiểm soát bởi “ý thức” - phần con người xã hội, thì con người sẽ dễ có những hành vi thiếu văn hoá, quái dị hơn. Quan niệm về con người bản năng cũng là một trong những quan niệm tiêu biểu của Hồ Anh Thái nói riêng và số đông các nhà văn nói chung. Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, nhà văn đã thể hiện quan niệm này ở phần lớn các nhân vật, song chủ yếu là ở các nhân vật trí thức. Đó là Giáo sư Một - nhà văn hoá lớn của quốc gia nhưng lại có sở thích “đái đường”. Đằng sau hình ảnh một nhà văn hoá hăng say diễn thuyết hàng tiếng đồng hồ trước đông đảo người nghe còn là một ông lão chuyên làm ô uế đài quần tượng của thành TrÇn ThÞ NguyÖt 20 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc20bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32C - Ng÷ V¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất