Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật trong thơ ngụ ngôn la fontaine và ý nghĩa giáo dục đối với học...

Tài liệu Thế giới nhân vật trong thơ ngụ ngôn la fontaine và ý nghĩa giáo dục đối với học tiểu học

.PDF
129
118
55

Mô tả:

-1- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Bích Dung, người đã tận tình hướng dẫn đầy hiệu quả, thường xuyên dành cho tôi sự chỉ bảo, giúp đỡ và động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ nhân viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo của trường Tiểu học Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 12/12/2012 Tác giả Trịnh Phương Linh -2- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trịnh Phương Linh -3- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 1 LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... 2 Mở đầu ........................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề : ....................................................................................... 6 2.1. Lược sử dịch thuật Ngụ ngôn LaFontaine tại Việt Nam ................... 7 2.2. Lịch sử nghiên cứu Ngụ ngôn La Fontaine ....................................... 8 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 16 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 16 5. Đối tượng và phạm vi khảo sát .............................................................. 16 5.1. Đối tượng khảo sát .......................................................................... 16 5.2. Phạm vi khảo sát ............................................................................. 16 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16 7. Dự kiến đóng góp mới .......................................................................... 16 8. Bố cục của luận văn .............................................................................. 17 NỘI DUNG .................................................................................................. 18 CHƯƠNG 1:CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG THƠ NGỤ NGÔN LAFONTAINE ............................................................................................ 18 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ............................................ 18 1.1.1 Khái niệm nhân vật ....................................................................... 18 1.1.2 Thế giới nhân vật .......................................................................... 19 1.2 Thơ ngụ ngôn của LaFontaine ............................................................. 21 1.2.1 Khái niệm ngụ ngôn ...................................................................... 21 1.2.2. Nguồn gốc thơ Ngụ ngôn La Fontaine ......................................... 22 1.3. Các loại nhân vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine ............................ 23 1.3.1. Loại nhân vật là con người ........................................................... 24 1.3.2. Loại nhân vật là loài vật ............................................................... 27 1.3.2.1 Đặc điểm của loại nhân vật là loài vật ........................................ 32 1.3.2.2. Nét độc đáo của loại nhân vật là loài vật ................................... 34 1.4. Tiểu kết .............................................................................................. 35 CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG THƠ NGỤ NGÔN LA FONTAINE ...................................................................... 37 2.1. Xây dựng nhân vật kiểu cặp đôi. ........................................................ 37 2.1.1. Cặp nhân vật tương đồng ............................................................. 37 2.1.1.1. Tương đồng trên phương diện hình thức ................................... 37 2.1.1.2. Tương đồng trên phương diện nội dung .................................... 38 2.1.2. Cặp nhân vật tương phản ............................................................. 43 -4- 2.1.2.1 Tương phản trên phương diện hình thức .................................... 43 2.1.2.2. Tương phản trên phương diện nội dung .................................... 46 2.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ. ..................................................... 51 2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện. ......................................................... 51 2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ....................................................................... 54 2.3. Miêu tả nhân vật thông qua hành động ............................................... 59 2.4. Một số thủ pháp khác ......................................................................... 66 2.4.1. Nghệ thuật nhân hóa ................................................................... 66 2.4.2. Nghệ thuật ẩn dụ: ......................................................................... 75 2.5. Tiểu kết .............................................................................................. 79 CHƯƠNG 3:THƠ NGỤ NGÔN LA FONTAINE TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC ................................................................................................... 81 3.1 Tác phẩm thơ La Fontaine trong trường tiểu học ................................ 81 3.2. Việc giảng dạy thơ Ngụ ngôn La Fontaine trong trường Tiểu học ..... 82 3.2.1. Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh Tiểu học.................. 82 3.2.2. Việc giảng dạy Ngụ ngôn La Fontaine trong trường Tiểu học ..... 85 3.2.2.1. Đặc điểm, giá trị của Ngụ ngôn La Fontaine trong chương trình Tiếng Việt.............................................................................................. 85 3.2.2.2. Phương pháp giảng dạy thơ Ngụ ngôn La Fontaine trong trường Tiểu học................................................................................................. 89 3.3. Ý nghĩa giáo dục trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine đối với học sinh Tiểu học .................................................................................................... 98 3.4 Tiểu kết ............................................................................................. 104 KẾT LUẬN................................................................................................ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109 PHỤ LỤC .................................................................................................. 113 -5- Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Văn học là một loại hình nghệ thuật thuộc hình thái ý thức xã hội. Đã từ lâu, văn học đóng vai trò là chiếc chìa khóa "vạn năng" mở cánh cửa tri thức đưa con người tới những chân trời rộng lớn. Bởi vậy, để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho con người thì không thể bỏ qua vai trò và tác dụng to lớn của văn học. Nhắc đến ngụ ngôn, ta không thể không nhắc đến La Fontaine - một cây đại thụ trong nền văn học cổ điển Pháp, một nhà thơ kiệt xuất đã nâng thơ ngụ ngôn lên vị trí xứng đáng với tầm vóc của nó. Tên tuổi của ông đã gắn với các tác phẩm ngụ ngôn được thiếu nhi rất yêu thích. Thơ ngụ ngôn của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được nhiều nước đưa vào chương trình học của nhà trường. Mỗi bài thơ của ông được xây dựng như một vở kịch nhỏ có đủ xung đột, cao trào, thắt nút, cởi nút; có nhân vật, lời thoại, cốt truyện và rất giàu kịch tính. Ngụ ngôn La Fontaine mượn thế giới loài vật để nói chuyện loài người. Hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống đều được đề cập đến trong Ngụ ngôn La Fontaine: từ giáo dục nhận thức đến giáo dục tình cảm, từ đấu tranh xã hội đến cách ứng xử đời thường. Mỗi bài thơ ngụ ngôn là một bài học giáo dục có thể là trực tiếp, có thể là một câu danh ngôn, cũng có khi tác giả để độc giả tự suy nghĩ. Đón nhận món quà yêu thương mà La Fontaine trao tặng, các em thiếu nhi như hòa mình vào thế giới của các loài vật. Ngụ ngôn La Fontaine tạo cho các em sự suy ngẫm, khơi gợi chí tò mò và làm sống dậy sự ham thích khám phá. Học sinh Tiểu học được tiếp xúc với truyện ngụ ngôn nói chung và Ngụ ngôn La Fontaine nói riêng bằng nhiều phương tiện và hình thức khác nhau; trong nhà trường chủ yếu thông qua môn Tiếng Việt. Truyện ngụ ngôn tác động mạnh đến tình cảm và nhận thức của trẻ, góp phần tích cực vào việc -6- giáo dục học sinh. Ngụ ngôn La Fontaine không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản mà còn cung cấp cho các em vốn sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết; giáo dục các em từ lời ăn tiếng nói đến cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống; giúp các em có cái nhìn, cách đánh gía đúng đắn về thế giới muôn màu xung quanh; biết phân biệt tốt - xấu, đúng - sai, việc nên làm việc không nên làm, dần hoàn thiện bản thân vươn tới "chân - thiện - mĩ". Việc giáo dục trẻ qua các câu chuyện ngụ ngôn đóng vai trò rất quan trọng. Hiểu được giá trị đích thực của Ngụ ngôn La Fontaine là cơ sở vững chắc góp phần nâng cao việc giảng dạy tốt môn Tiếng Việt và giáo dục học sinh Tiểu học của người giáo viên. Chọn đề tài Thế giới nhân vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học có ý nghĩa rất lớn cho giáo viên Tiểu học trong công tác giảng dạy môn Tiếng Việt. Thế giới nhân vật trong thơ ông đi vào lòng trẻ như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. 2. Lịch sử vấn đề : La Fontaine (Jean de Lafontaine) (8/7/1621 – 13/4/1695 ), sinh ra ở Satô Chieri trong một gia đình người quản lý rừng, sớm mồ côi mẹ, ông thừa hưởng sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của bố. Từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Năm 1642, ông học luật và làm luật sư tại Nghị viện. Năm 1652, ông nhậm chức Hạt trưởng Kiểm lâm. Năm 1658, ông quyết ở hẳn Pari và theo nghiệp văn chương. Ông là nhà văn độc đáo của thế kỉ XVII. Mặc dù không được chuẩn bị để viết văn, làm thơ, nhưng vốn có tư tưởng tự do, phóng khoáng, ham thích nghệ thuật, ông đã tìm đọc những sáng tác của nhà văn cổ, hiện đại, sống gần gũi với thiên nhiên, hiểu biết đời sống nhân dân Pháp. Tiếp xúc với các nhà -7- văn có tên tuổi, đồng thời lại chịu ảnh hưởng của họ, La Fontaine đã đứng cùng với họ trên một trận tuyến chung, đấu tranh cho lí tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa cổ điển, nhưng vẫn khẳng định được phong cách riêng. Ông làm thơ, viết văn, kể chuyện nhiều song nổi tiếng vời truyện kể. Đặc biệt với thể loại ngụ ngôn, ông đã nâng vị trí của mình lên ngang tầm vời những nhà văn, nhà thơ lớn của thời đại – không chỉ của nước Pháp mà là cả thế giới. Ông đã có công đưa thể loại ngụ ngôn vốn bị coi là “hạ đẳng” lên vị trí xứng đáng, góp thêm vào vườn hoa văn học của nhân loại một bông hoa tươi thắm, ngát hương, trải qua hơn ba thế kỉ vẫn giữ nguyên giá trị. Ông đã sáng tác ngụ ngôn trong quá trình 26 năm (1668 – 1694) gồm 12 quyển được in thành 3 tập: Năm 1668, tập 1, từ quyển 1 đến quyển 6, gồm 124 bài Năm 1678 – 1679, tập 2, từ quyển 7 đến quyển 11, gồm 87 bài Năm 1694, tập 3, quyển 12, gồm 27 bài 2.1. Lược sử dịch thuật Ngụ ngôn La Fontaine tại Việt Nam Hơn 200 bài ngụ ngôn, gồm 12 quyển được in thành 3 tập của La Fontaine đã thể hiện một cách linh hoạt có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chân lý và thơ ca, sử dụng nhiều thể thơ, phong cách kể chuyện ngắn gọn, hàm súc. Nếu so sánh với các tác phẩm xuất sắc của các nhà văn cổ điển Pháp thế kỉ XVII thì những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine được xuất hiện sớm nhất trên văn đàn Việt Nam. Đó là một hiện tượng mới mẻ, lạ lẫm, từng gây tiếng vang khá lớn trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Trước cách mạng tháng Tám, từ những năm 1906, Đỗ Thận đã dịch và cho ra mắt một số bài thơ của La Fontaine. Tiếp sau đó là bản dịch của Nguyễn Văn Nhã, Hoàng Cảnh Tuấn (1914)... Nhưng phải đến Nguyễn Văn -8- Vĩnh, thơ Ngụ ngôn La Fontaine mới được dịch nhiều hơn, có hệ thống hơn và được đăng tải hàng tuần trên Đông Dương tạp chí từ năm 1913. Năm 1943, Nguyễn Văn Vĩnh cho xuất bản tập thơ ngụ ngôn gồm 43 bài trong tổng số 238 bài. Sau cách mạng tháng Tám, thơ Ngụ ngôn La Fontaine đã được dịch nhiều hơn ra Tiếng Việt, được tái bản nhiều lần, và cũng được phổ biến rộng khắp. Cụ thể: Năm 1985, Nhà xuất bản văn học cho ra đời cuốn "Ngụ ngôn chọn lọc" in song ngữ Pháp - Việt gồm 67 bài do các tác giả Tú Mỡ, Nguyễn Văn Vĩnh và Huỳnh Lý dịch. Năm 1995, Nhà xuất bản giới thiệu cuốn "Ngụ ngôn La Fontaine " do Nguyễn Tường Lịch dịch và giới thiệu. Năm 2000, "Truyện Ngụ ngôn La Fontaine " được Nhà xuất bản Hội nhà văn cho ra mắt độc giả. Rồi bản dịch Nguyễn Văn Qua, bản sưu tầm của Hồng Mai... 2.2. Lịch sử nghiên cứu Ngụ ngôn La Fontaine Bàn về La Fontaine và những sáng tác của ông thì từ xưa đến nay đã có nhiều nhà văn, nhà lí luận, nhà phê bình văn học trên thế giới cũng như trong nước đề cập đến. Đánh giá về thơ ngụ ngôn có rất nhiều ý kiến, các tác giả trong nước và các tác giả nước ngoài. Theo kháo sát, ở nước ta tài liệu về La Fontaine cũng như các tác phẩm của ông còn hạn chế, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về thơ Ngụ ngôn La Fontaine. La Fontaine chỉ được giới thiệu ở phần đầu các tập thơ dịch của ông hay một số cuốn giáo trình như: Văn học Phương Tây, Hợp tuyển Văn học Châu -9- Âu... hoặc ở một số cuốn từ điển như: Từ điển Văn học, Từ điển tác gia tác phẩm văn học nước ngoài... Để xây dựng nên thế giới loài vật trong tác phẩm của mình, La Fontaine ngoài việc tiếp thu trên vốn văn hóa dân gian, từ ngụ ngôn Ésope, Phèdre, Pilpay... đã có những sáng tạo mang nét độc đáo, hấp dẫn riêng. Thơ ngụ ngôn của La Fontaine nói chung và Thế giới nhân vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine nói riêng cho tới thời điểm hiện nay vẫn đang là một mảnh đất màu mỡ cho giới nghiên cứu, phê bình trong cả nước. Trong Từ điển Văn học (tập 1) (1983), Nxb Khoa học Xã hội, phần mục từ "La Fontaine " nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu sau khi giới thiệu khái quát vài nét về tiểu sử của La Fontaine. Tác giả đi đến kết luận: "La Fontaine bắt chước cổ đại nhưng không phải là nô lệ, ông coi mục đích của văn học là răn dạy người đời bằng nghệ thuật ngôn ngữ" [16;370] Điều đó đã tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa La Fontaine và các nhà ngụ ngôn khác. Cũng trong Từ điển văn học (tập 2 - Nxb Khoa học Xã hội năm 1984), phần Mục từ "Ngụ ngôn". Phùng Văn Tửu viết: Sở dĩ "Thơ ngụ ngôn của La Fontaine đầy tính thơ ca, tại sao ông hay nói đến Cỏ cây, Gió mây, Sông núi đến con Thỏ, con Cừu, cả con Voi và con Sư Tử nữa, một cách tài tình và tình cảm như vậy là bởi ngay từ nhỏ ông dã được sống và gắn bó với cánh rừng và thiên nhiên quê nhà"... [37; 270]. Sau khi giới thiệu rất sơ lược về thế giới loài vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine , tác giả cũng đưa ra phát hiện về cái tài của La Fontaine khi miêu tả loài vật là "Khi nhân hóa thế giới loài vật ông tỏ ra am hiểu tính cách đặc thù của mỗi loài nên thể hiện rất thành công và vô cùng sinh động. Cũng có khi ông thể hiện không trúng sinh hoạt và tính cách của một loài vật nào đấy dưới -10- con mắt của nhà sinh vật học, nhưng thông thường thì người đời vẫn hiểu về loài vật đó như vậy"... [37; 271] Nguyễn Văn Chính trong cuốn Văn học Phương Tây (Nxb Giáo dục 1990) tác giả nhấn mạnh: "La Fontaine là một nhà thơ độc đáo của thế kỷ XVI...". Nói đến La Fontaine là phải nói đến thơ ngụ ngôn. Từ La Fontaine thơ ngụ ngôn thoát khỏi vị trí "hạ đẳng vươn lên thành một loại thơ có giá trị, có sức mạnh ngang với bất kỳ một loại thơ nào khác"... Sau khi tóm tắt những nét chính về quá trình sáng tác ngụ ngôn của La Fontaine, ông đưa ra nhận định: "Ngụ ngôn La Fontaine đã tái hiện được bức tranh rộng lớn, chân thực về xã hội Pháp cuối thế kỷ XVII..." [9; 246]. Khi xem xét thế giới loài vật, tác giả cho rằng: "Dưới gánh nặng chuyên chế được cảm nhận như một định mệnh khắt khe, những con vật bé nhỏ, hiền lành chỉ còn biết cắn răng chịu đựng, không dám phản kháng..." Ở đây, trong khuôn khổ một bài khái quát văn học Pháp thế kỉ XVII, nhà nghiên cứu chỉ đặt yêu cầu khái quát nhất về nội dung, về nghệ thuật của thơ Ngụ ngôn La Fontaine . Trong cuốn Lịch sử Văn học Phương Tây (tập 1 - Trần Duy Châu chủ biên - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1970) trong mục văn học Pháp thế kỷ XVII, tác giả viết nhiều về cuộc đời của La Fontaine và khẳng định "công trình quan trọng nhất của La Fontaine là thơ ngụ ngôn" và cho rằng "Đây là đỉnh cao nhất của văn nghiệp La Fontaine và của nền văn học Pháp đương thời những năm 70"... và ... "Bằng những ngụ ngôn đó ông nói ra tư tưởng sâu kín của chính mình mà ông đã cố công nghiên cứu một cách thận trọng" [6; 187]. Trong bài viết này, tác giả nói nhiều về nhân vật trong thơ ngụ ngôn của La Fontaine và trong đó nổi lên nhân vật trung tâm là nhà vua thể hiện bằng con Sư Tử... Cuối cùng ông đi đến khẳng định: "La Fontaine đã dùng câu -11- chuyện của các giống vật mà khẳng định rằng xã hội Pháp bấy giờ đã đặt trên cơ sở của sự bất bình đẳng và độc đoán"... [ 6; 188]. Trong cuốn Văn học Pháp ( tập 1 - Hoàng Nhân chủ biên - Nxb Giaó dục, năm 1988) viết về La Fontaine tác giả cho rằng: "Ngụ ngôn chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ sáng tác của La Fontaine, nhưng nó lại làm cho tên tuổi của nhà thơ lưu danh muôn thuở". Trong bài viết này, tác giả không đặt vấn đề như những nhà nghiên cứu khác vẫn làm mà ông đi tìm sự phát triển, sự sáng tạo của La Fontaine so với những nhà thơ ngụ ngôn trước đó như Ésope, Phèdre... Ông viết "La Fontaine - một con người đã đọc tất cả, lấy khắp nơi, kể cả những nhà thơ ít tiếng tăm làm vốn liếng cho mình. La Fontaine hiểu rõ sự sáng tạo không phải nằm trong chất liệu mà trong cách biểu hiện". Do vậy, nhà nghiên cứu đã tìm được sự khác biệt của La Fontaine so với các nhà thơ ngụ ngôn đi trước. Ông chỉ ra: "Một bài học luân lí trần trụi mang đến sự buồn tẻ Câu chuyện tìm cách tuồn vào trong nó lời khuyên giáo Bằng cái lối già vờ ấy, mà tiến hành giáo dục và mua vui Kể chuyện để mà kể chuyện hình như tôi ít quan tâm". Tức là La Fontaine nhấn mạnh nhiều đến lợi ích, hứng thú của câu chuyện kể để nó phục vụ tốt ý đồ đạo đức của bài thơ. Theo nhà nghiên cứu, mặc dù khai thác chất liệu của Ésope, Phèdre, Pilpay... nhưng rất ít bài hoàn toàn trung thành với Ésope và Phèdre. La Fontaine không thể và không muốn đua tài về tính khá khúc chiết ngắn gọn của các nhà thơ ngụ ngôn trên. Bù vào đấy, nhà thơ cố gắng làm cho câu chuyện phong phú lên, "duyên dáng và dễ chịu" để tiếp thu những vấn đề đôi lúc nghiêm túc và khô khan nhất. Một mặt, La Fontaine khai thác chất liệu cổ đại, chất liệu truyền thống, mặt khác nhà thơ sáng tạo thêm dựa vào quan sát của mình [ 30; 376]. -12- Ngoài ra, trong bài cũng viết nhiều về thế giới loài vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine. Ông cho rằng vua thường được thể hiện bằng hình ảnh Sư Tử kiêu ngạo với quyền lực gần như mang tính chất thần linh. Chúng coi khinh nhân dân, thích phô trương các buổi yến tiệc, lễ lạc linh đình... và trong đám nịnh thần, Cáo là một nịnh thần tiêu biểu, cái nghệ thuật bợ đỡ với thứ xảo ngôn dẻo miệng được hiện lên khá rõ. Những kẻ hèn mọn dưới ngòi bút của nhà ngụ ngôn thường là nạn nhân "phải nộp thuế, phải lao dịch". Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra những sáng tạo của La Fontaine. Một mặt ông vẫn khai thác chất liệu cổ đại, chất liệu truyền thống. Mặt khác ông lại sáng tạo thêm dựa vào quan sát của mình... Tuy nhiên, đây cũng là nhận định hết sức khái lược tác giả hầu như chỉ nêu ra những nhận định cơ bản mà thiếu những minh họa cụ thể cho bài viết cụ thể của mình. Phùng Văn Tửu trong cuốn Giáo trình Văn học Phương Tây (Nxb Giáo dục - 1997). Sau khi xem xét những điểm cơ bản trong thơ ngụ ngôn của La Fontaine, ông cho rằng: "Mỗi bài ngụ ngôn của ông thường có hai phần khác biệt. Phần chính giống như một màn kịch nhỏ có xung đột, có cao trào, có thắt nút, mở nút và phần rút ra bài học thường chỉ một vài câu ngắn gọn bố trí ở đầu hoặc cuối bài" [ 38; 94]. Khi xem xét thế giới nhân vật, ông cho rằng "Đại bộ phận các nhân vật trong thơ ngụ ngôn của ông là loài vật. Tác giả nhân cách hóa loài vật mà còn nhân cách hóa cả tự nhiên. Dưới ngòi bút của ông, không chỉ các con vật như: Cáo, Gà, Chuột, Mèo, Quạ, Sư Tử, Hổ... biết nói, biết yêu thương, hóa loài vật, ông tỏ ra am hiểu tính cách đặc thù của mỗi loài nên thể hiện rất căm ghét, tàn ác hoặc tốt bụng... Trong khi nhân cách thành công và vô cùng sinh động..." [ 38; 94]. -13- Trong bài viết này, tác giả còn chỉ rõ thêm nghệ thuật nhân hóa mà La Fontaine sử dụng trong thơ ngụ ngôn khi miêu tả loài vật là chúng có tiếng nói, biết yêu thương, căm ghét, tàn ác, tốt bụng... Trong đó khi viết về La Fontaine, Nguyễn Văn Chính cho rằng: hầu như nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản về ngụ ngôn của La Fontaine. Theo ông "Thơ ngụ ngôn của La Fontaine là sự tổng hợp các yếu tố tự sự, trữ tình, kịch trong một thể loại thơ rộng rãi, nhiều khả năng biểu hiện thơ tự do". Ngoài những nghiên cứu về La Fontaine trong một số cuốn từ điển, những cuốn giáo trình đã nêu trên, khi tìm hiểu chúng tôi còn tìm thấy nhiều công trình cũng viết về La Fontaine ở lời giới thiệu các tập thơ ngụ ngôn. Ở đầu tập thơ Ngụ ngôn La Fontaine (song ngữ do Huỳnh Lý chủ biên NXB Giáo dục 1996) các nhà soạn sách cho rằng: "Nhân vật thường gặp trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine là Sư Tử một phía và phía kia là Cáo, Chồn, Cừu, Lừa, Ếch... Tác giả đã mượn cuộc sống, tập tính của loài vật để nói về lẽ đối nhân xử thế ở đời, nhằm hướng đến những kết luận về đạo lý, nhân sinh" [22,5] Tác giả cho rằng: "La Fontaine rất có ý thức dùng sáng tác của mình để trò chuyện, uốn nắn, sửa chữa những thói hư tật xấu của người đời và của xã hội... thông qua câu chuyện giữa các loài vật" [22] Trong tập Ngụ ngôn chọn lọc (NXB Văn học Hà Nội - 1985) các dịch giả cũng viết: "La Fontaine có biệt tài khó có thể bắt chước khi tả cảnh và tả cảnh nhân vật trong khuôn khổ rất giới hạn của một bài thơ ngụ ngôn để biến nó thành một vở kịch đầy đủ những nét tính cách và xung đột kịch tính"... [45,6]. Ngoài những ý kiến đánh giá trong nước của tác giả trong nước còn có ý kiến đánh giá của các tác giả nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt. -14- Một nhà phê bình Liên Xô đã khẳng định: “Những ngụ ngôn của La Fontaine là sự nghiệp chính của đời ông. Bằng những ngụ ngôn đó, ông nói ra tư tưởng sâu kín của mình mà ông đã cố công nghiên cứu một cách trân trọng”. Nhà sử học Mô – cun – xki cho rằng ngụ ngôn của La Fontaine là “cả một phòng triển lãm thênh thang gồm những bức tranh của xã hội Pháp hồi thế kỉ XVII” [6,184] Ten – nơ triết gia nhà phê bình văn hóa Pháp thế kỉ XVII đã nhận xét về La Fontaine: “Ông là nhà thơ. Tôi tin rằng với người Pháp chúng ta, ông thật sự là một nhà thơ chân chính. Hãy chú ý đến tính độc đáo trong bản chất, cốt cách nghệ thuật của ông. Tác phẩm của ông là những bức tranh sinh động về cuộc đời và xã hội Pháp cuối thế kỉ XVII”. Xanh – tơ Bơ – vơ – Nhà phê bình văn hóa Pháp thế kỉ XVII thì tìm thấy ở La Fontaine những cảm xúc chân thành, những băn khoăn, trăn trở trước những vấn đề bức xúc trong xã hội đã bật thành lời nhưng không gay gắt mà nhẹ nhàng tế nhị: “Ông suy tưởng và viết bằng trái tim chân thành, có những nhận xét tinh tế, vui, dí dỏm, dùng các ngôn ngữ dân gian giỏi, khéo chọn, hàm xúc và có vần điệu”. Ni – sa nhà văn thế kỉ XVIII nhận thấy tính giáo dục thơ ngụ ngôn La Fontaine là dành cho đối tượng ở mọi lứa tuổi thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội... Độc giả ở mọi lứa tuổi đều đọc thơ ngụ ngôn La Fontaine. Cùng trong những truyện đó, tùy theo tuổi tác, khi đọc sẽ rút ra từ tác phẩm sự thích thú, những hiểu biết bổ ích, kinh nghiệm sống, cách xử thế phù hợp với đối tác của mình. Gút – ta – vờ Lăng – sông, nhà phê bình văn học Pháp thế kỉ XIX cho rằng: La Fontaine chỉ nêu lên và đúc kết những lời nhận xét, để rồi qua đó người đọc dễ dàng cảm nhận được ý nghĩa răn đời.” -15- Lơ Sanoa Lơmơ – nhà phê bình văn học Pháp, nhà sư phạm phát biểu: “Có một nhà thơ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự làm giàu kho tàng chung của nhân loại bằng sự tìm tòi, quan sát rất khổ công, bằng trí tưởng tượng tuyệt vời và bằng tài năng độc đáo của mình, cuối cùng nhà thơ đó đã làm lên một tác phẩm bất hủ” Tuy nhiên không phải ai cũng đánh giá cao tính giáo dục trong thơ ngụ ngôn La Fontaine, nhiều nhà văn, nhà phê bình văn học cùng thời với ông và cả sau này cũng đóng góp ý kiến khác nhau: Nhà thơ La Mác – tanh cho rằng thơ ngụ ngôn La Fontaine là “khập khiễng, nhố nhăng...” Giăng Giắc Rút – Xô thường chê thơ Ngụ ngôn La Fontaine không có chức năng giáo dục. Ông thường thấy trong tác phẩm toàn gương xấu, ích kỷ, tàn ác, vụ lợi, lừa đảo,... Tuy vậy trải qua hơn ba thế kỉ tồn tại, thơ Ngụ ngôn La Fontaine vẫn giữ được sức hấp dẫn đối với mọi người. Những bài học luân lí, đạo đức được thể hiện trong thơ ông luôn khiến cho người xem tiếp nhận một cách thích thú đúng như mong muốn của tác giả. Tính giáo dục trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine là không thể phủ nhận vì số đông độc giả đọc thơ ông đều nhận được những bài học cho bản thân mình, mặc dù vẫn có ý kiến phê bình đâu đó... Tiếp nhận gợi ý từ những luận điểm trên, kết hợp với những phạm trù của thi pháp học hiện đại, trên cơ sở khảo sát các nhân vật một cách hệ thống, chúng tôi sẽ cố gắng miêu tả tương đối trọn vẹn thế giới nhân vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine. Điều này sẽ được làm rõ ở chương 1, và chương 2 của luận văn. -16- 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua thế giới nhân vật để khẳng định giá trị, sức hấp dẫn của Ngụ ngôn La Fontaine đối với nhân loại nói chung và thế giới trẻ thơ nói riêng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Mô tả được các loại nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine. - Ý nghĩa giáo dục của những tác phẩm thơ Ngụ ngôn La Fontaine được chọn trong chương trình Tiếng Việt đối với học sinh Tiểu học. 5. Đối tượng và phạm vi khảo sát 5.1. Đối tượng khảo sát Thế giới nhân vật trong thơ ngụ ngôn của La Fontaine . 5.2. Phạm vi khảo sát Ngụ ngôn La Fontaine - NXB Văn hóa Thông tin - 2005, của Hồng Mai tuyển chọn. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp tổng hợp và phương pháp hệ thống. 7. Dự kiến đóng góp mới Lần đầu tiên thế giới nhân vật trong thơ ngụ ngôn của La Fontaine được mô tả một cách tương đối hệ thống, toàn diện và đầy đủ. Thông qua thế giới nhân vật đa dạng, phong phú và sinh động để khẳng định giá trị của Ngụ ngôn La Fontaine cũng như ý nghĩa giáo dục của những tác phẩm ngụ ngôn của ông được tuyển chọn trong chương trình Tiếng Việt đối với học sinh Tiểu học. -17- 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Các loại nhân vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine . Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine. Chương 3: Thơ Ngụ ngôn La Fontaine trong chương trình Tiếng Việt và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học. -18- NỘI DUNG CHƯƠNG 1:CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG THƠ NGỤ NGÔN LA FONTAINE 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật 1.1.1 Khái niệm nhân vật Cho đến nay có rất nhiều cách định nghĩa, nhiều quan niệm về nhân vật của tác phẩm văn chương. - Nhân vật văn học " là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Nó có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con người và chức năng này cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học còn có khả năng dẫn dắt độc giả vào các thế gới khác nhau của đời sống, thể hiện quan niệm nghệ thuât và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người..." [ 15, tr.162]. - Nhân vật văn học là "con người được mô tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học... Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng... Nhân vật văn học là phương tiện để khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng" [ 33, tr.61, 62,64]. - Nhân vật văn học "là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có thể là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang tưởng, được gán cho đặc điểm giống như con người..." [ 17, tr.1254]). Tóm lại, nhân vật văn học chính là con người trong tác phẩm văn học, là đứa con tinh thần, là máu thịt của nhà văn, để qua đó, nghệ sĩ thể hiện quan niệm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của mình về cuộc đời và con người. Tuy -19- nhiên các nhà lý luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học, thông qua lăng kính nhà văn, nhưng cũng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật, bởi nó chính là hạt nhân của tác phẩm. Các nhân vật trong tác phẩm văn học cũng không nhất thiết phải là con người, nó có thể là các vị thần (thần thoại ), là các nhân vật "khác loài" (Liêu trai chí dị - Bồ Tùng Linh và dòng tiểu thuyết chí quái truyền kì Trung Hoa)... và không hiếm những tác phẩm văn học mà nhân vật "con vật " "lên ngôi", trở thành nhân vật chính của tác phẩm văn chương như Thơ Ngụ ngôn La Fontaine và các tác phẩm cùng thể loại khác. Xét từ phương thức thể hện, nhân vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine phần lớn là loài vật, nên nó chỉ là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ", nhằm giúp nhà văn thể hiện quan niệm của mình về cuộc đời, về con người, do vậy không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Có thể nói khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học là một khái niệm mở, vừa cụ thể, vừa ước lệ, vừa xê dịch biên độ. Để thực hiện tốt ý đồ nghệ thuật của mình, nhà văn đã lựa chọn những phương tiện nghệ thuật hữu hiệu nhằm xây dựng thành công những hình tượng nghệ thuật điển hình, sinh động chịu được sự thử thách của thời gian. 1.1.2 Thế giới nhân vật Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn, và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc và ý thức sáng táo của nghệ sỹ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của -20- trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học. Đó là một mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian, thời gian, xã hội... gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng ta về tác giả. Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia đình... Thế giới nhân vật bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng những không giống với con người trong thực tại về tâm lý, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Do đó nghiên cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật. Trong lịch sự văn học, có thể nói, mỗi tác phẩm lớn, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó. Giống như các tác phẩm tự sự khác, thế giới nhân vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine cũng được sắp xếp, gắn kết theo ý đồ nghệ thuật riêng của nhà văn. Thế giới nhân vật ấy cũng được chia thành các tuyến, các kiểu loại: nhân vật chính diện, hay phản diện, nhân vật tư tưởng hay tính cách, chức năng, nhân vật cõi trần thế (thực) hay nhân vật phi phàm (ảo)... Nhưng thế giới ấy không phải là sự cộng lại đơn giản của các hệ thống riêng lẻ, mà là một chỉnh thể nghệ thuật, một sáng tạo đặc biệt bộc lộ chiều sâu quan niệm về con người của nhà văn. Thế giới ấy cũng không đơn giản là một tồn tại khác của thực tại, mà là một thế giới đã đột phá tính hữu hạn của thực tại để mở vào chiều sâu vô hạn của thực tại, mà là một thế giới đã đột phá tính hữu hạn của thực tại để mở vào chiều sâu vô hạn của ý nghĩa, làm thành một thế giới ước lệ tượng trưng. Do vậy khái niệm về thế giới nhân vật sẽ cung cấp cơ sở lý luận để khám phá tính sáng tạo độc đáo và toàn vẹn của đối tượng nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất