Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết giết con chim nhại của harper lee (2016)...

Tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết giết con chim nhại của harper lee (2016)

.PDF
63
350
56

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --------------------------- CAO THỊ THU HẰNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIẾT CON CHIM NHẠI CỦA HARPER LEE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Hà Nội, 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --------------------------- CAO THỊ THU HẰNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIẾT CON CHIM NHẠI CỦA HARPER LEE Chuyên ngành: Văn học nước ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn khoa học ThS. ĐỖ THỊ THẠCH Hà Nội, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo – Th.S Đỗ Thị Thạch đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, các thầy cô trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016 Tác giả khóa luận Cao Thị Thu Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo – Th.S Đỗ Thị Thạch. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016 Tác giả khóa luận Cao Thị Thu Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 5 5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 6 7. Bố cục.......................................................................................................... 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG GIẾT CON CHIM NHẠI CỦA HARPER LEE ......................................................................................... 7 1.1. Đôi nét về Harper Lee và tiểu thuyết Giết con chim nhại.......................... 7 1.1.1. Nhà văn Harper Lee ................................................................................ 7 1.1.2. Tiểu thuyết Giết con chim nhại ............................................................... 8 1.2. Cơ sở hình thành thế giới nhân vật trong Giết con chim nhại ................. 11 1.2.1. Yếu tố lịch sử, thời đại .......................................................................... 11 1.2.2. Thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn ......................................... 14 1.3. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ................................................. 16 1.4. Khảo sát và phân loại nhân vật trong Giết con chim nhại ....................... 18 1.4.1. Khảo sát nhân vật trong Giết con chim nhại ........................................ 18 1.4.2. Phân loại nhân vật trong Giết con chim nhại ....................................... 19 1.4.2.1. Nhân vật mạnh mẽ, cá tính............................................................... 199 1.4.2.2. Nhân vật bao dung, vị tha .................................................................. 23 1.4.2.3. Nhân vật độc ác, hung dữ .................................................................. 26 1.4.2.4. Nhân vật giả tạo, định kiến ................................................................ 27 CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG GIẾT CON CHIM NHẠI CỦA HARPER LEE .............................................. 31 2.1. Tổ chức mối quan hệ giữa các nhân vật................................................... 32 2.1.1. Quan hệ đối chiếu, tương phản ............................................................. 32 2.1.1.1. Da đen và da trắng............................................................................. 32 2.1.1.2. Bạo lực và tình thương ....................................................................... 36 2.1.1.3. Đổ vỡ và hồi sinh ............................................................................... 38 2.1.2. Quan hệ bổ sung, phụ thuộc.................................................................. 40 2.1.2.1. Quan hệ bổ sung, phụ thuộc tích cực ................................................. 40 2.1.2.2. Quan hệ bổ sung, phụ thuộc tiêu cực ................................................. 44 2.2. Tổ chức mối quan hệ giữa nhân vật và biểu tượng .................................. 46 2.2.1. Mối quan hệ giữa nhân vật và biểu tượng con chim nhại .................... 47 2.2.2. Mối quan hệ giữa nhân vật và biểu tượng con chó dại ........................ 48 2.2.3. Mối quan hệ giữa nhân vật và biểu tượng cái hốc cây ......................... 49 2.2.4. Mối quan hệ giữa nhân vật và biểu tượng ngôi nhà cháy ................... 50 KẾT LUẬN .................................................................................................... 52 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nelle Harper Lee là nhà văn Mĩ xuất sắc của thế kỉ XX. Bà đến với văn chương khá muộn song chỉ với cuốn tiểu thuyết Giết con chim nhại (To kill a mocking bird), cuốn tiểu thuyết đầu tay xuất bản năm 1960, tên tuổi của Harper Lee đã được đông đảo độc giả biết đến. Tác phẩm của Harper Lee được khơi nguồn cảm hứng từ bản sắc dân tộc và diện mạo văn hóa quê hương mình. Khung cảnh một thị trấn nhỏ bé cùng với những con người bình dị ở miền Nam nước Mĩ những năm ba mươi của thế kỉ XX hiện lên thật chân thực và sinh động trong những trang văn của Harper Lee. Như “con chim nhại” nhỏ xinh sinh ra để hót bằng cả trái tim mình, Harper Lee tìm thấy mục đích của đời mình trong việc dồn hết tâm sức để viết Giết con chim nhại, cống hiến cho cuộc sống một kiệt tác văn học thấm đẫm tư tưởng nhân văn. Cuốn tiểu thuyết đến nay vẫn còn nguyên sức hấp dẫn. Trong một cuộc thăm dò bạn đọc qua thư viện, nó được xem là cuốn sách mà mọi người nên đọc trong đời mình. Sau khi viết Giết con chim nhại, Harper Lee lui về sống một cuộc đời ẩn dật, tránh xa sự săn đón của bạn đọc và những nhà phê bình. Mãi tháng 7 năm 2015, Harper Lee mới công bố cuốn tiểu thuyết thứ hai mang tên Go set a watman (tạm dịch là Đi tìm một người bảo vệ). Với số lượng tác phẩm ít ỏi nhưng Harper Lee lại được bạn đọc và giới phê bình đánh giá cao là “ngòi bút tài hoa hàng đầu nước Mĩ”. Giết con chim nhại là kết quả của sự kết hợp giữa chất hiện đại của văn phong cuối thế kỉ XX và sự phóng khoáng, dí dỏm trong chất văn đặc trưng của miền Nam nước Mĩ. Tiểu thuyết Giết con chim nhại đề cập đến nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội như nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến trong đánh giá con người, lòng thù hận, sự ích kỉ… nhưng nó vẫn toát lên tình yêu thương, lòng 1 nhân ái, hi vọng. Những vấn đề ấy được nhìn qua đôi mắt trẻ thơ trong một câu chuyện với những nhân vật đặc sắc và chi tiết khó quên. Văn học Mĩ có nhiều thành tựu rực rỡ song thực tế là bạn đọc Việt Nam tiếp cận với các tác phẩm văn học Mĩ muộn hơn so với các nền văn học nước ngoài khác như văn học Nga, Trung Quốc… và độc giả thường cảm thấy quen thuộc với những tên tuổi gạo cội của văn học Mĩ như O.Henry, J. London, E. Hemingway… hơn là Harper Lee. Hơn nữa, mãi đến năm 2008, Giết con chim nhại mới được dịch ra tiếng Việt đầy đủ bởi dịch giả Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh. Theo Hoàng Tùng trong bài viết “Giết con chim nhại - từ một góc nhìn khác” thì Giết con chim nhại dù là “một cuốn sách phổ biến nhất thế kỉ XX, tuy nhiên đây là tác phẩm kinh điển có ít người phê bình nhất, cứ một triệu bản in mới có một bài phê bình” nên nhiều khía cạnh cả về nội dung và nghệ thuật cần được khám phá trong tác phẩm đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Với đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee, người viết hi vọng sẽ đóng góp thêm một tiếng nói, một hướng tìm hiểu thế giới nghệ thuật đặc sắc của cuốn tiểu thuyết, đồng thời khẳng định tên tuổi và tài năng của nhà văn Harper Lee. 2. Lịch sử vấn đề Harper Lee là nữ nhà văn Mĩ nổi tiếng, một hiện tượng đặc biệt của văn học Mĩ những năm 60 của thế kỉ XX. Giết con chim nhại của Harper Lee không những có giá trị trong nước Mĩ mà nó còn vượt ra ngoài nước Mĩ và mang tầm nhân loại. Tuy nhiên, vào thời gian cuốn sách ra đời, chủ đề mà nó hướng tới đã chạm vào vấn đề nhạy cảm nhất của đất nước Mĩ nên dù được độc giả đón nhận nhưng những bài phê bình sâu sắc về cuốn sách lại không nhiều. Chính vì lẽ đó, việc thu thập những đánh giá về tác phẩm gặp khó khăn do những bài phê bình còn khá lẻ tẻ và không đề tên tác giả. Trong phạm vi tài liệu bao quát được, chúng tôi nhận thấy: Các nhà phê bình khi đánh giá truyện của Harper Lee đều lưu ý đến tài năng kể chuyện của bà như sự lựa chọn điểm nhìn, giọng điệu hay chủ đề của cuốn tiểu thuyết. Về 2 vấn đề thế giới nhân vật trong Giết con chim nhại, một số nhà nghiên cứu cũng có đề cập tới nhưng còn đơn giản và sơ lược. Trong mục “Điểm sách” năm 1960, nhà phê bình Peter đã bình luận: “Cô Lee đã tạo ra một tác phẩm đầu tay xuất sắc. Đây là một quyển sách tuyệt vời miêu tả những sinh hoạt đời thường không quá ủy mị nhưng cũng không viết để có vài tiếng cười láu lỉnh nhưng suy cho cùng đây là tiểu thuyết về tuổi thơ trong trắng bị đánh mất”. Ý kiến mà Peter đưa ra đã cho thấy trong tiểu thuyết Giết con chim nhại, thế giới nhân vật trẻ em đã làm nên sức hấp dẫn và thành công cho tác phẩm đồng thời cũng làm mềm đi nhiều vấn đề gai góc được đặt ra cho tiểu thuyết. Peter cũng nhấn mạnh thế giới trong tác phẩm đầu tay này của Harper Lee “miêu tả những sinh hoạt đời thường”, điều này gợi mở về một thế giới nhân vật bình dị với mối quan hệ đời thường trong cuốn tiểu thuyết [7]. Trong Giết con chim nhại của Harper Lee, Atticus là nhân vật trung tâm. Những mối quan hệ xung quanh nhân vật này tạo thành trục chính xuyên suốt tác phẩm, từ đó, diện mạo, tính cách của các nhân vật khác cũng dần dần hiện lên. Gangadha trong “Sức hút của Giết con chim nhại” đã chỉ ra điều này. Ông cho rằng: “Atticus Finch - một sáng tạo độc đáo nhất của tiểu thuyết Mĩ hiện đại. Anh sống trong một xã hội phân biệt chủng tộc và giới tính nhưng không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống. Atticus chấp nhận bào chữa cho một người da đen thể hiện quan điểm rộng rãi, phi thành kiến của mình và ước mong về những đổi thay” [2]. Gangadha cũng cho thấy mối xung đột trong sự phân tuyến nhân vật của Giết con chim nhại là mâu thuẫn giữa người da đen và người da trắng. Chính sự đối lập, tương phản giữa hai sắc tộc này đã tạo nên bi kịch cho thế giới nhân vật trong Giết con chim nhại. Ở Việt Nam, những đánh giá về Giết con chim nhại còn ít ỏi. Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh trong “Về tác giả và tác phẩm” đã nhấn mạnh vào những yếu tố hình thành thế giới nhân vật trong Giết con chim nhại, trong đó yếu tố thế giới quan của nhà văn Harper Lee là quan 3 trọng nhất “Tác phẩm này mang nhiều tính tự truyện, phần nào dựa trên ghi nhận của tác giả về gia đình và thị trấn quê nhà, cũng như một vụ án diễn ra ở thị trấn đó lúc bà lên mười tuổi. Tuy bà không thừa nhận tính tự truyện này nhưng có nhiều sự tương đồng giữa truyện và cuộc đời thực của bà”. Những phát hiện này của Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh đã chỉ ra tính tự truyện trong Giết con chim nhại của Harper Lee đồng thời cho thấy sự chân thực, sống động của thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết [10,410-411]. Phạm Viêm Phương với bài viết “Một thế giới nhân bản hơn cho trẻ em” đã đưa ra một cái nhìn tổng thể về thế giới nhân vật trong Giết con chim nhại qua cái nhìn của trẻ thơ “Scout và anh trai Jem đang ở độ tuổi hình thành tính cách, bắt đầu có sự tiếp xúc với xã hội ở dạng thu nhỏ là nhà trường và hàng xóm, đặc biệt là tiếp xúc với cái xấu. Các em nhận xét rồi yêu ghét, rồi lớn khôn dần, hình thành những nhận xét chín chắn hơn qua những biến cố nho nhỏ hàng ngày. Các em nhận ra mỗi người các em biết đều có mặt tốt và mặt xấu: Boo Radley ban đầu là con ma trong trí tưởng tượng của hai em nhưng sau lại là bạn âm thầm tặng các em mấy món quà và cứu mạng hai em; bà Dubose ưa la mắng hai em và thậm chí chê trách bố của hai em nhưng cũng là một người can đảm…” [9,414]. Phạm Viêm Phương cũng cho thấy mối quan hệ giữa nhân vật và biểu tượng con chim nhại “Trong văn học, việc sử dụng nhân vật trẻ con luôn làm tăng cường độ tác dụng. Mô tả đau khổ, dù rất nhỏ của trẻ con như thèm một cái bánh mà không được ăn chẳng hạn, thường gây xúc động mạnh hơn mô tả những đau khổ của người lớn. Để cho trẻ em không được chuẩn bị và bị quăng vào một xã hội phi nhân có quá nhiều cái xấu chính là giết chim nhại hàng loạt và chính là một tội ác” [9,418-419]. Trong Giết con chim nhại, thế giới nhân vật gắn với bi kịch của hai nhân vật Boo và Tom. Hoàng Tùng trong bàì viết “Giết con chim nhại - từ góc nhìn khác” đã đưa ra nhận xét ấy “Scout, anh trai Jem và cậu bạn thân Dill rất tò mò về người hàng xóm bí ẩn Boo. Lũ trẻ bị ảnh hưởng bởi mọi 4 người, cũng dành cho Boo nhiều ác cảm pha trộn với sự sợ hãi. Trong khi đó, một người da đen là Tom Robinson bị buộc tội hãm hiếp một cô gái da trắng tên là Mayella Ewell. Cha của Scout là Atticus hành nghề luật sư đã nhận bào chữa cho Tom. Chính vì vậy, Atticus bị nhiều người kì thị do bênh vực người da đen còn đám trẻ thì bị lũ bạn trêu chọc ở trường” [11]. Thanh Hoài với bài viết “Giết con chim nhại - cuốn tiểu thuyết duy nhất của Harper Lee” cũng có quan điểm tương tự khi nhận ra nạn phân biệt chủng tộc và những thành kiến trong xã hội đã tạo nên bi kịch cho các nhân vật trong Giết con chim nhại “Cuốn tiểu thuyết viết về nạn phân biệt chủng tộc và sự hủy hoại những điều vô tội, được kể lại bằng giọng điệu hóm hỉnh, ấm áp của cô bé Scout. Biến cố của câu chuyện chỉ thực sự bắt đầu khi Atticus nhận bào chữa cho một người da đen bị cáo buộc hãm hiếp một cô gái da trắng trong vùng” [4]. Các ý kiến nhận xét trên đây, dù còn lẻ tẻ song thực sự là những gợi dẫn quý báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài, đặc biệt là trong phân loại nhân vật và tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân vật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Triển khai đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee, chúng tôi hướng tới mục đích xác định các kiểu nhân vật và nghệ thuật tổ chức thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này, góp phần khẳng định giá trị của Giết con chim nhại và tài năng của nhà văn Harper Lee. Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau: - Xác định các kiểu nhân vật trong Giết con chim nhại của Harper Lee. - Chỉ ra nghệ thuật tổ chức thế giới nhân vật của Harper Lee trong tiểu thuyết Giết con chim nhại. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài khoa học này nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee. 5 5. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các vấn đề về thế giới nhân vật qua bản dịch của Huỳnh Kim Oanh và Phạm Viêm Phương, (2008), Giết con chim nhại, Nxb Văn học; còn các vấn đề khác nếu có đề cập tới chỉ làm sáng tỏ luận điểm trên. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống. - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân tích, chứng minh. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được triển khai thành 2 chương: Chương 1: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee. Chương 2: Nghệ thuật tổ chức thế giới nhân vật trong Giết con chim nhại của Harper Lee. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG GIẾT CON CHIM NHẠI CỦA HARPER LEE 1.1. Đôi nét về Harper Lee và tiểu thuyết Giết con chim nhại 1.1.1. Nhà văn Harper Lee Nelle Harper Lee sinh ngày 28 tháng 4 năm 1926 ở Monroeville, Alabama, Mĩ. Bà từng học luật ở Đại học Alabama và học thêm một mùa hè ở Đại học Oxford nhưng đến năm 1930, dù chưa tốt nghiệp, bà vẫn đến New York và làm thư kí cho một hãng hàng không. Trong khoảng thời gian này, bà có gửi một vài tác phẩm đến các tổ chức văn học nhờ sự giới thiệu của Capote - một nhà văn cũng là bạn thân của bà. Cuối thập niên năm mươi, tổng biên tập của một tờ báo tại J. B. Lippincott khuyên bà nên nghỉ việc để viết sách. Harper Lee đã nghe theo lời khuyên này để có thời gian tập trung viết sách hơn. Harper Lee bỏ ra hai năm rưỡi để viết Giết con chim nhại. Bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết vào năm 1959. Tháng 7 năm 1960, Giết con chim nhại được xuất bản. Qua phỏng vấn, người ta biết bà cũng bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết và một cuốn biên khảo nữa nhưng đều bỏ dở dang do bà không thấy hài lòng. Sau thành công của cuốn tiểu thuyết đầu tay, Harper Lee chọn cho mình cuộc sống ẩn dật. Harper Lee nhận được giải thưởng Pulitzer vào năm 1961 với tiểu thuyết Giết con chim nhại. Gần đây nhất, năm 2007, bà được Tổng thống Mĩ George. W. Bush trao tặng Huân chương tự do. Sau nhiều năm vắng bóng, tháng 7 năm 2015, Harper Lee cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Go set a watchman - Đi tìm một người bảo vệ, một cuốn sách được coi là sự tiếp nối của Giết con chim nhại, kể về câu chuyện xung quanh Scout khi cô đã lớn. 7 1.1.2. Tiểu thuyết Giết con chim nhại To kill a mocking bird - Giết con chim nhại được xuất bản năm 1960 và lập tức trở thành một tác phẩm bestseller, bán được hơn 30 triệu bản và sau đó còn bán cả triệu bản mỗi năm cho đến hôm nay. Tiểu thuyết này đã mang lại cho Harper Lee giải thưởng Pulitzer vào năm 1961. Giết con chim nhại từ lâu đã là tác phẩm kinh điển của văn học Mĩ hiện đại, được giảng dạy trong trường trung học phổ thông lẫn đại học và nằm trong chương trình dạy tiếng Anh như một sinh ngữ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sức quyến rũ của nó vẫn còn cho đến tận ngày nay. Năm 1999, nó được độc giả bình chọn là “Tiểu thuyết hay nhất thế kỉ XX” trong cuộc thăm dò do tờ Literary Jounal tổ chức. Trong danh sách “100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất kể từ 1900” của nhà xuất bản Modern Library công bố năm 1988 dựa trên bình chọn của độc giả, nó xếp hạng 5. Năm 2006, trong bản thăm dò ý kiến do các quản thủ thư viện gửi cho độc giả có câu hỏi: “Cuốn sách nào mà mọi người lớn nên đọc trong đời mình?” cuốn này đã được độc giả xếp hàng đầu, sau đó mới đến Kinh Thánh và Chúa tể của những chiếc nhẫn. Giết con chim nhại thật sự đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả và được giới chuyên môn đánh giá cao. Tuy nhiên, tác phẩm này cũng chiếm hạng 41 trong danh sách “100 cuốn sách thường bị xét lại giá trị nhất” trong khoảng 1900 - 2000 do Hiệp hội thư viện Mĩ công bố. Dĩ nhiên, cuốn sách này cũng được độc giả da đen và da trắng nhìn nhận khác nhau vì tác giả của nó là một người da trắng. Nhiều nhà phê bình đồng ý rằng tuy nhiều nhân vật da đen được mô tả tốt đẹp trong tác phẩm nhưng cái nhìn của tác giả đối với họ vẫn mang tính hạ cố. Nhưng nếu nói Giết con chim nhại chỉ bàn đến vấn đề chủng tộc thì không chính xác. Không chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm mở rộng và đề cập đến những thành kiến khác của con người, những thứ vốn là nền tảng dẫn tới thói đạo đức giả, bất công xã hội và nhiều tệ nạn khác. Tất cả được mô tả qua cái nhìn của bé gái Jean Louise Finch, biệt danh Scout. Việc chọn một em bé làm người dẫn 8 chuyện giúp tác giả có thể đề cập tới những điều được xã hội quanh em mặc nhiên công nhận là hợp lí, đương nhiên hoặc không thể thay đổi. Khi nhìn thấy những hiện tượng đó và so sánh với những giá trị đạo đức được bố em dạy bảo hoặc chỉ đơn thuần là kể lại sự vụ, em có thể cho người đọc thấy khía cạnh phi nhân trong xã hội. Giết con chim nhại được đặt trong bối cảnh miền Nam Hoa Kì trong khoảng ba năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX. Scout Finch sáu tuổi sống với anh trai Jem mười tuổi và bố Atticus - một luật sư tuổi trung niên. Mẹ Scout mất năm cô bé lên hai tuổi và mọi công việc nội trợ trong nhà đều do Calpurnia - một người phụ nữ da đen nghiêm khắc nhưng tốt bụng đảm đương. Mùa hè nọ, Jem và Scout kết bạn với Dill. Dill là một cậu bé đến từ Meridian. Cậu bé đến sống với dì mình là Rachel ở Maycomb vào kì nghỉ hè. Ba đứa trẻ cảm thấy vừa hứng thú vừa sợ hãi về người hàng xóm Boo Radley sống ẩn dật trong ngôi nhà kế bên. Khi nghe những người lớn ở Maycomb kể về Boo, bọn trẻ tưởng tượng Boo là kẻ độc ác, quái dị, hàng đêm đi bắt mèo, sóc về ăn sống và rình mò quanh nhà hàng xóm. Mùa thu năm ấy, Scout đến trường lần đầu tiên. Những ngày đi học của cô bé không yên ả chút nào. Scout luôn gặp rắc rối với cô giáo và bạn bè. Trên đường đi học về, Jem và Scout thường thấy những món quà để trong một hốc cây trên mảnh đất nhà Radley. Mùa hè năm sau, Dill quay lại. Ba đứa trẻ lại bày trò để khám phá về Boo Radley cho đến khi ông Atticus bắt bọn trẻ phải thôi ngay mấy trò nghịch ngợm đó. Tuy nhiên trong đêm cuối Dill ở thị trấn, ba đứa trẻ lẻn vào mảnh đất nhà Radley. Thấy động, Nathan Radley bắn chỉ thiên làm chúng bỏ chạy. Trong lúc chạy trốn, Jem bị mất quần và phải mượn quần Dill để không bị mọi người nghi ngờ. Sáng hôm sau khi cậu quay lại tìm, cái quần đã được vá và treo trên hàng rào. Jem và Scout vẫn tìm thấy những món quà mà Boo để cho chúng trong hốc cây. Ông Nathan - anh trai Boo nói cái cây bị bệnh và trám hốc cây lại bằng xi măng. Jem và Scout rất buồn vì không còn các món quà nữa. Người cha Atticus được tòa chỉ định biện hộ cho Tom Robinson 9 một người da đen bị buộc tội hãm hiếp một cô gái da trắng tên là Mayella Ewell. Dù cho nhiều cư dân ở Maycomb chống đối, Atticus vẫn dùng hết sức mình để bảo vệ Tom. Vì điều này, Jem và Scout bị hàng xóm và bạn bè trêu chọc. Bà đầu bếp Calpurnia đã đưa hai anh em đến nhà thờ của người da đen gần đó và hai anh em được mọi người chào đón. Bác Alexandra - chị gái của Atticus đến sống với gia đình Finch vào mùa hè năm sau. Cậu bé Dill đáng lẽ phải sống với cha dượng nhưng vì bị ngược đãi, Dill bỏ trốn đến Maycomb và được gia đình Scout giúp đỡ. Jem, Scout, Dill trốn nhà để đến dự phiên tòa xử Tom. Ba đứa trẻ chứng kiến Atticus biện hộ cho Tom trước sự chống đối của những người da trắng. Với những lập luận sắc sảo, Atticus đã chứng minh Tom vô tội và sự thật là chính Meyella đã quyến rũ anh. Vết thương trên mặt cô ta phải do một người thuận tay trái gây ra trong khi tay trái của Tom lại bị tật. Kẻ có tội đích thực là Bob Ewell - cha của Mayella. Tuy nhiên, Tom vẫn bị bồi thẩm đoàn là người da trắng kết tội. Tom phải vào tù và bị bắn chết sau đó ít lâu vì bỏ trốn. Sau tất cả mọi chuyện, lòng tin của Jem và Scout vào công lí bị lung lay. Bob Ewell thắng kiện nhưng hắn vẫn chưa thỏa mãn. Bob nghĩ rằng mình đã bị mọi người sỉ nhục. Hắn trả thù bằng cách lẻn vào nhà quan tòa Taylor, nhổ vào mặt Atticus giữa đường rồi đánh Jem và Scout khi chúng trên đường về nhà từ buổi tối Haloween ở trường. Sau cuộc vật lộn trong bóng tối, Jem bị gãy tay còn Bob thì biến mất. Scout và Jem được Boo đưa về nhà. Cảnh sát trưởng Heck cho biết Bob Ewell đã chết do ngã vào con dao của chính hắn. Mọi người đều đoán chính Boo là người can thiệp để bảo vệ lũ trẻ. Scout dẫn Boo về nhà, cô bé thấy hối hận vì đã từng nghĩ xấu về Boo. Trở về nhà, Scout nghe bố Atticus đọc truyện “Bóng ma màu xám” và chìm vào giấc ngủ. Giết con chim nhại được chia làm hai phần. Phần I từ chương 1 đến chương 11 chủ yếu nói về lũ trẻ và Boo Radley. Phần II từ chương 12 đến chương 31, trọng tâm của phần này là câu chuyện về Tom Robinson. Có thể nhận thấy, cốt truyện của Giết con chim nhại không quá li kì, đặc biệt; giọng 10 văn dí dỏm, hài hước của Harper Lee cũng không phải điều quá mới mẻ với độc giả. Vậy điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết này? Câu trả lời nằm ở thế giới nhân vật của tác phẩm. Giết con chim nhại đã mở ra một một thế giới nhân vật đa dạng mà mỗi nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật đều được Harper Lee tổ chức thành công, tạo nên chiều sâu cho tác phẩm. Cuốn sách lúc đầu được Harper Lee đặt tên là Atticus nhưng sau này, vì muốn tác phẩm vượt ra khỏi hình ảnh một con người cụ thể, Harper Lee đã đổi tên thành To kill a mocking bird (Giết con chim nhại). Tiểu thuyết này có tầm bao quát rất rộng, đề cập đến nhiều vấn đề trong xã hội loài người. Giết con chim nhại đã được dịch ra hơn bốn mươi thứ tiếng và được dựng thành phim. Sức lan tỏa của cuốn sách và thông điệp mà Harper Lee gửi gắm trong đó vẫn còn nguyên sức hấp dẫn đến tận ngày nay. 1.2. Cơ sở hình thành thế giới nhân vật trong Giết con chim nhại Trong Giết con chim nhại, thế giới nhân vật hiện lên phong phú và đa dạng với nhiều mối liên hệ. Bên cạnh yếu tố tài năng của tác giả còn có sự chi phối của nhiều yếu tố khác để Harper Lee có thể xây dựng một thế giới nhân vật sinh động trong tiểu thuyết của mình. Nhà phê bình Trần Thanh Mại có viết rằng “lấy đời người để cắt nghĩa tác phẩm”. Đây cũng là một con đường để tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn tiểu sử. Người đọc yêu mến Giết con chim nhại của Harper Lee dễ dàng nhận thấy thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phản ánh khá sâu sắc lịch sử, thời đại, những vấn đề nóng bỏng của Hoa Kì thế kỉ XX cũng như chính cuộc đời của Harper Lee. 1.2.1. Yếu tố lịch sử, thời đại Hoa Kì là một đất nước phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đầy phức tạp và mâu thuẫn. Trong lịch sử nước Mĩ, có một giai đoạn đẫm máu từ năm 18611865, nội chiến Hoa Kì giữa phe miền Bắc do tổng thống Lincoln và tướng Ulysses lãnh đạo và phe miền Nam dưới sự chỉ huy của tướng Robert Lee. Miền Bắc chiến thắng và Hoa Kì thống nhất. Những người nô lệ được giải phóng, chính phủ nới rộng quyền pháp lí cho những người Mĩ gốc Phi. Miền 11 Nam nước Mĩ suy kiệt và bần cùng cho đến nửa sau thế kỉ XX trong khi miền Bắc và miền Tây phát triển nhanh chóng và thịnh vượng. Giết con chim nhại lấy bối cảnh miền Nam Hoa Kì trong những năm đầu thập niên ba mươi của thế kỉ XX, khi miền Nam kiệt quệ về kinh tế và sự phân biệt chủng tộc rất gay gắt. Điều này lí giải vì sao trong tác phẩm Maycomb lại được miêu tả là một thị trấn “chán ngắt” với nhịp độ hoạt động có phần chậm chạp. Kinh tế miền Nam vốn đã chậm phát triển, hơn nữa vào khoảng những năm 1929 - 1933, thời gian mà nhân vật Scout cho rằng “đến Maycomb chẳng có gì vội vã vì chẳng có nơi nào để đi, không có gì để mua và không có tiền để mua”, đó là thời kì Đại khủng hoảng kinh tế trong lịch sử nước Mĩ. Sự khó khăn trong cuộc sống được Harper Lee miêu tả qua sinh hoạt, lối sống của thế giới nhân vật trong Giết con chim nhại. Bố Atticus “phải thực hành tiết kiệm hơn bất cứ thứ gì khác”. Dù là luật sư song Atticus có lối sống rất giản dị. Ông thích đọc sách báo, thích nghiền ngẫm những cuốn sách. Atticus được xây dựng như một hình mẫu lí tưởng về con người hết lòng vì gia đình, vì những đứa con dù trong khi kinh tế đang khó khăn. Hạt Maycomb “là hạt nông nghiệp” nên phần lớn con người ở mảnh đất này là người lao động nghèo. Những người trong nhà Cunningham nghèo đến mức “không giỏ quyên góp trong nhà thờ, phiếu bạc lẻ cũng không. Họ sống với những gì họ có” nhưng những con người ấy cũng đầy lòng tự trọng. Họ trả công cho Atticus bằng “một đống củi”, “bao hạt hồ đào”, “thùng dây leo”… Những người trong gia đình Ewell sống một cuộc sống khổ sở, thiếu thốn và lưu manh. Những đứa trẻ không được đi học, quanh quẩn quanh những bãi rác và hỗn láo với người lớn. Nhưng đói khổ hơn cả là những người da đen, họ phải làm thuê khắp nơi mà vẫn không đủ ăn. Chỉ bằng vài nét miêu tả nhà thờ của những người da đen, Harper Lee đã cho thấy sự thiếu thốn của họ “Nhà thờ First Purchase không đóng trần và không được sơn bên trong. Dọc bức tường nhà thờ có những cây đèn dầu hỏa chưa thắp sáng”, “sân nhà thờ bằng đất sét cứng như gạch nung, như nghĩa trang cạnh nó”. 12 Cách giáo dục của nước Mĩ đầu thế kỉ XX cũng được Harper Lee đưa vào tác phẩm để lí giải cho thế giới nhân vật của mình. Scout và Jem “được giáo dục trên cơ sở nửa thập phân nửa mũ học dốt”. Cách giáo dục ấy đã sản sinh ra những giáo viên máy móc, khô cứng như cô Caroline, cô Blount, cô Gates. Những bài giảng khô cứng, hình thức trên lớp khiến Scout khó chịu “cô Caroline có vẻ không biết rằng bọn lớp một mặc váy bằng bao bột mì và áo sơ mi bằng vải bông sờn rách này, hầu hết đều chặt cây bông và cho heo ăn từ lúc mới biết đi, đã miễn nhiễm với thứ văn chương tưởng tượng”. Cô giáo còn khó chịu khi thấy Scout đã biết đọc và biết viết, cô dặn Scout “phải nói với bố tôi đừng dạy tôi nữa”. Cách giáo dục máy móc, thiếu tình thương ở trường học đã khiến lũ trẻ dần chán học và ngỗ nghịch hơn. Có thể nói sự nghèo đói, ngu dốt, lạc hậu trong những năm đầu thế kỉ XX ở miền Nam nước Mĩ là yếu tố quan trọng hình thành nên thế giới nhân vật trong Giết con chim nhại. Harper Lee đã cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế, giáo dục với sự hình thành nhân cách con người. Chính sự nghèo đói, ngu dốt đã khiến những người trong hạt Maycomb trở nên ích kỉ, độc ác và đẩy những con người khốn khổ vào bi kịch. Sự độc ác, phi nhân tính thể hiện rõ nhất trong lịch sử nước Mĩ là nạn phân biệt chủng tộc. Ở Alabama, một tiểu bang miền Nam nước Mĩ trong Giết con chim nhại thì thành kiến chủng tộc còn nặng nề hơn nữa. Sự phân biệt chủng tộc khiến những người da đen bị đối xử bất công. Họ phải ở một khu ở riêng dành cho những người da màu, cuộc sống vất vả thiếu thốn. Chỉ cần một lỗi lầm nhỏ, những người da đen cũng bị kết tội và phải chịu hậu quả nặng nề. Thành kiến phân biệt chủng tộc đã ăn sâu vào suy nghĩ của những công dân hạt Maycomb, đẩy người da đen vô tội Tom Robinson vào cái chết và những người da đen khác như Calpurnia, Helen, Zeeboo… phải chịu sự đe dọa, kì thị từ những người da trắng. Những vấn đề nóng bỏng trong lịch sử, xã hội Mĩ đã góp phần hình thành thế giới nhân vật trong Giết con chim nhại của Harper Lee khiến 13 những nhân vật trong tác phẩm trở nên chân thực, sinh động, phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời. 1.2.2. Thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn Hiện thực được phản chiếu qua con mắt của nhà văn vào tác phẩm. Không ngạc nhiên khi nhiều nhà văn xây dựng nhân vật thành công đều bắt nguồn từ một nguyên mẫu hay lấy cảm hứng từ đời thực. Harper Lee là một phụ nữ nhạy cảm và sâu sắc nên mọi biến động, mọi con người xung quanh cuộc sống của bà đều ghi dấu ấn trong suy nghĩ và trong những trang văn. Thế giới quan, nhân sinh quan của Harper Lee là hệ thống những sự kiện, những nhân vật, những phương thức thay đổi suy nghĩ của con người. Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngoài, cả con người và cả mối quan hệ của con người đối với thế giới. Nó quy định thái độ của con người với thế giới và là kim chỉ nam cho hành động của con người. Cha của Harper Lee là Asama Coleman Lee, là một luật sư giống nhân vật Atticus. Vào năm 1919, ông bảo vệ cho hai người da đen bị nghi ngờ giết người. Hai người này sau đó bị buộc tội treo cổ. Từ đó, ông không tham gia vào vụ án nào nữa. Harper Lee cũng có một người anh trai hơn bà bốn tuổi tên Edwin giống như anh trai Jem của Scout. Giống với tiểu thuyết, gia đình Harper Lee cũng có một quản gia da đen. Nhân vật Dill cũng được xây dựng dựa trên nguyên mẫu người bạn thơ ấu của tác giả là Truman Capote. Phía dưới đường của gia đình Lee là là ngôi nhà luôn đóng kín cửa như nhà Radley trong truyện. Người con trai dính líu đến rắc rối pháp lí và bị người cha giam giữ suốt hai mươi tư năm cho đến khi chết vào năm 1952. Đây được coi là nguyên mẫu của nhân vật Boo Radley. Trong thời gian Harper Lee lên mười, bà được nghe một vụ tường thuật trên báo của cha bà về một vụ người phụ nữ da trắng gần Monroeville tố cáo một người đàn ông da đen tên là Walter Lett hãm hiếp cô. Lett bị buộc tội tử hình nhưng sau đó được giảm án chung thân do có nhiều bức thư gửi đến tòa 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất